Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

2.

7 Đà Nẵng - Quảng Nam


* Đôi nét vài tỉnh Quảng Nam
Tỉnh Quảng Nam nằm ở cực bắc của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, miền
Trung nước ta. Là vùng nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Về nông
nghiệp nổi bật với cây lúa nước trên đất phù sa sông, chăn nuôi các loài gia súc lớn
(trâu, bò, lợn,…) và các loài gia cầm. Về công nghiệp, tỉnh Quảng Nam có các ngành
như khai khoáng, chế biến và điện. Về dịch vụ, Quảng Nam hằng năm vùng đóng
nhận lượng khác phần lớn là khách trong nước. Tỉnh cũng là nơi có tiềm năng phát
triển thủy điện, có hệ thống sông Gia Vu - Thu Bồn với địa hình dốc.
Văn hóa Quảng Nam là nơi giao thoa của các nền văn hóa như Việt, Hoa, Ấn
Độ và Chămpa thể hiện sự độc đáo thông qua có các lễ hội như lễ hội bà Thu Bồn, bà
Chiêm Sơn, Carneval Hội An, Nguyên Tiêu,… Các làng nghề truyền thống cũng vô
cùng đa dạng như: Làng gốm Thanh Hà, làng mọc Kim Bổng, làng đệt chiếu cối Bàn
Thạch,… Ngoài ra Quảng Nam cũng là nơi tồn tại hai di sản thế giới được UNESCO
công nhận là phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn mang đặc sự cổ kín.
2.7.1 Ngũ Hành Sơn (Khu du lịch Non Nước)
Ngũ Hành Sơn

Ảnh: Vị trí địa lí Ngũ Hành Sơn


Ngũ Hành Sơn nằm ở phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà
Nẵng, với diện tích 2 km2 gồm các ngọn núi hợp thành (Mộc Sơn, Thủy Sơn, Thổ
Sơn, Kim Sơn, Hỏa Sơn). Năm 1990, vùng được Bộ văn hóa công nhận là Di tích lịch
sử Văn hóa cấp Quốc gia. Khu có nhiều công trình xây dựng và phục dựng lâu đời
mang hơi thở của kiến trúc Trung Hoa.

Bảng chỉ dẫn cổng số 2


Đi từ cổng số 2 bắt gặp Tháp Xá Lợi xây dựng 1997, một biểu tượng của Phật
giáo với 7 tầng và từ trên nhiều xuống giống hình lục giác với 6 cạnh mang ý nghĩa
tín ngưỡng đặc biệt.
Cổng chùa Linh Ứng
Đi tiếp vài bậc thang, chúng ta sẽ gặp chùa Linh Ứng được dựng vào khoảng
năm 1740-1786 (vào thời Vua Lê Hiển Tông) với hàng trăm năm tuổi. Có ý nghĩa đặc
biệt với nhà Nguyễn từ thời vua Gia Long vào khoảng thế kỉ VXII, được trùng tu
bằng gạch ngói vào năm 1825 vào thời vua Minh Mạng.

Rời chùa Linh Ứng tiếp nối vài bậc thang hướng về tay phải chính là Động
Tằng Chơn, dài khoảng 10 m. Vào sâu trong động nơi rộng nhất khoảng 7m, trần
hang khá kín nhưng vẫn có những lỗ thoáng không khí nên rất mát mẻ và ẩm ướt nếu
gặp nước mưa thấm xuống. Trong động cũng là nơi thờ tự với gian thờ giữa là Phật
Thích Ca bằng đá, bên phải là thờ Linh Sơn Thánh Mẫu (nghệ thuật tạo hình của
người Chăm), bên trái là thờ Tam Đa và Bát Tiên mang cảnh sắc huyền ảo pha trộn
giữa ba nền văn hóa Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc.

Ảnh: Động trần phía bên ngoài động Huyền Không


Tiếp tục hành trình đi chúng ta đến động Huyền không, vào động trên trần là
năm lổ lớn ánh sánh theo đó đi xuống tạo một không gian lung linh huyền ảo, trên
vách động sẽ có những thạch nhũ với hình dạng độc đáo, sâu trong động tượng Phật
Thích Ca, Địa Tạng Vương, tất cả đều bằng đá sa thạch theo phong cách Chăm. Ngoài
ra trên vách động vẫn sẽ thấy bút tích bằng chữ Hán - Nôm của du khách ghé thăm
động đề người xưa lại trước đó.
Ảnh: Chữ hán - nôm tại vách động Huyền Không
Làng nghề mỹ nghệ Non Nước
Cụ tổ của làng nghề mỹ nghệ Non Nước chính là cụ Huỳnh Bá Quát, người có
công khi đem nghề từ Thanh Hóa vào Quảng Nam và chọn vùng núi đá Ngũ Hành
Sơn là nơi phát triển làng nghề. Thời gian đầu các sản phẩm làng gồm: Cối giã tiêu,
giã thuốc, bia mộ. Đến thế kỉ XIX, làng nghề bắt đầu nổi tiếng hơn với các sản phẩm
làng bằng đá cao cấp hơn như: rồng, phượng, rùa,… Làng đá mỹ nghệ Non Nước
được công nhận di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào năm 2014. Hiện nay thời
vùng nguyên liệu đá không thể lấy ở địa phương phải mang từ vùng khác về. Nhưng
không vì thế mà các mất đi giá trị, sản phẩm ở đây đều có vẻ đẹp độc đáo và có giá trị
cao thu hút các thị trường trong nước và quốc tế.
2.7.2 Phố cổ Hội An

Ảnh: Vị trí phố cổ Hội An


Phổ cổ Hội An là một đô thị cổ kính nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn tỉnh Quảng
Nam. Phố từng là nơi là một cảnh thu hút các thương gia từ Nhật Bản, Trung Quốc và
cả các nước phương Tây (đặc biệt là người Nhật) trong thế kỉ XVII - XVII, Hội An
trở thành một trung tâm thương cảng sầm uất. Hội An cũng là nơi nhiều giá trị văn
hóa và công trình với lối kiến trúc độc đáo.

Nhà Cổ
Ảnh: Nhà thờ tộc Nguyễn Tường
Với khoảng 200 kiến trúc nhà cổ trong đó nhà cổ tộc lớn gồm họ Nguyễn
Tường và Trần. Nhà cổ họ Nguyễn Tường được khởi công xây dựng năm 1806 là tư
dinh của cụ Nguyễn Tường Vân làm quan thời Gia Long triều Nguyễn với chức Binh
bộ Thượng thư. Nhà tại 8 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Minh An, Hội An, Quảng
Nam được xây dựng cao so mặt đất để tránh ảnh hưởng lụt với 2 lần trùng tu vào năm
1909 và 2005. Nhà gồm 3 gian, 2 chái (phòng nhỏ), mái được bằng ngói âm dương
với hai lớp với kiến trúc tổng thể theo nhà rường xứ Huế.
Chùa Cầu (Lai Viễn Kiều)

Ảnh: Chùa Cầu - Lai Viễn Kiều


Chùa trên 400 tuổi được thương nhân người Nhật xây dựng vào thế kỉ XVII và
được trùng tu vào các năm 1817, 1865, 1915, 1986, qua nhièu lần trùng tu nó dần mất
đi kiến trúc Nhật Bản thay vào đó là kiến trúc Việt Nam, Trung Quốc.
Kết nối hai con đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, cầu làm bằng gỗ
son nằm trên trụ đá, có mái âm dương bao phủ kín cầu, mặt cầu hướng xuôi theo dòng
nước hướng ra sông Thu Bồn. Hai đầu cầu xuất một tượng khỉ và một tượng chó được
xem là các vị thần trong văn hóa Nhật. Phần gian giữa là chùa nơi thờ tượng làm bằng
gỗ của Bắc Đế Trấn Võ nhằm cầu mong những điều tốt đẹp. Ngoài ra trong chùa
người dân cũng ghi lại mực nước ở địa phương cho thấy nhiều lần chùa đã gặp lụt lội.
Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An

Ảnh Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An


Nằm ở số 80 Trần Phú, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam, bảo tàng gốm sứ mậu
dịch Hội An được xây dựng vào năm 1920 và được trùng tu 1994 là nơi trưng bày
phần lớn là gốm sứ Nhật Bản, Trung Quốc với hơn 400 hiện vật (đồ gốm sứ, tranh
ảnh) phản ánh thời điểm Hội An còn là thương cảng thu hut giao thương Đông - Tây
nhộn nhip.

Ảnh mảnh gốm sứ của thương nhân Nhật


2.7.3 Khu Thánh địa Mỹ Sơn

Ảnh: Vị trí của khu Thánh địa Mỹ Sơn


Khu thánh địa nằm xã Duy Quý, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, là được
xây dựng nhằm cúng tế của vương triều Champa cổ, một trung tâm văn hóa, tín
ngưỡng của người Chăm. Được xây dựng vào thế kỉ IV, thánh điện còn là nơi chôn
cất các vị vua, thầy tu nhiều quyền lực. Từ năm 1999, Thánh địa Mỹ Sơn đã
được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới.
Sau khi vương quốc Chiêm Thành lụi tàn đến năm 1885 thánh điện mới được
phát hiện và nghiên cứu và năm 1898. Đến 1904, những tài liệu cơ bản được L.Fint và
H.Parmentier công bố, khu còn 68 công trình kiến trúc và được chia từ 10 nhóm
chính: A, A’ ,B , C, D , E, F, G, H, K. Về kiến trúc và vị trí đền tháp đều mang phong
cách Ấn Độ. Thánh địa gồm nhiều cụm tháp, mỗi cụm đều có một tháp chính (Kalan)
thờ thần Linga hoặc Shiva và nhiều tháp phụ xung quanh. Trước các cụm tháp là một
tháp cổng (Goprura) với đặc điểm là hướng về phía mặt trời, tiếp đến tiền đình
(Mandaga). Một kiến trúc hướng về phía bắc nơi chứa đồ tế. Mỗi tháp đều có cấu trúc
đỉnh chóp là biểu tưởng của đỉnh Meru nơi ở các vị thần.
Ảnh: Ngôi đền chính C1 thuộc nhóm C - Thánh địa Mỹ Sơn
Nhóm C bao gồm ngôi đền chính C1 với những tháp có tuổi cổ nhất của Mỹ
Sơn, với ngôi đền chính được xây dựng vào thế kỉ X - XI, thờ tượng của thần Siva.
Tháp cổng C2 (TK X - XI), tháp là nơi duy nhất bảo lưu những bộ phận nộ thất phản
ánh quá trình chuyển hóa của đền tháp Champa từ gỗ sang gạch với bốn trục làm từ
gạch tròn. Bên trái cổng là tháp kho C3 có cấu trúc hai phòng, xuất hiện vào thế kỉ XI.
Ngoài ra còn các ngôi đền, tháp phụ như C4, C5, C6, C7 nằm phía ở hướng bắc của
nhóm.

Đền tháp thuộc nhóm G - Thánh điện Mỹ Sơn


Nhóm G bao gồm 5 tháp, nằm trên một ngọn đồi thấp - giữa nhóm A và nhóm
E. Hiện nay, chỉ còn lại đền thờ G1, với cửa chính mở về hướng Tây. Được Jaya
Harivarman xây dựng khoảng thể kỉ XII trên ngọn đồi tự nhiên. Nhóm bao gồm đền
thờ (G1 - Kalan), tháp cổng ( G2 - Gopura), nhà dài (G3 - Mandapa), tòa nhà phía
Nam (G4) và tháp bia (G5 - Posa).

Ngôi đền thờ E6 thuộc nhóm E - Thánh địa Mỹ Sơn


Nhóm E có 9 đền tháp, nằm ở phía Bắc nhóm A và nhóm G bao gồm: Đền thờ
E1 có cửa ra vào ở hướng Tây, mặt bằng đền (tháp) hình vuông, 4 góc có 4 trụ đá,
được điêu khắc khá đẹp. Tháp E2 là tháp cổng của đền thờ E1. Tháp E3 là nơi chuẩn
bị đồ tế lễ. Tháp E4 là tháp phụ, nằm cạnh tháp E1 về phía Bắc. Tháp E5 và E6 là hai
tháp phụ, xếp thành một hàng dọc, ở phía Nam tháp E1. Năm 1903, tại tháp E5, đã
phát hiện một pho tượng thần Ganesa đứng, có 4 tay, niên đại khoảng cuối thế kỷ VII
- đầu thế kỷ VIII. Đây là một tác phẩm rất hiếm trong nền nghệ thuật Ấn Độ
giáo .  Tháp E7 là nơi cất giữ đồ tế lễ của nhóm E. Mái tháp cong hình thuyền, kéo dài
theo trục Đông - Tây, cửa ra vào ở hướng Bắc. Tháp E8 và E9 là hai tháp nhỏ, ở góc
Đông Bắc, phía sau tháp E4, hiện chỉ còn một vài dấu tích nền móng.

Ngôi đền chính F1 thuộc nhóm F - Thánh địa Mỹ Sơn


Nhóm F bao gồm 3 tháp, nằm ở phía Bắc nhóm E, bao gồm tháp chính F1, tháp
cổng F2 và tháp phụ F3.

Tháp K thuộc nhóm K - Thánh địa Mỹ Sơn


Đi xa trên đường về thì bắt gặp tháp K (nhóm K) nằm riêng lẻ và cách xa khu
trung tâm. Phần lớn các tháp này đã bị hư hỏng. Được xây dựng đơn giản vào thế kỉ
XI với kích thước nhỏ mặt hướng đông, tường không chạm trổ hoa văn. Đặc trưng
phía trên cửa giả phía nam có trang trí một bức mi của (tympan) điêu khắc hình
tượng nữ thần Brahmi (thần sáng tạo).
2.8 Ngày 8 (30/11): Quảng Nam – Bình Định
* Đôi nét vài tỉnh Bình Định
Bình Định là một tỉnh ven biển nằm ở phía bắc khu Nam Trung Bộ, miền Trung
của Việt Nam. Là một tỉnh có vị trí quan trọng đới với thông thương trong và ngoài
khu vực, nằm trên trục dường sắt Bắc Nam và là của ngỏ trên biển của vùng Tây
Nguyên, Nam Lào, Đông bắc Campuchia, Đông bắc Thái Lan thông qua quốc lộ 19
và cảng biển quốc tế Qui Nhơn. Về nông nghiệp, người dân vùng thường trồng các lộ
cây như lúa, cây ngô, khoai mì, lạc,… hầu như các loại cây đều phải có tính chịu hạn
cao vì điều kiện khí hậu khắc nghiệt của vùng.
Về du lịch, thì Bình Định cũng được xem là vùng có tiềm năng lớn với tính
dạng địa học. Một số điểm tìm năng các dạng địa hình như đầm, núi, đảo cát,… Điển
hình Eo Gió có tiềm năng rất lớn đối với du lịch mạo hiểm, khám phá thiên nhiên.
Về văn hóa, Bình Định nổi tiếng với văn hóa Sa Huỳnh và từng là kinh đô cũ
của  vương triều Chămpa biểu hiện qua di sản còn lưu giữ là thành Đồ Bàn và
các tháp Chăm với nghệ thuật kiến trúc rất độc đáo. Ngoài ra vùng đất còn là nơi nổ ra
phong trào Tây Sơn của ba anh em nhà Tây Sơn (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ,
Nguyễn Lữ) mang nhiều dấu ấn lịch sử.
2.8.1 FCL Safari Zoo Qui Nhon

Ảnh: Vị trí Safari Zoo Qui Nhon


Safari Qui Nhon nằm ở Nhơn Lý, thành phố Qui Nhơn, tỉnh Bình Định là công
viên động vật với qui mô khoảng 129,1 ha, bảo tồn nhiều cá thể động vật với 900 cá
thể với môt số loài như:

Ảnh: Đà Điểu tại Safari Zoo Qui Nhon

Ảnh: Loài gấu ngựa tại Safari Zoo Qui Nhon


Ảnh: Cá sấu tại Safari Zoo Qui Nhon

Ảnh: Voi tại Safari Zoo Qui Nhon

2.8.2 Tân cảng miền trung

Ảnh: Vị trí Tân Cảng miền Trung


Cảng nằm tại số 155 Phan Chu Trinh, Phường Lê Lợi, Thành phố Qui Nhơn,
Bình Định với chiều dài 147 m, đối diện cảng Thị Nại, Qui Nhơn. Cung cấp việc làm
cho hơn 10.000 công nhân viên, công ty mẹ là Tân Cảng Sài Gòn và có hơn 40 công
ty vệ tinh phục vụ vận hành của cảng. Cảng vừa phục vụ vận chuyển hàng hóa vừa
thực hiện công tác phòng chống bão, cứu hộ cứu hạn. Được trang bị cẩu Liper, cảng
có thể cẩu các container chứa mặt hàng khô, hàng lạnh như ximăng, than đá, thức ăn
chăn nuôi…, hướng tới thị trường trong nước và quốc tế.
Ảnh cẩu Liper tại Tân Cảng miền Trung

Ngày 9 (01/12): Bình Định – Gia Lai


2.9.1 Bảo tàng Quang Trung

Ảnh: Vị trí bảo tàng Quang Trung

Ảnh tưởng vua Quang Trung


Bảo tàng chính thức khánh thành vào năm 1978 tại xã Liên Mỹ, huyện Bình
Thành, Tây Sơn, Bình Định dọc trên tuyến quốc lộ 19, được xây trên nền nhà cổ của
nhà Tây Sơn là nơi gìn giữ hiện vật lịch của nhà Tây Sơn mà trong đó còn lưu lại dấu
ấn của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ. Khu bảo tàng gồm 9
phòng trưng bày với hơn 11.000 hiện vật. Vào cổng, sẽ bắt gặp tượng Quang Trung
và cây thể bắt gặp cây me cổ thụ vào giếng nước cổ những bên tay phải, là 2 di tích
còn hiện hũ từ thời Hồ Phi Phú (thân sinh của ba anh em Tây Sơn).
Ảnh: Ấn tín (bên trái) và vũ khí của quân Tây Sơn (bên phải)
Đối diện là khu trung bày các xây dựng 2019 nơi lưu trữ các hiện gốc và phục
chế và nhà Tây Sơn  như chiếc trống da voi của đồng bào Tây Nguyên đã tham gia
phong trào Tây Sơn, ấn tín, các sắc phong, gia phả của nhiều văn thần, võ tướng;
chuông đồng, súng thần công, vũ khí, ấn tín, tiền đồng vua Thái Đức, vua Quang
Trung, vua Cảnh Thịnh và tấm bia mộ tổ dòng họ Tây Sơn. Ngoài ra còn có các bước
tranh ảnh tái hiện lịch cuộc khởi nghĩa Tây Sơn như: Vùng Tây Sơn thương đạo (căn
cứ đại nhà Tây Sơn), trận đánh thành Qui Nhơn, trận thành Gia Định, trận Gạch Gầm
- Xoài Mút, lật đổ chúa trịnh,…

* Đôi nét về tỉnh Gia Lai


Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở phía bắc khu vực Tây Nguyên, miền Trung
của Việt Nam. Về nông nghiệp chủ yếu trồng các cây công nghiệp tạo nên những đồi
chè, rừng cao su, cà phê trên đất đỏ bazan.
Về công nghiệp, Gia lai là vùng tiềm năng về thủy điện rất lớn với trữ năng
khoảng 10 – 11 tỷ kW với công suất lắp máy 1.500 MWh. Vùng ngoài 4 công trình
thủy điện lớn có công suất lắp máy khoảng 1.400 MW, còn có 85 công trình thủy điện
nhỏ với công suất 80.200 kW phân bố khá đều khắp của tỉnh giúp tạo điều kiện cho
phát triển sản xuất kinh tế.
Về dịch vụ vùng đang cố xu thế phát triển cơ sở hạ tầng liên kết vùng đang là
ngọn gió mới ở đây. Gia Lai với tiềm năng du lịch đa dạng, phong phú với các vùng
núi, cao nguyên đồng hành là những cánh rừng nguyên sinh hùng vĩ với hệ động thực
vật phong phú. Cùng với đó là những danh lanh thắng cảnh nổi tiếng như  Biển
Hồ (hay Hồ T'Nưng) là một thắng cảnh nổi tiếng, ngoài ra có chùa Minh Thành (Gia
Lai),…
Về văn hóa, Gia Lai còn có nền văn hoá lâu đời của đồng bào dân tộc, chủ yếu
là dân tộc Gia Rai và Ba Na thể hiện qua kiến trúc nhà rông, nhà sàn, nhà mồ, qua lễ
hội truyền thống, qua y phục và nhạc cụ của họ. Đặc trưng nhạc cụ của các dân tộc
thiểu số trong vùng là cồng chiêng. Các lễ hội như lễ hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới, lễ
bỏ mả,... Ngoài ra, tỉnh còn có các món đặc sản như rượu cần, cơm cháy - rượu nếp,

2.9.2 Thủy điện Ialy


Ảnh: Vị trí thủy điện Ialy

Ảnh cồng thủy điện IALY


Vị trí địa lý: Cổng chính vào nhà máy và các tuyến công trình đầu mối (tràn xả
lũ, đập dâng) thuộc địa bàn xã Ialy, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai. Công trình được
khởi công ngày 04/11/1993 và hòa lưới quốc gia tổ máy đầu tiên vào ngày 12/5/2000.
Đến ngày 27/4/2002 khánh thành nhà máy với công suất được lắp đặt 4 tổ máy với
tổng công suất thiết kế 720MW.
Nằm trong hệ thống bậc thang Sê san. Sản lượng điện bình quân theo thiết kế: 3
tỷ 680 triệu kWh/năm. Thủy điện Ialy là công trình lớn nhất trong hệ thống bậc thang
thủy điện trên sông Sê san. Phần lớn các hạng mục của công trình được xây dựng
ngầm trong lòng núi. Điềm tham quan đặc sắc tại thủy điện bao gồm:
Trần xả lũ và đạp dâng
Tràn xả lũ gồm 6 cửa van cung, mỗi cửa rộng 15m, có chức năng như tên gọi là
xả nước vào mùa lũ.
Đập dâng dài 1.190m, cao 69m, thân đập được thiết kế hình vòng cung vừa đạt
hiệu quả kỹ thuật vừa giữ được hình dáng thác Ialy.
Gian máy ngầm là nơi đặt 4 tổ máy trong đường hầm có chiều dài hơn 600m
xuyên qua lòng núi. Tại cao trình 309m, gian máy ngầm là khoảng không gian rộng,
mát mẻ bởi hệ thống quạt thông hút gió. Bốn tổ máy cùng hệ thống công nghệ đồ sộ
được đặt ở đây.
2.9.3 Núi lửa Chư Đăng Ya
Ảnh: Ví trí núi lửa Chư Đăng Ya
Núi lửa Chư Đăng Ya nằm ở làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, Huyện Chư
Pah. Trên quãng đường lên núi sẽ bắt gặp các rẫy nông nghiệp của người dân như củ
chuối (dong giềng), khoai lang, ngô, bí đỏ… Nét đặc sắc thu hút du lịch núi là vào
tháng 11 hằng năm là mùa hoa dã quỳ vàng rực hai bên bờ dẫn đến chân núi tới miệng
núi lửa tô lên một sáng vàng cho cảnh rừng hoang sơ Chư Đăng Ya thêm ấn tượng.
Trên đường lên núi chúng ta sẽ bắt gặp “đá nhẹ” một trong dấu vết còn sót lại của núi
lửa còn hoạt động.

Ảnh: Cây dong giềng (bên trái) và đá “nhẹ” bên phải tại núi lửa Chưa Đăng Ya

You might also like