Tinh Dầu-chất Béo

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

KIỂM NGHIỆM, ĐỊNH LƯỢNG TINH DẦU TỪ DƯỢC LIỆU

1. Phát hiện tạp chất và chất giả mạo trong tinh dầu
* Dụng cụ: 3 ống nghiệm (1 ống lớn), ống đong nút mài, giấy lọc, ống nhỏ giọt
a/ Tìm nước
2ml tinh dầu mẫu + một ít CuSO4, lắc nhẹ → tinh thể CuSO4 khan màu xanh nhạt chuyển sang màu
xanh dương đậm → Kết luận: có nước trong tinh dầu
b/ Tìm các chất giả mạo tan trong nước
5ml tinh dầu mẫu vào ống đong nút mài → thêm nước đến 2/3 thể tích bình, đậy nắp lắc nhẹ → thể
tích tinh dầu giảm 0,5ml trở lên → Kết luận: tinh dầu có lẫn tạp tan trong nước
c/ Tìm ethanol
2ml tinh dầu mẫu cho vào ống nghiệm → nút miệng ống bằng bông gòn có gói tinh thể fuchsin →
đun đèn cồn → có hơi cồn, fuchsin bị tan chảy và miếng bông gòn bị nhuộm đỏ → Kết luận: tinh dầu
có lẫn cồn
d/ Tìm các chất giả mạo tan trong dầu
5ml cồn 80 cho vào ống nghiệm lớn → thêm 3ml tinh dầu mẫu, lắc kỹ → lớp dầu mỡ tách ra và chìm
xuống dưới đáy ống nghiệm → Kết luận: mẫu tinh dầu có các chất giả mạo tan trong dầu
e/ Tìm dầu mỡ hòa lẫn trong tinh dầu
Nhỏ 2 giọt mẫu tinh dầu lên giấy lọc → hơ nhanh trên bếp điện → xuất hiện vết trong mờ trên giấy
→ Kết luận: mẫu tinh dầu có lẫn dầu mỡ

2. Thử tinh khiết (xác định giới hạn tạp chất)


* Dụng cụ: bình nón nút mài, buret chuẩn độ KCl 0.5N, pipet 5ml, buret lấy tinh dầu
* Tiến hành:
 10ml tinh dầu vào bình nón nút mài 100ml

 Thêm 5 giọt methyl da cam + 4ml dd hydroxylamin hydroclorid/ethanol 60% → lắc mạnh

 Chuẩn độ bằng dd KCl 0.5N/ethanol 60%

 Chuẩn độ đến khi màu đỏ chuyển sang màu vàng bền → để yên cho tách lớp

 Đọc VKCl trên buret → Kết luận: nếu không quá 2ml thì tinh dầu đạt

(sau đó xả và tráng buret bằng nước cất 3 lần)

3. Định tính bằng SKLM


* Dụng cụ: bình nón nút mài, bản mỏng, giấy lọc, kẹp gắp, đĩa sứ, bình khai triển, ống đong 20ml
* Tiến hành:
 Hệ dung môi khai triển: n-hexan : ethyl acetat tỉ lệ 9:1 (pha 18ml : 2ml)

(dùng ống đong pha vào bình nón nút mài, lắc đều → cho vào bình khai triển)
 Cắt giấy lọc cắt thành miếng giấy vừa khổ để cho vào bình khai triển để bão hòa

(chờ giấy lọc chạy xong thì cho miếng SKLM đã chấm vào)
 Pha mẫu thử tỉ lệ 1/5 cloroform. Mẫu thử chấm vết 10 lần

 Mẫu chuẩn xin bộ môn. Mẫu chuẩn chấm vết 5 lần

 Sau khi chấm xong cho bản mỏng vào bình khai triển → khi chạy đến vạch trên lấy bản mỏng ra

 Thuốc thử phát hiện vết: Vanillin-sulfuric (VS) tỉ lệ 1:1 (pha 2ml : 2ml trong đĩa sứ)

 Nhúng úp mặt có vết xuống → lấy ra ngửa vết lên cho khô hẳn → hơ trên bếp điện xuất hiện vết

 Tính Rf → nếu Rf bằng nhau → Kết luận (vd: tinh dầu bạc hà có chứa methol)
4. Quan sát cảm quan một số tinh dầu:
- Cảm quan:
M1: tinh dầu sả: chất lỏng màu vàng, mùi chanh đặc trưng
M2: tinh dầu tràm: chất lỏng màu vàng rất nhạt, mùi thơm dịu
M3: tinh dầu bạc hà: chất lỏng màu vàng nhạt, mùi đặc biệt, hơi cay
M4: tinh dầu quế: chất lỏng màu vàng nâu, thơm hăng
M5: tinh dầu đinh hương: chất lỏng màu vàng tươi, thơm dễ chịu
- Xác định tỉ trọng của tinh dầu: 2 ống nghiệm
+ Ống 1: cho nước (khoảng 1 lóng tay) + 2 giọt tinh dầu sả, lắc nhẹ → thấy giọt tinh dầu nổi trên mặt
nước → Kết luận: tinh dầu sả có d<1
+ Ống 2: cho nước (khoảng 1 lóng tay) + 2 giọt tinh dầu quế, lắc nhẹ → thấy giọt tinh dầu chìm
xuống dưới đáy → Kết luận: tinh dầu quế có d>1
CHIẾT XUẤT, ĐỊNH TÍNH & KIỂM ĐỊNH CHẤT BÉO TỪ DƯỢC LIỆU

1. Định tính dầu béo trong tế bào thực vật


* Dụng cụ: 2 lam kính, kim mũi mác, kính hiển vi, becher, ống nhỏ giọt
* Tiến hành:
 Lấy kim mũi mác nghiền nát, cạo một ít hạt đậu phộng để lên 2 lam kính

 Lam 1: nhỏ một giọt nước vào, đậy lame → soi dưới kính hiển vi, thấy những giọt dầu béo tròn,

không màu
 Lam 2: nhỏ một giọt sudan 3 vào, đậy lame → soi dưới kính hiển vi, sẽ thấy những giọt dầu béo có

màu đỏ cam


→ Kết luận: ở tế bào thực vật dầu đậu phộng có dầu béo

2. Định tính acid arachidic trong dầu đậu phộng


* Dụng cụ: bình nón nút mài, ống đong 10ml, khăn, kẹp, ống nhỏ giọt
* Tiến hành:
 3ml dầu đậu phộng vào bình nón nút mài

 Thêm 10ml KOH 5%/cồn tuyệt đối → đun trong nồi 30 phút → làm lạnh với vòi nước ngay → hỗn

hợp trở nên lợn cợn & xuất hiện những tinh thể không màu ở đáy bình
→ Kết luận: dầu đậu phộng có acid arachidic

3. Đính tính β Caroten trong dầu Gấc & Vitamin A & D trong viên nang
* Dụng cụ: khay sứ 6 lỗ
* Tiến hành:
 Ô 1: cho 2 giọt dầu gan cá (vit A) + 2 giọt chloroform + 1 giọt H 2SO4đđ → xuất hiện màu xanh

không bền chuyển sang màu vàng nâu


→ Kết luận: dầu gan cá có vitamin A
 Ô 2: cho 2 giọt dầu gấc + 2 giọt chloroform + 1 giọt H 2SO4đđ → xuất hiện màu xanh rêu không bền

chuyển sang màu vàng nâu


→ Kết luận: dầu gấc có β caroten

4. Xác định chỉ số acid trong dầu béo


* Dụng cụ: bình nón nút mài, bình nón không có nút mài, ống đong 25ml, s
* Tiến hành:
 25ml cồn 96 cho vào bình nón nút mài

 Thêm 25ml diethyl ether + 3 giọt phenolphtalein + vài giọt KOH 0.1N tại bàn đến khi thấy màu

hồng nhạt (rất nhanh biến mất, không bền) + lắc đều → đậy nắp
 Cân 5g chất béo trong bình nón 250ml → đổ dung môi đã trung tính hóa ở bước trên vào + 3 giọt

phenolphatalein, lắc đều


 Chuẩn độ bằng KOH 0.1N → xuất hiện màu hồng bền trong 15s

 Đọc VKOH 0.1N , tính CSA, Chỉ số acid < 3, tiến về 0 thì đạt

(sau đó xả và tráng buret bằng nước cất 3 lần)

You might also like