Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH QUẢNG NGÃI

TRƯỜNG THPT TRẦN QUỐC TUẤN


----------

GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY


Họ và tên GVHD: Trần Anh Tiến Họ và tên SVTT : Nguyễn Thị Minh Uyên
SV của trường : Đại học Quy Nhơn Năm học : 2020- 2021
Ngày soạn : 10/3/2021 Thứ/ ngày thực hiện: 3, 16/03/2021
Tiết thực hiện : Tiết 4 Lớp chủ nhiệm : 11B5

CHỦ ĐỀ: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG – PHẢN XẠ TOÀN PHẦN


Bài 27: PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Viết và giải thích được ý nghĩa các đại lượng trong biểu thức tính góc giới hạn
phản xạ toàn phần.
- Phát biểu được định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần.
- Nêu được điều kiện để có hiện tượng phản xạ toàn phần.
- Trình bày được cấu tạo của cáp quang và mô tả được sự truyền ánh sáng trong cáp
quang.
- Nêu được ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần trong cuộc sống.
2. Về năng lực:
- Năng lực chung:
+ Năng lực hợp tác nhóm: trao đổi, thảo luận, làm thí nghiệm,
+ Năng lực ngôn ngữ.
+ Năng lực tính toán khi vận dụng giải các bài tập về hiện tượng.
+ Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực vật lý:
+ Tiến hành thí nghiệm và thảo luận nhóm đưa ra kết quả thí nghiệm về hiện tượng
phản xạ toàn phần.
+ Mô tả được hiện tượng phản xạ toàn phần.
+ Vận dụng kiến thức đã biết để giải các bài tập về hiện tượng phản xạ toàn phần.
+ Dựa vào kiến thức hiện tượng phản xạ toàn phần để giải thích được các hiện
tượng trong trong thực tế như: Ảo tượng, sự lấp lánh của kim cương,...

1
3. Về phẩm chất:
- Chăm học, nhiệt tình tham gia hoạt động nhóm.
- Học sinh cần có thái độ trung thực.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị tranh ảnh, video trình chiếu trên phầm mềm Power Point.
- Phiếu hoạt động.
- Bộ dụng cụ thí nghiệm về hiện tượng phản xạ toàn phần.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở, bút, thước…
- Hình ảnh minh họa cho hiện tượng phản xạ toàn phần trong đời sống.
III. Tiến trình dạy học
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Thông qua hiện tượng tại sao ngày nắng nóng chúng ta thấy vũng nước ảo
trên mặt đường nhựa .Tạo mâu thuẫn giữa kiến thức hiện có của học sinh với những kiến
thức mới từ đó kích thích sự hứng thú của học sinh.
b) Nội dung:
- Học sinh quan sát hình ảnh mặt đường nhựa vào ngày nắng nóng.
c) Sản Phẩm: Hình ảnh mặt đường nhựa vào ngày nắng nóng.

d) Tổ chức thực hiện:


- Giao nhiệm vụ học tập: Học sinh quan sát hình ảnh mặt đường nhựa vào ngày nắng
nóng.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh quan sát.
- Báo cáo, thảo luận: Qua hình ảnh mặt đường nhựa vào những ngày nắng em thấy trên
mặt đường nhựa có vũng nước.
- Kết luận, nhận định: Ghi nhận kết quả của học sinh. Từ đó dẫn dắt học sinh vào vấn đề
mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1: Hiện tượng phản xạ toàn phần
a) Mục tiêu:
- Mô tả được hiện tượng phản xạ toàn phần.
- Trình bày được nội dung góc giới hạn phản xạ toàn phần.

b) Nội dung:

- Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm

2
- Cho một chùm tia sáng hẹp truyền từ khối nhựa trong suốt hình bán trụ vào không
khí.Thay đổi góc tới i từ 0 0 đến 90 0 học sinh quan sát độ sáng tia tới và tia khúc xạ, tia phản
xạ, từ đó rút ra nhận xét về hiện tượng phản xạ toàn phần.

- Làm thế nào xác định góc i giới hạn (igh).

c) Sản phẩm:

- Nội dung ghi vở.

Góc tới Tia khúc xạ Tia phản xạ

Nhỏ - Lệch xa pháp tuyến


Rất mờ
- Rất sáng

- Gần như sát mặt phân


Có giá trị gần với giá trị i gh cách Rất sáng
- Rất mờ

Có giá trị lớn hơn hoặc


Không còn Rất sáng
bằng giá trị i gh
- Khi i ≈ i gh thì r ≈ 90 0

Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng, ta có:


n1 sin i gh = n2 sin 90

n2
Suy ra: sin i gh=
n1

Với: n2 là môi trường khúc xạ, n1 là môi trường tới.

- Với i > i gh , tương tự áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng, ta có:
n1
sin r = sin i > 1
n2
→ Không có tia khúc xạ, toàn bộ tia sáng bị phản xạ ở mặt phân cách. Đó là hiện tương
phản xạ toàn phần.
- Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa
hai môi trường trong suốt.

d) Tổ chức thực hiện:

- Giao nhiệm vụ học tập:

3
+ Học sinh quan sát bộ thí nghiệm để giáo viên giới thiệu dụng cụ.

+ Yêu cầu học sinh quan sát vị trí, độ sáng của tia khúc xạ và tia phản xạ khi thay đổi góc
tới i từ 0 0 đến 90 0.

+ Thảo luận nhóm và đưa ra nhận xét độ sáng của tia khúc xạ và tia phản xạ khi thay đổi
góc tới i từ 0 0 đến 90 0.

+ Điền vào phiếu hoạt động 1 (nằm ở phụ lục).

+ Dựa vào công thức khúc xạ ánh sáng dưới dạng đối xứng hãy lập công thức tính góc tới
hạn.

+ khi i > i gh hiện tượng gì xảy ra ?

+ Quan sát ở thí nghiệm trên từ đó phát biểu định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần.

- Thực hiện nhiệm vụ:

+ Học sinh quan sát hiện tượng.

+ Thảo luận nhóm..

+ Hoàn thành phiếu hoạt động 1 (nằm ở phụ lục).


n2
+ Khi i=¿ i gh thì r ¿ 90 0. Khi đó ta có: sin i gh .n 1=sin 900 . n2 sin i gh =
n1

+ Dự đoán kết quả.

+ Thảo luận nhóm và đưa ra kết quả so sánh.

- Báo cáo, thảo luận:

+ khi thay đổi góc tới i thì tại 1 góc tới sẽ thấy tia khúc xạ gần như sát mặt phân cách và rất
mờ còn tia phản xạ rất sáng.

+ Nhóm 1 trình bày phiếu hoạt động nhóm mình và các nhóm còn lại nhận xét.

+ Trình bày cách xác định góc tới hạn lên bảng.

+ Khi i > i gh quan sát thấy không có tia khúc xạ, toàn bộ tia sáng bị phản xạ ở mặt phân
cách. Đó là hiện tượng phản xạ toàn phần.

+ Phát biển định nghĩa phản xạ toàn phần.

- Kết luận, nhận định:

+ khi thay đổi góc tới i đến 1 giá trị thấy tia khúc xạ gần như sát mặt phân cách và rất mờ
còn tia phản xạ rất sáng.. Người ta gọi góc i gh là góc giới hạn phản xạ toàn phần hay góc tới
hạn.

4
n2
+ sin igh=
n1

+ Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa
hai môi trường trong suốt.

Hoạt động 2.2: Điều kiện để có phản xạ toàn phần.

a) Mục tiêu:
- Nêu được điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.

b) Nội dung:
- Từ thí nghiệm truyền ánh sáng từ môi trường không khí vào khối nhựa trong suốt và
ngược lại ta khẳng định được điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
- Nêu một vài ví dụ về hiện tượng phản xạ toàn phần trong cuộc sống.

c) Sản phẩm:
- Điều kiện để xảy ra phản xạ toàn phần

+ Ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn.
n2 < n1
+ Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn:
i≥ i gh

d) Tổ chức thực hiện:


- Giao nhiệm vụ học tập:
+ Từ thí nghiệm truyền ánh sáng từ môi trường không khí vào khối nhựa trong suốt và
ngược lại ta khẳng định được điều kiện cần của phản xạ toàn phần.
- Thực hiện nhiệm vụ:
+ Học sinh quan sát thí nghiệm và thảo luận nhóm.
- Báo cáo, thảo luận:
+ Trình bày điều kiện để có phản xạ toàn phần.
- Kết luận, nhận định:
+ Điều kiện để có phản xạ toàn phần.
 Ánh sáng truyền từ một môi trường tới môi trường chiết quang kém hơn.
n2 < n1
 Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn.
i≥ i gh

Hoạt động 2.3: Tìm hiểu ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần: Cáp quang.
a) Mục tiêu: Trình bày được cấu tạo và công dụng của cáp quang trong đời sống.

5
b) Nội dung:
- Tìm hiểu về cấu tạo của cáp quang
- Quan sát hình 27.6 SGK trả lời câu hỏi:”Sợi quang rất dài và cong. Tại sao ánh sáng
truyền vào sợi quang lại có thể ló ra ngoài?”
- Nêu công dụng của cáp quang trong đời sống.
c) Sản phẩm:
- Cấu tạo của cáp quang:

+ Cáp quang là bó sợi quang.

+ Sợi quang gồm 2 phần chính:


Phần lõi: Trong suốt bằng thuỷ tinh siêu sạch có chiết suất lớn (n1 ).
Phần vỏ bọc: Cũng trong suốt, bằng thủy tinh có chiết suất n2 nhỏ hơn phần lõi.
- Ưu điểm của cáp quang

+ Dung lượng tín hiệu lớn.

+ Nhỏ và nhẹ, dễ vận chuyển, dễ uốn.

+ Không bị nhiễu, bảo mật tốt.

+ Không có rủi ro cháy.

- Ứng dụng của cáp quang: Cáp quang được ứng dụng trong y học, truyền thông tin, nghệ
thuật,…

d) Tổ chức thực hiện:


- Giao nhiệm vụ học tập:
+ Nêu cấu tạo của cáp quang.
+ Nêu công dụng của cáp quang.
+ Tại sao ngày nay người ta thường sử dụng cáp quang thay vì cáp bằng đồng.
+ Yêu cầu học sinh nêu những ứng dụng của cáp quang.

- Thực hiện nhiệm vụ:


+ Thảo luận nhóm và đưa ra nội dung cấu tạo và công dụng của cáp quang.
+ Thảo luận nhóm và đưa ra câu trả lời.
- Báo cáo, thảo luận:
+ Trình bày cấu tạo và công dụng của cáp quang:

*Cáp quang là bó sợi quang.

*Sợi quang gồm 2 phần chính:


 Phần lõi: Trong suốt, bằng thuỷ tinh siêu sạch có chiết suất lớn (n1 ).

6
 Phần vỏ bọc: Cũng trong suốt bằng thủy tinh có chiết suất n2 nhỏ hơn phần lõi.
+ Cáp quang được ứng dụng trong y học, truyền thông tin, nghệ thuật,…

+ Vì cáp quang có ưu điểm.


 Dung lượng tín hiệu lớn.
 Nhỏ và nhẹ, dễ vận chuyển, dễ uốn.
 Không bị nhiễu, bảo mật tốt.
 Không có rủi ro cháy.

- Kết luận, nhận định:


+ Biết được cấu tạo của cáp quang: Cáp quang là bó sợi quang, sợi quang gồm 2 phần
chính: phần lõi và phần vỏ bọc.

+ Biết được một số công dụng của cáp quang: truyền thông tin, nội soi y học, nghệ
thuật…

HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP


a) Mục tiêu:
- Phát biểu được hiện định nghĩa phản xạ toàn phần.
- Nêu được điều kiện để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
- Nêu được một số ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần.
b) Nội dung:
- Giáo viên chuẩn hóa kiến thức
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh tham gia làm bài tập online trên phần mềm Quizizz về nội dung bài phản xạ
toàn phần (câu hỏi bài tập ở phụ lục).
c, Sản phẩm:
- Kết quả bài kiểm tra của học sinh sẽ được hiển thị trên phần mềm Quizizz.
d) Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên cung cấp đường link cho học sinh truy cập vào phần
mềm Quizizz.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh đăng nhập vào đường link joinmyquiz.com và làm bài
thi.
- Báo cáo, thảo luận: Thảo luận những câu hỏi học sinh sai và sửa lỗi.
- Kết luận, nhận định: Từ kết quả kiểm tra sẽ nhận định được học sinh hiểu bài hay chưa.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG

7
a, Mục tiêu: Giúp học sinh tự vận dụng, tìm tòi mở rộng các kiến thức trong bài học và
tương tác với cộng đồng. Tuỳ theo năng lực mà các em sẽ thực hiện ở các mức độ khác
nhau.
b, Nội dung: Chọn các câu hỏi và bài tập để tự tìm hiểu ở ngoài lớp học.
c, Sản phẩm: Bài tự làm và vở ghi của học sinh.
d, Tổ chức thực hiện:
- Giao nhiệm vụ học tập: Giáo viên đặt vấn đề về hiện tượng nhìn thấy nước trên
mặt đường vào những ngày nắng to. yêu cầu nhóm học sinh giải thích về hiện
tượng.
- Thực hiện nhiệm vụ: Học sinh ghi nhiệm vụ vào vở.
- Báo cáo, thảo luận: Thảo luận nhóm để đưa ra cách giải thích và báo cáo kết quả
vào tuần sau.
- Kết luận, nhận định: Giáo viên sẽ nhận xét câu trả lời ở tiết sau.
IV. RÚT KINH NGHIỆM
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
V.NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

Ngày ..... tháng ..... năm 2021 Ngày ..... tháng ..... năm 2021
DUYỆT GIÁO ÁN CỦA SINH VIÊN THỰC TẬP
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)

TRẦN ANH TIẾN NGUYỄN THỊ MINH UYÊN

8
PHỤ LỤC
PHIẾU HOẠT ĐỘNG 1
Từ quan sát thí nghiệm hãy rút ra nhận xét về vị trí, độ sáng của tia khúc xạ và
tia phản xạ vào bảng dưới đây:

Góc tới Tia khúc xạ Tia phản xạ

Nhỏ

Có giá trị gần với


giá trị igh

Có giá trị lớn hơn


hoặc bằng giá trị i gh

Câu hỏi trong bài thi online


Câu 1. Khi ánh sáng đi từ nước (n = 4/3) sang không khí, góc giới hạn phản xạ toàn
phần có giá trị là:
A. igh = 41048’. B. igh = 48035’.
C. igh = 62044’. D. igh = 38026’.
Câu 2: Câu nào dưới đây không đúng?
A. Ta luôn luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất nhỏ hơn sang
môi trường có chiết suất lớn hơn.
B. Ta luôn luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn hơn
sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
C. Khi chùm sáng phản xạ toàn phần thì không có chùm sáng khúc xạ.
D. Khi có sự phản xạ toàn phần, cường độ chùm sáng phản xạ gần như bằng cường độ
chùm sáng tới.
Câu 3: Điều kiện để có phản xạ toàn phần:
A. Phải có hai môi trường trong suốt, chiết suất khác nhau, ngăn cách nhau bằng một mặt
phẳng.

9
B. Góc tới i lớn hơn góc giới hạn phản xạ toàn phần igh
C. Ánh sáng truyền theo chiều từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết
quang kém và góc tới i lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần igh.
D. Ánh sáng truyền theo chiều từ môi trường chiết quang hơn sang môi trường chiết
quang kém.
Câu 4. Điều kiện cần để xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần nào sau đây là sai?
A.Tia sáng tới đi từ môi trường có chiết quang kém sang môi trường chiết quang hơn.
B. Tia sáng tới đi từ môi trường có chiết suất lớn hơn đến mặt phân cách với môi trường
có chiết suất nhỏ hơn.
C. Góc tới của tia sáng phải lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn phản xạ toàn phần.
n2
D. Sin góc giới hạn phản xạ toàn phần được xác định bởi sin igh = .
n1

Câu 5. Tia sáng đi từ thuỷ tinh (n1 = 1,5) đến mặt phân cách với nước (n2 = 4/3). Điều
kiện của góc tới i để không có tia khúc xạ trong nước là:
A. i ≥ 62044’ B. i < 62044’.
C. i < 41048’ D. i < 48035’.

10

You might also like