Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

2. Bản chất của Chiến tranh theo quan điểm CN Mac-Lenin?

Bản chất chiến tranh là gì?


 Bản chất chiến tranh là vấn đề phức tạp, gây nhiều tranh cãi trong lịch sử,
cũng như hiện nay. Chiến tranh nổ ra với tính chất, quy mô và với không gian, thời gian khác nhau, vì vậy nhận thức
bản chất chiến tranh thường gặp khó khăn đối với mọi người.
 Thời Cổ đại, Arixtốt (384 - 322 TCN) đã khái quát, chiến tranh là
nghệ thuật chính trị
 G.Hêghen (1770 -1830), nhà triết học duy tâm cổ điển Đức
quan niệm, chiến tranh là công cụ thực hiện mục đích chính trị
 C.Ph.Claudơvít (1780 -1831) nhà quân sự tư sản Phổ cho rằng: “Chiến tranh của một cộng đồng tiến hành bao giờ
cũng là một hành vi chính trị, một sự kế tục của các quan hệ chính trị, một sự thực hiện các quan hệ chính trị bằng
các biện pháp khác (thủ đoạn bạo lực)”.
 Các quan điểm trên có sự khác nhau, nhưng thống nhất với nhau ở nội dung chính trị, ở hành động bạo lực của
chiến tranh. Những quan điểm này đã có bước tiến nhất định so với những quan điểm duy tâm tôn giáo về bản chất
chiến tranh,nhưng cũng không tránh khỏi sai lầm, phản động. Những hạn chế, sai lầm của những quan điểm trên là
hiểu về chính trị chưa khoa học.
 V.I.Lênin đã dùng khái quát của C.Ph.Claudơvít và khẳng định: “Chiến tranh là sự tiếp tục của chính trị bằng những
biện pháp khác (cụ thể là bằng bạo lực)”.
 Về hình thức khái quát của C.Ph.Claudơvít và V.I.Lênin không khác nhau, nhưng bản chất khác nhau căn bản. Đối
với C.Ph.Claudơvít, chính trị chỉ đơn thuần là quan hệ đối
ngoại, ông không đề cập đến chính trị từ quan hệ đối nội mà trong khi đó đối nội được quết định ở đối ngoại
 Các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin đánh giá cao quan điểm của các
nhà tư tưởng trên, đã kế thừa, phát triển và vạch ra bản chất chiến tranh
Bản chất chiến tranh trong quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin thể hiện trên hai mặt cơ bản:
 Trước hết, chiến tranh là một hiện tượng chính trị xã hội
 Chiến tranh thuộc phạm trù xã hội và phạm trù chính trị.
2. Bản chất của Chiến tranh theo quan điểm CN Mac-Lenin?

 Thứ hai, chiến tranh không đồng nhất với chính trị, nó chỉ là kế tục chính trị bằng thủ đoạn đặc thù, thủ đoạn bạo lực
vũ trang
 Chính trị là mục đích, là nội dung của chiến tranh, còn chiến tranh chỉ là một trong những phương thức tiến hành,
thực hiện mục đích chính trị. Trong các phương thức tiến hành, thực hiện mục đích chính trị, chiến tranh là phương
thức cuối cùng và cao nhất. Trước khi chiến tranh nổ ra, các phương thức phi chiến tranh đã được vận dụng, tiến
hành không có hiệu lực thì phương thức cuối cùng là chiến tranh được thực hiện.

You might also like