Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

===000===

TIỂU LUẬN MÔN HỌC KINH TẾ CHÍNH TRỊ

QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ BIỂU HIỆN QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Họ và tên sinh viên: Trần Thọ Nghĩa

Lớp hành chính: Anh 01 – Khối 2 – Khóa 61 – Chuyên ngành: Kinh tế đối
ngoại

Lớp tín chỉ: TRI115(GD1+2-HK1-2223)K61.2

Mã sinh viên: 2211110267

Giảng viên hướng dẫn: ThS. Đinh Thị Quỳnh Hà


Hà Nội, năm 2022

MỤC LỤC

CHƯƠNG I. QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUY LUẬT
GIÁ TRỊ LÊN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.

1. Các khái niệm và tác động của quy luật giá trị lên nền kinh tế thị
trường:
1.1. Quy luật giá trị………………………………………………………3
1.2. Nền kinh tế thị trường……………………………………………….4
2. Tác động của quy luật giá trị:
2.1. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng
hóa…………………………….5
2.2. Phát triển kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất nhằm tăng sức lao
động………6
2.3. Phân hóa giàu, nghèo tự
nhiên……………………………………….6
3. Tổng
kết…………………………………………………………………...7

CHƯƠNG II. BIỂU HIỆN CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRÊN NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

1. Biểu hiện của quy luật giá trị:


1.1. Trong thời kì tư bản cạnh tranh………………………………………
8
1.2. Trong thời kì tư bản độc quyền………………………………………
9
2. Biểu hiện của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường Việt Nam
1
2.1. Điều tiết, lưu thông hàng hóa ở thị trường Việt
Nam……………….11
2.2. Phát triển kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động ở Việt
Nam………..11
2.3. Sự phân hóa giàu nghèo ở Việt
Nam………………………………..12
3. Các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến quy luật
giá trị ở Việt
Nam………………………………………………………...12

TỔNG KẾT………………………………………………………………….14

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………..………………………………………


15

LỜI MỞ ĐẦU

Nền sản xuất hàng hóa tồn tại các quy luật kinh tế nhằm điều tiết và vận
hành sự vận động của hàng hóa. Trong đó, quy luật giá trị đóng vai trò là bản
chất, cơ sở để tạo nên các quy luật khác. Quy luật giá trị có thể coi là nguyên
nhân cho sự phát triển, vận động không ngừng nghỉ của nền kinh tế hàng hóa,
động lực để các nhà sản xuất hàng hóa cải tiến kĩ thuật, nâng cao trình độ, hay
là lí do chính cho sự phân hóa giàu nghèo, sự phân hóa giai cấp trong xã hội,

Nghiên cứu quy luật giá trị sẽ giúp các doanh nghiệp có kiến thức về
việc điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp
2
lý hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển. Việc nghiên cứu cũng giúp cho chúng ta hiểu rõ nguyên nhân của việc
lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa, nguyên nhân của sự
phân hóa xã hội thành người giàu, người nghèo, sự bất bình đẳng trong xã hội
để có giải pháp khắc phục

Vì vậy, tiểu luận của tôi xin phép được nói về “Quy luật giá trị và sự
biểu hiện của nó trong nền kinh tế thị trường”.

Bài tiểu luận ắt hẳn sẽ còn tồn tại những thiếu sót, vì vậy mong rằng sẽ
nhận được những ý kiến góp ý chân thành nhất từ mọi người.

- Trần Thọ Nghĩa, tháng 12 năm 2022.

CHƯƠNG I. QUY LUẬT GIÁ TRỊ VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA QUY


LUẬT GIÁ TRỊ LÊN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.

1. Các khái niệm và tác động của quy luật giá trị lên nền kinh tế thị trường:
1.1. Quy luật giá trị:

Quy luật giá trị đóng vai trò làm cơ sở lý luận căn bản cho các lý luận sau
của Karl Marx. Ở đâu có sản xuất và trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự hoạt
động của quy luật giá trị.

Quy luật giá trị yêu cầu việc sản xuất và trao đổi hàng hóa cần tiến hành
trên cơ sở của hao phí lao động xã hội cần thiết. Theo yêu cầu của quy luật giá
trị, người sản xuất cần phải đảm bảo hàng hóa mình sản xuất ra có lượng giá

3
trị một hàng hóa cá biệt cần phải phù hợp với thời gian lao động xã hội cần
thiết. Vì vậy họ luôn cần phải tìm cách hạ thấp hao phí lao động xuống mức
ngang bằng hoặc thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Trong trao
đổi hàng hóa, quy luật giá trị yêu cầu hàng hóa được trao đổi phải theo quy
tắc ngang giá, lấy giá trị xã hội làm cơ sở, không dựa trên giá trị cá biệt. Các
chủ thể sản xuất khác nhau thì có các loại hàng hóa khác nhau cùng với mức
hao phí lao động khác nhau. Nếu đem ra so sánh chắc chắn sẽ có những chênh
lệch khác nhau, nhưng nếu xét trên tổng thể thì chênh lệch hao phí lao động
luôn bằng 0. Điều này phản ánh quy tắc trao đổi ngang giá mà mọi nhà sản
xuất đều phải tuân theo để đảm bảo sự bình đẳng.

Giả sử có một mối quan hệ trao đổi được viết dưới dạng công thức:
xA=yB. ta có thể hiểu công thức này là: Một lượng x hàng hóa A được dùng
để trao đổi với y lượng hàng hóa B. Lượng lao động hao phí đã tiêu tốn để
làm ra hàng hóa A đúng bằng của hàng hóa B, như vậy mà hai hàng hóa có
giá trị sử dụng khác nhau có thể trao đổi được với nhau theo tỉ lệ nhất định.

Quy luật giá trị hoạt động và phát huy tác dụng thông qua sự vận động của
giá cả xung quanh giá trị, dưới sự tác động của quan hệ cung – cầu. Giá cả thị
trường lên, xuống xoay quanh giá trị hàng hóa trở thành cơ chế tác động của
quy luật giá trị. Thông qua sự vận động của giá cả thị trường sẽ thấy được sự
hoạt động của quy luật giá trị. Những người sản xuất và trao đổi hàng hóa phải
tuân thủ theo mệnh lệnh của giá cả thị trường.

1.2. Nền kinh tế thị trường:

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường.
đó là nền kinh tế hàng hóa phát triển cao, ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao
đổi đều được thông qua thị trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật

4
thị trường. Kinh tế thị trường đã phát triển qua nhiều giai đoạn, với nhiều mô
hình khác nhau. Tùy vào các quốc gia, chế độ chính trị khác nhau dẫn tới
những nền kinh tế thị trường đa dạng, nhưng chúng đều có một số đặc trưng
sau:

 Có sự đa dạng của các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở hữu và đều
bình đẳng trước pháp luật. Họ tự quyết định hành động bản thân, dẫn tới
sự đa dạng trong các chủng loại hàng hóa.
 Thị trường có vai trò quyết định trong việc phân bổ các nguồn lực xã hội
thông qua các hoạt động của các thị trường bộ phận khác nhau.
 Giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường. Có thể hiểu là: giá cả
của một hàng hóa ( dịch vụ ) sẽ được xác định khi nó được đem ra thị
trường, tuân theo các quy luật kinh tế và nguyên tắc thị trường.
 Cạnh tranh vừa là môi trường, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển của
các hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì sự cạnh tranh giữa các chủ
thể kinh tế mới dẫn tới sự đa dạng trong hàng hóa, hay sự phát triển
trong khâu sản xuất,…, từ đó kéo theo sự tăng trưởng của nền kinh tế thị
trường.
 Mục tiêu chính của các nhà sản xuất là lợi ích. Họ chỉ quan tâm tới lợi
ích kinh tế - xã hội và lợi nhuận.
 Nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý, chức năng kinh tế,
thực hiện khắc phục những khuyết tật của thị trường, thúc đẩy những
yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự ổn định của toàn bộ
nền kinh tế.
 Là nền kinh tế mở, thị trường trong nước có quan hệ mật thiết với thị
trường quốc tế.

5
“[…] Kết luận thứ nhất: khái niệm “thị trường” hoàn toàn không thể
tách rời khái niệm phân công xã hội được, sự phân công này, như Marx
đã nói, là “cơ sở chung của mọi nền sản xuất hàng hóa”[ và do đó -
chúng tôi xin nói thêm – là cơ sở của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa ].
Hễ ở đâu và khi nào có phân công xã hội và snar xuất hàng hóa thì ở đó
và khi ấy, có “thị trường”. Quy mô của thị trường, gắn chặt với trình độ
chuyên môn hóa của lao động xã hội. […]” ( Trích V.I LÊ – NIN toàn
tập, tập 1, “Bàn về cái gọi là vấn đề thị trường”).

2. Tác động của quy luật giá trị:


2.1. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa:

Điều tiết sản xuất xảy ra dựa trên quy luật giá trị. Dựa vào tổng cung – cầu
trên thị trường mà chủ thể sản xuất sẽ lựa chọn việc tiếp tục sản xuất hàng hóa
này hoặc thay bằng hàng hóa khác. Nếu một mặt hàng nào đó có giá cả cao
hơn giá trị, hàng hóa sẽ bán chạy và gây lời. Những người sản xuất khác cũng
sẽ chuyển hướng sang sản xuất hàng hóa này khiến cho quy mô sản xuất được
mở rộng. Mặt khác, nếu giá cả hàng hóa thấp hơn giá trị, sẽ gây ra lỗ vốn,
khiến nhà sản xuất phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc chuyển sang mặt hàng
khác. Nếu mặt hàng vẫn có giá cả bằng với giá trị thì có thể lựa chọn việc tiếp
tục sản xuất hàng hóa đó.

Trong lưu thông, quy luật giá trị điều tiết hàng hóa từ nơi có giá cả thấp đến
nơi có giá cả cao, từ nơi có cung lớn hơn cầu đến nơi cung nhỏ hơn cầu. Hàng
hóa ở nơi có giá cả thấp thì được chảy đến nơi có giá cả cao hơn, góp phần
cân bằng lượng cung – cầu ở các vùng miền khác nhau, phân phối lại thu
nhập, điều chỉnh sức mua dựa theo giá cả trên thị trường.

2.2. Phát triển kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất nhằm tăng sức lao động:

6
Trên thị trường, hàng hóa được trao đổi theo giá trị xã hội. Người sản xuất
có giá trị cá biệt nhỏ hơn giá trị xã hội, khi bán theo giá trị xã hội sẽ thu được
nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, người sản xuất có giá trị cá biệt lớn hơn giá trị
xã hội sẽ gặp bất lợi hoặc thua lỗ. Để đứng vững trong cạnh tranh và tránh
không bị phá sản, người sản xuất phải luôn tìm cách làm cho giá trị cá biệt
hàng hóa của mình nhỏ hơn hoặc bằng giá trị xã hội. Muốn vậy, phải cải tiến
kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, đổi mới phương pháp quản lý, thực hiện tiết
kiệm... Kết quả, lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, năng suất lao động
xã hội tăng lên, chi phí sản xuất hàng hóa giảm xuống.

Trong lưu thông, để bán được nhiều hàng hóa, người sản xuất phải không
ngừng tăng chất lượng phục vụ, quảng cáo, tổ chức tốt khâu bán hàng… làm
cho quá trình lưu thông được hiệu quả cao hơn, nhanh chóng, thuận tiện với
chi phí thấp nhất.

2.3. Phân hóa giàu, nghèo tự nhiên:

Trong nền sản xuất hàng hóa, những nhà sản xuất có kinh nghiệm, nhạy bén
với sự thay đổi trong quan hệ cung – cầu trên thị trường, biết sản xuất với hao
phí lao động thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết thì sẽ kiếm được lời,
bù lại những người hạn chế về vốn đầu tư, hay còn ít kinh nghiệm trong việc
sản xuất, sử dụng công nghệ lạc hậu,… thì sẽ càng ngày càng tụt hậu, thua lỗ,
dẫn tới phá sản, thậm chí nợ nần, trở thành người làm thuê.

Nền kinh tế thị trường hiện đại không tránh khỏi những trường hợp vì lợi
ích cá nhân mà thực hiện các hành vi trái với pháp luật, một số có thể kể đến
như đầu cơ tích trữ, gian lận, buôn bán hàng hóa lậu,… gây nhiễu loạn thị

7
trường và càng tăng tác động phân hóa cùng nhiều tác hại về mặt kinh tế - xã
hội khác.

3. Tổng kết:

Mác là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất
hàng hóa, đó là lao động cụ thể và trìu tượng, lao động tư nhân và lao động xã
hội. Mác định nghĩa lượng giá trị hàng hóa đo được bằng thời gian lao động
xã hội cân thiết, phê phán các quan điểm đi trước. Mác là người đầu tiên phát
hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa. Trên cơ ở phát hiện này,
Mác đã thực hiện một cuộc cách mạng trong khoa học kinh tế chính trị. Ông
viết: “Tôi là người đầu tiên phát hiện ra tính hai mặt của lao động sản xuất
hàng hóa và khoa học kinh tế chính trị xoay quanh điểm này”.

Những tác động của quy luật giá trị đến nền kinh tế hàng hóa có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn hết sức to lớn: một mặt, quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn
tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển; mặt
khác, phân hóa xã hội thành kẻ giàu người nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng
trong xã hội. Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác
động tiêu cực. Do đó, đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát
triển, nhà nước cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt
tiêu cực của nó, đặc biệt trong điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

CHƯƠNG II. BIỂU HIỆN CỦA QUY LUẬT GIÁ TRỊ TRÊN NỀN
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP.

8
1. Biểu hiện của quy luật giá trị:
1.1. Trong thời kì tư bản cạnh tranh:

Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất
hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ
hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.

Giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả sản xuất. Giá cả sản xuất bằng chi
phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân. Tiền đề của giá cả sản xuất là sự
hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. Điều kiện để giá trị biến thành giá cả
sản xuất gồm có: đại công nghiệp cơ khí tư bản chủ nghĩa phát triển, tư bản tự
do di chuyển từ ngành này sang ngành khác, sư liên hệ rộng rãi giữa các
ngành sản xuất, quan hệ tín dụng phát triển.Trước đây, khi chưa xuất hiện
phạm trù giá cả sản xuất, giá cả xoay quanh giá trị. Giờ đây, giá cả hàng hóa
xoay quanh giá cả sản xuất. Giá trị là cơ sở, là nội dung bên trong của giá cả
sản xuất; giá cả sản xuất là cơ sở của giá cả thị trường, giá cả thị trường xoay
quanh giá cả sản xuất.

Trong nền sản xuất xã hội, nếu mặt hàng nào có giá cả tăng cao thì dẫn tới
các doanh nghiệp mở rộng sản xuất và các nhà sản xuất khác cũng chuyển
sang sản xuất mặt hàng đấy, dẫn tới sự cạnh tranh trong việc sản xuất mặt
hàng đó.

1.2. Trong thời kì tư bản độc quyền:

Độc quyền là tình huống khi một công ty, tập đoàn hoặc một nhóm các
công ty chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường đối với một loại hàng hóa hoặc
dịch vụ nào đó. Hiểu hẹp hơn tức là việc chiếm lĩnh thị trường của một công

9
ty. Thị trường độc quyền không có sự cạnh tranh nên mức giá thường cao hơn
và chất lượng thấp hơn.

Giá trị biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền. Do chiếm được vị trí độc
quyền nên các tổ chức độc quyền đã áp đặt giá cả độc quyền; giá cả độc quyền
thấp khi bán, cao khi mua. Tuy vậy, giá cả độc quyền vẫn không thoát ly và
không phủ định cơ sở của nó là giá trị. Các tổ chức độc quyền thi hành chính
sách giá cả độc quyền nhằm chiếm đoạt một phần giá trị và giá trị thặng dư
của người khác. Nếu xem xét trong toàn bộ hệ thống tư bản chủ nghĩa thì tổng
số giá cả vẫn bằng tổng số giá trị.

2. Biểu hiện của quy luật giá trị trong nền kinh tế thị trường Việt Nam:
2.1. Điều tiết, lưu thông hàng hóa ở thị trường Việt Nam:

Ở những nơi có lượng cung lớn hơn cầu sẽ xảy ra trường hợp hàng hóa bị
thừa, bán không hết. Những lúc này, Nhà nước sẽ có vai trò hỗ trợ để điều tiết
hàng hóa đến những nơi khác có nhu cầu cao hơn để đảm bảo sự cân bằng trên
thị trường hàng hóa.

Một ví dụ điển hình cho việc này là những trào lưu “giải cứu nông sản
Việt” thường được Nhà nước áp dụng trong thời kì khó khăn, đặc biệt là trong
dịp COVID – 19. Về mặt bản chất, “giải cứu nông sản Việt” là chính sách của
Nhà nước nhằm đưa hàng hóa, cụ thể là các mặt hàng nông sản như khoai, dưa
hấu, xoài,… đến những nơi khác có mức tiêu thụ hàng hóa đó cao hơn nhằm
gỡ lại vốn cho các hộ sản xuất, nuôi trồng nông sản.

Thực tế, năm nào cũng có những cuộc “giải cứu” nông sản. Lí do cho việc
này là vì chúng ta chưa có giải pháp dự trù, lâu dài, nên khi không có thị
trường tiêu thụ, ví dụ như khi Trung Quốc đóng cửa khẩu thì các hộ dân rơi

10
vào thế bị động, không có đầu ra dẫn tới chính sách này của Chính phủ. Đồng
thời nhiều nông dân cũng làm theo phong trào, không ký kết hợp đồng với
doanh nghiệp, Nhà nước. Mặt khác, từ khâu chọn giống, sản xuất, chế biến,
bảo quản đến khâu tiêu thụ đều chưa được đồng bộ nên giá cả và chất lượng
nông sản không có tính cạnh tranh trong thị trường khu vực và trên thế giới.

“[…], các chuyên gia kinh tế cho biết, có đến 90% nông sản của Việt
Nam vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, kim ngạch còn thấp do giá xuất khẩu thấp
hơn các sản phẩm cùng loại của nhiều nước khác. Bên cạnh đó, đến nay mới
chỉ có một số sản phẩm nông sản Việt có tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý
thương hiệu như: ở cấp quốc gia hiện có CheViet, Gạo Việt Nam; ở cấp địa
phương và doanh nghiệp, đối với trái cây có vải thiều Thanh Hà (Hải
Dương), vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang), chôm chôm Chợ Lách, bưởi da
xanh (Bến Tre), xoài cát Hòa Lộc, xoài Cát Chu (Đồng Tháp), quýt đường
(Trà Vinh)…; đối với gạo có gạo tám xoan Hải Hậu (Nam Định), gạo Điện
Biên (Điện Biên), gạo nàng thơm chợ Đào (nhãn hiệu tập thể, Long An)…;
đối với cà phê có cà phê Buôn Ma Thuột; đối với hồ tiêu có hồ tiêu Chư Sê,
hồ tiêu Phú Quốc, hồ tiêu Lộc Ninh, hồ tiêu Quảng Trị; đối với hạt điều có
hạt điều Bình Phước…

Còn lại, hầu hết nông sản Việt chưa xây dựng được thương hiệu, chưa
có logo, nhãn mác, thậm chí, nhiều sản phẩm được bán ra thị trường thế giới
thông qua các thương hiệu nước ngoài. Tương tự, ở trong nước, cũng có
khoảng 80% sản phẩm nông sản được tiêu thụ mà không có nhãn hiệu. Đây là
bất lợi lớn, khiến sức cạnh tranh của các loại nông sản Việt trên thị trường cả
trong và ngoài nước còn yếu và chịu nhiều thiệt thòi.”

2.2. Phát triển kĩ thuật, nâng cao năng suất lao động ở Việt Nam:

11
Quy luật giá trị thúc đẩy sự phát triển của các kĩ thuật, công nghệ tiên tiến
hơn nhằm mục đích tăng cường năng suất của các hộ sản xuất. Ở Việt Nam,
Đảng và Nhà nước đã tổ chức các hội thảo, triển lãm nhằm giới thiệu, trưng
bày các sản phẩm máy móc công nghệ cao. Có thể kể đến các buổi triển lãm
như VIETNAM ICT COMM, VIETNAM ETE AND ENERTEC EXPO 2022,
VIETNAM CAFÉ SHOW, VIETNAM BEAUTYCARE EXPO, …

Một ví dụ đáng được quan tâm là triển lãm công nghiệp thực phẩm, khách
sạn và du lịch 2022 đã được tổ chức ở Đà Nẵng từ ngày 15/09 đến 17/09.

“[…] Bên cạnh việc trưng bày và giới thiệu máy móc, sản phẩm, công nghệ,
trong thời gian diễn ra 2 triển lãm nói trên còn có nhiều hoạt động thú vị và
hấp dẫn khác như: khu vực trình diễn công nghệ 4.0 nhằm tập hợp các công
ty, doanh nghiệp, tập đoàn lớn trong và ngoài nước có liên quan đến lĩnh vực
4.0 tham dự để trưng bày, quảng bá, giới thiệu những công nghệ, dịch vụ kỹ
thuật, giải pháp hàng đầu, tiên tiến hiện đại áp dụng trong ngành công nghiệp
sản xuất, chế tạo nhằm tăng năng suất lao động, tiết kiệm thời gian và vận
hành nhà máy một cách thông minh và đạt kết quả kinh doanh sản xuất tốt
nhất.”

2.3. Sự phân hóa giàu nghèo ở Việt Nam:

“[…] Trong nền kinh tế thị trường, thu nhập của người dân ngày càng đa
dạng về loại và nguồn thu nhập. Pháp luật nước ta công nhận các loại thu
nhập khác nhau như: tiền lương, tiền công, thu nhập khác và phúc lợi gắn với
việc làm; thu nhập từ hoạt động kinh doanh; thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập
từ chuyển nhượng vốn; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ
thừa kế, quà tặng là cổ phiếu, trái phiếu, quyền sở hữu doanh nghiệp và thu

12
nhập khác như trúng thưởng xổ số, trúng thưởng, . . . Trong đó, thu nhập từ
tiền lương, tiền công là cấu phần quan trọng đối với đa số người lao động.”

Quy luật giá trị khiến cho những người giàu, có thể nắm bắt thị trường, có
đủ vốn đầu tư,… thi có thể càng ngày càng sản xuất, phát triển và tạo nên
nhiều giá trị mới, ngược lại những hộ sản xuất mà không có điều kiện để phát
triển, bao gồm các nguyên nhân khách quan, chủ quan, hay về thể chế Nhà
nước thì sẽ càng ngày càng thua lỗ. Về phía Việt Nam, mặc dù hiện nay tỉ lệ
hộ nghèo đã giảm thiểu so với những năm trước đó, tuy nhiên ta vẫn có thể
thấy tin tức, đài báo đưa tin về những vùng nghèo khó, những vùng miền núi
khó khăn, không có điều kiện ăn học tử tế, hay những trường hợp mà các công
ty phá sản một cách đáng tiếc,… Các nhóm yếu thế vẫn tiếp tục bị tụt lại phía
sau, đặc biệt là nhóm dân tộc thiểu số và những người khuyết tật.

3. Các giải pháp nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến quy luật giá trị
ở Việt Nam:

Dựa trên những lý thuyết về quy luật giá trị cũng như thực trạng của nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ta có thể đưa ra một
số giải pháp sau đây nhằm vận dụng tốt hơn quy luật giá trị trong việc phát
triển kinh tế nước nhà:

 Chú trọng, chủ động tạo ra các mô hình cung – cầu để tạo các thị trường
khác nhau, hỗ trợ các chủ thể sản xuất nhỏ lẻ nắm bắt được nhu cầu của
người tiêu dùng để đưa ra phương án phù hợp nhất cho việc sản xuất.
Đồng thời khuyến khích các chủ thể sản xuất hợp tác với các doanh
nghiệp phân phối và Nhà nước để có thể điều tiết hàng hóa thuận lợi.
Hạn chế những hình thức kinh doanh bẩn như buôn lậu, hàng giả kém
chất lượng, v.v để tránh khiến cho thị trường chao đảo bất ổn.

13
 Các chủ thể sản xuất cần biết kiểm soát lượng nhân công cũng như năng
suất lao động của tổ chức sản xuất của mình cũng như có các chính sách
điều tiết, điều chỉnh mức hàng hóa sao cho phù hợp với lượng nhu cầu
trên thị trường. Đồng thời các nhà sản xuất này cũng cần biết đầu tư, áp
dụng các tiến bộ công nghê và các kĩ thuật sản xuất mới nhất vào khâu
sản xuất nhằm đạt được năng suất cao nhất.
 Về giải pháp tăng năng suất lao động nhanh và bền vững, ta cần đào tạo
nguồn nhân lực có trí tuệ. Nguồn nhân lực cần có một nền tảng giáo dục
vững chắc, được đào tạo bài bản và biết áp dụng những cơ chế mới của
thời đại mới, biết sử dụng máy móc, thiết bị tiên tiến vào việc sản xuất.
Tóm lại là cần nâng cao chất lượng giáo dục ở các bậc học.
 Với chức năng kinh tế, nhà nước không chỉ là người quản lý, người ban
hành các quy định, các luật trên thị trường, mà còn đóng vai trò chủ thể
hoạt động sản xuất (nhất là các hàng hóa và dịch vụ công), là người mua
và bán các hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Như vậy lúc này quan hệ
giữa nhà nước và thị trường biểu hiện ra là quan hệ giữa các chủ thể trên
thị trường, quan hệ giữa những người mua và người bán hàng hóa và
dịch vụ chịu sự tương tác, ràng buộc của các quy luật kinh tế trên thị
trường, cũng như sự quản lý điều hành của nhà nước thông qua hệ thống
quy định luật pháp và các công cụ quản lý.

TỔNG KẾT

Quy luật giá trị là quy luật cơ bản của sản xuất hàng hóa, tác động đến
sản xuất và lưu thông hàng hóa. Đây cũng là một quy luật kinh tế có vai trò

14
quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nền kinh tế của nước ta trong
thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Thực tế cho thấy rất rõ ràng rằng quy luật
giá trị và những biểu hiện của nó như giá cả, tiền tệ, giá trị hàng hóa, …là lĩnh
vực tác động rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội.

Đảng và nhà nước nước ta đã nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng
của
việc dổi mới xã hội và vận dụng quy luật giá trị vào nền kinh tế đất nước. Việc
tuân theo nội dung của quy luật giá trị để hình thành và xây dựng nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu
đáng kể. Tuy nhiên, sự vân dụng đó vẫn còn những hạn chế nhất định và rất
cần phải thực hiện các biện pháp kịp thời để khắc phục.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh tế chính trị Mác – Lênin, Nhà xuất bản chính trị quốc
gia sự thật, Hà Nội – 2021

15
2. V.I LÊ – NIN toàn tập, tập 1, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự
thật

3. Một số đường dẫn, bài báo bên ngoài:

- https://hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/phan-hoa-xa-hoi-xung-dot-xa-
hoi-trong-linh-vuc-lao-dong-viec-lam-xa-hoi-nhung-van-de-dat-ra-va-
dinh-huong-giai-phap-phan-2.html#:~:text=Như%20vậy%2C%20phân
%20hóa%20giàu,%2C%20hải%20đảo%2C%20vùng%20DTTS.
- https://dangcongsan.vn/kinh-te/giai-cuu-hay-giai-phap-cho-nong-san-
viet-582472.html
- https://vnexpress.net/diep-khuc-giai-cuu-nong-san-viet-
4410939.html#:~:text=Nếu%20thiếu%20các%20yếu%20tố,xã%20hội
%20"giải%20cứu".
- https://cadn.com.vn/co-hoi-tot-de-tiep-can-may-moc-thiet-bi-va-cong-
nghe-san-xuat-hien-dai-tien-tien-post266842.html
- https://dangcongsan.vn/xa-hoi/dong-bo-cac-giai-phap-nham-tang-nang-
suat-lao-dong-623792.html
- https://luatminhkhue.vn/vai-tro-cua-nha-nuoc-trong-nen-kinh-te-thi-
truong.aspx#:~:text=Với%20chức%20năng%20kinh%20tế,dịch%20vụ
%20trên%20thị%20trường.
- https://tradepro.vn/vi/hoi-cho-trien-lam

16

You might also like