Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN


----------

GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY


Họ và tên GVHD: Trần Anh Tiến Họ và tên SVTT : Nguyễn Thị Minh Uyên
SV của trường : Đại học Quy Nhơn Năm học : 2020- 2021
Ngày soạn : 28/2/2021 Thứ/ ngày thực hiện: 4, 10/03/2021
Tiết thực hiện : Tiết 4 Lớp chủ nhiệm : 11B5

CHỦ ĐỀ: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG – PHẢN XẠ TOÀN PHẦN


Bài 26: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng, viết được hệ thức của định luật này và
nêu được ý nghĩa của các đại lượng trong biểu thức.
- Nêu được các khái niệm chiết suất tuyệt đối, chiết suất tỉ đối. Viết được hệ thức liên
hệ giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối.
- Trình bày được tính chất thuận nghịch của sự truyền ánh sáng và chỉ ra sự thể hiện
tính chất này ở định luật khúc xạ ánh sáng.
2. Về năng lực:
- Năng lực chung:
+ Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi, thảo luận, làm thí nghiệm,
+ Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
+ Năng lực tính toán khi vận dụng giải các bài tập về hiện tượng.
+ Năng lực giải quyết vấn đề thông qua các hiện tượng thực tế về định luật khúc xạ
ánh sáng.
+ Năng lực tự học, đọc hiểu để giải quyết các hiện tượng thực tế đặt ra.
- Năng lực vật lý:
+ Tiến hành thí nghiệm và thảo luận nhóm đưa ra kết quả thí nghiệm về hiện tượng
khúc xạ ánh sáng.
+ Mô tả được hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
+ Vận dụng được hệ thức của định luật khúc xạ ánh sáng để giải một số bài tập.

1
+ Mô tả được các hiện tượng trong thực tế bằng ngôn ngữ vật lí và chỉ ra các quy
luật vật lí trong hiện tượng đó.
+ Học sinh biết tự quan sát phân tích, kiểm chứng… trên cơ sở đó rút ra kết luận và
thông qua đó học sinh có thể giải thích được các hiện tượng trong thực tế.
3. Về phẩm chất:
- Có tinh thần học tập tích cực, nghiêm túc tham gia hoạt động mới đóng góp ý kiến.
- Chủ động trao đổi, thảo luận với các học sinh khác và giáo viên.
- Đối với học sinh cần có thái độ trung thực.
- Có hứng thú với việc vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng và
vận dụng kiến thức đó vào trong cuộc sống.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Giáo án điện tử được thiết kế bằng phần mềm Power Point.
- Phiếu học tập.
- Sử dụng phần mềm mô phỏng
2. Học sinh:
- Ôn lại các kiến thức về định luật truyền thắng ánh sáng, hiện tượng khúc xạ ánh
sáng đã học ở bậc THCS.
- Chuẩn bị bài mới.
III. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Thông qua thí nghiệm về hiện tượng chiếc bút chì gãy khúc ở mặt phân
cách giữ hai môi trường để tạo mâu thuẫn giữa kiến thức hiện có của học sinh với
những kiến thức mới.
b) Nội dung:
Chuẩn bị thí nghiệm :
- Một cốc thủy tinh đựng nước, một chiếc bút chì. Học sinh quan sát hình dạng của chiếc
bút chì khi đặt ngoài không khí và khi cho vào nước và báo cáo kết quả thí nghiệm.
- Để giải thích cho hiện tượng này, ta cùng nghiên cứu chủ đề: “ Khúc xạ ánh sáng- phản
xạ toàn phần”.
c) Sản phẩm: Học sinh báo cáo kết quả hoạt động của nhóm sau khi quan sát thí nghiệm
cắm xiên góc một chiếc thìa vào một ly thủy tinh chứa nước.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên nêu các dụng cụ thí nghiệm gồm: nước, cốc thủy tinh
đựng nước và chiếc bút chì và tiến hành hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm, học sinh
từng nhóm tự làm thí ngiệm và báo cáo kết quả.

2
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh quan sát thí nghiệm, thảo luận nhóm. Trình bày kết quả
thảo luận nhóm.
- Báo cáo, thảo luận: Nhóm 1 và nhóm 3 trình bày nhóm 2 và nhóm 4 lắng nghe và nhận
xét về thí nghiệm.
- Kết quả, nhận định: Ghi nhận kết quả làm việc của nhóm học sinh. Để giải thích cho
hiện tượng này, ta cùng nghiên cứu chủ đề: “ Khúc xạ ánh sáng- phản xạ toàn phần”.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng, định luật khúc xạ ánh sáng.
a) Mục tiêu: Hiện tượng khúc xạ ánh sáng, định luật khúc xạ ánh sáng và biểu thức định
luật.
b) Nội dung:
1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương (gãy) của các tia sáng khi truyền xiên góc
qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
2. Định luật khúc xạ ánh sáng
+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở phía bên kia
pháp tuyến so với tia tới.
+ Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ
sin i
(sinr) luôn luôn không đổi: sin r = hằng số

Câu hỏi 1 : Dựa và hình ảnh và kiến thức đã học nhắc lại hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
Câu hỏi 2: Học sinh quan sát thí nghiệm hình 26.2 và cho biết tia tới, tia khúc xạ, góc
tới, góc khúc xạ.
Câu hỏi 3: Học sinh thực hiện thí nghiệm hình 26.3 và hoàn thành phiếu hoạt động.
c) Sản phẩm:
- Phiếu hoạt động (nằm ở phụ lục).
- Ghi nội dung hiện tượng khúc xạ ánh sáng, định luật khúc xạ ánh sáng vào vở.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiện vụ học tập:
+ Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức được học ở lớp 9: Phát biểu định nghĩa hiện tượng
khúc xạ ánh sáng
+ Học sinh quan sát thí nghiệm hình 26.2 và cho biết tia tới, tia khúc xạ, góc tới, góc
khúc xạ.

3
+ Yêu cầu học sinh đề xuất dụng cụ và tiến hành thí nghiệm để khảo sát mối quan hệ
giữa góc tới i và góc khúc xạ r
+ Yêu cầu các nhóm quan sát thí nghiệm và ghi số liệu vào phiếu hoạt động.
+ Yêu cầu học sinh nhận xét mối quan hệ i và r qua bảng 1số liệu .
+ Từ bảng 1 học sinh vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc sinr vào sini.
sini
+ Trong toán học thì i đồng biến sini, r đồng biến sinr không? Yêu cầu HS tính tỉ số
sinr
và nhận xét
+ Yêu cầu học sinh phát biểu nội dung và biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt
khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
+ Hoàn thành phiếu hoạt động.
+ Dụng cụ: Một bán trụ bằng nhựa trong suốt, một đền laze, thước đo độ
+ Tiến hành thí nghiệm: Thay đổi góc tới và đo các góc khúc xạ r tương ứng.
+ Học sinh hoàn thành bảng 1
+ Khi i tăng thì r tăng, khi i giảm thì r giảm.
+ Học sinh vẽ đồ thị vào vở.
sini
+ Tính và nhận xét: Tỉ số có giá trị gần bằng nhau.
sinr
+ Học sinh phát biểu nội dung và biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng.
- Báo cáo, thảo luận: Nhóm 2, nhóm 4 báo cáo phiếu hoạt động của nhóm. Nhóm 1 và
nhóm 3 nhận xét.
- Kết luận, nhận định:
+ Phiếu hoạt động số 1:
 i trăng thì r tăng
sini
 Tỉ số sinr gần bằng nhau

sini sini
+ Nếu bỏ qua sai số thì có thể xem các tỉ số này bằng nhau. =const . Tương tự
sinr sinr
sini
đối với các môi trường trong suốt khác thì =const . Đây là phần nội dung của định
sinr
luật khúc xạ ánh sáng.
Hoạt động 2.2: Tìm hiểu chiết suất môi trường.

4
a) Mục tiêu: Nêu được các khái niệm chiết suất tuyệt đối, chiết suất tỉ đối. Viết được hệ
thức liên hệ giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối.
b) Nội dung:
Chiết suất tỉ đối
sin i
Tỉ số không đổi sin r trong hiện tượng khúc xạ được gọi là chiết suất tỉ đối n 21 của môi
sin i
trường 2 (chứa tia khúc xạ) đối với môi trường 1 (chứa tia tới): sin r = n21
+ Nếu n21 > 1 thì r < i
+ Nếu n21 < 1 thì r > i
Chiết suất tuyệt đối
Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với
chân không.
n2
Mối liên hệ giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối: n 21 =
n1

Công thức của định luật khúc xạ có thể viết dưới dạng đối xứng: n1sini = n2sinr.
Câu hỏi 1: Phân tích các trường hợp của n21
Câu hỏi 2: Nêu hệ thức giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối. Yêu cầu học sinh
nêu ý nghĩa của chiết suất tuyệt đối.?
c) Sản phẩm:
- Ghi nội dung chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối vào vở.
- Hệ thức giữa chiết suất tuyệt đối và chiết suất tỉ dối:
n2
n21 =
n1

- Công thức của định luật khúc xạ viết dưới dạng đối xứng:
n1 sini = n2 sinr

d) Tổ chức thực hiện:


- Giao nhiệm vụ học tập:
+ Học sinh dựa vào công thức Định luật khúc xạ ánh sáng, đưa ra định nghĩa chiết suất tỉ
đối.
+ Yêu cầu học sinh nhận xét mối liên hệ giữa i và r trong các trường hợp:
n21 > 1 và n21 <1

+ Yêu cầu học sinh phát biểu định nghĩa chiết suất tuyệt đối.

5
+ Yêu cầu học sinh nêu công thức liên hệ giữa chiết suất tuyệt đối và chiết suất tỉ đối.
n2
+ Từ biểu thức liên hệ giữa chiết suất tuyệt đối và chiết suất tỉ đối n21 = , yêu cầu học
n1
sinh hãy xây dựng biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng.
- Thực hiện nhiệm vụ:
sin i
+ Tỉ số không đổi trong hiện tượng khúc xạ được gọi là chiết suất tỉ đổi n21 của môi
sin r
trường (2) (chứa tia khúc xạ) đối với môi trường (1) (chứa tia tới):
sin i
sin r
= n21

+ Nếu n21 >1 thì r < i : môi trường (2) chiết quang hơn môi trường (1).
+ Nếu n21 < 1 thì r > i : môi trường (2) kém chiết quang hơn môi trường (1).
+ Chiết suất tuyết đối (thường gọi là chiết suất) của một môi trường là chiết suất tỉ đối
của môi trường đó đối với chân không.
n2
+ Hệ thức liên hệ giữa chiết suất tuyệt đối và chiết suất tỉ đối: n21 =
n1

+ Ta có:
sin i n2
= n21 =
sin r n1

 n1 sini = n2 sinr
Trong đó: n2 là chiết suất tuyệt đối của môi trường (2), n1 là chiết suất tuyệt đối của môi
trường (1).
- Kết luận, nhận định:
 Chiết suất tỉ đối
sin i
Tỉ số không đổi trong hiện tượng khúc xạ được gọi là chiết suất tỉ đổi n21 của môi
sin r
trường (2) (chứa tia khúc xạ) đối với môi trường (1) (chứa tia tới):
sin i
sin r
= n21

 Chiết suất tuyệt đối


Chiết suất tuyệt đối (thường gọi tắt là chiết suất) của một môi trường là chiết suất tỉ đối
cúa môi trường đố đối với chân không.
 Công thức liên hệ giữa chiết suất tuyệt đối và chiết suất tỉ dối:
n2
n21 =
n1

6
 Công thức của định luật khúc xạ viết dưới dạng đối xứng:
n1 sini = n2 sinr

Hoạt động 2.3: Tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng
a) Mục tiêu: Trình bày được tính chất thuận nghịch của sự truyền ánh sáng và chỉ ra sự
thể hiện tính chất này ở định luật khúc xạ ánh sáng.
b) Nội dung:
1
Ánh sáng truyền đi theo đường nào thì cũng truyền ngược lại theo đường đó. n 12 = n
21

Câu hỏi 1: Quan sát thí nghiệm tia tới đi từ không khí vào bán trụ và từ bán trụ ra không khí
và nhận xét.
1
Câu hỏi 2: Chứng minh công thức: n12 = n
21

1
c) Sản phẩm: Từ tính thuận nghịch ta suy ra được n12 = n
21

d) Tổ chức thực hiện:


- Giao nhiệm vụ học tập:
+ Giả sử chiếu ánh sáng ngược lại từ thủy tinh vào không khí thì tìa khúc xạ sẽ như thế
nào?

+ Yêu cầu học sinh dựa vào mối liên hệ giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối
1
chúng tỏ rằng: n12= n
21

- Thực hiện nhiện vụ


+ Học sinh thực hiện thí nghiệm và báo cáo kết quả thí nghiệm.
1
+ Học sinh chứng minh n12= n
21

- Báo cáo, thảo luận:


+ Nếu đối chiều, cho ánh sáng tuyền ngược lại từ thủy tinh ra không khí theo phương RI
thì nó khúc xạ vào không khí theo phương IS.

7
n1
/n
+ Chứng minh: n1 n2 2
n12= =
n2 n1
n1 1
= 1/ =
n2 n21

- Kết luận, nhận định:


Ánh sáng đi theo đường nào thì cũng truyền ngược lại đường đó.
1
n12=
n21

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP


a) Mục tiêu:
- Nắm được nội dung kiến thức về chiết suất tỉ đối, chiết suất tuyệt đối.
- Nắm được công thức của định lật khúc xạ áng sáng .
b) Nội dung:
- Giáo viên chuẩn hóa kiến thức
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh tham gia làm bài tập online trên phần mềm Quizizz về nội dung bài khúc xạ
ánh sáng (câu hỏi bài tập ở phụ lục 2).
c, Sản phẩm:
- Kết quả bài kiểm tra của học sinh sẽ được hiển thị trên phần mềm Quizizz.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên cung cấp đường link cho học sinh truy cập vào phần
mềm Quizizz.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh đăng nhập vào đường link joinmyquiz.com và làm bài
thi.
- Báo cáo, thảo luận: Thảo luận những câu hỏi học sinh sai và sửa lỗi.
- Kết luận, nhận định: Từ kết quả kiểm tra sẽ nhận định được học sinh hiểu bài hay chưa.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG
a, Mục tiêu: Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và
tương tác với cộng đồng. Tuỳ theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác
nhau.
b, Nội dung: Chọn các câu hỏi và bài tập để tự tìm hiểu ở ngoài lớp học.
c, Sản phẩm: Bài tự làm và vở ghi của học sinh.
d, Tổ chức thực hiện:

8
- Giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên đặt vấn đề về hiện tượng nâng ảnh yêu cầu
nhóm học sinh giải thích về hiện tượng.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh ghi nhiệm vụ vào vở.
- Báo cáo, thảo luận: Thảo luận nhóm để đưa ra cách giải thích và báo cáo kết quả
vào tuần sau.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên sẽ nhận xét câu trả lời ở tiết sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
V.NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

Ngày ..... tháng ..... năm 2021 Ngày ..... tháng ..... năm 2021
DUYỆT GIÁO ÁN CỦA SINH VIÊN THỰC TẬP
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

TRẦN ANH TIẾN NGUYỄN THỊ MINH UYÊN

9
PHỤ LỤC

PHIẾU HOẠT ĐỘNG

Kết quả thí nghiệm

i sin i
i r
r sin r

Bảng 1
Nhận xét: + i trăng thì r………………………

sini
+ Tỉ số ………………………
sinr

10
Câu hỏi trong bài thi online
1. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng. So với góc tới, góc khúc xạ
A. nhỏ hơn.
B. lớn hơn hoặc bằng.
C. lớn hơn.
D. nhỏ hơn hoặc lớn hơn.

2. Chiết suất tuyệt đối của môi trường trong suốt là n thì
A. n = 1.
B. n > 1.
C. n < 1.
D. n > 0.
3. Chọn câu trả lời đúng. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng:
A. Góc khúc xạ luôn bé hơn góc tới
B. Góc Khúc xạ luôn lớn hơn góc tới
C. Góc khúc xạ tỉ lệ thuận với góc tới
D. Khi góc tới tăng dần thì góc khúc xạ cũng tăng dần
4. Chiếu một tia sáng đơn sắc đi từ không khí vào môi trường có chiết suất n, sao
cho tia phản xạ vuông góc tia khúc xạ. Khí đó góc tới i được tính theo công thức
A. sini = n
B. sini = 1/n
C. tani = n
D. tani = 1/n
5. Một bể chứa nước có thành cao 80cm và đáy phẳng dài 120cm và độ cao mực
nước trong bể là 60cm . chiết suất của nước là 4/3 . ánh nắng chiếu theo phương
nghiêng 1 góc 30 so với phương ngang . Độ dài bóng đen tạo thành trên đáy bể là
A. 11,5 cm
B. 34,6 cm
C. 51,6 cm
D. 85,9 cm

11

You might also like