Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I MÔN ĐỊA LÝ KHỐI 11

Câu 1. Nước công nghiệp mới là những nước đang phát triển đã trải qua quá trình
A. chuyên môn hoá và đạt được trình độ phát triển sản xuất nhất định.
B. đô thị hoá và đạt được trình độ phát triển xã hội nhất định.
C. công nghiệp hoá và đạt được trình độ phát triển công nghiệp nhất định.
D. hợp tác hoá và đạt được trình độ phát triển công nghiệp nhất định.
Câu 2. Nguyên nhân cơ bản tạo nên sự khác biệt về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giữa nhóm nước
phát triển và đang phát triển là
A. trình độ phát triển kinh tế. B. vị trí địa lí và tài nguyên.
C. thành phần dân cư và chủng tộc. D. dân số và nguồn lao động.
Câu 3. Cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nước phát triển có đặc điểm là
A. khu vực II rất cao, khu vực I và III thấp B. khu vực I rất thấp, khu vực III rất cao.
C. khu vực I rất thấp, khu vực II và III cao. D. khu vực I và III cao, khu vực II thấp.
Câu 4. Một trong những đặc điểm của các nước đang phát triển là
A. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức cao, nợ nước ngoài nhiều.
B. GDP bình quân đầu người cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
C. GDP bình quân đầu người thấp, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
D. năng suất lao động xã hội cao, chỉ số HDI ở mức thấp, nợ nước ngoài nhiều.
Câu 5. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại được tiến hành vào thời gian
A. giữa thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. B. cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI.
C. cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX D. giữa thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI.
Câu 6. Bốn công nghệ trụ cột của cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là
A. công nghệ vật lí, công nghệ hóa học, công nghệ sinh học, công nghệ năng lượng.
B. công nghệ vật lí, công nghệ điện tử, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.
C. công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
D. công nghệ hóa học, công nghệ vật liệu, công nghệ năng lượng, công nghệ thông tin.
Câu 7. Các hoạt động nào sau đây đang có sức hút lớn đầu tư nước ngoài?
A. Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. B. Du lịch, nông nghiệp sạch, y tế.
C. Nông nghiệp, giáo dục, thể thao. D. Văn hoá, khoa học, giáo dục.
Câu 8. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực hình thành không phải dựa trên cơ sở
A. những quốc gia có chung mục tiêu, lợi ích phát triển.
B. những quốc gia có nét tương đồng về địa lí.
C. những quốc gia có tương đồng về văn hóa, xã hội.

1
D. các đảng cầm quyền có chung mục tiêu, lí tưởng.
Câu 9. Tổ chức liên kết kinh tế khu vực mà Việt Nam đã tham gia là
A. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
B. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
C. Liên minh châu Âu.
D. Thị trường chung Nam Mĩ.
Câu 10. Dân số thế giới tăng nhanh đã làm cho
A. giáo dục và y tế được phát triển.
B. chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện.
C. kinh tế thế giới tăng trưởng nhanh.
D. tài nguyên suy giảm và môi trường ô nhiễm.
Câu 11. Biểu hiện rõ rệt của già hoá dân số là
A. tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao. B. tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi ngày càng thấp.
C. tuổi thọ của dân số ngày càng tăng. D. tốc độ gia tăng dân số hàng năm thấp.
Câu 12. Dân số già hóa sẽ làm gia tăng
A. chi phí giáo dục - đào tạo, dạy nghề, hướng nghiệp.
B. áp lực lên vấn đề sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường.
C. chi phí phúc lợi xã hội.
D. tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm.
Câu 13. Cơ cấu dân số trẻ gây ra hậu quả tiêu cực là
A. chi phí về phúc lợi xã hội lớn. B. tạo nguồn lao động dồi dào.
C. có thị trường tiêu thụ rộng lớn. D. gây áp lực lớn về giải quyết việc làm.
Câu 14. Nguyên nhân chính làm suy giảm đa dạng sinh vật hiện nay là
A. cháy rừng. B. ô nhiễm môi trường.
C. Trái Đất nóng dần lên. D. con người khai thác quá mức.
Câu 15. Nguyên nhân chủ yếu làm nguồn nước ngọt ở nhiều nơi trên thế giới hiện bị ô nhiễm nặng nề là
A. nước xả thải từ các công trình thủy điện. B. khai thác và vận chuyển dầu mỏ.
C. chất thải công nghiệp chưa qua xử lí. D. chất thải trong sản xuất nông nghiệp.
Câu 16. Hậu quả của sự suy giảm đa dạng sinh học là
A. nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng.
B. động đất, núi lửa ngày càng nhiều.
C. nước biển ngày càng dâng cao, bão ngày càng nhiều.
D. mất đi nhiều loài sinh vật, các nguồn gen quý hiếm.

2
Câu 17. Nguyên nhân chính làm cho hoang mạc, bán hoang mạc và xavan là cảnh quan phổ biến ở châu Phi

A. khí hậu khô nóng. B. hình dạng khối lớn.
C. địa hình cao. D. các dòng biển lạnh chạy ven bờ.
Câu 18. Dân số châu Phi tăng nhanh là do
A. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên cao. B. tỉ suất gia tăng cơ giới lớn.
C. tỉ suất tử thô rất thấp. D. quy mô dân số đông nhất thế giới.
Câu 19. Hậu quả nặng nề của việc khai thác khoáng sản quá mức ở châu Phi là
A. xuất khẩu bị hạn chế, gây khó khăn cho cải cách ruộng đất.
B. khoáng sản cạn kiệt, môi trường bị tàn phá.
C. môi trường bị tàn phá, gây khó khăn cho chuyển dịch kinh tế.
D. gia tăng khoảng cách giàu nghèo, tài nguyên bị lãng phí.
Câu 20. Để phát triên nông nghiệp, giải pháp cấp bách đối với đa số các quốc gia ở châu Phi là
A. mở rộng mô hình sản xuất quảng canh.
B. tạo ra các giống cây có thể chịu được khô hạn.
C. áp dụng các biện pháp thủy lợi để hạn chế khô hạn.
D. khai hoang để mở rộng diện tích đất trồng trọt.
Câu 21. Những thách thức lớn đối với châu Phi hiện nay là
A. trình độ dân trí thấp, đói nghèo, bệnh tật, xung đột vũ trang.
B. tài nguyên khoáng sản khó khai thác.
C. cạn kiệt tài nguyên, thiếu lực lượng lao động.
D. già hoá dân số, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp.
Câu 22. Dân cư Mĩ La tinh có đặc điểm
A. gia tăng dân số thấp. B. tỉ lệ dân thành thị cao.
C. tỉ suất nhập cư lớn. D. dân số đang già hoá nhanh.
Câu 23. Tài nguyên đất, khí hậu của Mĩ La tinh thuận lợi cho phát triển
A. trồng lương thực và các loại cây ăn quả nhiệt đới.
B. chăn nuôi đại gia súc, trồng cây công nghiệp và ăn quả nhiệt đới.
C. chăn nuôi gia cầm, trồng cây công nghiệp hàng năm.
D. trồng cây hoa màu lương thực, chăn nuôi đại gia súc.
Câu 24. Vấn đề xã hội nổi bật hiện nay ở Mĩ La tinh là
A. khó bảo tồn nền văn hóa Mĩ La tinh độc đáo.
B. thu nhập bình quân theo đầu người chưa cao.

3
C. chênh lệch giàu nghèo lớn giữa các nhóm dân cư.
D. phần lớn đất canh tác nằm trong tay chủ trang trại.
Câu 25. Các nước Mĩ La tinh giành độc lập khá sớm nhưng nền kinh tế phát triển chậm, không phải do
A. duy trì cơ cấu xã hội phong kiến trong thời gian dài.
B. hạn chế về tài nguyên, thiếu ý thức vươn lên xóa đói giảm nghèo.
C. chưa xây dựng được đường lối phát triển kinh tế - xã hội độc lập, tự chủ.
D. các thế lực bảo thủ Thiên Chúa giáo tiếp tục cản trở.
Câu 26. Mĩ La tinh có tỉ lệ dân cư đô thị rất cao (gần 79% - năm 2013), nguyên nhân chủ yếu là do
A. dân nghèo không có ruộng kéo ra thành phố tìm việc làm.
B. xung đột ở các vùng nông thôn.
C. công nghiệp phát triển với tốc độ nhanh.
D. khu vực dịch vụ ở đây rất phát triển.
Câu 27. Gần đây, tình hình kinh tế nhiều nước Mĩ Latinh có chuyển biến tích cực không phải nhờ
A. tập trung củng cố bộ máy nhà nước, cải cách kinh tế.
B. quốc hữu hóa một số ngành kinh tế, phát triển giáo dục.
C. thực hiện công nghiệp hóa, tăng cường hợp tác, buôn bán với nước ngoài.
D. quân sự hóa bộ máy nhà nước để tăng hiệu quả lãnh đạo.
Câu 28. Tài nguyên giàu có nhất ở Tây Nam Á là
A. dầu mỏ. B. kim cương. C. quặng sắt. D. than đá.
Câu 29. Phát biểu nào sau đây không đúng với Tây Nam Á?
A. Là khu vực khá ổn định về chính trị, xã hội.
B. Là nơi ra đời của nhiều tôn giáo có ảnh hưởng lớn trên thế giới.
C. Thời cổ đại xuất hiện nhiều quốc gia có nền văn minh rực rỡ.
D. Ngày nay phần lớn dân cư theo đạo Hồi.
Câu 30. Nội dung nào biểu hiện rõ nhất vị trí chiến lược của khu vực Tây Nam Á?
A. Có đường chí tuyến Bắc chạy qua.
B. Giáp với nhiều biển và đại dương.
C. Nằm ở ngã ba của ba châu lục: Á, Âu, Phi.
D. Có vịnh Pec - xich - nơi tập trung nhiều mỏ dầu của thế giới.
Câu 31. Sự mất ổn định ở Tây Nam Á hiện nay bắt nguồn chủ yếu từ
A. những phân tử cực đoan của các tôn giáo, giáo phái.
B. các nhà nước khác nhau về thể chế chính trị.
C. sự phân hoá giàu - nghèo sâu sắc.

4
D. trên phạm vi nhỏ bé lại có nhiều quốc gia, dân tộc.
Câu 32. Về mặt tự nhiên, khu vực Tây Nam Á và Trung Á đều có đặc điểm
A. khí hậu khô hạn, có tiềm năng lớn về dầu mỏ và khí tự nhiên.
B. khí hậu nóng ẩm, giàu tài nguyên thủy sản.
C. khí hậu lạnh và có nhiều đầm lầy.
D. nằm ở vĩ độ cao.
Câu 33. Đặc điểm nổi bật về tự nhiên và xã hội của khu vực Tây Nam Á không phải là
A. có nền văn minh rực rỡ, phần lớn dân cư theo đạo Hồi.
B. vị trí trung gian của 3 châu lục Á - Âu - Phi.
C. có mật độ dân cư vào loại cao nhất thế giới.
D. dầu mỏ ở nhiều nơi, tập trung nhiều ở vùng vịnh Pec-xích.
Câu 34. Loại tài nguyên khoáng sản có ở hầu hết các nước Trung Á là
A. u-ra-ni-um, than nâu, sắt. B. bôxit, khí tự nhiên và sắt.
C. dầu mỏ, khí tự nhiên và than đá. D. than đá, sắt và phốt phát.
Câu 35. Nguyên nhân sâu xa dẫn tới việc Tây Nam Á trở thành nơi cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường
quốc là
A. tài nguyên khoáng sản và dân cư đông đúc.
B. nguồn dầu mỏ và vị trí địa lí mang tính chiến lược.
C. đạo Hồi có ảnh hưởng rất sâu rộng trong khu vực.
D. từng có nền văn minh Lưỡng Hà cổ đại phát triển rực rỡ.
Câu 36. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của Hoa Kì?
A. nằm trên lục địa Bắc Mĩ. B. thuộc bán cầu Đông.
C. giáp Đại Tây Dương và Thái Bình Dương. D. tiếp giáp Ca-na-đa và khu vực Mĩ La tinh.
Câu 37. Trên thế giới, diện tích lãnh thổ Hoa Kì đứng thứ
A. nhất. B. hai. C. ba. D. tư.
Câu 38. Vùng phía Đông Hoa Kì bao gồm
A. đồng bằng trung tâm và vùng gò đồi thấp.
B. vùng núi Coóc-đi-e và lòng chảo Mi-xi-xi-pi.
C. dãy núi già A-pa-lat và các đồng bằng ven Thái Bình Dương.
D. dãy núi già A-pa-lat và các đồng bằng ven Đại Tây Dương.
Câu 39. Vùng Trung tâm Hoa Kì có
A. dãy A-pa-lat với độ cao trung bình, sườn thoải.
B. trữ năng thủy điện và diện tích rừng tương đối lớn.

5
C. đồng bằng phù sa do sông Mi-xi-xi-pi bồi đắp.
D. than đá, quặng sắt trữ lượng lớn, nằm lộ thiên, dễ khai thác.
Câu 40. Vùng phía Tây Hoa Kì bao gồm
A. đồng bằng phù sa sông Mi-xi-xi-pi màu mỡ thuận lợi cho nông nghiệp.
B. dãy núi già A-pa-lat và các đồng bằng phù sa ven Đại Tây Dương.
C. khu vực gò đôi thấp và các đồng cỏ rộng.
D. các dãy núi trẻ cao trung bình trên 2000m, xen giữa là các bồn địa và cao nguyên.
Câu 41. Sự thay đổi dân số Hoa Kì từ năm 1950 đến nay không có đặc điểm
A. nhóm dân cư dưới 15 tuổi giảm. B. tỉ suất tăng dân số tự nhiên tăng.
C. nhóm dân cư trên 65 tuổi tăng. D. tuổi thọ trung bình dân số tăng.
Câu 42. Than đá và quặng sắt có trữ lượng rất lớn của Hoa Kì tập trung chủ yếu ở
A. vùng phía Đông và vùng Trung tâm. B. vùng phía Tây và vùng Trung tâm.
C. vùng phía Đông và quần đảo Ha-oai. D. vùng Trung tâm và bán đảo A-la-xca.
Câu 43. Phát biểu nào sau đây không đúng với dân cư Hoa Kì hiện nay?
A. Dân số tăng nhanh nhờ nhiều vào nhập cư.
B. Quy mô số dân đứng thứ ba thế giới.
C. Dân nhập cư đa số là người châu Á.
D. Dân nhập cư đa số là người châu Âu và Mĩ Latinh.
Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN CỦA HOA KÌ QUA CÁC NĂM
(Đơn vị: triệu người)
Năm 1800 1880 1900 1980 2005 2015 2018

Số dân 5 50 76 229,6 296,5 321,8 327,2

Dựa vào bảng số liệu, trả lời câu hỏi 44 và 45:


Câu 44. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô dân số của Hoa Kì trong giai đoạn 1800 - 2018 là biểu đồ
A. tròn. B. đường.
C. cột. D. kết hợp.
Câu 45. Sự biến động dân số của Hoa Kì trong giai đoạn 1800 - 2018 có đặc điểm
A. liên tục giảm. B. tăng chậm và không đồng đều.
C. lúc tăng, lúc giảm. D. liên tục tăng và tăng nhanh.
Câu 46. Dân cư Hoa Kì hiện nay đang có xu hướng di chuyển từ các bang vùng Đông Bắc đến các bang phía
A. bắc và ven bờ Thái Bình Dương. B. tây và dải đồng bằng sông Mi-xi-xi-pi.

6
C. nam và ven bờ Đại Tây Dương. D. nam và ven bờ Thái Bình Dương.
Câu 47. Người nhập cư đã đem lại cho Hoa Kì ý nghĩa kinh tế lớn là
A. một nền văn hoá ngày càng phong phú. B. nguồn lao động có trình độ cao.
C. sự gia tăng cơ học của dân số cao. D. thành phần chủng tộc đa dạng.
Câu 48. Dân số Hoa Kì tăng nhanh một phần quan trọng là do
A. tỉ suất gia tăng tự nhiên cao. B. nhập cư.
C. cơ cấu dân số trẻ. D. tỉ suất sinh cao
Câu 49. Ngoại thương của Hoa Kì không có đặc điểm
A. có giá trị xuất siêu rất lớn. B. tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu lớn.
C. chiếm tỉ trọng lớn trong GDP. D. giá trị nhập siêu ngày càng tăng.
Câu 50. Ngành công nghiệp chiếm phần lớn giá trị hàng xuất khẩu của ở Hoa Kì là
A. khai khoáng. B. đóng tàu. C. chế biến. D. năng lượng.
Câu 51. Thuận lợi chủ yếu để phát triển kinh tế của Hoa Kì không phải là
A. tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B. nguồn lao động kĩ thuật dồi dào.
C. là nước tư bản phát triển sớm nhất nên tích lũy được nhiều kinh nghiệm.
D. không bị tàn phá bởi các cuộc đại chiến thế giới.
Câu 52. Các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì hiện nay chủ yếu tập trung ở vùng
A. Đông Bắc. B. ven vịnh Mê-hi-cô.
C. ven Thái Bình Dương. D. giáp biên giới Mê-hi-cô.
Câu 53. Sự chuyển dịch trong nông nghiệp của Hoa Kì không phải là
A. đẩy mạnh tính chuyên canh trong nông nghiệp.
B. hoạt động thuần nông ngày càng giảm.
C. hoạt động dịch vụ nông nghiệp ngày càng tăng.
D. đa dạng hóa nông sản trên cùng một lãnh thổ.
Câu 54. Phát biểu nào sau đây không đúng với kinh tế Hoa Kì?
A. Tổng thu nhập cao nhất thế giới.
B. Liên tục xuất siêu và xuất siêu ngày càng tăng.
C. Nông nghiệp đứng đầu thế giới.
D. GDP bình quân đầu người cao.
Câu 55. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của Hoa Kì thay đổi theo hướng
A. giảm ngành truyền thống, tăng ngành hiện đại.
B. tăng ngành khai thác, tăng ngành chế biến.

7
C. tăng ngành khai thác, giảm ngành chế biến.
D. giảm ngành hiện đại, tăng ngành truyền thống.
Câu 56. Vùng phía Nam và ven Thái Bình Dương là nơi tập trung các ngành công nghiệp
A. luyện kim, hàng không - vũ trụ, điện tử, đóng tàu.
B. chế tạo ô tô, hóa chất, dệt, cơ khí, điện tử, viễn thông.
C. hoá dầu, hàng không - vũ trụ, cơ khí, điện tử, viễn thông.
D. dệt, hàng không - vũ trụ, luyện kim, cơ khí, viễn thông.
Câu 57. Hoa Kì không phải là nước xuất khẩu nhiều
A. ngô. B. lúa mì. C. đỗ tương. D. cao su.
Câu 58. Hiện nay sản xuất công nghiệp cùa Hoa Kì đang mở rộng sang vùng
A. phía Đông Nam và ven vịnh Mê-hi-cô. B. trung tâm và ven Thái Bình Dương.
C. phía Nam và ven Thái Bình Dương. D. biên giới Ca-na-đa và Mê-hi-cô.
Cho bảng số liệu
GDP CỦA THẾ GIỚI, HOA KÌ VÀ MỘT SỐ CHÂU LỤC KHÁC NĂM 2014
(Đơn vị: tỉ USD)
Lãnh thổ GDP
Thế giới 78037,1
Hoa Kì 17348,1
Châu Âu 21896,9
Châu Á 26501,4
Châu Phi 2475,0
Dựa vào bảng số liệu, trả lời các câu hỏi 59, 60:
Câu 59. Năm 2014, GDP của Hoa Kì chiếm
A. 25,8% của thế giới. B. 28,5% của thế giới.
C. 22,2% của thế giới. D. 33,9% của thế giới.
Câu 60. Năm 2014, GDP của Hoa Kì lớn hơn châu Phi khoảng
A. 4 lần. B. 5 lần. C. 6 lần. D. 7 lần.
Câu 61. Nền sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì không có đặc điểm
A. sản xuất theo hướng đa dạng hoá nông sản trên cùng một lãnh thổ.
B. nền nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới.
C. giảm tỉ trọng hoạt động thuần nông, tăng tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp.
D. sản xuất nông nghiệp chủ yếu cung cấp cho nhu cầu trong nước.
Câu 62. Đặc điểm chung của nền kinh tế Hoa Kì là

8
A. có quy mô khá lớn, nền kinh tế thị trường điển hình, nông nghiệp đứng hàng đầu thế giới.
B. công nghiệp rất phát triển, tính chuyên môn hóa rõ rệt, sức mua của dân cư lớn.
C. có quy mô lớn, chuyên môn hóa cao, là nền kinh tế thị trường điển hình.
D. phát triển mạnh cả 3 khu vực, khu vực 1 hiện có xu hướng tăng tỉ trọng.
Câu 63. Cộng đồng châu Âu (EC) được đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU) vào năm
A. 1951. B. 1967. C. 1957. D. 1993.
Câu 64. Sau sự kiện Brexit (2016), nước nào sao đây sẽ rời khỏi EU?
A. Pháp. B. Anh. C. Đức. D. Hà Lan.
Câu 65. Đặc điểm nào sau đây không đúng với EU?
A. Là liên kết khu vực có sự phát triển thiếu ổn định.
B. Là một trung tâm kinh tế lớn trên thế giới.
C. Là liên kết khu vực có nhiều quốc gia nhất thế giới.
D. Là tổ chức thương mại hàng đầu thế giới.
Câu 66. Cộng đồng Kinh tế châu Âu (tiền thân của EU ngày nay) được ra đời vào năm
A. 1951. B. 1958. C. 1957. D. 1967.
Câu 67. Cộng đồng châu Âu được thành lập trên cơ sở hợp nhất Cộng đồng than và thép châu Âu, Cộng đồng
kinh tế châu Âu, Cộng đồng nguyên tử châu Âu vào năm
A. 1951. B. 1958. C. 1957. D. 1967.
Câu 68. Mục đích của EU không phải là xây dựng, phát triển một khu vực
A. hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, nội vụ, an ninh, đối ngoại.
B. thống nhất cao về các giá trị văn hóa, xóa bỏ khác biệt về bản sắc dân tộc.
C. tự do lưu thông hàng hóa và dịch vụ.
D. tự do lưu thông con người và tiền vốn.
Câu 69. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thị trường chung châu Âu?
A. Quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề của mọi công dân được đảm bảo.
B. Các dịch vụ như vận tải, thông tin liên lạc, ngân hàng, kiểm toán, du lịch,... được tự do lưu thông phát
triển.
C. Các nước EU có chính sách thương mại chung buôn bán với ngoài khối.
D. Sản phẩm của một nước thành viên khi buôn bán trong toàn thị trường chung chỉ phải chịu một mức thuê
giá trị gia tăng nhỏ, rất hợp lí.
Câu 70. Tự do lưu thông ở Thị trường chung châu Âu bao gồm tự do
A. dịch vụ, tiền vốn, chọn nơi làm việc, ngôn luận.
B. tiền vốn, con người, dịch vụ, hợp tác nghiên cứu và sản xuất.

9
C. con người, hàng hóa, truyền thông, cư trú.
D. di chuyển, lưu thông dịch vụ, lưu thông hàng hóa, lưu thông tiền vốn.
Câu 71. Tự do di chuyển bao gồm
A. tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.
B. tự do đi lại, cư trú, dịch vụ vận tải và thông tin liên lạc.
C. tự do cư trú, lựa chọn nơi làm việc, sản xuất.
D. tự do đi lại, cư trú, dịch vụ lưu thông tiền vốn.
Câu 72. Đặc điểm nào sau đây không đúng với thị trường chung châu Âu?
A. Các nước EU có chung một chính sách thương mại buôn bán với ngoài khối.
B. Quyền tự do đi lại, cư trú, chọn nghề của mọi công dân được đảm bảo.
C. Công dân nước nào thì chỉ được mở tài khoản thanh toán tại một ngân hàng ở nước đó.
D. Sản phẩm của một nước được tự do buôn bán trong toàn thị trường chung.
Câu 73. Tự do di chuyển bao gồm tự do
A. cư trú, lựa chọn nơi làm việc, dịch vụ kiểm toán.
B. đi lại, cư trú, dịch vụ vận tải.
C. đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.
D. đi lại, cư trú, dịch vụ.
Câu 74. Tự do lưu thông hàng hoá là
A. tự do đối với các dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc.
B. các hạn chế đối với giao dịch thanh toán được bãi bỏ.
C. tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.
D. hàng hoá của mỗi nước buôn bán trong toàn khối không phải chịu thuế giá trị gia tăng.
Câu 75. Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là
A. tăng thêm tiềm lực và khả năng cạnh tranh kinh tế của toàn khối.
B. duy trì được sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước trong khối.
C. tăng thêm nhu cầu trao đổi, buôn bán hàng hoá giữa các nước.
D. quy mô diện tích và số dân của toàn khối được tăng lên.
Câu 76. Tự do lưu thông tiền vốn trong EU không phải là việc
A. nhà đầu tư dễ dàng mở tài khoản tại các nước EU khác.
B. các hạn chế đối với giao dịch thanh toán được bãi bỏ.
C. bỏ thuế giá trị gia tăng hàng hoá trao đổi giữa các nước.
D. các nhà đầu tư có thể chọn nơi đầu tư có lợi nhất.
Câu 77. Hoạt động nào sau đây không thể hiện sự hợp tác trong sản xuất và dịch vụ của EU?

10
A. Cùng hợp tác sản xuất máy bay E-bớt.
B. Đường hầm giao thông dưới biển Măng-sơ.
C. Sử dụng đồng tiền chung của EU.
D. Tự do đi lại, cư trú, lựa chọn nơi làm việc.
Câu 78. Trong liên kết vùng không có hoạt động nào sau đây?
A. Đi sang nước láng giềng làm việc trong ngày.
B. Các trường đại học tổ chức khoá đào tạo chung.
C. Tổ chức các hoạt động chính trị.
D. Xuất bản ấn phẩm với nhiều thứ tiếng.
Câu 79. Phát biểu nào sau đây không đúng với liên kết vùng Ma-xơ Rai-nơ?
A. Xuất bản tạp chí tiếng Đức dùng chung cho 3 nước.
B. Khu vực tự do về hàng hoá, công việc, đi lại.
C. Nằm ở khu vực biên giới của Hà Lan, Đức, Bỉ.
D. Các con đường xuyên biên giới được xây dựng.
Câu 80. Liên kết vùng ở châu Âu là thuật ngữ để chỉ một khu vực
A. nằm ở phạm vi cách biên giới ngoài cùng của EU từ 5 đến 10 km.
B. biên giới của EU.
C. nằm ở trung tâm mỗi nước của EU.
D. là biên giới chung của ít nhất 3 nước thuộc EU.
Câu 81. Một trong những thuận lợi của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu là
A. tăng cường tự do lưu thông về con người, dịch vụ, hàng hoá và tiền vốn.
B. tăng thuế cho các nước thành viên khi lưu thông hàng hoá, dịch vụ.
C. tăng cường vai trò của từng quốc gia khi buôn bán với các nước ngoài khối.
D. tăng thuế giá trị gia tăng khi lưu thông hàng hoá, tiền tệ và dịch vụ.
Câu 82. EU trở thành trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới là do
A. tạo được thị trường chung và sử dụng đồng tiền chung.
B. có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu thế giới.
C. có nhiều quốc gia thành viên.
D. diện tích lớn, dân số đông.
Câu 83. Bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển hiện nay là
A. Anh. B. EU. C. Nhật Bản D. Hoa Kì.

Câu 84: Liên bang Nga không phải là một đất nước có
A. đường biên giới xấp xỉ chiều dài đường Xích đạo
11
B. giáp nhiều biển và đại dương lớn
C. lãnh thổ nằm hoàn toàn ở châu Âu
D. chiều đông – tây trải dài trên 11 múi giờ
Câu 85: Sông được coi là ranh giới tự nhiên giữa phần phía đông và phần phía Tây Liên bang Nga là
A. Ô-bi B. E-nit -xây C. Von-ga D. Lê-na
Câu 86: Lãnh thổ của Liên bang Nga
A. nằm hoàn toàn ở châu Âu B. giáp Ấn Độ Dương
C. giáp Đại Tây Dương D. có diện tích lớn nhất thế giới
Câu 87: Rừng ở Liên bang Nga chủ yếu là rừng lá kim vì đại bộ phận lãnh thổ
A. nằm trong vành đai ôn đới B. là đồng bằng
C. có khí hậu cận nhiệt và ôn đới D. là đầm lầy
Câu 88: Đặc điểm tự nhiên của phần phía Đông nước Nga là
A. nhiều đồng bằng phù sa châu thổ sông B. có nhiều đồi thấp và đầm lầy
C. phần lớn là đồng bằng và vùng trũng D. phần lớn là núi và cao nguyên
Câu 89: Đặc điểm nào sau đây đúng với phần phía Tây của nước Nga?
A. Phần lớn là đồi trung du tương đối cao B. Có nguồn khoáng sản và lâm sản lớn
C. Đại bộ phận là đồng bằng và vùng trũng D. Có nguồn trữ năng thủy điện lớn
Câu 90: Một đặc điểm cơ bản của địa hình nước Nga là
A. cao ở phía đông, thấp về phía tây B. cao phía tây, thấp về phía đông
C. cao ở phía bắc, thấp về phía nam D. cao ở phía nam, thấp về phía bắc
Câu 91: Nơi có nhiều thuận lợi cho trồng cây lương thực của Nga là
A. đồng bằng Tây Xi-bia B. vùng Trung Xi-bia
C. đồng bằng Đông Âu D. phần phía Đông
Câu 92: Dãy U-ran được xem là ranh giới tự nhiên của
A. hai châu lục Á - Â u trên lãnh thổ Liên bang Nga
B. đồng bằng Tây Xi-bia và cao nguyên Trung Xi-bia
C. phần lãnh thổ phía Đông và phần lãnh thổ phía Tây
D. Liên bang Nga và các nước cộng hòa phía tây thuộc Liên bang Xô viết cũ
12
Câu 93: Tài nguyên khoáng sản của Liên bang Nga có nhiều thuận lợi cho phát triển những ngành
công nghiệp nào sau đây?
A. năng lượng, luyện kim, hoá chất B. năng lượng, luyện kim, đóng tàu
C. năng lượng, luyện kim, vật liệu xây dựng D. năng lượng, luyện kim, dệt
Câu 94: Thập niên 90 của thế kỉ XX và đầu những năm 2000, dân số Liên bang Nga bị giảm đi, chủ
yếu là do
A. tỉ suất gia tăng tự nhiên dân số âm và nhập cư ít
B. tỉ suất sinh thấp, tỉ suất tử thấp, người nhập cư ít
C. tỉ suất gia tăng tự nhiên dân số âm và xuất cư nhiều
D. tỉ suất tử cao và số di cư nhiều
Cho bảng số liệu:
SỐ DÂN CỦA LIÊN BANG NGA QUA CÁC NĂM

(Đơn vị: triệu người)

Năm 1991 1995 2000 2005 2010 2015

Số dân 148,3 147,8 145,6 143,0 143,2 144,3

Dựa vào bảng số liệu và sự hiểu biết của mình để trả lời các câu hỏi 95 và 96:
Câu 95: Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Từ năm 1991 đến năm 2015, dân số Liên bang Nga liên tục giảm
B. Từ năm 1991 đến năm 2015, dân số Liên bang Nga giảm 4 triệu người
C. Từ năm 1991 đến năm 2015, dân số Liên bang Nga tăng thêm 4 triệu người
D. Từ năm 1991 đến năm 2015, dân số Liên bang Nga liên tục tăng
Câu 96: Dân số Liên bang Nga giảm là do
A. gia tăng dân số tự nhiên thấp
B. gia tăng dân số không thay đổi qua các thời kì
C. gia tăng dân số tự nhiên có tỉ suất âm và do di cư
D. số trẻ sinh ra hằng năm nhiều hơn số người chết của năm đó
Câu 97: Nhận xét đúng nhất về sự phân bố dân cư của nước Nga là
13
A. tập trung cao ở phía bắc và nam, thưa thớt ở phía đông và tây
B. tập trung cao ở phía tây và nam, thưa thớt ở phía đông và bắc
C. tập trung cao ở phía đông và tây, thưa thớt ở phía nam và bắc
D. tập trung cao ở phía bắc và phía đông, thưa thớt ở phía tây và nam
Câu 98: Đại bộ phận dân cư Liên bang Nga tập trung ở
A. phần phía Tây B. phần phía Đông
C. phần lãnh thổ thuộc châu Á. D. phần lãnh thổ thuộc châu Âu
Câu 99: Sự phân bố dân cư không đều theo lãnh thổ của Nga đã gây khó khăn cho việc
A. bảo vệ tài nguyên và việc duy trì công tác truyền thông
B. nâng cao mức sống và bảo vệ môi trường
C. sử dụng hợp lí lao động và tài nguyên thiên nhiên
D. sử dụng hợp lí lao động và bảo vệ biên giới lãnh thổ
Câu 100: Biểu hiện chứng tỏ Nga là một cường quốc văn hoá là
A. có nhiều nhà bác học thiên tài, nổi tiếng khắp thế giới
B. bản sắc văn hóa của các dân tộc Nga rất đa dạng
C. có nhiều công trình kiến trúc, văn học, nghệ thuật giá trị
D. là nước đầu tiên trên thế giới đưa con người lên vũ trụ

14

You might also like