Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 30

PHÂN TÍCH

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM


CHƯƠNG 4
CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA CÁC NƯỚC LỚN
ĐỐI VỚI VIỆT NAM

GVHD: ThS Phùng Tuấn Thành

GV: Hà Minh Trường


Điện thoại: 0975.601.490
Email: truonghm@uel.edu.vn Tp Hồ Chí Minh,12/10/2020
❖ Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam
❖ Chính sách đối ngoại của Nga đối với Việt Nam
❖ Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đối với Việt Nam

NỘI DUNG CHÍNH CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN


❖ Khái quát chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam 1945 - 1991
• Từ năm 1945 - 1949
- Giai đoạn ủng hộ Pháp tái chiếm Việt Nam
- Khởi nguồn Mỹ muốn trao trả độc lập cho Việt Nam, thiết lập chế độ cầm
quyền thân Mỹ (như Philippines)
- Sau khi Chủ nghĩa Phát Xít sụp đổ và sự lớn mạnh của Liên Xô, Mỹ chuyển
đổi chiến lược đối với đồng minh của mình

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN


• Từ năm 1950 - 1975
- Mỹ áp dụng thuyết Domino cho Đông Nam Á, thi hành chính sách can
thiệp rồi xâm lược Việt Nam
- Những diễn biến nhanh chóng của tình hình thế giới vào 1949 – 1950 đã
khiến Mỹ bị tổn thương, không thể tập trung vào châu Âu
- Mỹ giúp Pháp trong cuộc chiến tranh với Việt Nam (1950 – 1954)

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN


- Mỹ trực tiếp can thiệp vào Việt Nam (1955 – 1975):
+ Tại miền Nam: Thành lập chính quyền thân Mỹ, tiêu diệt các lực lượng
cách mạng miền Nam
+ Tại miền Bắc: Áp dụng chiến tranh phá hoại để tiêu diệt hậu phương cho
miền Nam
- Mỹ và Trung Quốc, Liên Xô đã thỏa thuận ngầm về Việt Nam từ năm 1972
- Nhưng kết quả Việt Nam giành được thắng lợi hoàn toàn (04/1975), Mỹ
hoàn toàn thất bại trong việc can thiệp và xâm lược Việt Nam

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN


• Từ năm 1976 - 1991
- Giai đoạn Mỹ thực hiện cô lập về chính trị, bao vây về kinh tế với Việt
Nam
▪ Giai đoạn 1976 – 1986
- Mỹ tiếp tục thực hiện chính sách thù địch với Việt Nam
- Về chính trị, đối ngoại: cô lập Việt Nam, bằng cách khoét sâu mâu thuẫn
giữa Trung Quốc – Việt Nam, trì hoãn bình thường hóa quan hệ với Việt
Nam
- Về kinh tế: áp đặt lệnh cấm vận lên Việt Nam gây khó khăn cho nền kinh tế
Việt Nam

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN


▪ Giai đoạn 1986 – 1991
- Giai đoạn ấm lên trong quan hệ giữa hai nước
- Do có sự thay đổi sâu sắc trong tình hình chính trị thế giới và bản thân tình
hình chính trị của cả hai nước
- Hai nước bàn về vấn đề MIA
• Tóm lại
- Giai đoạn trước năm 1991, quan hệ của Mỹ đối với Việt Nam là chính sách
đối đầu, thù địch do ảnh hưởng của tình hình thế giới và tình hình nội bộ
mỗi nước
- Tuy nhiên giai đoạn cuối có biến chuyển khá nhanh khi Mỹ và Việt Nam đã
có những chính sách thay đổi để làm ấm mối quan hệ

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN


❖ Chính sách của Mỹ với Việt Nam giai đoạn sau 1991
• Các nhân tố tác động đến sự thay đổi
- Bối cảnh quốc tế và khu vực thay đổi
- Tình hình nước Mỹ sau chiến tranh lạnh thay đổi nhanh chóng: Mỹ trở
thành siêu cường duy nhất của thế giới trong khi các nước khác cố gắng duy
trì trạng thái đa cực; Tư tưởng thống trị thế giới tác động sâu sắc đến chính
sách đối ngoại của Mỹ; Sự điều chỉnh chiến lược toàn cầu và chiến lược
khu vực của Mỹ
- Vị thế mới của Việt Nam và lợi ích của Mỹ trong quan hệ với Việt Nam

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN


• Những nội dung điều chỉnh chủ yếu
▪ Giai đoạn 1991 – 1994
- Bình thường hóa quan hệ với Việt Nam
- Thay đổi chiến lược của Mỹ đối với thế giới (chuyển trọng tâm về Châu Á
– Thái Bình Dương)
- Thay đổi về chính trị: Việt Nam và Mỹ không còn xem nhau là kẻ thù
- Thay đổi về kinh tế: Gỡ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, đồng ý đầu tư và
viện trợ cho Việt Nam

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN


▪ Giai đoạn 1995 – nay
- Hàn gắn và kiến tạo, đẩy mạnh quan hệ song phương
- Tập trung vào quan hệ kinh tế với phương chấm hợp tác song phương, đôi
bên cùng có lợi
- Tôn trọng tình hình nội bộ của nhau
- Mở rộng mối quan hệ trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, an ninh, quốc
phòng
- Phối hợp hàn gắn, xử lý hậu quả chiến tranh

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN


• Tóm lại
- Sau chiến tranh lạnh, Việt Nam không chiếm vị trí cao các trong ưu tiên
chiến lược toàn cầu nhưng ngày càng được coi trọng trong chiến lược đối
với Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ
- Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Việt Nam được mở rộng toàn diện và
ngày càng đi vào chiều sâu với tập trung vào quan hệ kinh tế
- Hợp tác an ninh quốc phòng chuyển từ đối đầu sang hợp tác
- Tuy nhiên vẫn còn một số bất đồng như: kinh tế thị trường, nhân quyền và
tự do tôn giáo

CHÍNH SÁCH CỦA MỸ CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN


❖ Khái quát chính sách của Liên Xô với Việt Nam thời kỳ 1945 - 1991
• Từ năm 1945 - 1949
- Giai đoạn đầu của Liên Xô triển khai “luận điểm hai phe” chống lại “học
thuyết Truman” của Mỹ 🡪 Ủng hộ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong
việc đấu tranh chống thực dân Pháp, bảo vệ thành quả cách mạng
- Do nhiều yếu tố khác nhau như mối quan tâm đến Châu Âu, các hiệp ước
Liên Xô – Pháp, Việt Minh liên hệ với Mỹ, Tình hình chưa ngã ngũ tại
Trung Quốc, … nên chủ yếu vẫn là những ủng hộ về tinh thần

CHÍNH SÁCH CỦA NGA CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN
• Từ năm 1950 - 1963
- Giai đoạn Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa
- Trọng tâm ban đầu của Liên Xô là khu vực Đông Bắc Á sau đó lan nhanh ra
Đông Nam Á 🡪 Liên Xô lần đầu tiên công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa (30/01/1950)
- 1950 – 1954: Liên Xô vẫn duy trì chính sách tránh đối đầu với Mỹ nên vẫn
chưa can thiệp và viện trợ vào Việt Nam chống Pháp
- 1955 – 1963: Việt Nam là thành viên đầy đủ của cộng đồng xã hội chủ
nghĩa và cũng là thời điểm quan hệ Xô – Trung có những căng thẳng nhất
định nên Liên Xô quyết định quan hệ với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực
- Tuy nhiên mức viện trợ của Liên Xô vẫn thấp hơn Trung Quốc

CHÍNH SÁCH CỦA NGA CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN
• Từ năm 1964 - 1975
- Đây là giai đoạn Liên Xô thực hiện chính sách liên minh với Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, ủng hộ mạnh mẽ cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
thống nhất của Việt Nam
- Chấm dứt chính sách hòa hoãn với Mỹ, chính sách can thiệp của Trung
Quốc vào phong trào cách mạng quốc tế, Mỹ can thiệp vào miền bắc Việt
Nam 🡪 Liên Xô xem Việt Nam là tiền đồn của xã hội chủ nghĩa
- Liên Xô viện trợ kinh tế, quân sự cho Việt Nam để xây dựng hệ thống kinh
tế cho miền Bắc và đấu tranh tại miền Nam
- Sự ủng hộ toàn thể cho Việt Nam đã giúp Việt Nam chống Mỹ cứu nước và
thống nhất đất nước thành công

CHÍNH SÁCH CỦA NGA CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN
• Từ năm 1976 - 1985
- Giai đoạn Liên Xô xác lập và thực hiện chính sách liên minh với Cộng Hòa
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
- Mỹ thực hiện chính sách thống trị thế giới và Trung Quốc trực tiếp đối đầu
trong hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa
- Việt Nam bị cấm vận bởi Mỹ và bị chính sách thù địch của Trung Quốc
- Liên Xô vẫn thực hiện chính sách củng cố và phát triển với Việt Nam trên
tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật và cả quân sự

CHÍNH SÁCH CỦA NGA CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN
• Từ năm 1986 - 1991
- Giai đoạn Liên Xô thực hiện đường lối đối ngoại theo tư duy mới và bước
đầu chấm dứt chính sách liên minh với Việt Nam
- Chính sách đối ngoại của Liên Xô thay đổi theo hướng chuyển đối đầu sang
đối thoại với Mỹ và Trung Quốc
- Tình hình trong nước Liên Xô gặp khủng hoảng dẫn đến mất dần khả năng
can thiệp vào đồng minh Xã hội chủ nghĩa
- Việt Nam cũng thay đổi chính sách đối ngoại xác lập mối quan hệ rộng mở,
đa dạng với các nước trên thế giới
- Liên Xô thi hành chính sách đối ngoại đối với Việt Nam theo hướng cắt
giảm viện trợ và dần dần chấm dứt giai đoạn hợp tác toàn diện đến khi Liên
Xô sụp đổ

CHÍNH SÁCH CỦA NGA CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN
• Tóm lại
- Chính sách đối ngoại của Liên Xô đối với Việt Nam thời kỳ 1945 – 1991
chịu tác động sâu sắc từ các yếu tố quan trọng: tình hình quốc tế, lợi ích
quốc gia Liên Xô, lợi ích quốc gia Việt Nam và lợi ích toàn khối XHCN
- Đối với Liên Xô là sự cạnh tranh với Mỹ trong chiến tranh lạnh và sự cạnh
tranh với Trung Quốc trong ảnh hưởng đến phe XHCN
- Đối với Việt Nam là mục tiêu giành độc lập, kháng chiến chống Pháp,
thống nhất đất nước, bảo vệ biên giới và phát triển kinh tế nên trong từng
giai đoạn đã tìm kiếm sự hỗ trợ của các nước
- Liên Xô thể hiện chính sách ủng hộ Việt Nam nhưng vẫn duy trì chính sách
hòa hoãn với Mỹ. Tuy nhiên, Chính sách Liên Xô với Việt Nam chủ đạo là
liên minh, trên tinh thần quốc tế XHCN và lợi ích quốc gia

CHÍNH SÁCH CỦA NGA CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN
❖ Sự điều chỉnh chính sách của Nga đối với Việt Nam sau năm 1991
• Những nhân tố tác động
▪ Tình hình nước Nga sau Chiến tranh lạnh
- Nga được thừa hưởng phần lớn cơ sở của Liên Xô sau chiến tranh lạnh
- Về chính trị, Nga vẫn còn vị trí và uy tín từ Liên Xô và vẫn là một thế lực
lớn trên thế giới
- Về kinh tế, sau khi chuyển đổi sang kinh tế thị trường và sự lãnh đạo yếu
kém khiến kinh tế đất nước bị suy thoái, sau khi Putin lên nắm quyền khiến
đất nước ngày càng ổn định và phát triển
- Về quân sự, tuy vẫn còn sức mạnh khí tài nhưng do kinh tế yếu kém nên
sức mạnh quân sự đã bị giảm sút rất nhiều, tuy nhiên quân sự vẫn là yếu tố
giúp Nga lấy lại được vị thế trong thời gian gần đây
CHÍNH SÁCH CỦA NGA CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN
▪ Tác động của chủ nghĩa khủng bố sau sự kiện 11/09/2001
- Sau sự kiện 11/09, Nga và Mỹ đã bước vào giai đoạn mới, giai đoạn vừa
hợp tác (trong việc chống lại chủ nghĩa khủng bố) vừa có những cạnh tranh
nhất định
- Nga phải hoàn toàn từ bỏ chính sách đối đầu với Mỹ do tiềm lực kinh tế,
quân sự suy giảm, tránh cô lập không cần thiết; tuy nhiên vẫn dùng quân sự
để hỗ trợ dầu mỏ trong việc phát triển kinh tế và duy trì vị thế trên thế giới
▪ Lợi ích của Nga trong quan hệ với Việt Nam
- Việt Nam có mối quan hệ tương đối đa dạng với các tổ chức, các nước trên
thế giới nên Nga có thể thông qua mối quan hệ với Việt Nam để tiếp tục
nuôi dưỡng việc can thiệp vào châu Á – Thái Bình Dương
- Việt Nam và Nga vẫn còn rất nhiều mối quan hệ trong kinh tế, quốc phòng

CHÍNH SÁCH CỦA NGA CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN
• Những nội dung điều chỉnh chủ yếu
- 1991 – 1993: Giai đoạn Nga theo chính sách tư duy chính trị mới và không
đủ nguồn lực nên Nga và Việt Nam không còn quan hệ thực chất
- 1994 – 2015:
+ Trong giai đoạn phục hồi kinh tế, cả hai nước bắt đầu có những mối quan
hệ song song trở lại, chủ yếu là về kinh tế qua các hoạt động đầu tư
+ Quan hệ của Nga và Việt Nam là trung lập, ủng hộ nhau trên các diễn đàn
kinh tế, chính trị, quân sự

CHÍNH SÁCH CỦA NGA CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN
• Tóm lại
- Việt Nam không còn là vị trí ưu tiên chiến lược quan trọng hàng đầu trong
chính sách Châu Á – Thái Bình Dương của Nga
- Việt Nam là cầu nối quan trọng để Nga mở rộng, củng cố các mối quan hệ
với khu vực, trước hết là Đông Nam Á
- Xuất phát từ sự điều chỉnh chính sách đối ngoại, quan hệ Nga – Việt phát
triển trên nền tảng quan hệ đồng minh chiến lược Việt – Xô, nhưng được
xây dựng trên nhiều yếu tố khác biệt, theo nguyên tắc hợp tác bình đẳng,
cùng có lợi
- Mối quan hệ của Việt – Nga ngày càng được phát triển trên tất cả các lĩnh
vực, đặc biệt là về kinh tế

CHÍNH SÁCH CỦA NGA CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN
❖ Khái quát chính sách của Trung Quốc với Việt Nam thời kỳ 1945 -
1991
• Từ năm 1945 - 1949
- Tại Việt Nam xảy ra cuộc chiến giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp,
đồng thời ở Trung Quốc, xảy ra nội chiến giữa hai bên do Tưởng Giới
Thạch và Mao Trạch Đông cầm đầu,
- Quan hệ thời này chia thành quan hệ giữa bốn bên (Pháp, Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa, Trung Hoa Dân quốc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa).

CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN
• Từ năm 1949 – 1975
▪ Giai đoạn 1949 - 1954
- Ngày 18/01/1950, Trung Quốc công nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Giai đoạn chiến tranh chống Pháp, kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên
Phủ.
- Giai đoạn này Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và
Mặt trận Việt Minh chống Pháp.
▪ Giai đoạn 1954 - 1972
- Bất đồng giữa hai đảng cộng sản Liên Xô và Trung Quốc
- Việt Nam thực hành chính sách thăng bằng trong quan hệ với hai nước Liên
Xô và Trung Quốc để tranh thủ được viện trợ của cả hai
- Giai đoạn này Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN
▪ Giai đoạn 1972 đến 1975
- Năm 1972, Trung Quốc bắt tay với Mỹ làm rạn nứt quan hệ hai nước, khiến
Việt Nam xích lại gần Liên Xô.
- Trung Quốc cũng khuyên Việt Nam không nên tổng tiến công thống nhất
đất nước mà chỉ thực hiện chiến tranh du kích bằng lực lượng trung đội trở
xuống.
- Trong khi đó, Việt Nam Cộng hòa và Trung Quốc cũng vẫn tiếp tục có căng
thẳng, điển hình như cuộc Hải chiến Hoàng Sa 1974 mà Trung Quốc dùng
vũ lực đánh chiếm đảo từ lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
- Điều này được coi như là giọt nước tràn ly sau này mà đến nay vẫn bị nhiều
người Việt xem là hành động xâm lăng của Trung Quốc và đến giờ vẫn là
vết thương không lành trong quan hệ hai nước.

CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN
• Giai đoạn 1976 đến 1991
▪ Giai đoạn 1976 - 1979
- Sau 1975, quan hệ Việt Trung ngày càng căng thẳng.
- Một mặt do quan hệ Liên Xô - Trung Quốc vẫn ở trạng thái thù địch, mà
Việt Nam lại ký Hiệp ước hữu nghị và hợp tác với Liên Xô.
- Trung Quốc trợ giúp toàn diện chính quyền Khmer Đỏ tại Campuchia.
Khmer Đỏ tiến hành quấy phá biên giới phía nam Việt Nam.
- Khi quân đội Việt Nam lật đổ chính quyền Khmer Đỏ, Trung Quốc càng
thù địch với Việt Nam hơn.

CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN
▪ Giai đoạn 1979 – 1991: Chiến tranh biên giới
- Chiến tranh biên giới Việt Trung xảy ra tháng 2 năm 1979 là cực điểm của
quan hệ căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc..
- Chiến tranh biên giới Việt-Trung, 1979 xảy ra, kéo dài suốt hơn 10 năm, để
lại nhiều hậu quả cho phía Việt Nam.
- Năm 1989, bình thường hóa quan hệ, với việc rút quân của Việt Nam khỏi
Campuchia, quan hệ Việt Trung có cơ sở để bình thường hóa. Hội nghị
Thành Đô ngày 3-4/9/1990 là bước ngoặt của quan hệ Trung Việt.
• Tóm lại:
- Quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc giai đoạn 1945 – 1991 rất phức tạp
- Phụ thuộc rất lớn vào tình hình thế giới, tình hình XHCN, và lợi ích của hai
nước
CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN
❖ Sự điều chỉnh chính sách của Trung Quốc đối với Việt Nam sau năm
1991
- Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong những năm đầu thế kỷ 21 phát triển
theo hướng Việt Nam ngày càng có quan hệ sâu rộng với Trung Quốc trong
hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và chính trị
- Giai đoạn sau này đánh dấu bằng một số mốc sau:

+ Hiệp định Biên giới trên Bộ Việt Trung

+ Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ

- Các vấn đề còn nổi cộm trong quan hệ giữa hai nước bao gồm:

+ Phân chia biên giới trên biển

+ Chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN
• Quan hệ kinh tế và thương mại
- Quan hệ thương mại phát triển nhanh chóng tuy nhiên theo hướng Việt
Nam bị thâm hụt thương mại và Trung quốc là nhà đầu tư lớn
• Quan hệ chính trị
- Quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện
- Phương châm 16 chữ vàng "Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn
định lâu dài, hướng tới tương lai"
- Việt Nam tiếp tục học hỏi kinh nghiệm của Trung Quốc trong hoạt động
điều hành kinh tế - xã hội do Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với
Việt Nam, hơn nữa Trung Quốc cũng đang trong quá trình chuyển đổi kinh
tế như Việt Nam.

CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN
• Những thay đổi gần đây
- Việt Nam đã có những chính sách xoay trục để thực hiện đầy đủ chính sách
ngoại giao đa phương hóa
- Việt Nam tiềm lực phát triển và có những mối quan hệ với các nước lớn
khác như Mỹ, Nga và Châu Âu, Asean trong các lĩnh vực toàn diện
• Tóm lại
- Khi môi trường quốc tế và khu vực có nhiều biến động khó lường, và tình
hình kinh tế, chính trị trong nước có nhiều bất ổn, đòi hỏi phải cải cách thể
chế toàn diện (cả kinh tế và chính trị), thì chính sách đối ngoại cũng phải
đổi mới theo tương ứng.

CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC CHÍNH SÁCH CỦA CÁC NƯỚC LỚN

You might also like