Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

Đề lần 5

Câu 1:
1.1. Các nguyên tử carbon (1), (2), (3) trong hình bên ở những trạng thái lai hóa nào?

1.2. Cho các phân tử NCl3, SO3, CO2.


a) Nguyên tử trung tâm trong các phân tử trên ở trạng thái lai hóa nào?
b) Phân tử nào không phân cực, phân tử nào phân cực? Vì sao?
1.3. Dạng hình học phân tử ảnh hưởng đến khả năng phản ứng, hoạt tính sinh học, tính
phân cực, … của phân tử. Dựa trên cơ sở nào để dự đoán dạng hình học của một phân tử?
1.4. Viết các công thức Lewis cho mỗi phân tử sau:
a) Cl2; N2.
b) SO2; SO3.
c) H2O; H2S; HOCl.
1.5. Trình bày sự hình thành liên kết MgO, cho biết đó là liên kết gì?
1.6. Viết công thức Lewis của các phân tử HCl, NH3 và CO2, cho biết tên liên kết, cặp
electron chung lệch về phía nguyên tử nào? Giải thích?
1.7. Giải thích vì sao một phân tử nước có thể tạo được liên kết hydrogen tối đa với bốn
phân tử nước khác.
1.8. Giải thích xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi
của các nguyên tố khí hiếm trong Bảng 11.1
1.9. Cho các số liệu sau của NH3 và NF3 :
NH3 NF3
Momen lưỡng cực: 1,46D 0,24D
Nhiệt độ sôi: -330C - 1290C
Giải thích sự khác nhau về momen lưỡng cực và nhiệt độ sôi của hai phân tử trên.

Câu 2:
2.1. Trong phân tử MX2 có tổng số hạt proton, neutron, electron bằng 164 hạt, trong đó
số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 52 hạt. Số khối của nguyên tử M
lớn hơn số khối của nguyên tử X là 5. Tổng số hạt proton, neutron, electron trong nguyên
tử M lớn hơn trong nguyên tử X là 8 hạt. Xác định số hiệu nguyên tử, số khối của M, X
và công thức MX2.
2.2. Một nguyên tố X gồm 2 đồng vị có tỉ lệ số nguyên tử tương ứng gần bằng 257: 250.
Hạt nhân đồng vị thứ nhất chứa 35 proton và 44 neutron, hạt nhân đồng vị thứ hai chứa
nhiều hơn đồng vị thứ nhất 2 neutron. Tính nguyên tử khối trung bình của X.
2.3. A được dùng để chế tạo đèn có cường độ sáng cao. Nguyên tử A có electron ở phân
lớp 3d chỉ bằng một nửa phân lớp 4s. Viết cấu hình electron của nguyên tử A và tên
nguyên tố A.
2.4. Ethane (C2H6) và fluoromethane (CH3F) có kích thước tương đương nhau và đều có
18 electron. Như vậy khả năng hình thành các lưỡng cực tạm thời và lưỡng cực cảm ứng
ở cả hai phân tử là như nhau dẫn đến nhiệt độ sôi của chúng phải tương tự nhau. Tuy
nhiên, C2H6 có nhiệt độ sôi là –89,0°C thấp hơn so với CH3F là –78,3°C. Giải thích.

Câu 3.
3.1. Hợp chất ion XY được sử dụng để bảo quản mẫu tế bào trong viện nghiên cứu dược
phẩm và hóa sinh vì ion Y − ngăn cản sự thủy phân của glycogen. Trong phân tử XY, số
electron của anion bằng số electron của cation và tổng số electron của XY là 20. Biết trong
mọi hợp chất, Y chỉ có một mức oxy hóa duy nhất. Hãy xác định vị trí của X, Y trong bảng
tuần hoàn?
3.2. Khối lượng nguyên tử trung bình của Boron bằng 10,81. Boron trong tự nhiên gồm
hai đồng vị 105 B và 115 B . Hỏi có bao nhiêu phần trăm 11B trong boric acid H3BO3.

3.3. Cho 4,116 gam muối NaX tác dụng với AgNO3 thu được 7,516 gam kết tủa.
a. Tính nguyên tử khối và gọi tên X.
b. Nguyên tố X có 2 đồng vị. Tìm số khối của mỗi đồng vị, biết:
– Phần trăm đồng vị thứ I và đồng vị thứ II tương ứng là 50,69% và 49,31%.
– Đồng vị II có n neutron, đồng vị I có (n – 2) neutron.
3.4. Cho X và M là 2 nguyên tố đều thuộc nhóm A, anion X– và cation M2+ (M không phải
là Be) đều có chung 1 cấu hình electron với nguyên tử R. Trong số các phát biểu sau:
(a) Nếu M ở chu kì 3 thì X là flo.
(b) Nếu R có n electron thì phân tử hợp chất ion đơn giản giữa X và M có 3n
electron.
(c) X là nguyên tố p và M là nguyên tố s.
(d) Số hạt mang điện của M trừ số hạt mang điện của X bằng 6.
(e) Nếu R là neon thì M là canxi.
(g) Nếu R là neon thì X phản ứng với O2 tạo hợp chất oxit có công thức X2O7
(h) Điện tích hạt nhân của X- < R < M2+.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
3.5. Cân bằng các phương trình phản ứng sau theo phương pháp thăng bằng electron.
a) MnO2 + HCl 
 MnCl2 + Cl2 + H2O

b) FeO + HNO3 
 NO + Fe(NO3)3 + H2O

c) Cu + H2SO4 (đ)   CuSO4 + SO2 + H2O


0
t

d) FeS2 + H2SO4 (đ)   Fe2(SO4)3 + SO2 + H2O


0
t

3.6. Hòa tan 29,6 gam hỗn hợp 2 muối X2CO3 và YCO3 (trong đó, X, Y là các kim loại
chưa biết) bằng dung dịch chứa 24,09 gam HCl (lượng HCl dùng dư 10%) thu được dung
dịch A và V lít khí CO2 (đktc), cô cạn dung dịch A thu được m gam hỗn hợp XCl và
YCl2.
a/ Viết PTHH.
b/ Tìm V và m.
3.7. M là kim loại thuộc nhóm IIA. Hòa tan hết 10,8 gam hỗn hợp kim loại M và muối
cacbonat của nó trong dung dịch HCl, thu được 4,48 lít hỗn hợp khí A (đktc). Tỉ khối của
A so với khí hiđro là 11,5. Tìm kim loại M.

You might also like