Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

ĐỀ CƯƠNG NGỮ DỤNG HỌC

Câu 1 :
- Ngữ cảnh là những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng nằm
ngoài diễn ngôn.

-
- Vai giao tiếp: chủ yếu là vai nói (SP1) và vai nghe (SP2). Hai vai này
luân chuyển nhau trong giao tiếp “mặt đối mặt”. Tuy nhiên, có thể có
những vai khác.
- Vai giao tiếp được cấu thành từ hai yếu tố: người giữ vai và người bổ
sung cho vai. Mối quan hệ giữa SP1 và SP2 là tương tác nên mỗi người
tham gia giao tiếp phải xây dựng cho mình hình ảnh tinh thần về các
đặc điểm, trạng thái, năng lực.
- QH liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu
biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau.
+ Quan hệ quyền uy: bình đẳng hoặc bất bình đẳng
+ Quan hệ thân sơ: thân thiết hoặc xa lạ.
- Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác
trong cuộc hội thoại, được xác định bằng các quan hệ trên- dưới hay
ngang hàng theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội.
- Diễn ngôn là tập hợp gồm một hoặc nhiều phát ngôn có tính liên kết,
thống nhất về đích và nội dung giao tiếp được tạo ra trong hoạt động giao
tiếp.
- Hiện thực ngoài diễn ngôn là tất cả những yếu tố vật chất, xã hội, văn
hóa.. có tính cảm tính và những nội dung tinh thần tương ứng không được
nói đến trong diễn ngôn của một cuộc giao tiếp.
- Hoàn cảnh giao tiếp rộng bao gồm những hiểu biết về thế giới vật lý,
sinh lý, tâm lý, xã hội, văn hóa, tôn giáo, lịch sử các ngành khoa học,nghệ
thuật… ở thời điểm và ở không gian trong đó đang diễn ra cuộc giao
tiếp.
- Thoại trường được hiểu là cái không- thời gian cụ thể ở đó cuộc giao
tiếp diễn ra.
- Ngữ huống : sự thay đổi của các yếu tố tạo nên ngữ cảnh phải được
người đang giao tiếp ý thức.
Câu 2:
1. Phân biệt ngôn ngữ và lời nói:

Ngôn ngữ Lời nói

· Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu Lời nói là sự vận dụng và thể hiện
tồn tại như một cái mã chung cho cái mã chung đó vào hoàn cảnh cụ
một cộng đồng ngôn ngữ ở dạng thể, do một con người cụ thể tiến
tiềm năng: hành:

● · Có tính trừu tượng, khái ● Có tính cụ thể


quát: Ở dạng tiềm năng ● Ở dạng hiện thực
● Có tính xã hội ● Có tính cá nhân

Lời nói:
+ sản phẩm của sự nói năng (văn bản)
+ các cơ chế (sinh lí, tâm lí), những quy tắc điều khiển sự sản sinh ra các sản
phẩm đó.
2. Phân biệt câu và phát ngôn:
- Câu được đưa vào hoạt động giao tiếp thì gọi là phát ngôn. Phát ngôn là
câu trong giao tiếp.
Mối quan hệ:
+ Phát ngôn phải dùng câu
+ Câu có mặt trong phát ngôn
3. Phân biệt hai thành phần thông tin trong diễn ngôn
3.1 Khái niệm:
- Diễn ngôn là tập hợp gồm một hoặc nhiều phát ngôn có tính liên kết, thống
nhất về đích và nội dung giao tiếp được tạo ra trong hoạt động giao tiếp.
- 2 dạng: nói và viết
3.2. Hai thành phần nội dung của diễn ngôn:
a. Nội dung thông tin (nội dung sự vật, nội dung miêu tả, nội dung mệnh đề):
Thành phần nội dung phản ánh sự việc, hiện tượng trong thế giới. Nội dung
thông tin có thể được đánh giá theo tiêu chí đúng- sai.
b. Nội dung tình thái (liên cá nhân): Thành phần nội dung của diễn ngôn còn lại
sau khi trừ đi nội dung thông tin, có thể kể đến 3 loại tình thái:
- Tình thái thái độ cảm xúc đối với nội dung thông tin
- Tình thái quan hệ liên cá nhân
- Tình thái mục đích giao tiếp

Câu 3:
* Khái niệm: Hành động chiếu vật là hành động dựa vào các yếu tố ngôn ngữ
trong diễn ngôn để suy ra sự vật, hiện tượng thuộc thế giới bên ngoài diễn ngôn
trong một hoàn cảnh giao tiếp nhất định.
* Vai trò của chiếu vật:
- Là điều kiện để hiểu được phát ngôn
- Đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị đúng/sai của phát ngôn
* Biểu thức chiếu vật: Kết cấu ngôn ngữ: từ, cụm từ, câu
* Ba phương thức chiếu vật
a. Chiếu vật bằng tên riêng
- Tên riêng là tên gọi của từng cá thể sự vật.
- Hai cách sử dụng chính của tên riêng:
+ Sử dụng trong chức năng xưng hô.
VD: Cô Hoa, cô Lan...
+ Sử dụng theo lối dịch chuyển phạm trù theo phương thức chuyển
nghĩa hoán dụ.
VD: “cụ Tiên Điền”
- Biểu thức ngôn ngữ tên riêng, về nguyên tắc, hướng tới sự quy chiếu vào
1 sự vật duy nhất.
b. Biểu thức miêu tả xác định
- Chiếu vật bằng miêu tả là sử dụng các từ ngữ miêu tả để giúp người nghe
quy chiếu, xác định được sự vật được nói đến.
- Cấu trúc: TÊN CHUNG + một vài đặc điểm miêu tả có chức năng chiếu
vật
- Các đặc điểm của sự vật hiện tượng trong biểu thức ngôn ngữ chiếu vật
miêu tả, xét về mặt cú pháp, giữ vai trò làm định ngữ của cụm danh từ. Số
lượng đặc điểm khoảng 2-3.
c. Chiếu vật bằng chỉ xuất
- Định nghĩa:
Chỉ xuất là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ trỏ.
- Quy tắc điều khiển chỉ trỏ:
Sự vật được chỉ trỏ phải ở gần (trong tầm với của người chỉ và trong tầm
nhìn của cả người chỉ lẫn người được chỉ) đối với một vị trí được lấy làm
mốc.
- Các phương thức chỉ xuất:
+ Chỉ xuất nhân xưng
● Định nghĩa :
❖ Định vị ngôi là định vị theo vai giao tiếp, điểm gốc là người phát. Người
phát tự đưa mình vào diễn ngôn (tự xưng) và đưa người giao tiếp với
mình vào diễn ngôn (đối xứng) thông qua các từ xưng hô.
❖ Bằng cách lựa chọn từ để xưng hô, người nói định một khung quan hệ
liên cá nhân cho mình và cho người đối thoại với mình: vị thế xã hội,
quan hệ thân sơ.
● Những nhân tố chi phối việc dùng các từ xưng hô trong giao tiếp:
❖ Xưng hô phải thể hiện vai giao tiếp ( Vai nghe, nói)
❖ Xưng hô phải thể hiện quan hệ quyền uy
❖ Xưng hô phải thể hiện quan hệ thân cận
❖ Xưng hô phải phù hợp với ngữ vực
❖ Xưng hô phải thích hợp với thoại trường (Phù hợp với quan hệ xã hội
hoàn cảnh giao tiếp, địa điểm giao tiếp...
❖ Xưng hô phải thể hiện được thái độ, tình cảm của người nói đối với
người nghe.
=> Tùy theo sự biến động của 6 nhân tố trên mà người nói sẽ lựa chọn từ xưng
hô sao cho phù hợp với mục đích giao tiếp, chiến lược giao tiếp của mình và
thích hợp với sự chấp nhận của người nghe.
- Chỉ xuất không gian, thời gian
+ Định nghĩa :
● Chỉ xuất không gian, thời gian là phương thức chiếu vật bằng cách chỉ sự
vật (sự kiện) – nghĩa chiếu vật theo vị trí của nó trong không gian và thời
gian.
● Điểm mốc và phương làm phân chia chỉ xuất không gian, thời gian khách
quan và chủ quan.
+ Chỉ xuất không gian, thời gian chủ quan:
● Khái niệm: Định vị chủ quan là định vị khi người nói tự lấy mình khi
đang nói lời nói chứa biểu thức chiếu vật làm gốc.
● Định vị không gian:
❖ Điểm mốc để định vị không gian: “TÔI, Ở ĐÂY ”.
❖ Phương hay hướng nhìn khi chiếu vật theo lối định vị không gian:
HƯỚNG RA PHÍA TRƯỚC, GẦN TRONG TẦM MẮT.
● Mốc của chỉ xuất KG – TG chủ quan
Định vị 1 KG/TG liên quan đến vị trí của người nói, lấy chính người nói
làm mốc: - Người nói: TÔI
- Thời gian: Bây giờ
- Không gian: Ở đây
+ Ví dụ:
● Bây giờ tôi đang làm bài tập -> Chỉ xuất thời gian chủ quan
● Ở đây có bán quần áo, giày dép các loại -> Chỉ xuất không gian chủ
quan
- Chỉ xuất không gian, thời gian khách quan
+ Định nghĩa: Chỉ xuất khách quan là chỉ xuất lấy một điểm không gian
hay một điểm trong diễn tiến của sự kiện khách quan làm điểm gốc,
không phải lấy tôi, ở đây, bây giờ làm gốc như trong chỉ xuất chủ quan.
+ Ví dụ:
● Năm 1945, cách mạng tháng 8 thành công. Năm 1975, thống nhất đất
nước 🡪 chỉ xuất thời gian khách quan
● Tòa nhà HITC cạnh tòa 173 Xuân Thủy được xây dựng.... 🡪 chỉ xuất
không gian khách quan
Câu 4:
* Khái niệm hành động ngôn ngữ: là một hành động xã hội (hành động liên
kết). Với 4 đặc điểm của hành động: điều kiện, thao tác, trình tự thao tác hay
cách thức, mục đích.
- Austin là người đầu tiên phát hiện ra bản chất hành động của ngôn ngữ.
Khi chúng ta nói, chúng ta thực hiện một hành động mà phương tiện là
ngôn ngữ, như: trần thuật, hỏi, xin, chào, khuyên,...
* Phương tiện thực hiện HĐNN:
+ Phát ngôn ngữ vi: là phương tiện để thực hiện hành động ngôn ngữ
+ Biểu thức ngữ vi: là kết cấu lõi trong phát ngôn (KH: F(p)), đặc trưng cho
HĐNN
+ Các phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời (IFIDs):
● Các kiểu kết cấu trong biểu thức ngữ vi đánh dấu HĐNN
● Những từ ngữ chuyên dùng trong biểu thức ngữ vi đánh dấu HĐNN
● Ngữ điệu của biểu thức ngữ vi
● Quan hệ giữa các thành tố trong cấu trúc vị từ- tham thể tạo nên nội dung
mệnh đề trong biểu thức ngữ vi với các nhân tố ngữ cảnh
● Động từ ngữ vi: là động từ mà khi người nói tạo lập phát ngôn thì đồng
thời thực hiện luôn HĐNN mà động từ ngữ vi biểu thị.
Đây là phương tiện chỉ dẫn hiệu lực ở lời ĐẶC BIỆT.
Điều kiện để là động từ ngữ vi:
➢ Điều kiện cần: phải là động từ nói năng
➢ Điều kiện đủ: Người nói ngôi thứ nhất, người nghe ngôi thứ hai, ở
thời hiện tại và không có các phó từ hay tình thái từ.
* Điều kiện để sử dụng hành động ở lời:
- Nội dung mệnh đề:
+ 1 mệnh đề (xác tín) hoặc 1 hàm mệnh đề (hỏi)
+ 1 hành động của S
+ 1 hành động của H (yêu cầu)
- Chuẩn bị:
+ Hiểu biết của S về tri thức nền, quyền lợi, trách nhiệm, năng lực,...
+ Hiểu biết của S về quan hệ S và H
+ S có bằng chứng, hiểu biết về năng lực bản thân để thực hiện HĐNN
- Tâm lý:
+ Trạng thái tâm lý của S phù hợp với HĐNN mình đưa ra
- Căn bản:
+ Kiểu trách nhiệm mà S và H bị ràng buộc khi HĐNN phát ra
+ Trách nhiệm với HĐ sẽ thực hiện (hứa, ra lệnh)
+ Trách nhiệm với tính chân thực của nội dung (xác tín)
* Phân loại HĐNN theo SEARLE (đích ngôn trung):
- Điều khiển: yêu cầu, ra lệnh, đề nghị, van xin, nhờ, mời,...
Đích ngôn trung: Đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện 1 hành động
trong tương lai
- Cam kết: cam đoan, cam kết, bảo đảm, thỏa thuận, hứa
Đích ngôn trung: Người nói có trách nhiệm thực hiện một hành động
trong tương lai
- Biểu cảm: than thở, thán phục, cảm ơn, xin lỗi, ân hận, khen, chê,...
Đích ngôn trung: Người nói bày tỏ trạng thái tâm lí phù hợp
- Tuyên bố: Tuyên án, buộc tội,...
Đích ngôn trung: Người nói làm cho dung mệnh đề có hiệu lực
- Tái hiện: kể, miêu tả, mách, dặn dò, giải thích, khoe,...
Đích ngôn trung: Miêu tả 1 sự tình được nói đến
* HĐNN gián tiếp:
Để nhận diện HĐNN gián tiếp, dựa vào 4 cơ sở:
- Ngữ cảnh:
+ Những yếu tố ngoài ngôn ngữ: cử chỉ, điệu bộ, ngữ điệu
+ Văn cảnh (yếu tố ngôn ngữ trước và sau yếu tố đang xem xét)
- Các thao tác suy ý: Sử dụng hiểu biết để xem xét đánh giá tính đúng-sai,
hợp lí- không hợp lí, khách quan- không khách quan… của vấn đề được
nói đến.
- Các ước định xã hội: Quy ước của 1 cộng đồng, mang đặc trưng văn hóa-
dân tộc. VD: hỏi để chào
- Sự vi phạm các quy tắc hội thoại:
+ Vi phạm quy tắc chiếu vật
+ Vi phạm điều kiện sử dụng của HĐNN tường minh
+ Vi phạm quy tắc lập luận
+ Vi phạm phương châm hội thoại (chất, lượng, cách thức, quan hệ)
Câu 5:
a. Khái niệm

- Lập luận là đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay
chấp nhận một kết luận nào đấy mà người nói muốn đạt tới.

b. Cấu tạo

● Luận cứ và kết luận là những thành phần trong lập luận

- Luận cứ là lí lẽ, có thể là thông tin miêu tả hay là một định luật, một
nguyên lý xử thế nào đấy.

- Kết luận có thể ở vị trí đầu, vị trí giữa hoặc vị trí cuối của luận cứ.

● Công thức cấu tạo lập luận:

p→r

Trong đó: p: lí lẽ; r: kết luận

● VD: Chiếc váy này màu trắng (p) nên mặc rất tôn da ( r).

c. Phân loại lập luận

● Lập luận đơn:

- Là lập luận chỉ có một kết luận, các thành phần còn lại đều là luận
cứ.
- CT: p q → r

Trong đó: p: lí lẽ; q: nhận xét về một trạng thái tâm sinh lí; r: kết luận

- VD: Thích là phải nói (p) mà cậu thích bạn đấy cũng 3 năm rồi (q),
cậu mạnh dạn tỏ tình đi.

● Lập luận phức:

- Là lập luận có một kết luận chung được rút ra từ kết luận của những
vế lập luận khác.

- CT: p1 q1 → r1 (P), p2 q2 → r2 (Q) → P + Q = R.

Trong đó: P, Q là kết luận từ lí lẽ p1 q1, p2 q2; R là kết luận chung.

- VD: Cái xe ô tô này đi nhanh (p1) nên không kiểm soát được tốc độ
(r1), cái xe ga này phanh gấp (p2) nên trượt ngã ra đường (r2).

→ Một tai nạn là điều khó tránh khỏi.

d. Lẽ thường

● Lẽ thường là những chân lí thông thường có tính kinh nghiệm, không có


tính tất yếu, bắt buộc như các tiên đề logic.
● Mỗi lẽ thường là cơ sở để xây dựng nên những lẽ thường riêng, những
lập luận cụ thể về những sự vật, người, sự kiện cụ thể.
● Lẽ thường là vô số và vô hạn về số lượng, muôn hình muôn vẻ về chất
lượng.
● Lẽ thường có tính chung là lẽ thường được mọi người (không nhất thiết
phải toàn nhân loại), có thể là một cộng đồng công nhận.

VD: Đầu năm mua muối cuối năm mua vôi. - lẽ thường của dân tộc Việt Nam
về phong tục đón nhận may mắn đầu năm mà các quốc gia khác trên Thế giới
không có.

Câu 6:
Các nguyên tắc hội thoại:
- Nguyên tắc cộng tác
- Nguyên tắc lịch sự
● Nguyên tắc cộng tác hội thoại
Nguyên tắc tổng quát: Hãy làm cho phần đóng góp của anh (vào cuộc hội
thoại) đúng như nó được đòi hỏi ở giai đoạn nào (của cuộc hội thoại) mà nó
xuất hiện phù hợp đích hay phương hướng của cuộc hội thoại mà anh đã chấp
nhận.
Phương châm về chất: Khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin
là đúng hay không có bằng chứng xác thực.
Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của
lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa.
Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch;
tránh cách nói mơ hồ.
Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh
nói lạc đề.
Lưu ý: Những hạn chế của nguyên tắc Grice
- Chỉ chú ý đến thành phần nội dung thông tin (lượng tin), chưa chú ý đến
thành phần ND liên cá nhân.
- Ranh giới không rõ ràng giữa các phương châm.
● Nguyên tắc lịch sự hội thoại
Trong quá trình giao tiếp, tính tế nhị, lịch sự là một trong những yếu tố ảnh
hưởng rất lớn đến sự thành công hay thất bại của cuộc giao tiếp. Chuẩn nguyên
lí lịch sự chính là những chuẩn lịch sự xã hội cần phải được tuân theo trong giao
tiếp ngôn ngữ.
Lý thuyết của Lakoff và Leech: Lịch sự là những quy tắc đối với quan hệ liên
cá nhân (như nguyên tắc Grire là quy tắc đối với sự trao đổi thông tin).
→ Theo Lakoff, có 3 quy tắc lịch sự cơ bản:
- Không áp đặt
- Dành cho người đối thoại sự lựa chọn
- Khuyến khích tình cảm bạn bè
→ Theo Leech, có 6 phương châm lịch sự lớn:
- Khéo léo → giảm tổn thất + tăng lợi ích cho người nghe
- Rộng rãi → giảm lợi ích + tăng tổn thất cho ta
- Tán thưởng → giảm chê bai + tăng khen ngợi cho người nghe
- Khiêm tốn → giảm khen ngợi + tăng chê bai ta
- Tán đồng → giảm bất đồng + tăng đồng ý trong hội thoại
- Thiện cảm → giảm ác cảm + tăng thiện cảm trong hội thoại

Câu 7 Phân biệt nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn


Nghĩa tường minh Nghĩa hàm ẩn
+ Là phần thông báo được diễn đạt Là phần thông báo được suy ra từ
trực tiếp bằng các từ ngữ trong câu. những từ ngữ trong câu( gián tiếp).
Lớp nghĩa này được thể hiện ngay Thường mang đến lớp nghĩa sâu sắc
trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh hơn mà người nói muốn truyền tải.
muốn miêu tả, diễn giải. + Phân loại:
- Hàm ngôn
Ví dụ: - Tiền giả định
Em không muốn nói chuyện với Ví dụ: Câu nói của bé Thu trong tác
anh nữa, anh về đi. phẩm “ Chiếc lược ngà” khi mời ba
vào ăn cơm: “ Cơm chín rồi”. ẩn sau
lời nói đó là ẩn ý cho câu nói: mời ba
vào ăn cơm nhưng bé Thu không nói
trực tiếp mà lại nói trống không với ba.

You might also like