ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 VẬT LÍ 9

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ 1 ( VẬT LÍ 9)

Câu 1: viết công thức định luật Ôm, mối quan hệ giữa các cđdđ, hdt, điện trở trong
mạch nối tiếp, song song?
Áp dụng: a) Trong mạch gồm các điện trở R1 = 16 Ω; R2 = 4 Ω mắc nối tiếp. Điện
trở tương đương của đoạn mạch là bao nhiêu? Nếu hiệu điện thế ở 2 đầu đoạn
mạch là 40V thì CĐDĐ qua mỗi điện trở là bao nhiêu?
b) Tương tự nếu 2 điện trở đó mắc song song.

Câu 2: Công thức tính điện trở của dây dẫn khi có dòng điện chạy qua.
Áp dụng: Một dây đồng chất có điện trở suất là 1,7. 10-8 Ωm tiết diện 5mm2 có
chiều dài là 30m. Điện trở của dây đó là bao nhiêu?

Câu 3: Đèn ghi 220V -40W những con số này cho em biết điều gì? Tính điện trở
của đèn?
Câu 4: Biến trở là dụng cụ dùng để làm gì? Vẽ kí hiệu của biến trở?

Câu 5: Viết công thức tính công suất điện? đơn vị của công suất?
Áp dụng: Tính công suất của đèn ở câu 4 khi cường độ dòng điện qua đèn là 0,5A?
- Viết công thức tính điện năng tiêu thụ ( Công của dòng điện)?
Áp dụng: Tính điện năng sử dụng của đèn ở câu 4 trong 30 ngày khi nó được mắc
với nguồn điện 220V và được thắp sáng trong 4h/ ngày?
Tính tiền điện phải trả. Biết, 1 số điện giá 1500 đồng.
- Viết công thức định luật Jun-Len-xơ.
Áp dụng: tính nhiệt lượng tỏa ra của 1 bếp điện ghi 220V- 1000W được sử dụng
với hiệu điện thế 220V trong thời gian là 1,5h.

Câu 6: Nam châm có mấy từ cực? Kể tên, kí hiệu? Tại sao nói nam châm có tính
chất từ? Tương tác giữa 2 nam châm như thế nào? Nam châm hút sắt mạnh nhất ở
đâu?
Áp dụng: Xác định tên từ cực của các nam châm sau ( biết màu đậm là cực
Bắc(N); màu nhạt là cực Nam(S)

a) b) c)
Câu 7: Quy tắc nắm bàn tay phải cho phép chúng ta xác định gì? ( biết màu đậm là
cực Bắc(N); màu nhạt là cực Nam(S)
- Xác định Chiều của dòng điện chạy trong cuộn dây và cực dương- âm của
nguồn điện.

A B A B A B

a) b) c)
Câu 8: Xác định cực của ống dây và của kim nam châm trong các hình sau:

+ – + – – +
a) b) c)
Câu 9/ Lực từ, từ trường là gì? Những nơi nào có từ trường? Để nhận biết từ
trường ta dùng dụng cụ nào? Áp dụng: Để nhận biết khu vực A hoặc B có từ
trường hay không, ta làm thế nào?
Câu 10: Chiều của đường sức từ của nam châm được vẽ như sau:

Xác định tên từ cực của nam châm?


Câu 11: Lực từ tác dụng lên kim nam châm trong hình sau đặt ở điểm nào là mạnh
nhất?

Câu 12: Hình ảnh định hướng của kim nam châm đặt tại các điểm xung quanh thanh
nam châm như hình sau:
Vẽ chiều của đường sức từ. Cực Bắc của nam châm là 1 hay 2?( Biết màu đậm của
kim nam châm là cực Bắc)
Câu 13: Nhìn vào đường sức từ của nam châm hình chữ U sau:

Hãy cho biết các cực của nam châm và tại những vị trí nào của nam châm có từ trường
đều?
A. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở hai cực.
B. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở hai cực.
C. Cực Bắc tại A, cực Nam tại B và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.
D. Cực Bắc tại B, cực Nam tại A và từ trường đều ở giữa hai nhánh nam châm.

CHÚC CÁC EM THI TỐT!

You might also like