Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 92

Trường Đại Học Khoa học Tự nhiên

Khoa Hóa Học – Bộ môn Hóa Học Hữu cơ

HÓA HỌC HỮU CƠ

PGS.TS. Nguyễn Trung Nhân

ntnhan@hcmus.edu.vn
2
Chương 9 – ALDEHYDE VÀ KETONE

3
4
9.1. Tên gọi của aldehyde và ketone (nomenclature of
aldehydes and ketones)
 Theo hệ thống IUPAC, tên gọi của aldehyde kết thúc bằng
-al. Ví dụ:

 Tên thông thường của các hợp chất nằm trong ngoặc
đơn dưới tên IUPAC thường được sử dụng rất phổ biến.
 Đối với các aldehyde có nhóm thế, đánh số thứ tự mạch
carbon bắt đầu từ carbon aldehyde, ví dụ:
5
 Lưu ý, hai ví dụ trên cho thấy nhóm aldehyde được ưu
tiên hơn so với nối đôi hoặc nhóm hydroxyl.
 Đối với các aldehyde vòng, sử dụng hậu tố -
carbaldehyde. Aldehyde vòng thơm thường có tên thông
thường:

6
 Theo IUPAC, tên gọi của ketone kết thúc bằng -one.
Mạch carbon được đánh số thứ tự sao cho nhóm
carbonyl có số thứ tự thấp nhất.
 Tên gọi thông thường của các ketone gồm tên của nhóm
alkyl hoặc aryl gắn với carbon carbonyl và thêm từ
ketone vào sau. Ví dụ:

7
8
9.2. Các aldehyde và ketone thông thường (some
common aldehydes and ketones)
 Formaldehyde (HCH=O) là aldehyde đơn giản nhất,
được sản xuất với quy mô lớn bằng cách oxid hóa
methanol.

(9.1)

 Sản lượng hằng năm trên toàn thế giới của


formaldehyde trên 46 tỷ pound. Formaldehyde ở thể khí
(bp -21 oC), nhưng không thể bảo quản ở trạng thái tự
do vì chúng dễ dàng bị polymer hóa.

9
 Thông thường formaldehyde được cung cấp ở dạng
dung dịch 37%, được gọi là formalin. Ở dạng này, nó
được sử dụng làm chất khử trùng và chất bảo quản, tuy
nhiên formaldehyde chủ yếu được sử dụng trong sản
xuất nhựa, vật liệu cách nhiệt xây dựng, ván ép.
 Acetaldehyde (CH3CH=O) có nhiệt độ sôi gần với nhiệt độ
phòng (bp 20 oC). Hợp chất này được sản xuất chủ yếu
bằng cách oxid hóa ethylene với xúc tác palladium-đồng,
và mỗi năm có khoảng 1 tỷ pound được sản xuất trên
toàn thế giới.
(9.2)

 Một nửa sản lượng acetaldehyde được sử dụng để oxid


hóa acetic acid. Phần còn lại được dùng để điều chế 1-
butanol và các hóa chất thương mại khác. 10
 Acetone ((CH3)2C=O) là ketone đơn giản nhất, được sản
xuất ở quy mô lớn – với sản lượng 4 tỷ pound mỗi năm.
Các phương pháp thường dùng để tổng hợp acetone
thương mại là oxid hóa propene (tương tự phương trình
9.2), oxid hóa isopropyl alcohol, và oxid hóa
isopropylbenzene (phương trình 9.3).

(9.3)

11
 Khoảng 30% sản lượng acetone được sử dụng trực tiếp,
bởi vì nó không chỉ hòa tan hoàn toàn trong nước, mà
còn là dung môi tốt cho nhiều hợp chất hữu cơ (nhựa,
sơn, thuốc nhuộm, sơn móng tay). Phần sản lượng còn
lại được dùng để sản xuất trong công nghiệp các hóa
chất thương mại khác, kể cả bisphenol-A dùng trong
nhựa epoxy.

(9.4)

12
 Quinone tạo thành một loại hợp chất carbonyl độc đáo.
Chúng là các diketone vòng liên hợp. Ví dụ đơn giản nhất
là 1,4-benzoquinone.
 Tất cả các quinone đều có màu, nhiều chất còn là sắc tố
trong tự nhiên, nên được sử dụng làm thuốc nhuộm.
Alizarin là một quinone màu đỏ cam, được sử dụng để
nhuộm đỏ áo khoác của quân đội Anh trong cuộc Cách
mạng Hoa Kỳ. Vitamin K là một quinone cần thiết cho sự
đông máu.

13
9.3. Tổng hợp aldehyde và ketone (synthesis of
aldehydes and ketones)
 Trong các chương trước, chúng ta đã tìm hiểu rất nhiều
cách để điều chế aldehyde và ketone. Cách hữu dụng
nhất chính là oxid hóa alcohol.

(9.5)

 Khi oxid hóa alcohol bậc một thu được aldehyde, và oxid
hóa alcohol bậc hai sẽ thu được ketone. Trong phòng thí
nghiệm, tác nhân chromium như pyridinium
chlorochromate (PCC), thường được dùng để oxid hóa
alcohol.
14
 Viết phương trình oxid hóa alcohol thích hợp để tạo thành
(CH3)2CHCH2CHO (3-methylbutanal).
 Aldehyde được điều chế bằng cách oxid hóa các alcohol
bậc một (RCH2OH) với PCC. Trước tiên, tìm carbon
carbonyl trong 3-methylbutanal (đánh dấu bằng dấu hoa
thị). Chuyển đổi carbon này thành alcohol bậc một.
Phương trình thích hợp là:

15
 Ketone hương phương có thể được điều chế bằng phản
ứng acyl hóa Friedel-Crafts của hợp chất vòng hương
phương. Ví dụ:

(9.6)

16
 Methyl ketone có thể được điều chế bằng phản ứng
hydrate hóa alkyne đầu mạch với xúc tác acid và ion thủy
ngân. Ví dụ:

(9.7)

9.4. Aldehyde và ketone trong tự nhiên (aldehydes


and ketones in nature)
 Aldehyde và ketone có rất nhiều trong tự nhiên. Hình
1.12 và 1.13 là ba ví dụ, và hình 9.1 cho biết thêm một số
ví dụ khác.
17
 Nhiều aldehyde và ketone có hương thơm dễ chịu và
được sử dụng trong nước hoa và các sản phẩm khác (xà
phòng, thuốc tẩy, và máy làm mát không khí).
 Tuy nhiên, việc thu gom và chiết xuất các hợp chất này
từ hoa, cây cối, động vật, rất tốn kém. Chanel No. 5,
được đưa vào thị trường nước hoa vào năm 1921, là
nước hoa đầu tiên sử dụng các hóa chất hữu cơ tổng
hợp.
 Ngày nay, phần lớn các loại nước hoa đều sử dụng các
hóa chất tạo mùi tổng hợp.

18
Figure 9.1 Some naturally occurring aldehydes and ketones

19
9.5. Nhóm carbonyl (the carbonyl group)
 Để hiểu rõ hơn các phản ứng của aldehyde, ketone, và
các hợp chất carbonyl khác, trước hết chúng ta cần xem
qua cấu trúc và tính chất của nhóm carbonyl.
 Liên kết đôi carbon-oxygen gồm một liên kết sigma và
một liên kết pi (hình 9.2). Nguyên tử carbon ở trạng thái
lai hóa sp2.
 Ba nguyên tử gắn vào carbon carbonyl đều nằm trong
cùng một mặt phẳng với góc liên kết là 120o. Liên kết pi
được hình thành bởi sự xen phủ giữa orbital p của
carbon với orbital p của oxygen. Ngoài ra, trên nguyên tử
oxygen còn có hai cặp electron không liên kết.
 Độ dài liên kết C=O là 1.24 Å, ngắn hơn liên kết đơn C−O
của alcol và ether (1.43 Å).
20
 Oxygen âm điện hơn carbon. Do đó, các electron trong
liên kết C=O bị hút về phía oxygen, tạo thành liên kết phân
cực. Ảnh hưởng này đặc biệt cho các electron pi và được
biểu diễn như sau:

 Kết quả của sự phân cực này dẫn đến hầu hết các phản
ứng carbonyl đều liên quan đến sự tác kích thân hạch vào
carbon carbonyl, thường đi kèm với việc bổ sung một
proton vào oxygen. Điều này phù hợp với mô hình thế
năng tĩnh điện (Hình 9.2c), cho thấy oxygen giàu electron
(màu đỏ).
21
 Liên kết C=O khác với liên kết C=C. Liên kết C=C không
phân cực và carbon bị tác kích bởi tác nhân thân điện tử,
không phải tác nhân thân hạch như đối với liên kết C=O.
 Ngoài việc ảnh hưởng tới phản ứng hóa học, sự phân
cực của liên kết C=O còn ảnh hưởng đến tính chất vật lý
của các hợp chất carbonyl. Ví dụ: nhiệt độ sôi của các
hợp chất carbonyl cao hơn hydrocarbon, nhưng thấp hơn
alcohol có cùng phân tử lượng.

22
 Tại sao lại như vậy? Không giống như các phân tử của
hydrocarbon phân cực tạm thời, các hợp chất carbonyl
có liên kết C=O phân cực hoàn toàn và do đó có khuynh
hướng kết hợp mạnh hơn.
 Phần mang điện tích dương của một phân tử sẽ bị hút bởi
phần mang điện tích âm của một phân tử khác. Tương tác
liên phân tử này được gọi là tương tác lưỡng cực-lưỡng
cực, thường mạnh hơn các tương tác van der Waals
nhưng không mạnh như liên kết hydrogen.
 Các hợp chất carbonyl như aldehyde và ketone, chỉ có
liên kết C=O mà không có liên kết O−H, nên không thể
hình thành các liên kết hydrogen với nhau như các
alcohol. 23
 Do đó, đòi hỏi phải cung cấp nhiều năng lượng (nhiệt)
hơn so với các hydrocarbon có cùng phân tử lượng, để
phá vỡ tương tác lưỡng cực-lưỡng cực (dipole–dipole
interactions) khi muốn chuyển đổi từ thể lỏng sang hơi,
nhưng vẫn ít hơn so với alcohol.

Figure 9.2 Bonding in the carbonyl group: (a) carbonyl carbon is sp2-hybridized,
(b) C=O group consists of sigma and pi bonds, (c) electrostatic potential map
illustrates the electron-poor nature (blue) of the carbonyl carbon and the
electron-rich nature (red) of the oxygen
24
 Sự phân cực của nhóm carbonyl cũng ảnh hưởng đến độ
tan của aldehyde và ketone. Ví dụ: các hợp chất carbonyl
có phân tử lượng thấp hòa tan được trong nước. Mặc dù
chúng không hình thành các liên kết hydrogen với nhau,
nhưng chúng có thể hình thành các liên kết hydrogen với
các hợp chất O−H hoặc N−H.

25
9.6. Phản ứng cộng thân hạch vào nhóm carbonyl:
tổng quan (nucleophilic addition to carbonyl groups:
an overview)
 Tác nhân thân hạch tác kích vào carbon carbonyl vì
carbon này mang một phần điện tích dương. Điện tử p
của liên kết C=O di chuyển về phía nguyên tử oxygen do
oxy âm điện hơn.
 Khi các phản ứng này được thực hiện trong dung môi
phân cực hữu proton như alcohol hoặc nước, phản ứng
sẽ hoàn thành khi oxygen mang điện tích âm nhận một
proton. Dưới đây là phương trình tổng quát của phản ứng
cộng tác nhân thân hạch và proton tại liên kết pi của
nhóm carbonyl.
26
(9.8)

 Lúc này, carbon carbonyl lai hóa sp2 có dạng tam giác
phẳng trong cơ cấu aldehyde và ketone ban đầu, sẽ trở
thành trạng thái lai hóa sp3 dạng tứ diện trong sản phẩm.
 Do vẫn còn cặp electron không liên kết trên nguyên tử
oxygen (hình 9.2c), nên các hợp chất carbonyl là các base
Lewis yếu và có thể bị proton hóa. Xúc tác acid được sử
dụng trong phản ứng cộng giữa hợp chất carbonyl và các
tác nhân thân hạch yếu, lúc này nguyên tử oxygen của
carbonyl sẽ bị proton hóa trước, sau đó tác nhân thân
hạch mới tác kích. 27
(9.9)

 Việc chuyển carbon carbonyl thành carbocation giúp khả


năng tác kích của tác nhân thân hạch được tốt hơn.
 Các tác nhân thân hạch có thể được phân thành tác nhân
thuận nghịch và bất thuận nghịch.
 Tác nhân thân hạch thuận nghịch cũng đóng vai trò là
nhóm xuất tốt. Nói cách khác, chúng là các base liên hợp
của các acid mạnh.
 Tác nhân thân hạch bất thuận nghịch cũng chính là nhóm
xuất kém, chúng là các base liên hợp của các acid yếu.
Sự phân loại hữu ích cho việc xem xét cơ chế phản ứng
cộng của nhóm carbonyl. 28
 Nhìn chung, ketone ít phản ứng với các tác nhân thân
hạch hơn so với aldehyde. Có hai lý do chính cho sự khác
biệt này.
 Lý do đầu tiên là do lập thể. Nguyên tử carbon carbonyl
trong ketone bị chắn nhiều hơn (có hai nhóm thế) so với
aldehyde (một nhóm thế và một nguyên tử hydrogen).
Trong phản ứng cộng thân hạch, các nhóm thế trở nên
gần nhau hơn vì sự thay đổi lai hóa từ sp2 thành sp3 và
góc liên kết giảm từ 120o xuống 109.5o (phương trình 9.8).
Phản ứng cộng xảy ra với aldehyde ít bị chắn hơn ketone
bởi vì có một nhóm thế nhỏ (nguyên tử H).
29
 Lý do thứ hai là điện tử. Nhóm alkyl là nhóm cho điện tử
so với hydrogen. Do đó, chúng có xu hướng trung hòa
một phần điện tích dương trên carbon carbonyl, làm giảm
khả năng phản ứng của carbonyl với các tác nhân thân
hạch. Ở đây, ketone có hai nhóm alkyl, trong khi aldehyde
chỉ có một. Tuy nhiên, nếu nhóm thế là nhóm rút điện tử
(ví dụ có chứa halogen), chúng có thể gây hiệu ứng
ngược lại và làm tăng khả năng phản ứng carbonyl đối
với tác nhân thân hạch.
 Ở phần tiếp theo, chúng ta sẽ phân loại phản ứng cộng
thân hạch vào aldehyde và ketone theo loại liên kết mới
được hình thành với carbon carbonyl. Chúng ta sẽ xem
xét theo trình tự tác nhân thân hạch oxygen, carbon và
nitrogen.
30
9.7. Phản ứng cộng alcohol: tạo thành hemiacetal,
acetal (addition of alcohols: formation of hemiacetals
and acetals)
 Các phản ứng trong phần này vô cùng quan trọng, chúng
giúp ta hiểu được tính chất hóa học của carbohydrate
trong chương 16.
 Alcol là các tác nhân thân hạch oxygen. Khi xảy ra phản
ứng cộng với liên kết C=O, nhóm OR tác kích vào carbon
và proton sẽ gắng vào oxygen.

(9.9)

31
 Alcohol là các tác nhân thân hạch yếu nên phản ứng cần
có xúc tác acid. Sản phẩm tạo thành là hemiacetal; có
chứa đồng thời hai nhóm chức alcohol và ether trên cùng
một carbon. Đây là phản ứng cộng thuận nghịch.
 Cơ chế hình thành hemiacetal gồm ba bước:
 Đầu tiên, oxygen trong nhóm carbonyl bị proton hóa bởi
xúc tác acid.
 Sau đó oxygen của alcol tác kích vào carbon carbonyl
 Cuối cùng mất đi một proton để tạo thành sản phẩm. Mỗi
bước đều là phản ứng thuận nghịch. Xét theo phản ứng
acid-base, acid ban đầu trong mỗi bước phản ứng được
chuyển đổi thành sản phẩm acid có độ mạnh tương
đương.
32
(9.10)

 Khi sử dụng lượng alcohol dư, hemiacetal tiếp tục phản


ứng tạo thành acetal.

(9.11)

33
 Nhóm hydroxyl của hemiacetal đã được thay thế bằng
nhóm alkoxy. Acetal có chứa hai nhóm chức ether trên
cùng một nguyên tử carbon.
 Cơ chế hình thành acetal gồm các bước sau:

34
 Cả hai oxygen của hemiacetal đều có thể bị proton hóa.
Khi oxygen của nhóm hydroxyl bị proton hóa, sau đó tách
nước sẽ tạo ra carbocation được an định bởi cộng
hưởng. Phản ứng giữa carbocation này với lượng dư
dung môi alcohol sẽ tạo ra acetal. Cơ chế của phản ứng
giống với cơ chế SN1. Mỗi bước đều là phản ứng thuận
nghịch.

35
 Aldehyde mang nhóm hydroxyl ở vị trí thích hợp có thể
tồn tại trạng thái cân bằng với hemiacetal vòng, được
hình thành do phản ứng cộng thân hạch nội phân tử
(intramolecular nucleophilic addition).
 Ví dụ: 5-hydroxypentanal tồn tại chủ yếu ở dạng
hemiacetal vòng:

(9.14)

36
 Nhóm hydroxyl có vị trí thuận lợi để hoạt động như một
tác nhân thân hạch đối với carbon carbonyl, và sự đóng
vòng xảy ra theo cơ chế như sau:

 Các hợp chất chứa nhóm hydroxyl cách nhóm aldehyde


bốn hoặc năm carbon có xu hướng hình thành các
hemiacetal và acetal vòng, bởi vì kích thước của vòng
(vòng năm hoặc sáu) không căng. Như chúng ta sẽ thấy
trong chương 16, các cấu trúc này rất quan trọng đối với
tính chất hóa học của carbohydrate.

37
 Ví dụ: glucose là một carbohydrate quan trọng, trong cấu
trúc có chứa hemiacetal vòng:

 Ketone cũng có thể tạo acetal. Ví dụ: nếu sử dụng


alcohol là glycol, chúng ta sẽ thu được sản phẩm acetal
vòng:

(9.16)

38
 Tóm lại, aldehyde và ketone phản ứng với alcohol tạo
thành hemiacetal, nếu alcohol dư tiếp tục tạo thành
acetal.

 Viết phương trình phản ứng của benzaldehyde với


methanol dư, xúc tác acid.

(9.18)

39
 Lưu ý rằng sự hình thành acetal là một quá trình thuận
nghịch gồm một chuỗi các cân bằng (phương trình 9.17).
Làm thế nào để điều khiển các phản ứng này xảy ra theo
chiều thuận? Có một cách đó là sử dụng một lượng lớn
alcohol dư. Một cách khác chính là loại bỏ nước, sản
phẩm của phản ứng thuận. Phản ứng nghịch của phản
ứng hình thành acetal được gọi là phản ứng thủy phân
acetal. Mặt khác, acetal có thể được thủy phân thành
aldehyde hoặc ketone và alcohol bằng lượng nước dư và
có mặt xúc tác acid. Các trung gian hemiacetal trong cả
hai phản ứng thuận và nghịch thường không thể cô lập
được khi R’ và R” là các nhóm alkyl hoặc aryl đơn giản. 40
 Viết phương trình phản ứng thủy phân benzaldehyde
dimethylacetal trong dung dịch acid.

 Sự phân cắt acetal với xúc tác acid xảy ra dễ dàng hơn
nhiều so với sự phân cắt ether đơn giản, bởi vì trung gian
carbocation được an định bởi sự cộng hưởng. Tuy nhiên,
acetal cũng như các ether thông thường, đều trơ đối với
các base.
41
9.8. Phản ứng cộng nước; sự hydrate hóa aldehyde
và ketone (addition of water; hydration of aldehydes
and ketones)
 Nước cũng như alcohol, là tác nhân thân hạch oxygen và
có thể cộng thuận nghịch vào aldehyde và ketone. Ví dụ:
formaldehyde trong dung dịch tồn tại chủ yếu ở dạng
hydrate.

(9.20)

 Tuy nhiên, với hầu hết các aldehyde hoặc ketone khác,
dạng hydrate không thể cô lập được vì chúng dễ dàng
mất nước để trở lại thành hợp chất carbonyl; do đó hằng
số cân bằng nhỏ hơn 1. 42
 Một trường hợp ngoại lệ là trichloroacetaldehyde
(chloral), hợp chất này tạo thành được tinh thể hydrate
CCl3CH(OH)2.
 Trong y học, chloral hydrate được sử dụng làm thuốc an
thần, trong thú y, nó được dùng là thuốc gây mê và gây tê
cho ngựa, gia súc, lợn và gia cầm. Nước uống Mickey
Finn là sự kết hợp của alcohol và chloral hydrate.

43
9.9. Phản ứng cộng tác chất Grignard và acetylide
(addition of Grignard reagents and acetylides)
 Tác chất Grignard đóng vai trò tác nhân thân hạch carbon
khi phản ứng với nhóm carbonyl. Nhóm thế R của tác
chất Grignard cộng bất thuận nghịch vào carbon
carbonyl, tạo thành liên kết C−C mới.
 Xét theo phản ứng acid-base, phản ứng này được ưu đãi
do sản phẩm (alkoxide) là base yếu hơn rất nhiều so với
carbanion ban đầu (tác chất Grignard). Alkoxide có thể bị
proton hóa thành alcohol.

(9.21)

44
 Thông thường, phản ứng được thực hiện bằng cách cho
từ từ dung dịch ether chứa aldehyde hoặc ketone vào
dung dịch ether có tác chất Grignard. Sau khi các hợp
chất carbonyl được cho vào, magnesium alkoxide bị thủy
phân trong dung dịch acid.
 Phản ứng giữa tác chất Grignard và các hợp chất
carbonyl là một phương pháp hữu dụng đề điều chế
alcohol. Hợp chất carbonyl được lựa chọn để phản ứng
phụ thuộc vào bậc của alcohol mong muốn tạo thành.
Formaldehyde sẽ cho ra alcohol bậc một.

45
 Các aldehyde khác sẽ cho ra alcohol bậc hai

(9.23)

 Ketone cho ra alcohol bậc ba

(9.24)

 Lưu ý rằng chỉ có một nhóm R gắn với carbon mang


nhóm hydroxyl là của tác chất Grignard. Các nhóm còn lại
đều từ hợp chất carbonyl.
46
 Dự đoán sản phẩm của phản ứng giữa ethylmagnesium
bromide với 3-pentanone, sau đó tiến hành thủy phân.

47
 Hãy cho biết cách điều chế alcohol sau từ
tác chất Grignard và hợp chất carbonyl.

 Đây là alcohol bậc hai, do đó hợp chất carbonyl sử dụng


phải là aldehyde. Tác chất Grignard sử dụng có thể mang
nhóm methyl hoặc phenyl.

48
 Phương trình

(9.25)

49
 Việc lựa chọn cách tổng hợp nào khả thi tùy thuộc vào
thực tế có sẵn hoặc giá cả của tác chất, hoặc tùy thuộc
vào tính chất hóa học (ví dụ: aldehyde hoặc ketone nào
..
phản ứng tốt hơn).

50
 Tác nhân cơ kim khác như hợp chất cơ kim lithium và
acetylide, phản ứng với hợp chất carbonyl tương tự như
tác chất Grignard. Ví dụ:

51
9.10. Phản ứng cộng hydrogen cyanide; cyanohydrins
(addition of hydrogen cyanide; cyanohydrins)
 Hydrogen cyanide cộng vào nhóm carbonyl của aldehyde
và ketone để tạo ra cyanohydrin, hợp chất mang nhóm
hydroxyl và nhóm cyano cùng gắn vào một carbon. Phản
ứng này cần có xúc tác base.

(9.27)

 Ví dụ, acetone phản ứng như sau:

(9.28)

52
 Hydrogen cyanide không có cặp electron không liên kết
trên carbon, do đó nó không thể đóng vai trò là tác nhân
thân hạch carbon. Tuy nhiên, trong môi trường base, một
phần hydrogen cyanide được chuyển thành ion cyanide
(NC−), ion cyanide này hoạt động như tác nhân thân hạch
carbon.

(9.29)

53
 Tính chất hóa học của cyanohydrin đóng vai trò chính
trong việc phòng vệ của loài rết Bắc Mỹ Apheloria
corrugata. Loài rết này sử dụng một tuyến hai buồng
giống như ở bọ cánh cứng để tiết ra chất có chứa
hydrogen cyanide. Apheloria tích trữ benzaldehyde
cyanohydrin, khi bị đe dọa, hợp chất này chuyển thành
một hỗn hợp benzaldehyde và hydrogen cyanide, sau đó
được tiết ra. Khí hydrogen cyanide phát ra từ chất bài tiết
này là một biện pháp ngăn chặn hiệu quả các động vật ăn
thịt.

54
9.11. Phản ứng cộng tác nhân thân hạch nitrogen
(addition of nitrogen nucleophiles)
 Amonia, amine và một số hợp chất tương tự có một cặp
electron không liên kết trên nguyên tử nitrogen và đóng
vai trò tác nhân thân hạch nitrogen đối với nguyên tử
carbon carbonyl. Ví dụ, các amin bậc một phản ứng như
sau:

55
 Sản phẩm cộng với cơ cấu tứ diện được hình thành
trước tiên, tương tự như hemiacetal, nhưng nhóm NH
thay cho nguyên tử oxygen. Những sản phẩm này
thường không bền. Chúng tiếp tục loại bỏ nước để tạo
thành sản phẩm với một liên kết đôi carbon-nitrogen.
 Với amine bậc một, sản phẩm được gọi là imine. Imine
giống như hợp chất carbonyl, ngoại trừ O được thay thế
bằng NR.
 Chúng là những chất trung gian quan trọng trong một số
phản ứng hóa sinh, đặc biệt là trong việc liên kết các hợp
chất carbonyl với các nhóm amino tự do có trong hầu hết
các enzyme.

56
(9.32)

 Ví dụ: retinal liên kết với protein opsin theo cách này để
hình thành rhodopsin.

 Các dẫn xuất ammonia khác có chứa nhóm −NH2 phản


ứng với các hợp chất carbonyl tương tự như các amin
bậc một. Bảng 9.1 liệt kê một số ví dụ cụ thể. Lưu ý rằng
trong mỗi phản ứng này, hai hydrogen gắn trên nitrogen
và oxygen của nhóm carbonyl mất đi do khử nước. 57
 Dựa vào bảng 9.1, viết phương trình phản
ứng của hydrazine với cyclohexanone

58
9.12. Phản ứng hoàn nguyên các hợp chất carbonyl
(reduction of carbonyl compounds)
 Aldehyde và ketone dễ dàng được hoàn nguyên thành
alcohol bậc một và bậc hai. Sự hoàn nguyên có thể được
thực hiện bằng nhiều cách, thông thường nhất là bằng
hydride kim loại.
 Các hydride kim loại phổ biến nhất được dùng để hoàn
nguyên hợp chất carbonyl là lithium aluminum hydride
(LiAlH4) và sodium borohydride (NaBH4).
59
 Liên kết kim loại-hydride phân cực, với kim loại mang
điện tích dương và hydrogen mang điện tích âm. Do đó,
phản ứng diễn ra dưới sự tác kích bất thuận nghịch của
tác nhân thân hạch hydride (H−) vào carbon carbonyl:

(9.33)

 Sản phẩm ban đầu là một alkoxide nhôm, sau đó được


thủy phân bằng nước và acid để tạo ra alcohol. Kết quả
thu được từ quá trình này là thêm hydrogen vào carbon-
oxygen. Ví dụ:
(9.34)


60
 Liên kết đôi carbon-carbon không bị tác kích dễ dàng bởi
các tác nhân thân hạch, hydride kim loại có thể hoàn
nguyên liên kết đôi carbon-oxygen thành alcohol mà
không xảy ra sự hoàn nguyên của nối đôi carbon-carbon
hiện diện trong cùng hợp chất.

(9.35)

61
9.13. Phản ứng oxid hóa các hợp chất carbonyl
(oxidation of carbonyl compounds)
 Aldehyde dễ dàng bị oxid hóa hơn ketone. Phản ứng oxid
hóa aldehyde tạo thành carboxylic acid có cùng số
nguyên tử carbon

(9.36)

62
 Phản ứng xảy ra dễ dàng với nhiều tác nhân oxid hóa như
KMnO4, CrO3, Ag2O và peracid. Ví dụ:

(9.37)

(9.38)

 Ion bạc là một chất oxid hóa đắt tiền nhưng nó có ưu


điểm là oxid hóa chọn lọc aldehyde thành carboxylic acid
khi có mặt alkene (phương trình 9.38).

63
 Trong phòng thí nghiệm, có một phương pháp để phân
biệt aldehyde và ketone dựa trên sự oxid hóa khác nhau
của chúng. Trong phản ứng tráng gương với thuốc thử
Tollens’, ion phức bạc-amonia bị khử bởi aldehyde thành
bạc kim loại (ketone không xảy ra phản ứng). Phương
trình phản ứng được viết như sau:

 Nếu ống nghiệm thủy tinh dùng được thực hiện phản ứng
không bị trầy xước, kết tủa bạc được tạo thành như một
tấm gương trên bề mặt thủy tinh. Phản ứng này cũng
được dùng để tráng ly bạc với formaldehyde rẻ tiền.

64
 Aldehyde rất dễ bị oxid hóa do đó các mẫu khi lưu trữ
thường xuất hiện acid tương ứng do bị oxid hóa trong
không khí.
(9.40)

 Ketone cũng bị oxid hóa nhưng xảy ra với các tác nhân
oxid hóa đặc biệt. Ví dụ: cyclohexanone bị oxid hóa thành
adipic acid, một hóa chất công nghiệp sử dụng trong sản
xuất nylon. Adipic acid được sản xuất trên 5 tỷ pound một
năm.

(9.41)
65
9.14. Dạng hỗ biến keto-enol (keto – enol tautomerism)
 Aldehyde và ketone tồn tại hỗn hợp cân bằng của hai
dạng: keto và dạng enol. Hai dạng này khác nhau về vị trí
của proton và liên kết đôi.

(9.42)

 Loại đồng phân về cấu trúc này được gọi là sự hỗ biến


(tautomerism). Hai dạng aldehyde hoặc ketone được gọi
là đồng phân hỗ biến.

66
 Viết công thức dạng keto và enol của acetone.

67
68
 Phần lớn các aldehyde và ketone đơn giản nhất tồn tại
chủ yếu ở dạng keto. Acetone tồn tại 99.9997% ở dạng
keto, và chỉ có 0.0003% ở dạng enol.
 Dạng keto bền hơn chủ yếu là do năng lượng liên kết
C=O với C−H ở dạng keto lớn hơn năng lượng liên kết của
C=C với O−H ở dạng enol. Tuy nhiên, vẫn có nhiều hợp
chất chủ yếu ở dạng enol – chính là các phenol. Trong
trường hợp này, có thể giải thích là do sự cộng hưởng với
vòng hương phương giúp an định cấu trúc enol chiếm ưu
thế hơn sự khác biệt về năng lượng đã nêu ở trên. Nếu
phenol tồn tại ở dạng keto thì cấu trúc vòng hương
phương sẽ bị phá vỡ, do đó dạng enol chiếm ưu thế hơn
đối với các hợp chất phenol.
69
(9.43)

 Các hợp chất carbonyl không có hydrogen a , không thể


tạo thành dạng enol, do đó chỉ có thể tồn tại ở dạng keto.
Ví dụ:

70
9.15. Tính acid của hydrogen a ; anion enolate (acidity
of a-hydrogens; the enolate anions )
 Hydrogen a trong hợp chất carbonyl có tính acid mạnh
hơn các hydrogen thông thường. Bảng 9.2 cho thấy giá trị
pKa của một số aldehyde và ketone thông thường.
 Có một sự nổi bật khi nhóm carbonyl xuất hiện cạnh
proton methyl, tính acid của chúng đã tăng lên gấp 1030
lần! (So sánh acetaldehyde hoặc acetone với propane).
Thật vậy, các hợp chất này hầu như có tính acid mạnh
bằng proton O−H trong alcohol. Tại sao lại như vậy ?
 Có hai lý do:

71
Thứ nhất: carbon carbonyl mang một phần điện tích
dương. Các electron liên kết được di chuyển về phía
carbon carbonyl và cách xa khỏi hydrogen a (thể hiện bởi
các mũi tên màu đỏ bên dưới), làm cho base dễ dàng lấy đi
hydrogen a dưới dạng proton (nghĩa là: hydrogen này
không có các electron liên kết)

 Thứ hai: anion mới được tạo thành này được an định
bởi sự cộng hưởng.

72
(9.44)

 Anion này được gọi là anion enolate. Điện tích âm của nó


được phân bố từ carbon a đến oxygen của nhóm carbonyl.

73
 Viết công thức anion enolate của acetone.

 Anion enolate là sự cộng hưởng của hai cấu trúc khác


biệt nhau chỉ ở sự sắp xếp của các điện tử.

74
9.16. Sự trao đổi deuterium trong các hợp chất
carbonyl (deuterium exchange in carbonyl
compounds)
 Mặc dù có nồng độ rất thấp, nhưng sự hiện diện của
dạng enol của aldehyde và ketone thông thường có thể
được chứng minh bằng thực nghiệm. Ví dụ, hydrogen a có
thể được trao đổi với deuterium bằng cách cho hợp chất
carbonyl vào trong dung môi như D2O hoặc CH3OD. Việc
trao đổi được xúc tác bởi acid hoặc base. Chỉ có hydrogen
a trao đổi, ví dụ:

(9.45)

75
(9.46)

 Cơ chế của quá trình trao đổi hydrogen a với xúc tác
base gồm hai bước:

(9.47)

76
 Base (ion methoxide) lấy đi proton a để tạo thành anion
enolate. Sau đó diễn ra quá trình proton hóa trở lại bằng
CH3OD, thay thế hydrogen a bởi deuterium. Với lượng dư
CH3OD, cuối cùng cả bốn hydrogen a đều bị thay thế.
 Cơ chế của quá trình trao đổi hydrogen a với xúc tác
acid cũng gồm nhiều bước. Đầu tiên dạng keto bị proton
hóa, sau đó hydrogen a mất đi để tạo thành dạng enol.

(9.48)

 Tiếp theo enol cộng D+ vào carbon a :

77
(9.49)

 Sự lặp lại của quy trình này dẫn đến việc trao đổi một
hydrogen a khác.

78
9.17. Phản ứng ngưng tụ aldol (the aldol
condensation)
 Anion enolate đóng vai trò là tác nhân thân hạch carbon.
Các hợp chất này cộng thuận nghịch vào nhóm carbonyl
của một phân tử aldehyde hoặc ketone khác, phản ứng này
được gọi là ngưng tụ aldol, một phản ứng tạo liên kết
carbon-carbon rất hữu ích.
 Ví dụ đơn giản nhất của phản ứng ngưng tụ aldol là sự
kết hợp của hai phân tử acetaldehyde trong dung dịch
base.

(9.50)

79
 Sản phẩm được gọi là aldol (bởi vì sản phẩm vừa là
aldehyde vừa là alcohol).
 Phản ứng aldol hóa của acetaldehyde diễn ra theo cơ
chế ba bước:

(9.51)

(9.52)

80
(9.53)

 Ở bước 1, base lấy đi hydrogen a để tạo thành anion


enolate.
 Bước 2, anion enolate này tác kích vào carbon carbonyl
của phân tử acetaldehyde khác để tạo thành liên kết C−C
mới. Các base thông thường chỉ chuyển đổi một số hợp
chất carbonyl thành anion enolate, do đó vẫn còn tồn tại
các aldehyde chưa bị ion hóa.
 Bước 3, ion alkoxide tạo thành ở bước 2 nhận proton từ
dung môi, tạo ra các ion hydroxide cần thiết cho bước 1.

81
 Trong phản ứng aldol hóa, carbon a của một phân tử
aldehyde sẽ liên kết với carbon carbonyl của phân tử
aldehyde khác.

(9.54)

 Do đó, các aldol tạo thành là có tên 3-hydroxyaldehyde.


Bởi vì chỉ có carbon a có vai trò là tác nhân thân hạch, cho
nên sản phẩm luôn chỉ có một nguyên tử carbon ở giữa
nhóm aldehyde và carbon alcohol, bất kể mạch carbon
trong adehyde ban đầu dài bao nhiêu.

82
 Viết công thức cấu tạo của aldol từ phản ứng aldol hóa
propanal (CH3CH2CH=O) trong base.

83
9.18. Phản ứng ngưng tụ aldol hỗn tạp (the mixed
aldol condensation)
 Phản ứng ngưng tụ aldol rất linh hoạt trong đó anion
enolate của một hợp chất carbonyl có thể được tạo ra để
tác kích vào carbon carbonyl của một chất khác, với điều
kiện là các tác chất phản ứng được lựa chọn cẩn thận.
 Xét ví dụ phản ứng giữa acetaldehyde và benzaldehyde
với xúc tác base. Chỉ có acetaldehyde có thể tạo thành
anion enolate (benzaldehyde không có hydrogen a).
 Nếu ion enolate của acetaldehyde tác kích vào nhóm
carbonyl benzaldehyde, sẽ xảy ra phản ứng ngưng tụ aldol
hỗn tạp.
84
(9.55)

 Trong ví dụ cụ thể này, aldol tạo thành loại bỏ nước khi


đun nóng cho ra cinnamaldehyde (thành phần trong
hương quế).

 Viết công thức cấu tạo của aldol từ phản ứng aldol hóa
acetone với formaldehyde.

85
9.19. Tổng hợp sản phẩm thương mại sử dụng phản
ứng ngưng tụ aldol (commercial syntheses via the
aldol condensation)
 Aldol rất hữu dụng trong tổng hợp hữu cơ. Ví dụ,
acetaldehyde được sản xuất thương mại thành
crotonaldehyde, 1-butanol, và butanal bằng phản ứng
aldol hóa.

86
(9.56)

 Những sản phẩm riêng biệt thu được trong bước


hydrogen hóa phụ thuộc vào xúc tác và điều kiện phản
ứng.
 Butanal là nguyên liệu tổng hợp thuốc chống muỗi “6-
12” (2-ethylhexane-1,3-diol). Đầu tiên là phản ứng aldol
hóa, sau đó là hoàn nguyên aldehyde thành alcohol bậc
một. 87
(9.57)

 Phản ứng aldol hóa cũng được dùng trong tự nhiên để


tạo mạch carbon.

88
89
90
91
92

You might also like