Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

II.

Đặc điểm loại hình của Tiếng Việt:

1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp:

Vd1: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Câu hỏi: Câu trên có bao nhiêu tiếng,từ trong câu thơ trên?

Trả lời: Sao/anh/không/về/chơi/thôn/Vĩ → 7 tiếng-7 từ

Vd2: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Câu hỏi: Hãy xác định số tiếng và số từ cho 2 câu thơ trên?

Trả lời: Sóng/gợn/tràng/ giang/buồn/điệp điệp

Con/thuyền/xuôi/mái/nước/song song

→ 14 tiếng- 12 từ

Vd3: Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu,hoa bắp lay

Câu hỏi: Mỗi câu thơ có bao nhiêu tiếng? Mỗi tiếng tương ứng với bao nhiêu
từ?

Trả lời: Gió/theo/lối/gió/mây/đường/mây → 7 tiếng- 7 từ

Dòng/nước/buồn thiu/hoa/bắp/lay→ 7 tiếng-6 từ

Vd3:

Tiếng Anh Tiếng Việt


Thank you Cảm ơn, các anh
Khi phát ân đọc nối âm “k” và âm Không thể đọc cá canh, cả mơn
“y”
→Trong Tiếng Việt không có hiện tượng nối âm từ âm tiết này sang âm tiết
khác như trong Tiếng Anh

Kết luận: Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp


- Về mặt ngữ âm: + Tiếng= âm tiết

+ Không có hiện tượng nối âm

- Về mặt sử dụng: + Tiếng là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo từ,tiếng là từ

+ +Tiếng có thể là một từ đơn hoặc yếu tố cấu tạo từ


phức,từ láy, từ ghép

*Vận dụng: Bài thơ Đây thông Vĩ Dạ/trang 39 SGK Ngữ Văn 11 tập 2

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

Gió theo lối gió, mây đường mây,

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,

Có chở trăng về kịp tối nay?

Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra...

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?

Câu hỏi: Dựa vào số lượng âm tiết,hãy xác định thể loại của bài thơ trên

Trả lời: Bài thơ có 3 khổ,mỗi khổ 4 câu,mỗi câu 7 tiếng

→ Thơ 7 chữ (mỗi đoạn có thể xem như một bài tứ tuyệt)
→ Suy ra: Vậy ta có thể dựa vô số tiếng để xác định thể thơ

2. Từ không biến đổi hình thái:

Vd1: Cười người1 chớ vội cười lâu

Cười người2 hôm trước, hôm sau người3 cười

- Có mấy từ người ? 3 từ
- Chức năng ngữ pháp của những từ đó khác nhau ntn?
+ người1 và người2 là phụ ngữ ( bổ ngữ) chỉ đối tượng của động từ cười
+ người3 là chủ ngữ chỉ chủ thể của động từ cười
 Chủ ngữ: là bộ phận thứ nhất trong câu,nêu người hay sự vật làm
chủ sự việc,thường là danh từ hoặc đại từ, đôi khi tính từ hoặc động
từ cũng có khi làm chủ ngữ.Chủ ngữ có thể dùng trả lời cho câu hỏi
Ai?Cái gì?Con gì?...
 Bổ ngữ: là thành phần phụ đứng trước hoặc sau động từ hoặc tính từ
để bổ nghĩa cho động từ hay tính từ đó.
- Hãy nhận xét cách đọc và cách viết của những từ đó? Mặc dù khác
nhau về nghĩa nhưng không có sự đổi thay về cách đọc và cách viết

Vd2: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người1 chín nhớ mười mong một người2

( Tương tư- Nguyễn Bính)

Câu hỏi: Hãy xác định chức năng của các từ “ Người” trong câu thơ trên

Trả lời: Người1 là chủ ngữ,chủ thể của nhớ

Người2 là bổ ngữ, chỉ đối tượng của mong

Vd3: Tôi1 tặng anh ấy1 một cuốn sách,anh ấy2 cho tôi2 một quyển vở

- Chức năng ngữ pháp của những từ đó khác nhau ntn? Hãy nhận xét
cách đọc và cách viết của những từ đó?

+ Tôi1 là chủ ngữ, tôi2 là phụ ngữ chỉ đối tượng tiếp nhận của động từ cho

→ ngữ âm và chữ viết k có sự khác nhau


+ Anh ấy1 phụ ngữ cho động từ tặng, anh ấy2 đóng vai trò là chủ ngữ chủ thể
của hành động cho

→ các cặp từ ngữ đó chỉ khác nhau về vị trí so với động từ còn về ngữ âm và
chữ viết k bị biến đổi vẫn viết như vậy

 Câu hỏi: Các bạn hãy dịch câu ở vd 2 ra Tiếng anh?

Tôi1 tặng anh ấy1 một cuốn sách,anh ấy2 cho tôi2 một quyển vở
→ I give him a book, he gives me a notebook
Suy ra: hình thái từ của tiếng anh và tiếng việt k giống nhau. Khi mà
mình thay đổi chức năng ngữ pháp của 1 từ thì kéo theo hình thái cũng
bị biến đổi theo
I→me
him→he
Còn tiếng việt thì tôi1,tôi2 vẫn là tôi, anh ấy vẫn viết z k thay đổi
→ Tiếng Anh: khi chức năng ngữ pháp thay đổi thì hình thái từ cũng bị
biến đổi
Còn tiếng việt thì ngược lại khi chức năng ngữ pháp thay đổi thì hình
thái từ cũng k bị biến đổi
Vd3:Con ruồi đậu1 mâm xôi đậu2
Đậu1 là động từ chỉ hành động, đậu2 là danh từ, phụ ngữ của từ mâm
xôi
Vd4: Anh ấy dùng cuốc1 để cuốc2 đất
Cuốc1 là danh từ chỉ vật thể, cuốc2 là động từ chỉ hành động
→Suy ra: khi từ chuyển loại thì cũng k có sự thay đổi ngữ âm,chữ viết
Kết luận: Khi cần biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau, tiếng
trong Tiếng Việt không biến đổi hình thái.
*Vận dụng: Hãy phân tích những ngữ liệu dưới đây về mặt từ ngữ( chú
ý những từ ngữ in đậm) để chứng minh Tiếng Việt thuộc loại hinh ngôn
ngữ đơn lập
1) Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân1
Nụ tầm xuân2 nở ra cánh biếc,
Em có chồng rồi anh tiếc em thay.
→ Nụ tầm xuân1 là phụ ngữ,chỉ đối tượng của hành động hái
Nụ tầm xuân2 là chủ ngữ,chủ thể của quá trình nở
2) Thuyền ơi có nhớ bến1 chăng,
Bến2 thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.
→ Bến1 là phụ ngữ,chỉ đối tượng cho động từ nhớ
Bến2 là chủ ngữ,chủ thể của quá trình đợi
3) Yêu trẻ1,trẻ2 đến nhà; kính già1 ,già2 để tuổi cho
→ Trẻ1 là phụ ngữ,chỉ đối tượng cho động từ yêu
Trẻ2 là chủ ngữ cho động từ đến
Già1 là phụ ngữ,chỉ đối tượng cho động từ kính
Già2 là chủ ngữ cho động từ để
3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ
tự trước sau và sử dụng các hư từ:
Vd1:- Phúc chửi tôi → Tôi chửi Phúc
-Lan học giỏi hơn tôi → Tôi học giỏi hơn Lan
Suy ra: sau khi sắp xếp lại thì tạo ra những câu mới và có nghĩa khác
với những câu ban đầu
Vd2: Tôi ăn cơm → biểu thị hành động
Sắp xếp: Cơm ăn tôi/ ăn tôi cơm → vô nghĩa
→ Cùng một từ tô nhưng thay đổi vị trí ở trong câu ( ở trước vị ngữ
hoặc sau vị ngữ) thì ý nghĩa của câu cũng trở nên thay đổi hoặc vô
nghĩa.
Vậy nên trong trường hợp này ta sẽ đổi thành cách khác bằng cách sử
dụng những hư từ
Vậy thì hư từ là gì?
-Hư từ là những từ không mang ý nghĩa từ vựng, không dùng để gọi tên
(định danh) các đối tượng(sự vật, hiện tượng,hoạt động,tính
chất...)trong hiện thực khách quan.Chúng chỉ làm dấu hiệu cho một số
loại ý nghĩa ngữ pháp và ý nghĩa tình thái.
-Khi không thể đảo trật tự các từ được thì ta sử dụng các hư từ như
sau:
Tôi sắp ăn cơm
Tôi sẽ ăn cơm
Tôi vừa ăn cơm
Tôi mới ăn cơm
Tôi đã ăn cơm
Tôi đang ăn cơm
-Sắp,sẽ: diễn tả sự việc có thể xảy ra( tương lai)
-Vừa,mới,đã: diễn tả sự việc đã xảy ra( quá khứ)
-Đang:diễn tả sự việc đang xảy ra( hiện tại)
*Vận dụng: Tìm và phân tích ý nghĩa của hư từ trong các câu sau:
a) Nga đã chạy về nhà ngay sao đó
→ đã: chỉ hoạt động đã xảy ra trước đó
b) Cố gắng học tập để làm giàu cho mai sau
→ để: chỉ mục đích
c) Đã cảnh báo bao nhiêu lần rồi nhưng hôm nay nó lại tái phạm
→ lại: hành động tiếp diễn
→Suy ra: sử dụng các hư từ khác nhau thì ý nghĩa câu sẽ thay đổi.
→Kết luận: trật từ và hư từ là những phương thức ngữ pháp quan
trọng trong Tiếng Việt

You might also like