Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 10

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


------------------- -----------------------------------

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: ĐẠI HỌC LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY

1. TÊN HỌC PHẦN: Hành vi tổ chức


Tiếng Việt: Hành vi tổ chức
Tiếng Anh: Organizational Behavior Tổng số tín chỉ: 3

2. BỘ MÔN PHỤ TRÁCH GIẢNG DẠY: Quản trị nhân lực

3. ĐIỀU KIỆN HỌC TRƯỚC: Quản trị học

4. MÔ TẢ HỌC PHẦN:
Môn học Hành vi tổ chức nghiên cứu hành vi và những yếu tố ảnh hưởng đến hành
vi của cá nhân; hành vi của nhóm người lao động và động thái của cả tổ chức nhằm
đạt được hiệu quả cao nhất trong quản lí và sử dụng nguồn lực con người trong tổ
chức. Kiến thức về hành vi tổ chức sẽ giúp các nhà quản lý lý giải một cách khoa học
thực chất các vấn đề xảy ra trong tổ chức, hiểu rõ nguyên nhân của chúng và dự đoán
được các sự kiện sẽ diễn ra trong tương lai. Trên cơ sở những hiểu biết về hành vi
của người lao động, người quản lý có thể định hướng để những hành vi đó được thực
hiện theo hướng có lợi cho tổ chức, giúp tổ chức đạt được những mục tiêu đã đề ra.

5. MỤC TIÊU HỌC PHẦN:


- Trang bị kiến thức hiện đại và hiểu biết về hành vi cá nhân người lao động trong
tổ chức, sự tác động của nhóm, và cơ cấu, văn hoá tổ chức tới hành vi cá nhân, từ
đó có thể giúp học viên vận dụng để dự đoán, giải thích và kiểm soát hay có cách
giải quyết mới về những vấn đề liên quan đến hành vi của con người trong tổ
chức nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức.
- Nghiên cứu mối quan hệ giữa con người với tổ chức.

1
- Đưa ra cách nhìn nhận mới về quản lý người lao động, giúp cho việc xây dựng
chiến lược phát triển tổ chức.

6. NỘI DUNG HỌC PHẦN:


PHÂN BỐ THỜI GIAN
Ghi
Trong đó
Tổng chú
STT Nội dung số Bài tập,

tiết thảo luận,
thuyết
kiểm tra
1 Chương 1: Tổng quan về hành vi 5 4 1
tổ chức
2 Chương 2: Cơ sở hành vi cá nhân 6 4 2
trong tổ chức
3 Chương 3: Ra quyết định và phát 4 3 1
huy tính sáng tạo cá nhân trong tổ
chức
4 Chương 4: Cơ sở hành vi nhóm 6 4 2
trong tổ chức
Kiểm tra 1 1
5 Chương 5: Giao tiếp trong tổ chức 7 5 2
6 Chương 6: Cơ cấu tổ chức 8 5 3
7 Chương 7: Văn hóa tổ chức 8 5 3
Cộng 45 30 15

Toàn bộ chương trình của học phần gồm 7 chương với đề cương tóm tắt của từng
chương như sau:

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ HÀNH VI TỔ CHỨC


Giới thiệu khái quát về chương
Chương này giới thiệu khái niệm hành vi tổ chức và quá trình phát triển của nó từ
những ý tưởng đơn giản sơ khai đến phức tạp cho phép giải thích những hiện tượng
khác nhau trong tổ chức. Tiếp đến là đề cập đến khía cạnh quản lý của hành vi tổ
chức và nêu đặc điểm công việc của nhà quản lý trên phương diện chức năng, vai trò,
và những kỹ năng cần thiết để quản lý con người trong tổ chức. Những thách thức
2
của môi trường và tổ chức tác động đến hành vi tổ chức cũng sẽ được thảo luận.
Cuối cùng, việc hiểu về hành vi tổ chức có thể tăng cường khả năng của nhà quản lý
nhằm đạt được hiệu quả cao như thế nào.
1.1 Hành vi tổ chức với chức năng, vai trò và các kỹ năng cơ bản của quản lý
1.1.1 Khái niệm hành vi tổ chức
1.1.2 Các chức năng quản lí
1.1.3 Vai trò và các kỹ năng cơ bản của quản lí
1.2 Chức năng của hành vi tổ chức
1.2.1 Chức năng giải thích
1.2.2 Chức năng dự đoán
1.2.3 Chức năng kiểm soát
1.3 Quan hệ giữa Hành vi tổ chức với các môn học khác nghiên cứu về hành vi
1.4 Những thách thức đối với hành vi tổ chức
1.4.1 Những thách thức thuộc về tổ chức
1.4.2 Những thách thức thuộc về môi trường
Tài liệu tham khảo của chương:
- Phạm Thuý Hương, Phạm Thị Bích Ngọc (2016), Giáo trình Hành vi tổ chức,
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Chương 1.
- Nguyễn Hữu Lam (2007) Hành vi tổ chức, Nhà xuất bản Thống kê. Chương 1.
- Robbins, S. P, và Judge, T. A. (2013) Organizational Behavior. 15th edition.
Pearson Education, Inc., Boston. Chapter 1.

CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ HÀNH VI CÁ NHÂN TRONG TỔ CHỨC


Giới thiệu khái quát về chương
Mọi người lao động trong tổ chức về cơ bản là khác nhau. Để thành công, các nhà
quản lý cần phải nhận thấy và hiểu được sự khác biệt giữa các cá nhân người lao
động. Chương này nêu những đặc điểm chính phân biệt các cá nhân người lao động
trong tổ chức, tìm hiểu bản chất tâm lý và tính cách, thái độ và nhận thức của các cá
nhân trong tổ chức, và xem xét ảnh hưởng của những đặc điểm này đến hành vi của
người lao động.
2.1 Thái độ
2.1.1 Thái độ và các thành tố của thái độ
2.1.2 Các loại thái độ
2.1.3 Lý thuyết mâu thuẫn nhận thức
3
2.2 Tính cách
2.2.1 Khái niệm
2.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới tính cách
2.2.3 Các mô hình tính cách
2.3 Nhận thức
2.3.1 Khái niệm nhận thức
2.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới nhận thức
2.3.3 Lý thuyết quy kết
2.3.4 Các lối tắt trong nhận thức
2.4 Học hỏi
2.4.1 Khái niệm
2.4.2 Các kiểu học tập
Tài liệu tham khảo của chương:
- Phạm Thúy Hương và Phạm Thị Bích Ngọc (2016) Giáo trình Hành vi tổ chức,
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Chương 2.
- Nguyễn Hữu Lam (2007) Hành vi tổ chức, Nhà xuất bản Thống kê. Chương 2, 3.
- Robbins, S. P, và Judge, T. A. (2013) Organizational Behavior. 15th edition.
Pearson Education, Inc., Boston. Chapter 3, 4, 5.

CHƯƠNG 3 – RA QUYẾT ĐỊNH VÀ PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO


CÁ NHÂN
Giới thiệu khái quát về chương
Trong quá trình hoạt động, các thành viên trong tổ chức luôn phải ra đưa quyết định
liên quan đến tổ chức, bộ phận và công việc của cá nhân mình. Ra quyết định cá
nhân là một nội dung quan trọng của hành vi tổ chức trong bối cảnh phân cấp quản lý
ngày càng phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay. Chất lượng của các quyết định
cá nhân phụ thuộc rất lớn vào sự nhận thức của họ về vấn đề cần ra quyết định và
khả năng vận dụng các mô hình ra quyết định. Chương này đề cập đến việc ra quyết
định cá nhân và làm thế nào để nâng cao hiệu quả của việc ra quyết định và sự sáng
tạo của cá nhân trong tổ chức.
3.1 Ra quyết định của cá nhân trong tổ chức
3.1.1 Khái niệm
3.1.2 Các mô hình ra quyết định cá nhân
3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến ra quyết định cá nhân
4
3.2 Sự sáng tạo của cá nhân trong tổ chức
3.2.1 Khái niệm
3.2.2 Mô hình ba nhân tố sáng tạo
3.2.3 Các biện pháp thúc đẩy tính sáng tạo cá nhân
3.3 Nâng cao hiệu quả ra quyết định cá nhân
Tài liệu tham khảo của chương:
- Phạm Thúy Hương và Phạm Thị Bích Ngọc (2016) Giáo trình Hành vi tổ chức,
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Chương 3.
- Nguyễn Hữu Lam (2007) Hành vi tổ chức, Nhà xuất bản Thống kê. Chương 4.
- Robbins, S. P, và Judge, T. A. (2013) Organizational Behavior. 15th edition.
Pearson Education, Inc., Boston. Chapter 6.
- Website:
 http://www.doanhnhan.net/3-yeu-to-lam-tuyet-chung-tinh-sang-tao-
p53a17057.html
 http://www.doanhnhan.net/khuyen-khich-nhung-doi-moi-nho-
p53a16683.html

CHƯƠNG 4 – CƠ SỞ HÀNH VI NHÓM TRONG TỔ CHỨC


Giới thiệu khái quát về chương
Chương này sẽ giới thiệu những vấn đề cơ bản về nhóm, các yếu tố ảnh hưởng đến
hành vi cá nhân với tư cách là thành viên của một nhóm nào đó, những khác biệt
giữa quyết định cá nhân và quyết định nhóm. Những kiến thức cơ bản này sẽ giúp
các nhà quản lý hiểu rõ hơn hành vi của mỗi cá nhân trong những hoàn cảnh cụ thể,
trên cơ sở đó có thể điều chỉnh và định hướng những hành vi đó để chúng phù hợp
hơn với mục tiêu mà tổ chức đã đặt ra.
4.1 Nhóm và lí do cá nhân tham gia vào nhóm
4.1.1 Khái niệm nhóm
4.1.2 Các loại nhóm
4.1.3 Lí do cá nhân tham gia vào nhóm
4.2 Quá trình hình thành và phát triển nhóm
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi cá nhân trong nhóm
4.3.1 Vai trò cá nhân
4.3.2 Chuẩn mực nhóm
4.3.3 Quy mô nhóm
5
4.3.4 Tính liên kết nhóm
4.3.5 Địa vị cá nhân trong nhóm
4.3.6 Thành phần nhóm
4.4 Quyết định nhóm
4.4.1 Quyết định nhóm và quyết định cá nhân
4.4.2 Tư duy nhóm
Tài liệu tham khảo của chương:
- Phạm Thúy Hương và Phạm Thị Bích Ngọc (2016) Giáo trình Hành vi tổ chức,
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Chương 5.
- Nguyễn Hữu Lam (2007) Hành vi tổ chức, Nhà xuất bản Thống kê. Chương 5, 6.
- Robbins, S. P, và Judge, T. A. (2013) Organizational Behavior. 15th edition.
Pearson Education, Inc., Boston. Chapter 9, 10.
- Website:
 http://www.khoinghiep.info/ky-nang/lam-viec-nhom/6762-ky-nang-lam-
viec-nhom-hieu-qua.html

CHƯƠNG 5 – GIAO TIẾP TRONG TỔ CHỨC


Giới thiệu khái quát về chương
Tổ chức không thể tồn tại nếu thiếu sự giao tiếp giữa các cá nhân trong tổ chức đó.
Giao tiếp bắt đầu từ giao tiếp giữa các cá nhân, giữa các nhóm trong nội bộ tổ chức
và giữa các cá nhân trong tổ chức với bên ngoài. Giao tiếp là một quá trình tiếp diễn
liên tục giúp gắn kết các cá nhân ở các bộ phận và ở các cấp quản lý khác nhau trong
tổ chức. Giao tiếp cũng giúp gắn kết các nguồn lực và thúc đẩy nỗ lực của các cá
nhân. Khi giao tiếp hiệu quả, nó sẽ góp phần thúc đẩy kết quả thực hiện công việc
của cá nhân, tăng sự hài lòng của cá nhân với công việc. Tuy nhiên, giao tiếp không
hiệu quả cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến những xung đột trong tổ chức. Chương
này sẽ đề cập đến những vấn đề liên quan đến giao tiếp, quản lý xung đột và đàm
phán trong tổ chức.
5.1 Giao tiếp trong tổ chức
5.1.1 Khái niệm giao tiếp
5.1.2 Quá trình giao tiếp
5.1.3 Chức năng giao tiếp trong tổ chức
5.1.4 Hướng, hình thức và mạng lưới giao tiếp trong tổ chức
5.1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp

6
5.1.6 Các biện pháp nâng cao hiệu quả quá trình giao tiếp
5.2 Xung đột trong tổ chức
5.2.1 Khái niệm xung đột
5.2.2 Các quan điểm về xung đột
5.2.3 Quá trình xung đột
5.3 Đàm phán
5.3.1 Khái niệm đàm phán
5.3.2Các loại đàm phán
5.3.3 Quá trình đàm phán
5.3.4 Một số điều cần lưu ý trong đàm phán
Tài liệu tham khảo của chương:
- Phạm Thúy Hương và Phạm Thị Bích Ngọc (2016) Giáo trình Hành vi tổ chức,
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Chương 7,8.
- Nguyễn Hữu Lam (2007) Hành vi tổ chức, Nhà xuất bản Thống kê. Chương 7.
- Robbins, S. P, và Judge, T. A. (2013) Organizational Behavior. 15th edition.
Pearson Education, Inc., Boston. Chapter 14.

CHƯƠNG 6 – CƠ CẤU TỔ CHỨC


Giới thiệu khái quát về chương
Tổ chức cần phải thích nghi với môi trường nếu muốn tồn tại và phát triển. Thiết kế
cơ cấu tổ chức phù hợp sẽ giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra. Khi thiết kế cơ cấu
tổ chức, cần phải cân nhắc hai yếu tố sau: cơ cấu tổ chức phải thích nghi với môi
trường bên ngoài và thích nghi với môi trường bên trong tổ chức (phù hợp với nhân
viên, công nghệ và các nguồn lực khác trong tổ chức).
Chương này đề cập đến những yếu tố chính cần quan tâm khi thiết kế cơ cấu tổ chức,
các loại cơ cấu tổ chức cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ cấu tổ
chức, và làm thế nào để thiết kế cơ cấu tổ chức phù hợp với môi trường bên trong và
bên ngoài của tổ chức.
6.1 Cơ cấu tổ chức
6.1.1 Khái niệm cơ cấu tổ chức
6.1.2 Tầm quan trọng của cơ cấu tổ chức
6.2 Các yếu tố cần quan tâm khi thiết kế cơ cấu tổ chức
6.2.1 Chuyên môn hóa
6.2.2 Bộ phận hóa
7
6.2.3 Phạm vi quản lí
6.2.4 Hệ thống điều hành
6.2.5 Tập quyền, phân quyền
6.2.6 Chính thức hóa
6.3 Các mô hình cơ cấu tổ chức
6.3.1 Các mô hình cơ cấu phổ biến
6.3.2 Các mô hình cơ cấu mới
6.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn mô hình cơ cấu tổ chức
6.4.1 Chiến lược của tổ chức
6.4.2 Quy mô của tổ chức
6.4.3 Công nghệ
6.4.4 Môi trường
Tài liệu tham khảo của chương:
- Phạm Thúy Hương và Phạm Thị Bích Ngọc (2016) Giáo trình Hành vi tổ chức,
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Chương 9.
- Robbins, S. P, và Judge, T. A. (2013) Organizational Behavior. 15 th edition.
Pearson Education, Inc., Boston. Chapter 15.

CHƯƠNG 7 – VĂN HÓA TỔ CHỨC


Giới thiệu khái quát về chương
Văn hoá tổ chức có thể được xem như là sự hiểu biết chung của các thành viên trong
tổ chức về những điều đang xảy ra hàng ngày trong tổ chức. Văn hoá tổ chức bao
gồm tất cả các luật lệ được thể hiện qua các văn bản hay ngầm định trong tổ chức
được chia sẻ bởi hầu hết các thành viên trong tổ chức.
Xây dựng nền văn hoá mạnh trong tổ chức sẽ giúp cho các nhà quản lý có thể quản
lý nhân viên dễ dàng hơn, có thể dự đoán và điều chỉnh hành vi của họ trong tổ chức.
Mặt khác, hiểu biết về tác dụng của văn hoá tiến tới xây dựng nền văn hoá mạnh
trong tổ chức sẽ giúp tạo lợi thế cạnh tranh cho mình.
Chương này đề cập đến các đặc tính chung hình thành văn hoá tổ chức, tác
động của văn hoá đến hành vi của nhân viên trong tổ chức, nguồn gốc văn hoá, văn
hoá tổ chức lan truyền như thế nào, văn hoá tổ chức có thể thay đổi, điều chỉnh và
kiểm soát được không và cuối cùng là xây dựng văn hoá tổ chức như thế nào.
7.1 Khái niệm, tầm quan trọng và chức năng của văn hóa tổ chức
7.1.1 Khái niệm văn hóa tổ chức

8
7.1.2 Tầm quan trọng của văn hóa tổ chức
7.1.3 Chức năng của văn hóa tổ chức
7.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa tổ chức
7.4 Các loại văn hóa tổ chức
7.5 Hình thành và duy trì văn hóa tổ chức
7.5.1 Nguồn gốc của văn hóa tổ chức
7.5.2 Duy trì văn hóa tổ chức
7.6 Lan truyền văn hóa tổ chức
7.7 Thay đổi văn hóa tổ chức
7.7.1 Điều kiện thay đổi văn hóa tổ chức
7.7.2 Các biện pháp thay đổi văn hóa tổ chức
Tài liệu tham khảo của chương:
- Phạm Thúy Hương và Phạm Thị Bích Ngọc (2016) Giáo trình Hành vi tổ chức,
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Chương 10.
- Nguyễn Hữu Lam (2007) Hành vi tổ chức, Nhà xuất bản Thống kê. Chương 8.
- Robbins, S. P, và Judge, T. A. (2013) Organizational Behavior. 15th edition.
Pearson Education, Inc., Boston. Chapter 16.
- Website:
 http://dddn.com.vn/18707cat78/van-hoa-doanh-nghiep-yeu-to-vang-cua-
thanh-cong.htm.
 http://www.doanhnhan.net/giai-bai-toan-nhan-su-van-hoa-hay-nang-luc-
p53a22140.html.
 http://www.doanhnhan.net/thay-doi-van-hoa-cong-ty-p-cuoi-7-buoc-xay-
dung-van-hoa-cong-ty-p53a17694.html.

7. GIÁO TRÌNH:
- Phạm Thúy Hương và Phạm Thị Bích Ngọc (2016) Giáo trình Hành vi tổ chức,
Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

8. TÀI LIỆU THAM KHẢO:


- Nguyễn Hữu Lam (2007) Hành vi tổ chức, Nhà xuất bản Thống kê.
- Robbins, S. P, và Judge, T. A. (2013) Organizational Behavior. 15 th edition.
Pearson Education, Inc., Boston.

9
- Moorhead, G., Griffin, R. W. (2012) Managing Organizational Behavior,
International Edition, South-Western Cengage Learning, United States.
- Greenberg, J. (2002) Managing Behavior in Organization, Third edition, Pearson
Education Inc., Upper Saddle River, New Jersey.

9. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN:


Điều kiện dự thi học phần
Có mặt trên lớp 80% thời gian học theo quy định
Điểm đánh giá học phần
- Sự tham gia của sinh viên trong các buổi học: 10%
- Bài kiểm tra cá nhân/bài tập nhóm: 20%
- Thi hết học phần: 70%

10

You might also like