Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

GỬI A11,12,13

Bài 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh
thế giới thứ hai (1945 – 1949)

Câu 1(NB): Hội nghị Ianta (2-1945) diễn ra trong hoàn cảnh
A. sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc
C. phát xít Đức chuẩn bị tấn công Liên Xô.
D. phát xít Đức đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện.
Câu 2 (NB): Tham dự Hội nghị Ianta (2-1945) có nguyên thủ của ba cường quốc nào?
A. Anh, Pháp, Mĩ. B. Liên Xô, Mĩ , Anh.
C. Liên Xô, Mĩ, Trung Quốc. D. Nga, Mĩ, Anh.
Câu 3 (NB): Hội nghị Ianta (2-1945) quyết định thành lập tổ chức quốc tế nào?
A. Hội quốc liên. B. Liên minh các lực lượng Đồng minh.
C. Liên hợp quốc. D. Hiệp hội các quốc gia dân chủ thế giới.
Câu 4 (NB): Theo thỏa thuận của Hội nghị Ianta (2-1945), các nước Đông Âu thuộc phạm vi
ảnh hưởng của cường quốc nào?
A. Mĩ. B. Liên Xô.
C. Ạnh. D. Pháp.
Câu 5 (NB): Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm
vi ảnh hưởng của
A. Các nước Đông Âu. B. Các nước phương Tây.
C. Mĩ, Anh và Liên Xô. D. Đức, Pháp và Nhật Bản.
Câu 6 (NB): Việc xác định vĩ tuyến 38 độ Bắc làm ranh giới chia cắt quốc gia nào theo quyết
định tại hội nghị Ianta?
A.Nhật. B.Trung Quốc.
C. Đức. D.Triều Tiên.
Câu 7 (NB): Trật tự thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai gọi là
A. trật tự Vécxai- Oasinh tơn. B. trật tự hai cực Ianta.
C. trật tự hai cực Đông –Tây. D. trật tự hai cực Xô – Mĩ.
Câu 8 (NB): Nước nào sau đây không tham dự Hội nghị cấp cao ở Ianta?
A. Anh. B. Mĩ. C. Pháp. D. Liên Xô
Câu 9 (NB): Theo quyết định củaphạm vi nào không thuộc ảnh hưởng của Liên Xô?
A. Đông Đức. B. Đông Âu.
C. Đông Bec – Lin D. Tây Đức
Câu 10 (NB): Theo thỏa thuận tại Hội nghị Ianta thì hai nước trở thành trung lập là
A. Pháp vàPhầnLan. B. Áo và PhầnLan
C. Áo và HàLan. D. Phần Lan và Thổ NhĩKì
Câu 11 (NB): Nội dung nào khôngphải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
A. Duy trì hòa bình, anh ninh thế giới.
B. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
C. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
D. Bình đẳng chủ quyền giữa các nước và quyền tự quyết của các dân tộc.
Câu 12 (NB): Tổ chức Liên hợp quốc thành lập không nhằm mục đích nào sau đây?
A. Duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
B. Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.
C. Tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước.
D. Phân chia thành quả thắng lợi sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 13 (NB): Theo thỏa thuận của cường quốc tại Hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi
ảnh hưởng của
A. các nước ĐôngÂu. B. các nước TâyÂu.
C. Mĩ, Anh vàLiênXô. D. các nước phương Tây.
Câu 14 (NB): Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới của
Liên hợp quốc là
A. Đại hội đồng. B. Hội đồng Bảo an.
C. Hội đồng kinh tế - xã hội. D. Tòa án Quốc tế.
Câu 15 (NB): Mọi quyết định của Hội đồng Bảo an phải được sự nhất trí của 5 nước uỷ viên
thường trực là
A. Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Nhật Bản.
B. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh, Nhật.
C. Liên Xô, Đức, Mĩ, Anh, Pháp.
D. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
Câu 16 (NB): Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhân dân Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục
kinh tế trong hoàn cảnh nào?
A. Được sự giúp đỡ của các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.
B. Là nước thắng trận, thu được nhiều lợi nhuận từ chiến tranh.
C. Đất nước chịu nhiều tổ thất về người và của, khó khăn về nhiều mặt.
D. Được sự giúp đỡ của các nước thuộc phe Đồng minh như Anh, Pháp.
Câu 17 (NB): Năm 1957 Liên Xô đã đạt được thành tựu gì trên lĩnh vực khoa học – kĩ thuật?
A. Là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
B. Lần đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ cùng con người bay vòng quanh trái đất.
C. Lần đầu tiên đưa co người đặt chân lên mặt trăng.
D. Lần đầu tiên đưa tàu lên thăm dò sao hỏa.
Câu 18 (NB): Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 vừa ngả về
phương Tây vừa khôi phục và phát triển quan hệ với các nước
A. Châu Á. B. Mĩ Latinh. C. Châu phi. D. Trong nhóm G7.
Câu 19 (TH): Những quyết định của Hội nghị Ianta (2-1945) dẫn tới hệ quả gì?
A. Mở ra trật tự thế giới mới sau chiến tranh.
B. Xác lập sự đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ.
C. Hình thành hai hệ thống xã hội đối lập nhau.
D. Dẫn tới cục diện Chiến tranh lạnh.
Câu 20 (TH): Trật tự thế giới "hai cực" Ianta được hình thành trên cơ sơ nào?
A. Quan điểm của Mĩ và Liên Xô trong Hội nghị Ianta.
B. Những thỏa thuận sau Hội nghị Ianta của ba cường quốc.
C. Những quyết định của Hội nghị Ianta cùng những thỏa thuận sau đó của ba cường quốc.
D. Những quyết định của các nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Câu 21 (TH): Những quyết định của Hội nghị Ianta đã ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ quốc
tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?
A. Hình thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới – Trật tự hai cực Ianta chi phối mọi mối quan
hệ trên thế giới.
B. Thế giới đã phân chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa đối lập nhau về tư
tưởng, chế đọ xã hội, kinh tế, chính sách đối ngoại.
C. Dẫn tới cuộc “Chiến tranh lạnh” sau chiến tranh thế giới thứ hai giữa Mĩ và Liên Xô đến cuối
những năm 80 của thế kỉ XX.
D. Quan hệ quốc tế đều xoay quanh những vấn đề mà Hội nghị Ianta quyết định.
Câu 22 (TH) : Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, một trật tự thế giới mới đã được hình
thành với đặc trưng lớn là
A. thế giới chia làm 2 phe XHCN và TBCN do Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe.
B. Mĩ và Liên Xô ra sức chạy đua vũ trang.
C. thế giới chìm trong "Chiến tranh lạnh" do Mĩ phát động.
D. loài người đứng trước thảm hoạ "đung đưa trên miệng hố chiến tranh".
Câu 23 (TH): Quyết định nào của Hội nghị Ianta đưa đến sự phân chia thế giới thành hai cực?
A. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
B. Liên Xô tham gia chống Nhật ở Châu Á.
C. Thành lập Liên hợp quốc để giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới.
D. Thoả thuận việc đóng quân, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Câu 24 (TH): Hội nghị Ianta thỏa thuận phân chia phạm vi ảnh hưởng của ba cường quốc ở khu
vực nào?
A. Châu Á, Châu Phi. B. Châu Á, Châu Âu.
C. Châu Âu, Châu Mĩ. D. Toàn thế giới.
Câu 25 (TH): Nguyên tắc cơ bản nhất để chỉ đạo hoạt động của Liên hợp quốc là
A. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả cácnước.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nướcnào.
C. Chung sống hòa bình và có sự nhất trí giữa 5 cường quốclớn.
D. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
Câu 26 (TH): Khẳng định nào sau đây chưa đúng về Đại hội đồng Liên hợp quốc?
A. Là cơ quan lớn nhất, đứng đầu Liên hợp Quốc, giám sát các hoạt động của Hội đồng bảo an.
B. Họp mỗi năm một kì để thảo luận các công việc thuộc phạm vi Hiến chương quy định.
C. Đối với những vấn đề quan trọng, Hội nghị quyết định theo nguyên tắc đa số hai phần ba hoặc
quá bán.
D. Hội nghị dành cho tất cả các nước thành viên.
Câu 27 (TH): Vai trò quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc là
A. duy trì hoà bình và an ninh quốc tế.
B. thúc đẩy quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tất cả các nước.
C. giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột khu vực.
D. giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, nhân đạo.
Câu 28 (TH): Nội dung nào sau đây khôngđúng về “Trật tự 2 cực Ianta” ?
A. Trật tự thế giới mới hình thành sau chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Trật tự thế giới mới hình thành sau Hội nghị Ianta.
C. Liên Xô và Mĩ phân chia khu vực ảnh hưởng trong quan hệ quốc tế.
D. Liên Xô và Mĩ chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác.
Câu 29 (TH): Hội nghị Ianta có những quyết định quan trọng ngoại trừ việc
A. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa Phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
B. thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
C. phân chia phạm vi ảnh hưởng giữa ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh.
D. thiết lập trật tự thế giới hai cực Ianta do Mĩ và Liên Xô đứng đầu mỗi cực.
Câu 30 (TH): Tại sao Hiến chương của Liên hợp quốc là văn kiện quan trọng nhất?
A. Đề ra nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc.
B. Là cơ sở để các nước tham gia tổ chức Liên hợp quốc.
C. Hiến chương nêu rõ mục đích hoạt của tổ chức Liên hợp quốc.
D. Hiến chương quy định tổ chức bộ máy của Liên hợp quốc.
Câu 31 (TH): Nội dung nào dưới đây thể hiện rõ vai trò của Liên hợp quốc?
A. Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
B. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
C. Là một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
D. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
Câu 32 (TH): Khẳng định nào sau đây chưa đúng về Hội đồng bảo an Liên hợp quốc?
A. Là cơ quan chính trị, quan trọng nhất, hoạt động thường xuyên.
B. Chịu trách nhiệm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
C. Chịu sự giám sát và chi phối của Đại hội đồng.
D. Có 5 Ủy viên thường trực.
Câu 33 (TH): Thỏa thuận nào tại Hội nghị Ianta dẫn đến sự phân chia hai cực trong quan hệ
quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Quyết định tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
B. Nhanh chóng kết thúc chiến tranh và Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật.
C. Thỏa thuận về việc thành lập Liên hợp quốc.
D. Thỏa thuận về việc đóng quân (chủ yếu giữa Mĩ và Liên Xô) sau chiến tranh.
Câu 34 (TH): Nội dung nào không phải là đường lối xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của
Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Bảo vệ hòa bình thế giới.
B. Mở rộng liên minh quân sự ở Châu Âu, Châu Á và Mĩ Latinh.
C. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
D. Viện trợ, giúp đỡ nhiều nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 35 (TH):Ý nghĩa quan trọng nhất của sự kiện Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử là
A. cân bằng lực lượng quân sự giữa Mĩ và Liên Xô.
B. đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của khoa học – kĩ thuật Liên Xô.
C. phá vỡ thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.
D. Liên Xô trở thành cường quốc về vũ khí hạt nhân.
Câu 36 (TH): Ý nào không phản ánh đúng nguyên nhân Liên Xô trở thành chỗ dựa cho phong
trào hòa bình và cách mạng thế giới
A. Liên Xô có nền kinh tế vững mạnh, khoa học – kĩ thuật tiên tiến.
B. Liên Xô chủ trương duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
C. Liên Xô luôn ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
D. Liên Xô là nước duy nhất trên thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân.
Câu 37 (VD): Đáp án nào đúng nhất về những tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc?
A. WTO, FAO, UNICEF, TPP.
B. WHO, IAEA, UEFA, WB.
C. UNESCO, IMF, WHO, UNICEF.
D. WB, INTERPOL, UNFA, ARF.
Câu 38 (VD): Chọn đáp án đúngđể hoàn thiện đoạn dữ liệu sau?
"Bộ máy tổ chức Liên hợp quốc gồm sáu cơ quan chính, trong đó (1) là cơ quan giữ vai trò trọng
yếu để duy trì hòa bình, an ninh thế giới (2) là cơ quan hành chính, đứng đầu là (3) với nhiệm kì
5 năm."
A. (1)Hội đồng Quản thác, (2)Ban thư kí, (3) Tổng thư kí.
B. (1)Tòa án Quốc tế, (3)Ban thư kí, (3)Tổng thư kí.
C. (1)Đại hội đồng, (2)Ban thư kí, (3)Tổng thư kí.
D. (1)Hội đồng bảo an, (2)Ban thư kí, (3)Tổng thư kí.
Câu 39 (VD): Vai trò của Việt Nam đối với Liên hợp quốc được thể hiện rõ nhất ở ý kiến nào
trong số những ý kiến dưới đây?
A. Là thành viên của Liên hợp quốc từ tháng 9-1977 để tăng cường sức mạnh của tổ chức này.
B. Việt Nam tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành những nguyên tắc và những nghị quyết của Liên
hợp quốc.
C. Việt Nam luôn là trung gian hòa giải những xung đột quốc tế.
D. Năm 2008 - 2009, khi trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc,
Việt Nam có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của tố chức này.
Câu 40 (VD): Theo thỏa thuậncủa Hội nghị Pốtxđam (từ ngày 17/7-2/8/1945), việc giải giáp
quân Nhật ở Việt Nam được giao cho
A. quân đội Pháp vào phía Nam, quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc vĩ tuyến 16
B. quân đội Mĩ vào phía Nam, quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc vĩ tuyến 16
C. quân đội Anh vào phía Nam, quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc vĩ tuyến 16
D. quân đội Anh, Pháp vào phía Nam, quân đội Trung Hoa Dân quốc vào phía Bắc vĩ tuyến 16
Câu 41 (VD): Đảng ta đã vận dụng nguyên tắc hoạt động nào của tổ chức Liên Hợp quốc để giải
quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo hiện nay?
A. Bình đẳng chủ quyền của các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
B. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
C. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
D. Chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung
Quốc).
Câu 42 (VD): Nét khác biệt giữa trật tự hai cực Ianta với hệ thống Vecsxai- Oasinhtơn là
A. phân chia thành quả sau chiến tranh
B. hình thành một trật tự thế giới mới
C. thành lập được một tổ chức quốc tế để giám sát và duy trì trật tự thế giới
D. hình thành 2 phe TBCN và phe XHCN
Câu 43 (VD): Cho các sự kiện sau:
1. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
2. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
3. Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu Châu Âu và đứng thứ hai thế giới sau
Mĩ.
4. Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ, mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.
Cách sắp xếp nào sau đây đúng theo trình tự thời gian?
A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 3, 2, 4. C. 2, 3, 1, 4. D. 2, 1, 4, 3.
Câu 44 (VD): Điểm khác nhau giữa Liên Xô với các nước đế quốc, trong thời kì từ 1945 đến
đầu những năm 70 của thế kỉ XX là:
A. Nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh, đẩy mạnh phát triển côngnghiệp
B. Đẩy mạnh cải cách dân chủ sau chiếntranh
C. Chế tạo nhiều loại vũ khí và trang bị kĩ thuật quân sự hiệnđại
D. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
Câu 45 (VDC): Hãy đánh giá về vai trò của Liên hợp quốc trước những biến động của tình hình
thế giới hiện nay.
A. Liên hợp quốc thực sự đã trở thành một diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm
duy trì hòa bình, an ninh thê giới.
B. Thúc đẩy các mối quan hệ giao lưu, hợp tác giữa các nước thành viên trên nhiều lĩnh vực.
C. Ngăn chặn các đại dịch đe dọa sức khỏe của loài người.
D. Bảo vệ các di sản trên thế giới, cứu trọ nhân đạo.
Câu 46 (VDC): Vận dụng nguyên tắc “Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa
bình” của Liên hợp quốc để giải quyết vấn đề nào của đất nước ta hiện nay?
A. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
B. Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
C. Vấn đề chủ quyền biên giới, biển, hải đảo và toàn vẹn lãnh thổ.
D. Nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Câu 47 (VDC): Để giải quyết tranh chấp về chủ quyền biên giới, biển đảo với các nước khác
Đảng ta đã đề ra chủ trương, biện pháp:
A. đấu tranh chính trị, ngoại giao khôn khéo và đoàn kết dân tộc
B. đấu tranh chính trị, ngoại giao và chính sách kinh tế
C. đấu tranh chính trị và chính sách văn hóa, giáo dục
D. đấu tranh chính trị, kinh tế và chính sách văn hóa
Câu 48 (VDC): Nhận xét nào dưới đây đúngvề vai trò của Liên hợp quốc trước những biến động
của tình hình thế giới hiện nay:
A. Liên hợp quốc trở thành diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình,
an ninh thế giới.
B. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc
C. Ngăn chặn các đại dịch đe dọa sức khỏe của loài người.
D. Bảo vệ các di sản trên thế giới, cứu trợ nhân đạo.
Câu 49 (VDC): Nhận xét nào đúng nhất về sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và
các nước Đông Âu?
A. Đây là sự tan rã của mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chưa khoa học.
B. Là sự thất bại của lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về con đường quá độ đi lên chủ nghĩa xã
hội.
C. Là thắng lợi quan trọng của Mĩ trong mưu đồ ngăn chặn, đẩy lùi và tiến tới xóa bỏ hệ thống
xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
D. Là kết quả tất yếu không thể tránh khỏi, trách nhiệm to lớn thuộc về cá nhân M. Goocbachốp.

Câu 50 (VDC): Từ sự sụp đổ của Liên Xô, Việt Nam rút ra bài học kinh nghiệm gì?
A. Tôn trọng quy luật phát triển khách quan về kinh tế.
B.Giữ vững vai trò lãnh đạo tuyệt đối, duy nhất của Đảng Cộng sản.
C. Cảnh giác trước âm mưu phá hoại của các thế lực thù địch.
D. Đảm bảo thực hiện nền dân chủ nhân dân.

You might also like