Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Khái niệm chung về loại hình kí văn học

1 Sơ lược về sự hình thành loại hình kí


Kí là một loại hình văn học không thuần nhất.Đó là một lĩnh vực văn học bao gồn nhiều thể loại,
chủ yếu là văn xuôi ghi chép , miêu tả và biểu hiện những sự việc , con người có thật trong cuốc
sống.
Kí vốn là tên gọi của thể văn từ trước đời Hán ở TQ. Đời đường có nhiều tác phẩm kí dùng để
ghi việc xen với lời bình.Kí càng ngày phát triển và được ý thức về đặc điểm thể loại.Theo Ngô
Nạp -học giả thời Minh, “Thể kí nói chung nhằm ghi nhớ không quên…”
2 Về khái niệm loại hình kí
Trong lí luận văn học hiện đại hiện vẫn có những ý kiến khác nhau về khái niệm và đặc trưng
của thể loại kí .Có nhầ nghiên cứu nhận xét : “Về kí ,thực tế là không thể nói đến cái gì xác định
được đặc trưng thể loại của nó”1.
Tuy nhiên kí có cái hạt nhân làm nên đặc trưng riêng của nó.Ở loại này người ta đặc biệt quan
tâm đến các sự kiện, hoàn cảnh lịch sử,những biểu hiện đời sống có thực ngoài đời, đồng thời
muốn bộc lộ trực tiếp cá tính sáng tạo và tinh thần xã hội của tác giả . “Với thể loại kí,từ sự thôi
thúc của cuộc sống mà tác giả có nhu cầu được công bố kịp thời những nhận xét , những đánh
giá , những ý tưởng….Kí ghi được rất rõ những nét mang dấu ấn cuả một sự kiện , của một thời
kì, của một lớp người của một vùng miến.2

Đặc trưng của loại hình kí văn học


1 .Kí lấy sự thật khách quan đời sống và tính xác thực của đối tượng làm cơ sở.
Với chức năng để ghi nhớ không quên có từ cội nguồn thể loại khiến các nhà viết kí trước hết
phải hướng về tìm tòi , nghiên cứu , phát hiện rồi ghi lại những người thật việc thật”,những biến
cố , những vấn đề trong đời sống.Phần nhiều tác phẩm kí ra đời như phải ánh trực tiếp với
những biến cố thời sự, những vấn đề nóng bỏng được đặt ra trong đời sống.Chính đặc điểm
này làm kí văn học gần hơn với kí báo chí.
Khởi nguồn từ những sự kiện, những nhu cầu có ý nghĩa thời sự của cuộc sống, hướng tới thông
tin sự thật một cách trung thực, kí văn học ấy vậy mà vẫn có những đặc điểm khác với kí báo
chí.Nguyên tắc của kí báo chí là dễ nghe dễ nhớ, ngắn gọn sáng rõ, ngôn từ thiên về thông tin ,
thông báo và đặc biệt chú ý đến sự chính xác, cụ thể về tin tức của con người, sự kiện trong
không gian và thời gian, một sự kiện đã mất đi tính thời sự thì không còn phù hợp với kí báo
chí.Ngược lại trong kí văn học thì tính thời sư không phải là tiêu chí hàng đầu.Nhà văn kí ngoài
yêu cầu chưng cất các sự kiện hiện thực còn sử dụng những chất liệu hiện thực và ngôn từ giàu
hình ảnh , giàu cảm xúc để xây dựng hình tượng nghệ thuât mang đậm dấu ấn đời sống vừa thể
hiện quan niệm thẩm mỹ độc đáo của bản thân.Kí báo chí quan tâm đến thông tin thời sự xác
thực, kí văn học là từ đời thực cuộc sống hướng tới chức năng thông tin thẩm mỹ.Vì thế, kí văn
học vừa tôn trọng tính xác thực của đối tượng phản ánh, vừa xây dựng được hình tượng nghệ
thuât đa nghĩa, về một hiện thực thẩm mỹ, là nơi gặp gỡ của hái yếu tố cơ bản là hiện thưucj
đời sống và giá trịn nghệ thuật.
2.Hình tượng tác giả trong thể loại kí
Tác giả kí là người trực tiếp tiếp cận , nghiên cứu cuộc sống , phát hiện vấn đề, tìm tòi và và khái
quát ý nghĩa xã hội thẩm mỹ của các chi tiết, sự kiện và con người được ghi chép, phản ánh
1
.Dẫn theo Giáo trình lí luận văn học ( Trần Đình Sử( chủ biên)):Chương V mục 2, (2)
2
Lê Minh , Nghệ thuật truyện ngắn và kí ,NXB Thanh niên , H ,2000,tr .250
trong tác phẩm .Như đã nói , kí rõ ràng có thể sử dụng hư cấu , tưởng tượng, nhưng trước hết
chủ yếu bức tranh cuộc sống trong kí được dựng bằng những gì tác giả trực tiếp quan sát nghe
nhìn cảm thấy,… Các tác giả kí thường đi nhiều đến mức gắn bó, hoà nhập , thân thuộc, hiểu
biết tỉ mỉ , chính xác, nắm bắt được được những chi tiết xác thực nhiều mặt với đối tượng phản
ánh của mình.
Dẫn chứng: Nguyễn Tuân kể tưngf nhiều lần đi lại vùng Tây Bắc khi viết Sông Đà .Ông biết cặn
kẽ về lịch sử địa lí vùng đất Vĩnh Linh , biết chính xác tên gọi, độ rộng, độ dài sông tưng khúc,
từng chỗ, nắm vững độ dài và số ván gỗ của cầu, biết số lượng hình thức và nơi cắm đóng cột
mốc giới tuyến….khi viết về sự chia cắt Bắc-Nam3

TÀI LIÊU THAM KHẢO


1.Trần Đình Sử ( Chủ biên)-Phan Huy Dũng-La Khắc Hoà-Phùng Ngọc Kiếm -Lê Lưu Oanh
Giáo trình Lý luận văn học ,NXB Đại học Sư phạm,Hà Nội.

3
Nguyễn Tuân tuyển. tập , tập 2,NXB Văn học , Hà Nội, 1982,tr143:145.

You might also like