Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 247

PHẠM QUANG MINH

tU sách
kHOA Học
MS:145-KHXH-2014

GIÁO TRÌNH
QUAN HỆ QUỐC TÊ'
Ở KHU Vực
CHÂU Ã - THÁI BÌNH DƯƠN

©G
Hà Nội NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM QUANG MINH

GIÁO TRÌNH

QUAN HỆ QUỐC TÊ ớ KHU vực


CHÂU Ã-THÁI BÌNH DƯƠNG

NHÀ XUẤT BẢN


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
MỤC LỤC

Trang

ChUũng I

NHÁP MÔN OUAN HỆ QUÕC TÊ KHU vực CHÂU Á-THẤI BÌNH DUƠNG
1.1. Một số khái niệm vể khu vực 11
1.2. Xác định khu vực châu Á-Thái Bình Dương 14
1.3. Tám quan trọng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương 16
1.4. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong Chiến tranh lạnh 77
1.5. Một só ly thuyét áp dụng nghiên cứu quan hê quốc tế
ở châu Á-Thái Bình Dương 22

ChUdng II

HOA KỲ VA KHU vục CHÂU Á-THÁI BÌNH DUƠNG


2.1. Khái quát về Hoa Kỳ 35
2.2. Hoa Kỳ và khu vực châu Â-Thái Bình Dương
trong thời kỳ Chiến tranh lạnh 37
2.3. Hoa Kỳ và khu vực châu Á-Thái Bình Dương từ sau Chiến tranh lạnh 42
2.4. Những biến số trong chính sách châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ 50
2.5. Quyển lực cứng và quyền lực mếm trong chính sách đối ngoại
của Mỹ đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương 56
2.6. Thách thức và triển vọng của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương 60

Chương III

TRUNG ŨUÔC VA KHU vực CHẪU Ẩ-THÁI BÌNH DUƠNG


3.1. Khái quát về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 65
3.2. Trung Quốc và khu vực châu A-Thái Bình Dương trong Chiến tranh lạnh 68
3.3. Trung Quốc và khu vực châu Á-Thái Bình Dương từ sau Chiến tranh lạnh 75
4 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯƠNG
\

3.4. Quan niệm an ninh mới (NSC) của Trung Quốc 84


3.5. Thách thức và triển vọng cùa Trung Quốc
ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương 88

Chương IV

NHẬT BẲN VÀ KHU vực CHÂU Á-THÁI BÌNH DUONG


4.1. Khái quát vé Nhật Bản 93
4.2. Nhât Bàn trong thời kỳ Chiến tranh lạnh 98
4.3. Nhât Bản và khu VƯC châu Á-Thái Bình Dương từ sau Chiến tranh lạnh 103
4.4. Thách thức và triển vọng của Nhật Bản ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương 107

Chương V

LIÊN BANG NGA VÀ CHÂU Á-THÁI BÌNH DUONG


5.1. Khái quát về Liên Bang Nga 115
5.2. Liên Xô và khu vực châu A-Thái Bình Dương trong Chiến tranh lạnh 117
5.3. sư điều chình chính sách châu Á-Thái Bình Dương
cùa Liên Bang Nga từ sau Chiến tranh lạnh 118
5.4. Thách thức và triển vọng cùa Liên Bang Nga
ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương 120

Chương VI

MỘT SỐ CO CHÊ'HỢP TÀC ĐA PHƯONG ở KHU vực CHÂU Á-THÁI BÌNH DUONG
6.1. Khái quát vé Hiệp hội các quốc gia Đông Nam A (ASEAN) 126

6.2. ASEAN trong giai đoạn Chiến tranh lạnh 130


6.3. Những đóng góp cơ bản của ASEAN 134
6.4. Phương cách ASEAN (The ASEAN Way) 141
6.5. Diên đàn khu vực ASEAN (ARF) 147
6.6. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) 153
t
Chương VII

AN NINH KHU vực CHÂU Ấ-ĨHĂI BÌNH DUONG VÀ TRIỂN VỌNG HỢP TÁC
7.1. Khái quát vể vấn đé an ninh 159
7.2. Bản chất và biều hiện của các nguy cơ an ninh
khu vực châu A-Thái Bình Dương 161
Mục lục 5

7.3. Những điểm nóng ở khu vực Đông Bắc Á 164


7.4. Những điểm nóng ở khu vực Đông Nam Á 173
7.5. Thách thức và cơ hội đối với hợp tác khu vực châu Á-Thái Bình Dương 179
7.6. Triển vọng hợp tác ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương 183

Chương VIII

VIỆT NAM VÀ KHU vực CHÂU Á-ĨHÁI BÌNH DUƠNG


8.1. Khái quát chính sách đối ngoại Việt Nam đối với khu vực
châu Á-Thái Bình Dương trước đổi mới (1986) 194
8.2. Quá trình đồi mới chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với khu vực
châu Á-Thái Bình Dương (từ sau 1986) 197
8.3. Quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực 207
8.4. Đánh giá về vị trí của Việt Nam ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương 222

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt 227


Tiếng Anh 230
6 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯƠNG

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ
Tiếng Anh Tiếng Việt
viết tắt

APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn kinh tế châu Á-Thái


Bình Dương

ASEAN Association of Southeast Asian Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Nations

ASEM Asia-Europe Meeting Diên đàn Á-Âu

ARF ASEAN Regional Forum Diên đàn khu vực ASEAN

CAFTA China-ASEAN Free Trade Area Khu vực thương mại tự do Trung
Quốc-ASEAN

CBM Confidence-Building Measures Các biện pháp xây dựng lòng tin

CNHT Realism Chủ nghĩa hiện thực

DOC Declaration on the conduct of Tuyên bố vể ứng xử của các bên


Parties in the South China Sea ở Biển Đóng

DRV Democratic Republic of Vietnam Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

EAS East Asia Summit Hội nghị Thượng đình Đông Ả

FDI Foreign Direct Investment Đáu tư trực tiếp nước ngoài

GATT General Agreement on Tariffs and Hiệp định chung về thuế quan
Trade và mậu dịch

GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội

IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế

LHQ United Nations Liên hợp quốc

MFN Most Favoured Nation Quy ché tối huệ quốc

NATO North Atlantic Treaty Organization Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại

Tây Dương

NMD National Missile Defense Hệ thống phòng thủ tên lửa


quốc gia
Mục lục 7

NSC New Security Concept Quan điềm an ninh mới

PLA People Liberation Army Quân đội giải phóng nhân dân
Trung Hoa

PRC People Republic of China Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

PDRK People Democratic Republic of Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Korea Triểu Tiên

OECD Organization of Economic Tồ chức hợp tác và phát triền


Cooperation and Development kinh tế

SCO Shanghai Cooperation Tổ chức hợp tác Thượng Hài


Organization

SEATO Southeast Asia Treaty Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á


Organization

TAC Treaty of Amity and Cooperation Hiệp ước thân thiện và hợp tác

TBCN Capitalism Tư bản chủ nghĩa

RoC Republic of China Cộng hoà Trung Hoa

RoK Republic of Korea Đại Hàn Dân Quốc

RoV Republic of Vietnam Việt Nam Cộng hoà

XHCN Socialist Xâ hội chủ nghĩa

WB World Bank Ngân hàng thế giới

WTO World Trade Organization Tồ chức thương mại thế giới

UN United Nations Liên hiệp quốc

USD United States Dollar Đô la Mỹ


GIÁO TRÌNH QUAN HÊ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯƠNG
8

MỤC LỤC CỐC HỘP

Hộp Tên Trang

1. Cuộc chiến chống khủng bố ở châu Á-Thái Binh Dương: 49


Philippines với tư cách là mặt trận thứ hai?

2. Tuyên ngôn vận mệnh 51

3. Chiến lược an ninh quốc gia Hoa Kỳ (9/2003) 58

4. So sánh lợi ích và chính sách tiếp cận châu Á-Thái Bình Dương 62
dưới thời cùa ba tổng thống Hoa Kỳ

5. Những sự kiện quan trọng trong lịch sử hiện đại Trung Quốc 67

6. Những thành tố cơ bản của chính sách đối ngoại Trung Quốc 84

7. Khái quát về ASEAN 129

8. Lịch trình thực hiện AFTA 140

9. Một số quan niệm an ninh 163

10. Tóm tắt các xung đột ở châu Á-Thái Bình Dương 163

11. Trung Quốc và an ninh châu Á-Thái Bình Dương: Những vấn đé 165
then chốt

12. Phong trào du kích ở Philippines 174

13. Vấn đế chủ nghĩa Hối giáo cực đoan ở Indonesia 176

14. Sự "phối hợp quyển lực" trong quan hệ quốc té 185

15. Mục tiêu và tiến trình của ARF 188

MỤC LỤC CÁC BẢN ĐÓ


STT Tên bản đó Trang
1. Các quốc gia thành viên ASEAN 147
2. Các quốc gia thành viên ARF 148
3. Các nén kinh tế thành viên APEC 154
LÙI MỞ ĐẦU

Cuốn giáo trình “Quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á-Thái Bình
Dương” trước hết là nhằm phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên, học
viên cao học, nghiên cứu sinh và giảng dạy của cán bộ khoa Quốc tế học,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong chương trình đào tạo của ngành Quốc tế học, đây là môn học bắt
buộc, dành cho sinh viên chuyên ngành Quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, với
tẩm quan trọng của khu vực và phạm vi mà giáo trình đê' cập thì giáo
trình này cũng rất cấn thiết cho sinh viên các chuyên ngành khác như
lịch sử, chính trị, kinh tế, ngoại giao... Lý do là giáo trình này đã tiếp cận
vấn đề từ góc độ lý thuyết quan hệ quốc tế và khu vực học. Trên cơ sở
giới thiệu, áp dụng các lý thuyết quan hệ quốc tế vào phân tích tình hình
thực tế, mục đích chính của giáo trình là giúp người đọc có thể hiểu được
một cách hệ thống, cơ bản, toàn diện bản chất quan hệ quốc tế của khu
vực châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực năng động nhất của thế giới
hiện nay.
Để đáp ứng được mục đích trên, giáo trình được cấu trúc thành 8
chương, trong đó chương 1 tập trung giới thiệu những vấn để có tính
chất phương pháp và phương pháp luận như khái niệm khu vực, làm thế
nào để xác định một khu vực và một số lý thuyết cơ bản áp dụng nghiên
cứu khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tiếp theo đó, với cách tiếp cận
quốc gia là chủ thể chính, các chương 2, 3, 4 và 5 dành cho việc phân tích
chính sách châu Á-Thái Bình Dương của bốn cường quốc là Hoa Kỳ,
Trung Quốc, Nhật Bản và Liên bang Nga. Trong khi đó, chương 6 và
chương 7 lại lấy cách tiếp cận đa phương, khu vực làm chính khi phân
tích những thách thức, cơ hội và triển vọng của khu vực châu Á-Thái
Bình Dương. Cuối cùng, chương 8 dành cho việc phân tích chính sách
châu Á-Thái Bình Dương của Việt Nam với tư cách là một quốc gia trong
khu vực và có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng.
10 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Giáo trinh “Quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương” là
kết quả giảng dạy, nghiên cứu khoa học có sự đóng góp của các thế hệ
giảng viên và sinh viên Khoa Quốc tế học kể từ khi Khoa được thành lập
vào năm 1995. Nhân dịp này, cho phép tôi được chân thành cám ơn GS.
Vũ Dương Ninh, TS. Lê Thế Quế, PGS.TS. Hoàng Khắc Nam, TS. Bùi
Thành Nam, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Giáp, PGS.TS. Nguyễn Thị Quế,
PGS.TSKH Trần Khánh, PGS.TS. Nguyễn Thu Mỹ, PGS.TS. Phạm Minh
Sơn, ThS. Nguyễn Thị Thùy Trang, ThS. Lê Lena và tất cả các thầy, cô,
các bạn sinh viên đã giúp đỡ, cổ vũ và truyền thêm động lực giúp cho
cuốn giáo trình này được hoàn thành.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp để giáo trình ngày càng hoàn
thiện hơn. Xin trần trọng cám ơn.
Hà Nội tháng 6 năm 2014
PHẠM QUANG MINH
chương I
NHẬP MÔN QUAN HỆ QUỐC TẼ
KHU VỰC CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

* Yêu cấu: sau khi học xong bài này, sinh viên phải nắm được

- Xác định khu vực châu Á-Thái Bình Dương


Tầm quan trọng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương
- Những diễn biên chủ yếu cùa quan hệ quốc tê ơ khu vực châu Á
- Thái Bình Dương thời kỳ Chiến tranh lạnh
- Một số lý thuyết quan hệ quốc tế

1.1. Một số khái niệm về khu vực

Không còn nghi ngờ gì nữa, nghiên cứu khu vực ngày càng đóng vai
trò quan trọng và có khả năng giúp chúng ta hiếu được chính trị quốc tế.
Tuy nhiên, trong quan hệ quốc tế, khu vực (region) là một khái niệm còn
tồn tại nhiểu cách giải thích khác nhau chù yếu do sự khác biệt về cách
tiếp cận.
Thứ nhất, có một cách hiểu “tự nhiên” vế khu vực, mà điểm chủ yếu
là sự gần gũi vê' địa lý và mối liên hệ, gắn kết tự nhiên vế văn hóa, ngôn
ngữ, chính trị, kinh tế.
12 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Thứ hai, nói đến khu vực là nói đến sự tương tác có chủ ý vê' xã hội,
chính trị, văn hóa, kinh tế giữa các quốc gia thường có cùng không gian
địa lý.
Thứ ba, khu vực là sản phẩm của “trí tưởng tượng chung” (shared
imagination') của con người hoặc các quốc gia.
Cho dù thế nào thì nói đến khu vực là nói đến các tiêu chí, đặc điểm
chung, giúp người ta phân biệt khu vực này với khu vực khác. Theo Joseph
Nye, khu vực là tập hợp một số quốc gia có mối quan hệ với nhau thông
qua sự gần gũi về mặt địa lý và sự phụ thuộc lẫn nhau.1 Người ta cũng
phân biệt “khu vực tự nhiên” (physical region) và khu vực chức năng
(functional region), trong đó “khu vực tự nhiên’ được hiẽu là khu vực có
các yếu tố vễ mặt lãnh thổ, địa lý, sông ngòi.. .nằm dưới sự kiẽm soát chù
yếu của nhà nước, trong khi “khu vực chức năng” lại chứa đựng các yếu tố
có tính chất phi lãnh thổ như văn hoá, tinh thần, truyền thống... và chịu
ảnh hưởng chủ yếu của các nhân tố phi nhà nước. Cho dù là thế nào đi
chăng nữa, cũng theo Joseph Nye, không có một “khu vực tuyệt đối”
(absolute region) hoặc khu vực được hình thành một cách tự nhiên, mà
khu vực thường được xác định tuỳ từng mục đích khác nhau.
Khi để cập đến khái niệm khu vực, chúng ta củng thường quan tâm
đến câu hỏi, các khu vực thiết lập trật tự (order) như thế nào? Các nhà
nghiên cứu đã đưa ra một số biểu hiện để xác định trật tự của một khu vực.
Thứ nhất, trật tư của khu vực được thể hiện qua cách mà quyền lực
của khu vực hiện được phân chia như thế nào hoặc thể chế của khu vực
được sắp đặt ra sao (existing distribution of power or institutional
arrangement);
Thứ hai, trật tự khu vực đó phải cho chúng ta biết được khả năng ổn
định và dự báo gia tăng (increased stability and predictability);
Thứ ba, trật tự khu vực cũng được thế hiện ở chỗ có một mẫu hình
hoạt động đảm bảo những mục tiêu cơ bản hoặc quan trọng nhất của xã
hội (a pattern of activity that sustains the elementary or primary goals of
the society)

1 J. Nye, International Regionalism: Readings, MA: Little, Brown, Boston, 1968.


Chương I. Nhập môn quan hệ quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương 13

Thứ tư, trật tự khu vực cũng được đánh giá thông qua những mẫu
hình quản lý an ninh nổi trội (dominant patterns of security management)
và các quy tắc điểu hành tương tác (rule governed interaction)
Như vậy có thể thấy trật tự khu vực thưởng được hiểu là sự tương
tác quyền lực giữa các chủ thề trong khu vực, thường là các nước lớn,
nhưng cũng có thể là các quyền lực vừa và nhỏ nhằm chống lại sự bá
quyền của các nưởc lớn.
Khi nghiên cứu khu vực, một thuật ngữ khác cũng thường được bàn
luận là chủ nghĩa khu vực (regionalism), vế vấn đề này vẫn tồn tại nhiều
quan niệm khác nhau. Theo một số học giả, chủ nghĩa khu vực là quá
trình hình thành và xây dựng các thể chế khu vực. Còn theo Muthiah
Alagappa, chủ nghĩa khu vực là sự hợp tác giữa các chính phủ hoặc các tổ
chức phi chính phủ, giữa ít nhất ba quốc gia, gấn gũi nhau về mặt địa lý
và phụ thuộc lẫn nhau vì lợi ích chung trong một số lĩnh vực. Theo
Mansfield và Milner, chủ nghĩa khu vực là sự hợp tác trong chính sách
kinh tế đối ngoại của một số quốc gia có sự gần gũi vê' địa lý.1
Một khái niệm về chủ nghĩa khu vực được chấp nhận khá phổ biến cho
rằng, chủ nghĩa khu vực là biểu hiện của sự nhận thức khu vực phát triển tù
ý thức vế bản sắc cùa các quốc gia trong trạng thái gần về địa lý, khuyến
khích họ hợp tác đa phương bằng hình thức này hay hình thức khác nhằm
đạt được mục đích chung, thoả mãn nhu cầu chung, nhằm giải quyết những
vấn đê' chính trị, quân sự, kinh tế hoặc các vấn đế cụ thể khác.1
2
Từ các phân tích trên, chủ nghĩa khu vực có một số hình thức biểu
hiện sau dây:
Thứ nhất, khu vực hoá (Regionalization): Là quá trình tương tác và
hội nhập vể mặt kinh tế, xã hội một cách tự nhiên, không thông qua các
cơ chế chính thức của các chính phủ.
Thứ hai, ý thức khu vực và bản sắc (Regional awareness and
identity): Là nhận thức của cộng đổng khu vực vể lịch sử, văn hóa, giá trị,
tôn giáo chung trong quan hệ vởi “người khác”.

1 J. Ravenhill, "A three block world? The new East Asian regionalism", in: International
Relations of the Asia-Pacific, 2 (2002), pp.167-195.
2 H.Habib, "Defining the "Asia-Pacific region", in: Indonesian Quarterly, 23 (1995), pp.302-312.
14 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Thứ ba, sự hợp tác liên quốc gia trong khu vực (Regional inter-state
cooperation)-. Được hiểu là cơ chế hợp tác liên chính phủ trong khu vực
nhằm theo đuổi mục đích chung.
Thứ tư, quá trình hội nhập kinh tế khu vực do nhà nước thúc đẩy
(State-promoted regional economic integration): Sự hội nhập kinh tế được
xác định bởi các tiêu chí: 1) hình thành khu vực thương mại ưu đãi; 2)
thành lập khu vực thương mại tự do; 3) thiết lập thị trường chung; 4) xây
dựng liên minh thuế quan và tiền tệ; 5) Liên minh kinh tế và tiền tệ và 6)
Liên minh tài chính và hội nhập kinh tế đầy đủ.
Thứ năm, sự gắn kết khu vực (Regional cohesion): khi khu vực hình
thành cơ sở tổ chức hoạch định chính sách chung.

1.2. Xác định khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Châu Á-Thái Bình Dương (CATBD) bao gổm hai thành tố hợp lại là
châu Á và Thái Bình Dương. Nói đến châu Á là nói đến một lục địa đa
dạng, phức tạp, không thuần nhất và là một khái niệm có ý nghĩa địa lý là
chủ yếu.1 Với diện tích 44 triệu km2, châu Á là châu lục lớn nhất trong số
năm châu lục của thế giới, trong khi châu Âu chỉ có diện tích 10,4 triệu
km2. Đầy là châu lục có sự đa dạng về chủng tộc và dần số, có hai quốc
gia đứng đầu thế giới về số dân là Trung Quốc (1,349 tỷ người) và Ấn Độ
(1,220 tỷ người). Một đặc điểm khác liên quan đến địa lý là châu Á nằm
vắt qua hai chầu lục Âu-Á. Nhìn chung, cho đến nay, châu Á được chia
làm 5 khu vực chính là Nga và Trung Á, Tây Nam Á, Nam Á, Đông Nam
Á và Đông Á, tổng cộng có 46 quốc gia. châu Á lại được ba đại dương là
Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương bao bọc. Có một
cách hiểu khác vê' châu Á hẹp hơn, đó là không có Nga, Trung Á và Tây
Nam Á.
Với diện tích 181tr. km2, gấp đôi Đại Tây Dương, Thái Bình Dương
là đại dương lớn nhất trong số “bốn biển” của thế giới. Theo hướng Bắc-
Nam, Thái Bình Dương có độ dài trên 15.000 km, còn nếu theo hướng

1 N. Palmer, The New Regionalism in Asia and the Pacific, Lexington Books, Toronto, 1991, p.21.
Chương I. Nhập môn quan hệ quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương 15

đông-Tây, Thái Bình Dương rộng đến 18.000km. Tổng cộng có hơn
30.000 hòn đảo nằm rải rác trong toàn bộ Thái Bình Dương.
Cho đến nay, việc xác định khu vực CATBD vẫn là một vấn đê' gây
tranh cãi. Tuy nhiên, một điểm thống nhất mà nhiêu người đều chia sẻ
là thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của Thái Bình Dương. Tiêu chí nào giúp
chúng ta xác định được một khu vực địa lý đa dạng, phức tạp và nhiều
biến động như thế này.
Thứ nhât, cẩn khẳng định điểm chung nhất của khu vực này là
phán lơn cac quốc gia trong khu vực đêu mong muốn thịnh vượng,
hoà bình và ổn định.
Thứ hai là phương thức sản xuất. Các quốc gia đểu chú trọng phát
triển kinh tế bển vững thông qua hợp tác chặt chẽ vế kinh tế, thương mại,
dầu tư và công nghiệp.
Thứ ba, các quốc gia trong khu vực này đều thể hiện sự năng
động và vì vậy luôn đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao trong 10-15
năm gần đây.
Thứ tư, CAT BD là khu vực đang tham gia vào quá trình hội nhập
khu vực hưởng tới hình thức này hay hình thức khác của “một sản phẩm
cuối cùng'’ là một cộng đống an ninh và thịnh vượng.
Noi tom lại, CATBD là khu vực tập hợp các nền kinh tế năng
động, có sự phụ thuộc chặt chẽ với nhau và vì thế trong thế kỷ XXI,
xu hưởng chủ đạo của khu vực có nhiều khả năng sẽ là hoà bình, ổn
định và an ninh.
Mặc dù vậy, cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn sử dụng khái niệm
khu vực CATBD khác nhau tuỳ theo mục đích, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu. Nhìn từ góc độ địa lý, có 4 cách hiểu CATBD như sau: Thứ
nhất, đó là khái niệm có tính chất kinh điển khi CATBD được hiểu là bao
gồm toàn bộ châu Á với 5 tiểu khu vực là Nga và Trung Á, Tây Nam Á,
Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á, Thái Bình Dương. Thứ hai là CATBD
chỉ gổm Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á và Thái Bình Dương. Thứ ba,
CATBD chỉ gồm phần Thái Bình Dương của châu Á là Đông Nam Á và
Đỏng Á. Thứ tư là lòng chảo Thái Bình Dương, bao gồm tất cả các quốc
16 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TỄ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯƠNG

gia nằm bao quanh Thái Bình Dương và các quốc đảo nằm trong lòng
chảo đó.
Chuyên đễ này sử dụng khái niệm thứ tư, tức la CATBD được hiểu
là khu vực lòng chảo Thái Bình Dương (Pacific Rim), bao gồm tất cả các
quốc gia nằm xung quanh và bên trong đại dương này.

1.3. Tầm quan trọng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Hơn nửa thế kỷ trước, châu Á-Thái Bình Dương hầu như ít được
biết đến trong nền chính trị và quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, trong hai
thập niên gần đây, châu Á-Thái Bình Dương là một khu vực được đẽ cập
đến nhiêu nhất trong các báo cáo, đánh giá, tổng hợp cùa các tổ chức,
diễn đàn quốc tế và khu vực như của ASEAN, ARF, APEC, ASEM... Trên
các phương tiện thông tin đại chúng, CATBD củng xuất hiện với tấn suất
lớn không kém.
Từ góc độ kinh tế, bắt đầu từ những năm 1970s-1980s của thế kỷ
trước, CATBD là khu vực đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao liên
tục. Thậm chí, trong báo cáo vế tình hình kinh tế thế giới năm 1993, Tổ
chức Ngân hàng Thế giởi (WB), còn gọi sự tăng trưởng đó là “phép màu
Đông Á” (East Asia Miracle), có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với các nền
kinh tế khác trên thế giới. “Phép màu” đó được mô tả bằng hình ảnh của
“Quả cầu tuyết” {snowball), có khả năng cuốn hút mạnh mẽ, tạo ra sự
thay đổi lớn mạnh tương ứng với tốc độ chuyển động của quả cầu. Nếu
quả cầu chuyển động càng nhanh, thì khối lượng của nó càng lớn, vì tốc
độ gia tăng sẽ cuốn theo một số lượng lớn các cánh tuyết dính vào. Đó là
một quá trình của các “chuỗi tác động qua lại tích cực, nối tiếp nhau”
{concatenation). Trong thực tế, đó chính là quá trình phát triển của các
nền kinh tế, từ đó tạo thành những mạng lưới xuyên quốc gia, hình
thành các thể chế và tổ chức kinh tế mới. Thế giới biết đến khu vực
CATBD thông qua hình ảnh của bốn “con rồng châu Á”, bao gồm Hàn
Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và Singapore.
CATBD là một khu vực hết sức năng động và nhiếu biến đổi, đòi hỏi
các nhà nghiên cứu phải thường xuyên xem xét, đánh giá và cập nhật
Chương I. Nhập môn quan hệ quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương 17

thong tin. Chinh tính hay thay đổi của khu vực này cũng làm cho việc
nghiên cứu CATBD thú vị hơn.
CATBD đã xuất hiện với tư cách là một khu vực có tầm quan trọng
toàn cẩu. Đây là khu vực có những nến kinh tế lớn nhất thế giới, quốc
phòng mạnh nhất và dân số đông nhất. Đây cũng là khu vực có tám
trong số mười lực lượng quốc phòng hùng mạnh nhất. Các nển chính
trị có chế độ khác nhau đểu tổn tại trong khu vực này. Mặc dù trật tự
thế giới hai cực Yalta phân chia thế giới thành hai khu vực ảnh hưởng
của Hoa Kỳ và Liên Xô đã chấm dứt, nhưng nhiểu tàn dư của cuộc
Chiến tranh lạnh vẫn còn tồn tại rải rác ở khắp khu vực này. Đài Loan
vẫn là một điểm nóng trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Về
mặt chính trị, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng như Việt Nam là
các nước xã hội chủ nghĩa, nhưng lại có nền kinh tế thị trường. Vĩ tuyến
38 vẫn tiếp tục chia cắt bán đảo Triều Tiên, mặc dù cuộc chiến tranh đã
chấm dứt vào năm 1953. Nhật Bản vẫn là một quốc gia đồng minh thân
cận số một của Hoa Kỳ, mặc cho thế giới đã bước vào thập niên thứ hai
của thiên niên kỷ thứ ba. Mặc dù Trung Quốc đang nổi lên mạnh mẽ,
nhưng Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đóng vai trò siêu cường ở khu vực này.

1.4. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong Chiến tranh lạnh

Chiến tranh lạnh (1947-1991) có thể được xem là cuộc đấu tranh về
hệ tư tưởng giữa hai phe TBCN và XHCN đứng đầu là Hoa Kỳ và Liên
Xô, mà chiến trường chính của cuộc chiến đó nằm ở châu Âu. Ở
CATBD, cuộc Chiến tranh lạnh diễn ra không trực tiếp giữa Liên Xô và
Hoa Kỳ mà lại là giữa các đồng minh của hai siêu cường. Dưới góc độ đó,
xung đột, đối đầu và hợp tác ở CATBD cung cấp nguồn dữ liệu quý cho
việc phân tích tình hình khu vực. Trong giai đoạn ngay sau khi Thế chiến
thứ hai chấm dứt, lý thuyết quan hệ quốc tế bị chi phối chủ yếu bởi chu
nghĩa hiện thực, có ảnh hưởng hấu như tuyệt dối với chính sách dối
ngoại của các quốc gia trên phần lớn khu vực của thế giới.
Năm 1945, khi Chiến tranh thế giới thứ hai đã kết thúc ở châu Âu
với sự thất bại của phát xít Đức, Hoa Kỳ và phe Đồng Minh đã thừa
thắng xốc tới buộc Nhật Bản, kẻ thù cuối cùng của mình ở CATBD, phải
18 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯƠNG

chấp nhận đầu hàng vô điểu kiện. Đặc biệt, việc sở hữu vũ khí nguyên tử
vào thời điểm này đã giúp cho Hoa Kỳ có được ưu thế vượt trội hơn hẳn
Liên Xô trong việc kiểm soát tình hình và tạo ra một cục diện mới ở khu
vực này giai đoạn hậu Thế chiến hai. Chiến tranh thế giới chấm dưt,
nhưng một nền hoà bình lâu dài và ổn định lại không được thiết lập ờ
CATBD như điều này đã xảy ra ở châu Âu. Có thể nói, chính sự xâm
nhập của Hoa Kỳ từ cuối thế kỷ XIX, thông qua việc chiếm đảo Guam và
Philippines năm 1898, đã tạo ra tầm nhìn Thái Bình Dương và có ảnh
hưởng sâu sắc đến trật tự khu vực. Hàng loạt sự kiện lịch sử sau đó đã
phản anh một bức tranh và tương quan lực lượng mới trên bàn cờ chính
trị CATBD trong đó Hoa Kỳ dóng một vai trò quan trọng.
Các nhà sử học đã thảo luận rất nhíểu về nguyên nhân dẫn đến
Chiến tranh lạnh, nhưng tất cả đều đồng ý rằng Chiến tranh Triều Tiên
là một thời điểm then chốt có tác động quan trọng trong sự phát triển
của trật tự thế giới. Nhà sử học Gaddis cho rằng Chiến tranh Triều Tiên
là một sai lầm cơ bản trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ bị chi phối
bởi hai yếu tố có tính chất cấp bách. Thứ nhất đó là cố gắng vớt vát lại
những thất bại mà Hoa Kỳ đã nếm mùi ở Hy Lạp, Iran và Berlin trong
những năm đầu của Chiến tranh lạnh. Thứ hai là khôi phục lại “sự tín
nhiệm” trong con mắt của của các đồng minh trong cuộc chiến nhằm
chống lại “mối đe dọa tiếm tàng” từ sự lớn mạnh và ảnh hưởng của các
nước trong phe XHCN là Liên Xô và Trung Quốc. Gaddis cũng khẳng
định quả quyết rằng, mối quan tâm của Hoa Kỳ không chỉ nhằm vào việc
ngăn chận sự lớn mạnh của Liên Xô, mà trên thực tế còn hướng tới việc
chống lại những cơ sở cho việc hình thành một liên minh lâu bển giữa
Liên Xô và Trung Quốc.1
Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) bùng nổ đã “biện hộ” cho
chính quyền Truman trong việc trợ giúp quân sự cho Hàn Quốc và can
thiệp vào xung đột ở bán đảo này khi thoả thuận Xô-Mỹ (1949) về việc
rút quân đội của cả hai bên khỏi khu vực này còn chưa ráo mực. Tháng 6
năm 1950, quân đội Hoa Kỳ đã huy động cả Hạm đội 7 đến Formosa để
bảo vệ cho Hàn Quốc, khi chính quyển của tổng thống Rhee nhanh

1 J.L.Gaddis, Strategies of Containment: A Critical Appraisal of Post-war American National


Security Policy, Oxford University Press, Oxford, 1982,110-115.
Chương I. Nhập môn quan hệ quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương 19

chóng bị lực lượng của Bắc Triều Tiên đánh bật ra khỏi Seoul. Ngoài ra,
Hoa Kỳ còn phản ứng bằng việc đưa ra một Nghị quyết của Hội đống
Bao an Liên hợp quốc vào tháng 10 cùng năm, kêu gọi thành lập lực
lượng quân sự dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc để lập lại ồn định ở bán
đảo Triễu Tiên. Vì chính phủ Quốc dân Đảng, mặc dù lúc này đã ở Đài
Bắc, nhưng vẫn là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp
quỗc, nên Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, mặc dù đã đóng ở Bắc Kinh,
nhưng không có quyển bỏ phiếu tại cơ quan quyến lực nhất của Liên hợp
quốc. Đoàn đại biểu của Liên Xô vắng mặt, nên ba thành viên còn lại là
Hoa Kỳ, Anh và Pháp đã bỏ phiếu tán thành nghị quyết này. Theo quyết
đinh đó, Hoa Kỳ, Anh và Australia đã can thiệp vào cuộc chiến tranh
Triếu Tiên với sự trợ giúp của Liên hợp quốc, trên cùng chiến tuyến với
Hàn Quốc. Đáp trả lại, quân tình nguyện Trung Quốc và Liên Xô đã giúp
đỡ quân đội Bắc Triểu Tiên. Như vậy, chiến tranh Triều Tiên là xung đột
vũ trang đầu tiên giữa các cường quốc hạt nhân. Mặc dù Chiến tranh
Triẽu Tiên đã chấm dứt vào năm 1953, nhưng sự chia cắt bán đảo này
vân tiếp tục và vấn đề này vẫn được coi là một di sản nặng nề nhất của
Chiến tranh lạnh.
Trong suốt thời gian Chiến tranh Triều Tiên, quan điểm bảo thủ của
Hoa Kỳ về việc hợp tác giữa Trung Quốc và Liên Xô dể tạo thành một
khối chóng lại phương ĩây và mâu thuẫn Xô-Trung đã chi phối đến quan
hệ quốc tế ở khu vực này. Trong những năm 1950, quan hệ Xô-Trung
nhìn chung vẩn là hợp tác và thân thiện. Khi mới lên cầm quyẽn, người
dưng đãu Đảng cộng sản Liên Xô là Nikita Khrusop đã tăng cường giúp
Trung Quốc vễ mặt vật chất trị giá đến 250 triệu đôla Mỹ và hợp tác
trong vấn để cảng Arthur và khai khoáng ờ Mãn Châu. Liên Xô củng
cung cấp công nghệ nguyên tử cho Trung Quốc. Nhưng dần dần, sự bất
hòa giữa hai đảng cộng sản, giữa hai cường quốc đã nảy sinh, mà nguyên
nhân chu yếu nằm ở sự cạnh tranh vị trí số một trong phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế. Năm 1959, Nikita Khrusop đã cắt chương trình
hợp tác nguyên tử với Trung Quốc, nhưng Trung Quốc vẫn kiên trì phát
triển vũ khí này và đã thừ nghiệm thành công vào năm 1964.
Trong một cố gắng nhàm chống lại sự lãnh dạo của Liên Xô, Trung
Quốc đã bắt đầu hướng về phương Tây để mở rộng quan hệ quốc tế.
20 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THĂI B1NH DƯƠNG

Năm 1964, sự kiện Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao vứi Trung Quốc có
ý nghĩa lớn khi nước này vẫn bị cô lập và mâu thuẫn Xô-Trung ngày càng
trở nên sâu sắc. Chính quyền Hoa Kỳ từ Kennedy đến Johnson vân tiếp
tục có quan điểm coi Trung Quốc là một phẩn của phe XHCN.1 Phải đợi
đến năm 1968, khi Nixon trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, một thay đổi có
tính chất bước ngoặt mới diễn ra trong quan hệ song phương Mỹ-1 rung
và có tác động đến toàn bộ khu vực CATBD và thế giới. Không giống
như những người tiền nhiệm, Tổng thống Nixon và cố vấn an ninh
Kissinger đã xem xét quan hệ Trung-Xô qua lăng kính của chủ nghĩa
hiện thực, chứ không phải của chủ nghĩa bảo thủ. Cả hai đều cho rằng
bất hòa Xô-Trung là một yếu tố tiếm năng thay dổi cân bằng quyền lực.
Tương tự như vậy, vì không thể giành chiến thắng ở Việt Nam, cả hai đều
nhận thấy rằng Hoa Kỳ không có lợi ích quốc gia và không nên tiếp tục
hy sinh quân đội và tiến bạc trong cuộc chiến tranh này. Học thuyết
Guam của Nixon được đưa ra năm 1969 chỉ rõ Hoa Kỳ sẽ không gửi quân
đội để ủng hộ các chính phủ ở Đông Á và dần dần rút quân khỏi chiến
trường Việt Nam.
Học thuyết Guam dã tác động mạnh mẽ và là đòn bẩy cho những
thay dổi trong quan hệ quốc tế và an ninh, chính trị ở CATBD từ Chiến
tranh lạnh đến những cơ chế hợp tác an ninh khu vực. Đây là một quá
trình dài, trải qua nhiều thăng trầm và trên thực tế đã bắt đầu từ nhũng
năm 50 cùa thế kỷ trước. Tổ chức an ninh khu vực đầu tiên là SEATO
(Southeast Asia Treaty Organization) được thành lập năm 1954 tại
Manila (Phillipnes). SEATO là sản phẩm của Hoa Kỳ dược thiết lập sau
khi chủ nghĩa thực dân Pháp thất bại tại Việt Nam, với mục dích ngăn
chặn Chủ nghĩa cộng sản hơn là một tổ chức khu vực. Mặc dù tên gọi của
nó bao gồm cả Đông Nam Á, nhưng trên thực tế chỉ có hai nước trong
khu vực là Thái Lan và Philippines tham gia. Phần lớn thành viên lại từ
ngoài khu xực như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Australia, New Zealand và
Pakistan. SEATO được thành lập với mục đích bảo vệ các đồng minh của
Hoa Kỳ và chuẩn bị cho sự can thiệp vào Việt Nam của các thành viên tổ
chức này. Năm 1962, Hoa Kỳ thu hẹp hoạt động của SEATO thông qua

1 J.L.Gaddis, 7 ;ie United States and the End of the Cold War, Oxford University Press, Oxford
1992, tr. 75-81L
Chương I. Nhập môn quan hệ quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương 21

các cam kết với Thái Lan vì liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Lào, ngăn
chặn ảnh hưởng của Việt Nam ở Đông Dương.
Tiếp theo sự thất bại của của Hiệp hội Đông Nam Á {Association of
Southeast Asia-ASA) năm 1962 và Hội đồng châu Á và Thái Bình Dương
{Asian and Pacific Council-ASPAC) năm 1966, một sáng kiến then chốt
đánh dấu sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á {Association
of Southeast Asian Nations-ASEAN) vào năm 1967. Năm thành viên ban
đẫu là Indonesia, Thái Lan, Singapore, Philippines và Malaysia dã tránh
hình thành một tổ chức có cấu trúc quân sự, mà thay vào dó tập trung
xày dựng một loạt các nguyên tắc nhằm đảm bảo sự không can thiệp vào
công việc nội bộ của các nước ASEAN.
Bên cạnh ASEAN, một sáng kiến quan trọng khác đã dược thực hiện
vao năm 1971 là lập hợp Quốc phòng của 5 cường quốc {Five-Power
Defence Arrangements-PFDA), gốm Malaysia, Singapore, Anh, Australia
và New Zealand. PFDA được thành lập chủ yếu nhằm đảm bảo ổn dịnh
trong quan hệ Malaysia-Singapore, đặc biệt sau sự kiện Singapore tách ra
khỏi Liên bang Malaysia vào năm 1965.
Trong phẫn lớn thời gian Chiến tranh lạnh, châu Âu được xem như
là trung tâm địa chiến lược của xung đột cường quốc. Mặc dù vậy, chiến
tranh lại diên ra ở sân khấu CATBD, chứ không phải ở châu Âu, với sự
tham gia cua cả Hoa Kỳ và Liên Xô thông qua các cuộc chiến tranh Triều
Tiên, Việt Nam và eo biển Đài Loan. Sự can thiệp của Hoa Kỳ và Liên Xô
vào khu vực từ năm 1945 đã phân chia khu vực CATBD thành các đồng
minh của cả TBCN phương Tây và XHCN phương Đông.
Trong thời gian Chiến tranh lạnh, xung đột và chiến tranh là điểu
thường xảy ra trong khu vực với mức độ khác nhau, chiến thắng của
Đảng Cộng sản Trung Quốc dưới sự lãnh dạo của Mao Trạch Đông
trong cuộc nội chiến với Quốc dân Đảng đã làm cho quan hệ quốc tế ở
CATBD thay đồi một cách sâu sắc. Cách mạng, dảo chính, xung đột diễn
ra ờ Campuchia, Indonesia, Singapore và Mã Lai. Trong giai doạn này có
tới 4 Trung Quốc là CHND Trung Hoa (PRC), Cộng hoà Trung Hoa
(RoC), Hồng Kông thuộc Anh và Ma Cao thuộc Bổ Đào Nha. Sự chia cắt
cũng diễn ra ở bán dào Triều Tiên, gồm Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
22 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH-DƯƠNG

Triếu Tiên (PDRK) và Đại Hàn Dân quốc (RoK), ở Việt Nam, gồm Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa (DRV) và Việt Nam Cộng hoà (RoV). Cho đến
cuối những năm I960, bức tranh chung của khu vực là sự bất ổn, phản
ánh không khí căng thẳng, đối đầu của Chiến tranh lạnh.
Từ những năm 1970 trở đi, tình hình khu vực mới có những biến
đổi lớn, theo xu hướng hòa dịu và hợp tác. Có nhiều lý do giải thích cho
sự thay dổi này. Thứ nhất, đó là sự ra đời của một số cơ chế an ninh đa
phương như dã nói ở trên, sự hòa dịu Trung - Mỹ (1972), sự kết thúc
chiến tranh Việt Nam (1975), vai trò của ASEAN, tác động của cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật và xu hướng toàn cẩu hóa. Trong những năm
1970-1980, CATBD trở thành một khu vực phát triển kinh tế năng động
nhất toàn cẩu với sự xuất hiện của “4 con hổ” là Hàn Quốc, Đài Loan,
Hồng Kông và Singapore, kéo theo sự phát triển của “những con rồng
nhỏ” như Indonesia, Philippines, Thái Lan và Malaysia.
Nói tóm lại, trong chiến tranh lạnh CATBD là địa bàn diễn ra
những xung dột quần sự nóng giữa hai phe kéo dài. Hậu quả cùa những
xung đột này dến ngày hôm nay vẫn rõ nét và có ảnh hưởng sâu sắc đến
cục diện an ninh-chính trị của cả khu vực và thế giới.

1.5. Một số lý thuyết áp dụng nghiên cứu quan hệ quốc tế ở châu Á -


Thái Binh Dương

Chủ nghĩa hiện thực (realism) và Tân hiện thực (neo-realism)


Chù nghĩa hiện thực (CNHT) dóng vai trò vượt trội trong quan hệ
quốc tế của phần lớn thế kỳ XX và có thể vẫn tiếp tục là lời giải thích lô
gic trong hoạch định chính sách đối ngoại trong thế kỷ XXI.1 Đối với các
nhà hiện thực, thuộc tính then chốt của hệ thống quốc tế là chiến tranh
và dược coi là điều kiện tự nhiên của phát triển, chủ thể trung tâm trong
quan hệ quốc tế là nhà nước, một thực thể đơn nhất, lý trí, vị lợi, có toàn
quyền trong việc dưa ra các quyết định, trong điếu kiện cạnh tranh quyến
lực với các nhà nước khác trong hệ thống quốc tế. Các nhà hiện thực

' Ikenberry J. and M. Mastanduno (eds), International Relations theory and the Asia - Pacific,
NY: Columbia University Press 2003.
Chương I. Nhập môn quan hệ quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương 23

cũng lập luận rằng hệ thống quốc tế vế cơ bản là vô chính phủ, theo
nghĩa không có một chính quyển trung ương đứng ra giải quyết mầu
thuẫn, tranh chấp giữa các nhà nước. Họ khẳng định rằng nếu như hệ
thống nội tại của các quốc gia là tập quyền và có thứ bậc, thì hệ thống
quốc tế lại tản quyền và vô chính phủ. Vì không có một chính quyền
trung ương nên các nhà nước trong hệ thống đó buộc phải tự lo cho sự
tồn tại và an ninh của mình. Vì thế, quan điểm hiện thực vể hệ thống
quốc tế là “tự cứu mình” (self-helpỵ Trong hệ thống “tự cứu mình” đó,
các nhà nước tương tác với nhau chủ yếu nhằm cực đại hóa khả năng an
ninh và lợi ích của mình.1
Quyền lực là tâm điểm thứ hai trong quan niệm của chủ nghĩa hiện
thực. Theo các nhà hiện thực, cấu trúc của hệ thống quốc tế được xác định
bởi sự phân bố quyển lực. Quyền lực của một nhà nước được đo bằng khả
năng mà nhà nước đó để ra và có kế hoạch thực hiện ảnh hưởng của mình.
Theo Waltz, điều duy nhất mà người ta cấn biết về một nhà nước là khả
năng sức mạnh quân sự của nó. Theo Morgenthau, quyển lực phụ thuộc
vào khả năng tiếp cận nguồn lực của nhà nước-nguồn lực tài chính, thiên
nhiên, con người- và những nguồn lực đó xác định khả năng của một nhà
nước. Chỉ có một điểu cản trở duy nhất đối với một nhà nước là khả năng
của chính nhà nước, cùng với cấu trúc của hệ thống, có nghĩa là quyền lực
tương đối của các nhà nước khác trong hệ thống.1 2
Trật tự trong một hệ thống vô chính phủ là tâm điểm thứ ba của lý
thuyết hiện thực. Làm thế nào để giữ gìn được trật tự? Câu trả lời là
thông qua một sự cân bằng quyển lực.3 Để ngăn chặn sự tấn công của
chiến tranh nói chung, nhà nước sẽ hành động quân sự, thông thường
trong sự liên minh với các nhà nước khác, nhằm ngàn chặn sự trỗi dậy
cùa một quyển lực bá quyển. Vì vậy, quy luật chung của thuyết cân bằng
quyền lực là chỉ một nhà nước có khả năng áp đảo tất cả các nhà nước
còn lại (ví dụ Pháp dưới thời Napoleon hoặc Đức thời Hitler), khi đó các
nhà nước sẽ hình thành một liên minh chống lại sự bá quyến nhằm khôi
phục sự cân bằng quyển lực.

1 K. Waltz, Theory of International Politics, MA:Addison-Wesley, Reading, 1979.


2 M.J. Morgenthau, Politics Among Nations, Knopf, New York, 1948.
3 H. Bull, The Anarchical Society, Macmillan, London, 1977, p.53.
24 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Trong lý thuyết quan hệ quốc tế hiện thực, các nhà nước chi tun
kiếm một mục tiêu: cực đại hóa vấn đê' an ninh của họ. Đối với các nhà
tân hiện thực như Waltz, các nhà nước tìm kiếm an ninh ở mức độ tối
thiểu và sự thống trị toàn cầu ở mức độ tối đa. Tất cả các phương tiện có
thể đối với nhà nước là được hướng tới một kết cục: quyền lực tương đối
dạt được nhờ vào các chủ thể khác trong hệ thống. Quan điểm hiện thực
vế trật tự thế giới coi các chuyển dịch kinh tế quốc tế như là một phẩn
của các chuyển dịch chính trị diễn ra giữa các nhà nước. Mặc dù các nhà
hiện thực chấp nhận tầm quan trọng của sức mạnh kinh tế và mối quan
hệ thương mại giữa các nhà nước, nhưng điểu đó chỉ được xem là những
phần bổ sung thêm cho sức mạnh chính trị - quân sự. về bản chất sức
mạnh kinh tế là quan trọng dối với quyến lực quốc gia. Nhưng sức mạnh
kinh tế là một phương tiện, chứ không phải là mục tiêu, đối với sức mạnh
quân sự. Trong phạm vi đó, mô hình hiện thực cho rằng, các nhà nước là
các đơn vị tự chủ tương đối với chủ quyển độc nhất trong lãnh thổ của
mình. Bản thân chủ quyền lại có một địa vị chính thức trong luật quốc tế
từ năm 1648, và Hiến chương LHQ nãm 1945 khẳng định nguyên tắc
pháp lý của chủ quyển quốc gia. Bởi vậy cho nên, cả chủ quyền quốc gia
và hệ thống cân bằng quyền lực đã cùng tổn tại và phát triển cộng sinh
hơn 350 năm qua.
Cuộc Chiến tranh lạnh đã tạo ra một cấu trúc cân bằng quyền lực
mới. Trong khi hệ thống cân bằng quyền lực đa cực (multipolar) châu Âu
(1648-1945) bao gồm một số quyển lực chủ yếu đại thể ngang nhau về
năng lực, sự xuất hiện hai siêu cường là Hoa Kỳ và Liên Xô sau Thế chiến
hai đã tạo ra một cấu trúc lưỡng cực (bipolar), vỏi Anh, Pháp, Tây Đức,
Trung Quốc và Nhật Bản bị hạ xuống dịa vị quyền lực hạng hai vì khả
năng quần sự thấp kém hơn so với siêu cường.
Phạm vi mà Hoa Kỳ và Liên Xô có thể để ra và thực hiện quyển lực
của họ thực sự mang tính toàn cầu. Kết quả là, không có một châu lục
nào mà Chiến tranh lạnh không chạm tới. Mặc dù sự vượt trội về quân sự
và tài chính của Hoa Kỳ không bị Liên Xô thách thức một cách đáng kể
trong giai đoạn 1945-1948, nhưng sự xuất hiện của Trung Quốc năm
1949 dã đe dọa làm nghiêng cán cân quyến lực về phía các nước XHCN.
Mặc dù cả hai nước Trung Quốc và Liên Xô tuyên bố thực hiện chính
Chương I. Nhập môn quan hệ quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương 25

sách dối ngoại hòa bình XHCN, nhưng trên thực tế cả hai đêu thể hiện
sức mạnh quân sự giống như quan điểm của chủ nghĩa hiện thực trong
chinh sách đối ngoại của mình. Điễu này thể hiện rất rõ trong xung đột
Xó-Irung 1957-1961, khi Liên Xô tìm cách giành sự kiểm soát toàn bộ
đường lối chính sách đối ngoại của Trung Quốc, điểu mà Liên Xô đã đạt
dược ờ khu vực Đông Âu. Với tư cách là một cường quốc, Trung Quốc
đa có khả năng chống lại cố gắng của Liên Xô nhằm biến Trung Quốc
thành một quốc gia lệ thuộc.
Trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa, các nhà hiện thực cũng
đặt ra một số câu hỏi như điểu gì buộc các quốc gia hình thành liên minh
an ninh khu vực? Tại sao các liên minh đó tan vỡ? ASEAN đã tồn tại như
thế nào? Các nhà hiện thực cho rằng hợp tác khu vực diễn ra bởi vì có
những mỗi đe dọa chung. Sự yếu kém tương đối cũng là một tiễn đế quan
trọng của hợp tác vì yếu kém có xu hướng bị kiểm soát. Theo Waltz, sự
nguy hiểm của yếu kém phù hợp với sự cám dỗ của quyền lực.1 Từ quan
diểm của chủ nghĩa hiện thực, Hoa Kỳ sẽ không thể để Hàn Quốc hoặc
Đài Loan thiếu khả năng phòng thủ dảm bảo vì điểu đó sẽ cho phép Bắc
Triều 1 iên hoặc Trung Quốc cơ hội chiếm đoạt những lãnh thổ này.
Vì chính sách thực tế (realpolitik') phụ thuộc vào mức độ tin cậy của
khả năng ngăn chặn bằng quán sự, cho nên xu hướng chủ đạo trong
Chiến tranh lạnh là các cường quốc chủ yếu của khu vực như Nhật Bản
và Irung Quốc gia tăng khả năng quân sự của mình. Thậm chí trong nội
bộ ASEAN, khả năng quần sự của Singapore trong nhùng năm 1990 phát
triẽn nhanh hơn rất nhiều đối thủ của họ là Malaysia. Vì chủ nghĩa hiện
thực luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sức mạnh quân sự, nên
cac lời chỉ trích lập luận rằng chính điêu này đã dẫn đến tình trạng
'lưỡng nan an ninh" (security dilemma). Luận điểm này khẳng định rằng
an ninh là tương dối vì sự cạnh tranh quyển lực và ảnh hưởng giữa các
quốc gia cuối cùng dân đến một cuộc chạy đua vũ trang. Vào dỉnh điểm
của Chiến tranh lạnh, Liên Xô và Hoa Kỳ mỗi bên sở hữu hơn 20.000 dầu
đạn hạt nhân. Sau dó, chính phủ Hoa Kỳ còn khẳng định phát triển “Hệ
thống phòng thủ tên lửa” (Theatre Missile Defence-TMD), một chiến

’ K.Waltz, Theory of International Politics, MA: Addison-Wesley, Reading 1979, p.201.


26 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TỄ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH dương

lược mà Trung Quốc cho rằng nhằm “bao vây” Trung Quốc. Vì thế,
Trung Quốc đã thực hiện những biện pháp mới như nhanh chóng phát
triển hệ thống phòng thủ chống lại chính sách của Hoa Kỳ. Tình trạng
“lưỡng nan an ninh” xuất hiện khi không thể phân biệt giữa khả năng
phòng thủ và tấn công. Mặc dù vậy, các nhà hiện thực lập luận rằng, đó là
một quan điểm đơn giản hoá học thuyết tự vệ. Họ quả quyết rằng, lực
lượng phòng chổng và sự trả đũa là hai luận thuyết then chốt của tư duy
chiến lược thời Chiến tranh lạnh đã đem lại sự ổn định trong quan hệ
Xô-Mỹ và làm cho khả năng nguyên tử của Trung Quốc trở nên không
thích hợp.1 Đối với các nhà hiện thực, sự ngăn chặn bằng vũ khí thông
thường và vũ khí nguyên tử đã giữ cho hòa bình ở Hàn Quốc và Đài Loan
và thậm chí ngăn không cho chiến tranh ở Việt Nam leo thang.
Các nhà hiện thực cũng khác một cách cơ bản so với các nhà theo
chủ nghĩa tự do trong cách tiếp cận của họ với hợp tác. Đối với các nhà
hiện thực, động cơ hợp tác rất yếu và thường chỉ tập trung vào khu vực
thương mại và đầu tư. Trong lý thuyết hiện thực, hợp tác cũng biểu hiện
sự yếu kém tương đối. Các quốc gia tìm kiếm an ninh hợp tác (ví dụ
ARF) vì họ không thể bảo đảm cho an ninh của chính bản thân họ một
cách tương xứng. Điếu đó được thể hiện rõ trong trường hựp của Nhật
Bản, Hàn Quốc và Đài Loan và giải thích tại sao họ phải tìm kiếm và
chấp nhận an ninh khu vực dưới ô bảo trợ quân sự của Hoa Kỳ. Trong
khía cạnh đó, các nhà hiện thực khác hoàn toàn so với các nhà tự do.
Trong khi các nhà tự do lập luận rằng động cơ của sự hợp tác khu vực và
quốc tế là sự phụ thuộc rất mạnh mẽ, các nhà hiện thực phản bác lại rằng
các quốc gia hợp tác chỉ vì họ yếu và không thể đảm bảo an ninh của
mình vì các mối đe dọa bên ngoài.

Sự phụ thuộc lẫn nhau (Interdependence): Quan điểm của chủ nghĩa
tự do (liberalism)

Lý thuyết về sự phụ thuộc lẫn nhau, một quan điểm giải thích logic
được trích dẫn rộng rãi trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa
trong những năm 1960-1970, đã xuất hiện với tư cách là một sự thách

1 C.L.Glaser, Analyzing Strategic Nuclear Policy, Princeton University Press, NJ, 1990, p.302.
Chương I. Nhập môn quan hệ quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương 27

thửc đối với quan điểm hiện thực, trước hết là một lời giải thích cho sự
thất bại của quyến lực Hoa Kỳ nhằm đạt được mục tiêu của mình trong
cuộc Chiến tranh Việt Nam. Trong khi mô hình của Cooper về sự phụ
thuộc lẫn nhau nhấn mạnh chủ yếu vê' sự hội nhập kinh tế vĩ mô giữa các
quốc gia,1 Keohane và Nye lập luận rằng sự liên kết thông qua một số lớn
các lĩnh vực phản ánh một chuỗi phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia.1 2
Đối với các nhà tự do, sự phụ thuộc lẫn nhau đã tổn tại ở cấp độ doanh
nghiệp, giữa các nến kinh tế, qua các liên minh quân sự và thậm chí trong
các mối liên hệ văn hóa giữa các nhà nước. Theo Keohane và Nye, sự phụ
thuộc lẫn nhau đống nghĩa với một mức độ phụ thuộc lẫn nhau đang
tăng lên. Nếu mức độ phụ thuộc càng lớn thì xu hướng hợp tác quốc tế
càng cao.
Keohane và Nye lập luận rằng sự phụ thuộc quốc tế dã phát triển
đến một trình độ phức tạp mà các quốc gia có thể bỏ qua tác động có thể
của các chính sách quốc nội và quốc tế của họ đối với nhà nước. Két quả
là, cũng theo Keohane và Nye, trong những điếu kiện của sự phụ thuộc
phức tạp, không có bất cứ một thứ bậc rõ ràng nào của vấn đề. Các vấn
để như chính sách kinh tế đối ngoại củng tương tự hoặc có tẩm quan
trọng hơn so với nển ngoại giao truyến thống. Hơn thế nữa, khi các quốc
gia phát triển, thì mức độ phụ thuộc lẫn nhau gia tâng (ví dụ, trong các
lĩnh vực như thương mại và đầu tư), các quốc gia đó xem ra có vẻ ít gây
mâu thuẫn hơn và dường như có vẻ có những lợi ích chính sách chung.
Mặc dù vậy, Keohane và Nye củng thừa nhận rằng sự phụ thuộc lẫn
nhau là không cân dối và thường là các mối quan hệ như thương mại, an
ninh hoặc đẩu tư, nhìn chung là bất dối xứng. Ví dụ, các quốc gia Đông
Nam Á cần sự dấu tư của Nhật Bản, nhưng các công ty của Nhật Bản
cũng cần Đông Nam Á với tư cách là một cơ sở sản xuất và nguồn lao
động rẻ. Vì vậy, mặc cho sự không bình dẳng trong quan hệ - các tập
đoàn của Nhật Bản sở hũu nhiễu tư liệu sản xuất của các quốc gia
ASEAN, trong khi các công ty của ASEAN có rất ít đẩu tư vào Nhật Bản-
ASEAN và Nhật Bản vẫn dạt được một mức dộ phụ thuộc lẫn nhau nhất

1 R.Cooper, The Economics of Interdependence, McGraw-Hill, NY, 1968.


2 R. Keohane and J. Nye, Power and Interdependence: World Politics in Transition, MA: Little,
Brown, Boston, 1977.
28 GIÁO TRlNH QUAN HỆ QUỐC TỂ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯƠNG

định, mặc dù bất cân xứng. Theo Keohane và Nye, động lực cho sự tăng
cường hợp tác giữa hai chủ thể phụ thuộc lẫn nhau này rất lớn vì lợi ích
của cả hai bên sẽ được tích lũy nếu mức độ phụ thuộc lẫn nhau tăng lên.
Vì vậy, sự phụ thuộc lẫn nhau phức tạp không chỉ là lý thuyết hội nhập
quốc tế tự do đơn thuần, mà còn là lời giải thích cho hợp tác chính trị
quốc tế.

Chủ nghĩa thể chế tân tự do (neoliberal institutionalism)

Chủ nghĩa tân tự do (Neoliberalism) vẫn tiếp tục những luận điểm
chìa khoá của chủ nghĩa tự do. Ví dụ, Grieco đã phân biệt giữa các hình
thức của tự do và tân tự do trong chủ nghĩa thể chế.1 Luận điểm tự do
nguyên gốc là sự phản đối hoàn toàn đối với những lập luận then chốt
của chủ nghĩa hiện thực. Các nhà tự do không đồng ý với quan điểm của
những người hiện thực vế nhà nước với tư cách là một chủ thể đơn nhất
và duy lý. Chủ nghĩa tự do cũng phản đối nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
hiện thực rằng hệ thống quốc tế là vô chính phủ và quyền lực quyết định
tất cả. vể mặt chính thức, theo lý thuyết tự do, các quốc gia chỉ là một
trong số nhiếu chủ thể trong nển chính trị quốc tế, cùng với các chủ thể
phi nhà nước như doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế... Các chủ thể này ít
nhất là đóng một vai trò bình đẳng, nếu không muốn nói là quan trọng
hơn nhà nước.
Chù nghĩa thề chế tân tự do có cơ sở từ lý thuyết thể chế, trong đó
nhấn mạnh đến sự phát triển của các thể chế trong một thế giới hậu chiến.
Trong chính trị quốc tế, các thể chế phẩn lớn là sản phẩm của sự bá quyển
Hoa Kỳ, quốc gia có khả năng cung cấp những điếu kiện cần thiết (như hệ
thống an ninh, tài chính và thương mại) cho sự ra đời của các thể chế đó.
Sau năm 1944, Hoa Kỳ đã tài trợ cho Hệ thống Bretton Woods (như
GATT, IMF, World Bank) cũng như NATO, UN và SEATO. Đối với các
nhà tân tự do, các nhà nước đã hình thành ra các thể chế, mạng lưới và
các chuẩn mực, cái được gọi là những “luật chơi” (rules ofgame). Những
“luật chơi” đó được phản ánh trong các thể chế ở Đông Á như cấu trúc

1 J.M.Grieco, "Anarchy and the limits of cooperation: a realist critique of the newest liberal
institutionalism", in: c.w. Kegley (ed.), Controversies in International Relations Theory:
Realism and the Neoliberal Challenge, St Martin's Press, NY, 1995, pp.151-172.
Chương I. Nhập môn quan hệ quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương 29

thế che cua ASEAN, các mục tiêu của ARF bao gồm tăng cường “các biện
phap xay dựng lòng tin' (CBM), cơ chế ngoại giao phòng ngừa và giải
quyết xung đột.1
Cach tiếp cận của chủ nghĩa thể chế tân tự do chủ yếu chấp nhận các
tiền để quan trọng của chủ nghĩa hiện thực (ví dụ như nhà nước là đơn vị
trung tâm cùa hệ thống quốc tế, nhà nước là chủ thể có lý trí). Mặc dù
vậy, chủ nghĩa tân tự do cho rằng hợp tác giữa các quốc gia không chỉ có
thễ vì sự tổn tại và năng lực của các tổ chức quốc tế mà còn hơn thế nữa.
Theo quan diễm của chủ nghĩa hiện thực, hợp tác quốc tế có thể với diều
kiện cua sự vô chính phủ, nhưng chỉ khi các quốc gia kết luận rằng các lợi
ích quóc gia của họ được thỏa mãn bằng việc tham gia hợp tác.
Theo quan điểm của chủ nghĩa hiện thực, sự phụ thuộc phức tạp
khong nhat thiết dân đến sự gia tăng hợp tác quốc tế, mà hoàn toàn ngược
lại. Vì sự nhạy cảm gia tăng gắn với mối quan hệ song phương gần gũi, các
nhà hiện thực cho rằng sự phụ thuộc lại tạo ra “một sự nghi ngờ lẫn
nhau ,2 Các quốc gia với các quyên lợi sống còn vượt ra ngoài lãnh thổ của
minh thướng xem xét các hoạt động cùa các quốc gia khác một cách thận
trọng vì sự thay đổi trong chính sách có thể ảnh hưởng đến các doanh
nghiệp, thương mại và đẩu tư của họ. Mặc dù vậy, với tư cách là một cơ sở
phàn tích, sức thuyết phục của chủ nghĩa hiện thực đã suy giảm.
Sự phụ thuộc và toàn cầu hóa đã xuất hiện như là một lôgic ngày
càng nổi trội thống trị khu vực Đông Á trong những năm 1980 và phần
lơn những năm 1990, khi mà khu vực này trở thành trung tâm của các
hoạt động kinh tế toàn cẩu. Đối với những người đẽ cao sự phụ thuộc, sự
tăng trưởng chóng mặt của làn sóng các nước công nghiệp mới trong gần
hai thập kỷ đã chứng tỏ sự vượt trội của các lực lượng xuyên quốc gia
như năng suất, tài chính so với các mối quan tâm của chủ nghĩa hiện
thực như an ninh và sức mạnh quân sự. Sự gắn kết của một nẽn kinh tế
tiềm năng khổng lồ Trung Quốc với nến kinh tế toàn cấu hậu Chiến
tranh lạnh nhũng năm 1990 đã bắt đẩu chứng tỏ uy lực của các lực lượng

D. Ball, The Council for Security Cooperation in the Asia-Pacific: Its Record and its Prospects,
Canberra Papers on Strategy and Defence No.139, ANU, Canberra, 2000, p.35.
K.Waltz, "The myth of national interdependence", in: C.P.Kindleberger (ed.), The
International Corporation, MIT Press, NY, pp.205-223.
30 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

thị trường và trong một chừng mực nào đó đã đẩy vấn đê an ninh khu
vực xuống hàng quan tâm thứ hai.

Sự vượt trội và sự phụ thuộc: Quan điểm của chủ nghĩa tân mác-xít
(neo-Marxism)

Trong khi những người theo chủ nghĩa tự do cho rằng sự phụ thuộc
giữa các quốc gia có thể có tính chất bất đối xứng, các nhà lý thuyết phụ
thuộc lại cho rằng sự bất đối xứng không phản ánh sự phụ thuộc, mà là
sự vượt trội và sự phụ thuộc. Frank và Wallerstein thừa nhận là cấu trúc
của chủ nghĩa tư bản tạo ra sự phân tẵng quốc tế giữa các quốc gia, giữa
“trung tâm công nghiệp phát triển” và khu vực “ngoại vi kém phát triển”.
Giữa hai khu vực này là một khu vực “bán ngoại vi”. Theo Frank, quan
hệ kinh tế giữa các quốc gia không bao giờ có thể trong sự phụ thuộc lẫn
nhau vì quan hệ giữa các nhà nước rất hay thay đổi và các lực lượng tư
bản luôn luôn điểu chình cho phù hợp với những điều kiện thay đổi của
thị trường. Trong chừng mực nào đó, bất kỳ hình thức đối xứng nào
cũng chỉ có thể tồn tại trong một môi trưởng lý thuyết chân không và
không phù hợp với điểu kiện thực tế. Frank phê phán nhũng lý thuyết tư
bản phát triển và lập luận rằng nhóm tinh hoa tư sản mại bản đã hình
thành mối liên hệ với tấng lớp tinh hoa nòng cốt tạo thành một cấu trúc
phụ thuộc kém phát triển. Quan hệ nhà nước vì thế phản ánh sự vượt trội
và phụ thuộc và trong một số trường hợp sự phụ thuộc kém phát triển và
sự tích lũy tư bản của trung tâm là dựa vào sự bóc lột đối với khu vực
ngoại vi. Sự phân tích hệ thống thế giới của Wallerstein lấy mối “quan hệ
trung tâm - ngoại vi” làm một giai đoạn tiếp theo khi cho rằng sự kém
phát triển phụ thuộc là phản ánh của một nền kinh tế tư bản thế giới có
đặc trưng là sự phân công lao động quốc tế.1 Yoshihara tiếp tục phát triển
lý thuyết phụ thuộc của Frank và Wallerstein khi nghiên cứu vế Đông
Nam Á. Ông ta cho rằng hình thức chủ nghĩa tư bản phát triển ở Đông
Nam Á phản ánh sự phát triển “thuộc cấp”, chủ nghĩa tư bản “thay thế”
được thể hiện bằng sự tảng trưởng mà không có phát triển kinh tế. Đối
với Yoshihara, Đông Nam Á không thể phá vỡ sự phụ thuộc vào tư bản

1 A.G.Frank, On Capitalist Underdevelopment, Oxford University Press, Oxford, 1975; I.


Wallerstein, The Capitalist World Economy, Cambridge University Press, Cambridge, 1979.
Chương I. Nhập môn quan hệ quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương 31

và công nghệ nước ngoài vì các doanh nghiệp trung tâm (từ Nhật Bản,
Hoa Kỳ, châu Àu) tiếp tục kiểm soát các yếu tố sản xuất chủ yếu.1 Cách
tiẽp cận tân mác-xít khác lại sủ dụng lý thuyết phê phán chủ nghĩa tư bản
của Antonio Gramsci khi cho rằng chủ nghĩa bá quyển được tạo ra bởi
giai cấp tư sản cẩm quyển. Sự lật dồ chủ nghĩa tư bản phụ thuộc vào sự
thành công của cuộc đấu tranh chống bá quyến.
Mặc dù lý thuyết phụ thuộc và tân mác-xít phẫn lớn đã bị suy yếu
vào đầu những năm 1990, nhưng lý thuyết này lại xuất hiện trở lại do tác
động của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997 khi có nhiêu lời
chỉ trích đối với sự phụ thuộc kinh tế và toàn cẩu hóa. Mặc dù vậy, một
số nhà kinh tế tự do cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phân công
lao động quốc tế. Theo Krugman, “địa-kinh tế mới” của nến kinh tế
chính trị toàn cầu đã xác định tại sao sự tích tụ giữa các quốc gia đã xảy
ra. Trong lý thuyết “thương mại mới” ra đời trong những năm 1980 của
mình, Krugman cho rằng các quốc gia tìm cách duy trì sự phân công lao
động quốc tế thông qua chính sách thương mại chiến lược, có nghĩa là
chính sách bảo hộ thương mại.2 Các nhà theo chủ nghĩa phụ thuộc và tự
do đồng ý phấn lớn vể quyền lực của các lực lượng xuyên quốc gia trong
quan hệ quốc tế có thể ảnh hưởng và kiểm chế sự ưu tiên chính sách
quốc gia của nhà nước, nhưng lại không thống nhất được làm thế nào để
ngăn chặn quyến lực của các quốc gia chủ chốt. Đổi với các nhà tự do,
câu trả lời nằm ở mức độ gia tăng của sự phụ thuộc và quản trị toàn cầu
và khu vực thông qua các thể chế. Đối với các nhà tân mác-xít, câu trả lời
lại hơi "tả”, khi cho rằng sự lật đổ nền kinh tế thế giới tư bản sẽ dẫn đến
sự tiêu diệt của cấu trúc phụ thuộc.

Chủ nghĩa kiến tạo (Constructivism)

Chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tân Mác-xít bị
nhiều nhà nghiên cửu cho là các lý thuyết không thành công khi nghiên
cứu quan hệ quốc tế. Không có một lý thuyết nào có khả năng đưa ra

1 K. Yoshihara, The Rise of Ersatz Capitalism in Southeast Asia, Oxford University Press,
Oxford 1988.
P.Krugman, A model of innovation, technology transfer, and the world distribution of
income", in: Journal of Political Economy, 87(1979), pp.253-266.
32 GIÁO TRlNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHẨU Á - THÁI B1NH dương

những giải thích đẩy đủ cho sự phức tạp của hệ thống quốc tế. Các lý
thuyết đó cũng không chú ý một cách đấy đủ vể ảnh hưởng của các chủ
thể “dưới quốc gia” (sub-state) và chủ thể “xuyên quốc gia” (trans-natiorí)
trong quá trình hoạch định chính sách. Chủ nghĩa kiến tạo là cách tiếp
cận tương đối mới trong quan hệ quốc tế. Chủ nghĩa hiện thực và chủ
nghĩa tự do thường đặt ra câu hỏi “Cái gi là lợi ích?” hoặc “Ai sẽ được lợi
nhiều hơn?” trong quá trình giao tiếp giữa các quốc gia. Ngược lại, chù
nghĩa kiến tạo tìm hiểu những hiện tượng dưới quốc gia nhằm giải thích
sự bất hòa trong hành vi của nhân dân, nhà nước và thị trường.
Chủ nghĩa kiến tạo tìm cách áp dụng những cách giải thích khác cho
sự phát triển trong quan hệ quốc tế mà theo họ chưa được các mô hình
chủ yếu xem xét một cách đầy đủ. Với sự nhấn mạnh đến sức mạnh quân
sự và kinh tế, chủ nghĩa hiện thực, chủ nghĩa tự do và tân mác-xít đã loại
bỏ những vấn đê’ như văn hóa, chủ nghĩa dân tộc, bản sắc, hệ tư tưởng và
tôn giáo. Chủ nghĩa kiến tạo cho rằng những vấn để này cực kỳ quan
trọng, ít nhất có thể ảnh hưởng phần nào đến phản ứng chính sách của
nhà nước.
Chấp nhận rằng chủ nghĩa hiện thực và tân tự do xem nhà nước như
là một thực thể không đơn nhất, các lý thuyết quan hệ quốc tế truyền
thống không thể giải thích ảnh hưởng của các nhóm sắc tộc xuyên quốc
gia, ví dụ như trường hợp cộng đồng người Hoa ở Đông Bắc A và Đông
Nam Á. Đạo Hổi hiện diện ở hầu khắp khu vực Đông Á và ảnh hưởng
mạnh mẽ đến quyết sách ở Indonesia, Malaysia và Philippines có thể tác
động đến chính sách đối ngoại của các quốc gia.
Chủ nghĩa kiến tạo xã hội xem việc xây dựng các bản sắc chung- có
thể là văn hóa, tôn giáo hoặc sắc tộc - là những thành tố vẫn còn chưa
được nghiên cứu trong quan hệ quốc tế, có ảnh hưởng quan trọng và lan
truyền đối với hàng loạt các lĩnh vực khác. Tương tự như vậy, hình thành
chủ nghĩa quốc gia được xem là một lĩnh vực nghiên cứu mà chủ nghĩa
hiện thực và chủ nghĩa tân tự do đã bỏ qua. Chủ nghĩa hiện thực có thể
khẳng định giá trị thực tế cho quan điểm của họ. Sự giải thích xã hội vể
chủ nghĩa khủng bố và các phong trào giải phóng là một ví dụ điển hình:
Ai là kẻ khủng bố và ai là chiến sỹ cho sự nghiệp tự do? Làm thế nào để
có được kết luận chung? Tại sao một số tôn giáo không khoan dung?
Chương I. Nhập môn quan hệ quốc tế khu vực châu Á - Thái Bình Dương 33

Bản sác vàn minh là thế nào, văn minh “châu Á” và “phương Tây” được
giải thích thế nào?
Chu nghĩa thể chế ở Đông Á đặc biệt đối lập với phân tích của chủ
nghĩa kiến tạo. Theo Amitav Acharya: “Chủ nghĩa kiến tạo cho rằng
thõng qua tương tác và xã hội hóa gia tăng, các quốc gia tái xác định lợi
ích của mình và hình thành một “bản sắc tập thể” có thể cho phép họ
vượt qua chính trị quyển lực và lưỡng nan an ninh. Theo đó, chủ nghĩa
kiến tạo lẫy quan điểm hợp tác có tính xã hội hơn là quan điểm “tương
tác chiến lược” trong đó bản sắc tập thề được cho là hình thành bởi lợi
ích quốc gia. Tù quan điểm của chủ nghĩa kiến tạo, các điều kiện như sự
vô chính phủ, lưỡng nan an ninh và chính trị quyển lực không phải là
nhũng đặc tính thường xuyên hoặc “hữu cơ” của quan hệ quốc tế, mà
được hình thành trong xã hội. Quan hệ quốc tế được định hình không
chỉ bởi các lực lượng vật chẫt như quyền lực và phúc lợi mà còn bởi các
yếu tó đang hình thành trong suy nghĩ như ý tưởng, văn hóa và bản sắc”.1
Chủ nghĩa kiến tạo được xem là một trường phái đặc biệt thích hợp
khi nghiên cứu các tổ chức khu vực như ASEAN và ARF, nhũng tổ chủc
không nhất thiết phải tương thích với lời giải thích của chủ nghĩa hiện
thực hoặc chủ nghĩa tự do và các biện pháp xây dựng lòng tin, không
hoàn toàn chia sẻ với quan niệm cần bằng quyên lực và phòng thủ của
chủ nghĩa hiện thực. Sự hợp tác lỏng lẻo, ít thể chế hóa giữa các đối tác
cua ASEAN trong hơn 40 năm qua cũng cho thấy quan điểm phụ thuộc
và hợp tác của chủ nghĩa tự do cũng không đặc biệt phù hợp với ASEAN.
Như Peou đã lập luận, chủ nghĩa kiến tạo gấn với chân lý hơn lý thuyết
càn băng quyền lực của chủ nghĩa hiện thực. Theo nghĩa chủ nghĩa kiến
tạo tìm cách giải thích an ninh khu vực bằng cách xem xét một loạt các
yéu tố như y tưởng, các yếu tố còn đang định hình và cả các yếu tố vật
chất có vẻ phù hợp hơn.2 Mặc dù vậy, chủ nghĩa kiến tạo cũng bị phê
phán. Michel Leifer, một nhà hiện thực có ảnh hưởng nhất trong nghiên
cưu Đông Nam Á cho rằng các thể chế như ARF còn lâu mới được như

1 A.Acharya, "Realism, institutionalism, and the Asian economic crisis", in: Contemporary
Southeast Asia, 21(1999), pp.1-17.
J S.Peou, "Realism and constructivism in Southeast Asia security studies today: a review
essay", in The Pacific Review, 15(2002), pp.119-138.
34 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẼ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

sự miêu tả dựa vào “phương thức ASEAN”của chủ nghĩa kiến tạo, mà
mới chỉ là sự mặc cả quốc tế có “mẫu số chung thấp nhất”, một cấu trúc
“hạn chế” và “tối thiểu” chỉ dừng lại ở các biện pháp xây dựng lòng tin.1
Tóm lại, CATBD là một đối tượng đáng để nghiên cứu vì tẩm quan
trọng của nó. Tuy nhiên, đầy là khu vực rất phức tạp, năng động, nhiều
tiềm năng và vì vậy khó dự báo, nhưng cũng rất thú vị. Để nghiên cứu
khu vực này, mỗi người cần trang bị cho mình một nền tảng kiến thức
rộng, một phương pháp luận vững chắc và một phương pháp nghiên cứu
phù hợp.

Câu hỏi ôn tập

1. Dựa vào tiêu chí nào để xác định khu vực châu Á-Thái Bình Dương?

2. Tại sao khu vực châu Á-Thái Bình Dương có tầm quan trọng đặc biệt?

3. Những khó khăn nào gặp phải khi áp dụng các lý thuyết quan hệ quốc
tế vào nghiên cứu khu vực châu Á-Thái Bình Dương?

' M.Leifer, "The ASEAN Regional Forum: a model for cooperative security in the Middle
East", Department of International Relations Working Paper No.1998/1, ANU, Canberra
1998, pp.11-13.
chương II
HOA KỲ VÀ KHU vực CHÂU Á
- THÁI BÌNH DƯƠNG

* Yêu cầu: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải nắm được:
Vị trí, vai trò của Hoa Kỳ trong nên chính trị thế giới
Đặc trưng chính sách châu Ả - Thái Binh Dương của Hoa Kỳ
• Những thách thức của Hoa Kỳ trong khu vực châu Á-Thái
Bình Dương

Trong chương này, chúng ta sẽ tìm hiểu những sự kiện nổi bật trong
chính sách của Hoa Kỳ đối với châu Á-Thái Bình Dương và những tíu
tiên trong chính sách của Washington đối với khu vực từ cuối chiến
tranh thế giới thứ hai cho đến những năm đấu thế kỷ XXI. Sau đó, chúng
ta sẽ phân tích ba biến số cơ bản tạo nên cấu trúc can thiệp của Hoa Kỳ ở
khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Cuối cùng, chúng ta sẽ tìm lời giải
đáp cho cầu hỏi tại sao Hoa Kỳ lại có thể giữ được vị trí quyến lực vượt
trội ở châu Á-Thái Bình Dương trong hơn một thế kỷ qua.

2.1. Khái quát về Hoa Kỳ

Hoa Kỳ hay Mỹ (tên chính thức: Hợp chúng quốc Hoa Kỳ) là một
nhà nước theo chế độ tổng thống, liên bang, gồm có 50 tiểu bang và một
36 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

đặc khu liên bang. Hoa Kỳ nằm hoàn toàn ở Táy bán cẩu, trừ bang
Hawaii nằm ở Thái Bình Dương và Alaska ở Tây Bắc cùa lục địa Bắc Mỹ,
có biên giới với Canada ở phía Bắc và Mexico ở phía Nam, phía Đông
giáp Đại Tây Dương, phía Tây giáp Thái Bình Dương. Ngoài ra, Hoa Kỳ
còn có 14 lãnh thổ hay còn gọi là vùng quốc hải nằm rải rác ở vịnh
Caribe và Thái Bình Dương.
Với diện tích 9,83 triệu km2, Hoa Kỳ là nước lớn thứ ba vế diện tích
chỉ sau Liên bang Nga và Trung Quốc. Vê' dân số, với số dân 316 triệu
người, Hoa Kỳ cũng đứng vị trí thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ.
Về chủng tộc, Hoa Kỳ cũng là một trong những quốc gia đa dạng chủng
tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều
quốc gia khác trên thế giới, về kinh tế, Hoa Kỳ chiếm vị trí số một thế
giới với tổng sản phẩm nội địa (GDP) ước tính năm 2013 là 16.72 nghìn
tỷ USD và thu nhập bình quần đấu người là 52.800 USD.
Hoa Kỳ là quốc gia có lịch sử hơn 200 năm, là kết quả của cuộc đấu
tranh giành độc lập trong cuộc chiến tranh cách mạng chống lại đế quốc
Anh. Trên cơ sở đó, 13 thuộc địa của Vương quốc Anh đã ra một Tuyên
ngôn độc lập chính thức vào ngày 4 tháng 7 năm 1776. Đây là cuộc chiến
tranh thuộc địa giành độc lập đầu tiên thành công trong lịch sử. Một Hội
nghị liên bang với sự tham gia của đại diện 13 bang đã thông qua bản
Hiến pháp vào ngày 17 tháng 9 năm 1787 là bản Hiến pháp đấu tiên
trong lịch sử của loài người. Nhưng Đạo luật nhân quyển Hoa Kỳ gồm
mười tu chính án thì mãi đến năm 1791 mới được thông qua.
Lịch sử của Hoa Kỳ sau đó dược phát triển trên nền tảng tư tưởng
“tuyên ngôn vận mệnh” (manifest destiny) do nhà tư tưởng John O’
Sullivan khởi xướng. Theo đó, nhũng nguyên tắc và vận mệnh lớn mạnh
của Hoa Kỳ được xem giống như sự phát triển tự nhiên của cây cối mọc
trong không khí và đất. Trên cơ sở đó, Hoa Kỳ đã bắt đầu cuộc mở rộng
lãnh thổ mạnh mẽ trên khắp Bắc Mỹ trong suốt thế kỷ 19. Lịch sử của
Hoa Kỳ là lịch sử tây tiến. Từ 13 bang ban đấu ở bờ Đông, Hoa Kỳ đã tiến
hành cuộc nội chiến, mở rộng lãnh thổ bằng cách tiêu diệt các tộc người
da đỏ, sát nhập các vùng đất mới, thành lập các tiểu bang mới, kết thúc
chế độ nô lệ và ngăn chặn sự chia xé quốc gia. Đến cuối thế kỷ 19, lãnh
thổ của Hoa Kỳ đã trải rộng tù bờ Đại Tây Dương sang bờ Thái Bình Dương
Chương II. Hoa Kỳ và khu vực châu Á-Thái Bình Dương 37

và trở thành quốc gia có diện tích lớn thứ 3 thế giới. Sau giai đoạn đẩu
“củng cố quốc gia và phát triển chủ nghĩa tư bản Hoa Kỳ (1776-cuổi thế
kỷ 19), Hoa Kỳ bắt dầu giai đoạn thứ hai được gọi là thời kỳ “bành
trướng đế quốc chủ nghĩa” (cuối thế kỳ 19 đến năm 1945, khi Hoa Kỳ lẩn
lượt tham gia vào chiến tranh với Tây Ban Nha (1898), Chiến tranh thế
giới thứ nhất (1914-1918) và Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) và
trở thành siêu cường số một thế giới). Từ năm 1945 đến năm 1991 là giai
đoạn Hoa Kỳ thực hiện chính sách ngăn chặn chống các nước XHCN
trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Từ năm 1991 đến nay, khi Chiến tranh
lạnh chấm dứt, trật tự hai cực sụp đổ, Hoa Kỳ bước vào giai đoạn xác lập
trật tự thê giới mới hậu chiến tranh lạnh. Hoa Kỳ cũng là quốc gia đẩu
tiên sở hữu vũ khí hạt nhân và là thành viên thường trực của Hội đồng
bảo an Liên hợp quốc. Là siêu cường duy nhất còn lại sau Chiến tranh
lạnh, Hoa Kỳ được nhiều quốc gia nhìn nhận như là một thế lực quân sự,
văn hóa, và kinh tế có ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới hiện nay.
Có thể nói, ở một mức độ cơ bản nhất, mục tiêu của Hoa Kỳ ở khu vực
châu Á - Thái Bình Dương vẫn không hế thay đổi trong vòng năm thập kỷ
qua: đó là ngăn chặn sự xuất hiện của một bá quyền khu vực; giữ cho các
tuyến đường hàng hải và hàng không đi qua khu vực này được tự do; đảm
bao việc thâm nhập vào các nền kinh tế khu vực và giữ gìn hòa bình và ổn
dinh cho mục tiêu thương mại; đồng thời tăng cường và củng cố liên minh
an ninh với các đồng minh của Hoa Kỳ ở châu Á-Thái Bình Dương. Dúng
như Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton đã tuyên bố trong Hội nghị ART
được tổ chức ở Hà Nội ngày 23 tháng 7 năm 2010: “Hoa Kỳ có lợi ích quốc
gia trong tự do hàng hải, tiếp cận mở với hàng hải của châu Á nói chung và
tôn trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông”.1

2.2. Hoa Kỳ và khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thời kỳ
Chiến tranh lạnh

Khi Chien tranh lạnh chấm dứt, nhiễu nhà nghiên cứu dự báo rằng
Thái Binh Dương sẽ có thể thay thế châu Àu với tư cách là trọng tâm chủ

1 Clinton HR (2010), Remarks at the National Convention Center Hanoi, Vietnam July 23, 2010.
U.S. Department of State website http://www.state.gov/secretary/rm/2010/07/ 145095.htm
truy cập ngày 13 August 2010.
38 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TỂ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BlNH DƯƠNG

yếu và ưu tiên số một trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Tuy nhiên,
họ mới chì nói dược một phẩn của câu chuyện. Sự thật là Hoa Kỳ đã từng
là cường quốc Thái Bình Dương rất lâu trước khi trở thành cường quốc ở
Đại Tây Dương. Những hoạt động thương mại đấu tiên của Hoa Kỳ phải
được tính đến là từ năm 1784 khi con tàu mang tên Empress of China thả
neo ở cảng Canton. Empress là con tàu thương mại dầu tiên trong lịch sử
Hoa Kỳ vượt biển Thái Bình Dương. Đẩu những năm 1840, Hoa Kỳ bắt
đẩu tăng cường trao đổi thương mại ở Đông Á. Trong khuôn khổ của
Hiệp định Wanghia (1844), Hoa Kỳ đã giành được quyền thương mại ở
các cảng của Trung Quốc. Quyết định hơn, năm 1853. Thiếu tướng hải
quân Matthew Perry đã chấm dứt sự “bế quan tỏa cảng” của Nhật Bản và
buộc nước này phải mở cửa buôn bán với Hoa Kỳ. Hai sự kiện này đã mở
đường cho sự can dự thực dân sau này của Hoa Kỳ ở khu vực, tạo cho
Hoa Kỳ cợ hội chiếm đoạt thuộc địa cùa Tây Ban Nha ở Philippines và
Guam vào năm 1898. Chỉ trong vòng có mấy thập kỷ, Hoa Kỳ đã trải qua
những thay dổi căn bản, từ một thuộc địa trở thành một cường quốc
thuộc địa. Từ cuối thế kỷ XIX, Hoa Kỳ bắt đẩu và luôn luôn chiếm giữ vị
trí vượt trội ở châu Á-Thái Bình Dương, chỉ ngoại trừ một giai doạn
ngắn bị gián đoạn bởi kế hoạch xây dựng “Khối Đại Đông Á Thịnh
vượng chung” {Great East Asia Co-prosperous sphere) của Nhật Bản
trong Chiến tranh Thái Bình Dương.
Sự thất bại của Nhật Bản tháng 8 năm 1945 được tiếp nối bằng sự
xuất hiện một nến hòa bình kiểu Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương trong
kỷ nguyên hậu Thế chiến II. Mặc dù Chiến tranh lạnh ở châu Á-Thái
Bình Dương có đặc điểm là cấu trúc ba cực với Hoa Kỳ, Trung Quốc và
Liên Xô dứng đầu ba cực và sự chuyển dịch tương quan quyển lực trong
trật tự ba cực đó, mặc dù vậy yếu tố trung tâm vẫn là sự vượt trội của
Hoa Kỳ, hoặc theo nhận định của một số người, là sự bá quyển của cường
quốc này. Khác với Tây Âu, nơi vai trò lãnh đạo của Hoa Kỳ được bao
bọc trong một cấu trúc đa phương với NATO là trung tầm, thì ở châu Á-
Thái Bình Dương là mô hình “trục và nan hoa” {hub and spokes) - một hệ
thống các hiệp định đổng minh song phương đóng vai trò xương sống
cho quan hệ an ninh ở khu vực. Chỉ có một cố gắng xây dựng liên minh
da phương trong giai đoạn Chiến tranh lạnh nhưng bị thất bại là Tổ chức
Chương II. Hoa Kỳ và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 39

Hiệp ước Đông Nam Á (Southeast Asia Treaty Organization- SEATO)


thành lập năm 1954, bao gồm các nước như Australia, Anh, Pháp, New
Zealand, Pakistan, Philippines, Thái Lan và Hoa Kỳ. Một sự hợp tác thật
sự đã không thể thực hiện được vì sự đa dạng của các thành viên trong tổ
chức này. Cuối cùng, tổ chức này đã bị giải tán vào năm 1977. Hệ thống
các hiệp định an ninh song phương mà Hoa Kỳ đã thiết lập với các đồng
minh quan trọng của họ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương như Nhật
Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Philippines sau Thế chiến hai dã
chứng tỏ khả năng và lợi thế hoạt động của mình hơn là chủ nghĩa đa
phương. Trong số các đổng minh này, trục liên minh Hoa Kỳ - Nhật Bản
đóng vai trò quan trọng nhất. Năm 1951, Hoa Kỳ và Nhật Bản ký Hiệp
ước hòa bình San Francisco và Hiệp ước an ninh song phương bất bình
dẳng. Nếu như Hiệp ước dẵu chấm dứt về mặt hình thức sự chiếm dóng
của Hoa Kỳ ở Nhật Bản, thì Hiệp ước sau lại dảm bảo vị trí của Nhật Bản
với tư cách là vệ tinh quân sự của Hoa Kỳ. Năm 1960, một Hiệp định
phòng thủ song phương giữa hai nước đã tăng cường vai trò của Nhật
Bản vì nó loại bỏ bớt những điểu khoản trước đây cho phép Hoa Kỳ can
thiệp vào nền chính trị Nhật Bản, cung cấp ô hạt nhân và có trách nhiệm
bảo vệ Nhật Bản nếu nước này bị tấn công. Hiệp ước cũng yêu cầu
Hoa Kỳ tư vấn Tokyo trong việc sử dụng các cán cứ quân sự tại Nhật
Bản. Đồng thời Hiệp ước an ninh cũng thúc dẩy vai trò cua một Nhật
Bản hội nhập hơn với tư cách là một quân bài chủ yếu trên bàn cờ chiến
lược an ninh phòng thủ toàn cẩu của Hoa Kỳ trong Chiến tranh lạnh.1
Kiến trúc an ninh thời kỳ Chiến tranh lạnh ở châu Á-Thái Bình
Dương hoàn toàn khác biệt so với châu Âu, không chỉ vể khía cạnh cấu
trúc mà còn cả vế tác động của nó. Trong khi sự cân bằng quyến lực Mỹ -
Xô giữ cho châu Âu tương đối an toàn và ổn định, thì chủ nghĩa dối kháng
vế tư tưởng và chính trị giữa hai siêu cường này lại dẫn dến một cuộc xung
dột vũ trang ở chầu Á-Thái Bình Dương. Trên thực tế, hai cuộc “chiến

1 F. Umbach, "The future of the US-Japanese security alliance" in: J. Dosch and Mols (eds ),
International Relations in the Asia-Pacific. New Patterns of Power, Interest, and
Cooperation, Palgrave, NY, 2000, pp.111-154.
40 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TỂ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

tranh nóng” trong giai đoạn Chiến tranh lạnh đểu nổ ra ở Đông Á, trong
đó một ở Triều Tiên (1950-1953), một ở Việt Nam (1954-1975).
Trong khoảng thời gian từ 1949 dến 1975, sự hiện diện của Hoa Kỳ
ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương dã bị chi phối bởi chiến lược chống
cộng toàn cầu của họ. Ưu tiên cao nhất của Hoa Kỳ là đảm bảo ưu thế vế
mặt quân sự đối với Liên Xô và Trung Quốc. Cố gắng đấu tiên để thực
hiện kế hoạch này là sự ủng hộ đối với lực lượng Quốc dân Đảng (KMT)
trong cuộc nội chiến ở Trung Quốc, với chiến thắng cuối cùng thuộc vế
Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau đó, Hoa Kỳ lại tham gia vào cuộc chiến
tranh Triều Tiên kéo dài từ năm 1950 - 1953. Sự thất bại ở cả hai mặt
trận này buộc cả Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ trong nền chính trị
Hoa Kỳ thấy cẩn thiết phải đầu tư xây dựng sức mạnh quần sự khổng lồ
và sau đó là việc điểu hành một chiến lược lớn phát triển tàu ngầm, máy
bay, các vũ khí hạt nhân và thông thường và bảo đảm sự có mặt của hơn
100.000 binh lính ở chầu Á, mà chủ yếu ở Nhật Bản và Hàn Quốc.
Một khía cạnh khác của chiến lược “ngăn chặn” (containment') là
ủng hộ hấu như bất kỳ một thể chế nào được coi là chống cộng. Chiến
lược này chủ yếu do Ngoại trưởng John Foster Dulles đế ra vào đầu
nhũng năm 1950. Irước hết, Hoa Kỳ yêu cầu các chính phủ chống cộng
băng cách tăng cường sự kiểm soát và dập tắt các phong trào cộng sản
trẽn lãnh thổ của họ. rhứ hai, Hoa Kỳ hứa sẽ giúp cho các nước này phát
trién cá vẽ kinh té và chính trị, qua đó cớ ảnh hưởng đối với các nước
láng giêng và ngay cả đối với bản thân dân chúng cùa các nước cộng sản.
Những nước chủ chốt thu lợi từ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ trong giai đoạn
này lá Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Philippines và một số nước khác ở
Dỏng Nam Á. Kế* quả cho thấy không có sự đổng dều ở các nước. Mặc
dù dược sự ủng hộ mạnh mẽ của Hoa Kỳ, Philipinnes dưới thời Tổng
thõng Ferdinan Marcos là trường hợp thất bại, thể hiện sự thoái hóa và
tham nhũng cao độ. Các quốc gia khác mặc dù đã vi phạm các vấn đề
nhân quyẽn hoặc tự do dân chủ nhưng vẫn được Hoa Kỳ trợ giúp chỉ vì
lý do hệ tư tưởng chống cộng, chống Xô viết. Mặt khác, có một số quốc
gia đã thành công vê' mọi mặt, trở thành các nước phát triển thịnh vượng
vê’ kinh tế, dân chủ về chính trị với sự trợ giúp của Hoa Kỳ như Nhật
Bản, Hàn Quốc...
Chương II. Hoa Kỳ và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 41

Thảm họa lớn nhất đối với chính sách của Hoa Kỳ ở khu vực này là
cuộc Chiến tranh Việt Nam. Chính sách can thiệp của Hoa Kỳ vào
Việt Nam đã được bắt đầu từ khi người Pháp gây hấn trở lại xâm chiếm
Việt Nam năm 1946. Sau Hiệp định Genève, Hoa Kỳ đã hất cẳng Pháp,
độc chiếm chiến trường này. Chính sách của Hoa Kỳ giai đoạn này
nhuốm màu sắc cực kỳ tàn bạo, cứng nhắc và thiên lệch. Phủ nhận sự
đa dạng sâu sắc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, các lực lượng quân
sự đã tin vào “học thuyết domino” (Domino Doctrine) khi cho rằng một
phong trào cộng sản thành công (ví dụ như ở Việt Nam) sẽ chắc chắn
lan rộng và lật đổ các chính phủ thân Hoa Kỳ ở cả khu vực. Đây chính
là tiến dề để Hoa Kỳ mở các cuộc ném bom xuống Hà Nội vào năm
1965, dẫn đến một cuộc chiến tranh tàn khốc hủy diệt phần lớn
Đông Dương và cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.
Trong thời gian Chiến tranh lạnh, ngoài Hoa Kỳ và Liên Xô, ở khu
vực châu Á-Thái Bình Dương còn có một lực lượng quan trọng nữa là
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC). Mối quan hệ tay ba có xu hướng
hành động theo cách thức “hai đánh một” và cả ba quyển lực này đếu sử
dụng cấu trúc đó cho lợi thế riêng của mình. Hoa Kỳ đã dùng thủ đoạn
trong quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô bàng cách tăng cường hoặc
xem nhẹ quan hệ song phương để phản ứng trước những thay đổi về
quyến lực. Tương tự như vậy, Trung Quốc đã sử dụng mâu thuẫn giữa
hai siêu cường một cách hết sức khéo léo. Nói một cách ngắn gọn,
Trung Quốc đã liên kết với Liên Xô trong những năm 1950 và đã giành
được sự trợ giúp đắc lực về kinh tế và quân sự cùa Liên Xô. Thế nhưng
quan hệ của họ bị rạn nứt khi cả hai đểu muốn trở thành người lãnh đạo
cao nhất và hợp pháp của phong trào giải phóng và cách mạng thế giới.
Mâu thuẫn giữa hai nước XHCN này thậm chí đã dẫn đến một cuộc
chiến tranh ở biên giới phía Bắc của Trung Quốc. Năm 1960, sự rạn nứt
trở nên công khai và gay gắt đến mức Liên Xô quyết dịnh cắt toàn bộ sự
giúp đỡ đối với Trung Quốc. Mâu thuẫn Xô-Trung dã dẫn đến một thập
kỷ chính sách đối ngoại chống cả Liên Xô và Hoa Kỳ của Trung Quốc.1
Mãi cho đến năm 1972, cả Bắc Kinh và Washington đã thay đổi cơ bản
cách nhìn nhận chiến lược và bắt tay vào đàm phán dể thiết lập một liên

1 J.L.Gaddis, Giờ thì chúng ta mới biêỉ, NXB Thê'giới, Hà Nội, 2010.
42 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU A - THÁI BÌNH DƯƠNG

minh nhằm chống lại sự vượt trội của Liên Xô. Tiếp sau chiến dịch
“ngoại giao bóng bàn” (pingpong diplomacy) do hai “kiến trúc sư hòa
giải” là Henry Kissinger và Chu Ân Lai thiết kế, Hoa Kỳ và Trung Quốc
đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1978. Sau đó, Trung
Quốc đã tranh thủ lợi thế từ sự ngừng trệ trong quan hệ giữa hai siêu
cường để thực hiện những mục tiêu hiện đại hóa của mình. Từ góc độ
của Hoa Kỳ, Liên Xô luôn luôn được nhận thức là mối đe dọa chủ yếu
cho dến tận những năm 1990, khi mà Trung Quốc trên thực tế đã có
được một vị thế khá chắc chắn ở châu Á nhờ vào những thành tựu kinh
tế mà họ đạt được. Vào đấu những năm 1990, phản ứng của Hoa Kỳ dối
với sức mạnh mới của Trung Quốc có phần lúng túng và không rõ ràng,
thể hiện sự chuyển đổi từ giai đoạn Chiến tranh lạnh sang kỷ nguyên
toàn cầu hóa.1

2.3. Hoa Kỳ và khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ sau


Chiến tranh lạnh

Khi trật tự hai cực chấm dứt, Hoa Kỳ cho rằng bất kỳ một trật tự thế
giới mới nào cũng sẽ được xây dựng trên cơ sở sự vượt trội của Hoa Kỳ
và qua đó phản ánh những giá trị và niềm tin Hoa Kỳ ở nước ngoài. Thế
nhưng, Hoa Kỳ lại bước vào giai đoạn hậu Chiến tranh lạnh với tư cách là
một quyền lực yếu hơn so với trước đây, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị.
Sự yếu kém tương dối về mặt kinh tế của Hoa Kỳ có hai nguyên nhân chủ
yếu đó là sự thâm hụt thương mại và thâm hụt tài chính. Vào đầu những
năm 1990, sự thầm hụt thương mại với Nhật Bản lén đến 50 tỷ Đô la Mỹ
và với các nước châu Á khác lên đến gần 25 tỷ Đô la Mỹ.12 Đồng thời
chính phủ Hoa Kỳ củng phải đối mặt với sự thâm hụt tài chính nặng nề,
buộc phải tiếp tục giảm chi phí cho các chương trình phúc lợi và quần sự.
Mặc dù trong vòng mấy năm, Hoa Kỳ đã cần bằng được tài chính và đã
đạt được sự tăng trưởng mạnh mẽ trong khi Nhật Bản lại chìm ngày càng
sâu hơn vào cuộc khủng hoảng tài chính (1997-1998) kéo theo sự sụp đổ

1 Thomass J. McCormick, Nước Mỹ nửa thế kỷ - Chinh sách đõi ngoại của Hoa Kỳ trong và sau
chích tranh lạnh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.
2 M. Connors, R.Davison and J.Dosch, The New global politics of the Asia-Pacific, Routledge
Curzon, London and NY, 2004, p.19.
Chương II. Hoa Kỳ và khu vực châu A - Thái Bình Dương 43

của các nền kinh tế Đông Á. Nhưng đối với nhiếu người thì vào đầu
nhũng năm 1990, biểu hiện nổi bật nhất vẫn là sự tiếp tục suy giảm ảnh
hưởng của Hoa Kỳ ở trong khu vực. Cẩn lưu ý là không phải tất cả đều
chia sẻ quan điểm vế sự suy giảm sức mạnh của Hoa Kỳ như nghiên cứu
nổi tiếng của Paul Kennedy đã chỉ ra.1 Một số nhà nghiên cứu khác trong
đó có J. Nye đã đưa ra quan điểm phản bác dựa trên nhận định rằng sự
vượt trội toàn cầu của Hoa Kỳ là không thể thách thức.12 Mặc dù vậy, sự
xuất hiện của một nhóm “những người theo chủ nghĩa biệt lập mới”
trong một số bộ phận của tầng lớp tinh hoa chính trị Hoa Kỳ đã tiếp tục
củng cố quan điểm vế sự thay đổi đáng kể đối với vai trò toàn cẩu của
Hoa Kỳ. Trong số các dồng minh Đông Á của Hoa Kỳ như Nhật Bản,
Hàn Quốc và các chính phủ khác trong khu vực đã tốn tại một mối lo
lắng lớn là với sự chấm dứt chiến tranh lạnh và phản ứng của nội bộ Hoa
Kỳ vế vấn để thâm hụt thương mại, Hoa Kỳ có thể sẽ rút khỏi châu Á.
Cũng có một quan diểm khá phổ biến ở Mỹ là các nền kinh tế phát triển
mạnh mẽ của Đông Á bây giờ đã có đủ khả năng tự bảo vệ mình mà
không cẩn sự trợ giúp của Hoa Kỳ nữa.

Chiến lược mới dưới tác động của thay đồi cấu trúc: Sự xuất hiện của
chủ nghĩa da phương

Dưới tác động của những cơ hội và biến động khó lường, nhiều
nhân vật hoạch định chính sách đối ngoại chủ chốt ở Washington đã
nhận thấy sự cấn thiết của một cơ chế mới để đối phó với những thách
thức mới nồi lên. Trong những ngày đầu của chính quyến Clinton, Trợ lý
Ngoại trưởng phụ trách các vấn đê' Á Đông và Thái Bình Dương,
Winston Lord, dã viết một bản tường trình sâu sắc gửi Ngoại trưởng
Christopher Warren cảnh báo rằng Hoa Kỳ đã rơi vào một tình trạng rắc
rối trẩm trọng ở châu Á. Một số quốc gia châu Á dã bắt đầu chống lại sự
can dự của Hoa Kỳ trong khu vực và coi Washington như là một “sen
dầm quốc tế” nếu không cũng là “kẻ chuyên bắt nạt”.3 Sự tăng cường chủ

1 P.Kennedy, The Rise and Fall of the Great Powers: Economic Change and Military Conflict from
1500 to 2000, Unwin Hyman, London, 1988.
2 J.Nye, Bound to Lead. The Changing Nature of American Power, Basic Books, NY, 1990.
3 R.A.Manning and P.Stern, "The Myth of the Pacific century", in: Foreign Affairs, 73(1994),
pp.73-93.
44 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

nghĩa đa phương được xem như là một chiến lược phù hợp để giữ Hoa
Kỳ can dự vào khu vực và để tảng cường cả niềm tin và sự hợp pháp cho
vị trí của Washington đối diện với các chủ thể khu vực quan trọng khác.
Khác với chính quyển Bush, một số đông các nhà chính khách có liên
quan của chính quyến Clinton đả chào đón chù nghĩa đa phương như là
sự bổ sung (nhưng không bao giờ là sự lựa chọn) cho các sắp đặt song
phương đang tổn tại. Vì vậy, Hoa Kỳ đã ủng hộ các cách tiếp cận cho sự
tăng cường các đối thoại đa phương đang hoạt động (APEC) và hình
thành các dự án mới, ví dụ như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF).1
Ngược lại với các kinh nghiệm ở khu vực xuyên Đại Tây Dương và
có thể là lẩn đầu tiên trong lịch sử hiện đại, ở khu vực châu Á-Thái Bình
Dương, một hệ thống đa phương của các quan hệ giữa các quốc gia đã
được hình thành và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các chủ thể vừa và nhỏ
của khu vực quyết định. Đồng thời, cẩn lưu ý rằng vai trò của Hoa Kỳ là
cực kỳ quan trọng đối với sự hình thành chủ nghĩa đa phương ở khu vực,
thậm chí mặc dù Washington đã không đưa ra sáng kiến cho quá trình
này. Thay vào đó các nước ASEAN đã giành lấy sự tin cậy với tư cách là
‘kiến trúc sư” của đối thoại an ninh khu vực. ASEAN đã coi quan điểm
vê' ARF như là một cách để giữ Hoa Kỳ can dự vào khu vực và kiếm chế
sự trỗi dậy của các cường quốc như Trung Quốc và Nhật Bản. Trong nửa
dấu của năm 1993, Hoa Kỳ và Nhật Bản dã dưa ra tín hiệu ủng hộ cho
một diễn đàn an ninh đa phương. Washington bày tỏ sự quan tâm đối
với việc hình thành một phương tiện để khuyến khích đối thoại giữa
Hàn Quốc và Nhật Bản trong trường hợp vắng một diễn dàn song
phương phù hợp. Nhật Bản bị lôi kéo bởi ý muốn chính trị nhằm tìm
kiếm những con đường bổ trợ để đảm bảo an ninh của họ mà không cần
trở nên quá tích cực vì sẽ tránh được bất cứ sự hồi tưởng nào vê’ những
ngày cay đắng mà chủ nghĩa quân phiệt Nhật đã gây ra cho khu vực. Vì
vậy, cả Nhật Bản và Hoa Kỳ đểu chào đón sáng kiến của ASEAN trong
việc lãnh đạo vê' mặt ngoại giao để hình thành một phương tiện đa
phương. Khi tờ Bưu điện Washington ngày 26/7/1994 đưa tin sau cuộc
họp đầu tiên của ARF năm 1994 vể một thể chế mới đã được hình thành
“theo chủ trương của Tổng thống Clinton”, họ đã cố tình lờ đi một sự

1 J.Dosch and M.Mois, sđd, pp.87-110.


Chương II. Hoa Kỳ và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 45

thật là diễn đàn mới này rõ ràng phần lớn do các nước châu Á sáng lập
nên. Mặc dù vậy, trong bài phát biểu tại Quốc hội Hàn Quốc vào tháng
7/1993, Tổng thống Clinton đã xác nhận những đối thoại an ninh giữa
các nước Thái Bình Dương. Clinton đã đề nghị một số hoạt động an ninh
hơi bị chồng chéo lên nhau, từ các cuộc thảo luận đa phương vê' những
vấn đế đặc biệt như tranh chấp ở quần đảo Trường Sa tới các biện pháp
xây dựng lòng tin như thảo luận về các học thuyết quân sự, sự minh bạch
trong mua sắm vũ khí và quản lý xung đột. Đề nghị đó chính là một phần
trong “chiến lược mở rộng và can dự” theo chủ nghĩa Wilson mới của
Clinton, đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Hoa
Kỳ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.1
Nửa đầu của những năm 1990 là những ngày hoàng kim của “giấc
mơ Thái Bình Dương”, khi mà các thuật ngữ tương lai, thịnh vượng và
Thái Bình Dương trở thành những từ đồng nghĩa. Không một chủ thể
nào, tất nhiên kể cả Hoa Kỳ, lại muốn bị loại ra khỏi “kỷ nguyên Thái
Bình Dương”. Trong một đánh giá có tính phê phán vê' tấm nhìn Thái
Bình Dương, Rob Wilson đã viết: “Thái Bình Dương là một bài luận
không tưởng của thị trường tự do, một biểu hiện của khát khao xuyên
quốc gia cho một sự thống nhất cao hơn, siêu quốc gia nào đó, trong đó ý
chí toàn cầu/khu vực gặp gỡ nhau trong một tình huống giống như “cùng
thắng” và thị trường mở sẽ hấp thu văn hóa và chính trị vào trong dòng
chảy dữ dội không biên giới”.12
Tóm lại, giá trị kinh tế thương mại khổng lố ở châu Á-Thái Bình
dương đã “cổ vũ” cho giấc mơ Hoa Kỳ vê' một cộng đồng châu Á-Thái
Bình Dương. Các số liệu thực sự gây ấn tượng mạnh. Trong khi các nến
kinh tế châu Á chỉ chiếm 4% tổng giá trị GDP toàn cầu vào năm 1960 thì
đến năm 1991, con số này đã tăng lên 25 % - gần ngang bằng với giá trị
của Hoa Kỳ trong thời gian này. Trong khoảng thời gian từ 1972 đến
1992, GDP ở châu Á-Thái Bình Dương đã tăng 141% trong khi Tây Âu và
Bắc Mỹ chỉ đạt được tốc độ tăng trưởng là 55% và 59% tương ứng.3 Thứ

1 Học viện Quan hệ quốc tế, Chiêh lược của Mỹ ở châu Á- Thái Bình Dương sau chiến tranh lạnh,
Hà Nội, 2003.
2 R.Wilson, "Imagining "Asia-Pacific": forgetting politics and colonialism in the magical
waters of the Pacific. An Americanist critique", in: Cultural Studies, 14(2000), p.566.
3 P.Dibb, Towards a New Balance of Power in Asia, Adelphi Paper 295, London, 1995, p.19.
46 GIÁO TR1NH QUAN HÊ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH dương

trưởng Bộ Thương Mại Hoa Kỳ, Jeffrey Garten tuyên bố Đông Ă đã có


thể tăng trưởng gấp đôi nhanh như Hoa Kỳ trong thập kỷ tiếp theo, và
gấp ba lấn so với tốc độ của châu Âu. Kết quả là Hoa Kỳ đã ủng hộ cho
APEC với tư cách là nến tảng trong mục tiêu chính sách của chính quyển
Clinton nhằm ổn định sự phát triển kinh tế trong khu vực. Trong một
phiên điều trấn về tương lai của chính sách châu Á và Thái Bình Dương
của Hoa Kỳ, đại diện của văn phòng Đại diện thương mại Hoa Kỳ
(USTR) đã cho rằng APEC là hạt nhân cho những nỗ lực để mở cửa thị
trường và mở rộng thương mại. Theo đánh giá của USTR, bất cứ 1% tăng
trưởng nào trong thị phẩn của Hoa Kỳ với tư cách là kết quả của sự hợp
tác trong khuôn khổ APEC sẽ tạo ra 300.000 việc làm mới ở Hoa Kỳ.
Theo sáng kiến của Clinton, APEC bắt dẩu đóng một vai trò quan trọng
hơn từ năm 1993 khi lấn đẩu tiên nguyên thủ các quốc gia thành viên gặp
nhau ở Seattle. Cho đến trước thời điểm đó chì có các bộ trưởng và các
quan chức cao cấp chính phủ tham gia vào các cuộc họp của APEC. Hội
nghị thượng đỉnh Seattle đã làm cho sáng kiến tự do hóa thương mại có
giá trị hơn. Một năm sau, “Tuyên bố Bogor” năm 1994 đã kêu gọi thành
lập- trên thực tế- một Khu vực thương mại tự do (APFTA) vào năm
2020. Mặc dù vậy, từ giữa nhũng năm 1990, Chủ nghĩa đa phương khu
vực nói chung và APEC nói riêng đã dần dẩn mất đi sự hấp dẫn, trước
hết là do hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã làm thay
đổi một cách cơ bản quan điểm về châu Á-Thái Bình Dương với tư cách
là một trung tâm kinh tế quyền lực trong thế kỷ XXI. Nhưng điếu đó
không có nghĩa là APEC, ARF và các diễn đàn đa phương khác không
thích hợp. Khi mà khu vực này vẫn chưa có các cơ chế phù hợp khác thì
họ vần tiếp tục là một khuôn khổ có giá trị cho các cuộc gặp gỡ cấp cao
thường xuyên giữa các quốc gia và các chủ thể không có điểu kiện giao
tiếp. Trung Quốc và Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc, Hoa Kỳ và Bắc
Triều Tiên là một số ví dụ cụ thể. Đồng thời, chủ nghĩa đa phương cũng
không còn là ưu tiên trong chương trình nghị sự của chính sách đối
ngoại nữa. Liên quan đến trường hợp của Hoa Kỳ, cuộc khủng hoảng
tài chính châu Á năm 1997 đã làm dịu đi tất cả những lo lắng liên quan
đến sự suy yếu có thể của sức mạnh vượt trội của Hoa Kỳ. Các chiến
lược song phương và đơn phương lại giành được sự quan tâm. Sự tái
khẳng định thành công của liên minh Mỹ - Nhật tiếp tục ảnh hưởng
Chương II. Hoa Kỳ và khu vực châu A - Thái Bình Dương 47

đến sự thay đổi quan niệm này. Hiệp ước được ký lại đã giảm đi những
lo ngại của Hoa Kỳ vế kiến trúc an ninh khu vực chầu Á - Thái Bình
Dương thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh. Liên minh Mỹ - Nhật lại được
xem như xương sống của các quan hệ an ninh trong khu vực, thách
thức những kịch bản an ninh khác.1

Sự hối sinh của những mẫu hình cũ trong quan hệ Mỹ - Đông Ả: Sự


thịnh hành của chủ nghĩa song phương
Sự nổi trội của cách tiếp cận song phương đối vởi an ninh khu vực
châu Á-Thái Bình Dương được phản ánh rõ nét trong “Tuyên bố chung
Nhật - Mỹ vể an ninh: Liên minh cho thế kỷ XXI” ngày 16.4.1996. Tuyên
bố này đã miêu tả môt cách chung nhất sự cần thiết đối với hai quốc gia
hành động chung hoặc riêng biệt nhằm đạt được một môi trường an
ninh ổn định và hòa bình hơn ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Tuyên bố nhấn mạnh 4 điểm sau đây:

Hợp tác vối Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với mục đích khuyến
khích nước này đóng một vai trò tích cực và xây dựng trong khu vực.
Khuyên khích hợp tác với quá trình cải cách đang diễn ra ở nước Nga,
và tái xác nhận tăm quan trọng của việc bình thường hóa dãy đủ quan hệ
Nhật - Nga đối với hòa bình và ồn định của khu vực.
Tiếp tục hợp tác với Hàn Quốc trong việc làm cho tình hình trên bán
đảo Triểu Tiên được ổn định.
Phát triển các đối thoại an ninh khu vực đa phương và các cơ chê
hợp tác như ARF và cuối cùng là các đối thoại an ninh liên quan đên
Đồng Bắc Á.12
So sánh những điểm này với 5 nội dung cơ bản trong chính sách
châu Á của Hoa Kỳ được công bố từ năm 1985 mang tên Bộ trưởng Quốc

1 Bruce w. Jentleson, Chính sách đoi ngoại Hoa Kỳ - động cơ của sự lựa chọn trong thếkỷ XXỈ,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.
2 Ministry of Foreign Affairs of Japan, Japan-US Joint Declaration on the Security-Alliance
for the 21" Century, xem: http://www.mofa.go.jp/region/n-america/us/security/security .
html
GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯƠNG
48

phòng lúc đó là Caspar Weinberger, người ta thấy những ưu tiên của Mỹ


không thay đổi nhiều lắm.
Vai trò then chốt của quan hệ an ninh Mỹ-Nhật.
Cam kết của Hoa Kỳ đối với ổn định ở bán đảo Triẽu Tiên.
Cố gắng của Hoa Kỳ trong việc xây dựng một quan hệ lâu dài với
Trung Quốc.
Hoa Kỳ ủng hộ ASEAN.
Đối tác bẽn chặt với Australia và New Zealand.
Tuyên bố chung 1996 và Định hướng mới cho Hợp tác Phòng thủ
Mỹ - Nhật được đưa ra ngày 23/9/1997 tại New York đã gây ra một cuộc
tranh luận khoa học sôi nổi vê' ý nghĩa của liên minh trong quan hệ an
ninh ở châu Á-Thái Bình Dương. Nhìn chung, người ta thừa nhận rằng
liên minh Mỹ - Nhật mới được khẳng định lại thể hiện hơn bao giờ hết
tầm quan trọng có tính xương sống của kiến trúc an ninh khu vực. Nó
đảm bảo hòa binh và an ninh không chỉ cho Nhật Bản mà còn cho toàn
bộ khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Phẩn lớn đều coi liên minh này
như là lựa chọn thứ hai tốt nhất khi không có một cấu trúc an ninh và
phòng thủ đa phương như ở châu Âu. Đổng thời sự thật là nhiểu nước ở
châu Á (và có thể ở cả Hoa Kỳ) nhận thức liên minh này như là đối trọng
chống lại một Trung Quốc đang trỗi dậy đe dọa vị thế của Hoa Kỳ.
Sau khoảng thời gian gián đoạn ngắn ngủi của chủ nghĩa đa phương,
cả chính quyền Clinton lẫn chính quyền Bush đểu nghi ngờ về chủ nghĩa
song phương với tư cách là cách tiếp cận chủ yếu trong chính sách đối
ngoại dối với châu Á-Thái Bình Dương. Nếu như cấu trúc này thay đổi
thì một “sự phối hợp giữa các cường quốc” có thể xuất hiện với tư cách là
sự lựa chọn tốt nhất. Một kịch bản phổ biến được cả các nhà chính trị gia
và các học giả thảo luận là sự mở rộng của liên minh Mỹ - Nhật Bản. Hàn
Quốc (và có thể tương lai là một Triều Tiên thống nhất) và Australia sẽ là
những thành viên trong hệ thống phối hợp đó và sẽ đem lại cho liên
minh của Hoa Kỳ nhiều hoạt động và trách nhiệm hơn hiện nay. Mặc dù
vậy, câu hỏi cơ bản nhất là liệu Trung Quốc có đáp ứng được yêu cầu là
đối tác trong hệ thống đó không? Nếu như câu trả lời là có thì châu Á-
Chương II. Hoa Kỳ và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 49

Thái Bình Dương có thể có sự tương đổng với cấu trúc an ninh xuyên
Đại Tây Dương dựa trên một NATO mở rộng.
Nhưng thay đổi sau sự kiện 11/9 trong quan hệ quốc tế tiếp tục ảnh
hưởng đến xu hướng tập trung cố gắng thiết lập một trật tự an ninh khu
vực ở châu Á-Thái Bình Dương. Mặc cho xu hướng đơn phương trong
chinh sách đối ngoại Mỹ dưới tác động của cuộc tấn công của chủ nghĩa
khùng bỗ vào New York và Washington, cuộc chiến chống chủ nghĩa
khung bó đang diễn ra vẫn cần đến các đối tác đề đạt được mục tiêu. Mặc
dù vậy, những áp dụng ngay lập tức cho Đông Nam Á và Đông Bắc Á
trong một mức độ nào đó vẫn còn hạn chế. Nó chỉ thể hiện rõ nhất ở
Philippines.

Hộp 1: Cuộc chiến chống khủng bố ở châu Á-Thái Bình Dương:


Philippines với tư cách là mặt trận thứ hai?

Ở đáu: Basilan, một hòn đảo khoảng chừng 20-30 dặm ở phía Nam của
Philippines, một tinh thuộc khu vực Mindanao, là thành trì cùa nhóm Abu Sayyaf.
Những kẻ khùng bố hoặc cướp - tùy theo quan điẽm của từng người - dược coi là cỏ
quan hệ với mạng lưới khủng bố Al-Q_aeda.

Mỹ đã làm gì? Xuất xứ được núp dưới chiêu bài là một cuộc tập trận tại đây,
một sứ mệnh chung với 3.800 quân Philipinnes đặt dưới sự chì huy của phía Hoa Kỳ
vỡi tên gọi Đại bàng tự do-Philippínes"

Mục tiéu gi? Mục tiêu rõ nhất là tiêu diệt Abu Sayyaf. Theo các nguổn tin của
cơ quan chiến lược Hoa Kỳ, Philippines là một trục kế hoạch chủ yếu trong sứ
mệnh toàn cầu của Al-Qạeda. Các báo cáo này cho ràng nhóm Abu Sayyaf đã thiết
lặp mỗi quan hệ chặt chẽ với mạng lưới khùng bố của Osama bin Laden. Mặc dù
vậy, phẫn lớn các nhà quan sát và thậm chí là cả chính quyển Manila và Washington
ước đoán rằng con số thực tế các thành viên hoạt động của Abu Sayyaf chi khoảng
100 người. Nhiểu người tin ràng nhóm này chỉ quan tâm nhiểu hơn đến hành động
trộm cướp hơn là chủ nghĩa cực đoan Hổi giáo hoặc khủng bố quốc tế.

Abu Sayyaf đã gây được sự chủ ý của cộng đổng quốc tế như thế nào?
Tháng 3 nàm 2000 Abu Sayyaf đã bắt cóc 58 người từ trường phổ thông Basilan.
Cuối năm đó nhóm này lại bắt cóc 21 con tin bao gổm 10 khách du lịch nước ngoài
từ một khu nghi mát dưói nưác của Malaysia. Các con tin dã được thả tự do khi
50 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Lybia trả hơn 20 triệu dò la Mỹ tiển chuộc. Tháng 5/2001 Abu Sayyaf lại bát 20 con
tin, trong đó có 3 người Hoa Kỳ và 17 người Philippines từ khu nghi mát Dos
Palmas trên đảo Palawan. Các vụ bắt cóc quy mô lớn đã làm cho nhiểu người nghi
ngờ vé cơ sở tư tưởng tự tuyên bố của Abu Sayyaf. Các tài liệu vé Đạo Hâi cùa
nhóm này dường như được soạn ra đế che đậy những hành động tội ác của nhóm.

Liệu sự hiện diện của Hoa Kỳ có dược chẫp nhận? Việc điểu động quân Hoa
Kỳ đến là để tài gây tranh cãi vì theo Hiệp định lực lượng thăm viếng 1998, trong đó
sự hiện diện cùa quân dội Hoa Kỳ ở Philippines là có thế, nhưng cấm quân đội Hoa
Kỳ không được tham gia vào các cuộc giao chiến hoặc tham gia dập tắt các cuộc bạo
động và hoạt động tội phạm. Chính phủ Manila và Washington đã bỏ qua diễu
khoản này vì sứ mệnh chung được công luận hai nước ùng hộ.

Thực chát mối quan tầm của Washington là gì? Hoa Kỳ đã quan tâm đỗn
quan hệ quân sự thân thiết với Philippines từ trước đó rất lâu cho đến khi họ bị mất
các căn cứ cách đây không lâu. Các hành động chung bây giừ lại mở ra cánh cửa cho
sự tái xuất hiện của quân đội Hoa Kỳ ở một nước có tấm quan trọng địa chính trị
đối với Washington.

Liệu các quốc gia Đông Nam Á khác có noi gương? Mặc dù vậy chính
quyổn Bush vân lo ngại rằng Đông Nam Á có thế phát trién thành một cơ sơ mới
của khủng bố, nhưng chiến dịch phối hợp ở Philippines không phải là mẫu hình cho
khu vực. Hiện tại, các sỹ quan Hoa Kỳ kết luận ràng có thể sẽ có phản ứng mạnh mẽ
nểu cử quân đội dến Indonesia, đất nước Hổi giáo đông nhất thế giới và có thái độ
không ưa thích Hoa Kỳ.

Tóm lại, những phân tích có tính khái quát trên đây cho thấy mặc
cho những thay đổi to lớn về cấu trúc vào những thời điểm bước ngoặt
lịch sử, nhưng Hoa Kỳ vẫn chiếm ưu thế vượt trội trong khu vực chầu Á-
Thái Bình Dương từ cuối thế kỷ XIX. Phần tiếp sau sẽ nhấn mạnh đến
những nhân tố có ảnh hưởng quan trọng thậm chí là quyết định đối với
cách tiếp cận của Hoa Kỳ đối với khu vực.

2.4. Những biến số trong chính sách châu Á-Thái Bình Dương của
Hoa Kỳ
Bất kỳ một phân tích nào vẽ Hoa Kỳ ở châu Á-Thái Bình Dương
cũng phải tính đến 3 nhân tố cấu trúc cơ bản sau đây:
Chương II. Hoa Kỳ và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 51

Thứ nhât đó là tuyên bố của Hoa Kỳ vế vai trò lãnh đạo thế giới
Thứ hai là sự tự nhận thức vễ Thái Bình Dương như là “ao nhà”, là
khu vực ảnh hưởng tự nhiên của Hoa Kỳ.
Thứ ba là sự vận động thể chế trong hệ thống chính trị Hoa Kỳ, là
sự cạnh tranh giũa các nhân tố xung quanh việc thực hiện chính sách
đói ngoại. Trước hết, Hoa Kỳ luôn luôn tuyên bố không che đậy vễ vai
trò lãnh đạo hoặc bá chủ thế giới, được thê’ hiện trên phạm vi toàn
cẫu, đôi khi hơi hiếu chiến vẽ các vấn đế dân chủ, nhân quyẽn và các
giá trị của nến kinh tế thị trường được biện hộ bằng nhũng cơ sở
quyên lợi đạo đức. Và đặc biệt, các quyẽn đó được gắn chặt với một
niễm tin mãnh liệt vào chủ nghĩa ngoại lệ và chủ nghĩa đạo đức, được
thẽ hiện bằng một niẽm tin sâu sắc và vĩnh cửu vào đặc tính duy nhất,
thống nhất, chưa từng có và không lặp lại của Hoa Kỳ. Ý tưởng vế chủ
nghĩa ngoại lệ có nguổn gốc sâu xa từ quan điểm có tính thần bí của
“Tuyên ngôn vận mệnh” (Manifest Destiny).1

Hộp 2: Tuyên ngôn vận mệnh2

Năm 1845, một lãnh tụ của Đảng Dân chủ và một Tổng biên tập có uy tín là
John L. o Sullivan là người đã làm cho phong trào này trở nên nổi tiếng. Trong một
có gáng nhâm giải thích khao khát bành trướng của Hoa Kỳ và đỗ’ bảo vệ cho những
lãnh thổ mới mà Hoa Kỳ mới chiếm đoạt, ông ta đã viết:

"Quyển Tuyên ngôn vận mệnh của chúng ta là mở rộng và sở hữu toàn bộ lục
đia mà Thượng đế đã trao cho chúng ta đế phát triến thử nghiệm vĩ đại về tự do và
phát triển chính phù tự thân được tin cậy cho chúng ta. Điểu này là lẽ phải, giống
như cày cỏ cẫn không khí và trái đất phù hợp cho sự mở rộng đáy đủ của nguyên tắc
và vận mệnh của phát triển”.

Tuyên ngôn vận mệnh đã trở thành lời kêu gọi quy tụ khắp nước Mỹ. Quan
điém của Tuyên ngôn vận mệnh được in trên giấy, được quảng cáo và được các
chinh trị gia phân tích khắp đất nước. Ý tưởng của Học thuyết Tuyên ngôn vận
mệnh đa trơ thanh ngọn đuốc soi đường cho sự bành trướng của Hoa Kỳ.

S.Hoffmann, Primacy or World Order. American Foreign Policy since the Cold War, McGraw-
Hill, NY, 1978.
• Xem http://www.pbs.org/kera/usmexicanwar/dialogues/prelude/manifest/d2aeng.html
52 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH dương

Không có dàn tộc nào lại tổn tại mà không có một ý nghĩa vể vận mệnh hoặc
mục tiêu dân tộc. Tuyên ngôn vận mệnh đã làm tái sinh ý nghĩa của "sứ mệnh” hoặc
vận mệnh dân tộc của người Hoa Kỳ. Nhân dân Hoa Kỳ càm thấy đó là sứ mệnh
của họ trong việc mở rộng “lãnh thổ của tự do” đén vối người khác bằng cách truyến
đạt chủ nghía lý tưởng của họ và niềm tin vào các thế chế dân chủ dối với những
người có năng lực tự trị như các dân tộc thố dân Hoa Kỳ và những người có nguổn
gổc không phải cháu Âu.

Cho đến hiện nay, quan điểm của Tuyên ngôn vận mệnh, “tính chất
truyền giáo” của ngoại giao Hoa Kỳ vẫn còn rất sống động. Không ngạc
nhiên khi quan điểm này lại xung đột với các quan niệm về Hoa Kỳ cùa
chầu Á. Tầng lớp tinh hoa chính trị ở nhiều nước Đông Á không những
không thừa nhận tính chất này mà còn mặc nhiên không chấp nhận cả ý
tưởng về sự bá quyến của Hoa Kỳ nữa. Cựu Đại sứ Singapore tại Hoa Kỳ,
Tommy Koh, đã khái quát vê' vấn đế này như sau:
“Nhiểu người châu Á không hiểu Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là một nước
không bình thường. Từ khi ra đời, người Hoa Kỳ đã tin rằng đất nước họ
được thành lập với một sứ mệnh thiêng liêng vì niềm tin đó là một tín
điều giống như tôn giáo thế tục của Hoa Kỳ. Một tín đổ không thể đưa
tín điều của anh ta ra phân tích một cách khoa học hoặc để kiểm nghiệm
được. Vì vậy, người Hoa Kỳ không bao giờ ngần ngại thực hiện sứ mệnh
buộc ngưừi khác từ bỏ tín ngưỡng của họ để theo tín ngưỡng của mình ở
nước ngoài, mặc dù có rất nhiều mâu thuẫn giữa lý tưởng và thực tế ở
ngay trong nước Hoa Kỳ”.1
Trong một số trường hợp, ý niệm về chủ nghĩa ngoại lệ Hoa Kỳ
mâu thuẫn với quan niệm của các dân tộc khác vê' tính ưu việt của họ.
Trung Quốc là trường hợp như vậy. Trung Quốc và Hoa Kỳ sẽ luôn
chống đối nhau. Một nước khẳng định là tư bản, trong khi một nước
khác quả quyết là xã hội chủ nghĩa. Vì những nhân tố lịch sử, địa chính
trị và hệ tư tưởng mà cả hai nước Hoa Kỳ và Trung Quốc đều bám lấy
niềm tin vào sự vượt trội hợp pháp của mình đối với bất kỳ chù thể nào

1 T.T.B.Koh, The United States and East Asia: Conflict or Cooperation, Time Academic Press,
Singapore, 1995, p.91.
Chương II. Hoa Kỳ và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 53

khác ở châu Á-Thái Bình Dương, vượt trội về hệ thống giá trị và dặc
trưng văn hóa và kết quả là vai trò bá quyến lâu dài trong khu vực: chế
độ cống nạp cùa Trung Quốc kéo dài hàng thế kỷ đối chọi với tính chất
vượt trội của Hoa Kỳ.
Thứ hai đó là quan niệm coi Thái Bình Dương là khu vực ảnh hưởng
tự nhiên của Hoa Kỳ giống như “ao nhà”. Quan niệm này đã có nguồn
gốc từ cuối thế kỷ XIX khi tất cả các cứ điểm chiến lược quan trọng của
toàn bộ lòng chảo Bắc Thái Bình Dương đã nằm trong tay Hoa Kỳ. Việc
chiếm đóng Hawaii và xàm chiếm Philippines ở thời điểm chuyển giao
sang thế kỷ XX đánh dấu một giai đoạn then chốt trong chính sách bành
trướng của Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương. Các nhà sử học dã dặt ra khái
niệm “Đế chế được mời gọi” hoặc “Đế quốc tình cảm” để miêu tả quá
trình này như là một sự việc không dự định hơn là một kế hoạch có tính
toán và luôn mâu thuẫn. Kết quả can dự cùa đế quốc Hoa Kỳ ở khu vực
châu Á-Thái Bình Dương không phải là không gây tranh cãi. Trong hơn
một thế kỷ, Thái Bình Dương đã được coi như là một khu vực quan trọng
nhất cho cơ hội của Hoa Kỳ. Người Hoa Kỳ ngay từ đẩu đã đánh giá cao
vai trò của Thái Bình Dương khi cho rằng, Địa Trung Hải là biển của quá
khứ, Đại Tây Dương là đại dương của hiện tại, còn Thái Bình Dương là
dại dương của tương lai.
Thứ ba, sự thiếu vắng định hướng chính sách và hệ thống chính trị
Hoa Kỳ. Nhiểu nhà nghiên củu và quan sát cả ở trong lẫn ngoài nước
Hoa Kỳ đểu cho rằng, Washington không có một định hướng chính sách
cho châu Á - Thái Bình Dương và cho rằng Hoa Kỳ nên có một kế hoạch
chi tiết toàn diện, chặt chẽ, dài hạn, một chiến lược hoặc thậm chí một
“kế hoạch Marshall ở châu Á-Thái Bình Dương”.
Tại sao Hoa Kỳ lại không có một kế hoạch như vậy dối với khu vực
này? Quá trình hoạch đinh chính sách đối ngoại nói chung và chiến lược
châu Á - Thái Bình Dương nói riêng đòi hỏi sự tham gia của rất nhiều
chủ thể đại diện các lợi ích khác nhau, tạo thành nhiều chương trình nghị
sự khác nhau. Ví dụ điển hình nhất là chính sách Trung Quốc của
Washington. Thực tế là quan hệ Mỹ - Trung thường thiếu sự nhất quán
và tẩm nhìn dài hạn vì lý do chủ yếu là có quá nhiều chủ thể tham gia vào
quá trình hoạch định chính sách của Washington.
54 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TỂ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BỈNH DƯƠNỔ

Trong khi việc hoạch định chính sách đối ngoại ở phần lớn các nểrt
dân chủ châu Âu thường là lĩnh vực của các chính phủ, thì Hiến pháp
Hoa Kỳ lại tạo ra sự phức tạp, đối trọng và kiếm chế giữa cơ quan hành
pháp và cơ quan lập pháp. Kết quả là ở Hoa Kỳ, chúng ta có thể thường
thấy một khoảng trống giữa một bên là chính sách ủng hộ Trung Quốc
nhiều hơn của chính phủ và bên kia là những lợi ích chống Trung Quốc
nhiếu hơn của Quốc hội. Trong thời gian Clinton cầm quyển, ví dụ,
chính phủ ưu tiên cho chiến lược lôi kéo Bắc Kinh và tích cực ủng hộ sự
hội nhập của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào cộng đổng quốc tế, qua
đó làm cho hành vi ứng xử trong đối ngoại của Trung Quốc dễ dự báo và
tin cậy hơn. Mặc dù vậy từ nảm 1994 trở đi, Quốc hội Hoa Kỳ chịu ảnh
hưởng của Đảng Cộng hòa đã thách thức và gây khó khăn cho cách tiếp
cận hợp tác của chính quyền Clinton. Năm 1999, bản “Báo cáo Cox”, một
nghiên cứu của Quốc hội cho rằng Trung Quốc đã nhận được công nghệ
bí mật thông qua những hợp đổng vệ tinh thương mại và đã góp phẩn
vào quan niệm coi Trung Quốc vê' nguyên tắc là kẻ thù của Hoa Kỳ sau
Chiến tranh lạnh. Không những thế, quan điểm cứng rắn của Quốc hội
vế Bắc Kinh còn ảnh hưởng bởi liên minh chống Trung Quốc của các Tổ
chức nhân quyền phi chính phủ, buộc tội CHND Trung Hoa về những vi
phạm nhân quyển và của các tổ chức công đoàn muốn ngăn cản sự cải
thiện quan hệ thương mại Mỹ - Trung khi cho rằng có đe dọa đến vấn để
việc làm của người Hoa Kỳ và các tổ chức phi chính phủ tôn giáo và môi
trường khác. Đồng thời bất cứ một động thái nào nhằm ngăn cản vị trí
quoc tế của Irung Quốc nói chung và quy chế tối huệ quốc (MFN) nói
riêng ngay lập tức đểu bị phản đối bởi các lợi ích thân Trung Quốc cũng
mạnh ngang bằng được thực hiện bởi các nhóm vận động hành lang
thương mại và các nhóm kinh doanh như Liên minh Thương mại Hoa
Kỳ - Trung Quốc.
Tấm thẻ thành viên WTO mà Trung Quốc có được năm 2001 cũng
không làm giảm những mâu thuẫn rất tiếm tàng giữa hai cường quốc
này. Hoàn toàn ngược lại, các tranh chấp thương mại lại trở nên căng
thẳng hơn ngay sau khi Trung Quốc gia nhập WT0. Năm 2002 thặng dư
thương mại của Trung Quốc với Hoa Kỳ đã đạt mức kỷ lục là 103 tỷ dô la
Chương II. Hoa Kỳ và khu vực châu  - Thái Bình Dương 55

Mỹ và còn tăng mạnh trong thời gian tiếp theo. Vì vậy, các quan chức
Hoa Kỳ đã yêu cẩu Trung Quốc phải thực hiện mở cửa thị trường nhanh
hơn, cảnh báo rằng sự thất bại có thể gây nguy hiểm cho sự thâm nhập
của Trung Quốc vào thị trường Hoa Kỳ. Chính quyến Hoa Kỳ cũng gây
áp lực đối với Trung Quốc trong việc đánh giá lại đồng Nhân dân tệ làm
ghìm giá đổng Đô la. Bộ Thương Mại Hoa Kỳ theo yêu cầu vận động
hành lang của Hội may mặc Hoa Kỳ đã áp cô-ta đối với các sản phẩm dệt
may của Trung Quốc cùng với các sản phẩm tương tự khác. Trung Quốc
đã buộc tội Hoa Kỳ là có hành dộng chống lại tinh thần tự do thương mại
và bảo vệ các sản phẩm công nghiệp của mình.
Thêm vào sự mâu thuẫn giữa chính phủ và quốc hội và tranh chấp
giữa các nhóm vận động hành lang ủng hộ và chống Trung Quốc, sự chia
rẽ thứ ba liên quan dến quan điểm vế quan hệ Mỹ - Đài Loan. Vào năm
1995, các nhân vật tích cực có ảnh hưởng thân Đài Loan trong số giới
tinh hoa ở Washington đã thành công trong việc thúc dẩy chính phủ cấp
thị thực cho Lý Đăng Huy, người sau đó trở thành Tổng thống Đài Loan,
đến thảm trường cũ của ông ta là Đại học Cornell. Chuyến thăm này dã
bị chính quyền Bắc Kinh phản đối dữ dội và được coi là một bước tiến tới
công nhận ngoại giao cho Đài Loan. Vấn dề này đã làm căng thẳng thêm
tình hình ở eo biển Đài Loan vào tháng 7 năm đó. Một vài năm sau có
dấu hiệu là nguyên tắc “một Trung Quốc” đã từng là cơ sở chính cho
quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong suốt 30 năm qua đã dẩn dần
suy giảm. Cả hai viện của Quốc hội Hoa Kỳ đã tổ chức các cuộc họp kín
về Đài Loan và Hạ Viện đã nhất trí thông qua một nghị quyết ủng hộ Đài
Loan. Tháng 11 năm 2003, Tổng thống Đài Loan Trấn Thủy Biển dã
được chào đón ở New York trên đường đến Panama nơi ông ta có cuộc
hội kiến với Ngoại trưởng Colin Powell. Sau đó, Đài Loan và Hoa Kỳ ra
thông báo là họ sẽ tồ chức hội đàm quốc phòng toàn diện và sẽ tham gia
vào một cuộc tập trận mô phỏng trên máy tính trong bối cảnh căng
thẳng gia tăng giữa Đài Loan và Trung Quốc. Lầu Năm Góc quá hiéu
quan diểm chống Trung Quốc và ủng hộ Đài Loan của mình và miễn
cưỡng ủng hộ bất cứ một chiến lược can dự có ảnh hưởng sâu rộng dến
Trung Quốc. Trước thềm chuyến thăm của Chủ tịch Hổ Cẩm Đào tới
56 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Ă - THÁI BÌNH DƯƠNQ

Washington vào tháng 4/2002, các quan chức Bộ Quốc phòng tiết lộ chi
tiết tình báo về sự triển khai tên lửa Trung Quốc gần Đài Loan với cố
gắng gây rắc rối cho chuyến thăm của Hồ Cẩm Đào. Mặc dù vậy, Hộ
Cẩm Đào vẫn trở thành quan chức cao cấp nhất của Trung Quốc thăm
Pentagon tính đến thời điểm đó.
Tóm lại, phân tích khái quát trên đây cho thấy sự đa dạng lợi ích làm
cho tính nhất quán, toàn diện và kế hoạch dài hạn trong lĩnh vực chính
sách dối ngoại khó có thể đạt được trong bất cứ chính quyền nào ở Hoặ
Kỳ. Nó phụ thuộc nhiều vào tương quan lực lượng trong hệ thống chính
trị Hoa Kỳ.1 Sau khi phân tích các nhân tố quyết định các tiếp cận chính
sách đối ngoại Hoa Kỳ dối với châu Á-Thái Bình Dương, đến lúc chúng
ta cần đặt câu hỏi tại sao Hoa Kỳ lại có khả năng duy trì sự vượt trội
trong khu vực. Cầu trả lời liên quan đến sự kết hợp giữa quyền lực cứng
(dựa vào sức mạnh quân sự) và quyển lực mểm (dựa vào sức hấp dẫn của
nên văn hóa) và dặc trưng của mô hình Hoa Kỳ.

2.5. Quyẽn lực cứng và quyền lực mềm trong chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ đôi với khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Không nên có quan niệm rằng không có sự thay đổi trong tiếp cận
chàu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ với tư cách là tâm điểm trong
chiên lược chính sách đối ngoại Hoa Kỳ. Những nhân tố chủ chốt dóng
góp vảo sự can dự lâu dài và ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương cũng
bến bi không kém. Trong số đó, lực lượng hải quân Hoa Kỳ dóng một vai
trò quan trọng.
Mặc dù thuật ngữ “bá quyển” dường như đã lỗi thời trong thế giới
toan cấu hoa ỡ kỷ nguyên hậu lưỡng cực, nhưng phấn lớn các quốc gia ở
châu Á-Thái Binh Dương, với ngoại lệ nổi bật là Trung Quốc, vẫn coi và
muôn Hoa Ky là nhân tố ổn định quan trọng, lực lượng cân bằng trong
toan bộ khu vực. Ké tứ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, quyên
lực cứng cua Mỹ ở khu vực dựa chủ yếu vào sự vượt trội trên biển. Ngày

1 Vú Dương Huân, Hệ thông Chính trị Mỹ - Cơ cấu và tác động đôi với quá trình hoạch định chính
sách đôi ngoại, NXB Chính trị Quôc gia, Hà Nội, 2002.
Chương II. Hơa Kỳ và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 57

nay, lợi thế cấu trúc này có thể thậm chí còn quan trọng hơn trong thời
kỳ Chiến tranh lạnh, như một học giả nhận xét: Từ quan điểm kế hoạch
phòng thủ, điểu quan trọng cần hiểu là ở khu vực châu Á-Thái Bình
Dương vế bản chất các hoạt động quân sự tiềm năng sê chủ yếu là trên
biển. Ngoài bán đảo Triều Tiên, các lực lượng quân sự Hoa Kỳ không
tham gia vào các chiến dịch lớn của bộ binh. Sự thay đồi địa chính trị chủ
yếu trong môi trường an ninh mới dường như là sự loại trừ đối với các
mục tiêu kế hoạch quân sự của các cam kết lục địa liên minh. Cuộc đấu
tranh giành quyến lực mới xuất hiện ở châu Á sẽ tập trung vào các chính
sách trên biển hơn là trên đất liền. Sự phát triển của sức mạnh quân sự
Trung Quốc và phản ứng của Ấn Độ và Nhật Bản dường như tạo ra áp
lực dây chuyền đối vỏi các bạn bè và đồng minh của Hoa Kỳ trong vùng
biển kéo dài từ Hàn Quốc xuống Đài Loan ở phía Bắc cho đến các nước
ASEAN và Australia ở phía Nam.1
Các lực lượng thù địch tiềm tàng của Hoa Kỳ như Trung Quốc có
thể sẽ xây dựng các lực lượng hải quân có khả năng hạn chế hoặc thậm
chí ngăn chặn sự tự do họạt động của các lực lượng hải quân Hoa Kỳ.
Nhưng Trung Quốc không thể có đủ nguồn lực và phương tiện để xây
dựng sức mạnh hải quân ở mức độ ngang bằng với Hoa Kỳ. Câu hỏi dặt
ra là mức độ siêu đẳng của hải quân Hoa Kỳ đến mức độ nào chứ không
phải là có hay không.
Sức mạnh của Bộ chỉ huy Thái Bình Dương Hoa Kỳ (USARPAC) có
khả năng bao phủ hơn 50% bề mặt Trái Đất, có tầm với từ bờ Tây của lục
địa Hoa Kỳ tới bờ Đông của châu Phi và từ Bắc Cực đến Nam Cực.
Khoảng 90.000-100.000 binh lính hiện đang đóng ở châu Á-Thái Bình
Dương, chủ yếu ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Guam, Diego Garcia. Sức mạnh
hải quân Hoa Kỳ trong khu vực chủ yếu dựa vào sự hiện diện và hoạt
động của Hạm đội 7, là một bộ phận của Hạm đội Thái Bình Dương và là
một trong những lực lượng nòng cốt trong USARPAC. Được thành lập
từ năm 1943, Hạm đội 7 là hạm đội lớn nhất trong số các hạm dội đang

1 P.Dibb, "Strategic trends-Asia at the crossroads", in: Naval War College Review, 54(2001),
p.l, xem: http://www..nwc.navy.mil/press/Review/2001/Winter/art
58 GIÁO TRlNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯƠNG

hoạt động của hải quần Hoa Kỳ bao gồm 40 - 50 tàu, 200 máy bay và
khoảng 20.000 lính hải quân và lính thủy đánh bộ.1
Khác với chính quyển Clinton, người đã đưa ra hai chiến lược an
ninh cho khu vực châu Ă-Thái Bình Dương vào các năm 1995 và 1998,
chính quyển kế nhiệm Bush đã không hình thành một quan điểm phòng
thủ nào cho khu vực mặc dù tầm quan trọng chiến lược của khu vực ngày
một tăng lên với tư cách là một mặt trận của cuộc chiến chống chủ nghĩa
khủng bố. Bản báo cáo năm 1998 tiếp tục tổn tại mặc dù chính quyển
thay đổi và vẫn là đường lối chủ đạo cho chiến lược của Hoa Kỳ ở châu
Á-Thái Bình Dương. Tinh thẩn chung của Chiến lược an ninh quốc gia
Hoa Kỳ khẳng định cách tiếp cận chính sách nguyên tắc dựa trên hệ
thống các hiệp định song phương phẩn nào được bổ sung thêm bằng các
sáng kiến đa phương. Các mục tiêu chiến lược và nến tảng được soạn
thảo một cách có tính toán nhằm cho phép có thể phản ứng linh hoạt.

Hộp 3: Chiến lược an ninh quốc gia Hoa Kỳ (9/2003)1


2

‘Cuộc chiến tranh chổng khủng bố đã chứng minh các liên minh của Hoa Kỳ
ở châu Á không chi làm cơ sở cho hòa bình và ổn định của khu vực mà còn linh hoạt
và sán sàng đối phó với những thác thức mới”. ĐỂ tăng cưởng các liên minh và tình
hữu nghị với châu Ả, chúng ta sẽ:

1) Qụan tâm đến Nhật Bản đề tiếp tục khảng định vai trò lãnh dạo trong các
ván đé toán cáu và khu vực dựa trên lợi ích chung, giá trị chung và hợp tác ngoại
giao và quốc phòng chặt chẽ.

2) Cộng tác với Nam Tríổu Tiên nhằm đê' phòng với miển Bắc trong khi tiếp
tục chuán b( liên minh dế đóng góp cho ổn định cùa khu vực trong thời gian dài.

3) Xây dựng hên minh trên cơ sở 50 năm hợp tác Mỹ - Australia nhẳm tiếp tục
hợp tác giải quyết các vấn đẽ khu vực và toàn cẩu.

4) Duy trì lực lượng ở khu vực thề hiện cam kết với các đống minh (với sự hiện
diện của 100.000 quân), yêu cầu, sự vượt trội công nghệ và môi trường chiến lược.

1 Xem http://www.pacom.mil
2 Xem http://www.whitehouse.gov/nsc/nssall.html
Chương II. Hoa Kỳ và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 59

5) Xây dựng trên cơ sở ổn định thông qua các liên minh này cũng như các thế
ché của ASEAN, APEC nhằm phát triển một tập hợp các chiến lược khu vực và
song phương để quản lý sự thay đổi trong khu vực năng động này.

Hoa Kỳ lưu tâm tới sự phục hôi cạnh tranh giữa các cường quốc. Một sổ
cường quốc tiém năng hiện trong quá trinh chuyến đổi nội bộ - quan trọng nhất là
Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Trong cả 3 trường hợp, những phát triển gán dây đã
tăng hy vọng của chúng ta về một sự đổng thuận toàn cắu đối với các nguyên tắc cơ
bản đang dần dẩn hình thành".

Sự vượt trội của Hoa Kỳ ở châu Á-Thái Bình Dương không chỉ là
những con số quân sự thuần túy. Xuất khẩu văn hóa và công nghệ Hoa
Kỳ đã đóng một vai trò quan trọng không kém. Đó chính là quyền lực
mềm mà Joseph Nye đã nhận xét như sau: “Nếu như văn hóa và hệ tư
tưởng của một quốc gia có sức hấp dẫn, các nước khác sẽ tự khắc theo.
Nếu nước đó có khả năng thiết lập các chuẩn mực quốc té phù hợp với xã
hội đó, các chuẩn mực đó chắc sẽ không phải thay đổi. Nếu quốc gia đó
có thể giúp ủng hộ các thể chế làm cho các quốc gia khác muốn hướng
tới hoặc hạn chế các hoạt động của họ theo cách mà nước có ưu thế
mong muốn, quốc gia đó không cẩn phải thực thi một cách tốn kém sức
mạnh cứng trong các trường hợp phải mặc cà”.1
Nếu như quyến lực cứng được vật chất hóa bằng lực lượng quân sự
hoặc trừng phạt kinh tế, quyến lực mềm dựa vào các giá trị, hệ tư tưởng
và dặc trưng văn hóa. Nguồn lực quyền lực mềm của Hoa Kỳ gốm chủ
nghĩa tự do và dân chủ và thậm chí là các mẫu hình tiêu thụ dặc biệt, văn
hóa đại chúng, điện ảnh. Theo cách nói khuôn mẫu thông dụng, quán ăn
nhanh McDonald, cà phê Starbucks, Chương trình âm nhạc MTV và điện
ảnh Hollywood là những khuôn mẫu của toàn cầu hóa. Điểu này, tất
nhiên, là cách nói hình ảnh nhưng rất có sức nặng và thực tế. Cho đến
tận gần dây một ly cà phê ở Bangkok chỉ có giá khoảng 10 cent. Ngày
nay, sẽ là “thời thượng” hoặc “đẳng cấp” nếu cũng uống một ly như vậy
với giá dắt gấp 10 lần. Loại đó bây giờ được gọi là Latte và nó là một
trong những đồ uống của cửa hàng Starbucks đã có mặt ở khắp thành

1 J.Nye, Bound to Lead, sđd, p.46.


60 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

phố Bangkok. Cuối cùng, các trường đại học Hoa Kỳ là một nguồn lực
quan trọng của quyển lực mểm vì họ thu hút hơn 500.000 sinh viên ngoại
quốc mỗi năm. Những sinh viên này hàng ngày tiếp xúc với các giá trị và
tư tưởng Hoa Kỳ trước khi trở về quê hương. Trong một công trình xuất
bản năm 2002, J. Nye đã lập luận rằng trong khi Hoa Kỳ với tư cách là
nhân vật lãnh đạo thế giới cẩn phải sử dụng cả quyến lực cứng và quyền
lực mềm, nhưng cuộc cách mạng thông tin và hiện tượng toàn cầu hóa
kêu gọi việc thực thi quyển lực mềm nhiều hơn quyền lực cứng. Giáo sư
Nye cũng phê phán chính sách đối ngoại quá đơn phương cứng rắn của
Tổng thống Bush.1

2.6. Thách thức và triển vọng của Hoa Kỳ ở khu vực châu Á-
Thái Bình Dương

Các lý thuyết quan hệ quốc tế nói chung và các trường phái cụ thể
như chù nghĩa hiện thực mới, chủ nghĩa lý tưởng, chủ nghĩa thể chế tự
do, không chỉ dơn thuần thực tế quan sát được. Ngoài mục đích cung cấp
một khung phần tích khoa học, những lý thuyết này còn chiếm một vị trí
quan trọng trong hoạch định chính sách đối ngoại. Liên quan đế vấn đê’
này, các lý thuyết quan hệ quốc tế khác với các giả thuyết khoa học xã hội
bởi vì phần tích khoa học và hoạch định chính sách đối ngoại có liên
quan VỚI nhau trong mối quan hệ có đi có lại. Trải qua nhiều thập kỷ, ý
tường được Hans Morgenthau, cha đẻ của chủ nghĩa hiện thực, cùng
nhiễu học trò khác đã có ảnh hưởng rõ rệt đối với việc hoạch định chính
sách đối ngoại, đặc biệt ở Hoa Kỳ. Quan điểm “Cân bằng quyển lực”
thậm chí đã trở thành lời tiên tri được thực hiện trong thời kỳ Chiến
tranh lạnh. Đổng thời cách mà các nhà làm chính sách nhìn nhận vể môi
trưởng quốc té và phản ứng đối với những thách thức do nó đem lại đã
liên tục làm cho các lý thuyết này tinh tế hơn. Một trong những ví dụ nổi
bặt nhát có lẽ là "Bức điện dài'’ năm 1946 nổi tiếng của George Kennan
dã minh họa một cách tốt nhất tâm lý chống cộng của Mỹ và sự nghi ngờ
đối với sức mạnh Xô Viết, dẫn đến sự hình thành chiến lược ngăn chặn

' J.Nye, The Paradox of American Power: Why the World's Only Superpower Can’t go it alone,
Oxford University Press, NY, 2002.
Chương II. Hoa Kỳ và khu vực châu  - Thái Bình Dương 61

của Washington đối với Mátxcơva. “Bức điện dài” (The Long Telegram)
có lẽ là tài liệu được trích dẫn nhiều nhất và có ảnh hưởng nhiều nhất
trong những năm đầu Chiến tranh lạnh. Vào thời diểm Kennan soạn bức
điện đó, ông ta là Trưởng phái đoàn tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Mátxcơva.
Năm 1947, phấn lớn bức điện được công bố trong tạp chí Đối ngoại
(Foreign Affairs) dưới tiêu đế “Năng lực quản lý Xô Viết” và ký tên là “X”,
mặc dù ai củng biết tác giả là Kennan. Đối với Kennan, Chiến tranh lạnh
đã đem lại cho Hoa Kỳ cơ hội lịch sử của mình là nắm lấy quyển lãnh đạo
của cái được mô tả là “thế giới tự do”.
Mặc dù chính sách đối ngoại Hoa Kỳ dường như theo duổi những
mẫu hình của chủ nghĩa hiện thực vì chịu ảnh hưởng nặng nể của trường
phái hiện thực/tân hiện thực trong việc hoạch định chính sách, nhưng
chủ nghĩa lý tưởng (đôi khi cũng được gọi là chủ nghĩa Wilson theo tên
Tổng thống Woodrow Wilson, kiến trúc sư của Hội Quốc liên và mô
hình lý tưởng) và chủ nghĩa thể chế tự do cũng đã có ảnh hưởng mạnh
mẽ đối với chiến lược và lợi ích chính sách dối ngoại của Washington.
Một trong những ví dụ rõ nhất và gần đây nhất là Giáo sư của Đại học
Harvard Joseph Nye, người đã phục vụ trong chính quyền của cả tổng
thống Carter và Clinton. Với tư cách là Trợ lý Bộ trưởng quốc phòng cho
những vấn dề an ninh quốc tế, J. Nye đã phác thảo Chiến lược an ninh
châu Á-Thái Bình Dương cùa Hoa Kỳ năm 1995 (thậm chí còn được biết
đến dưới tên gọi “Báo cáo Nye”), trong đó nhấn mạnh đến hợp tác đa
phương và đã thay đồi đáng kể trong thời gian ngắn chính sách đối ngoại
của Hoa Kỳ và cách tiếp cận phòng thủ đối với châu Á-Thái Bình Dương.
Ở Hoa Kỳ có hơn 1000 các viện nghiên cứu của các chuyên gia cố vấn tư
nhân, phi lợi nhuận cố gắng đóng góp hiểu biết của họ vào quá trình
quyết sách của chính phủ. Ảnh hưởng của các nhóm chuyên gia cố vấn
và học giả dối với quá trình hoạch định chính sách đối ngoại càng tăng
lên thì mức độ hội nhập của họ vào cộng đông trí thức hoặc các hoạt
động của Kênh II càng lớn, mang họ đến gần hơn với các quan chức
chính phủ. Các cuộc gặp giữa hai giới quan chức và học giả diễn ra khá
thường xuyên. Đó là một trong những đặc điểm nổi bật của chính sách
đối ngoại Hoa Kỳ mà người nghiên cứu nên quan tâm.
62 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNÚ

Hộp 4: So sánh lợi ích và chính sách tiếp cận


châu Á-Thái Bình Dương dưới thời của ba tổng thống Hoa Kỳ

George Bush Bill Clinton George W.Bush


(1989-1993) (1993-2000) (2000-2008)

Cách tiếp “Duy trì ảnh hưởng "Can dự và mở rộng" "Chiến tranh toàn cáu
cận chung gia tăng chiến lược (1993) chóng khủng bố"
Hoa Kỳ’ Thông báo chung an Chiến lược an ninh
Chiến lược lớn về ninh Mỹ - Nhật 1996 quốc gia 2002
CATBD1990

Quàn trị toàn —»Trật tự mới và sự —► Khôi phục lý tưởng —♦ Khôi phục chủ nghĩa
cấu/ khu vực siêu việt Mỹ. hợp tác toàn cáu. đơn phương.
-♦ Chủ nghĩa song —> Chủ nghĩa song —» Chủ nghĩa đa
phương linh hoạt phương và đa phương phương khi có lợi ích
trong quan hệ với trong quan hệ với Hoa Kỳ và chịu sự
CATBD. CATBD. hướng dân cùa Hoa Kỳ.
—> Khuyến khích và —♦ Tiếp cận các nước
duy trì dân chủ và nhân chù chốt.
quyén. —» Liên minh toàn cẩu
chống khùng bố.

An ninh - Liên minh Mỹ - - Song phương -Đơn phương


Nhật là hòn đá tảng —► Đối tác toàn diện và —> Tăng cường vị thế
cùa kiến trúc an lâu dài với Nhật Bản. cùa Hoa Kỳ ở CATBD
ninh. trẽn cơ sở lợi ích quóc
—» Ổn định trên bán
- Tăng cường liên đảo Triều Tiên. gia.
minh Mỹ - Hàn. - Song phương
—♦ Cải thiện quan hệ
- Tăng cường liên với Trung Quốc. —► Hệ thống liên minh
minh với Philippines song phương: Mỹ - Nhật
và Thái Lan. —► Bình thường hóa
quan hệ với Việt Nam. Mỹ - Hàn.
- Tãng cường hợp -Đa phương
—»Ổn định ở Campuchia.
tác với Australia.
—» Không tiếp tục giảm —» Liên minh tay ba
- Giảm quân đội ở thật sự Mỹ - Nhật - Hàn
quân đội Hoa Kỳ ở
CATBD xuống còn với Australia là đối tác
CATBD.
100.000 nồi bật.
-Đa phương
—♦ Liên minh đặc biệt
—> Quan hệ chặt chẽ
chống khủng bó.
với ASEAN.
—► Quan tâm chung
—♦ ủng hộ tích cực các
trong ASEAN và APEC
đối thoại an ninh khu
với tư cách là động lực
vực (ARF).
cơ bản cho sự gắn kết
—► Hợp tác khu vực khu vực.
thực thi không phổ
biến hạt nhân và hạn
ché buôn bán vũ khí.
Chương II. Hoa Kỳ và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 63

- Song phương - Song phương - Đóng ý cho Trung


—» Giảm thâm hụt —* Giảm thâm hụt buôn Quốc, Việt Nam gia
buôn bán với Nhật bán với Nhật và Trung nhập WTO.
và Trung Quốc. Quốc. Mở các cuộc đàm phán
—► Tự do hóa quan —»Tăng cường dân chù mới vé thương mại.
hệ thương mại. thị trường tự do. - Khu vực mậu dịch tự
—» Tự do hóa quan hệ do châu Mỹ (FTTA).
—> Quy ché tối huệ
ngoại thương.
quốc cho Trung
Quốc. —» Chống khủng hoảng
châu Á.
- Đa phương
—> Tăng cường tự do
thương mại bằng cách
tham gia tích cực vào
các diên đàn khu vực
(APEC).
—♦Chống khủng
hoảng tài chính châu Á
dưới sự hướng dẫn cùa
IMF.

Câu hỏi ôn tập

1. Nội dung cơ bản và kết quả của chính sách châu Á-Thái Bình Dương

của Hoa Kỳ trong giai đoạn Chiến tranh lạnh là gì?

2. Ba biến số trong chính sách châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ là gi?

3. Sức mạnh cứng và sức mạnh mẻm của Hoa Kỳ được thể hiện như thế nào?

4. Những thách thức chính trong chính sách châu Á-Thái Bình Dương của

Hoa Kỳ từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?


Chương III
TRUNG QUỐC VÀ KHU vực
CHÂU Á -THÁI BÌNH DƯƠNG

Yêu cầu: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải nắm được:
- Vị trí, vai trò của Trung Quốc trong nên chính trị khu vực
• Đặc trưng chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở khu vực
• Những thách thức chủ yếu đối với Trung Quốc

3.1. Khái quát về Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Sự xuất hiện của Trung Quốc với tư cách là “siêu cường đang trỗi
dậy' là sản phẩm của hơn 60 năm cách mạng, cải cách và mở cửa. Vào
những năm đầu của thế kỷ XXI, Trung Quốc vẫn còn là một nước trong
quá trình chuyển đổi với “thế hệ thứ tư” đang cấm quyền trong Đảng
Cộng sản Trung Quốc.1 Chương này sẽ phân tích chính sách đối ngoại
của Trung Quốc và mối quan hệ qua lại giữa Trung Quốc và những chủ
thê chủ yếu ở khu vực chầu Á-Thái Bình Dương như Đài Loan, Hồng
Kông, Băc Triều Tiên, Nhật Bản và Mỹ. Những lợi ích an ninh quốc gia
của những nước này liên quan hữu cơ với nhau và cả khu vực đã phải

' Nguyền Thế Tăng, Quá trình mở cửa đôĩ ngoại của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, NXB
Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997.
GI Ao TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU VựC^HÂU Á - THÁI BỈNH DƯƠNÚ
68

1979 Mỹ thiết lập quan hệ với CHND Trung Hoa


Đặng Tiểu Bình đưa ra sáng kiến cải cách kinh té xây dựng CNXH mang máu sâc
Trung Quốc

1989 Sự kiện Thiên An Món

1994 Giang Trạch Dân nắm quyền lãnh đạo

1996 Trung Quốc khởi động lại thí nghiệm hạt nhân
Trung Quốc thực hiện một loạt cuộc thử vũ khí ở eo biển Đài Loan

1997 Giang Trạch Dân nắm quyén lãnh đạo thay Đặng Tiểu Binh
Hóng Kông được trả lại cho Trung Quốc

2000 Tổng thống Bill Clinton ký Đạo luật quan hệ thương mại với Trung Quốc

2001 CHND Trung Hoa và Đài Loan gia nhập WT0

2002 Chính phủ Hoa Kỳ cấp quy chế thương mại bình thường vĩnh viên cho CHND
Trung Hoa

2003 Hó Cầm Đào nấm quyén lãnh đạo Trung Quốc thay Giang Trạch Dãn

2013 Tập Cận Bình thay Hó cẩm Đào

3.2. Trung Quốc và khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong
Chiến tranh lạnh

l ình trạng tiến thoái lưỡng nan của Hoa Kỳ trong việc làm thế nào để
ngăn chặn làn sóng cộng sản là một trường hợp kinh điển trong chia rẽ
chính sách giữa trường phái bảo thủ và hiện thực. Đối với những người
theo chủ nghĩa hiện thực như Hans Morgenthau, nhà nước chỉ là một nhà
nước và chỉ vậy mà thôi. Không có sự khác biệt giữa nhà nước cộng sản
hoặc tư bản, độc tài hoặc dân chủ. Morgerithau quả quyết rằng tất cả nhà
nước đều có lợi ích tương tự như nhau là an ninh và tồn tại.1 Ngược lại,
nhưng người theo chủ nghĩa bảo thủ như Kennan lại lập luận rằng chủ
nghĩa cộng sản là một “lực lượng tư tưởng mới, nguy hiểm” và phải ngăn
chặn bằng mọi giá. Nhưng chủ nghĩa bảo thủ lại không hiểu rằng phản
ứng của Trung Quốc trong chiến tranh Triều Tiên là một phản ứng có tính

' H.Morgenthau, sdd.


Chương 111.Trung Quốc và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 69

chất hiện thực đối với mối đe dọa ở biên giới của nước này, chứ không
phải là hậu quả của liên minh giữa Trung Quốc và Liên Xô.
Uy thế của đường lối bảo thủ trong chính sách đối ngoại Hoa Kỳ đối
với Trung Quốc đã không hề thay đổi cho đến tận năm 1969 khi Nixon
trở thành tổng thống Hoa Kỳ. Cả Nixon và Cố vấn an ninh Quốc gia (sau
này là Ngoại trưởng) Henry Kissinger đã thực hiện đường lối của chủ
nghĩa hiện thực đối vỏi “câu hỏi Trung Quốc”. Chủ nghĩa bảo thủ đã
không xem xét sự rạn nút Xô - Trung 1957-1961 một cách dẩy dủ. Ngược
lại, những người theo chủ nghĩa hiện thực lập luận rằng lợi ích của
Trung Quốc và Liên Xô là lợi ích quốc gia, bị chi phối bởi vấn dề an ninh,
trong khi những người theo chủ nghĩa bảo thủ lại có xu hướng bôi đen
tất cả các nước XHCN như Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triếu
Tiên, Cu Ba như nhau. Theo họ, tất cả đểu là vệ tinh của Mátxcơva, hơn
là các thực thể quốc gia độc lập với những lợi ích khác nhau. Những
người theo chủ nghĩa tân tự do ngược lại cho rằng nếu Hoa Kỳ dã hành
động theo lợi ích quốc gia của mình, Hoa Kỳ dã phải liên minh với Trung
Quốc để cân bằng với quyến lực Xô Viết.
Bước ngoặt trong quan hệ của phương Tây với CHND Trung Hoa
diẻn ra vào năm 1971-1972 bắt đẩu bằng chuyến thăm của lãnh đạo Công
dàng (sau đó là thủ tướng) Gough Whitlam dến Bắc Kinh năm 1971. Củng
trong thời gian dó, Cố vấn an ninh quốc gia Kissinger cũng có chuyến
thăm bí mật tới Bắc Kinh, mà kết quả là thông báo sau đó vê' chuyến thảm
của Tổng thống Nixon đến Trung Quốc vào năm 1972. Đối với cả Trung
Quốc và Hoa Kỳ, sự kiện này là bưác ngoặt trong quan hệ của Trung Quốc
với thế giới. Đối với Hoa Kỳ, đây là một thắng lợi ngoại giao trong cuộc
chiến với Liên Xô. Một số nhà bình luận cho rằng thắng lợi ngoại giao của
Hoa Kỳ là nhờ sự “tan băng” trong quan hệ Xô - Mỹ mà kết quả dược thể
hiện trong giai đoạn hòa dịu 1972-1979 giữa hai siêu cường.
Sự cải thiện quan hệ Trung-Mỹ dã dẫn đến việc Cộng hòa Trung
Hoa không những bị khai trừ ra khỏi Hội dồng Bảo an Liên hợp quốc mà
còn ra khỏi tổ chức này. Cộng hòa Trung Hoa đã chấm dứt sự tồn tại của
mình với tư cách là một quốc gia có chủ quyền vào năm 1971. CHND
Trung Hoa đã được thế chân. Mặc dù vậy, Đài Loan vẫn khăng khăng
tiếp tục đòi quyến độc lập. Mặc dù không muốn và vì lợi ích của mình,
70 GIÁO TRlNH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH dương

Hoa Kỳ vẫn phải thực hiện chính sách “một Trung Quốc” theo đó Hoa
Kỳ công nhận chủ quyền thực tế {de facto) và chủ quyền pháp lý {de jure)
của CHND Trung Hoa. Mặc dù vậy trên thực tế, điếu này không có nghĩa
là chấm dứt sự ủng hộ của Hoa Kỳ cho sự độc lập kinh tế và chính trị của
Đài Loan đối với lục địa. Đây là vấn đề dược coi là một trong những điểm
nóng và phức tạp nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Sự “thay đổi” rất ấn tượng của Nixon trong quan hệ Mỹ - Trung đá
dẫn dến Thông cáo chung Thượng Hải 1972 xác định những nguyên tắc
cho chính sách “một Trung Quốc” của Hoa Kỳ. Mặc dù thông cáo đã làm
hài lòng chính phủ CHND Trung Hoa, nhưng nó được che đậy một cách
cẩn trọng trong một diễn dạt rất mơ hồ: Hoa Kỳ thừa nhận rằng tất cả
người Trung Quốc ở cả hai bờ eo biển Đài Loan xác nhận rằng chỉ có
một Trung Quốc và Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Bằng cách
che dậy chính sách “một Trung Quốc” theo cách mập mờ như thế, ý dịnh
rõ ràng của Chính quyền Nixon là tránh làm mất lòng Đài Bắc, trong khi
đổng thời công nhận không có hai chính phù “pháp lý” ở Trung Quốc.
Sự khẳng định cụ thê’ của chính quyền Hoa Kỳ về sự vượt trội của CHND
Irung Hoa xuất hiện năm 1971 khi Cộng hòa Trung Hoa bị gạt ra khỏi
chiếc ghế thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và cho phép
CHND Trung Hoa thay vào dó.
Khi quan hệ với Trung Quốc dã được ổn dịnh sau chuyến thăm
Irung Quốc của Nixon vào năm 1972, Hoa Kỳ tiếp tục tăng cường thể
chế mối quan hệ này bằng việc đưa ra ba thông cáo vào các năm 1973,
1978 và 1982 nhấn mạnh việc thùa nhận Trung Quốc của Hoa Kỳ, chính
sách một Trung Quốc” và giảm bán vũ khí cho Đài Loan. Mặc dù quan
hệ nồng ấm, nhưng đến tận năm 1979, Hoa Kỳ vẫn chưa công nhận
CHND Trung Hoa, vào thời điểm mà sự thù dịch Chiến tranh lạnh với
Liên Xô lại tái phát. Gần như đổng thời, Hoa Kỳ thông qua Đạo luật quan
hê Mỹ - Đài Loan, theo đó Hoa Kỳ cam kết “chống lại bất cứ nỗ lực nào
nhằm định doạt tương lai của Đài Loan bằng con dường phi hòa bình”.
Năm 1994, chính phủ Trung Quốc dã cố gắng dể ra dược thông cáo Mỹ -
Trung số 4 cho phép loại trừ bất cứ khả năng nào cho phép Hoa Kỳ tạo ra
những chuyến viếng thăm cao cấp dến Đài Loan hoặc ngược lại và thiết
lập quan hệ ngoại giao Mỹ - Đài. chính quyến Clinton từ chối lời dề nghị
Chương III.Trung Quốc và khu vực châu Á-Thái Bình Dương 71

đưa ra thông cáo số 4 và cũng khước từ đón tiếp chuyến thăm chính thức
đối với thủ tướng Trung Quốc, khi cho rằng chỉ có những nước dân chủ
chia sẻ những lý tưởng Hoa Kỳ mới được phép thăm Hoa Kỳ ở cấp nhà
nước. Cuối cùng thì người ta cũng đạt được một thỏa hiệp bằng một cuộc
gặp giữa Clinton và Giang Trạch Dân trong lễ kỷ niệm 50 năm Liên hợp
quốc tại New York vào năm 1995. Nhưng sự kiện này cho thấy sự rạn nứt
đã xuất hiện trong quan hệ Mỹ - Trung đã kéo dài qua các chính quyển
từ Carter-Reagan-Bush khi Trung Quốc bị hạ xuống vị trí hạng hai trong
“cuộc Chiến tranh lạnh thứ hai” giữa Hoa Kỳ và Liên Xô (1979-1986), và
kết quả là cải thiện quan hệ với Liên Xô (1986-1991).
Tiếp theo cuộc xung đột sớm chấm dứt ở eo biển Đài Loan năm
1996, Hoa Kỳ đã đưa ra một số sáng kiến nhằm xoa dịu căng thẳng giữa
Washington và Bắc Kinh. Trước hết, chính quyền Clinton chọn theo cách
tiếp cận “lợi ích quốc gia” trong chính sách đối với Trung Quốc, cấm
những cố gắng ngăn chặn kiểu nửa vời trong những năm đầu 1990.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Warren Christopher lập luận rằng: “Chúng ta từ
chối sự trao đổi với những ai tìm cách kiềm chế hoặc cô lập Trung
Quốc... đường lối đó sẽ có hại cho lợi ích quốc gia, không bảo vệ họ. Biến
Trung Quốc thành quỷ cũng nguy hiểm không kém như lãng mạn hóa
nó”1. Mặc dù vậy, những sự kiện như Hoa Kỳ ném bom đại sứ quán
Trung Quốc ở Belgrade năm 1999 và sự va chạm máy bay Hoa Kỳ và
Trung Quốc năm 2001 cho thấy quan hệ Mỹ - Trung rất mong manh.
Trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2000, Clinton và Phó
Tổng thống Gore cho rằng Trung Quốc là một đối tác của Hoa Kỳ.
Ngược lại, ứng cử viên Đảng cộng hòa George w. Bush lại quả quyết
rằng Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chứ không phải là một đối tác.
Mặc dù có một số vụ việc mâu thuẫn ngoại giao trong năm 2001 tiếp theo
vụ xâm nhập của một máy bay gián điệp Hoa Kỳ, quan hệ của Trung
Quốc với Hoa Kỳ từ khi Bush dắc cử đã trở nên tương đối thần thiện. Hai
sự kiện nổi bật cho thấy chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc đã
minh bạch và có tính hòa giải. Thứ nhất, Hoa Kỳ chào đón Trung Quốc
và Đài Loan trở thành thành viên cùa WTO vào năm 2001. Thứ hai, Hoa

1 w. van Kamenade, China, Hongkong, Taiwan Inc.: The Dynamics of a New Empire, Knopf,
NY, 1997, p 51.
72 GIÁO TRÌNH QUAN HÊ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠN6

Kỳ đã cung cấp cho Trung Quốc “quy chế thương mại bình thường vĩnh
viễn” vào năm 2002. Mặc dù vậy, việc gia nhập WTO của Trung Quốc
củng có nghĩa Trung Quốc sẽ là đối tượng kiểm tra chặt chẽ hơn của cả
WTO và Hoa Kỳ. Ví dụ, tháng 5 năm 2003, Hoa Kỳ đã tận dụng một điều
khoản của WTO để bảo vệ thị trường của mình chống lại sự gia tăng
hàng xuất khẩu Trung Quốc vào thị trường Hoa Kỳ.
Những khác biệt ngoại giao đáng kể vẫn tổn tại trong các lĩnh vực
chủ yếu của quan hệ Trung - Mỹ. Mặc dù chính phủ Trung Quốc đã
tuyên bố sự ủng hộ công khai của họ đối với “cuộc chiến chống khủng
bố” cùa Hoa Kỳ, nhưng hai nước vẫn có quan điểm khác nhau về chính
sách ở Iraq, trong khi Hoa Kỳ ủng hộ sự can thiệp quân sự, còn Trung
Quốc lại cho rằng hành động của Hoa Kỳ không được sự đồng ý của Hội
đổng Bảo an Liên hợp quốc là một sự vi phạm thô bạo luật pháp quốc tế.
Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc còn phản đối mạnh mẽ Đạo luật cho
phép phòng thủ của Hoa Kỳ năm 2002 mà Trung Quốc cho rằng chứa
dựng điếu khoản “chống Trung Quốc”. Bắc Kinh tiếp tục bận tâm về việc
bán tàu khu trục hải quân công nghệ cao của Hoa Kỳ và tên lửa Maverick
cho Đài Loan. Đổng thời, tình báo Hoa Kỳ cũng chỉ ra bằng chứng vê' sự
ủng hộ bí mật ngày một tăng của Trung Quốc đối với Bắc Triều Tiên và
chương trình hạt nhân của nước này.
Mặc dù vậy, Trung Quốc đã bày tỏ sự đoàn kết với Hoa Kỳ sau vụ
tấn công của bọn khủng bố ngày 11/9/2001. CHND Trung Hoa cũng
phải đối mặt với các nhóm khủng bố, các nhóm ly khai Hồi giáo hoạt
động tích cực ở Tân Cương và các vụ tấn công ở cả Tân Cương và Bắc
Kinh được cho là do những người đã được Al-Qaeda huấn luyện ở
Afghanistan. Mặc dù vậy, Bắc Kinh cũng lợi dụng sự kiện 11/9 như là
mọt vo bọc cho những vụ bắt bớ và tử hình một số nhóm ly khai và hoạt
động gồm cả Pháp Luân Công. Không những thế, sự phản dối của Trung
Quốc đối với cuộc chiến do Hoa Kỳ cẩm đấu ở Iraq năm 2003 đã biểu thị
lăng Trung Quốc đang tiến đến gần hơn quan điểm đa phương của Nga
và Pháp trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn “quyền lực được thổi phồng”
của Hoa Kỳ. Trong những năm gần dây, đối lập với Hoa Kỳ, Pháp đã
ngừng phê phán Trung Quốc trong ủy ban Nhân quyến của Liên hợp
quốc. Sự đón tiếp quá nồng hậu dành cho Thủ tướng Lý Bằng trong
Chương III.Trung Quốc và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 73

chuyến công du đến Paris năm 1998 đã gây ra sự phê phán trong quốc
hội Pháp về chính sách Trung Quốc, buộc Ngoại trưởng Pháp phải trả lời
rằng “cách tiếp cận theo quan điểm hiện thực” của Hoa Kỳ đối với Trung
Quốc đã không đem lại các kết quả cụ thể.1
Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc đã
phải phụ thuộc rất nhiều vào dòng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Nước CHND Trung Hoa là cái đích của 10% tổng đấu tư toàn cẩu năm
2002 (53 tỳ USD) và 70% của tất cả FDI trong nội bộ châu Á. Thậm chí
kể cả trước khi Trung Quốc gia nhập WTO, 51% của tổng giá trị thương
mại là do các công ty nưởc ngoài sản xuất và thương mại chiếm 41% của
GDP năm 2001.1 2 Ngược lại, các nến kinh tế phát triển, ví dụ như Đửc,
xuất khẩu chỉ chiếm 25-30% GDP. Trung Quốc củng phụ thuộc nặng nề
vào thị trường Hoa Kỳ với tư cách là một cái đích xuất khẩu. Hoa Kỳ
chiếm tới 20,4% giá trị xuất khẩu của Trung Quốc lục địa năm 2001 (54,3
tỷ USD). Vì tái xuất khẩu của đại lục từ Hổng Kông được xếp loại riêng
và một phần quan trọng của thương rúại Trung Quốc với Hoa Kỳ được
xuất khẩu từ Hồng Kông, nên xuất khẩu Trung Quốc đến Hoa Kỳ thậm
chí quan trọng hơn là số liệu thương mại trực tiếp cung cấp.
Nhật Bản đã xuất hiện với tư cách là nguồn nhập khẩu quan trọng
nhất của Trung Quốc, với 17,6 % nhập khẩu có nguồn gốc từ Nhật Bản
(42,8 tỷ USD) năm 2001. Đài Loan và Hoa Kỳ là nguồn nhập khẩu lớn
thứ hai và thứ ba của Trung Quốc với 11,2% và 10,8 % tương ứng. Đứng
thứ năm và thứ sáu trong danh sách này là Hàn Quốc và Đức với sổ liệu
tương ứng đếu là 8%. Sau hơn hai thập kỷ tiến hành cải cách kinh tế
mạnh mẽ, Trung Quốc đã gia nhập WT0 cùng với Đài Loan vào tháng
11/2001. Mặc dù tấm thẻ thành viên WT0 có vẻ đem đến sự gia tăng
mạnh mẽ vể FDI và thương mại với Trung Quốc, nhưng sự gia nhập tổ
chức này cũng đòi hỏi Trung Quốc phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy
chế. Các quy định này bao gồm không chỉ các biện pháp an ninh phù hợp

1 H.Vedrine, France in an Age of Globalization, Brookings Institutions Press, Washington D.C.,


2001, p.147.
2 Z.Mahani, "ASEAN integration: at risk of going in different direction", in: The World
Economy, 27(2002), pp.1263-1277.
74 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BỈNH DƯƠNG

với các thỏa thuận của WTO vễ thương mại trong dịch vụ quyển sở hữu
trí tuệ (TRIPS), mà còn bao gổm những cải cách cấu trúc đối với sở hữu
tài sản và bãi bỏ dịch vụ hành chính. Nó bao gồm cả những lĩnh vực như
vay tiến nội địa thông qua ngân hàng nước ngoài, thâm nhập thị trường
cho các thể chế tài chính quốc tế nước ngoài, bao gồm cả các công ty bảo
hiểm, tiền ký quỹ nội địa và các phương thức xâm nhập thị trường khác.
Theo quy định của WTO, tất cả các thể chế kinh tế quốc tế bây giờ trờ
thành đối tượng “đối xử quốc gia” (có nghĩa là chính phủ Trung Quốc
không dược phần biệt dối xử giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong nước
và nước ngoài). Thậm chí với ý nghĩa lớn hơn người ta còn dỡ bỏ một
phần những hạn chế đối với sở hữu nước ngoài của các tài sản khu vực
tài chính Trung Quốc. Giờ đây 50% là mức độ sở hữu tối đa chấp nhận
được, mặc dù điều này có nghĩa sẽ không có các công ty hoàn toàn là sở
hữu nước ngoài ở Trung Quốc đại lục. Ngoài ra, thậm chí các quy định
vế nguồn ngân sách hưu trí và an ninh vẫn được duy trì chặt chẽ. Các
công ty nước ngoài bị quy định chặt chẽ với mức 33% sở hữu trong khu
vực này, dược nâng lên 49% vào cuối năm 2004. Ở Hống Kông, buôn bán
dồng Nhân dân tệ bị hạn chế dối với các ngân hàng do nhà nước quản lý.
Mặc dù vậy, vì khu vực tài chính tiếm năng bị sụp đổ, CHND Trung
Hoa có thể bị buộc phải bỏ những hạn chế này với tốc độ nhanh hơn so
với yêu cầu của WT0. Một học giả nhận xét rằng những thực tế tài chính
và thanh toán nghèo nàn, những khoản vay không thực hiện và những
khoản vay rộng rãi được ngân hàng Trung Quốc thực hiện tại một trong
4 ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc, có thể dẫn đến một cuộc khủng
hoảng tài chính sâu sắc với việc các khoản vay chiếm 39% danh mục vốn
dầu tư của ngân hàng năm 1999. Năm 2000, bốn ngân hàng lớn nhất
cùng nhau chiếm giữ khoảng từ 240 tỷ USD đến 600 tỷ USD trong những
khoản vay không thực hiện, tương ứng với 40-75% GDP của Trung
Quốc.1 Sự không tham gia của Trung Quốc vào thực tế thanh toán cũng
cho thấy các báo cáo của chính phủ vê' sự thâm hụt tài chính và nợ là vô
cùng không chính xác và không đẩy đủ.

1 N.Lardy, "China worsening debts", in: The Financial Times, 22 June 2001.
thương 111.Trung Quốc và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 75

3.3. Trung Quốc và khu vực châu Á-Thái Bình Dương từ sau
Chiến tranh lạnh

Trung Quốc và Bắc Triểu Tiên

Chiến sự đình chiến năm 1953 đã làm cho tình hình bán đảo Triều
Tiên tiếp tục bị chia cắt đến tận ngày nay. Trên bán đảo vân tiếp tục tổn
tại hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau là Hàn Quốc - một
trong những con hổ châu Á và một Triều Tiên đóng cửa, cô lập và xa lạ
với thế giới toàn cẩu hóa. Chỉ có Trung Quốc tiếp tục duy trì quan hệ gãn
gũi và là đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Triều Tiên và cung cấp tới
70% nhu cẩu xăng dầu cho Bình Nhưỡng. Năm 2003, chính phủ Bảc
Triều Tiên dã trục xuất các thanh sát viên vũ khí của Liên hợp quỗc và
tuyên bố tái khởi động chương trình vũ khí hạt nhân của nước này. I ổi tệ
hơn, Bình Nhưỡng đà tiến hành bắn thử hai vụ tên lửa mang đẩu đạn hạt
nhân vể phía Nhật Bản và biển Nhật Bản, gầy ra tình trạng báo động
trong toàn khu vực.
Chính quyễn của Tổng thống Bush đã coi Bắc Triều Tiên là mọt
phần của “trục ma quỷ” bên cạnh Iraq và Iran. Trong một báo cáo gứi
quốc hội Hoa Kỳ tháng 1 năm 2003, Cục tình báo trung ương Hoa Kỳ
(CIA) đã đưa ra lý lẽ là Bắc Triều Tiên đã có được nguyên liệu thô cho
chương trình tên lửa hạt nhân thông qua các nhà máy của Bắc Triều Tiên
đặt ở Trung Quốc. Tình báo Mỹ cũng khẳng định Bình Nhưỡng cúng
mua sắm các hóa chất được cho là dể chiết xuất nguyên liệu từ chát đỗt
nguyên tử đã sử dụng để giúp chương trình plutonium từ Irung Quóc.
Bắc Kinh đã phản hổi bằng cách siết chặt sự kiểm soát vốn lỏng lẻo trước
đây đối với các ngành công nghiệp xuất khẩu các nguyên liệu “sử dụng
hai lần”1.
Vai trò trung gian hòa giải của Trung Quốc giữa Hoa Kỳ và Băc
Triều Tiên bị nhiễu người nghi ngờ. Bắc Kinh đã chủ trì đối thoại ba
bên giữa Hoa Kỳ, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên vào tháng 4 năm 2003.
Rõ ràng là Bắc Kinh dã sử dụng vấn đẽ Triểu Tiên để tìm kiếm "sự đối

1 T.J.Christensen, "The party transition: will it bring a new maturity in Chinese security
policy?", in: China Leadership Monitor, 5 June, 2002.
76 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TỂ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNg

chác” với vấn đề quan hệ Mỹ - Đài Loan. Tổng thống Bush đã thông
báo với Chủ tịch Giang Trạch Dân vào cuối năm 2002 rằng Hoa Kỳ
“phản đối” sự độc lập của Đài Loan. Mặc dù vậy, Bắc Kinh đã làm
Washington thất vọng bằng cách từ chối thực hiện đường lối cứng rắn
đối với Bắc Triều Tiên. Cho dù Trung Quốc không mong muốn Bình
Nhưỡng phát triển khả năng vũ khí hạt nhân, nếu điểu này xảy ra, đó ít
nhất sẽ là một phần của chính sách không phổ biến vũ khí hạt nhân rất
lỏng lẻo của Bắc Kinh, tương tự như sự giúp đỡ của Trung Quốc đối vói
chương trình vũ khí hạt nhân của Pakistan. Mặc dù, Bắc Kinh dường
như chắc chắn không ủng hộ hành động vũ trang của Bắc Triều Tiên
chống Nam Triều Tiên, nhưng Trung Quốc chắc chắn củng không ủng
hộ một nghị quyết của Hội đổng Bảo an Liên hợp quốc trừng phạt Bình
Nhưỡng. Một điều cũng chắc chắn là Bắc Kinh sẽ tích cực động viên
Bắc Triều Tiên điều hòa hành vi của mình. Quan hệ Mỹ - Trung phụ
thuộc rất nhiểu vào hai điểm nóng liên quan đến họ là eo biển Đài Loan
và Bắc Triều Tiên.

Trung Quốc và Đài Loan

Cảng thẳng trong quan hệ Trung Quốc - Đài Loan có nguồn gốc từ
nảm 1949 khi có hai chính phủ thù địch ở Bắc Kinh và Đài Bắc cùng song
song tón tại Đài Loan đã duy trì được chiếc ghế thành viên thường trực
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đến tận năm 1971. Trung Quốc tiếp
nhận chiếc ghế đó của Đài Loan sau đó một năm. Mặc dù Đài Loan đã
làm diu yéu cãu liên quan đến quyền thực thi pháp lý đối với Trung Quốc
lục đia, nhưng buộc phải tuần theo chính sách “một Trung Quốc” do
Hoa Kỳ đưa ra.
Cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 đã làm cho mâu thuẫn Bắc
Kinh - Đai Bầc leo thang thêm vì Bắc Kinh liên hệ với sự can thiệp của
Hoa Kỳ vào Bắc Triều Tiên có thể sẽ là tiền lệ cho việc Hoa Kỳ sẽ xâm
lược Trung Quốc lục dịa, ủng hộ chính quyển Tưởng Giới Thạch. Mặc
dù vậy, sự bế tắc trong cuộc chiến tranh Triều Tiên cọng với sự tin chắc
của các nhà hoạch định Hoa Kỳ rằng Liên Xô - Trung Quốc - Triều Tiên
dang hình thành một liên minh cộng sản thù địch, dã làm “băng giá”
quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trong suốt gần hai thập kỷ tiếp theo
Chương III.Trung Quốc và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 77

và chính quyẽn Hoa Kỳ tiếp tục ủng hộ cho chính phủ Đài Bắc. Sự xích
lại gán nhau giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc vào năm 1971 đã cô lập hóa vẽ
mạt chính trị và ngoại giao đối với Đài Loan. Dưới góc độ luật pháp quốc
tế, Đai Loan không còn là chính phủ hợp pháp của Trung Quốc. Đài Bắc
đà ủng hộ một phương án “đại diện song song” với mong muốn giữ ghế
cho cả Đài Bắc và Bắc Kinh trong Liên hợp quốc nhưng Bắc Kinh đã dộc
chiếm chiếc ghế này của Đài Bắc trong Hội đồng bảo an.
Vấn đề an ninh của Đài Loan đã trở thành và vẫn đang là “đinh
chốt" trong chính sách của Hoa Kỳ đối với toàn bộ khu vực châu Á-Thái
Bình Dương. Quan hệ Đài Loan - Trung Quốc đã đạt căng thẳng đỉnh
điếm vào năm 1996 trong cuộc bấu cử ở Đài Loan đã đe dọa sự ra mắt
của một chính phủ Đài Bắc dân chủ đối với Trung Quốc. Tháng 3, Trung
Quốc đã khiêu khích tuyên bố vẽ vụ thử tên lửa đất đối đất rất gần với hai
cảng của Đài Loan. Các cuộc tập trận của lực lượng hải quân và không
quần đã sử dụng đạn thật ở eo biển Đài Loan. Cuộc tập trận thứ ba bằng
không quân và hải quân cũng diễn ra vào cuối tháng 3. Phản ứng của
Hoa Kỳ là cử hai tàu chở máy bay đến eo biển Đài Loan với mục đích
giám sát các cuộc tập trận của Hoa Kỳ, đồng thời đảm bảo an ninh khu
vực trong thời gian diễn ra cuộc bầu cử ở Đài Loan. Mặc dù không có
xung đột quân sự nào diễn ra, nhưng cuộc khủng hoảng đã buộc hai bên
phái suy nghĩ lại vê' chính sách của mình dẫn đến những nỗ lực nghiêm
túc nhăm làm hòa dịu quan hệ giữa hai bên trong nhiệm kỳ thứ hai của
Tống thống Clinton. Đài Loan vẫn luôn là vấn đề trung tâm quan trọng
và nhạy cảm nhất trong quan hệ Trung - Mỹ.
Ngay từ năm 1995, Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy đã có bài
phát biểu mạnh mẽ kêu gọi cộng đồng quốc té công nhận sự độc lập
pháp lý của Đài Loan đối với Trung Quốc. Đài Loan luôn phủ nhận học
thuyết "một đất nước hai chế độ” của Bắc Kinh và trên thực tế là Đài
Loan không có chủ quyển. Mặc dù vậy, quan điểm khiêu khích của Tổng
thống Lý Đăng Huy đã không đi quá xa như kiểu phủ nhận chính sách
chính thức của Hoa Kỳ và Trung Quốc liên quan đến vấn đê' một Trung
Quốc. Năm 1999, Tổng thống Lý đã giải thích quan điểm của Đài Loan
vê' CHND Trung Hoa là không thay đổi và sự thống nhất hòa bình với
một Trung Quốc lục địa dần chủ vẫn là mục tiêu của Đài Loan. Trước
GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BlNH DƯƠN(
78

sau như một ông cho rằng Đài Loan là một quốc gia có chủ quyển V
CHND Trung Hoa phải công nhận Đài Loan với tư cách là một quốc gi;
Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa tự do tại Hoa Kỳ lập luận rằn
sự mập mờ trong chính sách “một Trung Quốc” của Hoa Kỳ là khôn
thay đổi và việc khuyến khích Đài Loan độc lập chỉ gây ra ấn tượng Hc
Kỳ là mối đe dọa đối với lợi ích của Trung Quốc trong khu vực. Một he
giả lại cho rằng thay vì thách thức an ninh của Trung Quốc một cách V
ích, Hoa Kỳ nên sử dụng ưu thế chiến lược của họ để mở rộng hợp tí
với Trung Quốc và duy trì an ninh của Đài Loan. Mặc dù vậy, có nhữrj
biểu hiện cho thấy chính quyến Bush bắt đẩu rời bỏ chiến lược "mập mè
vê' Đài Loan đã tồn tại từ lâu, nhưng áp dụng lâu dài như thế nào sự thê
đổi này thì còn chưa rõ ràng. Mặc dù Hoa Kỳ vẫn tiếp tục chuyển H1(
khối lượng lớn vũ khí lớn cho Đài Loan, Tổng thống Bush đã dứt kho;
loại bỏ sự ủng hộ Đài Loan độc lập. Sau đó, năm 2003, Tổng thống Trẩ
Thủy Biển đã giảm bớt sự căng thẳng trong những tuyên bố yêu cầu đệ
lập của Đài Loan, có tính đến mô hình “Hồng Kông”, nhưng vẫn khôr
từ bỏ quan điểm “hai nưác” trong quan hệ với Trung Quốc.
Việc Đài Loan tái phát động phong trào đòi độc lập đã làm ch
quan hệ hai bên căng thẳng trở lại. Mặc dù vậy, dân chúng Đài Loa
vẫn chưa ủng hộ hoàn toàn tuyên bố độc lập của chính phù, mặc dù c
sự phủ nhận rộng rãi chính sách “một đất nước, hai chế độ” cỉ
CHND Trung Hoa. Đài Bắc cũng cố gắng giành lại tư cách thành vié
trong Tổ chức Y tế thế giới (WHO) như là một bước đệm để nộp đc
xin trở thành thành viên của Liên hợp quốc. Đại Hội đồng Y tế TI
giới (WHA) đã phủ quyết 5 lần đơn của Đài Loan xin gia nhập WH
trong khoảng thời gian từ 1997 đến 2001. Quy chế thành viên chỉ đư(
áp dụng dối với các quốc gia có chủ quyền và CHND Trung Hoa (
ngăn cản hiệu quả các cố gắng của Đài Loan, mặc dù có sự hậu thui
mạnh mẽ của Hạ viện Hoa Kỳ. Trong thời gian xảy ra đại dịch SAI
năm 2003, CHND Trung Hoa bày tỏ mong muốn được trợ giúp cl
Đài Loan nhưng đã bị từ chối. Không có sự đổng ý của Bắc Kinh, đ
diện của WHO không thể kết nạp Đài Loan vào tổ chức này được.
CHND Trung Hoa tiếp tục phản đối mạnh mẽ các quốc gia có tr;
đổi đại diện cấp cao với Đài Bắc. Bán vũ khí cho Đài Loan cũng là m
Chương III.Trung Quốc và khu vực châu Á-Thái Bình Dương 79

vấn đề dễ bùng phát tiểm tàng khác. Ngay tù năm 1982, trong một thông
cáo chung giữa Mỹ và Trung Quốc, Hoa Kỳ đã cam kết sẽ giảm dần việc
bán vũ khí cho Đài Loan. Mặc dù vậy, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục cung cấp các
vũ khí hiện dại cho Đài Bắc trong khi hợp tác nghiên cứu tên lửa chóng
đạn dạo. chuyến thăm của người đứng đấu lực lượng quốc phòng Đài
Loan đến Hoa Kỳ tháng 3 năm 2002 lại làm gia tăng xung đột giữa Bắc
Kinh và Washington. Trung Quốc dã phản đối chuyến thăm và cho rằng
điều này đã vi phạm nguyên tắc “một Trung Quốc” và di ngược lại những
thông cáo chung mà hai nước đã đưa ra. Những người theo trường phái
tân bảo thủ của Hoa Kỳ trong khi ủng hộ học thuyết “một Trung Quốc”
lại làm rất ít để làm lắng dịu sự nghi ngờ của Trung Quốc vể ý định ủng
hộ độc lập Đài Loan của Hoa Kỳ. Tương tự như vậy, quốc hội Hoa Kỳ
cũng nghi ngờ không kém vê' chiến lược Đài Loan của CHND Trung Hoa
khi đặt hàng nghiên cứu thường niên về hiện đại hóa quân sự cùa Trung
Quốc. Báo cáo năm 2003 của Lẩu năm góc đưa ra tuyên bố rằng Trung
Quốc không chỉ có các tên lửa tầm ngắn có khả năng tấn công ngang eo
biển Đài Loan nhanh hơn nhiếu lần trước đây mà còn có khả năng phát
triển tên lửa nhằm vào các mục tiêu của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn bất cứ
cuộc tấn công nào của Hoa Kỳ trong tương lai.

Quan hệ Trung Quốc - ASEAN

Trung Quốc và ASEAN mới chỉ phát triển quan hệ mạnh mẽ từ đấu
những năm 1990 trở lại đây bằng việc đại diện Trung Quốc tham dự hội
nghị Bộ trưởng ASEAN tại Kuala Lumpur vào năm 1991. Trong một
tuyên bố năm 1996, ASEAN cũng công nhận tẩm quan trọng của Trung
Quốc đối với khu vực. Những sáng kiến quan trọng cũng được đưa ra
bao gồm hình thành ủy ban hợp tác chung ASEAN - Trung Quốc và Quỹ
Hợp tác ASEAN - Trung Quốc. Một lĩnh vực then chốt của lợi ích đa
phương đã dược đề cập là việc ASEAN và Trung Quốc năm 2002 đã ký
được Tuyên bố vế ủng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như năm
2010 Hiệp định thương mại tự do giữa Trung Quốc và ASEAN (CAFTA)
đã có hiệu lực.
Mặc dù vậy, cả hai vấn đê' là FTA và Biển Đông đều gặp phải khó
khăn trong quá trình trình thực hiện. Cả hai bên đều đồng ý thể hiện “sự
80 GIÁO TRlNH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯƠNG

kiềm chế” trong vấn đê' Biển Đông. Một FTA giữa Trung Quốc và
ASEAN cũng phức tạp không kém, khi có sự chênh lệch quá lớn trong
tiếm năng kinh tế giữa hai đối tác. Theo đó, Trung Quốc đã đồng ý tự do
hóa đáng kể thị trường của mình để bù đắp lại tác động tiêu cực của dòng
chảy FDI bị thu hút từ ASEAN sang Trung Quốc khi nước này trở thành
thành viên của WT0. Mặc dù vậy, tiếp sau cuộc gặp Trung Quốc -
ASEAN vào tháng 11 năm 2002 tại Phnompenh, Đài Loan cũng đề nghị
một hiệp định thương mại tự do ASEAN - Đài Loan, mặc dù điểu này
không có vẻ được ASEAN xem xét một cách nghiêm túc. Với nỗ lực và
lợi ích của hai bên, cuối cùng ngày 1/1/2010 khu vực thương mại tự do
Trung Quốc - ASEAN đã trở thành hiện thực. Đó là một thị trường
thống nhất lớn nhất thế giới, bao gồm 1,7 tỷ người, với GDP khoảng 2
nghìn tỷ USD và kim ngạch thương mại hai chiều lên đến hơn 1,2 nghìn
tỷ USD.1 Mặc dù vậy, các nghiên cứu của ASEAN vê' lợi ích của một khu
vực thương mại tự do Trung Quốc-ASEAN cho thấy rất ít lợi ích từ một
hiệp định như thế, dự tính lợi ích chỉ là 0,9% tổng giá trị GDP của
ASEAN (khoảng 5,4 tỷ USD) và 0,3% của GDP Trung Quốc (2,2 tỷ USD).
Mặc dù vậy, nghiên cứu cũng nhìn thấy sự gia tăng tới 48% trong xuất
khau của ASEAN sang Trung Quốc và 55% trong xuất khẩu của Trung
Quỗc sang ASEAN. Sự khích lệ chủ yếu cho hiệp định thương mại tự do
Trung Quốc - ASEAN là sự tăng lên của đấu tư Nhật Bản, Hoa Kỳ và EU
vao thị trường của Hiệp hội.12 Nhưng bản thân ASEAN đã phải đối mặt
với nhưng khó khăn đáng kể khi thực hiện kế hoạch tự do hóa thị trường
ASEAN, làm cho một FTA với Trung Quốc mặc dù đã đi vào thực hiện,
nhưng gặp không ít khó khăn. Mặc dù vậy, Trung Quốc lại cho phép
ASEAN hành động một cách tương đối thoải mái hơn so với Nhật Bản,
với những cam kết lỏng lẻo và kéo dài đến 10 năm. Vì ASEAN không có
được môi trường đầu tư thuận lợi so sánh với Trung Quốc, nên ASEAN
dường như muốn kêu gọi củng cố quan hệ kinh tế ASEAN - Trung Quốc

1 Xem http://www.aseansec.org
2 ASEAN Secretariat Forging Closer ASEAN-China Economic Relations in the Twenty-First
Century, report submitted by the ASEAN-China Expert Group on Economic Co-operation,
October 2001, pp.30-31.
Chương III.Trung Quốc và khu vực châu  - Thái Bình Dương 81

gần gũi hơn và ASEAN cộng 3 là một phương tiện tiếm năng cho hình thức
hựp tác này.
Quan hệ Trung Quốc-ASEAN và ASEAN cộng 3 đã củng cố những
mối liên kết song phương của Trung Quốc với các nước thành viên của
ASEAN. Theo thỏa thuận ASEAN cộng 3 ở Chiengmai, Trung Quốc
dồng ý trao đổi một lượng tiền tệ khoảng 1,5 tỷ USD với Malaysia trong
năm 2002. Trung Quốc cũng phát triển quan hệ gần gũi hơn với Việt
Nam và Indonesia trong lĩnh vực hợp tác và trao dổi quân sự và mặc dù
vấn dế biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc là vấn dề nhạy cảm,
nhưng dã không xảy ra đụng độ lớn nào. Đối thoại giữa hai nước vẫn tiếp
tục cả về những vẩn dề trên biển. Trung Quốc cũng cam kết tài trợ cho
một số dự án cơ sở hạ tầng của Philippines, buộc Manila phải giải quyết
một cách nhẹ nhàng dối với những ngư dân Trung Quốc xâm phạm bất
hợp pháp vùng đặc quyển kinh tế (EEZ) của nước này. Trung Quốc cũng
mở rộng quan hệ kinh tế vế phía Nam của khu vực, ký một hựp dồng
khai thác khí tự nhiên lỏng năm 2002 với một doanh nghiệp của
Australia trị giá hơn 25 tỷ USD. Australia cũng đạt được một thỏa thuận
tương tự với tỉnh Tây Papua của Indonesia để cung cấp khí tự nhiên lỏng
cho tỉnh Phúc Kiến có trị giá tới 8,5 tỷ USD.
Trung Quốc đặc biệt cổ vũ cho Diễn đàn Á - Âu (ASEM) vì Trung
Quốc coi diễn đàn này là một phương tiện để củng cố chính sách da
phương hóa, một xu thế chung của thời đại thề hiện qua các tổ chức quốc
tế như Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổ chửc Thương mại Thế giới (WT0)
và Ngân hàng Thế giới (WB). Những người theo chủ nghĩa hiện thực cho
rằng mục tiêu cùa Trung Quốc là sử dụng ASEM với tư cách là diễn dàn
da phương dề ngăn chặn sự vượt trội tiếp tục của Hoa Kỳ dược duy trì
mà không hể bị kiểm soát từ sau khi Liên Xô sụp dổ. Trong nhiều lĩnh
vực, cáu trúc của hệ thống quốc tế sau năm 1991 dã bị chi phối bởi Hoa
Kỳ, siêu cường có ý dịnh xây dựng một trật tự đơn cực. Mục tiêu lâu dài
của Trung Quốc là xây dựng trật tự lưỡng cực chiến lược, nhưng trưỏc
mắt trong giai doạn giao thời này là một khuôn khổ da cực. Vì vậy,
ASEM trong một số chừng mực nào đó, là một trụ cột trong nỗ lực của
Trung Quốc nhằm tranh thủ sự ủng hộ cho chiến lược của Trung Quốc
vê' một diễn dàn liên khu vực, đa phương.
82 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TỄ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯƠ^

Quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản

Từ cuộc xầm lược của Nhật Bản năm 1931 vào Mãn Châu, quan l
Trung - Nhật đã có đặc trưng thù địch và ngờ vực lẫn nhau. Sự thù die
này còn được tăng thêm khi Mao Trạch Đông lên cầm quyền năm 1
và Trung Quốc ủng hộ Bắc Triếu Tiên trong cuộc chiến tranh 1950
1953. Sự thất bại của Nhật Bản năm 1945 trong cuộc Chiến tranh thế gù
thứ hai đã dẫn đến kết quả là đảo Đài Loan và đảo Penghu trở vê' V(
Cộng hòa Trung hoa (ROC) và chính phủ Nhật Bản chính thủc côti
nhận chính phủ của Quốc dần Đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo. \
căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản còn được gi
tăng vì vai trò và vị trí của Nhật Bản trong liên minh Mỹ - Nhật.
Irong phẩn lớn thời gian Mao Trạch Đông cẩm quyển ở Truti
Quốc, Nhật Bản đã áp dụng quan điểm “không rõ ràng” vẽ tình trail
pháp lý của Đài Loan. Nhưng sự hòa dịu Trung - Mỹ năm 1971 đã buộ
Nhật Bản phải thay đổi chính sách đối với Trung Quốc. Kết quả là nân
1972, Nhật Bản đã công nhận CHND Trung Hoa và thiết lập quan h
ngoại giao, đồng thời thực hiện chính sách “một Trung Quốc”. Điểu ,
của Tuyên bố chung Trung-Nhật ngày 29 tháng 9 năm 1972 ghi rẽ
Chính phủ CHND Trung Hoa khẳng định lại rằng Đài Loan là một phẩi
lanh thổ không tách rởi của CHND Trung Hoa. Chính phủ Nhật Bả]
hiểu đầy đủ và tôn trọng lập trường này của chính phủ CHND Trunj
Hoa và chắc chắn tôn trọng bằng những nguyên tắc trong điều 8 cùí
Tuyên ngôn Potsdam.
Đê đáp lại, CHND Trung Hoa từ bỏ tất cả các yêu cẩu bồi thườnị
chién tranh đối với Nhật Bản. Tuy nhiên, một số vấn đề vẫn còn tồn tạ
chưa được giải quyết. Trung Quốc tiếp tục phản đối tính hợp pháp củí
hiệp ước hòa bình được ký kết giữa Nhật Bản và chính quyến Đài Loar
vao thời điếm kết thúc Thế chiến hai. Ngoài ra, Trung Quốc thường
xuyên phản đối những liên hệ chính thức giữa chính phủ Nhật Bản và
nhà cầm quyển Đài Loan.
Quá trình mở cửa liên tục nến kinh tế Trung Quốc từ năm 1979 xảy
ra đổng thời với thời hoàng kim của quyển lực tài chính Nhật Bản đã tạo
Chương III.Trung Quốc và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 83

cho thương mại Trung - Nhật và đầu tư đạt được sự tăng trưởng ấn
tượng. Với tư cách là đầu tàu cho sự tăng trưởng công nghiệp và tài chính
châu Á, sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Trung Quốc yêu
cầu gia tăng quan hệ kinh tế với Nhật Bản. Đến thời điểm năm 1999,
Nhật Bản đã cho Trung Quốc vay tổng cộng 2,9 nghìn tỷ Yên (khoảng Tỉ
tỷ USD). Năm 2001, thương mại hai chiều đạt con số kỷ lục là 89,1 tỷ
USD.1
Mặc dù vậy, bất chấp quan hệ kinh tế Trung - Nhật gần gũi như vậy,
hai nước vẫn tiếp tục là nhũng đối thủ cạnh tranh vê' kinh tế và chiến
lược trong khu vực. Mặc cho sự đình trệ phát triển kinh tế của Nhật Bản
sau năm 1990, Trung Quốc vẫn tiếp tục là “người lùn” so với sức mạnh
kinh tế của Nhật Bản và đầu tư của các công ty Nhật Bản vào thị trường
Trung Quốc lục địa vẫn tiếp tục tăng một cách mạnh mẽ. Vào đẩu năm
1994, Nhật Bản vẫn là nước có nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
Trung Quốc hơn bất cứ một nước nào. Các hãng lớn của Nhật Bản như
Sony, Toyota, Matsushita và Canon đã mở rộng điẽu kiện và cơ sở sản
xuất ở Trung Quốc. Điểu càng trở nên rõ ràng hơn là giới kinh doanh
Nhật Bản đang củng cố sự hiện diện của họ ở Trung Quốc, đặc biệt vì họ
tìm cách bù đắp lại thặng dư thương mại với Hoa Kỳ bằng cách xuất
khẩu hàng hóa đã thành phẩm từ Trung quốc. Ngược lại, sở hữu Trung
Quốc đối với các tư liệu sản xuất của Nhật Bản là trên danh nghĩa, vì uy
lực kinh tế của Nhật Bản sẽ vẫn duy trì là nhân tố ưu thế trong quan hệ
giữa hai nước.
Mặc dù vậy, những khó khăn trong quan hệ Trung - Nhật vẫn tồn
tại, vì Trung Quốc tiếp tục là một trong những chủ thể chiến lược chủ
chốt trong khu vực. Những cố gắng nhằm sửa đổi hoặc bỏ điếu 9 trong
hiến pháp Nhật Bản củng làm cho giới tinh hoa Trung Quốc lo ngại vì
họ xem đó là chìa khóa để “khóa” sức mạnh đe dọa của Nhật Bản đối
với khu vực. Bốn vấn đê' đã xuất hiện đặc biệt nổi trội trong chương
trình nghị sự ngoại giao và an ninh Trung-Nhật hiện tại, bao gồm tranh
chấp chủ quyến, xung đột ở quẩn đảo Senkaku mà Trung Quốc gọi là
Điếu Ngư, mối đe dọa của chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của

1 M. Connors et al, sđd, p.61.


84 GIÁO TRÌNH QUAN HÊ QUỐC TỂ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Bắc Triều Tiên, quan hệ đổng minh quân sự Mỹ-Nhật và quan hệ của
Nhật với Đài Loan.
Bắt dẩu từ năm 2010, Trung Quốc đã chính thức soán ngôi vị “á
quần” của Nhật Bản trong bảng xếp hạng các nến kinh tế hàng đầu thế
giới. Cuộc cạnh tranh giũa Trung Quốc và Nhật Bản vì thế vẫn tiếp tục.

3.4. Quan niệm an ninh mới (NSC) của Trung Quốc

Bắt đấu từ năm 1998, Trung Quốc đã phát triển cái mà một số nhà
bình luận gọi là quan niệm an ninh mới.1 Quan niệm an ninh mới (NSC)
dựa vào một số tiến đê' cơ bản cho rằng Trung Quốc đang bị một thách
thức trực tiếp và nghiêm trọng từ ngoại giao an ninh khu vực của Hoa
Kỳ. Quan niệm an ninh mới còn đề nghị một kế hoạch an ninh thay thế
cho hệ thống đồng minh song phương của Hoa Kỳ đã thống trị nền
chính trị an ninh châu Á suốt nửa thế kỷ qua bằng cách phác ra một
khuôn khổ an ninh khu vực đa phương mới không có bất cứ cấu trúc liên
minh nào.
Hộp 6: Những thành tố cơ bản của chính sách đối ngoại Trung Quốc

Năm nguyên tắc cting tổn tại hòa bình

Tôn trọng chù quyén và toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

2 Không xâm lược lân nhau.

3 Không can thiệp vào công việc nội bộ cùa nhau.

4 Bình đẳng và cùng có lợi.

Cung ton tại hòa bình trong phát triển quan hệ ngoại giao và trao đổi kinh tế và văn
hóa với các nước khác. 1

Quan niệm an ninh mới của Trung Quốc (NSC)12

1 Khu vực châu A-Thái Bình Dương và thế giới đang chuyển động không gì thay đổi
được vé phía đa cực và đói thoại, hợp tác khu vực là cách tốt nhát để đàm bảo hòa
bình và an ninh.

1 W.Tow and L.Hay, "Australia, the United States and a "China growing strong": managing
conflict avoidance, in: Australian Journal of International Affairs, 55(2001), pp37-54.
2 W.Tow and L.Hay, tài liệu đã dân.
Chương III.Trung Quốc và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 85

2 Giải quyết quan hệ với các nước láng giéng gắn gũi thòng qua các hiệp định biên giởi
và các biện pháp xây dựng lòng tin .

3 Hợp tác với Nga để cân bâng với bó trí an ninh quốc tế của Hoa Kỳ liên quan đến kiểm
soát vũ khí và thực thi hòa bình.

4 Thực hiện một nén ngoại giao khu vực "chống bá quyén" nhàm định hình một môi
trường an ninh khu vực, nơi hệ thống đóng minh cùa Hoa Kỳ sẽ không còn phù hợp
hoặc cần thiết nữa.

Tất cả các học giả từ hiện thực đến tự do và bảo thủ đều dồng ý
Trung Quốc là thách thức tiếm tàng đối với sức mạnh bá quyển Hoa Kỳ
đã thống trị khu vực nửa thế kỷ nay, nhưng họ lại khác nhau về quan
diểm làm thế nào để chống lại hoặc giúp đỡ sự xuất hiện của Trung Quốc
với tư cách là một quyễn lực khu vực. Những người theo chủ nghĩa tự do
dưa ra lý thuyết “cam kết” (engagement), rằng Trung Quốc đã bị gắn chặt
vào nến kinh tế thế giới và đã bị ràng buộc vào những chuẩn mực kinh tế
như tự do thương mại, đó là một khu vực châu Á-Thái Bình Dương bị
chi phối bởi lợi ích an ninh Hoa Kỳ và nến kinh tế toàn cầu dưới sự bá
quyến cùa Hoa Kỳ. Ngược lại, nhùng người theo chủ nghĩa hiện thực thì
lại quả quyết rằng, với tư cách là một quyến lực dang trỗi dậy, Trung
Quốc sẽ không hài lòng với “nguyên trạng” (status quo), có nghĩa là
Trung Quốc không chấp nhận một khu vực châu Á-Thái Bình Dương bị
chi phối bởi lợi ích an ninh của Hoa Kỳ và nến kinh tế toàn cấu dưới sự
bá quyến củng cùa Hoa Kỳ.
Giáo sư Carlyle Thayer tin rằng Hổ Cẩm Đào là người dã phát triển
NSC này. Bắc Kinh đã nỗ lực phát triển quan niệm mới thông qua các diễn
dàn như ARF, ASEAN cộng 3 và các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN. Lẩn đấu
tiên trong lịch sử, năm 2002, sau nhiếu lấn đàm phán, Trung Quốc dã ký
với ASEAN bản Tuyên bố vế ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).1
Các học giả khác thì cho rằng Trung Quốc đã phát triền NSC như là
một công cụ để cân bằng sự bá quyền của Hoa Kỳ. Họ quả quyết rằng cấu
trúc hậu Chiến tranh lạnh dã dẩy Bắc Kinh và Mátxcơva xích lại gấn

C.Thayer, ’China's "New Security Concept" and ASEAN", in: Comparative Connections, 2
(2000), p.3.
86 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TỄ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH dương

nhau với sự gia tăng đáng kể trong xuất khẩu vũ khí hạng nặng tiên tiến
từ Nga. Thiết bị quân sự bây giờ là nguồn xuất khẩu lớn nhất của Nga
sang Trung Quốc, trong khi dầu lửa Nga ngày càng quan trọng đối với
Trung Quốc. Bắc Kinh và Mátxcơva cùng với Paris và Berlin là những
người phản đối mạnh nhất sự xâm lược Iraq của liên quân Mỹ - Anh.
Một học giả Trung Quốc cũng nhận xét là Tổng thống Nga Putin miêu tả
Trung Quốc như là một đối tác chiến lược và Ngoại trưởng Nga Ivanov
tuyên bố “Nga và Trung Quốc” sẽ cộng tác để làm sâu sắc quan hệ đối tác
chiến lược. Sau này, sự phối hợp các nỗ lực của hai bên trên vũ đài quốc
tế đã dẫn đến sự ra đời của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) bao gốm
Nga, Trung Quốc, Tajikistan, Kyrgyzstan và Kazakhstan bắt đẩu từ nãm
1996 trong đó có đề cập đến các hoạt động an ninh chung.
Ngoài ra, ĩ rung Quốc đã không đe dọa sử dụng quyển phủ quyết
(veto) trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vấn đễ Iraq, khác hẳn so
VỚI Pháp và Nga, những nước đã bày tỏ sự cảnh cáo dứt khoát trong quan
hệ song phương với Hoa Kỳ. Một số học giả khác cho rằng NSC của
1 rung Quốc không có gì mới mà chỉ phác họa lại những nét chính của
Sách trắng Quốc phòng năm 1998 của Bắc Kinh. Trên thực tế, Trung
Quốc đã nâng quan hệ Trung-Nga lên tầm đối tác “chiến lược”. Điều đó
co nghía là Trung Quốc sẽ nỗ lực phát triển đối tác chiến lược với các
quỏc gia và các tồ chức như EU và ASEAN với tư cách là một phẩn quan
trọng trong chiến lược kinh tế và quần sự của Trung Quốc. Trong quan
niệm an ninh mới, quan hệ Trung - Nga được coi là loại hình an ninh
mới. Một số học giả cho rằng, với quan niệm an ninh mới, Trung Quốc
muón thê' hiện một vai trò tích cực, xây dựng, có trách nhiệm hơn ở châu
Á-Thái Bình Dương. Nhưng nhiếu người củng cho rằng, thực ra, chẳng
co gi mới hoặc đặc biệt trong quan niệm được gọi là mới này. Đó chỉ là
sự lam mơi lại hình ảnh của năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình” đã
từng “vang bóng một thời” của Trung Quốc mà thôi.
Mặc dù vậy, những người theo chủ nghĩa hiện thực và tân bảo thủ
vẫn duy trì sự nghi ngờ dối với Trung Quốc. Biểu hiện cụ thể của quan
niệm này là báo cáo năm 1998 có tiêu để “Chiến lược an ninh cho Đông
Á”, trong đó Hoa Kỳ vẫn tiếp tục khẳng định ưu tiên cho ngoại giao đồng
Chương III.Trung Quốc và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 87

minh truyền thống của mình đối với toàn bộ khu vực. Đối với những
người theo chủ nghĩa hiện thực, phương kế của Trung Quốc trong NSC,
bao gổm chủ nghĩa đa phương, đối tác chiến lược và cùng tổn tại hòa
bình thể hiện sự yếu kém chứ không phải là sức mạnh của Trung Quốc.
Trung Quốc tìm kiếm sự cân bàng với Hoa Kỳ bằng cách bắt tay với
những đối tác khác, cũng yếu như vậy, những “quyển lực hạng hai” như
Pháp và Nga. chủ nghĩa tân bảo thủ thì lại cho rằng sức ép đa phương
của Trung Quốc chỉ là vỏ bọc cho chương trình bí mật triền khai công
nghệ tên lửa phòng thủ đạn đạo (BMD), không quân và hải quân trong
thập kỷ này.
Để phản bác lại, Trung Quốc trích dẫn những hồ sơ vê' giải trù quân
bị, chỉ ra rằng Quân đội giải phóng nhân dân (PLA) đã giảm 1 triệu quân
trong giai đoạn từ 1985 đến 1997. Trung Quốc cũng tiếp tục giảm
500.000 quân nữa tính từ năm 1997. Mặc dù vậy, những chuyên gia cố
vấn bảo thù Hoa Kỳ trong các cơ quan như Hội dồng Chính sách Đối
ngoại Hoa Kỳ còn hoài nghi hơn vê' các kế hoạch quân sự của 'Trung
Quốc, khi chỉ ra rằng Bắc Kinh đang trở thành nhà sản xuất vũ khí công
nghệ cao có tầm quan trọng toàn cẩu. Chương trình hiện đại hóa lực
lượng quốc phòng Trung Quốc bao gồm sự phát triển lực lượng nguyên
tử dựa vào biển và sự gia tăng ấn tượng về số lượng các tầu ngầm hạt
nhân và đi-ê-den điện. Trung Quốc cũng được loan báo đang phát triển
hệ thống phòng thủ tên lửa (TMD) để đáp trả lại Hệ thống phòng thù tên
lửa quốc gia của Hoa Kỳ (NMD). Trung Quốc sở hữu khoảng 20 tên lừa
với đẩu nổ phương tiện đa năng độc lập (Multiple independently-targeted
re-entry vehicle') có thể tấn công đồng thời 10 mục tiêu. Mặc dù hiện tại
Trung Quốc kém Hoa Kỳ vẽ số lượng MIRV, nhưng có thông tin là
Trung Quốc có kế hoạch tăng số lượng MIRV lên hơn 100.1 Năm 2002,
Trung Quốc cũng đê' nghị Pháp ngừng bán vũ khí cho Đài Loan và tìm
cách dỡ bỏ lệnh cấm vận bán vũ khí cho Trung Quốc của EƯ. Trung
Quốc cũng tiết lộ đã để một khoản 260 triệu USD để mua vũ khí. Tình
báo Hoa Kỳ cũng khẳng định trong năm 2002, Trung Quốc đã bán hóa

1 China Reform Monitor, "China's drive to become a world-class weapons producer: the
integration of military and civilian hi-tech production", 484 (2003) 11 February.
88 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU A - THÁI B1NH dương

chất có khả năng sử dụng hai lẩn cho một công ty Iraq sản xuất nhiên
liệu tên lửa.1 Vì vậy, các nhà hiện thực cho rằng NSC của Trung Quốc
chẳng khác gì hình ảnh “bình cũ rượu mới” vì trên thực té Trung Quốc
thường xuyên phát triển kho vũ khí tên lửa của mình.
Nếu NSC của Trung Quốc được hiểu là một sự thay đổi chính sách
quan trọng, thì thái độ ngoại giao mà Bắc Kinh thông qua trong trưng
hạn sẽ xác dịnh mức độ quan trọng của nó. Nhưng có rất ít bằng chứng
NSC trên thực tế là sự đoạn tuyệt với thực tế chính sách dối ngoại của
Trung Quốc trong qúa khứ. Năm 1954, Thủ tướng Chu Ân Lai phác ra
Năm nguyên tắc cùng tổn tại hòa bình” và chính sách này cũng thể hiện
cực kỳ hạn chế vào năm 1964 bằng việc Trung Quốc thiết lập quan hệ
ngoại giao với một cường quốc khác là Pháp. Hợp tác Trung-Xô cũng
không phải là sự phát triển gần đây.Quan hệ giữa hai nước mới được cải
thiện dáng kể dưới thời Gorbachev (1985-1991) và mức độ hợp tác
thương mại chỉ tăng đáng kể từ năm 1991. Do đó, ý nghĩa của NSC sẽ
dược chứng minh bằng hành động và sáng kiến của Trung Quốc ở cả tẩm
khu vưc và quốc tế hơn là trong những lời phát biểu hùng biện của lãnh
dạo nước này.

3.5. Thách thức và triẽn vọng của Trung Quốc ở khu vực châu A-
Thái Bình Dương

Các ly thuyết hiện thực, tự do và tân Mác-xít đã giải thích như thế
nao vé sự xuất hiện của quyền lực Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái
Bình Duơng. Nên ngăn chặn, cân bằng hay bao vây Trung Quốc? Hoặc là
nên dưa Trung Quốc hội nhập vào nến kinh tế chính trị của châu Á-Thái
Binh Dương? Liệu có phải 4 rung Quốc tự cho là một cực quyền lực kinh
té chinh tri mới, tốn tại lâu hơn Liên Xô và lấn át nước Nga, dồng thời
dang la đối thu cạnh tranh chù yếu với Nhật Bản cả vê' kinh tế và chiến
lược?
Chu nghĩa hiện thực cho rằng mục tiêu cuối cùng của một quốc gia
là dảm bào an ninh và sự tốn tại của mình trong một hệ thống quốc tế
mau thuân và thù địch. Kết quả là mọi nguồn lực của quốc gia dược

China Reform Monitor, "China sold Iraq chemical for missile fuel", 489 (2003), 17 March.
Chương 111 -Tru ng Quốc và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 89

hướng tới tối đa hóa khả năng quân sự của mình. Song song với diễu này
là sự phát triển một nẽn kinh tế tương đối độc lập tạo sức mạnh cho quá
trình hiện dại hóa, cải tiến công nghệ và khả năng quân sự. Sức mạnh
quân sự "cứng được coi là chủ yếu, có thể đem lại cho quốc gia sức
mạnh ngoại giao đáng kể. Trong trường hợp Trung Quốc, sức mạnh
quân sự thường có nghĩa là nhân tố quyết định trong các công việc khu
vực. Mặc dù vậy, sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của Trung Quốc cũng
có nghĩa rằng sự xuất hiện của Trung Quốc với tư cách là một chủ thể
kinh tế có một ý nghĩa toàn cầu. Với tư cách là một địa chỉ của FDI và
một trục sản xuất toàn cẩu, vị trí trung tâm của Trung Quốc trong nên
kinh tế thế giới cũng đổng nghĩa trong khu vực châu Á-Thái Bình
Đương. Thêm vào đó, với tư cách là thành viên thường trực của Hội
đồng Bảo an Liên hợp quốc và với tư cách thành viên của ARF, APEC và
ASEAN cộng 3, chủ nghĩa hiện thực khẳng dịnh Trung Quốc đã hoặc sẽ
trở thành người thách thức nghiêm trọng đối với bá quyển Hoa Kỳ.
Những lợi ích chiến lược của họ trong khu vực chủ yếu liên quan dến Bắc
Triẽu Tiên, Đài Loan và Nhật Bản chắc chắn sẽ xung dột vói các lợi ích
của Hoa Kỳ.

Các nhà hoạch dịnh chính sách Hoa Kỳ có xu hướng tin hệ thống
quốc tế sẽ hoạt dộng tốt nhất với một lãnh đạo. Ngược lại, Trung Quốc
cùng với Nga và Pháp tìm cách cân bằng với quyến lực Hoa Kỳ thông qua
ủng hộ các sáng kiến da phương. Chủ nghĩa hiện thực cho rằng kế hoạch
đa phương của Trung Quốc chỉ là biểu hiện của sự yếu kém, không phải
sức mạnh và chỉ bằng cách xây dựng dồng minh song phương và da
phương trong toàn bộ khu vực chẳng hạn như với ASEAN mới có thể hy
vọng khích lệ dược sự ủng hộ dủ dể chống lại, giảm bớt hoặc ngăn chặn
vai trò kinh tế - chính trị vượt trội của Hoa Kỳ trong khu vực châu Á-
Thái Bình Dương.
Ngược lại, chù nghĩa tự do nhấn mạnh dến sự hợp tác hơn là mâu
thuần, hội nhập hơn là chia rẽ khi để cập dến sự trỗi dậy của Trung Quốc
với tư cách là một cường quốc. Quan diểm của chủ nghĩa tự do dược
minh họa bằng chính sách của chính quyền BiU Clinton khi tìm cách kéo
Trung Quốc vào hệ thống thương mại, tài chính và an ninh da phương
do Hoa Kỳ lãnh dạo. Các nhà tự do kinh tế thừa nhận vị trí trung tâm cùa
92 GIAO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI 3ÌNH DƯƠNG

mới vê' vai trò của Đảng Cộng sản, khác với những thế hệ trước. Theo
một số học giả, các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện thời thuộc “thế hệ thứ
năm” là những “người theo chủ nghĩa dân tộc-kỹ trị” (techno-nationalist),
coi nhiệm vụ của họ bao gồm cả hiện dại hóa kinh tế, công nghệ lẫn cải
cách chính trị. Mặc dù vậy, một trong những vấn đê' chủ yếu mà thế hệ
lãnh đạo mới phải đối mặt là phong trào dộc lập ngày càng tăng ở Đài
Loan. Bên cạnh Đài Loan, Trung Quốc cũng phải đối mặt với 3 vấn dê'
khác được xếp ngang hàng với Đài Loan là Tây Tạng, Tần Cương và gần
dây là Biển Đông... Từ góc độ bên trong, Trung Quốc càng ngày càng
phải xem xét lại tốc độ, quy mô và chất lượng phát triển của mình nhằm
dảm bảo sự phát triển bển vững, đổng thời phải giải quyết những vấn đê'
nội tại như nạn tham nhũng, quan liêu, tính minh bạch, môi trường, bất
bình đăng và rất nhiễu vấn đẽ khác nữa.

Câu hỏi ôn tập

1. Nhưng nội dung cơ bản của chính sách đối ngoại Trung Quốc giai đoạn
Chiến tranh lạnh và hệ quả của nó?
2. Nhưng thành tựu và hệ quả của quá trình cải cách và mở cửa của Trung
Quốc là gì?
3. Những thách thức cơ bản trong quan hệ của Trung Quốc với các đối tác
ở khu vực Đông Á là gì?
4. Nội dung cơ bản của quan điểm an ninh mới của Trung Quốc là gì?
5. Đánh giá như thế nào về sự trỗi dậy của Trung Quốc?
chươngIV
NHẬT BẢN VÀ KHU vực CHÂU Á -
THÁI BÌNH DƯƠNG

* Yêu cấu: sau khi học xong bài này, sinh viên phải
nắm dược
VỊ trí, vai trò của Nhật Bản trong khu vực
Đặc trứng chính sách CATBD của Nhật Bản
Những thách thức của Nhật Bản trong khu vực

4.1. Khái quát về Nhật Bản

Khi Vòng chung kết giải bóng đá thế giới được đổng tồ chức ở Nhật
Bản và Hàn Quốc năm 2002, thế giới lại được khám phá những hình ảnh
mới vê' một nước Nhật Bản xa lạ đến kỳ lạ. Từ “một tay trống Kodo, một
kỹ nữ Geisha, một mặt trời mọc, một trà đạo” đến “một rừng hoa anh
đào, một núi Phú Sỹ, một võ sỹ đạo hay một Sumo”, người nước ngoài
nào cũng đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác và cố gắng sắp đặt
những hình ảnh này vào trong một mối liên hệ, nhưng rất khó khăn. Đó
là hàng chục thành phố khổng lồ, những tiến bộ kỹ thuật công nghệ cao,
sự hiện đại hóa và tiêu thụ hóa của xã hội Nhật Bản đã làm cho hình ảnh
vế Nhật Bản thêm khác biệt. Những hình ảnh có tính truyền thống về
94 GIÁO TRÌNH QUAN HÊ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH dương

Nhật Bản như vừa nói làm cho nước Nhật không giống với bất cứ quốc
gia nào trên thế giới nhưng lại rất thống nhất, không chỉ là quan sát cùa
người nước ngoài. Ngay cả các công ty của Nhật Bản với tư cách là một
phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng và hình thành bản sắc Và
sự phồn thịnh của quốc gia Nhật Bản, cũng cố gắng tạo dựng một hìílh
ảnh về một dần tộc có sự khác biệt căn bản so với người khác, có đặc
trưng chủ yếu là định hướng tập hợp nhóm và thứ bậc.
Những nét đặc trưng tiêu biểu được gọi là văn hóa này hàm ý rằng
Nhật Bản hoạt động khác các quốc gia khác. Tương tự như vậy, có nhiễu
luận điểm được đưa ra để chứng minh cho sự “độc nhất vô nhị” của các
phương thức kinh doanh Nhật Bản. Đổng thời, một số khác lại cho rằng
có một mẫu hình ngoại giao bắt nguồn từ văn hóa dựa trên sự mưu cẩu
hài hòa và tránh xung đột. Cựu Đại sứ Nhật tại Hoa Kỳ, ông chíba
Kazuo thì cho rằng: “Chúng tôi thích làm việc phía sau sân khấu để đạt
được thỏa thuận, giống như là đôi chân của con chim nước trong tác
phẩm nghệ thuật đã đưa con chim chuyển động một cách duyên dáng
trong nước. Sự thích nghi này đã rất có lợi cho Nhật Bản, mặc dù bị
người ngoài cho là “không hay” và “khác thường”. Với việc Chiến tranh
lạnh kết thúc, Nhật Bản đã trở nên “bình thường”, cho dù nó là thế nào”1.
Theo nhiều cách, Nhật Bản cuối cùng đã thực sự “bay lên mặt nước”,
trối dậy từ sự tàn phá của chiến tranh trở thành nền kinh tế lớn thứ hai
(gán đây là thứ ba) sau Hoa Kỳ. Câu nói hình ảnh của cựu đại sứ Kazuo
ràng Nhật Bản đã trở thành một quốc gia “bình thường” liên quan đến
một quan sát khá phổ biến vể sự không bình thường giữa sức mạnh kinh
té và ảnh hưởng trong nền chính trị quốc tế. Cái gọi là “mâu thuẫn của
một quyển lực không được thực hiện” là một nhận xét thẳng thắn của
chu nghĩa hiện thực, trong đó lý thuyết này tiên đoán một quyển lực
đang trỗi dậy sẽ sử dụng nguồn sức mạnh của mình để làm tăng lên sức
mạnh tương đối của nó trong hệ thống quốc tế. Nhật Bản, mặc dù vậy, có vẻ
như không đi theo con đường này.

1 C.Kazuo, "Japan: after the Cold War", in: B.Edstroem (ed.), Japan's Foreign and Security
Policies in Transition, The Swedish Institute, Stockholm, 1996, p.xix.
Chương IV. Nhật Bản và khu vực châu A - Thái Bình Dương 95

Kéo dài sự huyến bí của Nhật Bản là các quá trình hoạch định chính
sách đối ngoại phức tạp được hình thành qua một hệ thống quan liêu liên
quan đến quản lý và thực hiện, ít liên quan đến chính sách đổi ngoại. Một
số người thậm chí còn đi quá xa khi cho rằng Nhật Bản “không có chính
sách đối ngoại mà chỉ có chính sách kinh doanh”1. Nhận xét này phản
ánh vị trí trung tâm của Bộ Tài Chính và Bộ Công Nghiệp và Ngoại
thương cũng như ảnh hưởng của một cá nhân có liên quan hay là một
nhóm chính sách của đảng, trong vẫn đề quốc tế của Nhật Bản nhằm
nâng cao vị trí kinh tế của quốc gia này. Bộ Ngoại giao Nhật Bản đã có
quy mô khiêm tốn trong giai đoạn Nhật Bản theo đuổi chính sách tăng
trưởng kinh tế, mặc dù đã có quan điểm tăng cường vai trò của Bộ Ngoại
giao khi Chiến tranh lạnh chấm dứt.
Tương tự như bất củ quốc gia nào trên thế giới, các quá trình tranh
luận phức tạp giữa các bộ vể một chính sách phù hợp gây ra một ấn
tượng sai lẩm về một nhà nước duy lý đơn nhất đi theo một chiến lược
lớn. Nhưng phân tích chính sách đối ngoại một cách sâu sắc đòi hỏi bao
gồm cả sự chú ý lớn hơn đối với các nhân tố bên trong và quốc tế ảnh
hưởng đến việc định hình chính sách. Vì thế mục đích chính ở đây là
phân tích xem Nhật Bản đã định vị mình như thế nào trong Chiến tranh
lạnh và hiện nay tầng lớp tinh hoa cùa đất nước này đang tìm kiếm các
chiến lược mới như thế nào. Trước hết, chương này sẽ trình bày một cách
khái quát các sự kiện lịch sử và phát triển trước khi Chiến tranh thế giới
thứ hai kết thúc. Cách tiếp cận lịch sử này rất quan trọng vì nó tiếp tục
ảnh hưởng đến quan hệ của Nhật Bản với các nước láng giềng. Sau đó,
chương này sẽ trinh bày vể vị trí của Nhật Bản trong và sau Chiến tranh
lạnh. Cuối cùng chương này sẽ đánh giá vế cách tiếp cận nghiên cứu Nhật
Bản ở khu vực.
Việc cập bến của Chiến hạm Đen của Thiếu tướng Hải quân Hoa
Kỳ Perry năm 1853 đánh dấu sự mở đẩu quá trình can dự của hệ thống
phương Tầy vào Nhật Bản. Đến cùng với lá thư của Tổng thống Hoa Kỳ
và với sự trợ giúp của sức mạnh hạm đội, Perry đã yêu cẩu Nhật Bản
mở cửa để buôn bán. Sự kiện này đã chấm dứt thời kỳ Edo (1600-1868),

R.A Scalapino, The Foreign Policy of Modern Ịapan, University of California Press, Berkeley,
1977, p.409.
96 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

thúc đẩy quá trình hiện đại hóa của nhà nước Nhật Bản. Từ những năm
1870 đến những năm 1940, Nhật Bản thực hiện quá trình công nghiệp
hóa giống như quá trình công nghiệp hóa muộn ở các nước Đức và
Italia theo nghĩa nước này thích nghi với các hệ tư tưởng bảo thủ bên
trong như luật dạo đức Samurai và thờ cúng Hoàng đế, để động viên
dân chúng cho mục tiêu công nghiệp hóa, chủ nghĩa quốc gia quân sự
và bành trướng đế quốc.1
Thông qua một cố gắng có chủ ý để “đuổi kịp” các cường quốc ở
châu Âu, Nhật Bản đã đầu tư và đạt được sức mạnh quân sự và hải quân
dáng kể, dẫn tới chiến thắng trong cuộc chiến tranh Trung - Nhật (1894-
1895) và cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905). Nối gót những chiến
thắng này, Nhật Bản đã tiến thêm một bước bằng việc chiếm đảo
Formosa (Đài Loan) và Hàn Quốc. Nhât Bản đã đàn áp một cách dã man
những phong trào đòi độc lập ở những lãnh thổ này và vì thế cho dến tận
ngày nay khó dược dung thứ. Ngoài ra, Nhật Bản còn tích cực chuẩn bị
tham chiếm với Trung Quốc bằng việc mở rộng sự chiếm dóng ở Mãn
Châu thành khu vực kiểm soát của mình và đẩy lùi sự vượt trội của Nga
nói chung. Lo ngại trước phong trào dân tộc ở Trung Quốc, năm 1932
lực lượng chiếm dóng của Nhật Bản đã tuyên bố thành lập nhà nước bù
nhìn Mãn châu Quốc” và thực hiện việc kiểm soát gắt gao dối với khu
vực. Năm 1936, Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Quốc Dân Đảng đã liên
kẻt với nhau và cuộc chiến tranh Trung - Nhật lẩn thứ hai (1937-1945) đã
bùng nổ nhằm kiểm soát đại lục Trung Quốc. Năm 1937, quân dội Nhật
đã chiếm được thủ đô của nước Cộng hòa Trung Hoa ở Nam Kinh. Một
vụ thảm sát man rợ và đẫm máu do quân Nhật thực hiện đối với thường
dần ở đây làm chết khoảng từ 200.000 đến 300.000 người.12
Trong suốt cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã kiểm soát
toàn bộ khu vực bờ biến phía Đông của Trung Quốc lục dịa. Cuộc chiến

1 T.J.Pempel, Regime Shift: Comparative Dynamics of the Japanese Political Economy, Cornel
University Press, Ithaca NY, 1998, p.4.
2 D.Yang, "Convergence or divergence? Recent historical writings on the rape of Nanjing",
in: American Historical Review 105 (1999), p.l. Xem: http://www.history cooperative.
org/journals/ahr/104.3/ah000842.html
Chương IV. Nhật Bản và khu vực châu A - Thái Bình Dương 97

tranh ở châu Âu đã tạo cơ hội thuận lợi cho Nhật Bản xâm chiếm thêm
nhiều vùng đất mới. Năm 1940, Nhật Bản liên minh với Đức và Italia
(Hiệp ước tay ba) và bước vào giai đoạn mới của sự bành trướng. Theo
sau trận tấn công lịch sử vào Trân Châu Cảng, trong vòng 6 tháng tù
tháng 12/1941-5/1942, Nhật Bản bắt đầu tiến vào chiếm đóng các thuộc
địa của các nước phương Tây như Philippines, Đông Dương, Malaysia,
Indonesia và Burma.
Muốn hiểu được dộng cơ cũng như tư tưởng của Chủ nghĩa đế quốc
Nhật phải đặt nước Nhật trong bối cảnh của hệ thống quốc tế thời điểm
đó. Nếu như giữa thế kỷ XVIII là thời kỳ hoàng kim của tự do thương
mại, thì từ những năm 1880 trở đi, với sự củng cố và phát triển của
CNTB, các cường quốc Âu châu bắt đấu tranh giành kiểm soát các nguổn
tài nguyên thiên nhiên và thị trường đảm bảo cho hàng hóa của các nước
đế quốc. Nhiều thuộc địa không chính thức đã được chính thức hóa, các
quốc gia đế quốc đã tạm thời bắt tay, gác bỏ những mối hận thù trước
đầy. Với tư cách là “người đến sau”, Nhật Bản vì vậy đã phải dối diện với
một châu Á bị các cường quốc Tây Âu thống trị và cảm thấy vô cùng khó
khăn cho việc thực hiện kế hoạch xây dựng đất nước hiện đại, thịnh
vượng và quân đội hùng mạnh.
Phản ứng trước tình thế này, giới tinh hoa cầm quyền Nhật Bản đã
bắt đẩu một chiến dịch tuyên truyền cho ý tưởng vê' thuyết Liên Á (pan-
Asianism). Đó là ý tưởng vế tất cả người châu Á có cùng chung một lợi
ích trong việc chống lại người da trắng. Hương vị của tình cảm này được
tìm thấy trong các tác phẩm của Tokutomi Soho:
Đất nước của người da trắng đã mở rộng đến cửa ngõ của Nhật
Bản. Họ đã tràn qua Trung Quốc, Ấn Độ và Iran...Chúng ta, những
người Nhật, phải quan tâm đến người da vàng...Chúng ta phải tuyên bố
rằng sứ mệnh của đế chế Nhật Bản là thực hiện đầy đủ học thuyết
Monroe châu Á”.1

Trích theo T.Susuma, "The global meaning of Japan: the state's persistently precarious
position in the world order', in: G.D.Hook and H.Harukiyo (eds.), The Political Economy
of Japanese Globalization, Routledge, London 2001, p.24.
98 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯƠNC

“Học thuyết Monroe châu Á” của Nhật Bản được thể hiện tron;
tuyên bố của Nhật Bản vẽ xây dựng một ' Khu vực Đại Đông Á Thịnl
vượng chung Mở rộng” (Greater East Asia Co-prosperity Sphere) và<
năm 1942. Các lãnh thổ bị chiếm đóng sẽ được cai quản bởi tầng lớp tinl
hoa Nhật Bản, để giúp đỡ các khu vực đó phát triển kinh tế. Để xây dựnị
một khu vực do Nhật Bản kiểm soát, Nhật Bản sẽ xây dựng một trUnị
tâm công nghiệp và các lãnh thổ bị chiếm đóng từ Hàn Quốc đến Đôn|
Nam Á sẽ cung cấp lao động và nguyên liệu thô. Nhật Bản chưa kịp thự<
hiện ý định này thì nãm 1945 đã phải đầu hàng, chấm dứt sự mưu đồ đ(
hộ các nước trong khu vực. Ký ức về tội ác của Nhật Bản trong giai đoạr
Chiến tranh thế giới thứ hai vẫn rất sống động cho đến ngày nay và lí
một trở ngại trong quan hệ song phương của Nhật Bản với các nướ<
trong khu vực. Nhật Bản không những không trình bày nhũng sự kiệr
lịch sử này một cách đầy đủ trong hệ thống giáo dục của mình, mà còr
né tránh việc xin lỗi các quốc gia và nạn nhân trong khu vực. Vì những 1)
do đó, sự ngờ vực về những cố gắng của Nhật Bản với tư cách là lãnh đạc
của khu vực sẽ còn là hồi kịch dài chưa thể kết thúc.

4.2. Nhật Bản trong thời kỳ Chiến tranh lạnh

Việc Hoa Kỳ ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và


Nagasaki của Nhật Bản vào tháng 8 năm 1945 đã buộc Nhật Bản phải đầu
hàng hoàn toàn vô điều kiện. Thông qua việc ném bom nguyên tử, Hoa
Kỳ muốn rửa mối hận mà Nhật Bản đã dám tấn công vào Trân Châu
Cảng năm 1941, đồng thời muốn giành quyển độc chiếm Nhật Bản trong
cuộc cạnh tranh với Liên Xô. Việc ném bom nguyên tử còn đánh dấu sự
tái cấu trúc trật tự thế giới, trong đó mâu thuẫn giữa hai siêu cường là
Hoa Kỳ và Liên Xô sẽ đóng vai trò chủ đạo. Đối với Nhật Bản, hậu quả
của quá trinh này có hai khía cạnh chính. Một là trong thời kỳ quân đội
Đổng minh chiếm đóng (1945-1951), Nhật Bản đã thảo luận và chấp
nhận trở thành đổng minh chủ yếu dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ. Thứ hai,
do bị mất phấn lớn chủ quyến trong vấn để chính sách đối ngoại và hậu
quả là sẽ bị gạt ra ngoài lể trong tiến trình xây dựng cấu trúc quốc tế mới,
nên Nhật Bản sẽ quay sang tập trung phát triển kinh tế để thực hiện lợi
ích của mình.
Chương IV. Nhật Bản và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 99

Sự chiếm đóng của Đổng Minh ở Nhật Bản kéo dài từ 1945-1951 có
một mục tiêu cơ bản là xây dựng một nước Nhật mới không bao giờ có
khả năng đe dọa lợi ích của phương Tây và trật tự thế giới. Để thực hiện
nhũng mục tiêu này, Nhật Bản buộc phải dân chủ hóa và phi quân sự
hóa. Các tù nhân chính trị đã được thả, lệnh cấm các đảng cánh tả đã
được tháo bỏ và các liên minh đòi quyền lợi đã được thừa nhận. Một
cuộc thanh trừng chống lại các yếu tố quân sự trong nhà nước đã được
phát động. Trong nhiệm kỳ đẩu của Thủ tướng Yoshida Shigeru, Hiến
pháp hòa bình cua Nhật Bản (1946) phần lớn đã được các quan chức Hoa
Kỳ soạn thảo, cho phép hình thành một chế độ quân chủ lập hiến ở Nhật
Bản theo những nguyên tắc của nền dân chủ Anh. Điếu 9 của Hiến pháp
tư chối chiên tranh và cam kết Nhật Bản sẽ không bao giờ phát triển sức
mạnh trén bộ, trên biển và trên không cũng như các tiễm năng chiến
tranh khac. Quyên tham chiến của nhà nước không được công nhận.
Khi Chiến tranh lạnh bắt đầu nóng lên, mối quan tâm của Hoa Kỳ
đã chuyến sang hướng bảo đảm quy chế đống minh cho Nhật Bản. Với
sự điẽu chỉnh trọng tâm như thế, các yếu tố của một nhà nước quân sự
trước đây đã tái xuất hiện, tất nhiên là trong một dạng thức mềm mỏng
hơn, trong đó quan hệ nhà nước - giới kinh doanh đã “cung cấp năng
lượng” cho chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản. Những điểu chỉnh khoan
nhượng đó đã có thể thực hiện được chừng nào Nhật Bản dứng vê' phía
thê giới tự do ’, ủng hộ cho chiến lược của Hoa Kỳ. Hiệp ước an ninh
My-Nhật năm 1952 thể hiện khái niệm đồng minh của nhau trong dó
Nhật Bản để đáp lại sự bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ, sẽ cho phép nước
nay được sư dụng căn cứ quần sự của Nhật Bản. Các căn cứ quân sự này
đã đóng vai trò quan trọng trong hai cuộc chiến tranh của Hoa Kỳ ở bán
đảo Triều Tiên và Việt Nam. Ngày nay, các căn cứ này vẫn tiếp tục là
trung tâm trong chính sách của Hoa Kỳ với gần 40.000 binh lính đốn trú,
phán lơn ờ đảo Okinawa, mặc dù đã diễn ra những phong trào phản đối
mạnh mẽ sự chiếm đóng này. Hiến pháp hòa bình và Hiệp ước an ninh là
cơ sở chắc chắn cho Nhật Bản không theo đuổi mục tiêu quân sự mà chỉ
là tự vệ. Bị Hiến pháp cấm không được phát động chiến tranh và không
được sở hữu lực lượng tấn công, phụ thuộc hoàn toàn vào cái ô an ninh
của Hoa Kỳ, Nhật Bản đã có một giai đoạn 40 năm “hòa bình”, không
100 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHAU Á - THÁI BỈNH DƯƠN^

triển khai lực lượng quân đội và đóng một vai trò nhỏ nhat trong các vấ'n
dề an ninh quốc té. Năm 1967, chính phủ cũng thông qua ba nguyên tác
phi hạt nhân, tuyên bố Nhật Bản sẽ không bao giờ sản xuất, sở hữu hoặc
cho phép vận chuyển vũ khí hạt nhân. Nguyên tắc thứ ba đã bị vi phạth
khi chính phủ Nhật Bản cho phép một cách mập mờ không quần và Mi
quân Hoa Kỳ vận chuyển các chất liệu liên quan đến nguyên tử.
Chấp nhận sự lãnh đạo của Hoa Kỳ đã đem lại lợi ích cho tầng lớp
tinh hoa Nhật Bản. Nhật Bản được coi là một quyển lực công nghiệp theo
phương Tây. Hoa Kỳ đã ủng hộ Nhật Bản gia nhập GATT và Liên hợp
quốc vào giữa những năm 1950 và gia nhập OECD vào năm 1964. Vào
những năm 1960, một sự đổng thuận đã xuất hiện rộng rãi ở Nhật Bảh
xung quanh việc thực hiện chiến lược tảng trưởng kinh tế dưới ô an ninh
của Hoa Kỳ với điểu kiện quan hệ chặt chẽ với nước này. chiến lược này
được biết dến dưới tên gọi học thuyết Yoshida và chù yếu bao gốm ba
yếu tố sau đầy: Thứ nhất là tập trung vào khôi phục kinh tế thông qua
hợp tác với Hoa Kỳ. Thủ hai là bảo đảm sự đổng thuận nội bộ vê' phát
triển kinh tế mà không tham gia vào các công việc chính trị và chiến lược
quốc tế. Thứ ba đó là an ninh được Hoa Kỳ đảm bảo với điều kiện cho
phép Hoa Kỳ quyền đóng quân trên đất Nhật Bản. Mặc dù vậy, cẩn phải
lưu ý rằng “học thuyết” và hiến pháp hòa bình không phải là đề tài đóng
kín, mà luôn mở cho các cuộc thảo luận về các vấn đề như Nhật Bản có
thể làm gì và Nhật Bản có thể có những lực lượng nào v.v... Thực ra đây
không phải là vấn đề nội bộ đã dẫn đến các cuộc thảo luận vế quy chế
tiếm năng quần sự Nhật Bản. Các yếu tố ngoại sinh cũng dóng một vai
trò quan trọng. Mặc dù lúc đẩu yêu cầu Nhật Bản giải trừ quân bị, nhưng
khi Chiến tranh lạnh xuất hiện như là một nguyên tắc cấu trúc mới của
hệ thống quốc tế hai cực, thì Hoa Kỳ đã bắt đầu gây sức ép buộc Nhật
Bản phải chia sẻ phẩn lớn chi phí quân sự, nhất là sau khi cuộc chiến
tranh Triều Tiên nổ ra. Kết quả là, lực lượng cảnh sát đã được tổ chức lại
vào năm 1954 và trở thành lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Hiện nay, lực
lượng phòng vệ này có đến 200.000 người được trang bị tốt nhất thế giới,
tương đương với lực lượng quốc phòng Anh.1

1 R.Drifte, From japan's Foreign Policy for the 21“ Century: From Economic Superpower to What?,
Macmillan, Basingstoke, 1998, p. 76.
Chương IV. Nhật Bản và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 101

Hiệp ước an ninh là chủ đê' gây phẫn nộ cho cả hai phái cánh tả (tìm
kiếm một vị trí hòa bình trung lập) và phái quốc gia bảo thủ (tìm kiếm sự
tái vũ trang và độc lập) và trở thành trọng tâm của các cuộc phản đối và
đấu tranh chính trị trong suốt những năm 1950. Trong những năm 1960,
lực lượng đối lập với đường lối của Thủ tướng Yoshida đã phần lớn bị
loại bỏ, khi Nhật Bản bắt tay vào một chương trình tăng trưởng kinh tế vĩ
đại. Vào nám 1960, Thủ tướng Hayato Ikeda, tiếp theo những cuộc biểu
tình rầm rộ chống lại Hiệp định an ninh mới được phê chuẩn lại, đã
tuyên bố vê' Kế hoạch tăng gấp đôi thu nhập (Income Doubling Plan). Hệ
tư tưởng “Chủ nghĩa GNP”, như sau này trở nên nổi tiếng, đã dánh vào
nển chính trị cánh tả, tạo ra sự gắn kết giữa chính trị và kinh doanh xung
quanh một chính sách vê' chủ nghĩa quốc gia kinh tế. Nhật Bản một lẩn
nữa lại bắt đẩu “rượt đuổi”. Mục tiêu của chính sách kinh tế là hình
thành tính cạnh tranh quốc tế Nhật Bản thông qua một loạt những
ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao và bảo vệ các ngành công
nghiệp nội địa khỏi sự cạnh tranh của nước ngoài, về bản chất đó là một
dạng của chủ nghĩa trọng thương, khi nhà nước đóng một vai trò quan
trọng trong chính sách công nghiệp, phân phối tín dụng và trợ giúp các
tiến bộ công nghệ Nhật Bản. Kế hoạch này được chèo lái bởi sự xuất hiện
cùa một chế dộ bảo thủ liên kết các thành phần kinh doanh, quan liêu,
chính trị và nông dân.1 Sự tồn tại dai dẳng của chính quyền một đảng
dưới sự lãnh đạo của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) từ năm 1955 đến năm
1993 phản ánh sức mạnh của chủ nghĩa GNP và học thuyết Yoshida.
Hoa Kỳ lo ngại rằng việc nuôi dưỡng kinh tế Nhật Bản phát triển và
sự ủng của nước này trong Chiến tranh lạnh sẽ ảnh hường đến những lợi
ích địa chính trị của Hoa Kỳ trong khu vực. Vào những năm 1960, Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ đã cung cấp một bản báo cáo khuyến nghị “Ngành
công nghiệp Hoa Kỳ phải giảm bớt sự nhập khẩu từ Nhật Bản”. Vì kinh
tế Nhật Bản tăng trưởng đã thách thức sự vượt trội của các nến kinh tế
phương Tây. Nói một cách ngắn gọn là trong khi Nhật Bản thâm nhập
vào các thị trường phương Tây dể bán các sản phẩm cùa họ, Nhật Bản dã
chơi một trò chơi thương mại không dẹp. Sự thặng dư thương mại khổng

1 T.J. Pempel, sđd.


102 GIÁO TRlNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

lổ của Nhật Bản trong buôn bán với Hoa Kỳ những năm 1980 và 1990 đã
được xem như là bằng chứng của sự việc này. Sự thặng dư thương mại
chỉ là một nhân tố dẫn đến mâu thuẫn. Các tranh cãi thường xuyên diễn
ra giữa hai nước liên quan đến các vấn đế như thâm nhập thị trường, chia
sè công nghệ và nguyên tắc có đi có lại.1
Căng thẳng cũng mở rộng sang lĩnh vực an ninh. Trước tình hình
Nhật Bản tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, Hoa Kỳ đã đề nghị nước này
phải đóng một vai trò quan trọng hơn trong việc chia sẻ trách nhiệm. Với
việc Hoa Kỳ lúng túng trong các cam kết ở chầu Á sau khi thất bại trong
chiến tranh Việt Nam và căng thẳng trong xung đột Chiến tranh lạnh với
Liên Xô, năm 1981 chính phủ Nhật Bản đã tuyên bố là nước này đã sẵn
sàng bảo vệ các tuyến đường biển tới 1.000 dặm. Mặc dù vậy, phe đối lập
chính trị đã không cho phép sự việc tiến triển hơn. Thủ tướng Nhật Bản
Nakasone (1982-1986) có lập trường chống cộng kiên quyết đã hứa với
Hoa Kỳ nãm 1983 là trong trường hợp một cuộc khủng hoảng nổ ra,
Nhật Bản sẽ đóng tất cả ba eo biển đi qua nước này và Nhật Bản sẽ biến
thành một “một tàu sân bay không thể đánh chìm”. Nakasone cũng bày
tỏ mong muốn được xem xét lại điểu khoản 9 của Hiến pháp Nhật,
nhung cũng cảm thấy còn phải chịu ơn đường lối của người tiến nhiệm
Yoshida. Hoa Kỳ cũng tha thiết mong muốn chi phí của quần đội Hoa Kỳ
tại Nhật sẽ do Nhật Bản gánh vác. Theo thời gian số tiền mà Nhật Bản
chi ngày một tăng đến mức mà năm 2001, số tiền mà Nhật Bản chi phí
cho việc duy trì đội quần này đã đạt tới 4.13 tỷ USD. Tổng cộng các nước
NATO chỉ cung cấp số tiến khoảng bằng một nửa số này. Hiện tại, Nhật
Bản chi trả phần chủ yếu cho những chi phí hoạt động liên quan đến sự
hiện diện của Hoa Kỳ ở Nhật Bản.12
Trong thời gian Chiến tranh lạnh, mối quan tâm an ninh của Nhật
Ban là làm sao gắn chặt với lợi ích và sự che chở của Hoa Kỳ. Trong quan
hệ với các nước khác, Nhật Bản tập trung chủ yếu vào những vấn đề kinh
tễ. Trong bối cảnh đó, vào cuối những năm 1970, giới ngoại giao Nhật

1 McDougall, The International Politics of the New Asia-Pacific, CO:Lynne Rienner, Boulder,
1997, p.66-71.
2 Y.lwanmoto and S.Edirippulige, "Japan's response to the war against terrorism", in: New
Zealand International Review, 27(2002), p.ll.
bương IV. Nhật Bản và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 103

ỉản bắt đẩu đưa ra ý tưởng làm sao phần biệt chính sách đối ngoại của
<ỉhât Bản với các quốc gia khác thông qua khái niệm “An ninh toàn
liện”. An ninh toàn diện là một cố gắng lớn nhằm mở rộng cơ sở của an
linh quốc gia vượt lên trên giới hạn trong lĩnh vực quân sự. Ở Nhật Bản,
in ninh tài nguyên bao gồm năng lượng và nguyên liệu thô đến tù nước
Ìgoài và cả những điểu khoản liên quan dến hỗ trợ nước ngoài với tư
:ách là một phần giúp tăng trưởng kinh tế và ổn định khu vực và như vậy
lảo đảm nguôn nguyên liệu ổn định. Quan điểm này là sự chuyển hóa
liệu quả ý tưởng từ nhu cầu kinh tế sang chính sách đối ngoại. Ý tưởng
in ninh toàn diện cũng cho phép Nhật Bản hợp thức hóa vai trò khu vực
/à quốc tế của mình. Bằng cách xây dựng sự phụ thuộc kinh tế của khu
/ực, thông qua đầu tư, chuyển giao công nghệ và thương mại, Nhật Bản
iã có thể cải thiện dược hình ảnh của mình trong con mắt cộng đồng
]UỐC tế, giúp cho sự ổn định và an ninh khu vực được tăng cường. Đồng
:hời, mức độ dóng góp tài chính của Nhật Bản cho Liên Hợp Quốc chỉ
ỉứng thứ hai sau Hoa Kỳ, cũng báo hiệu cam kết mạnh mẽ của nước này
ỉối với sự nghiệp hòa bình và an ninh thế giới. Liên quan đến vấn để này,
Nhật Bản luôn luôn theo đuổi một vị trí trong Hội đổng Bảo an Liên hợp
ỊUỐC, nhưng ít được ủng hộ và khó thành công vì những vấn đê' lịch sử và
:ác ràng buộc quốc tế khác. Mặc dù Nhật Bản vẩn tiếp tục dựa vào ô an
linh của Hoa Kỳ với tư cách là đồng minh thân cận, nhưng nước này đã
:hay đổi được phẩn nào hình ành về một nước Nhật dân chủ, tự do trong
:ác vấn dề quốc tế. Như một đại diện Bộ Ngoại giao Nhật Bản có nhận
cét, nước Nhật hậu chiến đã tự xác định mình là một quốc gia văn hóa
:heo đuổi những nguyên tắc tự do, dần chủ và hòa bình, nhưng đó chì là
ihững nguyên tắc có tính chất bề ngoài, còn mục tiêu nền tảng là tập trung
:oàn bộ sức lực cho sự tăng trưởng kinh tế.

4.3. Nhật Bản và khu vực châu Á-Thái Bình Dương từ sau
Chiến tranh lạnh

Sự ưu tiên cho ngoại giao kinh tế được phân biệt một cách rất rõ
ràng trong quan hệ của Nhật Bản với Trung Quốc. Thái độ chống cộng
sản quyết liệt của Nhật Bản là nguyên tắc thường xuyên nhưng chủ yếu
104 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

là hướng về Liên Xô, chứ không phải Trung Quốc. Năm 1951, Thủ
tướng Nhật Bản Yoshida đã tuyên bố một cách rõ ràng: “Đỏ hay trắng,
Trung Quốc vẫn sẽ là hàng xóm sát nách của chúng ta. Địa lý và các luật
lệ kinh tế vể lâu dài sẽ đánh bại mọi sự khác biệt vê' hệ tư tưởng”1. Hiện
nay mặc dù có một sự vận động hành lang mạnh mẽ ủng hộ Trung
Quốc trong giới kinh doanh, hành chính và chính trị gia, nhưng quan
hệ giữa hai bên vẫn tiềm ẩn những xung đột vì quan hệ của Nhật với
Đài Loan và với Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, vì tách bạch chính trị khỏi kinh tế
và thực ra là vì lợi ích của cả hai mà Nhật Bản vẫn giữ được một mức độ
buôn bán nhất định với Trung Quốc. Tạm thời gạt sang bên những
hiểm khích và sự thù địch, các mối quan tâm vể thị trường, nguồn
nguyên liệu thô và chuyển giao công nghệ vẫn giúp hai nước có quan hệ
làm ăn với nhau. Nhật Bản chỉ có sự điều chỉnh quan hệ chính trị với
I rung Quốc khi nhận thấy Hoa Kỳ quyết định làm như vậy. Tháng 9
năm 1972, chỉ sau khi Hoa Kỳ và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ,
Nhật Bản mới ký thông cáo chung công nhận Cộng hòa Nhân dân
I rung Hoa là chính phủ hợp pháp trên toàn bộ đất nước Trung Quốc
và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan. Mặc cho Nhật Bản tiếp tục
quan hệ với Hoa Kỳ, mặc cho hai bên có tranh chấp lãnh thổ và việc
ĩ rung Quốc thú nhận thử vũ khí hạt nhân năm 1995, kinh tế vẫn là xu
hướng chủ đạo trong quan hệ giữa hai nước. Quan hệ hai nước dã phát
triển hết sức phong phú, đặc biệt từ nhũng năm 1980 khi Trung Quốc
tuyên bố xây dựng nến kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. Sự gần gũi
trong quan hệ giữa hai bên được thể hiện qua phản ứng của Nhật Bản
dõi với vụ Quảng trường Thiên An Món năm 1989 khi phong trào đòi
dân chủ của sinh viên Trung Quốc bị chính phủ đàn áp dã man. Hậu
quả của vụ việc này là Trung Quốc bị cô lập trên trường quốc tế, bị lên
án và phải đối mặt với sự trừng phạt ngoại giao và kinh tế. Nhật Bản đã
là nước dẩu tiên nối lại sự trợ giúp cho Trung Quốc và là nước G-7 đẩu
tiên có nguyên thủ đi thăm Trung Quốc sau vụ thảm sát ở quảng trường
Thiên An Môn. Lợi ích kinh tế của Nhật Bản ở Trung Quốc rất lớn, có
đến hàng chục tỷ đô la Mỹ vốn FDI được rót vào Trung Quốc.12

1 Trích theo W.Mendl, Japan's Asia Policy, Routledge, London 1995, p.78.
2 W.Mendl, sdd, p.85-87.
Chương IV. Nhật Bản và khu vực châu A - Thái Bình Dương 105

Nhật Bản cũng mở rộng mối quan tâm của họ bằng cách phát triển
quan hệ vối các nển kinh tế khác của Đông Nam Á trong những nàm
1960-1970. Các mối quan hệ được tăng mạnh mẽ từ giữa những năm 1980
trở đi. Chiến lược này được sự ủng hộ rộng rãi của Hoa Kỳ, quốc gia ngay
từ những năm 1950 đã thừa nhận tẵm quan trọng của Đông Nam Á đối
với sự khôi phục kinh tế của Nhật Bản. Như một học giả nhận xét,
“Washington tăng cường một sự phân chia kinh tế tay ba giữa Hoa Kỳ,
Nhật Bản và Đông Nam Á trong đó Hoa Kỳ sẽ cung cấp công nghệ cao và
tài chính, Nhật làm nhiệm vụ trung chuyển và các mặt hàng tiêu dùng, còn
Đông Nam Á thì lo nguyên liệu thô và năng lượng”1. Sự cởi mở như vậy
đối với lợi ích Nhật Bản nằm ở một logic an nứìh được định đoạt bởi
Chiến tranh lạnh. Theo một báo cáo năm 1952 của Bộ chỉ huy liên quân
thì Hoa Kỳ phải tính đến sự phụ thuộc của Nhật Bản vào Đông Nam Á
cho sự phát triển kinh tế của họ và...sự mất Đông Nam Á vào thế giới
phương Tây hầu như chắc chắn sẽ buộc Nhật Bản phải điếu chình để thích
nghi với khu vực bị kiểm soát bởi cộng sản ở châu Á.
Có một số nhân tố thúc đẩy Nhật Bản tìm kiếm vai trò tích cực hơn
trong khu vực vào giữa những năm 1970. Thứ nhất, đó là sự vượt trội
kinh tế của Nhật Bản trong khu vực, thể hiện trong dòng xuất khẩu ào ạt,
tạo ra phản ứng dân tộc dữ dội ở một số nước Đông Nam Á vào đầu
những năm 1970. Bạo động và tẩy chay chống sự nhập khẩu từ Nhật Bản
diễn ra ở Thái Lan và Indonesia. Nhận thấy ngoại giao kinh tế riêng thôi
không dủ để duy trì quan hệ tốt đẹp với khu vực, Nhật Bản đã bắt tay vào
một chiến dịch ngoại giao mới với các nước láng giếng châu Á.
Thứ hai, với sự thay dổi của cấu trúc quyền lực khu vực khi Hoa Kỳ
chịu thất bại ở Việt Nam và các nước Đông Dương giành thắng lợi
trong cuộc đấu tranh giành dộc lập, Nhật Bản buộc phải suy nghĩ lại vê'
vị trí của mình.
Sau khi giành được vị trí Thủ tướng Nhật Bản vào năm 1977, Takeo
Fukuda dã nhanh chóng xác định lại những mục tiêu trong chính sách
đối ngoại cùa Nhật Bản và tái khởi dộng chủ nghĩa hòa bình Nhật Bản

1 w.Nester, Japan and the Third World: Patterns, Power, Prospects, macmillan, Basingstoke,
1992, p.121.
106 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

khi phải đối diện với thực tế là Hoa Kỳ rút khỏi Đông Nam Á. Tháng 8
năm 1977, Fukuda đã đưa ra tài liệu được biết đến với cái tên Học thuyết
Fukuda. Nội dung cơ bản của học thuyết Fukuda có thể tóm tắt như sau:
- Thứ nhát, Nhật Bản cam kết thực hiện đường lối hòa bình và
khẳng định sẽ không đóng bất cứ một vai trò quân sự nào trong khu vực
- Thứ hai, Nhật Bản bày tỏ mong muốn được hợp tác với ASEAN vì
một sự hiểu biết chân thành giữa Nhật Bản và Đông Nam Á trên tất cả
các lĩnh vực chính trị, kinh tế và văn hóa.
- Thứ ba, Nhật Bản cam kết tăng cường thúc đẩy quan hệ với các
nước Đông Dương trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau.
Học thuyết Fukuda đã có vai trò quan trọng trong việc dưa ra một
chinh sach can dự khu vực hiệu quả, tạo ra nển tảng cho việc xuất hiện
các móì liên hệ phụ thuộc giữa Nhật Bản và khu vực. Trong những năm
tiếp theo, dòng chảy hỗ trợ kinh tế và FDI từ Nhật Bản vào Đông Nam Á
còn tiếp tục tăng mạnh.
Váo những năm 1980, ý tưởng vế “mô hình đàn ngỗng bay” (the
flying-geese model), được các công ty Nhật Bản quảng bá, theo đó Nhật
Ban là con ngồng đầu đàn, tiếp theo là các nước công nghiệp mới hàng
đầu, rối đến các nước công nghiệp mới hàng thứ hai. Trung Quốc cũng
quan sat một each thận trọng và kỹ lưỡng những diễn biến trong quan hệ
giữa Nhật Bản và khu vực và cũng buộc phải điều chỉnh chiến lược của
mình nhằm cạnh tranh ảnh hưởng ở khu vực Đông Nam Á. Theo mô
hình này, các nước NICs đã chứng kiến sự tảng trưởng kinh tế ngoạn
mục nhanh hơn ở bất cứ nơi nào trên thế giới. Các nước này đã nắm lấy
thời cơ xây dựng các ngành công nghiệp mới và liên tục cải tiến khả năng
công nghệ của họ trong những điếu kiện có thể. Họ đã thực hiện tất cả
công việc này phần lớn thông qua một chiến lược kết hợp giữa chính
sách nội tại, sự hướng dẫn và đầu tư trực tiếp của Nhật Bản và hỗ trợ
phat tnén chính thức của Nhật gắn liền với hàng hóa và dịch vụ Nhật
Bản. Nhật Bản được coi là quyến lực kinh tế vượt trội ở khu vực châu Á
đang tìm cách đưa các nước khác vào chiến lược xuất khẩu và tăng
trưởng toàn cầu của mình. Nhật Bản đã trở thành bá chủ kinh tế khu vực,
có khả năng định hình môi trường kinh tế khu vực và bằng sức mạnh của
Chương IV. Nhật Bản và khu vực châu Â-Thái Bình Dương 107

mình có khả năng chiến thắng các quốc gia khác cho chiến lược xây dựng
một liên minh kinh tế khu vực của mình. Trong quá trình mở rộng đấu
tư trực tiếp nước ngoài vào một số nước, Nhật Bản đã đẽ cập đến vấn đễ
phân công lao động khu vực. Nhật Bản đã sắp đặt một cách có chọn lọc
các xí nghiệp sản xuất, các nhà máy lắp ráp v.v... và đã hội nhập các cơ sở
này vào một quá trình sản xuất rộng khắp toàn khu vực. Theo một số
nghiên cứu, Nhật Bản đã sử dụng liên minh sản xuất khu vực của mình
như là một cơ sở dể xuất khẩu sang Hoa Kỳ và châu Âu. Chính điều này
đã có một lợi thế giảm thặng dư thương mại gây tranh cãi của Nhật Bản.
FDI ở châu Á cho phép Nhật Bản bước vào những thị trường mới bằng
cách nhảy qua hàng rào thương mại. Chiến lược của Nhật Bản đã dẫn
đến một số thay đổi đáng kể trong lĩnh vực thương mại. Trong khi Hoa
Kỳ vẫn tiếp tục là một thị trường chủ yếu, sự đa dạng các đối tác xuất
nhập khẩu dã giảm bớt sự phụ thuộc chiến lược của Nhật vào Hoa Kỳ.

4.4. Thách thức và triển vọng của Nhật Bản ở khu vực châu Á-Thái
Bình Dương

Với sự kiện Chiến tranh lạnh chấm dửt, Thủ tướng Nhật Bản Kaifu
Toshiki nhận định rằng một trang sử mới với đối thoại và hợp tác thay
cho đấu đạn hạt nhân và xe tăng đã đến, Nhật Bản có cả cơ hội và trách
nhiệm dể áp dụng sức mạnh kinh tế và công nghệ, cùng với vô số kinh
nghiệm và khả năng sáng tạo của mình, để xây dựng một khuôn khổ mới
cho quan hệ quốc tế.
Tuy nhiên, thực tế lại không đơn giản như vậy. Chủ nghĩa lạc quan
vẽ một trật tự thế giới mới dựa trên những nguyên tắc của chủ nghĩa
quốc tế tự do, sự phụ thuộc kinh tế và đối thoại có lý trí dã bị tiêu tan vì
những sự kiện xảy ra tiếp theo đó. Quyển lực quân sự vẫn tiếp tục là hợp
phần trong việc quyết định ai được gì, bao giờ và như thế nào trong hệ
thống quốc tế. Đối mặt với thực tế đó, Nhật Bản đã cố gắng định hướng
chiến lược mới trong đó có tính đến môi trường an ninh hiện thực mà họ
nhận thấy bị lôi kéo vào, nhưng đồng thời thúc đẩy những yếu tố của một
chính sách đối ngoại tự do dựa trên cơ sở xây dựng các thề chế đa
phương, thương mại và các hoạt động ngoại giao thông qua Liên hợp
108 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

quốc. Sách Xanh Ngoại giao Nhật Bản (Japanese Diplomatic Bluebook)
xuất bản năm 2002 đả giải thích ba trụ cột trong chính sách đối ngoại của
Nhật Bản bao gốm duy trì liên minh Mỹ-Nhật, từng bước xây dựng khả
năng phòng thủ của Nhật và hướng tới xây dựng nển hòa bình và ổn
định trên thế giới.1 Sách Xanh cũng vẽ lên bức tranh về một kiến trúc an
ninh châu Á-Thái Bình Dương không thay đổi được xây dựng trên chù
nghĩa song phương của Hoa Kỳ, trong khi cũng thừa nhận sự xuất hiện
của một khuôn khổ đa phương mới xung quanh Diễn đàn Khu vực
ASEAN (ARF) và các thực thể khác. Điểu đặc biệt ở đây là mặc dù một
thập kỷ đã trôi qua kể từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, định hướng cơ
bản của Nhật Bản vê' quốc phòng và an ninh thay đổi rất ít, kể cả quan
niệm về các mối đe dọa. Chính sách đối ngoại của Nhật Bản phản ánh
nhận thức vể một môi trường vô chính phủ của các quyển lực cạnh tranh
với nhau. Sự lo sợ về một Trung Quốc đang trỗi dậy và mối quan tâm vê'
tham vọng hạt nhân của “quốc gia bất hảo” Bắc Triều Tiên đã làm sống
lại tình trạng tiến thoái lưỡng nan về an ninh của Nhật Bản và ủng hộ
cho tầm quan trọng của quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ. Những sự kiện
này trở nên trầm trọng hơn khi chúng xảy ra trong một môi trường an
ninh thay đổi. Cấu trúc cơ bản của Chiến tranh lạnh đã vượt lên trên các
mối thù địch và mâu thuẫn khu vực vì sự cân bằng quyển lực được duy
trì bởi hai siêu cường đã buộc các chủ thể khu vực chấp nhận trật tự thế
giới. Với việc trật tự thế giới này chấm dứt, cầu hỏi vẫn được dặt ra là liệu
sự vượt trội của Hoa Kỳ sẽ đủ khả năng để duy trì trật tự hoặc liệu sẽ xuất
hiện một chủ thể nào đó phá vỡ trật tự. Lúc dó, môi trường an ninh của
Nhật Bản sẽ có đặc điểm khó đoán dịnh. Liên quan đến Trung Quốc,
mặc dù có định hưởng cơ bản là giúp đỡ Trung Quốc thông qua việc ủng
hộ quá trình cải tổ ở nước này, nhưng ở một cấp độ khác, Nhật Bản có
thể phải đối mặt với sự trỗi dậy của một quyển lực đe dọa sự bá quyền
khu vực của mình. Ngoài ra, những kế hoạch vê' Đài Loan của Trung
Quốc và mức độ mà những kế hoạch đó dạt được thông qua tình trạng
bất phân thắng bại có thể lói kéo Nhật Bản, vói tư cách là đồng minh của
Mỹ, vào một cuộc xung đột khu vực.

1 Ministry of Foreign Affairs of Japan, The Diplomatic Bluebook, Ministry of Foreign Affairs
of Japan. Online. Xem http://www.mofa.go.jp/policy/other/bluebook/2002/
Chương IV. Nhật Bàn và khu vực châu A - Thái Bình Dương 109

Liên quan đến Bắc Triều Tiên, ở đó dường như không có sự đe dọa
túc thì lởn hơn đối với an ninh của Nhật Bản. Mặc cho các cuộc đàm
phán kéo dài hàng thập kỷ và những cố gắng ngoại giao nhằm đưa Bắc
Triều l iên vào quỹ đạo quan hệ quốc tế (với Nhật bản đóng vai trò trung
tâm cùng với Trung Quốc, Hoa Kỳ và Hàn Quốc), Bắc Triều Tiên vẫn
nằm ngoài quỹ đạo do Mỹ dẫn dắt và thường xuyên đe dọa phá vỡ tiến
trình đó. Năm 1998, Bắc Triểu Tiên đã phóng thử tên lửa ngang qua
Nhật Bản, phô trương khả năng tấn công của mình. Năm 2003, quyết
định cùa Bắc Triều Tiên rút khỏi Hiệp ước cấm phổ biến vũ khí hạt nhân
(TNP) và tuyên bố sở hữu chương trình phát triển vũ khí hạt nhân đã làm
căng thẳng thêm tình trạng lưỡng nan an ninh mà Nhật Bản đang phải đối
mặt. Trước tình hình đó, các cơ sở phòng thủ của Nhật Bản đếu sẵn sàng
chạm trán với bất cứ mối đe dọa tiềm tàng nào từ Bắc Triều Tiên và điều
này được chứng minh bằng việc Nhật Bản tuyên bố ủng hộ Chương trình
phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ (TMD). Những chương trình như thế có vẻ
nhằm vào Bắc Triều Tiên, nhưng củng có thể cho rằng nó nhằm mục đích
trung lập hóa kho hạt nhân của Trung Quốc, đã tiếp tục làm cho Nhật Bản
chìm sâu vào vòng xoáy của môi trường an ninh hiện thực vì TMD có thể
dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang căng thẳng.
Vào những năm 1980, Nhật Bản đã bắt đầu tăng cường vai trò của
mình trong liên minh với Hoa Kỳ. Bắt đầu từ thiên niên kỷ mới, Nhật
Bản một lẩn nữa lại thể hiện vai trò này mạnh hơn bằng phản ứng của
mình trước sự kiện 11/9. Đây là quá trình dài trải qua nhiêu giai đoạn.
Đó là điểu luật tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc
năm 1992 (được bổ sung và điều chỉnh năm 1998 và 2001), Nguyên tắc
chỉ đạo được đàm phán năm 1996 và ban hành năm 1999, một hợp tác
nghiên cứu vê' TMD với Hoa Kỳ và Đạo luật chống khủng bố mới. Sau
đó, những thay đổi này còn được bổ sung bằng việc cho phép Nhật Bản
mua sắm vũ khí hạng nặng và có vai trò bên ngoài lãnh thổ cùa mình.
Trên thực tế, Nhật Bản đã thay đổi đường lối của Yoshida trước đây,
hướng tới sự can thiệp quân sự trong các hoạt động quốc tế. Giữa năm
2003, Nhật Bản đã thông qua một đạo luật đặc biệt gây nhiễu tranh cãi,
theo đó Nhật Bản được cử hơn 1.000 quân tới những khu vực không có
chiến sự ở Iraq đến hỗ trợ cho Hoa Kỳ và các đồng minh. Đạo luật có
110 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TỂ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯƠNg

hiệu lực trong 4 năm cho phép lực lượng tự vệ (SDF) được trợ giúp nhân
đạo, hậu cẩn và an ninh. Cuối năm 2003, quân đội vẫn chưa tham gia Các
hoạt động ở Iraq vì vẫn không định nghĩa được thế nào là khu vực khôỉig
có chiến sự vì ở đó chiến tranh du kích là phổ biến. Mặc cho các cuộc
thảo luận vẫn chưa chấm dứt, Thủ tướng Koizumi vẫn ra tín hiệu mong
muốn gửi quân đội tham gia. Hiện tại ở Nhật Bản vần đang phải diễn ra
các cuộc tranh luận về Hiến pháp. Nếu cứ chiếu theo điểu 9 thì lực lượng
dân phòng của Nhật đã vượt quá quy định rồi. Rõ ràng ở Nhật Bản đang
tồn tại những thế lực chính trị muốn tìm cách xem lại điều 9 của Hiển
pháp dể Nhật Bản có thể chấm dứt sự “không bình thường” của mình.
Đối với lực lượng bảo thủ, họ mong muốn một sự thay đổi Hiến pháp vì
như vậy sẽ thuận lợi hơn trong việc gửi lực lượng tự vệ ra nước ngoài làm
nhiệm vụ.
Cuộc thảo luận về Hiến pháp thường không đem lại kết quả, nên
mâu thuẫn ngày càng gia tăng. Vì thế có một nhóm tinh hoa trong các
đàng phái chính trị, hành chính và quốc phòng đã tìm cách đoạn tuyệt
hẳn với đường lối của Yoshida. Năm 2001, chính phủ thành lập một ửy
ban Xem xét Hiến pháp để nghiên cứu những điều sửa đổi có thể. Đẩu
nảm 2003, ủy ban này đệ trình một bản báo cáo nghiên cứu một số khả
nàng. Phẩn lớn đểu thừa nhận rằng việc xem xét lại điểu 9 có thể dẫn đến
một cuộc khủng hoảng khu vực, thậm chí là cả với các đổng minh, bởi vì
cac nước sẽ xem sự điểu chỉnh này là sự khởi đầu của kỷ nguyên mới của
chù nghía đé quốc Nhật Bản. Với phân tích này và thực tế là việc sửa đổi
Hiến pháp đòi hỏi sự đổng ý của hai phẩn ba quốc hội và cả trưng cầu
dản ý nữa, nên sửa đổi Hiến pháp là điều khó có thể xảy ra trong tương
lai gần. Ngoài ra, cũng còn những bộ phận thuộc tầng lớp tinh hoa tiếp
tục giữ quan điểm đường lối thực dụng. Mặc dù vậy, sự bất ổn ngày một
tăng ở Bắc Triều Tiên và quan hệ căng thẳng với Trung Quốc có thể dẫn
đến những thay đổi nhanh hơn dự kiến nhằm hướng tới “sự bình thường
hóa . Thu tướng Koizumi đã lợi dụng việc Nhật Bản tham gia trong
' cuộc chiến tranh chống khủng bổ” để một lẩn nữa nhấn mạnh sự cấn
thiết phải sưa đối điếu 9 của hiến pháp. Một sự thay đổi rất đáng quan
tâm đo là năm 2007 Lực lượng tự phòng vệ đã được chuyển thành Bộ
Quốc phòng Nhật Bản.
Chương IV. Nhật Bản và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 111

Song song với nhấn mạnh liên minh Mỹ - Nhật, bắt đầu từ những
năm 1990, Nhật Bản cũng ngày càng quan tâm đến những sáng kiến đa
phương. Nhật Bản không chỉ tham gia vào các chiến dịch gìn giữ hòa
bình của Liên hợp quốc mà còn tìm cách cải thiện môi trường an ninh
của mình thông qua việc ủng hộ diễn đàn an ninh khu vực, đặc biệt là
ARF. Việc tham gia của Nhật Bản được thể hiện bằng những diễn đạt
mềm mại truyến thống trong các văn kiện chính thức. Đó là mong muốn
xây dựng một cơ chế minh bạch để chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu
biết và tin cậy lẩn nhau giữa các quốc gia. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn
kết luận rằng, trong thực tế, thay vì tất cả những lời lẽ hùng biện cho chủ
nghĩa đa phương ở Nhật Bản, đặc trưng nổi bật nhất của kỷ nguyên hậu
Chiến tranh lạnh vẫn là sự tin cậy đến cứng nhắc của Nhật Bản đối với
Hoa Kỳ, tương phản với ý định tạm thời về chủ nghĩa đa phương an ninh và
chủ nghĩa quốc tế tự do trong Liên hợp quốc.
Ngày 15/9/2009, Đảng Dân chủ Nhật Bản (DPJ) bất ngờ giành thắng
lợi trong cuộc bầu cử quốc hội, chấm dứt sự cẩm quyển gẩn 50 nám của
Đảng Dân chủ Tự do (LDP). Đây là sự kiện trọng đại mở ra một giai
đoạn mới trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Thủ tướng mới lên
cẩm quyền Yukio Hatoyama đã tuyên bố thực hiện “chính sách đối ngoại
chủ động”, độc lập với Hoa Kỳ, hướng vê' chầu Á, giải quyết tranh chấp
biên giới với Nga và rà soát lại chính sách ODA.
Đặc biệt, lần đầu tiên, Nhật Bản đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc tới
các sáng kiến da phương của khu vực. Nhật Bản chủ trương ủng hộ ý
tưởng xây dựng Cộng đồng Đông Á, trong đó Nhật Bản đóng vai trò
quan trọng cùng với Trung Quốc. Cộng đồng Đông Á sẽ trở thành một
chù thể quan trọng trên trường quốc tế như một quyền lực đáng tin cậy,
nhờ vào sự lãnh dạo của Nhật Bản và sự tác động tích cực của Trung
Quốc trong các vấn để của khu vực. Nhân dịp này ông Hatoyama cũng
đưa ra chiến lược 10 năm của DPJ, với mục tiêu bao trùm là tăng cường
ngoại giao châu Á - tập trung vào Trung Quốc và Hàn Quốc, hợp tác với
các nước châu Á trong bối cảnh cộng đồng quốc tế, hợp tác khung với
khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong năng lượng, thương mại và các
vấn đề môi trường. Phương châm hoạt động của Nhật Bản vẫn là sống
hòa hợp với châu Á và thế giới.
112 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TỂ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Nhằm cụ thể hóa mục tiêu trên, Nhật Bản trong 10 năm tới xác định
ba nội dung cơ bản trong chính sách đối ngoại của mình là xây dựng hòa
bình và thịnh vượng cho châu Ă, tái xác định mối quan hệ chiến lược với
Hoa Kỳ, giữ gìn hòa bình và ổn định thế giới. Phương thức mà Nhật Bản
dùng để thực hiện những mục tiêu và nội dung này không có gì khác
ngoài quyển lực mếm của Nhật Bản. Đó sẽ là sức cuốn hút và lòng tin vào
một xã hội đậm đà vãn hóa, công nghệ cao, ảnh hưởng kinh tế và tư
tưởng minh triết. Để làm được điểu này, một loạt các biện pháp cụ thể sẽ
được thực hiện. Ví dụ tối thiểu 20% nhân viên ngoại giao tại các đại sứ
quán Nhật Bản ở nước ngoài không được là công chức mà phải là chuyên
gia như học giả, đại diện các quỹ NGO, lãnh đạo chính quyền địa phương
và các cựu nghị sỹ.
Tuy nhiên, như nói ở phần đẩu, Nhật Bản vẫn là một ẩn số. Sự chấm
dứt nhanh chóng của chính quyển Hatoyama bằng chính quyển của Thủ
tướng Naoto Kan làm cho sự đánh giá vê' chính sách đối ngoại của Nhật
Bản một lần nữa lại bị gián đoạn. Hiện tại, các học giả chuyên vê' Nhật
Bản đang đưa ra lời đê' nghị hợp tác nghiên cứu để tìm lời giải đáp cho ẩn
số Nhật Bản trong kỷ nguyên hậu Chiến tranh lạnh. Đối với các nhà
nghiên cứu, không có một quan điểm lý thuyết nào có thể bao quát được
hết những hành động phức tạp, mâu thuẫn và đa dạng của Nhật Bản trên
khắp các lĩnh vực từ kinh tế đến an ninh, cũng không có lý thuyết nào
bao trùm được tất cả các cấp độ mà ở đó một quốc gia và các quốc gia
khác tương tác với nhau, cũng như không xác định được tẩm quan trọng
tương đối của cẫu trúc và các bộ phận.
Từ góc độ lý thuyết, câu hỏi quan trọng nhất liên quan đến quan
điểm của chủ nghĩa tần hiện thực, giả dụ trong điều kiện vô chính phủ, là
liệu Nhật Bản sẽ theo đuổi một cách cơ bản quá trình “bình thường hóa”
của mình bao gốm cả việc sản xuất vũ khí nguyên tử. Ngay sau khi Chiến
tranh lạnh chấm dứt, Kenneth Waltz, một đại diện của trường phái này
đã viết:
“Đối với một đất nước việc lựa chọn không trở thành một cường
quốc là một vấn đê' không bình thường vê' mặt cấu trúc. Vì lý do đó,
không lựa chọn là chuyện khó kìm được. Sớm hơn hoặc muộn hơn,
Chương IV. Nhật Bản và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 113

thông thường là sớm hơn, địa vị quốc tế của những nước đó sẽ tăng lên
cùng với nguồn lực vật chất của họ. Các nước có tiềm năng kinh tế lớn sẽ
trở thành các cường quốc, cho dù miễn cưỡng hay không. Nhật Bản và
Đức phải ‘ngồi chiếu dưới” các cường quốc nguyên tử khác bao lâu nữa
trong khi phải tự từ chối những năng lực tương tự”*
1.
Từ quan điểm của CNHT, người ta lập luận rằng sự phát triển này
đại diện cho xu hướng "bình thường . Nhật Bản có thể cuối cùng sẽ thay
đổi quyển lực không được hiện thực hóa của mình.2 Đối với chủ nghĩa
tán hiện thực, hành vi của Nhật Bản là hoàn toàn bình thường trong môi
trướng an ninh không chắc chắn hiện nay. Thông qua sự phát triển theo
bễ sâu liên minh với Hoa Kỳ, Nhật Bản đang làm nhũng điều mà tất cả
các nươc đéu làm, cân bằng với cường quốc thù địch tiềm năng và lôi kéo
sự úng hộ đỏi với bá quyển Hoa Kỳ. Thêm vào nữa, sự mở rộng vai trò
của Lực lượng phòng vệ được coi là bằng chứng của chiến lược kinh điển
tự cứu mình trong những điều kiện thúc bách đặc biệt mà Nhật Bản phải
đối mặt. Những lời kêu gọi ở Nhật Bản trong số những người dân tộc chủ
nghĩa cánh tả cho sự tái vũ trang để tương xứng với sức mạnh kinh tế đã
củng cố thêm lập luận của chủ nghĩa hiện thực.
Đối với chủ nghĩa tự do, vai trò tăng lên của Nhật Bản trong các sứ
mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc có thể được phân tích như là
một biểu hiện đáng mừng của Nhật Bản trong việc tham gia vào những
thể chẽ mới xuát hiện của an ninh thế giới dưới sự lãnh đạo “bá quyên tự
do” của Hoa Kỳ. Mặc dù thận trọng, nhưng Nhật Bản có thể cuối cùng sẽ
đi theo hướng tham gia trực tiếp vào an ninh tập thể. Đối với chủ nghĩa
tự do, sự tham gia đếu đặn của Nhật Bản vào những hoạt động của Liên
hợp quốc phản ánh một mối quan ngại vĩnh viễn với chủ nghĩa quốc tế
và sự phát triển của luật quốc tế. Việc Nhật Bản thông qua Nghị định thư
Kyoto cũng dược xem là biểu hiện của chủ nghĩa quốc tế. Ngoài ra,

1 K Waltz, "The emerging structure of international politics", in: International Security


18(1993), p.66.
1 Thing 8 năm 2014, Nhật Bản đã xem xét lại Hiến pháp và thông qua chiến lược "phòng vệ
táp thế", cho phép các lực lượng quân sự Nhật Bản được hợp tác vói các quốc gia đóng
minh hoặc có quan hệ thân thiện khi bị một nước thứ ba tân công đế bào vệ lợi ích cùa đất
nước và công dân Nhật Bản.
114 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU A - THÁI B1NH DƯƠNG

những theo đuổi của đa phương cũng được hiểu theo nghĩa chủ nghĩa the
chế tự do. Bằng cách ủng hộ ARF, Nhật Bản được coi là tham gia vào một
thể chế an ninh khu vực mới xuất hiện với khả năng tạo ra những hình
thức mới của một trật tự ít phụ thuộc vào quyển lực và tự cứu mình, mà
dựa vào sự hợp tác. Với nghĩa đó, Nhật Bản là một quốc gia điển hình, tự
vệ vê' quần sự, một người đóng góp chủ yếu cho quản trị toàn cầu thông
qua nguồn ngân sách đáng kể cho Liên hợp quốc và các chương trình
ODA của mình. Trong khi thừa nhận lợi ích quốc gia mà Nhật Bản theo
đuổi trong tất cả các lĩnh vực này, đối với chủ nghĩa tự do, logic của việc
xây dựng thể chế gắn Nhật Bản vào quan điểm quốc tế tự do ủng hộ
thương mại và hòa bình quốc tế. Sách Xanh Ngoại giao 2002 lưu ý: “Hòa
bình và thịnh vượng của Nhật Bản chắc chắn gắn liền với hòa bình và
thịnh vượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương và của thế giới”.
Từ quan điểm của chủ nghĩa cấp tiến, sự thất bại của Nhật Bản trong
việc cân bằng quyền lực của Hoa Kỳ và sự tiếp tục ưu tiên tăng cường cho
sức mạnh Hoa Kỳ trong khu vực cho thấy một cấu trúc của bá quyền do
Hoa Kỳ lãnh đạo vẫn hiện diện. Nhật Bản nhìn thấy cơ hội tốt nhất để
tăng lợi ích tư bản của mình bằng cách hoạt động trong vòng bá quyền
của Hoa Kỳ. Rốt cuộc là Nhật Bản được hưởng lợi ích nước đôi của tăng
trưởng kinh tế và thâm nhập những thị trường quan trọng cùng bộ máy
an ninh Hoa Kỳ. Theo quan điểm này, Nhật Bản tổn tại trong một hệ
thống quốc tế có cấu trúc trong đó luật chơi do bá quyến Hoa Kỳ sắp đặt.

Câu hỏi ôn tập

1. Con đường mở cửa, hiện đại hóa của Nhật Bản có đặc điểm gì?
2. Chính sách của Nhật Bản giai đoạn Chiến tranh lạnh có những nội dung
cơ bản nào?
3. Sách Xanh Ngoại giao Nhật Bản năm 2002 có những nội dung chính nào?
4. Những thách thức chính trong chính sách châu Á-Thái Bình Dương của
Nhật từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt là gì?
chương V
LIÊN BANG NGA VÀ CHÂU Á -
THÁI BÌNH DƯƠNG

* Yêu cẩu: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải nắm được:
- VỊ trí và vai trò của Liên bang Nga trong nến chính trị thế giới
- Đặc trưng chính sách châu Á-Thái Bình Dương của Liên bang Nga
- Những thách thức của Liên bang Nga ở khu vực châu Á-
Thái Bỉnh Dương

5.1. Khái quát về Liên bang Nga

Ngay cả sau khi Liên Xô tan rã, với diện tích hơn 17 triệu km2, Liên
bang Nga vẫn là nước có diện tích lớn nhất thế giới, trải rộng trên hai lục
địa Âu - Á. Với tư cách là người kế tục Liên bang Xô Viết, nước Nga phải
đối mặt với nhiều vấn đế nan giải, trong đó câu hỏi quan trọng nhất là
làm sao khôi phục được vị trí siêu cường của Liên Xô trước dây. Trong
thời kỳ đầu, chính quyển của Tổng thống B. Elsin đã thi hành chính sách
đối ngoại “định hướng Đại Tây Dương”, chù trương đẩy mạnh quan hệ
116 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNg

hợp tác với Hoa Kỳ và phương Tây nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ của phươhg
Tây để nhanh chóng phục hổi và phát triển đất nước. Tuy vậy, chiến lược
này đã không đạt được mục đích và chỉ thu được một số thành công ít ỏi
mà đáng kể nhất là bình thường hóa và thiết lập quan hệ với nhóm Cúc
nước công nghiệp phát triển nhất (G7), Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế (OECD). Có thể nói, chiến lược “định hướng Đại Tây Dương” dã
thất bại. Nền kinh tế Nga vẫn lâm vào khủng hoảng, mà nguyên nhân
chủ yếu là do các biện pháp cải cách không phù hợp, nạn tham nhũng Và
một phẩn do những khoản tín dụng nhỏ giọt cũng như sự giúp đỡ nùa
vời của phương Tây. Rõ ràng là phương Tây có chính sách hai mặt: vừa
không muốn một nước Nga hùng mạnh, vừa không muốn nó sụp đổ.
Nến kinh tế khủng hoảng, xã hội rối loạn đã làm gia tăng sự bất bình và
các cuộc đấu tranh giành quyền lực trong xã hội. Xuất phát từ bối cảnh
trên, năm 1994, nước Nga đã thay đổi chính sách đối ngoại từ “định
hướng Đại Tây Dương” sang chính sách “cân bằng Đông - Tây” hướng
cả vể châu Âu và châu Á. Trong đó, ưu tiên số một là các nước thuộc
Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG).
Vởi % diện tích nằm ở lục địa châu Á, đặc biệt là vùng Viễn Đông,
nên tự nhiên châu Á-Thái Bình Dương là khu vực có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng với nước Nga. Đây là cánh cửa để Nga có thể xâm nhập vào
Đông Á- một trong ba trung tâm kinh tế của thế giới, mở ra khả năng
hợp tác của Nga với thế giới nói chung và với châu Á-Thái Bình Dương
nói riêng. Thông qua cùa ngõ này, Nga có điểu kiện khai thác thế mạnh
của mình là buôn bán vũ khí, cung cấp nguyên liệu dầu mỏ, khí đốt,
đồng thời thu hút nguồn FDI, nhập khẩu công nghệ và kỹ thuật cao. Có
quan hệ tốt với chầu Á-Thái Bình Dương còn giúp Nga giải quyết nhiều
vấn đẽ còn tổn tại với một số quốc gia trong khu vực, trong đó phải kể
đến vấn để tranh chấp lãnh thổ với Nhật Bản. Song trên thực tế, Nga có
quá nhiều vấn đê' để giải quyết và vẫn chưa đủ tiềm năng để phát huy ảnh
hưởng theo mong muốn chủ quan của mình. Nên vì vậy cho đến nay khu
vực này vẫn chưa nhận được sự ưu tiên tương xứng với quy mô và vị trí
của nó trong chính sách đối ngoại của Nga.
Chương V. Liên bang Nga và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 117

5.2. Liên Xô và khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong Chiến
tranh lạnh

Có thê’ nói, trong Chiến tranh lạnh, châu Á-Thái Bình Dương là khu
vực mà Liên Xô đã thực hiện những cuộc chiến tranh nóng, cụ thể là
Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), cuộc kháng chiến chống Pháp
(1946-1954) và kháng chiến chống Hoa Kỳ (1954-1975) nhằm chống lại
chiến lược ngăn chặn chống chủ nghĩa cộng sản của Hoa Kỳ. Nhìn
chung, chiến lược của Liên Xô được thể hiện ở ba nội dung cơ bản là cân
bằng với Hoa Kỳ, tăng cường quan hệ với các nước XHCN và mở rộng
ảnh hưởng ở thế giới thứ ba. Ba nội dung này đan xen, có quan hệ mật
thiết với nhau, nhưng đều phục vụ cho mục đích quan trọng nhất cùa
Liên Xô là giữ thế cân bằng với Hoa Kỳ trong trật tự hai cực (bipolarity).
Đễ cân bằng với Hoa Kỳ, Liên Xô đã duy trì cuộc chạy dua vũ trang
trong suốt thời kỳ chiến tranh lạnh. Hậu quả là cuộc chạy đua này dã
làm cho nền chính trị bị cứng nhắc, không linh hoạt, uyển chuyển, nễn
kinh tế bị tập trung, chỉ huy đến mức tối đa, phát triển chủ yếu trong lĩnh
vực công nghiệp quốc phòng, vũ trụ, không có khả năng cạnh tranh; đời
sống văn hóa tinh thẩn bị đơn điệu. Chạy đua vũ trang nói chung đã làm
cho Liên Xô bị giảm sút về mọi mặt, thua kém nhiều nước, trở nên lạc
hậu so với nhiếu nước phát triển muộn hơn.
Sự giúp đỡ của Liên Xô đối với các nước XHCN trên tinh thần quốc
tế vố sản thực tế đã làm chính Liên Xô bị ảnh hưởng nhiêu mặt. Tiềm lực
của Liên Xô bị giảm sút do phải chi viện tràn lan, dàn trải, kém hiệu quả.
Sự giúp dỡ chủ yếu dựa trên tiêu chí ý thức hệ, không tính đến yếu tố
hiệu quả cũng làm cho mối quan hệ giũa Liên Xô và các nước đống minh
phát triẽn theo chiêu hướng tiêu cực, bất đồng, mâu thuẫn. Đặc biệt, vì
muốn cân bằng với Hoa Kỳ và vì những yếu tố bên trong, cho nên sự
giúp đỡ của Liên Xô cho phong trào cộng sản và giải phóng dân tộc ở
khu vực chầu Á-Thái Bình Dương như Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, Việt
Nam.. .không được thường xuyên, liên tục, có phần bị ảnh hưởng.
Sự bất hòa giữa Liên Xô, thành trì của CNXH với Trung Quốc, quốc
gia có dàn số lớn nhất thế giới, đã ảnh hưởng sâu sắc không chỉ tới quan
hệ song phương mà còn tác dộng tiêu cực tới chính trị quốc tế của khu
118 GIÁO TRÌNH QUAN HÊ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNg

vực và thế giới. Bắt đầu từ sự không thống nhất trong đánh giá vê' vị trí
vai trò của Stalin đối với Liên Xô và phong trào cộng sản quốc tế tại E)ại
hội lẩn thứ XX Đảng cộng sản Liên Xô năm 1956, mâu thuẫn giữa Liên
Xô và Trung Quốc đã dần dần bùng phát một cách công khai, gây chia rẽ
và ảnh hưởng sâu sắc trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế
mà nguyên nhân sâu xa là cả hai nước đều muốn đóng vai trò lãnh đạo
đối với phong trào. Mãi đến đẩu nhũng năm 1970, Hoa Kỳ mới nhận ra
vấn đề này và đã tận dụng bắt tay với Trung Quốc, làm cho vị thế Của
Liên Xô ngày càng bị suy giảm. Đây cũng được xem là xuất phát điểm Của
quá trình chấm dứt Chiến tranh lạnh. Trước những thách thức của tìuh
hình thế giới và trong nước, năm 1985 khi lên lãnh đạo Đảng Cộng sản.
Liên Xô, Gorbachop đã quyết định tiến hành cải tổ và công khai mở ra
một giai đoạn mới trong tiến trình phát triển của Liên Xô và toàn thế
giới. Sự sụp đổ của Liên Xô năm 1991 đã đánh dấu không chỉ sự tổn tại
của một nhà nước mà còn bắt đầu một giai đoạn mới: giai đoạn hậu
Chiến tranh lạnh.

5.3. Sự điều chỉnh chính sách châu Á-Thái Bình Dương của
Liên bang Nga từ sau Chiến tranh lạnh

Sau hơn 20 năm xây dựng một nước Nga hậu Xô Viết, đất nước này
vân chưa có được vị trí của một siêu cường có khả năng đối trọng với
Hoa Kỳ. Cùng với sự tan rã của Liên Xô, sự giải thể của khối quân sự
Vácsava và SEV và sự mở rộng EU và NATO vể phía Đông, không gian
ảnh hưởng của Nga ngày một bị thu hẹp, không chỉ ở lãnh thổ Liên Xô
cũ mà còn ở cả Trung và Đông Âu. Biên giới của NATO đã tiến sát nưẻic
Nga và không có một vùng đệm để bảo vệ Nga như trước đây nữa. Cán
cần lực lượng thế giới từ chỗ cân bằng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô trước đây
đã từng bước thay đổi theo hướng hoàn toàn bất lợi cho Nga. Nước Nga
không những không có ảnh hưởng tới các diễn biến chính trị ở cấp độ
toàn cầu mà cũng khó có đủ khả năng tác động đến các quá trình vận
dộng của các sự kiện diễn ra ngay trong những khu vực mà Nga có nhiên
ảnh hưởng. Một trong số dó là khu vực chầu Á-Thái Bình Dương. Quan
diểm chung của giới học thuật là Nga vẫn còn là “một cường quốc suy
yếu” và còn lầu Nga mới khôi phục lại được vị thế của Liên Xô trước đây.
Chương V. Liên bang Nga và khu vực châu Á-Thái Bình Dương 119

Tuy nhiên, với tốc độ phát triển của kinh tế thế giới, tiềm lực của Nga
đang tăng theo nhu cẩu ngày càng tăng của các nguồn năng lượng thiết
yếu. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên khổng lổ chiếm tới 6,6% trữ lượng
dầu mỏ thế giới và 26% trữ lượng khí đốt toàn cầu, Nga xứng đáng đứng
trong tốp đầu của bản đổ địa-kinh tế và địa-chính trị thế giới. Thế nhưng,
với cơ sở hạ tầng tốt, kỹ thuật tiên tiến, hiện tại Nga lại là nước có khả
năng khai thác tốt, chiếm tới 12% sản lượng dầu lửa khai thác của thế giới
và 21% lượng khí đốt mà thế giới khai thác được. Tháng 5 năm 2007, Nga
đã là nước sản xuất dầu lửa và khí đốt lớn nhất thế giới.1
Với sự lên cấm quyền và khả năng lãnh đạo của V. Putin, từ năm
2000 nền kinh tế Nga đã bắt đầu có dẫu hiệu ổn định và phục hồi sau gẩn
một thập kỷ hỗn loạn và bất ổn từ năm 1991. Trong giai đoạn từ năm
2000 đến năm 2004, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của Nga là
6.73%. Nếu như GDP của Nga năm 2005 đạt 765,8 tỷ USD, thì năm 2006
con số này đã là 860 tỷ USD. Tuy nhiên cũng phải thấy là nhân tố năng
lượng, đặc biệt là giá dấu tăng, đóng một vai trò quan trọng thúc đẩy
kinh tế Nga tăng trưởng. Trong cơ cấu kinh tế Nga, ngành năng lượng
chiếm một tỷ trọng lớn tởi 30% tổng giá trị ngành công nghiệp, cũng
chiếm một tỷ trọng tương tự trong GDP, đem lại 54% thu nhập ngân
sách và 45% thu nhập ngoại tệ cho đất nước.1 2 Nhận thức được tầm quan
trọng của năng lượng, Nga đã thực hiện một chiến lược ngoại giao mới
lấy năng lượng làm trọng điểm để gia tăng nguồn ngoại tệ và trở thành
nước có nguồn thu ngoại tệ lớn thứ ba thế giới chỉ sau Nhật Bản va
Trung Quốc. Đó là lý do giải thích tại sao, Putin được tái đắc cử nhiệm kỳ
hai và ông đã tiếp tục công cuộc cải cách với quy mô và tốc dộ lớn hơn,
buộc các nước khác phải thừa nhận vị trí và tiếng nói của Nga trong các
công việc quốc tế.
Ngay sau khi được tái đắc cử, Tổng thống Putin đã tiến hành điẽu
chỉnh chính sách dối ngoại của Nga, thông qua một số tài liệu quan
trọng. Trong số đó tiêu biểu là Chiến lược an ninh quốc gia Nga được

1 Thông tân xã Việt Nam, "Liên bang Nga - Sự quay trò lại cùa một cường quốc thê’giới", Tài
liệu tham khảo đặc biệt, ngày 15/8/2007, tr. 19.
2 Thông tâh xã Việt Nam, "Xu thế mới cũng như ánh hường cúa nó trong sự thay đồi quan
hệ nước lớn", Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 15/9/2009, tr.26-27.
GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
120

công bố ngày 10/01/2001, Học thuyết quân sự của Liên bang Nga ngày
21/04/2001. Điểm nổi bật trong chính sách đối ngoại của Nga là tính thực
dụng và thực tế. Khác với giai đoạn Chiến tranh lạnh, mục tiêu của chính
sách đối ngoại của Nga bây giờ là “đặt lợi ích quốc gia lên trên hết”. Để
thực hiện mục tiêu này, Nga ưu tiên hàng đầu cho việc phát triển quan hệ
để củng cố vị thế. Trong quan hệ đối ngoại, Nga tập trung đồng thời vào
một số đối tác chính sau đây: một là xây dựng quan hệ song phương tin
cậy với Hoa Kỳ và Eư, hai là tái khẳng định vai trò trọng tâm trong cộng
đống các quốc gia độc lập (SNG), ba là duy trì quan hệ với các nước chầu
A va ỉ rung Đông, trong đó đặc biệt coi trọng mối quan hệ đối tác chiến
lược với Trung Quốc.

5.4. Thách thức và triển vọng của Liên Bang Nga ở khu vực châu Á-
Thái Bình Dương

Như đã nói ở trên, do trước đầy dưới thời Tổng thống Yeltsin, Nga
đã quá chú ý đến quan hệ với các nước phương Tây, định hướng Đại Tây
Dương, nên đã lãng quên châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Trung
Quốc. Chỉ từ khi Tổng thống Putin điểu chỉnh chính sách đối ngoại theo
hướng cán băng Đông-Tây, Liên bang Nga mới chú ý đến khu vực này
trong đó Trung Quốc là đối tác có nhiều “duyên nợ”. Sự định hướng mới
này có thể được coi là sự tiếp tục chính sách “cải tổ” đã được khởi xướng
liươi thời Gorbachev, tuy có bị gián đoạn một thời gian dưới thời của
Tổng thống Yeltsin, nhưng là sự tiếp nối ở một cấp độ cao hơn trong bối
cành mới của khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Sự gấn gũi về địa lý,
nhu cáu phát tnen vùng Viên Đông, “cơn khát dầu” ngày càng tăng của
Trung Quốc va một châu Á-Thái Bình Dương năng động là những tiến
đé quan trọng thúc đấy Nga quan tâm tới khu vực này. Trong rất nhiều
nhiệm vụ thì ưu tiên hàng đầu của chính sách ngoại giao Nga là xây dựng
quan hệ đối tác chiến lược với Trung Quốc trên cơ sở bình đẳng, tôn
trọng độc lập, chủ quyển và toàn vẹn lãnh thổ và cân bằng lợi ích. Cả hai
nước chia sẻ một số quan điểm chung là duy trì sự ổn định ở khu vực
chau Ă-Thái Binh Dương và có trách nhiệm tham gia tích cực vào việc
giải quyết vấn đế hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Chương V. Liên bang Nga và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 121

Với tư cách là nước láng giềng của Nga, tuy không có chung biên
giới, song Nhật Bản lại có tẩm quan trọng đặc biệt vì án ngũ trên tuyến
đường biển chiến lược nối liền phần lãnh thổ phía Đông của Nga với các
nước ven bờ Thái Bình Dương cũng như sang Ấn Độ Dương. Trong thời
kỳ Chiến tranh lạnh, quan hệ giữa hai nưác hoàn toàn “đóng băng”.
Thậm chí cho đến tận hôm nay tình trạng chiến tranh giữa hai nước vẫn
chưa chấm dứt. Hai nước vẫn còn tranh chấp chủ quyền trên quần đảo
mà Nga gọi là Kuril, còn Nhật Bản gọi là “lãnh thổ phía Bắc”. Quan hệ
Nga-Nhật vì thế rất đặc biệt.
Trong những năm đẩu thế kỳ XXI, cả Nga và Nhật Bản đã có sự
thay đổi trong nhận thức vể vị trí, vai trò của mình vì lợi ích tương tác
mà cả hai đểu cần đến nhau. Nga hiểu rõ tẩm quan trọng của Nhật Bản
đối với quá trình khôi phục và phát triển đất nước vì Nhật Bản là nước
có tiếm năng kinh tế đứng thứ ba thế giới, lại sở hữu một lượng dự trữ
ngoại tệ lớn nhất thế giới, là chủ nợ lớn nhất, nhà tài trợ ODA lớn nhất,
những thủ mà bất kỳ quốc gia nào cũng cần trong quá trình hiện đại
hóa đất nước, đặc biệt là Nga. Những kinh nghiệm quản lý kinh tế của
Nhật Bản cũng sẽ là bài học quý giá cho Nga. Cải thiện quan hệ, tranh
thủ được sự ủng hộ của'Nhật Bản, một mặt sẽ tạo điều kiện cho Nga có
nhiểu cơ hội hơn để tham gia đầy đủ các tổ chức quốc tế vì Nhật Bản có
tiếng nói quan trọng và vai trò to lớn trong hẩu hết các tổ chức này, mặt
khác Nhật Bản sẽ là cẩu nối để Nga phát triển cơ chế hợp tác toàn diện
và xâm nhập vào khu vực Đông Á đồng thời, củng cố an ninh và hòa
bình ở vùng Viễn Đông của Nga.
Bên cạnh coi trọng việc phát triển quan hệ với hai nước lớn là Trung
Quốc và Nhật Bản, Liên bang Nga còn quan tầm đến tình hình trên bán
đảo Triều Tiên. Do vị trí địa chiến lược quan trọng của bán đảo Triều
Tiên và trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, từ những năm 1950, Liên Xô đả
tham gia vào xung đột ở bán đảo kéo dài từ 1950-1953, cùng với Trung
Quốc ủng hộ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên trong cuộc chiến
tranh với Nam Triều Tiên được Hoa Kỳ và các nước phương Tây ủng hộ.
Chiến tranh chấm dứt bằng việc các bên ký Hiệp định Bàn Môn Điếm
chia cắt bán dảo ở vĩ tuyến 38 cho đến tận ngày nay. Do những yếu tố
lịch sử đó mà Nga có ảnh hưởng nhất định và có mong muốn tham gia
122 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

vào tiến trình giải quyết các vấn đề liên quan đến bán đảo Triều Tiên, đặc
biệt là vấn để hạt nhân trong cơ chế đàm phán 6 bên. Vì tầm quan trọng
của bán đảo Triếu Tiên nên Nga đã chủ trương đồng thời vừa tăng cường
và mở rộng quan hệ với Hàn Quốc, vừa duy trì quan hệ với CHDCND
Triều Tiên. Điểu đó giúp cho Nga không chỉ duy trì và củng cố vị trí của
mình trên bán đảo này, mà còn đảm bảo được lợi ích của Nga trong mối
quan hệ với các nước lớn. Trong tình thế chưa có chuyển biến lớn thì
trước mắt một môi trường hòa bình, ổn định trên bán đảo Triều Tiên là
nhu cẩu tối thiểu mà Nga cùng với các nước theo đuổi. Vì thế, có thể dễ
dàng nhận thấy chính sách đối với bán đảo Triều Tiên dưới thời Tổng
thống V. Putin phản ánh tính chất thực dụng và thực tế. Một mặt, Nga
tiếp tục hợp tác kinh tế với Nam Triều Tiên, mặt khác cải thiện quan hệ
với Bắc Triều Tiên nhằm theo đuổi lợi ích chiến lược khu vực trong
tương quan với các nước lớn.
Bên cạnh đó, trong quan hệ với khu vực châu Á-Thái Bình Dương,
Nga cũng bắt đẩu thể hiện sự quan tâm hơn tới ASEAN. Một bằng chứng
sinh động cho sự thay dổi quan điểm này là việc Nga quyết định ký Hiệp
định rhân thiện và hợp tác (TAC) thừa nhận những nguyên tắc cơ bản của
ASEAN. Ngoài ra, Nga cũng tận dụng thế mạnh của mình khi có những để
nghị hợp tác sâu hơn với ASEAN trong các lĩnh vực như dấu khí, năng
lượng, nghiên cứu khoa học, công nghệ tiên tiến, thương mại, đầu tư. Từ
sau ngày 11/9, một lĩnh vực khác mà Nga cũng thể hiện quyết tầm là hợp
tác chật chẽ với các nước ASEAN trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng
bố, thiên tai, buôn lậu, bệnh dịch...Trong một cơ chế đa phương, Nga
cũng tìm cách để phát triển hợp tác giữa ASEAN với Tổ chức hợp tác
Thượng Hải (SCO) trong những vấn để an ninh phi truyền thống. Với tư
cách là một thành viên của Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), Nga đã
nhiệt tình ủng hộ cho quan hệ giữa SCO và ASEAN. Sự phối hợp hành
động giữa SCO và ASEAN có thể sẽ trở thành một yếu tố tạo ra sự ổn định
và an ninh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Để khẳng định tầm quan
trọng của hợp tác này, Ban thư ký của SCO và ASEAN đã ký một biên bản
ghi nhớ hướng tới sự hợp tác lầu dài. Mặc dù, quan hệ với ASEAN chưa
bao giờ được xếp vào lĩnh vực ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Nga,
đối thoại Nga-ASEAN luôn là một bộ phận không thể thiếu trong chiến
Chương V. Liên bang Nga và khu vực châu Ấ - Thái Bình Dương 123

lược cùa Nga và ngày càng trờ nên quan trọng hơn. Bằng chứng là tháng
11 năm 2010 tại Hà Nội, lẩn đầu tiên Nga đã đồng ý tham gia Hội nghị
Thượng đỉnh Đông Á (EAS) cùng với Hoa Kỳ, nâng con số thành viên của
diễn đàn này lên 18 quốc gia. Trước đó một tháng, tại Brussels (Bỉ), Nga
cũng được kết nạp vào Diễn đàn Á-Âu (ASEM) cùng với úc và New
Zealand với tư cách là thành viên từ phía châu Á, nâng con số thành viên
của diễn đàn này lên 48 quốc gia.1
Bằng cách tham gia tích cực vào các diễn đàn và hoạt động của
ASEAN, Liên bang Nga đang dẩn dần lấy lại được hình ảnh của mình ở
châu Á-Thái Bình Dương, một khu vực “tuy xa mà gần” với quốc gia này.
Vể phần mình, các nước ASEAN, trong đó đặc biệt là Việt Nam, một
nước có bê' dày quan hệ với Nga, có thể đóng vai trò là cầu nối hữu hiệu
giữa Nga và các nước còn lại trong khu vực. Nhân dịp kỷ niệm 10 năm
thiết lập quan hệ ngoại giao Nga-ASEAN (1996-2006), Đại sứ Liên bang
Nga tại Việt Nam V.Sheraphimov khẳng định “Nga coi ASEAN như ' hạt
nhân” của quá trình hội nhập ở châu Á - Thái Binh Dương, là một trong
những trung tâm có nhiều ảnh hưởng của chính sách toàn cầu. Vì thế,
việc củng cố hợp tác với ASEAN là một trong những ưu tiên của chúng
tôi hướng tới châu Á”.12
Song song với các vấn đề chính trị-an ninh, hợp tác kinh tế là lĩnh
vực mà Nga rất quan tâm, tuy phải thừa nhận là cả hai bên chưa phát huy
hết tiềm năng của mình. Năm 1998, cùng với Việt Nam, Nga đã được kết
nạp vào Diễn đàn Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Từ đó đến
nay, Nga đã tham gia một cách tích cực vào diễn đàn, thu được nhiếu lợi
ích. Với mong muốn đóng góp nhiếu hơn nữa cho hợp tác khu vực, cuối
tháng 7/2007, tại Đại hội kinh tế khu vực Thái Bình Dương diễn ra ở
Vladivôstốc, Bộ trưởng Tài chính Nga lúc đó là A. Kudrin đã tuyên bố về
việc chính phù Nga sẵn sàng chi 16,8 tỷ USD từ ngân sách Nhà nước cho
công tác chuẩn bị và tổ chức Hội nghị thượng dỉnh APEC sẽ diễn ra tại
thành phố này vào năm 2012. Trong bối cảnh NATO tiếp tục mở rộng về

1 Phạm Quang Minh, "Diễn đàn Á-Âu (ASEM): Thách thức của quá trình mờ rộng", Tạp chí
Nghiên cứu châu Âu, số 121 (10/2010), tr.13-19.
2 V.V.Sheraphimov, "Nga - ASEAN: 10 năm hợp tác hiệu quà", Tạp chí Nghiên cứu châu Âu,
sô'7, 2006, tr.3.
124 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯƠNQ

phía Đông, Hoa Kỳ tiến hành chiến tranh ở Afghanistan và Iraq, một sA
quốc gia Đông Âu đồng ý cho Hoa Kỳ xây dựng hệ thống lá chắn tên lửạ
trên lãnh thổ của mình và Trung Quốc đang trỗi dậy, Liên Bang Ngạ
đang có cảm giác “bị bao vây” ở cả bốn phía và vì vậy hội nhập vào khụ
vực châu Á-Thái Bình Dương vì thế càng có ý nghĩa. Không phải ngẫu
nhiên mà Tổng thống Medvedev tuyên bố tăng cường hợp tác với các
nước Mỹ La tinh trong chuyến công du đến một loạt các nước trong khu
vực này vào tháng 11 năm 2008. Một ví dụ khác là cuộc tập trận chung
giữa Nga và Venezuela ở vùng biển Carribean tháng 12/2008, hay việc
Liên bang Nga và Việt Nam đã ký hiệp định nâng quan hệ giữa hai nước
lên tẩm đối tác chiến lược.
Nói tóm lại, trong bối cảnh quốc tế mới, Nga đã có những điều
chinh trong chính sách đối ngoại, càng ngày càng coi trọng khu vực châu
Á-Thái Binh Dương, mong muốn tăng cường sự hiện diện, có quan hệ
tin cậy va ảnh hưởng trong khu vực. Sự điều chỉnh này một mặt phản
anh sự thát bại của chính sách hướng Đại Tầy Dương dưới thời Yeltsin,
mật khác thê hiện tính thực dụng của nước Nga mới dưới thời Putin.
Cho dù thế nào đi chăng nữa việc cân bằng chính sách Đông-Tây đã thể
hiện tinh đung đẳn. Chỉ có một điểu là nước Nga không nên lạm dụng
úu thé cúa nguốn tài nguyên trong quan hệ đối ngoại. Chính sách đối
ngoai theo đinh hướng cân bằng Đông-Tây đã đem lại một số kết quả
ban đáu và phản ánh một nước Nga đang dẩn dần ổn định vê' mọi mặt để
tìm lại vị thế siêu cường

Câu hỏi ôn tập

1. Nội dung cơ bản của Chính sách “định hướng Đại Tây Dương” của Nga
dưới thời Tổng thống Yeltsin là gì?
2. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Liên bang Nga dưới thời
Tổng thống Putin gổm những nội dung nào?
3. Nhưng thách thức chủ yếu của Liên bang Nga trong quan hệ với khu vực
châu Á-Thái Bình Dương là gì?
4. Đánh giá như thế nào vồ triển vọng của Liên Bang Nga ở châu Á-Thái

Bình Dương?
chương VI
MỘT SỐ Cơ CHẾ HỢP TÁC ĐA PHƯƠNG
ở KHU VỰC CHÂU Ấ-THÁI BÌNH DƯƠNG

* Yêu cấu: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải nắm được:
• Quá trình hình thành, phát triển của các cơ chế đa phương
trong khu vực
Vai trò của các cơ chẽ đa phương trong những vấn để khu vực
Triển vọng của các cơ chế đa phương

Quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đặc biệt là vấn
đề an ninh khu vực, những năm đầu thế kỷ XXI, nhất là sau “sự kiện
ngày 11-9” và từ sau khi Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương 981
trái phép trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế mở rộng (EEZ)
của Việt Nam đầu tháng 5/2014, đã trở nên vô cùng phức tạp và căng
thẳng. Đặc điểm chung của các nước châu Á-Thái Bình Dương với cộng
đồng quốc tế là vấn để an ninh quốc gia cả theo nghĩa hẹp lẫn nghĩa rộng.
Tuy vậy, chính sự nóng lên của vấn đề an ninh quốc gia đã trở thành
nhân tố quan trọng thúc đẩy các nước quan tâm hơn nữa trong việc tìm
giải pháp tăng cường hợp tác với nhau trên nhiều bình diện chứ không
chỉ trong lĩnh vực an ninh, bởi hoà bình, hợp tác và phát triển đã trở
thành nhu cẩu bức thiết của mọi quốc gia. Vì vậy vị trí và vai trò của các
126 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH dương

cơ chế hợp tác đa phương có sự tham gia của đông đảo các nước chầu Á-
Thái Bình Dương như APEC, ASEAN, ARF quan trọng hơn bao giờ hết
bởi xu hướng thúc đẩy hợp tác khu vực là hoạt động chính của các tổ
chức này.

6.1. Khái quát về ASEAN

Theo những đánh giá gần đây, thật thú vị khi nhận thấy là những
nghiên cứu trước những năm 1990 vể quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á
hầu như không trệch ra ngoài quan điểm của chủ nghĩa hiện thực và
nhìn chung Đông Nam Á không gây ra nhiều thảo luận có tính lý thuyết.
Thế nhưng từ những nãm 1990 trở lại đầy, mọi việc đã thay đổi, khi
Đông Nam Á bắt đẩu tạo ra “cơn sốt” vì những luận điểm của chủ nghĩa
hiện thực chính thống đã phải đương đầu với hai thách thức là chủ nghĩa
thể chế tự do và chủ nghĩa kiến tạo thể chế.
Thật dễ nhận thấy tại sao Đông Nam Á lại thu hút được sự quan tâm
trở lại vào những năm 1990. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) tưởng chừng đã phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng bản
sắc trầm trọng sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt đã gần như “lột xác”
hoàn toàn bằng một tổ chức với tham vọng hội nhập kinh tế khu vực và
một thực thể đối thoại an ninh phôi thai lần đầu tiên xuất hiện trong khu
vực. Nếu như trong những năm 1970, ASEAN chỉ có thể được khắc họa
bằng một câu lạc bộ của những kẻ độc tài”, thì trong giai đoạn hiện nay
với những thay đổi chính trị quan trọng ở Đông Nam Á (dân chủ hóa và
cải cách thị trường ở một số nước XHCN), ASEAN đã biết khai thác khả
năng ảnh hưởng của mình để đẩy mạnh quá trình liên kết khu vực và
điều chỉnh sự can thiệp của các cường quốc một cách hợp lý. Mặc dù vậy,
như chúng ta sẽ thấy, khả năng này của ASEAN là không đồng đểu, vì
đây là một tổ chức của những quốc gia nhỏ và yếu, nên trong một số
trường hợp, nhất là vào thời điểm khủng hoảng kinh tế châu Á 1997,
ASEAN đã thể hiện sự yếu kém và lỏng lẻo đến mức nhiều người phải
nghi ngờ.
Vậy ASEAN là như thế nào? Một tổ chức quốc tế hay một diễn đàn
hợp tác, điều phối chính sách giữa các chính phủ ở Đông Nam Á?
Chương VI. Một số cơ chế hợp tácđa phương ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương 127

ASEAN là một Khu vực Thương mại Tự do hay một cái gì đó tương tự
như Liên minh châu Âu? Dù còn nhiếu điều chưa rõ, nhưng có một điều
chắc chắn là hội nhập ở Đông Nam Á có nhiều khía cạnh hoàn toàn khác
với kinh nghiệm ở châu Âu.
ASEAN được chính thức hình thành vào ngày 8 tháng 8 năm 1967
trong “khói lửa” của cuộc Chiến tranh lạnh và cuộc chiến tranh ở Việt
Nam đang ở trong giai đoạn ác liệt nhất. Mặc dù không được tuyên bố
chính thức, nhưng những người sáng lập ASEAN vào thời điểm đó đã
nhận thấy tăng cường hợp tác khu vực là một trong những phương thức
để củng cố vị thế của Đông Nam Á ở khu vực chầu Á-Thái Bình Dương
và thông qua đó giảm thiểu nguy cơ trở thành nạn nhân của sự đối đầu
thù địch giữa các cường quốc. Trải qua hơn bốn thập kỷ tiếp theo,
ASEAN đã thiết lập thành công một mạng lưới các cuộc gặp thường
xuyên giũa các quốc gia thành viên cho phép các chính phủ Đông Nam Á
trao đổi, thảo luận vê' nhũng vấn đê' và thách thức mà khu vực đang phải
đối mặt. ASEAN cũng giành được uy tín nhờ cùng với Việt Nam giải
quyết được vấn để Campuchia, kết thúc bằng Hiệp định hòa bình Paris
năm 1991, chấm dứt sự đối đầu giữa các nước ASEAN. Một trong nhũng
thành công nổi bật nhất của ASEAN là khả năng của các quốc gia thành
viên trong việc hài hòa hóa chính sách đối ngoại của họ và thường có
tiếng nói chung trên các diễn đàn quốc tế vê' các vấn đê' quốc tế. Đến lượt
mình, điều này lại cho phép ASEAN thiết lập các quan hệ chính thức với
các cường quốc hàng đầu khu vực và quốc tế như Hoa Kỳ, Liên minh
châu Âu (EƯ), Trung Quốc và Nhật Bản trong khuôn khổ của hàng loạt
các hội nghị và diễn đàn thường niên như Hội nghị sau Hội nghị Bộ
trưởng (PMCs) và Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF). Sau khi cuộc khủng
hoảng tài chính châu Á năm 1997 nổ ra, một số nhà quan sát trở nên hoài
nghi và thậm chí cho rằng ASEAN có thể bị tan rã. Tổ chức này bị phê
phán vì vẫn giữ những quan niệm bị cho là đã quá cũ, hết thời như
nguyên tắc “không can thiệp” (non-interference) và sự cẩn thiết phải đạt
được sự đổng thuận vế tất cả các vấn để, bất kể đó là vấn đê' nhỏ như thế
nào. Theo quan điểm này, ASEAN đã không tìm ra được một cách thức
hiệu quả nào để giải quyết những thách thức hiện nay như toàn cẩu hóa,
GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
128

chủ nghĩa khủng bố hoặc tình hình vũ trang của đạo Hổi. Ngoài ra, một
số người còn phủ nhận việc ASEAN đã đóng góp một cách nổi bật vào
việc giữ gìn hòa bình trong khu vực. Một sự thực rõ ràng ai cũng nhíp
thấy là trong vòng hơn bốn thập kỷ, chiến tranh đã không hê' xảy ra giữa
các nước thành viên. Ngoài ra, sau nhiều nỗ lực bất thành và nửa chừng
trong việc thúc đẩy tự do hóa thương mại khu vực, cuối cùng ASEAN đã
cam kết tăng cường hội nhập kinh tế với việc hình thành Khu vực
Thương mại Tự do ASEAN và cuối cùng là Cộng đồng kinh tế ASEAN
(AEC) vào năm 2015.
Bất kỳ cố gắng nào nhằm đánh giá các thành tựu và hạn chế cùa
ASEAN trước hết cần phải đề cập đến vấn đề chủ nghĩa khu vực và khu
vực hóa nói chung. Ý tưởng vẽ “khu vực hóa” (regionalization) trong
quan hệ quốc tế liên quan đến quá trình cơ bản nhằm tăng cường tương
tác giữa các quốc gia, xã hội và các nến kinh tế gẩn kê' tạo nên sự gắn kết
có định hướng đặc biệt với nhau tạo thành một khu vực. Khái niệm “chủ
nghĩa khu vực” (regionalism) phức tạp hơn. Theo Joseph Nye, chủ nghĩa
khu vực là sự hình thành một tổ chức giữa các quốc gia hoặc nhóm trên
cơ sở khu vực. Theo nghĩa học thuật, chủ nghĩa khu vực là lời biện hộ cho sự
hình thành đó.1
Có thể nói có rất nhiều khái niệm vể chủ nghĩa khu vực tùy theo
quan diễm và cách tiếp cận. Nhìn chung, chủ nghĩa khu vực phải là biểu
hiện cua nhận thức khu vực được phát triển từ ý thức về bản sắc giữa các
quoc gia có sự gần kê' về địa lý. Chính điếu đó sẽ khuyến khích các nước
hợp tác với nhau bằng hình thức này hay hình thức khác nhằm đạt được
mục tiêu chung trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn
hóa-xã hội và các vấn đề thực tế khác.
Vì vậy, nếu như khu vực hóa là những gì đang diễn ra, thì chủ nghĩa
khu vực có thể được hiểu là một định hướng có ý thức bởi các chủ thể
nhâm xây dựng những hình thức đặc biệt của khu vực. Cho đến nay, có thể
nói răng một ý thức về sự nhận thức khu vực đã xuất hiện ở Đông Nam Á
và các quốc gia trong khu vực đã tích cực phát triển ý tưởng về sự hợp tác
đa phương.

1 J. Nye, sđd, 1968, p.vii.


Chương VI. Một số cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương 129

Hộp 7: Khái quát về ASEAN

Quá trình hình thành và mờ rộng

08.08.1967 ASEAN ra đời tại Bangkok với các thành viên sáng lập là Indonesia,
Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan
1984 Brunei gia nhập ASEAN

1995 Việt Nam gia nhập ASEAN

1997 Lào và Myanmar gia nhập ASEAN

1999 Campuchia gia nhập ASEAN

Đáu những Hội nghị bộ trưởng ASEAN (PMCs)


nãm 197ŨS

1994 Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)

1997 ASEAN cộng 3 (AP’D

1998 Diên đàn Á-Ằu (ASEM)

2005 Hội nghị thượng đinh Đông Á (EAS)

Những cột mốc hợp tác và hiệp định quan trọng

1967 Tuyên bố Bangkok, tài liệu thành lập ASEAN nhãn mạnh sự cấn thiét
phải hợp tác và trao đổi kinh té, chính trị và văn hóa
1976 Hiệp định Thân thiện và Hợp tác (TAC), nguyên tâc chi đạo quan hệ giữa
các thành viên, cơ ché giải quyết xung đột, có ý nghĩa tượng trưng hơn
là bắt buộc

1991 Hiệp định Hòa binh Paris chám dứt xung đột ở Campuchia

1992 Hiệp định thành lập AFTA vào năm 2010

2001 Tuyên bó Hà Nội vé thu hẹp khoảng cách phát triển cho sự hội nhập
ASEAN
Tuyên bố ASEAN vé hành động chung chóng chù nghĩa khủng bó

2002 Tuyên bó vé ứng xừ cùa các bên ở Biển Dõng giữa ASEAN và Trung Quốc
Hiệp định thành lập Khu vực Thương mại Tự do ASEAN Trung Quốc (CAFTA)
vào năm 2010
Tuyên bố chung ASEAN-Mỹ vé hợp tác chóng chủ nghĩa khùng bố quốc tế

2003 Tuyên bó Hòa hợp Bali II thành lập Cộng đóng ASEAN vào năm 2020
2007 Hiến chương ASEAN
130 GIÁO TRINH QUAN HÊ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯƠNQ

6.2. ASEAN trong giai đoạn Chiến tranh lạnh

Tháng 8 năm 1967, khi ngoại’ trưởng năm nước Indonesia,


Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan gặp nhau ở Bangkok
quyết định thành lập ASEAN, mỗi người đều có hình dung riêng vế tổ
chức này. Ngoại trưởng Philippines Narciso Ramos gọi đó là “một cẫq
trúc cho hòa bình và tiến bộ”. Ngoại trưởng Thái Lan Thanat Khomaq
miêu tả đó như là “một xã hội mới”. Ngoại trưởng Singapore
Sinnathamby Rajaratnam tuyên bố “cái mà chúng ta vừa mới lắp ráp
chỉ là bộ khung và cẩn phải đắp da thịt vào bộ khung đó”. Sau đó,
Ngoại trưởng Singapore thậm chí còn gọi đó là “đứa trẻ được tạo ra
bởi năm ông bố”1. Mặc dù vậy, cần lưu ý là sự khác biệt giữa các quan
điểm chỉ là bê' ngoài, chứ không phải ỉà bản chất. Điều quan trọng là
tất cả các nước đều nhất trí vê' ý tưởng thành lập một tổ chức khu vực
hành động mới, do chính bản thân người Đông Nam Á sáng tạo ra và
vận hành.
Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể thấy sự ra đời và phát triển của
ASEAN mang nhiêu nét đặc thù. Bản Tuyên bố Bangkok năm 1967, tài
liệu thành lập ASEAN, mặc dù nhấn mạnh tẩm quan trọng của hợp tác
kinh tế khu vực và trao đổi văn hóa giữa các quốc gia dân tộc non trẻ của
Đông Nam Á, nhưng rõ ràng mục tiêu chính của việc thành lập tồ chức
này lại là an ninh. ASEAN đã ra đời vào .thời điểm khi các nhà lãnh đạo
chính trị của khu vực có lý do để tin chắc rằng đất nước của họ có thể dễ
dàng bị lôi kéo vào trò chơi quyển lực đối đầu Đông-Tây nói chung và
cuộc chiến tranh Việt Nam nói riêng. Hoa Kỳ vừa mới điểu chỉnh lại học
thuyết Domino năm 1954 của Tổng thống Eisenhower, làm cho các nhà
lãnh đạo Đông Nam Á nhận thức lại về cái gọi là “sự bành trưống nguy
hiểm của chủ nghĩa cộng sản”. Các quốc gia vừa mới giành được độc lập
từ chủ nghĩa thực dần đều muốn tránh một tình trạng phụ thuộc bằng
mọi giá. Họ không muốn các cường quốc thù địch xuất hiện trờ lại.
Các nhà lãnh đạo ASEAN nhìn chung chia sẻ quan điểm là sự phát
triển của các dân tộc trong khu vực đòi hỏi một trật tự khu vực trong đó
sự cân bằng quyến lực sẽ được thực hiện và việc phân bổ quyền lực sẽ

1 M. Connors et all, sđd, 2004, p.74.


Chương VI. Một số cơ chế hợp tác đa phương ờ khu vực châu Á - Thái Bình Dương 131

diễn ra một cách hòa bình trong một bối cảnh quốc tế trung lập thỏa
thuận. Trong thực tế, không nghi ngờ là các chính phủ đã thể hiện sự
ủng hộ đối với sự vượt trội của quyến lực Hoa Kỳ trong khu vực và sự
nghi ngờ đối với động cơ và hành động của Liên Xô. Mặc dù các thành
viên ASEAN không bao giờ đưa ra những nhận xét chống cộng trong
các tuyên bố và tài liệu chính thức của mình nhưng chính là tư tưởng
chống cộng đã đóng vai trò như là một mối dây vô hình ràng buộc
chung rất hiệu quả. Giũa sự trung lập chính thức và cam kết bán chính
thức, ASEAN với tư cách là một tổ chức đã giữ được sự trung lập hình
thức trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, mặc cho tư tưởng chống cộng
mạnh mẽ của các thành viên và sự can dự của họ trong các chiến dịch
chống nổi loạn được Hoa Kỳ trợ giúp. Bằng cách duy trì sự trung lập,
ASEAN đã có thể đàm phán trên tư thế độc lập trong quan hệ với các
lực lượng bá quyền, thậm chí Đông Nam Á là một trong nhũng khu vực
nóng nhất trên bản đổ địa chính trị và địa chiến lược thế giới. Nói một
cách khác, ASEAN đã thành công trong việc lợi dụng mâu thuẫn giữa
các cường quốc để làm lợi cho mình. Theo ngoại trưởng Malaysia
Ghazali Shafie, các thập kỷ trước đã cho thấy sự khéo léo của ASEAN
trong việc dẫn dắt và xử lý các mối quan hệ phúc tạp của Chiến tranh
[ạnh và sự thù địch sâu sắc Đông - Tầy, mặc cho sự đa dạng và khác biệt
lợi ích của các thành viên.
Nhìn chung, ASEAN đã thành công trong cấu trúc trật tự hai cực và
ỉự đối đầu Đông-Tây. ASEAN đã lôi kéo Hoa Kỳ can dự vào khu vực.
Đồng thời Chiến tranh lạnh đã ngăn chặn những âm mưu quyển lực của
:ả ba chủ thể chủ yếu là Hoa Kỳ, Liên Xô và Trung Quốc. Không ngạc
ahiên khi sự khó đoán định liên quan đến kiến trúc an ninh - chính trị
chu vực mới đã nảy sinh ngay sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Những
)iểu hiện của sự bất ổn đó bao gồm:
Sự chuyển dịch quyền lực tương đối giữa các quốc gia chủ yếu.
Sự xuất hiện từ từ của một môi trường an ninh đa cực với các quyến
ực vừa và nhỏ ngày càng đóng một vai trò lớn hơn.
Sự gia tăng đáng kể khả năng quân sự và công nghiệp quốc phòng
:ủa các nước trong khu vực.
132 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯƠNg

Khả năng mâu thuẫn sắc tộc và dân tộc, sự kình địch kinh tế, tâm lý
thất vọng vê' sự thịnh vượng và xung đột tôn giáo.
Những thay đổi cơ bản ở cấp độ hệ thống trong quan hệ quốc té
trong những năm đầu thập kỷ 1990, sự đan xen trong phân bố quyển lực
và tài chính sau Chiến tranh lạnh dường như dẫn đến tình trạng “khoảỉig
trống quyển lực” ở châu Á-Thái Bình Dương. Không giống như ở chậu
Âu, ở châu Á-Thái Bình Dương không có “bức màn sắt” chia cắt khu vực
ảnh hưởng bá quyến của Hoa Kỳ và Liên Xô và không có “bức tường’:
nào sụp đổ giống như bức tường Berlin để đánh dấu sự bắt đầu của một
kỷ nguyên quốc tế mới. Chiến tranh lạnh chấm dứt đã để lại cho châu Ặ-
Thái Bình Dương nhiều dấu hỏi. Liệu Hoa Kỳ có trở lại làm một lực
lượng cân bằng trong khu vực? Liệu Trung Quốc có tranh thủ cơ hội này
thực hiện chiến lược trở thành bá chủ khu vực? Liệu Nhật Bản có thay
đổi Hiến pháp và các quy định hên quan đến chính sách đối ngoại và
quốc phòng của mình?
ASEAN đã tích cực tham gia vào cuộc thảo luận về việc xây dựng thế
chế da phương như là một sự lựa chọn thay cho những sắp đặt quyển lực
thời Chiến tranh lạnh. Trong số các sáng kiến, phải kể đến ý tưởng thành
lập Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) được đưa ra nám 1993 và cuộc họp
đẩu tiên đã được tổ chức vào năm 1994.
Mới nhìn thoáng qua, ASEAN dường như chứng minh cho quan
điểm của chủ nghĩa tân hiện thực (neo-realism') trong quan hệ quốc tế.
rheo quan điểm của chủ nghĩa hiện thực, việc thành lập ASEAN vào
năm 1967 và sự phát triển của tổ chức này trong thời kỳ Chiến tranh lạnh
có thể được giải thích như là sản phẩm của lý do “cân bằng quyền lực”
(balance-of-power). Thái độ chống cộng mạnh mẽ của ASEAN và sự thực
là tổ chức này được thành lập bởi các quốc gia có quan hệ chặt chẽ với
Hoa Kỳ (Philippines và Thái Lan), có thể được hiểu là một hành vi cân
bằng quyền lực điển hình của các nước vừa và nhỏ, tham gia vào nhóm
của một cường quốc (Hoa Kỳ) để không bị thu hút bởi một quyển lực
khác (Liên Xô). Vì thế không hề ngạc nhiên đối với những người hiện
thực chủ nghĩa, lịch sử bất ổn của Đông Nam Á hậu Chiến tranh lạnh là
bằng chứng rằng trong điều kiện vô chính phủ (anarchy), tốn tại là lợi ích
quan trọng số một của các quốc gia trong khu vực. Vì vậy, chính sách đối
Chương VI. Một số cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương 133

ngoại được miêu tả với nghĩa là tự giúp mình (self-help) và sức mạnh
quân sự. Nếu như điều này đã đúng trong Chiến tranh lạnh thì giờ dây
vẫn tiếp tục tổn tại trong giai đoạn khi nó đã chấm dứt. Chủ nghĩa hiện
thực tiếp tục là một cách tiếp cận lý thuyết quan trọng trong nghiên cứu
Đông Nam Á.
Quả thực là chù nghĩa tân hiện thực cho rằng ASEAN vẫn còn tồn
tại đến ngày nay bởi vì các thành viên của tổ chức vẫn phải đối mặt với
những mối đe dọa tương tự và nhận thức sự cần thiết phải cân bằng
những mối đe dọa đó, mặc dù sự khác biệt ý thức hệ thông thường có thể
chia rẽ họ. vẫn theo lập luận của chù nghĩa tân hiện thực, đặc biệt là mối
đe dọa Trung Quốc, đã liên kết các nước có chế độ chính trị khác nhau
lại với nhau, từ các nước XHCN như Việt Nam, Lào, đến các nước dân
chủ như Thái Lan, Indonesia, Philippines và cả Myanmar. Chừng nào
Trung Quốc vẫn còn là mối đe dọa, cách tiếp cận tân hiện thực dường
như vẫn còn tiếp tục giải thích vể lý do tồn tại của ASEAN. Ngoài ra,
thực tế kinh tế cũng củng cố quan điểm của chủ nghĩa tân hiện thực vể
trật tự và ổn định khu vực với tư cách là chức năng của sự vượt trội chiến
lược cường quốc. Giáo sư Amitav Acharya đã tóm tắt như sau: Cuộc
khủng hoảng kinh tế châu Á đã thể hiện rõ nét sự phụ thuộc kinh tế và
chiến lược của Đông Nam Á vào các cường quốc. Trong lĩnh vực kinh tế,
khả năng của khu vực thoát ra khỏi khủng hoảng phụ thuộc nhiều vào
cam kết của Trung Quốc không phá giá đồng Nhân dân tệ, vào khả năng
khôi phục nền kinh tế của chính Nhật Bản cũng như mong muốn giúp
dỡ tài chính của nước này và sứ mệnh cứu giúp dưới sự bảo trợ của IMF,
một tổ chức dược xem là công cụ của phương Tây, dặc biệt là Hoa Kỳ.1
Trong lập luận của mình, chủ nghĩa tần hiện thực đã thể hiện một số
điểm mạnh có lý của mình. Tuy nhiên, nó lại thất bại khi phân tích về tác
động của việc xây dựng thể chế ở Đông Nam Á dối với hòa bình và ồn
dịnh khu vực. Chủ nghĩa thể chế tự do thách thức quan điểm của tân
hiện thực bằng lập luận cho rằng hợp tác giữa các nước Đông Nam A dã

A. Acharya, "Realism, institutionalism, and the Asian economic crisis", in Contemporary


Southeast Asia, 21(1999), pp.1-29.
134 giao TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH Dươhlố

sinh ra một bộ các chuẩn mực, nguyên tắc và luật lệ, tóm lại là thể chế
quốc tế, giúp tăng cường sự minh bạch và niềm tin và qua đó giảm thiểu
sự bất trắc và thù địch trong quan hệ nội khối. Chủ nghĩa thể chế tự do
lưu ý rằng, đây là một quá trình xây dựng thể chế còn sơ khai, tạo điểu
kiện cho an ninh và thịnh vượng ở Đông Nam Á, của chính các nước
Đông Nam Á, chứ không phải là sự “kéo bè kéo cánh” theo Hoa Kỳ.

6.3. Những đóng góp cơ bản của ASEAN

ASEAN với tư cách là tiếng nói chung trên trường quốc tê

Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, mối liên hệ chặt chẽ rnà
các nước thành viên ASEAN đã tạo dựng được đã cho phép ASEAN đàm
phán và thương lượng với các đối tác bằng sự tự tin và thành công lớn
hơn. Không giống như bất cứ một tổ chức quốc tế nào khác, với tư cách
là một tập thể, ASEAN đã điểu hành để giành được sự chú ý của các
cường quốc thông qua cơ chế đối thoại được tổ chức rất chặt chẽ, là một
trong những diễn đàn quốc tế được thừa nhận rộng rãi nhất trên thế giới.
Với lý do đó, ASEAN được miêu tả như là “liên minh chính trị-ngoại
giao đối diện với thế giới bên ngoài”. Từ năm 1972, khi đưa ra sáng kiến
thực hiện một đối thoại có tính thể chế với Cộng đổng châu Âu (EC),
ASEAN đã phát triển một mạng lưới các cuộc gặp gỡ khu vực và quốc tế
mà ngày nay vẫn còn có sự tham gia của hàng chục chủ thể tầm cỡ quốc
tế như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ...Ở trung tâm của
các hoạt động này là các hội nghị thường niên vê' các vấn để kinh tế và
chính trị có ảnh hưởng đến khu vực. Bằng việc thành lập Diễn đàn khu
vực ASEAN (ARF) năm 1994, một khuôn khổ để thảo luận các vấn đề an
ninh khu vực, ASEAN đã đóng góp xuất sắc vào sự hình thành một trật
tự an ninh mới ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. ASEAN cũng đã
đóng vai trò trung tâm trong việc hình thành APEC. Chiến lược “kết nối
khu vực” (networking the region) thành công của ASEAN là nổi bật vì
diễn đàn đối thoại hiện thời cho phép các nguyên thủ của các nước Đông
Nam Á, các bộ trưởng và các quan chức cao cấp gặp mặt thường xuyên
với các đồng nghiệp đến từ Washington, Bắc Kinh, Tokyo, Brussels v.v...
Với lợi thế của những mạng lưới diễn đàn mở rộng như vậy, các nước
Chương VI. Một số cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương 135

nhỏ như Lào, Campuchia...mới có nhiễu điếu kiện và cơ hội cũng như vị
thế đẽ gặp đại diện đến từ các nước như Hoa Kỳ, EU... Chưa bao giờ có
một nhóm quốc gia nào trù EU lại tạo ra được cho mình một vị trí thuận
lợi như vậy trong hệ thống quốc tế.
Một trong những thành tựu quốc tế trong lĩnh vực này của ASEAN
là sự thể chế hóa hợp tác trong phạm vi cùa khu vực Đông Á. Sáng kiến
của ASEAN tăng cường quan hệ với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc
đã được bắt đẩu bằng một cuộc gặp không chính thức vào năm 1997, sau
đó đã nhanh chóng được thể chế hóa với tên gọi là ASEAN cộng ba
(ASEAN Plus Three-APT). APT được tổ chức thường niên với sự tham
gia của người đứng đẩu chính phủ các nước thành viên, các cuộc gặp
thường xuyên của các bộ trưởng và các quan chức cao cấp giữa các cuộc
gặp thượng đỉnh để để cập đến các vấn để kinh tế và an ninh quan trọng
của khu vực như tăng cường quan hệ thương mại và đầu tư, tội phạm và
chủ nghĩa khủng bố quốc tế. Sự thành công của các sáng kiến của
ASEAN đang mở ra một triển vọng cho sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các
nước trong khu vực, đặt tiển đề cho sự hình thành Khu vực thương mại
tự do Đông Á và một Cộng đồng Đông Á, hay liên minh Đông Á trong
tương lai.

ASEAN với tư cách là người hòa giải xung đột khu vực

Trong hơn bốn thập kỷ tổn tại, một trong những thành tựu cơ bản
của ASEAN là đã chứng tỏ khả năng tìm kiếm những giải pháp cho các
vấn đề an ninh “gai góc” của khu vực. Thành công lớn nhất của ASEAN là
đã góp phẩn quan trọng trong việc giải quyết vấn đề Campuchia với tư
cách là một trong những chủ thể không thể thay thế. Hơn nữa, năm 1992,
ASEAN đã thông qua “Tuyên bố về Biển Đông”, đặt viên gạch đầu tiên cho
việc ra đời của Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông sau này,
hướng tới một Bộ quy tắc ứng xử để giải quyết hòa bình các tranh chấp ở
quẩn đảo Trường Sa nói riêng và ở Biển Đông nói chung. Trong khi quẩn
đảo Hoàng Sa là đối tượng tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc, thì
quấn đảo Trường Sa lại là khu vực tranh chấp chủ quyến toàn phần hoặc
một phần của sáu bên gốm Brunei, Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia,
Philippines và Việt Nam. Quẩn đảo Trường Sa là tập hợp của phần lởn các
136 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNg

bãi đá ngẩm san hô cằn cỗi, đảo san hô vòng, cồn cát ngẩm, nhiều trong số
đó bị chìm trong nước khi thủy triều dâng, có tổng diện tích khoảng chíiỉig
70 nghìn dặm vuông. Ngoại trừ Brunei, tất cả các bên còn lại dều duy tri sự
chiếm đóng của mình trên một đến vài đảo.
Trong suốt thập kỷ 1990 đã xảy ra một số vụ đụng độ liên quan đến
các bên liền quan từ phản đối việc xây dựng các cơ sở trên đảo đến bắt
các ngư dần bị coi là xâm phạm lãnh hải. Tình hình đặc biệt trở nên
nghiêm trọng từ năm 2009, khi các vụ xung đột xảy ra thường xuyên,
hên tục bao gồm vụ đụng độ tàu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, việc
1 rung Quốc công bố bản đổ hình lưỡi bò chiếm hơn 80% lãnh thổ Biền
Đông, cũng như các vụ Trung Quốc bắt và yêu cầu ngư dân Việt Nam
nộp phạt. Bước ngoặt quyết định diễn ra vào tháng 7 năm 2010, khi
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton tuyên bố tại Hội nghị lẩn thứ 17
của ARF tại Hà Nội rằng vấn dề Biển Đông liên quan đến lợi ích quốc
gia của Hoa Kỳ và để nghị các bên giải quyết đa phương vấn đê' này.
Tại Hội righị thượng đỉnh ASEAN - Trung Quốc năm 2002, lãnh
đạo chính phủ các nước thành viên ASEAN và đại diện của Trung Quốc
là đặc phái viên, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Wang Yi đã ký Tuyên bố về
ung xử của các bên ở Biến Đông (DOC), đống ý không mở rộng chiếm
dong quẩn đảo í rường Sa, không đe dọa sừ dụng vũ lực và giải quyết
xung đột băng con đường hòa bình. Thành công chủ yếu của Tuyên bố
mang ý nghĩa ngoại giao vì đây là lần đầu tiên Trung Quốc đổng ý thỏa
thuận với ASEAN trong một văn kiện vế một vấn đê' mà Trung Quốc
trước đây không đống ý đưa ra thảo luận. Mặc dù tính chất ràng buộc của
Tuyên bó không nhiều và phụ thuộc vào thiện chí của các bên ký kết là
chủ yêu, nhưng Tuyên bố ít nhất cũng góp phẩn làm ổn định tình hình
an ninh khu vực, hạn chế các nước ngang nhiên hành động mà không
đếm xỉa đến những điểu đã ký kết.
Cuối năm 1995, các nước ASEAN còn ký dược một Hiệp ước cam
kết Đông Nam Ă là khu vực không có vủ khí hạt nhân (SEANWFZ). Vì
bản thân các nước Đông Nam Á đểu không có vũ khí hạt nhân và các
cường quốc hạt nhân đặc biệt là Hoa Kỳ và Trung Quốc vẫn chưa ký vào
Hiệp ước này nên văn bản chỉ có giá trị tượng trưng là chủ yếu.
Chương VI. Một số cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương 137

ASEAN với tư cách là cộng đổng an ninh

ASEAN không phải là một liên minh quân sự nhưng là một cộng
đống an ninh với nghĩa là không có thành viên nào của ASEAN sẽ coi
việc sử dụng lực lượng quân sự là một phương tiện để giải quyết xung đột
trong quan hệ giữa các nước thành viên với nhau. ASEAN đã thành công
trong việc quản lý và làm nhiệm vụ cẩu nối giải quyết xung đột giữa các
nước thành viên, đặc biệt là tranh chấp lãnh thổ, ở cấp thấp nhất. Các
xung đột vũ trang hoặc bất cứ hành vi đe dọa nghiêm trọng nào khác
trong khu vực Đông Nam Á đều được loại bỏ kể từ khi xung đột sâu sắc
giữa Indonesia và Malaysia/Singapore (Kon/rontasí) năm 1963-1965 được
chấm dứt, mặc dù vẫn còn hàng chục xung đột lãnh thổ giữa các nước
thành viên, hay vấn đễ di dân bất hợp pháp giữa Malaysia và Indonesia,
hoặc thảo luận gay gắt về phân bổ nguồn nước giữa Singapore và
Malaysia. Ngoài ra, năm 2002, các nước ASEAN còn thông qua được
Tuyên bố về phối hợp chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế trong khu vực.
ASEAN với tư cách là một mạng lưới giữa các cá nhân
Các quan chức cao cấp, nhân viên của chính phủ, các học giả và cả
đại diện của tổ chức quẩn chúng, phi chính phủ trong khuôn khổ
ASEAN đã hình thành một mạng lưới chặt chẽ các liên kết ở các cấp độ
khác nhau, trong đó các cá nhân đóng vai trò quan trọng. Bằng cách đó
các trao đổi và hoạt động xuyên biên giới đã được tăng cường và các
tương tác đã trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn, thực chất hơn. Không ai
có thể hình dung được rằng chỉ trước đó không lâu, ngay cả tầng lớp tinh
hoa của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á cũng không có cơ hội
trao dổi với nhau và một bầu không khí nghi kỵ và thù địch dã bao trùm
trong lãnh đạo của các nước. Việc hình thành một mạng lưới trong
ASEAN với hơn 700 cuộc gặp hàng nãm hiện nay là một trong những
thành tựu quan trọng của ASEAN, góp phần xây dựng lòng tin, sự hiểu
biết và hữu nghị giữa các dân tộc, dặt tiền đê' cho cộng đồng ASEAN
trong tương lai.
ASEAN với tư cách là một khuôn khổ cho phát triển kinh tế
Nhìn một cách tổng thể, chúng ta thấy ASEAN dã tạo ra dược cho
mình một môi trường hòa bình và ổn dịnh. Đến lượt mình, môi trường
138 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHĂU Á - THÁI BỈNH DƯƠNQ

đó lại góp phẩn phát triển hợp tác kinh tế giữa các nước ASEAN. Cuộ^
khủng hoảng tài chính châu Á đã làm gián đoạn quá trình phát triển Vi|
nhận thức về ASEAN với tư cách là một khu vực ổn định và địa chỉ thq
hút dòng vốn FDI. Nhưng sự kỳ diệu là sau một khoảng thời gian ngắn,
trừ Indonesia, còn phẩn lớn các quốc gia trong khu vực đã nhanh chón^
phục hổi nến kinh tế của mình, đạt được tốc độ phát triển như trước khi
khủng hoảng diễn ra.

ASEAN với tư cách là một khu vực thương mại tự do

Có lẽ thành tựu nổi bật nhất trong những năm qua của ASEAN 14
hiệp định vê' việc thành lập Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA)
được ký kết năm 1992. Trong những năm đẩu của thập niên 1990, đã cỏ
những tiến bộ đáng kể trong hợp tác khu vực. Hoa Kỳ và Canada dã đạt
được thỏa thuận song phương năm 1989 và sự mở rộng thành Hiệp định
Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) bao gồm cả Mêxicô đã được thảo
luận và trở thành hiện thực vào năm 1994. Ngoài ra, hội nhập kinh tế của
Liên minh châu Âu (EƯ) với mục tiêu xây dựng một thị trường chung là
một ví dụ điển hình vế hợp tác khu vực. Với hợp tác khu vực và sự căng
thẳng trong Vòng đàm phán thương mại Uruguay, các nước thành viên
ASEAN buộc phải xem xét lại những biện pháp hợp tác kinh tế cụ thể
của mình. Trong Hội nghị thượng đỉnh lẩn thứ tư ở Singapore năm 1992,
AFTA đã được hình thành thông qua hệ thống thuế quan ưu đãi có hiệu
lực chung (CEPT). Mục tiêu trước tiên của AFTA là nâng cao tính cạnh
tranh của ASEAN trên thị trường thế giới. Những mục tiêu khác bao gồm
tăng cường thương mại nội khối, mở rộng quy mô, thúc đẩy chuyên môn
hóa để hợp tác kinh tế đi vào chiểu sâu. Cuối cùng, hội nhập kinh tế cũng
nhằm thu hút nhiêu hơn dòng đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Mặc dù có những động cơ kinh té rõ ràng này, thậm chí vẫn cấn 10
năm để các nước thành viên thực hiện giai đoạn đầu của AFTA bởi vì
trình độ phát triển kinh tế của họ không đống đều và họ không thể thống
nhất với nhau vê' lịch trình xác định cho phạm vi các mặt hàng giảm thuế.
Một số chính phủ của các nước ASEAN dường như đẩu tư nhiều thời
gian cho danh mục hàng miễn trừ những sản phẩm mà họ từ chối đưa
vào hệ thổng AFTA hơn là cố gắng thực hiện Hiệp định càng nhanh càng
tốt. Theo kế hoạch, thuế nhập khẩu giữa sáu nước thành viên ban đầu
Chương VI. Một số cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương 139

của ASEAN đã được loại bỏ hoàn toàn vào năm 2010. Khó khăn lớn nhất
là trình độ phát triển không đổng đểu giữa hai nhóm nước ASEAN-6 và
ASEAN-4. Ngoài ra, lợi ích của một Khu vực Thương mại Tự do rất hạn
chế bởi vì không giống như trường hợp của châu Âu, thương mại nội
khối của ASEAN chỉ chiếm ít hơn 20% tổng giá trị thương mại của các
nước. Nói một cách khác, các đối tác thương mại quan trọng nhất của các
nước thành viên ASEAN là Hoa Kỳ, Nhật Bản và EU, chứ không phải là
các nền kinh tế láng giềng.
Mặc dù vậy, thậm chí trước khi AFTA được hoàn thành, ASEAN và
Trung Quốc đã đồng ý về nguyên tắc thành lập Khu vực Thương mại Tự
do Trung Quốc-ASEAN (CAFTA) vào năm 2010 đối với các nước
ASEAN-6 và vào năm 2015 đối với các nước ASEAN-4. Ngày 1/1/2010,
Khu vực Thương mại Tự do Trung Quốc-ASEAN đã đi vào hoạt động,
với tiềm năng khổng lồ là 1,7 tỷ người và sản lượng hàng năm ước tính
đạt 2 nghìn tỷ USD. Mặc dù còn quá nhiều khó khăn để cho cả hai bên
thống nhất vế những điều khoản cụ thể trong việc thực hiện các cam kết,
nhưng như một quan chức cao cấp tham gia vào quá trình đàm phán
giữa ASEAN và Trung Quốc đã nói, dự án có giá trị chính trị nhiếu hơn
là kinh tế. Nhiều nhà quan sát cho ràng, sau sự kiện kết nạp Trung Quốc
vào WT0, một Hiệp định thương mại tự do được đế xuất đã tiếp tục
nâng cao vị thế của Bắc Kinh với tư cách là một quyển lực khu vực vượt
cả Nhật Bản. Tokyo đã phản ứng bằng cách cũng tiến hành đàm phán vể
một Hiệp định thương mại tự do Nhật Bản - ASEAN. Chắc chắn ASEAN
đã được hưởng lợi từ “cơn sốt” khu vực mậu dịch tự do vì nó đã làm cho
tên tuổi của ASEAN rạng danh trên bản đồ thế giới và như vậy càng
chứng tỏ sự thành công của ASEAN với tư cách là tiếng nói chung trên
trường quốc tế.
Từ một quan điểm lý thuyết, việc nối lại quan hệ hữu nghị ASEAN -
Trung Quốc, được thể hiện trong DOC và CAFTA, đã thách thức giả
định của chủ nghĩa tân hiện thực rằng “lý do tồn tại” của ASEAN là nhận
thức chung vể “mối đe dọa Trung Quốc”. Hoàn toàn ngược lại, dường
như sự thành công của ASEAN đang góp phần loại bỏ dần quan niệm về
mối đe dọa Trung Quốc và hợp tác xuất hiện giữa hai chủ thể. Đồng thời,
trong khi phần lớn đổng ý rằng những thành tựu đạt được rất đáng kể,
nhưng họ lại thấy không cẩn thiết phải chứng minh giả định của chủ
140 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THẤI B1NH DƯƠNỔ

nghĩa thế chế tự do. Ví dụ, trong khi ASEAN đã thành công trong việc
tránh xung đột, nhưng Hiệp hội lại không bao giờ thành công trong việc
giải quyết xung đột. Tuyên bố vê' ứng xử ở Biển Đông và Tuyên bố vê' chủ
nghĩa khủng bố lại là những ví dụ khác thể hiện điểm yếu này CÙ2
ASEAN. Cả hai tài liệu đều đê' cập đến những vấn đê' an ninh sống còn>
nhưng lại không hế giải quyết những mâu thuẫn và xung đột này. Không
có các bằng chứng về quan hệ giữa Malaysia và Singapore đã được duy tri
bởi vì cả hai đã hội nhập vào ASEAN hay là như chủ nghĩa tân hiện thực
lập luận, đó là kết quả của sự cần bằng tiềm lực quần sự của họ. Các thế
chế (chuẩn mực, nguyên tắc, luật lệ, quá trình hoạch dịnh chính sách)
dang tồn tại trong ASEAN là những “thể chế mềm”, vì dó là kết quà cùa
các hội nghị và thỏa thuận không chính thức, chứ không phải là các hiệp
đinh có tính pháp lý. Như một nhận xét cho thấy: “Trụ cột của ASEAN là ý
chí luận chứ không phải là pháp quyển luận”1. Cách “tiếp cận mềm” trong
hợp tác của ASEAN được gọi là “Phương cách ASEAN” (ASEAN Way).

Hộp 8: Lịch trình thực hiện AFTA

1.1.2002 Sáu nước thành viên ban đáu của ASEAN ký hiệp đinh AFTA đóng ý cắt
giảm thuế xuống mức 0-5% đói với phán lớn các sàn phẩm trao đổi giữa
các nước, tương ứng với kế hoạch cất giảm thuế đã thống nhất trong
CEPT. Mức thuế trung binh trong thương mại nội khối hiện tại là 3,2%.
1993-2000 Sự cắt giảm thuế đã giúp mở rộng thương mại nội khối từ 44,2 tỷ USD
năm 1993 lên 97,8 tỳ USD năm 2000.

1999 Các nhà lãnh đạo ASEAN đóng ý loại bỏ tất cả thuế nhập khẩu giữa 6 nước
thành viên đáu vào năm 2010 và vào năm 2015 đối với các thành viên
mới. Mặc dù vậy, "Hệ thống Hội nhập ưu đâi của ASEAN" cho phép 4 nước
thành viên mới được quyén miên thuế vào thị trương phát triển hơn của
ASEAN ngay từ năm 2003.

2003 Tại Hội nghị thượng đình lán thứ 9 ở Bali, chính phù các nước ASEAN nhất
tri thành lập Cộng đóng Kinh té ASEAN (AEC) như là mục tiêu cuối cùng
của hội nhập kinh tẽ...tạo ra một khu vực kinh té ASEN ổn định, thịnh
vượng và cạnh tranh cao trong đó có tự do hàng hóa, dịch vụ, đáu tư và
một dòng vốn tự do hơn, một sự phát triền kinh tế bình đẳng, giảm
nghèo và chênh lệch kinh tế-xã hội vào năm 2020" (điéu chỉnh rút ngân
vào nám 2015).

I M.Connors et al., sđd, 2004, p.80.


Chương VI. Một số cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương 141

6.4. Phương cách ASEAN (The ASEAN Way)

Cho đến nay, trong số các tổ chức khu vực trên thế giới, Hiệp hội các
Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một trong số ít tổ chức được đánh
giá là thành công nhất trong lĩnh vực hợp tác đa phương. Thành lập năm
1967 với 5 thành viên ban đầu là các nước Indonesia, Malaysia, Thái Lan,
Singapore và Philippines, trải qua bốn lẩn kết nạp thêm các thành viên
mới, đến năm 1999, Hiệp hội đã trở thành một tổ chức khu vực với 10
thành viên và ngày càng thu hút được sự quan tâm của nhiều nước ngoài
khu vực.
Cầu hỏi đặt ra là tại sao ASEAN lại tạo ra được sự hấp dẫn đối với
các nước trong và ngoài khu vực, khi mà thế giới phải trải qua những
biến động sầu sắc và toàn diện do sự kiện Chiến tranh lạnh chấm dứt gầy
ra. Điểu gì đã giúp ASEAN, một tổ chức lỏng lẻo, không chặt chẽ, nhưng
vẫn có sức sống mãnh liệt và vẫn tạo ra sự gắn kết giữa các nước thành
viên? Câu hỏi này có ý nghĩa cả vê' mặt thực tiễn lẫn lý luận đối với sự tốn
tại và phát triển của ASEAN, vế mặt thực tiễn, ASEAN đã biết tự đổi mới
mình, vượt qua thử thách, bằng cách đưa ra những sáng kiến trong lĩnh
vực kinh tế như thành lập Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm
1992 và trong lĩnh vực an ninh như thiết lập một diễn đàn an ninh khu
vực có tên gọi là Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) năm 1994. về mặt lý
luận, cho đến trước những năm 1990 của thế kỷ trước, sự tồn tại của
ASEAN chủ yếu được giải thích bằng quan niệm của chủ nghĩa hiện thực
(Realism). Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 1990 trở đi, Đông Nam Á đã
tạo ra được nhiều mối quan tâm của giới học thuật khi mà chủ nghĩa
hiện thực phải đối mặt với các trường phái khác là chủ nghĩa thể chế tự
do (institutional liberalism) và chủ nghĩa kiến tạo thể chế (institutional
constructivism)} Nhiều người cho rằng chính phương thức ASEAN
(ASEAN Way) vừa là nguyên nhân chủ yếu giúp cho ASEAN có sức sống
riêng, vừa là động lực tạo ra sự hội nhập của khu vực Đông Á.
Ra đời năm 1967 vào thời điểm mà cuộc Chiến tranh lạnh đang ở
đỉnh điểm của sự xung đột và căng thẳng, ASEAN bị coi là “tay sai” cùa

1 J. Rueland, ASEAN and the Asian crisis: Theoretical implications and practical consequences for
Southeast Asian regionalism, The Pacific Review, Nol3, 2000, pp. 421- 422.
142 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH dương

chủ nghĩa đế quốc Hoa Kỳ trong chiến lược ngăn chặn Chủ nghĩa cộng
sản ở Đông Nam Á. Mặc dù vậy, Tuyên bố Bangkok khẳng định mục tiêu
của ASEAN là tăng cường hợp tác khu vực là phương thức củng cố vị trí
của ASEAN trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương và qua đó hạn chế
được sự mạo hiểm khi trở thành nạn nhân của sự thù địch giữa các
cường quốc. Hơn bốn thập kỷ tồn tại và phát triển, mặc dù còn nhiếu lời
chỉ trích, nhưng ASEAN thực sự là một tổ chức khu vực thành công, tạo
ra được bản sắc “thống nhất trong đa dạng” (unity in diversity), mà biểu
hiện rõ nhất của nó là “Phương thức ASEAN” (ASEAN Way).
Có thể nói “Phương thức ASEAN” chính là chất kết dính các quốc
gia trong khu vực, tạo cho quá trình khu vực hóa và hội nhập khu vực
được thực hiện theo một cách thức riêng, không giống với các khu vực
khác trên thế giới. Điều khác biệt là ASEAN một mặt luôn đê' cao nguyên
tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tôn trọng bản sắc dân
tộc của các quốc gia thành viên, mặt khác vẫn tìm được sự đổng thuận và
tiếng nói chung trong các vấn đê' quốc tế. Chính vì thế, quá trình khu vực
hóa ở Đông Nam Á là quá trình tiệm tiến, phát triển từ từ, tạo ra sự
tương tác tích cực giữa các quốc gia, các xã hội và các nền kinh tế gần kê'
nhau vê' mặt địa lý, làm cho họ gắn kết với nhau và hình thành một khu
vực thống nhất.1 Nếu như khu vực hóa là quá trình bao gồm những thực
té xảy ra thì chủ nghĩa khu vực được hiểu là định hướng nhận thức bởi
các chủ thể nhằm làm cho quá trình này được thể chế hóa.12
Như vậy là trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đang diễn ra
sâu rộng như hiện nay, chủ nghĩa khu vực Đông Á có nguồn gốc từ hạt
nhân cơ sở là ASEAN. Nói một cách khác, thiếu yếu tố này cơ sở của chủ
nghĩa khu vực Đông Á có thể bị ảnh hưởng. Suy cho cùng, sở dĩ ASEAN
thành công và tạo ra được bản sắc riêng chính bởi vì họ đã tạo ra được
phương thức riêng. Phương thức này là tập hợp những thể chế bao gổm
các quy định, nguyên tắc, luật lệ, quá trình hoạch định chính sách tồn tại
trong ASEAN mà các nhà nghiên cứu thường gọi là “các thể chế mềm”.
Các thể chế này không mang tính pháp chế bởi vì cơ sở của nó là các quy
ước và thỏa thuận chứ không phải là các hiệp định chính thức. Như vậy

1 M.Connors, sđd, 2004, p.72.


2 H. A. Habib, Defining the "Asia Pacific Region", Indonesian Quarterly, No23,1995, p. 305.
Chương VI. Một số cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực châu Á-Thái Binh Dương 143

là nền tảng của ASEAN dựa trên tính tự nguyện nhiều hơn tính pháp lý.
Trong hợp tác, các quốc gia ASEAN thường có cách tiếp cận “mếm” và
nó được gọi là “phương thức ASEAN”.
Nói một cách khác, bản sắc “thống nhất trong đa dạng” của ASEAN
cũng chính là “Phương thức ASEAN”. Phương thức này gồm 6 quy ước
sau đây1:
- Chủ quyến bình đẳng;
- Không sử dụng vũ lực và giải quyết hòa bình các xung đột;
- Không dính líu và không can thiệp;
- Không tham gia vào xung đột song phương chưa được giải quyết
giữa các thành viên;
- Ngoại giao thẩm lặng;
- Tôn trọng lẫn nhau và khoan dung.
Chính những quy ước này đã hình thành nên bốn nguyên tắc cơ bản
trong hoạt động của ASEAN. Các nguyên tắc đó cũng là những cơ sở
quan trọng của hợp tác Đông Á. Những nguyên tắc đó có thể tóm lược
2:
như sau1
Một là, Chủ nghĩa khu vực mở: Điểu này bao gồm một loạt các đặc
trưng, trước hết là tăng cường sự minh bạch, không phân biệt giữa các
chủ thể bên trong khu vực, giữa các chủ thể bên trong và ngoài khu vực,
cam kết bảo đảm trật tự bình đẳng và hài hòa các mâu thuẫn.
Hai là, an ninh hợp tác: Mở rộng tốì đa có thể hoặc cam kết các đối
thoại được mở cho tất cả các chủ thể có liên quan và một quan điểm xây
dựng an ninh với nhũng đối tác khác hơn là chống lại họ. Tóm lại là phản
đối một liên minh quân sự bao hàm thành viên đặc biệt và một quan
niệm rõ ràng về bạn và thù. Cách tiếp cận lý tưởng bao gồm các quy tắc
như không can thiệp, tôn trọng bản sắc dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.

1 J.Haacke, ASEAN's diplomatic and Security Culture: Origins, Development and Prospect,
Routledge Curzon, London 2003, p.l.
2 A.Acharya, Ideas, identity, and institution-building: from “ASEAN way" to the “Asia-Pacific
way?”, The Pacific Review, NolO, 1997, pp. 319-346.
GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
144

Ba là, ỉuật mếm: Đó là cách tiếp cận không ràng buộc trong hợp tác
trên cơ sở thành viên tự nguyện, có nghĩa là mỗi chủ thể có quyền từ chối
tham gia, không ràng buộc phải đưa ra các quyết định, với một mạng lưới
không chính thức, một cấu trúc lỏng lẻo và không hình thành một cơ
quan đứng trên các quốc gia.
Bôn là, xây dựng sự đồng thuận: Đó là cam kết tìm ra cách để tiến vê'
phía trước bằng cách tạo ra sự ủng hộ rộng rãi. Vì vậy, sự đồng thuận
không được nhầm lẫn với sự nhất trí hoàn toàn và bởi vậy không yêu cầu
sự đồng ý hoàn toàn của tất cả các bên.
Cầu hỏi đặt ra là tại sao ASEAN lại theo đuổi một sự “hợp tác mềm”
và không cố gắng để có một sự hội nhập sâu hơn? Estrella Solodium, một
học giả hàng đầu của Philippines vê' ASEAN cho rằng, hợp tác giữa các
quốc gia ASEAN càng thực tế và càng thành công chừng nào ASEAN
càng ít đê' cập đến những vấn đê' “an toàn” và “ít nhạy cảm”.1 Những vấn
đễ kiểu như thành lập một liên minh quần sự hoặc một thị trường chung
dã không được chấp nhận vào giai đoạn đẩu.
Học giả Malaysia Pushpa Thambipillai thì lại cho rằng, khác với quá
trình xây dựng cộng đổng mà Karl w. Deutsch đã mô tả, các quốc gia
trong ASEAN cố gắng phấn đấu để xây dựng một cộng đồng chính trị,
nhưng lại không hợp nhất, mà duy trì sự tự trị. Theo đó, mặc dù sự phụ
thuộc lẩn nhau giữa các thành viên ASEAN có tăng lên, nhưng họ vẫn
quan tâm đến việc giữ lấy bản sắc dân tộc của họ bằng cách tán thành
nguyên tắc không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước láng
giềng. Điếu này cũng không giống với lập luận của Joseph Nye và Robert
Keohane.
Một khía cạnh quan trọng khác của cuộc thảo luận lại nhấn mạnh
đến gánh nặng của quá khú đối với chủ nghĩa khu vực Đông Á và những
cản trở cho quá trình hội nhập khu vực. Học giả người Hàn Quốc
Chung-si Ahn nhận xét quá trình hội nhập khu vực Đông Á diễn ra
chậm chạp vì những ký ức cay đắng của thời thuộc địa và Thế chiến hai.1
2

1 E. Solidum, Towards a Southeast Asia Community, University of Philippines Press, 1974.


2 P.Thambipillai, Regional cooperation and development: the case of ASEAN and its external
relations. University of Hawaii, 1980.
Chương VI. Một số cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương 145

Cả hai sự kiện này đã làm tăng thêm sự căng thẳng, mâu thuẫn và không
tin tưởng giữa các dân tộc trong khu vực. Vì thế, chủ nghĩa khu vực được
mô tả như sự cùng tồn tại với các xu hướng mạnh mẽ của chủ nghĩa dân
tộc ở Đông Á.1 Các chính trị gia dân tộc dã miễn cưỡng chấp nhận bất cứ
một đẽ xuất nào vẽ hợp tác khu vực có thể xâm phạm đến chủ quyến
quốc gia và độc lập dân tộc.
Như vậy là, bản sắc của ASEAN chính là phương thức hành động
mà tổ chức này đã thực hiện trong suốt ba thập kỷ đầu tổn tại. Có thể
khái quát bản sắc đó trong hai từ là “không can thiệp” (non-interference)
và đồng thuận ’ (consensus). Một mặt có thể coi đó là hạn chế, nhưng
mặt khác cũng có thể coi đó là yếu tố mà nhờ đó ASEAN đã thành công.
Sẽ chẳng có gì để nói và củng chẳng có gì mới nếu như mọi việc vẫn tiếp
tục diên ra trong dòng chảy đó cho đến năm 1997, khi cuộc khủng hoảng
tài chính xảy ra ở Đông Nam Á: Cuộc khủng hoảng này cho thấy ASEAN
không đủ sức đối phó với một thách thức lớn lao như vậy. Theo Bantaro
Bandoro, vào thời điểm cuộc khủng hoảng tài chính chầu Á, ASEAN
không chỉ ở bước ngoặt của sự tồn tại và phát triển, mà hơn thế nữa còn
2 Không phải ai cũng đống tình
đứng trên bờ vực của sự sụp đổ và tan rã.*
và chia sẻ qua điểm này. Một số học giả khác cho rằng, điều chủ yếu là
ASEAN không có đủ nguồn lực kinh tế và cấu trúc có tính thể chế để giải
quyết khủng hoảng.3 Quan điểm thứ ba thì lại cho rằng, cuộc khủng
hoảng tài chính châu Á năm 1997 đả không gây ra bất kỳ ảnh hưởng đặc
biệt ngắn hạn hay dài hạn, tích cực hay tiêu cực nào đối với ASEAN,
nhưng nó đã làm thay đổi phạm vi của chủ nghĩa khu vực ở châu Á-Thái
Bình Dương. Theo Derek McDougall, trước khi cuộc khủng hoảng tài
chính châu Á diễn ra, chủ nghĩa khu vực đã phát triển ở cả hai phạm vi là
châu Á-Thái Bình Dương (thông qua APEC, ARF) và phạm vi tiểu khu
vực (ASEAN, Diễn đàn Nam Thái Binh Dương-SPE), nhưng giai đoạn

' C.Ahn, Forces of nationalism and economics in Asian regional cooperation, in Asia Pacific
Community, No7, 1980, pp.106-118.
2 B.Bandoro, The implication of economic: ASEAN on the brink of depression and disintegration,
Indonesian Quartely No 26,1998, pp.298-300.
3 S.Narine, ASEAN in the aftermath: the consequences of the East Asian economic crisis, Global
Governance No 8, 2002, pp.179-194.
146 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

sau 1997 chứng kiến một sự phát triển mạnh hơn của Đông Á với nghĩa
chủ nghĩa khu vực nói chung, đặc biệt rõ ràng hơn trong trường hợp cùa
một thể thức hợp tác mới là ASEAN cộng ba (APT).1 Cho dù là thế nào
đi chăng nữa thì lẩn đầu tiên bản sắc của ASEAN bị thách thức, phương
cách ASEAN bị đe dọa. Những gì đã giúp ASEAN tồn tại và phát triển, đã
làm cho ASEAN khác biệt với các tổ chức khác - “không can thiệp” và
“dồng thuận”- bỗng nhiên bị nghi ngờ. Nhiếu người nghĩ rằng cuối
những năm 1990 của thế kỷ trước, đứng trước những thay đổi của tình
hình thế giới và khu vực, đầy là thời điểm tốt nhất để thay đổi ASEAN.
Điếu đó có nghĩa là, ASEAN phải từ bỏ những nguyên tắc đã được khẳng
định trong “Hiệp ước thân thiện và hợp tác” (Treaty of Amity and
Cooperation - TÁC') được ký kết năm 1976 tại Ball (Indonesia). Năm
1998, Ngoại trưởng Thái Lan Pitsuvan thậm chí còn dề nghị thay chính
sách “không can thiệp” bằng một chính sách mới có tên gọi là “can dự
linh hoạt (flexible engagement). Lý do chủ yếu theo Pitsuvan là:
Trong 31 năm, sự đa dạng đã trở thành vấn để đối với ASEAN.. .Sự đa
dạng, diều đã từng là một nguốn lực, thì giờ đây lại trở thành yếu
điểm...Chúng ta không có tự do và sự linh hoạt để bày tỏ quan điểm hên
quan đến một số thành viên. Chúng ta phải im lặng bởi vì chúng ta là thành
viên của một gia đình. Điểu đó là không tốt và không công bằng”.1
2
Nói tóm lại, cho dến nay, sau hơn bốn thập kỷ tồn tại và phát triển,
ASEAN đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Một trong những
thành công đó là ASEAN đã xây dựng được một bản sắc riêng. Bản sắc đó
là sự thống nhất trong đa dạng được biểu hiện trong phương cách ASEAN.
Cho dù, phương cách này đang bị thách thức và phê phán, nhưng nó được
phần lớn các quốc gia trong khu vực thừa nhận và là chất keo dính gắn kết
họ với nhau. Hơn thế nữa, sự tham gia của các cường quốc ngoài khu vực
vào các diễn đàn do ASEAN sáng lập, ủng hộ những sáng kiến mà ASEAN
đưa ra, chứng tỏ sức sống và sự hấp dẫn của ASEAN.

1 D.McDougall, Asia-Pacific security regionalism: the impact of post-1997 developments,


Contemporary Security Policy No 23, 2002, pp.113-134.
2 Dan theo M.Connors et al, sdd, 2004, p.85.
Chương VI. Một số cơ chế hợp tác đa phương ÒkhuvựcửÀư í\-Thá\B'mh Dương 147

UGIMSN
MYANMAR

SINGAPORE

I N N

EAST
TIMOR

Các quốc gia thành viên ASEAN

6.5. Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF)

Diễn đàn khu vực ASEAN (ASEAN Regional Forum - ARF) chính
thức được thành lập năm 1994 (ý tưởng được đưa ra từ năm 1993) nhàm
thúc đẩy cơ chế đối thoại và tham vấn vế các vấn đề an ninh và chính trị
trong khu vực. Khẩu hiệu của ARF là "Xúc tiến hòa bình và an ninh qua
đỗi thoại và hợp tác ở châu Á-Thái Bình Dương”. Cho đến nay, ARF có đến
28 quốc gia thành viên đến từ trong và ngoài khu vực Đông Nam Á. Trong
bối cảnh trật tự hai cực chấm dứt, ở khu vực chưa có cơ chế an ninh nào,
ARF là biểu hiện của tư duy mới của ASEAN vế các vấn đê' an ninh và hợp
tác an ninh - chính trị, gắn an ninh với sự phát triển, gắn quốc gia với khu
vực, gắn khu vực với quốc tế. Kể từ đó cho tới nay, ARF đã trở thành một
diễn đàn an ninh không thể thiếu được, một cơ chế tuy chưa hoàn hảo
148 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH dương

những vô cùng quan trọng đối VƠI an ninh khu vực chau Á-Thái Binh
Dương và đã đạt được một số thành tựu quan trọng bước đẩu.

Các quốc gia thành viên ARF

ARF là một thành công bởi cho đến nay, hiếm có tổ chức khu vực
nào lại quy tụ được tất cả các cường quốc như Mỹ, EU, Nhật Bản, Liên
bang Nga, Trung Quốc và Ấn Độ... Lý do là đây là khu vực đan xen các
lợi ích của tất cả các cường quốc và ARF đã biết tạo ra sự kết nối, lực hấp
dẫn, sự quan tâm của tất cả các nước.
Vì ARF là một diễn đàn do ASEAN khởi xướng và chủ trì nên
phương thức hoạt động của nó cũng phản ánh tinh thần và nguyên tắc
hoạt dộng của ASEAN. Từ khi thành lập, ARF đã để ra một lộ trình gồm
ba giai đoạn nhằm duy trì, củng cố nền hoà bình an ninh khu vực. Giai
đoạn một có mục tiêu là thúc đẩy "Xây dựng lòng tin"; giai đoạn hai là các
biện pháp nhằm thực hiện "Ngoại giao phòng ngừa"; và giai đoạn ba tiến
hành xem xét các cách "Giải quyết các cuộc xung đột". Việc phân chia lộ
trình của ARF thành ba giai đoạn chỉ mang ý nghĩa tương đối, nhằm làm
cho các bên biết được những công việc cần phải làm chứ không theo
nghĩa phải tiến hành tuấn tự các bước từ một đến ba. Tuy nhiên, sau gần
Chương VI. Một số cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương 149

hai thập kỷ tồn tại, ARF vẫn chưa tiến triến được nhiều trong việc giải
quyết các xung đột khu vực.
Ý nghĩa của ARF là ở chỗ, trong một khu vực vốn ít có kinh nghiệm
hợp tác giải quyết các vấn đề an ninh, nó giúp cho các quốc gia có cơ hội
gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, quan tâm, trên cơ sở đó
tạo ra niềm tin và sự hiểu biết để có thể tiếp tục hợp tác lâu dài. Vì lý do
đó, ARF đã bổ sung một cách hiệu quả và thiết thực vào các cơ chế hợp
tác an ninh song phương vốn là đặc điểm nổi trội ở khu vực. Đổng thời
ARF còn làm giàu thêm các kênh đối thoại hiện có ở châu Á-Thái Bình
Dương, củng cố thêm kinh nghiệm hợp tác an ninh ở khu vực này. Diễn
đàn ARF được ra đời từ chính kinh nghiệm của ASEAN, khi cho rằng chỉ
trên cơ sở đối thoại thường xuyên mới có thể tạo ra những hiểu biết đích
thực từ dó có thể tạo dựng niềm tin làm cơ sở cho những biến chuyển
tích cực trong quan hệ chính trị giữa các nước. Đó là cơ chế hoạt động
hết sức mềm mỏng, không chính thức, giúp các thành viên có thể thảo
luận về các vấn đế an ninh nhạy cảm có thể là song phương hoặc da
phương dể từ đó tìm ra tiếng nói chung.
Sự ra đời của ARF còn phản ánh một nhu cầu cấp bách của các nước
trong khu vực là phải có một cơ chế hợp tác an ninh đa phương dể giải
quyết các vấn đê' an ninh đang xuất hiện ngày một nhiều trong khu vực.
Mặc dù Chiến tranh lạnh đã chấm dứt, nhưng không phải vì thế mà khu
vực trở nên an toàn và ổn định hơn mà ngược lại, đang xuất hiện ngày
các nhiểu các mối đe dọa mới được gọi chung là an ninh phi truyền
thống bao gồm xung đột sắc tộc, tôn giáo, môi trường, bệnh dịch, tội
phạm có tổ chức và rất nhiếu nguy cơ khác.
Cũng giống như ASEN, ARF có một cơ cấu tổ chức mếm dẻo, các
quyết định không có tính ràng buộc pháp lý, dựa trên nguyên tắc đống
thuận và các tiếp cận tiệm tiến phù hợp với phần lớn các nước thành viên.
Nói vê' ý nghĩa của ARF, M. Leifer đã rất đúng khi nhận xét: “Về phương
diện lịch sử, ARF là duy nhất trong phạm vi địa lý của nó. Một cơ cấu an
ninh mở rộng, bao gồm tất cả các cường quốc lớn trong khu vực, chưa bao
giờ tổn tại ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương”.1

1 M.Leiíer, tài liệu đã dẫn, 1998, p.4.


150 GIÁO TR1NH QUAN HÊ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Cho dù còn rất nhiều hạn chế, nhưng riêng đối với ASEAN, sự ra
đời của ARF là một thành công lớn về phương diện ngoại giao của Hiệp
hội này ở thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. ARF không chỉ tạo cơ hội cho
ASEAN đóng góp vào hòa bình ổn định và hiểu biết lẫn nhau giữa các
nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mà còn tạo điều kiện cho
Hiệp hội này đóng vai trò “trung tâm” (centrality) và “chèo lái” (driving)
trong việc đề ra các quá trình an ninh ở khu vực. Không có ASEAN với tư
cách là người khởi xướng ý tưởng này, khó có nước nào hoặc nhóm nước
nào lại có thể làm cho các nước khác tin tưởng và tuân theo vì giữa các
nước luôn tồn tại những khúc mắc trong lịch sử. Chỉ có ASEAN mới tạo
ra dược tiếng.nói khách quan, thuyết phục và trên cơ sở đó tạo ra một cơ
ché cần bằng giữa các cường quốc thù địch.
Cho đến nay, mặc dù còn rất hạn chế, ARF đã đạt được một số
thành tựu chủ yếu sau đây: Thứ nhất, ARF đã thể hiện vai trò là một diễn
dàn cho dối thoại và tham khảo song phương và đa phương và cho việc
thiết lập những nguyên tắc hiệu quả cho đối thoại và không can thiệp, đề
cao việc đưa ra các quyết định thông qua sự đồng thuận, không can thiệp,
dạt được tiến bộ một cách thận trọng và vận động với một tốc độ phù
hợp với tất cả. Thứ hai, ARF sẵn sàng tổ chức và tiến hành thảo luận giữa
các nước thành viên hàng loạt vấn đề an ninh theo sự sắp xếp đa phương.
1 hư ba, ARF tạo ra sự tin cậy lẫn nhau ngày một tăng lên thông qua các
hoat động hợp tác và trao đổi, minh bạch hóa thông tin. Thứ tư, bằng
hình thức mềm dẻo và kiên trì, ARF dã tạo dựng được thói quen đối
thoại va tham khảo vê' các vấn đề chính trị và an ninh giữa các nước vốn
từng co hiêm khích hoặc xung đột với nhau, tạo niềm tin cho cả khu vực.
I hư năm, ARF cũng thúc đẩy quá trình công khai hóa thông qua các hoạt
dộng như trao đổi các thông tin về chi phí quốc phòng, tập trận, hợp tác
quóc phòng và xuất bản sách trắng vể quốc phòng. Thứ sáu, ARF chú
trọng xây dựng và phát triển mạng lưới hoạt động giữa các quan chức an
ninh, quốc phòng giữa các nước thành viên ARF.
Câu hỏi đặt ra là tại sao ARF có thể đạt được những thành tựu như
trên? Có thể tóm tắt một số nguyên nhân chính giải thích sự thành công
của ARF như sau:
Chương VI. Một số cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương 151

Thứ nhất, có được thành công trước hết là nhờ ARF đã biết tôn
trọng sự đa dạng của các thành viên, có cách tiếp cận phù hợp và có lộ
trình hợp lý. Các nước tham gia ARF rất đa dạng vê' trình độ phát triển,
hệ thống chính trị, dân tộc, văn hóa, tôn giáo... Với một số lượng thành
viên lớn và đa dạng như vậy, ARF đã xây dựng được một cơ chế vận hành
phù hợp với tất cả: không quá nhanh đối với các nước phát triển thấp và
mới tham gia vào hợp tác quốc tế, nhưng cũng không quá chậm dối với
các thành viên có trình độ phát triển cao và đã tham gia nhiều vào các
tiến trình hợp tác quốc tế khác nhau. Trong một thực tế là các nước
thành viên rất khác nhau vể nhiều phương diện, thiếu hiểu biết lẫn nhau,
thậm chí thù dịch nhau, ở giai đoạn đẩu, ARF đã tập trung vào các biện
pháp xây dựng lòng tin nhằm tạo nên sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau
giữa họ. Những bưác đi thận trọng như vậy khiến cho Diễn đàn này ngày
càng lôi cuốn được sự tham gia của các nước châu Á-Thái Bình Dương,
kể cả những nước như CHDCND Triều Tiên, Pakistan, Mông cô...
Thứ hai, sở dĩ ARF thành công còn vì phương châm hoạt động của
diễn đàn là chủ nghĩa khu vực mở, có nghĩa là không tạo ra sự phần biệt
giữa các nước trong và ngoài khu vực. Thực sự, không phân biệt chế độ
chính trị, trình độ phát triển, ARF là một diễn dàn dối thoại đa phương
và rộng mở đối với tất cả các nước châu Á-Thái Bình Dương. Tính chất
rộng mở của ARF là động lực thúc đẩy các quốc gia tham gia, tạo cho họ
cảm giác chia sẻ và có trách nhiệm và vì vậy thu hút ngày càng nhiều sự
tham gia của các nước.
Thứ ba, ARF sẽ không thành công nếu như không có vai trò “chèo
lái”, “trung tâm”, “chất keo kết dính”, “chất xúc tác” của ASEAN. Những
thành tựu của ARF trong những năm qua gắn liến với những cố gắng liên
tục, kiên trì, không mệt mỏi của ASEAN. Sẽ không có nước nào, dù là
lớn, đủ uy tín và sức thuyết phục đứng ra gánh vác trách nhiệm tồ chức
một diễn đàn như vậy. Trên thực tế chỉ có ASEAN với tư cách là một tố
chức khu vực đã tồn tại từ năm 1967, trải qua nhiếu thách thức, mới có
thể có được sự tin cậy của cộng đổng quốc tế. Các quốc gia dân tộc dù là
siêu cường như Hoa Kỳ, đang trỗi dậy như Trung Quốc, hay đang phục
hổi như nước Nga, hoặc tích cực như Australia dểu không đủ sức thuyết
150 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNg

Cho dù còn rất nhiêu hạn chế, nhưng riêng đối với ASEAN, sự ra
đời của ARF là một thành công lớn vể phương diện ngoại giao của Hiệp
hội này ở thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. ARF không chỉ tạo cơ hội cho
ASEAN đóng góp vào hòa bình ổn định và hiểu biết lẫn nhau giữa các
nước trong khu vực chầu Á-Thái Bình Dương, mà còn tạo diễu kiện cho
Hiệp hội này đóng vai trò “trung tâm” (centrality) và “chèo lái (driving)
trong việc dê' ra các quá trình an ninh ở khu vực. Không có ASEAN với tư
cách là người khởi xướng ý tưởng này, khó có nước nào hoặc nhóm nưóc
nào lại có thể làm cho các nước khác tin tưởng và tuân theo vì giữa các
nước luôn tổn tại những khúc mắc trong lịch sử. Chỉ có ASEAN mới tạo
ra được tiếng.nói khách quan, thuyết phục và trên cơ sở đó tạo ra một cơ
chế cân bằng giữa các cường quốc thù địch.
Cho đến nay, mặc dù còn rất hạn chế, ARF đã đạt được một số
thành tựu chủ yếu sau đây: Thủ nhất, ARF đã thể hiện vai trò là một diễn
dàn cho dối thoại và tham khảo song phương và đa phương và cho việc
thiết lập những nguyên tắc hiệu quả cho đối thoại và không can thiệp, đê'
cao việc đưa ra các quyết định thông qua sự đồng thuận, không can thiệp,
đạt được tiến bộ một cách thận trọng và vận động với một tốc độ phù
hợp với tất cả. Thứ hai, ARF sẵn sàng tổ chức và tiến hành thảo luận giữa
các nước thành viên hàng loạt vấn đế an ninh theo sự sắp xếp da phương.
Thứ ba, ARF tạo ra sự tin cậy lẫn nhau ngày một tăng lên thông qua các
hoạt động hợp tác và trao đổi, minh bạch hóa thông tin. Thứ tư, bằng
hình thức mềm dẻo và kiên trì, ARF đã tạo dựng được thói quen dổi
thoại và tham khảo vể các vấn đê' chính trị và an ninh giữa các nước vốn
từng có hiềm khích hoặc xung đột với nhau, tạo niềm tin cho cả khu vực.
Thứ năm, ARF cũng thúc đẩy quá trình công khai hóa thông qua các hoạt
dộng như trao đổi các thông tin vê' chi phí quốc phòng, tập trận, hợp tác
quốc phòng và xuất bản sách trắng vê' quổc phòng. Thứ sáu, ARF chú
trọng xây dựng và phát triển mạng lưới hoạt động giữa các quan chức an
ninh, quốc phòng giữa các nước thành viên ARF.
Câu hỏi đặt ra là tại sao ARF có thể đạt dược những thành tựu như
trên? Có thể tóm tắt một số nguyên nhân chính giải thích sự thành công
của ARF như sau:
Chương VI. Một số cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương 151

Thứ nhất, có được thành công trước hết là nhờ ARF đã biết tôn
trọng sự đa dạng của các thành viên, có cách tiếp cận phù hợp và có lộ
trình hợp lý. Các nước tham gia ARF rất đa dạng vê' trình độ phát triển,
hệ thống chính trị, dân tộc, văn hóa, tôn giáo... Với một số lượng thành
viên lớn và đa dạng như vậy, ARF đã xây dựng được một cơ chế vận hành
phù hợp với tất cả: không quá nhanh đối với các nước phát triển thấp và
mới tham gia vào hợp tác quốc tế, nhưng cũng không quá chậm đối với
các thành viên có trình độ phát triển cao và đã tham gia nhiều vào các
tiến trình hợp tác quốc tế khác nhau. Trong một thực tế là các nước
thành viên rất khác nhau về nhiều phương diện, thiếu hiểu biết lẫn nhau,
thậm chí thù địch nhau, ở giai đoạn đấu, ARF đã tập trung vào các biện
pháp xây dựng lòng tin nhằm tạo nên sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau
giữa họ. Những bước đi thận trọng như vậy khiến cho Diễn đàn này ngày
càng lôi cuốn được sự tham gia của các nước châu Á-Thái Bình Dương,
kể cả những nước như CHDCND Triều Tiên, Pakistan, Mông Cổ...
Thứ hai, sở dĩ ARF thành công còn vì phương chầm hoạt dộng của
diễn đàn là chủ nghĩa khu vực mở, có nghĩa là không tạo ra sự phân biệt
giữa các nước trong và ngoài khu vực. Thực sự, không phân biệt chế độ
chính trị, trình độ phát triển, ARF là một diễn đàn đối thoại đa phương
và rộng mở đối với tất cả các nước châu Á-Thái Bình Dương. Tính chất
rộng mở của ARF là động lực thúc đẩy các quốc gia tham gia, tạo cho họ
cảm giác chia sẻ và có trách nhiệm và vì vậy thu hút ngày càng nhiếu sự
tham gia của các nước.
Thứ ba, ARF sẽ không thành công nếu như không có vai trò “chèo
lái”, “trung tâm”, “chất keo kết dính”, “chất xúc tác” của ASEAN. Những
thành tựu của ARF trong những năm qua gắn liền với những cố gắng liên
tục, kiên trì, không mệt mỏi của ASEAN. Sẽ không có nước nào, dù là
lớn, đủ uy tín và sức thuyết phục đứng ra gánh vác trách nhiệm tổ chức
một diễn đàn như vậy. Trên thực tế chỉ có ASEAN với tư cách là một tổ
chức khu vực đã tổn tại từ năm 1967, trải qua nhiều thách thức, mới có
thể có được sự tin cậy của cộng đổng quốc tế. Các quốc gia dân tộc dù là
siêu cường như Hoa Kỳ, đang trỗi dậy như Trung Quốc, hay dang phục
hồi như nước Nga, hoặc tích cực như Australia đều không đủ sức thuyết
152 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU A - THÁI B1NH dương

phục tạo ra sự tin cậy và ủng hộ của các nước. Không ai khác mà chính là
ASEAN đã làm cho ARF trở nên hiện hữu và có thể.
Chính nhờ sự chèo lái khôn khéo của ASEAN, con thuyền ARF đẳ
vượt qua được “thác ghểnh và phong ba bão táp”. Tuy nhiên, nhìn vố'
phía trước, diễn đàn này vẫn còn nhiếu thách thức và chông gai không dễ
vượt qua.
Thứ nhât, ARF là một diễn đàn thu hút sự tham gia nhiều quốc gia,
trong đó có tất cả các nước lớn trong khu vực. Tuy nhiên, do vị trí lãnh
dạo ARF thuộc vế ASEAN nên các thảo luận vê' an ninh trong Diễn dàn
được tập trung nhiều vào các vấn để của Đông Nam Á. Hơn nữa, theo
quy định, Hội nghị ARF chỉ được tổ chức quay vòng trong các nước
thành viên ASEAN và do các nước đó làm chủ tịch. Vì thế, theo ý kiến
của một số người, hoạt động của ARF vừa chưa thực sự đảm bảo sự
khách quan", vừa chưa tương xứng với quy mô cũng như tính toàn diện.
ỉ hú hai, số lượng thành viên quá lớn, quá đa dạng, không có tiêu chí
kết nạp rõ ràng là một hạn chế tiếp theo của ARF. Với số lượng 28 thành
viên vao thời diểm năm 2011, cho đến nay chưa có diễn đàn nào mà lại
có quy mỏ, phạm vi và sự đa dạng như ARF. Nhiều người nghi ngờ vào
mức dộ hiệu quả của diễn đàn và rất bãn khoăn về triển vọng của nó, nếu
như không có một lộ trình rõ ràng, một chương trình nghị sự thực sự
khoa học được sự ủng hộ của đa số và nhất là sự chèo lái khéo léo, tương
lai cua ARF rat mờ mịt. Chưa nói gì đến ngoại giao phòng ngừa, ngay ở
giai đoạn một thoi, các quốc gia thành viên của ARF cũng chưa sẵn sàng
tin cậy trao đối thông tin, minh bạch hóa chi tiêu quốc phòng, thì đến
bao giờ ARF mới có thể chuyển sang giai đoạn ba là giải quyết xung đột.
Nhất la váo thơi điểm hiện tại sự kỳ vọng của cộng đồng quốc tế rất lớn
khi khu vực châu Á-Thái Bình Dương dang phải đối mặt với nhiêu vấn
dế an ninh truyến thống và phi truyền thống. Những vấn dể đó vừa là cơ
hội, đổng thời là thách thức cho ARF và các thành viên.
Thủ ba, đã trở thành quy luật trong nền chính trị quốc tế và hoạt
động của các diễn đàn tổ chức quốc tế đa phương, các nước lớn đều đóng
vai trò quan trọng. ARF cũng không phải là ngoai lệ. Hoa Kỳ, Trung
Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, EƯ và Nga là những thành viên luôn thể hiện
Chương VI. Một số cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực châu A - Thái Bình Dương 153

sức mạnh của mình trong các công việc quốc tế vì lợi ích quốc gia của họ.
Trong Hội nghị ARF lần thứ 17 diễn ra vào tháng 7/2010 tại Hà Nội cho
thấy, chỉ cấn Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hilary Clinton lên tiếng vế tự do hàng
hải ở Biển Đông là lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ, ngay lập tức tiếng nói đó đã
có tác động mạnh mẽ đến tất cả các nước ASEAN, làm Trung Quốc phải
chùn bước. Vấn dề là các nước ASEAN phải biết tận dụng và khai thác lợi
thễ của mình, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cường quốc, đem
lại hòa bình ồn định trong khu vực vì mục đích chung.
Thứ tư, hạn chế rõ nhất mà các nước đều nhận thấy đó là sau gần hai
thập kỷ hoạt động, nhưng ARF vẫn chưa có khả năng hạn chế cuộc chạy
đua vũ trang giữa các nước, và chắc còn rất lâu nữa mới có thể nói đến
mục tiêu cuối cùng của mình là giải quyết các xung đột. Đây chính là
điều làm cho các nước thành viên chưa thực sự tin tưởng vào khả nàng
đảm bảo an ninh khu vực của ARF. ARF xem ra vẫn là một diễn đàn dể
các bên trình bày quan điểm, nêu vấn để, thảo luận mà không có một
hành động cụ thể nào. Vì vậy, dưới thời Tổng thống Bush, Hoa Kỳ đã
không tham gia tích cực trong các hội nghị của ARF. Các nước khác cũng
chưa xem ARF là một công cụ ngoại giao hữu hiệu.
Tóm lại, ra đời trong bối cảnh Chiến tranh lạnh chấm dứt, trật tự hai
cực tan rã, châu Á-Thái Bình Dương đang trở thành tâm điểm của thế
giới với sự phát triển năng động của mình kéo theo sự quan tâm của các
cường quốc, ARF là một sáng kiến mang tính đột phá của ASEAN. Với
một kế hoạch ba giai đoạn là xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa và
giải quyết xung đột, ARF có hy vọng tạo ra một cơ chế giải quyết xung
đột ở một khu vực, lấp vào khoảng trống mà từ trước dến nay chưa từng
có kinh nghiệm về hợp tác đa phương. Vì thế những thành công mà ARF
có được rất đáng trần trọng. Những hạn chế mà ARF dang mắc phải
cũng là diếu dễ hiểu. Nếu trong thời gian tới ARF không cải cách và tự
làm mới mình thì xem ra sự tổn tại của nó sẽ là câu hỏi lớn.

6.6. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC)

Ra đời vào năm 1989 từ ý tưởng của Australia, đến nay Diễn đàn
hợp tác kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Asia Pacific Economic
154 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÃU á - THÁI BÌNH DƯƠNG

Cooperation - APEC) đã chiếm một vị trí quan trọng trong nển kinh tế
thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, APEC có tất cả 21 nền kinh tẽ
thành viên, chiếm 46% diện tích thé giới, 41,2% dân số thế giới và 57,7%
GDP toàn cẩu.1

£ JAPAN
SOUTH KORE>
KOREA
MEXICO
CHINESE TAIPEI
------- ì KONG, CHINA
^^PHILIPPINES
/
THAILANi
BrtUNtr .
'V; SINGAPORE PAPUA NEW GUINEA
MALAYSIA „„... f
INDONESIA

APEC Membership

■1991
M 1999

1998

Các nển kinh tếthành viên APEC

APEC là diễn đàn tập trung những nền kinh tế hàng dấu thế giới.
Trong số 14 nến kinh tế lớn nhất thế giới có GDP hơn 500 tỷ USD thì có
tới 7 thành viên là của APEC, ba thành viên của APEC thuộc nhóm G8,
ba trong năm ủy viên thường trực Hội đổng Bảo an LHQ là thành viên
của APEC (Nga, Hoa Kỳ, Trung Quốc).Với các nguyên tắc hoạt động rõ
ràng, bình đẳng, không phân biệt vê' chính trị, trình độ phát triển kinh tế,
APEC thực sự đóng vai trò quan trọng, là cơ sở, là dộng lực để thúc đẩy
sự phát triển của từng thành viên cũng như cả khu vực và trên phạm vi
toàn cầu.1
2

1 Xem: http://www.mofa.gov.vn/vi/tt_baochi/nr041126171753/ns050913095333
2 Bộ ngoại giao, Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 1998.
Chương VI. Một số cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực châu A - Thái Bình Dương 155

Mục tiêu cơ bản của APEC là thúc đẩy tự do hóa thương mại và
thuận lợi hóa đẩu tư, nhằm hướng tới xây dựng diễn đàn thành một cộng
đổng kinh tế phát triển trong sự đa dạng đồng đểu, hỗ trợ và bổ trợ lẫn
nhau để tạo thành một thực thể kinh tế gắn bó. Trong bối cảnh quốc tế
với nhiều thách thức mới nảy sinh như sự gia tăng cùa chủ nghĩa khủng
bố, thị trưởng chứng khoán thế giới có nhiêu bát ổn, APEC đã đưa ra
một chương trình hợp tác mới nhằm tiếp tục duy trì và thúc đẩy những
mục tiêu đặt ra của mình. Những chương trình này bao gốm kế hoạch
hành động vế thuận lợi hóa thương mại APEC; tuyên bố APEC vê' thực
hiện các tiêu chuẩn minh bạch hóa; tuyên bố thực hiện chính sách APEC
vê' thương mại và kinh tế kỹ thuật số; tuyên bố APEC vê' đảm bảo an ninh
thương mại... Trong đó, APEC đã tiến hành rất nhiêu hoạt động hợp tác
xoay quanh ba trụ cột chính là: Tự do hóa thương mại và đẩu tư; thuận
lợi hóa kinh doanh; hợp tác kinh tế kỹ thuật. APEC đang mang lại một
chiến lược khả thi trong thương mại và ngoại giao kinh tế ở khu vực châu
Á-Thái Bình Dương.
Các chính sách tự do hóa của APEC được xây dựng trên nguyên tắc
chủ nghĩa khu vực mở, nhằm tìm kiếm một chiến lược thích hợp cho sự
phát triền, các mục tiêu và sự đa dạng của khu vực chầu Á-Thái Bình
Dương, đã giúp APEC tạo lập được những thành công trong hai thập kỳ
đẩu tiên.
Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 và nhất là
sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007-2008, APEC đã mất dần vị trí
và vai trò của mình. Trong bản đổ kinh tế thế giới xuất hiện những mô
hình mới như ASEAN + 3, ASEAN + 6 và Nhóm G20, các khu vực
thương mại tự do như NAFTA, CAFTA và các hiệp định thương mại
song phương.1
Từ góc độ an ninh-chính trị, thông qua việc kết nối các nến kinh
tế, làm cho sự phụ thuộc giữa họ ngày một gia tăng, một cách gián tiếp
APEC đã góp phần ngăn chặn xung đột, giảm bớt căng thẳng và nguy
cơ chiến tranh giữa các quốc gia. Theo quan điểm của chủ nghĩa tự do,

1 Thông tấn xã Việt Nam, "Vai trò của Nhật Bản trong sự hình thành cơ câu mói ờ châu Á -
Thái Bình Dương", Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 17/10/2009, tr.12.
156 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DươNg

APEC có ý nghĩa quan trọng là một trong những diễn đàn kinh tế
xuyên lục địa ra đời đẩu tiên ngay khi Chiến tranh lạnh vừa chấm dứ^
tạo ra một mẫu hình mới cho hợp tác thương mại và đẩu tư giai đoạn
hậu Chiến tranh lạnh.
Ngoài ra, các cuộc họp thượng đỉnh hàng năm được tổ chức luân
phiên ở tất cả các nền kinh tế thành viên của APEC là một cơ hội tốt cho
nguyên thủ hoặc người đứng đẩu chính phủ có thể gặp gỡ trực tiếp. Các
cuộc tiếp xúc này đã giúp các quốc gia hiểu biết nhau nhiều hơn, giảih
bớt nghi ngờ, thông cảm và chia sẻ các kinh nghiệm, tiến tới giải quyệt
các trở ngại mà trước đây có thể do hiểu lầm hoặc không có cơ hội trat)
đổi gây ra. Đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc chia sẻ thông tiiy,
kinh nghiệm trong việc phòng chống các loại tội phạm kinh tế, khủng bổj
bảo vệ môi trường, và các mối đe dọa khác là cực kỳ quý báu. Các nguy
cơ xung đột và chiến tranh vì thế đã được ngăn chặn từ sớm.
Một trong những vấn đề trong hợp tác kinh tế là an ninh nănịy
lượng. Đầy là vấn để củng được APEC đặc biệt quan tâm. Lý do là châq
Á-1 hai Bình Dương không những là khu vực có tốc độ phát triển kinh tệ
nhanh nhất, mà còn là khu vực tiêu thụ nhiều năng lượng nhất trên thệ
giới hiện nay. Trong số các quốc gia tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thì
cháu Á-Thái Bình Dương đã đóng góp tới ba nước là Hoa Kỳ, Trung
Quốc và Nhật Bản. châu Á-Thái Bình Dương cũng là khu vực giàu nguồn
tai nguyên năng lượng như khu vực Biển Đông, các quốc gia Đông Nam
A, Nga va Australia. Vì vậy, hiện tại cuộc cạnh tranh vế năng lượng đang
tiém án những nguy cơ xung đột mới, thách thức hòa bình và an ninh
khu vực, nhất là ở Biển Đông.
Lién quan đến vấn đế năng lượng, Trung Quốc trong những năm gần
đay củng dã đưa ra ý tưởng về việc thành lập một tổ chức giống như Tổ
chúc cac nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) để quản lý và điều phối quá
trình sản xuất và tiêu thụ năng lượng trong khu vực châu Á-Thái Bình
Dương để hạn chế khủng hoảng. Ngoài sáng kiến này, Trung Quốc cũng
đua ra nhưng dự án vẽ hợp tác trong lĩnh vực năng lượng bao gổm từ điểu
tra trữ lượng và nhu cẩu, thăm dò và khai thác, hướng đến việc quản lý
nguổn năng lượng và sử dụng hiệu quả. Tuy nhiên, những sáng kiến và ý
tưởng này còn phải được xem xét và cân nhắc vì liên quan dến an ninh
Chương VI. Một số cơ chế hợp tác đa phương ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương 157

quốc gia và đặc biệt là tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông. Tuy nhiên trong
tương lai, APEC cần xem xét nhũng đê' nghị này một cách nghiêm túc để
có thể tạo ra cơ hội hợp tác mới cho các nước thành viên, góp phần giảm
thiểu nguy cơ xung đột lợi ích giữa các nước.
Đánh giá về vị trí, vai trò và thành tựu của APEC thật không dễ
dàng. Mặc dù APEC là diễn đàn kinh tế với mục tiêu tự do hóa thương
mại và thuận lợi hóa đầu tư cho tất cả các nền kinh tế nằm trong lòng
chảo Thái Bình Dương và các nền kinh tế thừa nhận nguyên tắc này,
nhưng trên thực tế APEC chưa đạt được nhiều thành tựu. Nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng thành công của APEC chính là tạo ra một môi
trường chính trị hòa bình, bình đẳng và rộng mở cho các hợp tác an ninh
và chính trị khác. Theo nghĩa đó, hợp tác kinh tế đã làm bệ đỡ cho hợp
tác chính trị giữa các nước có chế độ chính trị khác nhau. Thực tế là
APEC đã tạo điểu kiện thuận lợi cho đối thoại chính trị và giảm bớt
những căng thẳng chính trị giữa các cường quốc trong khu vực chầu Á-
Thái Bình Dương như giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ sau vụ Thiên An
Môn và căng thẳng vê' Đài Loan năm 1996, giữa Trung Quốc và Nhật Bản
sau những tranh chấp thương mại năm 1994 và những vấn để dưới thời
Chính quyến Koizumi, giữa Australia và Indonesia trong vấn đê' Đông
Timo. Đây chính là những thành công mà khi APEC mới ra đời ít người
nghĩ đến.
Ngoài các cơ chế đa phương trong khu vực như đã trình bày ở trên,
quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương còn được định hình
bởi hàng loạt các cơ chế đa phương khác mà tâm điểm vẫn là ASEAN.
Các cơ chế hợp tác này đã ra đời như là các sáng kiến và phản ứng của
ASEAN và các đối tác trước sự vận động của tiến trình hợp tác và thực tế
của khu vực. Đó là các cơ chế như ASEAN + 1, ASEAN + 3, và Hội nghị
cấp cao Đông Á (EAS). Với những sáng kiến này, châu A-Thái Bình
Dương cho thấy sự năng động và đa dạng mà không một khu vực nào
trên thế giới có được.
Đặc trưng nổi bật nhất của các cơ chế này là hình thức đối thoại
không chính thức và xây dựng niềm tin qua các thỏa thuận chính thức
mà biểu hiện rõ nhất là phong cách ASEAN. Thứ hai, tất cả các cơ chế
này đếu đểu lấy ASEAN làm trung tâm hay có thể nói ASEAN là người
158 GIÁO TRÌNH QUAN HÊ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯQnG

khởi xướng, thiết kế và chèo lái. Tuy nhiên, vì đểu liên quan đến một khu
vực và các đối tượng như nhau nên các cơ chế này có phẩn bị chổng
chéo. Thứ ba, các cơ chế này không tập trung vào một lĩnh vực chuyên
biệt nào, mà trải đểu trên tất cả các khía cạnh từ tự do thương mại, kình
tế, những vấn đê' phát triển và cả các vấn đê' hợp tác chính trị-an ninh,
nhất là an ninh phi truyền thống.

Câu hỏi ôn tập

1. Những đóng góp cơ bản của ASEAN đối với quan hệ quốc tế ở khu Vực
châu Ă-Thái Bình Dương là gì?
2. Phương cách ASEAN là gì?
3. Những nội dung hoạt động cơ bản của ARF và thách thức của diễn đàn?
4. Vai trò của APEC trong quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương?
chương VII
AN NINH KHU vực CHÂU Á -
THÁI BÌNH DƯƠNG VÀ TRIỂN VỌNG HỢP TÁC

* Yêu cầu: Sau khi học xong bài này, sinh viên phải
nắm được:
Khái niệm an ninh
Những thách thức an ninh mới đối với khu vực CATBD
Triển vọng hợp tác của khu vực CATBD

7.1. Khái quát về vấn đề an ninh

An ninh là gì và nó đã xuất hiện như thế nào? An ninh không phải là


sản phẩm của bất cứ một quy luật nào có thể dự đoán được, mà phụ
thuộc vào nhận thức về mối đe dọa cá nhân, nó cũng được hiểu rất khác
nhau tùy theo tình trạng và vị trí của chủ thể trong hệ thống quốc tế và
quan trọng nhất nó là đối tượng để làm sáng tỏ.
Từ góc độ lịch sử, an ninh được hiểu theo nghĩa là những mối đe
dọa đối với chủ quyền và lãnh thổ quốc gia. Quan niệm truyền thống này
được gọi là “an ninh cứng” (hard security) hoặc “an ninh quân sự”
(military security). Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nhìn chung người ta
nghĩ rằng, trước hết, xung đột quân sự nghiêm trọng ở châu Á-Thái Bình
Dương chỉ có thể diễn ra giữa các siêu cường hoặc các nước đổng minh
160 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ờ KHU vực CHÂU Á - THẤI B1NH Dươbị

của họ, và thứ hai, xung đột có thể diễn ra ở một trong bốn khu vực ỉà
biển Okhotsk, bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài Loan và biên giới Trung-
Xô. Mối đe dọa an ninh này đối với khu vực đã thay đổi một cách dột
ngột vào cuối những nãm 1980. Các tàu ngầm mang đầu dạn hạt nhân
của Liên Xô không còn sử dụng biển Okhotsk với tư cách là một hải cảng
chiến lược để chuẩn bị cho một cuộc tấn công Hoa Kỳ nữa. Tranh chẵp
xung quanh các đảo ở đó là một chuyện tương đối nhỏ. Ngoài ra, căng
thẳng biên giới Trung - Xô đã giảm nhiều sau khi quan hệ giữa Trung
Quốc và Nga được cải thiện. Đả có một sự cải thiện toàn diện các mối
quan hệ ở cấp dộ song phương và một số thay đổi hướng tới một diễn
đàn khu vực xây dựng hơn về các vấn đê' an ninh. Đồng thời, toàn cầu
hóa đã tạo ra sự xuất hiện đồng thời của khu vực hóa với sự nhấn mạnh
nhiều hơn đến các vấn để địa phương, sự tái sinh của các xung đột địa
phương truyền thống giữa các quốc gia, những xung đột đã bị che khuẵt
bởi sự chia rẽ ý thức hệ của Chiến tranh lạnh và vũ khí hạt nhân, cũng
như của các phong trào khủng bố. Tình trạng căng thẳng này chắc chắn
đã ảnh hưởng đến sự ổn định khu vực.
Nói tóm lại, những thay đổi cấu trúc của kỷ nguyên hậu Chiến tranh
lạnh đã dẫn đến những cách nhìn mới vể khái niệm và bản chất của an
ninh. An ninh bây giờ được hiểu có nghĩa rộng hơn là sự ngăn chặn một
cuộc chiến tranh và bạo lực quần sự. Mất an ninh bây giờ không còn
dược xem như là một hiện tượng chỉ gắn liến với đe dọa quần sự hoặc là
chỉ liên quan đến nhà nước. Theo quan niệm mới, an ninh bao trùm
nhửng khía cạnh xã hội và thậm chí là cá nhân, kinh tế, môi trường, tội
phạm, những vấn để nhân loại và quyền con người cũng như cả việc sử
dụng bát hợp pháp vũ lực. Ý tưởng an ninh rộng này nói chung được gọi
là ' an ninh phi truyến thống” (non-traditional security) hoặc là “an ninh
mềm” (soft security).
Cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 và cuộc chiến
tranh chống khủng bố sau đó có lẽ đã trở thành một biểu thị hiển nhiên
nhát của vấn đẽ an ninh hậu Chiến tranh lạnh và có tác động đặc biệt đối
với nhiễu quốc gia và chính phủ ở châu Á-Thái Bình Dương và trong
một số trường hợp đã làm cho những vấn đề đã từng tốn tại trước đây tồi
tê thêm. Tình hình mới đặc biệt gây khó khăn cho các quốc gia yếu với
Chương VII. An ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và triển vọng hợp tác 161

dần số đạo Hồi đông và cho những nước có bộ máy lãnh đạo kém như
Indonesia và Pakistan.1 Buôn bán ma túy, cướp biển, sự hủy hoại môi
trường, tăng cường cạnh tranh các nguồn tài nguyên và đói nghèo là
những vấn đề quyết định khác liên quan đến an ninh khu vực và ổn định.
Mặc cho sự xuất hiện của an ninh phi truyển thống, quan điểm vê' an
ninh cơ bản và những vấn đề trong khu vực vẫn không hễ thay đổi.
Những thách thức an ninh cứng như Bán đảo Triều Tiên, eo biển Đài
Loan và những tranh chấp lãnh thổ chưa giải quyết giữa hàng loạt nước
trong khu vực vẫn tiếp tục là những điểm nóng tiếm tàng cho những
xung đột nghiêm trọng và ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực. Mục tiêu
chính của chương này trước hết là trình bày khái quát những nguyên
nhân khác nhau của xung đột, sau đó đi sâu vào phân tích một số trường
hợp cụ thể như eo biển Đài Loan, bán đảo Triều Tiên và Biển Đông. Cuối
cùng chương này sẽ giới thiệu một số quan điểm ủng hộ cũng như phản
đối cho vấn để xung đột ở khu vực và kết thúc bằng việc đưa ra hai kịch bản
cho tương lai của khu vực.

7.2. Bản chất và biểu hiện của các nguy cơ an ninh khu vực châu Á-
Thái Bình Dương

Vào đẩu những năm 1990, phát triển kinh tế và an nính quân sự đã
trở nên đan xen, gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo ra những nguy cơ tiềm
tàng mới. Đồng thời, giai đoạn hậu Chiến tranh lạnh cũng chứng kiến
những biểu hiện mới trong quan hệ quốc tế như tính khó dự báo, tình
trạng phát triển không đổng đều, xu hướng gán ghép tác động của toàn
cấu hóa. Một trong những hậu quả cùa quá trình phát triển là sự xuất
hiện của quan niệm “an ninh con người” (human security). Được
Chương trình phát triển Liên hợp quốc (ƯNDP) khuyến khích và cổ vũ,
thuật ngữ này thường có nghĩa là “tự do thoát khỏi sợ hãi và nghèo đói”
(freedom from fear and want). Đề cập vế vấn đề này, Báo cáo Phát triển
Con người cùa Liên hợp quốc nhấn mạnh:

1 C.McNally and C.E.Morrison (eds.), Asia-Pacific Security Outlook 2002, Regional


overview, xem: http://www.jcie.or.jp/thinknet/outlook2002.html
162 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÁU Á - THÁI B1NH DƯƠNC

“Quan niệm an ninh từ lâu đã được hiểu theo nghĩa quá hẹp: vớ
nghĩa là an ninh lãnh thổ thoát khỏi sự xâm lược từ bên ngoài hoặc Vớ
nghĩa là bảo vệ quyển lợi dần tộc trong quan hệ đối ngoại hoặc với nghũ
an ninh toàn cầu thoát khỏi mối đe dọa hủy diệt nguyên tử. Quan niệrr
đó gắn với quốc gia dần tộc nhiếu hơn là với con người...Những rhố:
quan tâm hợp pháp của những người dân thường vê' an ninh trong cqộc
sống thường nhật của họ lại bị lãng quên. Đối với nhiều người dân
thường, an ninh tượng trưng cho sự bảo vệ khỏi những mối đe dọa bệnh
tật, nạn đói, thất nghiệp, tội phạm, xung đột xã hội, đàn áp chính trị và
những rủi ro môi trường”.1
An ninh con người đã không xuất hiện với tư cách là quan niệm an
ninh duy nhất. Như chúng ta thấy, an ninh có thể được hiểu với nghĩa là
một loạt những vấn đê' liên quan đến nhau rất rộng. Nhiếu thành tố của
quan niệm an ninh đa chiểu này đều có mặt ở châu Á-Thái Bình Dương
và vì vậy có thể giúp cho nhận thức vê' sự tiểm tàng của xung đột trong
khu vực này rất cao. Trong số các yếu tố là nguyên nhân gây ra tình trạng
mất an ninh cấn phải kể đến gồm:
Sự phổ biến của các nhà nước yếu;
Sự không đồng đều trong phát triển kinh tế và thịnh vượng của
khu vực;
Sự phổ biến của các tranh chấp lãnh thổ và tài nguyên;
Chạy đua vũ trang được tiếp sức bằng sự phát triển kinh tế và mằu
thuẫn trong quan hệ giữa các quốc gia;
Những mâu thuẫn chưa được giải quyết từ thời chiến tranh lạnh
(Bán dào Triều Tiên, Đài Loan);
Những vấn đế môi trường, di dân và những vấn đê' an ninh phi
truyền thống;
Sự thiếu vắng của một cơ chế an ninh khu vực.

1 UNDP, UN Human Development Report, Oxford University Press, NY, 1994, pp.22-23.
Chương VII. An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương và triển vọng hợp tác 163

Hộp 9: Một số quan niệm an ninh’

Truyền
Hình thức Nhấn mạnh
thống và Trọng tâm Đe dọa an ninh
an ninh đặc biệt
nguồn gốc

Truyén Quốc gia Nhà nước Chủ quyền, toàn Các nhà nước khác (và
thống, hiện vẹn lãnh thồ các chủ thề phi nhà
thực nước trong thời kỳ hậu
Chiến tranh lạnh)

Truyền Xá hội Các nhóm xã hội, Thống nhất Bàn thân nhà nước,
thống và phi nhấn mạnh giai quốc gia, chát dãn tộc, người di cư,
truyén cấp và kinh té, các lượng cuộc văn hóa xa lạ
thõng, hiện ủy ban hành động sóng, phân phối
thực và tự do chinh trị/cácnhóm phúc lợi
lợi ích

Phi truyền Con người Các cá nhân, loài Sự tồn tại, phát Bàn thân nhà nước,
thống, tự do người, nhân triền con người, toàn cáu hóa, thám
quyền, pháp quyên bàn sâc và quàn họa và thay đồi môi
trị trưởng

Phi truyển Môi Hệ sinh thái Bển vững toàn Nhân loại: cạn kiệt tài
thống, cực trường cầu nguyên, khan hiểm,
đoan chiến tranh, hủy hoại
môi trường

Hộp 10: Tóm tắt các xung đột ở châu Á-Thái Bình Dương2

Những vấn đề
Những vấn đề lãnh thổ và Những vấn đề bên
an ninh song
chủ quyển trong quốc gia
phương

Đông Bắc A - Nga/Nhật: tranh chấp các -Nhật/Bắc Triéu - Ván đé thống nhất
đảo Nam Kurile Tiên: vãn đé hạt Triều Tiên (kịch bản
nhân và vũ khí không hòa bình)
- Nhật/Hàn: tranh chẫp ở Biển
Bấc Triéu Tiên
Nam Nhật Bản - Các phong trào ly
-Nhật/Trung: khai trong nội bộ
-Trung Quốc/Đài Loan: tranh
nhận thức thù Trung Quốc
chấp các đảo ở biển Đông
địch vé nhau
Trung Hoa
-Trung/Nga: tranh chẫp biên
giới

1 P.H.Liotta, "Boomerang effect: the convergence of national and human security", in:
Security Dialogue, 33(2002), pp.475.
2 Xem http://www.lib.adfa.edu.au/military/info_guides/territoral_ea.htm
164 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ờ KHU vực CHÁỤ Á - THÁI B1NH DƯƠNg

Đông Nam Á - Trung Quốc/Việt Nam: tranh - Philippines: nổi


chấp quán đào Hoàng Sa và loạn đạo Hói, các
biên giới nhóm cộng sản

-Trung Quốc/Việt Nam, Brunei, - Malaysia: ly khai ờ


Malaysia, Philippines, Đài Loan: Sabah
tranh chấp quán đảo Trường - Indonesia/lrian Ja>a
Sa ở Biền Đông (hay còn gọi khởi
-Campuchia/Việt Nam: tranh nghĩa ở Tây Papba
chấp biên giới New 6/2000 đòi độc
lập; Aceh: phong trào
-Philippines/Malaysia: tranh đòi độc lập của phong
chấp Sabah trào tự do (GAM)
- Malaysia/Singapore: tranh - Myanmar: phong
chấp đảo Pedra Branca (Pulau trào đòi dân chủ, ly
-
Batu Putih) khai, cộng sản
- Malaysia/Thái Lan: tranh
chấp biên giới

- Thái Lan/Myanmar: tranh


chấp biên giới

-Thái Lan/Campuchia: tranh


chấp biên giới

Nam A Myanmar/Bangladesh: tranh


chấp biên giới

- Trung/Ấn: tranh cháp biên


giới

- Án Độ/Pakistan: tranh chấp


Kashmir, biên giới

- Bangladesh/Ấn Độ; tranh


chấp biên giới
1

7.3. Những điểm nóng trong khu vực Đông Bắc Á

Có lẽ hai điểm nóng hay thay đổi nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình
Dương là eo biển Đài Loan và bán đảo Triều Tiên, những khu vực mà
nguồn gốc của vấn đề đã có xuất xứ từ cuối những năm 1940.
Chương VII. An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương và triển vọng hợp tác 165

Trung Quốc và Đài Loan


Hộp 11: Trung Quốc và an ninh châu Á-Thái Bình Dương:
Những vấn đề then chốt'

Tác động của sự kiện 11/9

- Mặc cho những thiện chí được tạo ra bởi hợp tác của Trung Quốc trong cuộc
chiến chống chủ nghĩa khủng bđ, sự nghi ngờ vẫn tiếp tục ở cả hai phía Washington
vá Bác Kinh, tuy nhiên đó là những vấn đổ cụ thề nhiều hơn là sự thù địch. Theo
James B. Steinberg, Giám đốc chương trình chính sách đối ngoại của Viện
Brookings, đã có một số điểm sáng trong hợp tác chống chủ nghĩa khủng bố giữa
Hoa Kỳ và Trung Quốc, nhưng điểu đó có ý nghĩa tượng trứng nhiều hơn là thực
chất. Va Hoa Kỳ bắt đầu nhìn nhận những vấn đề truyền thống quay trở lại chương
trình nghị sự (white House Weekly 9/4/2002).

- Richard Bush, đại sứ không chính thức của Hoa Kỳ tại Đài Bầc, định nghĩa sự
hạn chế của hợp tác trong một bài phát biểu ngày 28/1/2002 trong đó ông ta bác
bò thảng thùng sự nhượng bộ vé Đài Loan đế “cảm ơn” sự ủng hộ của Trung Quốc
cho cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố: “Điều đó không có đâu”.

- Tương tự như vậy các quan chức Trung Quốc đá nhắc nhở các đổng nghiệp
Hoa Ky ràng: "Chống chủ nghĩa khủng bố không phải là ưu tiên hàng đẩu của
chúng tỏi. Đài Loan mới là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi” (Far Eastern Economic
Review 14/2/2002).

- Tháng 3 năm 2002, chính quyén Bush phê phán Trung Quốc (và cả những
đổng minh của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chóng khủng bố) trong báo cáo nhân
quyền đáu tiên. Báo cáo buộc tội Trung Quốc sử dụng sự kiện 11/9 như là cớ để
đàn áp người Ulighurs Hối giáo .

Vấn đề không phổ biến vũ khí hạt nhân

- Trung Quốc và Hoa Kỳ tranh luận vể một Hiệp định không phố biến vũ khí
hạt nhân song phương được ký trong những ngày cuối cùng của chính quyổn Clinton
tháng 11 năm 2000. Những vấn để gồm liệu Hiệp định có buộc Trung Qụổc từ bỏ
những hợp dống đã ký trước ngày này, Bệu từ dỏ các cơ quan của Trung Quốc có
thực hiện việc vận chuyến các sản phẩm có liên quan và khi nào Trung Quóc sẽ

1 M.Connors et al, sđd, 2004, pp.122-123.


166 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH dương

tuyên bố công khai chương trinh kiểm soát xuất khẩu tên lửa đã cam kết trong Hiệp
định này.
- Trung Quốc đã vận chuyến những bộ phận và thiết bị tên lửa có thể được sử
dụng đế sản xuất vũ khí hóa học cho Iran, Pakistan và trước năm 1990 cho Iraq.

- Trong vòng khoảng 10 năm vừa qua, Bẳc Kinh tuyên bố đã bán vũ khí cho
Myanmar với tổng giá trị ít nhất là 1 tỷ USD

Sự phát triển sức mạnh quân sựTrung Quốc

- Sự phát triển sức mạnh quân sự Trung Quốc và phản ứng của Ấn Độ và Nhật
Bản vỗ vấn đê' này dường như gầy ra phản ứng dây chuyên đối với các đổng minh
thân cận của Hoa Kỳ trong vòng cung phòng thủ chạy dọc ven biển, kéo dài từ Hàn
Q-UỐC và Đài Loan ở phía Bắc xuống các nước ASEAN và Australia ở phía Nam.

- T rung Quốc có thể cỏ khả năng xây dựng lực lượng hải quân đủ để ngăn
chặn một phán hoặc thậm chí khồng cho lực lượng hải quân Hoa Kỳ được tự do
hoạt động.

- Tài liệu trắng của Trung Quốc “Nguyên tắc một Trung Quốc và vấn đé Đài
Loan' tháng 2 năm 2000 đã làm căng thẳng các suy đoán về mục tiêu quần sự cùa
Trung Quốc. Tài liệu chỉ trích mạnh mẽ lãnh đạo chính trị Đài Loan và thay đổi
điều kiện trong đó Bắc Kinh sẽ sử dụng lực lượng quân sự chống Đài Loan.

lừ năm 1949, cả hai chính phủ Đài Loan hay Cộng hòa Trung Hoa
(ROC) và CHND Trung Hoa (PRC) đã yêu cấu là chính phủ hợp pháp
duy nhất đối với toàn bộ lãnh thổ Trung Quốc. Cho đến tận năm 1972,
Đài Loan vẫn giành được sự ủng hộ hoàn toàn của Hoa Kỳ và là nhân tố
chia khóa trong toàn bộ chiến lược ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản. Các
cam kết của Hoa Kỳ ở eo biến Đài Loan được bộc lộ rõ nhất vào khoảng
năm 1954-1955. Tháng 7 năm 1954, truyền thông Trung Quốc bắt đầu
tuyên bố vể dự định “giải phóng” Đài Loan và tiếp tục nã pháo hạng nặng
vào các dào xa bờ của Đài Loan trong suốt mùa đông, trong khi Hoa Kỳ
dã phái một lực lượng hải quân làm nhiệm vụ đến khu vực. Năm 1955,
Hoa Kỳ đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật trong trường hợp có
một cuộc tấn công của Trung Quốc vào Đài Loan. Trước tình hình đó,
Trung Quốc đã từ bỏ ý định này. Trung Quốc lại tiếp tục ý định tấn công
Đài Loan vào năm 1958 và lại gặp phải phản ứng rất quyết liệt của Hoa
Chương VII. An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương và triền vọng hợp tác 167

Kỳ. Cuộc khủng hoảng này được cho là một trong những chát xúc tác
cho sự rạn nứt quan hệ Trung - Xô: Lãnh đạo Trung Quốc đã rất tức giận
khi Khrushchev đã không ủng hộ Trung Quốc giành Đài Loan trong
cuộc đối đầu với Hoa Kỳ.
Mặc dù vậy, sau Tuyên bố chung Thượng năm 1972, Hoa Kỳ công
nhận chính quyển ở Bắc Kinh làm cho vị trí quốc tế của Đài Loan bị suy
giảm nhanh chóng và kết cục là Đài Loan bị khai trừ ra khỏi Liên hợp
quốc, không được các quốc gia công nhận ngoại giao nữa. Sự cô lập của
Đài Loan còn tăng lên bởi vì cả Đài Loan và Trung Quốc đếu từ chối đặt
quan hệ ngoại giao với bất kỳ quốc gia nào công nhận kẻ thù của họ.
Nhiếu nước đã theo Hoa Kỳ xử lý vấn để này. Từ năm 1972-1979, họ duy
trì quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan và quan hệ gần như là
ngoại giao với Bắc Kinh, từ năm 1979 cho đến nay, quan hệ chính thức
với Bắc Kinh, còn quan hệ với Đài Loan được thực hiện thông qua một số
vãn phòng, viện, hội đồng, phái đoàn nửa chính thức, thực hiện công việc
ngoại giao trên thực tế.
Vào những năm 1980, quan hệ giữa hai bên có biểu hiện được cải
thiện. Không chính phủ nào thay đổi chính sách cơ bản cùa mình, nhưng
quan hệ kinh tế đã tăng lên rất mạnh, chủ yếu thông qua thương mại gián
tiếp và đấu tư từ Đài Loan vào miền Nam Trung Quốc, qua “bộ lọc”
Hồng Kông. Trong giai đoạn tương đối êm ả những năm 1980 và đầu
những năm 1990, Đài Loan củng tìm cách cải thiện vị trí của mình. Sức
mạnh cơ bản của Đài Loan là thành tựu kinh tế của họ, trong một chừng
mực nào đó có thể bù dắp cho sự yếu kém chính trị. Đài Loan dã bắt tay
vào nâng cấp văn phòng thương mại gần giống như vãn phòng chính phủ
ở nhiếu nước, đặc biệt ở Hoa Kỳ. Một chiến thuật khác của Đài Loan là
tham gia các tổ chức quốc tế mà trước đây CHND Trung Hoa đã tìm mọi
cách để loại bỏ họ ra (ví dụ như ADB, APEC). Tiếp tục tìm kiếm ít nhất
là một số nước công nhận ngoại giao và một sự bảo đảm quốc tế là một
ưu tiên hàng đẩu của Đài Loan. Đài Loan đã đặc biệt khôn khéo trong
việc phát huy vai trò của mình trong các tổ chức quốc tế như APEC và
muốn tăng cường quan hệ với ASEAN. Một bước tiến dài hướng tởi mục
tiêu có một vai trò quốc tế nổi bật hơn là việc Đài Loan được kết nạp vào
WT0 (dưới tên gọi Trung Quốc Đài Bắc) có hiệu lực bắt dầu từ ngày 1
168 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TỂ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

tháng 1 năm 2002 sau Trung Quốc chỉ có vài tuần. Nhìn chung, chính
sách đối ngoại của Đài Bắc là dựa vào một nến quốc phòng mạnh nhằm
chống ỉại sự tấn công của Trung Quốc và bằng các cố gắng linh hoạt,
không chính thức để nâng cấp vị trí ngoại giao của mình.
Hoa Kỳ và các nước phương Tây đã tiếp tục bán thiết bị quân sự cho
Đài Loan, nền kinh tế của vùng lãnh thổ này đã cho phép họ trở thành
một trong những nhà nước hùng mạnh nhất ở Đông Á. Mặc cho quan hệ
với lục địa được cải thiện và một môi trường quốc tế tương đối hòa bình,
Đài Bắc vân duy trì một lực lượng quân đội khá cao. Điều này được cho
là có thể hiểu được vì từ giữa những năm 1990, Bắc Kinh lại tiếp tục thể
hiện thái độ hiếu chiến với Đài Loan khác hẳn so với hành vi của họ cuối
nhưng năm 1980. Có thể giải thích sự thay đổi này bằng một số nguyên
nhan sau đây: Một phấn nguyên nhân có thể là thế hệ lãnh đạo già của
Đang Cộng sản Trung Quốc đã nghỉ hưu và cảm thấy e ngại sâu sắc về
súc mạnh của Đài Loan, hơn hẳn Trung Quốc trên nhiều lĩnh vực. Họ
cam thây mức sống ở Đài Loan càng cao đi cùng với thể chế chính trị
càng dan chủ ở đó sẽ làm “lu mờ” những thành quả của Trung Hoa lục
đia. Nhung quan trọng nhất họ bị cảnh báo bởi sự lớn mạnh của phong
trao đòi đọc lập ở Đài Loan được thể hiện qua nhiều cách như gia tăng sự
xac nhận quan hệ với Đài Loan ở khắp nơi trên thế giới và yêu cẩu đòi
tach hoan toàn khỏi Trung Quốc cũng như hình thành một quốc gia dân
tộc mới.
Hậu quả là vào tháng 3 năm 1996, Bắc Kinh đã tiến hành các cuộc
tạp trận quán sự khiêu khích và hiếu chiến ở ngay sát vùng nước của Đài
Loan VỚI lơi cảnh báo rằng bất cứ một động thái đòi độc lập tiếp theo nào
se phai ganh chiu một cuộc tấn công. Từ đó, lời cảnh báo được nhắc lại
trong một vái cơ hội khác. Phẩn lớn mọi người xem sự đe dọa này tương
đối nghiêm trọng, thậm chí tin rằng Trung Quốc có thể “đánh dổi” sự
phát triển kinh tế của mình để ngăn chặn Đài Loan độc lập. Sự khoa
trương mạnh me gia tăng của Trung quốc tiếp tục đe dọa tương lai của
Đài Loan. Sự lo ngại chủ yếu đối với Đài Loan là liệu Hoa Kỳ có duy trì,
như đã cam kết, đảm bảo an ninh cho Đài Loan trong thế kỷ XXI như đã
tửng thực hiện trước đây không. Vì lý do đó, người ta có thể đoán trước
trong giai đoạn trung hạn, Đài Loan sẽ tiếp tục trang bị cho mình một lực
Chương VII. An ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và triển vọng hợp tác 169

lượng quân đội lớn nhất, hiện đại nhất và được trang bị tốt nhất ở châu
Á. Như nhiếu nhà quan sát cho thấy, Đài Loan cũng phát triển một nển
công nghiệp quốc phòng hiện đại có khả năng sản xuất tên lửa và các vũ
khí khác thường đi trước Trung Quốc một thế hệ.

Giảm căng thẳng với Trung Quốc: chiến lược lâu dài
Tuy nhiên có một kịch bản lạc quan hơn vê' lâu dài. Đó là Đài Bắc và
Bắc Kinh có thể thống nhất với nhau một dạng hiệp định theo mô hình
‘ một nước hai chế độ”, mà thực ra đã được Bắc Kinh phát triển và úng
dụng trong trường hợp Hồng Kông. Chính quyền Đài Bắc vào những
thời điểm khác nhau đã thể hiện thái độ phản đối với nhũng dê' nghị kiểu
như “một nước, hai chính phủ” hoặc “một nước, hai khu vực” hoặc nhà
nước của cuộc nội chiến phải chính thức chấm dứt. Chính phủ Trung
Quốc và nhiều nhà quan sát trung lập thì lạc quan khi cho rằng hợp tác
kinh tế giũa Trung Quốc và Đài Loan gia tăng sẽ chắc chắn dẫn đến một
sự hòa giải chính trị, cho phép cả hai phía giữ thể diện và các vị trí, gác
các quyết định quan trọng lại đến một tương lai xa. Trung Quốc là đối tác
thương mại quan trọng nhất của Đài Loan, địa chỉ hàng đẩu về FDI và là
nguồn thặng dư thương mại lớn nhất của Đài Loan.
Theo Tạp chí Kinh tế Viễn Đông, mối đe dọa sử dụng vũ lực lâu dài
của Bắc Kinh sẽ tiếp tục, chừng nào Đài Loan còn tuyên bố độc lập,
nhưng các quan chức của lục địa cũng thừa nhận: “Chúng tôi sẽ làm bất
cứ cái gì và mọi thứ mà chúng tôi có thể thực hiện sự tái thống nhất hòa
bình ". Một quan chức khác nói thêm là mọi nỗ lực buộc Trung Quốc sử
dụng phương tiện quân sự để tái thống nhất “không dễ dàng”. Trung
Quốc đã cam kết đảm bảo ổn định quan hệ giữa hai bờ eo biển cho cả lợi
ích của họ lẫn lợi ích quan hệ tốt đẹp với Washington mà theo Trung
Quốc là chìa khóa cho giấc mơ tái thống nhất và hiện đại hóa.1
Tuy nhiên, Đài Loan lại thận trọng với những chủ trương của Trung
Quốc và vẫn duy trì thái độ nghi ngờ vê' những dự định này. Chien-min
Caho, một học giả Đài Loan nhận xét: Mối e ngại đã nổi lên khi Trần
Thủy Biển của Đảng Tiến bộ Dân chủ (DPP) được bầu làm tổng thống

1 Far Eastern Economic Review, 6 February 2003, p.6.


170 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯƠNG

Đài Loan vào tháng 3 năm 2000 bởi vì quan điểm ủng hộ độc lập của ông
ấy. Trước giờ khai mạc bầu cử, thủ tướng Ôn Gia Bảo cảnh báo các cử tri
Đài Loan hãy suy nghĩ thận trọng trước khi lựa chọn. Sau này, họ sẽ phải
hối tiếc nếu như lựa chọn ứng cử ủng hộ Đài Loan độc lập. Tù đó, quan
hệ giữa hai bờ eo biển Đài Loan dường như ổn định. Mặc dù vậy, sự lắng
dịu khó có thể thay thế sự căng thẳng. Khi bình luận vê' kết quả bẩu cử,
người phát ngôn của Bắc Kinh vẫn nhắc lại chính sách cũ và cho rằng
Trần Thủy Biển và chính quyền của ông ta nên quay trở về với nguyên
tắc “một Trung quốc” trước khi các mối quan hệ giữa hai bén có thể được
khởi động.

Bán đảo Triều Tiên


Vào thế kỷ thứ VII, Triều Tiên đã phát triển thành một Nhà nước
thống nhất tồn tại cho đến cuối Thế chiến II. Vì lịch sử lâu đời và sự
thống nhất dân tộc mà sự chia cắt Triều Tiên dọc theo vĩ tuyến 38 vào
năm 1945 là một thảm kịch khó tin. Không có lời biện hộ lịch sử nào cho
sự chia cắt Triều Tiên và nó không dựa vào bất cứ yếu tố ngôn ngữ, văn
hóa, sắc tộc hay dịa lý tự nhiên nào. Quyết định chia cắt đất nước dọc
theo vĩ tuyến 38 là một sự tùy tiện nếu không muốn nói là vô căn cứ. Sau
sự thất bại của Nhật Bản vào ngày 15 tháng 8 năm 1945, John J. McCloy
của Uỷ ban Điều phối Nhà nước-Chiến tranh-Hải quân (SWNCC) đã ra
lệnh cho hai sỹ quan trẻ là Dean Rusk và Charles H. Bonesteel tìm một vị
trí thích hợp để chia cắt Triếu Tiên cho dễ bể kiểm soát. Vĩ tuyến 38 đã
được xác định một cách ngẫu nhiên mà không có một căn cứ nào cả. Mặc
cho sự thật là hai nhà nước khác biệt dã xuất hiện (CHDCND Triều Tiên
ở phía Bắc và Cộng hòa Triều Tiên ở phía Nam) ở hai bờ của vĩ tuyến và
cái chết của 4 triệu người Triều Tiên trong cuộc chiến tranh (1950-1953),
nhưng người Triều Tiên ở cả hai phía vẫn tự xem đất nước mình là một
“dân tộc’’
Giống như tình hình ở eo biển Đài Loan, cả hai nước Triều Tiên đã
luôn phải tính đến mối đe dọa quần sự thường xuyên và sự tấn công từ
phía bên kia. Sau chiến tranh Triều Tiên, Hoa Kỳ đã ký một hiệp định
phòng thủ lẫn nhau với Hàn Quốc, theo đó quân đội Mỹ sẽ dóng ở Hàn
Quốc (trong những năm 1980-1990 đã có khoảng 50.000 lính Hoa Kỳ ở
Chương VII. An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương và triển vọng hợp tác 171

đây). Trong khi nhiều người Hàn Quốc chấp nhận sự cẩn thiết này,
nhưng cũng nhiều người phản đối. Một sỹ quan chỉ huy Hoa Kỳ thực
chất là người chỉ huy lực lượng quân đội Hàn Quốc và tòa án Hàn Quốc
chỉ có thẩm quyền tối thiểu đối với lực lượng quân đội Hoa Kỳ. Nhiều
người Hàn Quốc muốn lực lượng quân đội Hoa Kỳ giảm đi nếu không
muốn nói là rút đi. Nhiều người Hàn Quốc cũng phẫn nộ với thái độ của
sỹ quan và binh lính Hoa Kỳ đóng ở nước này. Vào đầu những năm 1990,
quân đội Hoa Kỳ đã giảm bớt sự hiện diện của họ ở Hàn Quốc, nhưng
không nhiều.
Trong số những vấn đế quyết định nhất trong quan hệ Nam-Bắc
Triều Tiên là sự phá sản và khó đoán định của chế độ Bắc Triếu Tiên.
Một số báo cáo cho rằng nền kinh tế của Bắc Triều Tiên yếu đến mức mà
ở đó thường xuyên thiếu lương thực và Nhà nước này khó có thể tồn tại
lâu hơn được. Mặc dù vào tháng 7 năm 2002, CHDCND Triều Tiên đã
bước đầu tiến hành một số cải cách kinh tế quan trọng như phi tập trung
hóa, nhưng phạm vi và tác động của chương trình cải cách vẫn còn khó
xác dinh như là chính mục tiêu chung và dự định của tầng lớp lãnh đạo.
Một kịch bản được đặt ra là trong sự liều lĩnh tuyệt vọng, Bắc Triều Tiên
có thể phát động một cuộc tấn công vào Hàn Quốc, như đã xảy ra trong
vòng nhiểu năm nay.
Một vấn đề khác có thể làm bùng nổ xung đột quốc tế là sự thất bại
của Bắc Triều Tiên khi thực hiện các chuẩn mực quốc tế và áp lực liên
quan đến việc sản xuất vũ khí hạt nhân. Năm 1994, hai bên đã đứng
trên miệng hố của một cuộc chiến tranh. Mặc dù vậy, khủng hoảng đã
được giải quyết sau một loạt các cuộc gặp giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều
Tiên kết thúc bằng một Khuôn khổ thỏa thuận ký năm 1994 tại Genève.
Theo thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân này, Bắc Triều Tiên
cam kết dừng chương trình hạt nhân của mình lại. Để đồi lại, Hoa Kỳ
đổng ý giúp đỡ phát triển năng lực hạt nhân dân sự của Bắc Triều Tiên
bằng việc cung cấp hai lò phản ứng nước nhẹ công suất 1.000 mêgaoát.
Ngoài ra, Washington củng dống ý bảo đảm không đe dọa sử dụng vũ
khí hạt nhân chống Bắc Triều Tiên và đồng ý dỡ bỏ từ từ lệnh trừng
phạt kinh tế và cải thiện quan hệ chính trị. Tổ chức phát triển năng
lượng bán đảo Triều Tiên (KEDO) dã được thành lập để điểu phối và
172 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯƠNG

thực hiện các điều khoản của Khuôn khổ thỏa thuận. KEDO là một tổ
chức quốc tế bao gồm 13 thành viên với Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ
và EU đóng vai trò nòng cốt.
Mặc dù vậy một cuộc khủng hoảng mới đã bắt đầu vào tháng 10
năm 2002 khi Bắc Triều Tiên thừa nhận chương trình vũ khí hạt nhân bí
mật của mình và tái khởi động lò phản ứng hạt nhân vào tháng 2 năm
2003. Theo một nguồn tin của Hoa Kỳ, lò phản ứng 5 mêgaoát ở khu liên
hợp nguyên tử Yongbyon có thể sản xuất đủ pluton cho ba ngư lôi trong
vòng hai năm. Người ta tin rằng Bình Nhưỡng đã có một hoặc hai quả
bom nguyên tử và có thể chiết được pluton tù 8.000 thanh nhiên liệu để
tiẽp tục sản xuất. Hơn nửa, Bắc Triều Tiên dã de dọa thử bom nguyên tử.
Quan diẽm khác biệt giũa Bình Nhưỡng, Washington và Seoul cho thấy
không có dấu hiệu của một giải pháp sớm. Chính quyền Hoa Kỳ đã cho
thẫy rõ là họ không muốn tham gia vào bất kỳ một cuộc đàm phán song
phương nào với Bình Nhưỡng và thay vào đó là cách tiếp cận đa phương.
Một khía cạnh của tình hình Triều Tiên là tác động đòn bẩy rất quan
trọng của I rung Quốc vì Bắc Kinh dường như là nước duy nhất có ít
nhiêu ảnh hưởng đối với Bình Nhưỡng, nếu không thì Bắc Triều Tiên
hoàn toàn cô lập về mặt ngoại giao với thế giới bên ngoài. Vai trò cùa
I rung Quốc được thể hiện ở việc tổ chủc “Đàm phán 6 bên” diễn ra ở
Bắc Kinh vào tháng 8 năm 2003 với sự tham gia của Bắc Triều Tiên, Hàn
Quóc, Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản. Cho dến nay đã gẩn 10
vong đàm phán diễn ra, mặc dù chưa có một thỏa thuận nào được ký kết,
nhưng 'Đàm phán 6 bên” vẫn tiếp tục và dược dánh giá là một trong
nhũng con đường khả quan nhất dẫn tới sự giải quyết hòa bình vấn dế hạt
nhân trên bán đảo Triếu Tiên.
Mục liêu lâu dài của sự tái thống nhất
Cho đến ngày hôm nay, Bán đảo Triều Tiên vẫn là hiện thân của
mặt trận cuối cùng của Chiến tranh lạnh với tổng cộng khoảng 2 triệu
quân đóng ở hai bên khu phi quân sự. Trong bài phát biểu tháng 2 năm
1998, Ỏng Kim Dae-jung - sau này là Tổng thống Hàn Quốc - đã kêu gọi
một cách tiếp cận mới đối với Bắc Triều Tiên. Chiến lược mới có tên gọi
"Chính sách Ánh Dương” (sunshine policy), tập trung vào ý tưởng thay
đổi từ chính sách bao vầy chặt chẽ nhằm ngăn chặn một chính sách can
Tương VII. An ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và triển vọng hợp tác 173

ự tích cực để tăng cường “sự hòa giải và hợp tác giữa hai miến Nam
ắc”1. Sáng kiến của Tổng thống Kim Dae-jung đã dẫn đến cuộc gặp gỡ
ch sử giữa hai nhà lãnh đạo đứng đẩu hai miền Nam Bắc Triều Tiên
'im Dae-jung và Kim Jong-il vào tháng 6 năm 2000, đưa ra tín hiệu về sự
hởi đấu chấm dứt cuộc Chiến tranh lạnh đã kéo dài 50 năm trên bán
ảo Triều Tiên. Sau bao nhiêu năm tù chối giải quyết các vấn đề Nam -
ắc Triều Tiên và chương trình vũ khí hạt nhân của Bẳc Triều Tiên, cuộc
ặp thượng đỉnh đã cho một tín hiệu chấp nhận Hàn Quốc là một đối tác
Ợp pháp và bình đẳng. Sự thay đổi tương tự cũng diễn ra đối với lĩnh
ực ngoại giao. Ngay trước khi cuộc gặp giữa hai nguyên thủ diễn ra,
ình ảnh của Kim Jong-il không còn được mô tả là một “tay chơi tàn bạo,
lất trí, bừa bãi, say xỉn” mà thay vào đó là “một lãnh đạo thực dụng có
< phán đoán và hiểu biết”. Đó thực sự là một thay đổi có tính đột phá
rong quan hệ giữa hai nước. Nhờ những nỗ lực đóng góp cho quá trình
lòa giải giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên, tháng 9 năm 2000, Kim
Tae-jung đã giành được giải thưởng Nobel hòa bình.
Cách tiếp cận có tính cách mạng của Tồng thống Kim Dae-jung đã
húc đẩy chính quyển Clinton thay đổi chính sách của Hoa Kỳ đối với
lán đảo Triều Tiên. Bản Báo cáo Perry (The Perry Report) năm 1999,
nột tài liệu quan trọng vế vấn đề này, đã kêu gọi Hoa Kỳ cẩn xem xét lại
nột cách cơ bản chính sách của mình đối với Bình Nhưỡng. Nhưng sau
nột vài cuộc gặp cấp cao song phương vào các năm 2000 và 2001, quá
rình bình thương hóa lại “giảm dần tốc độ”. Mặc dù Tổng thống Roh
Vloo-hyun cam kết tiếp tục thực hiện “chính sách Ánh Dương", nhưng
riệc thực hiện đã bị dừng lại vì khủng hoảng nguyên tử.2

ỈA. Những điểm nóng ở khu vực Đông Nam Á

Không giống với Đông Bắc Á, nơi vấn đế an ninh vẫn còn bị thống
:rị bởi những quan niệm an ninh truyền thống, tình hình ở Đông Nam Á

R.Bleiker, "Identity and security in Korea", in: The Pacific Review, 14(2001), p.121-148.
Xem: North Korea Policy Review Team, Review of United States Policy Toward North
Korea: Findings and Recommendations (The Perry Report), US State Department, DC,
1999, xem: http://www.state.gov/www/regions/eap/991012_northkorea-rpt.html
172 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

thực hiện các điểu khoản của Khuôn khổ thỏa thuận. KEDO là một tổ
chức quốc tế bao gổm 13 thành viên với Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ
và EU đóng vai trò nòng cốt.
Mặc dù vậy một cuộc khủng hoảng mới đã bắt đầu vào tháng 10
năm 2002 khi Bắc Triều Tiên thừa nhận chương trình vũ khí hạt nhân bí
mật của mình và tái khởi động lò phản ứng hạt nhân vào tháng 2 năm
2003. Theo một nguồn tin của Hoa Kỳ, lò phản ứng 5 mêgaoát ở khu liên
hợp nguyên tử Yongbyon có thể sản xuất đủ pluton cho ba ngư lôi trong
vòng hai năm. Người ta tin rằng Bình Nhưỡng đã có một hoặc hai quả
bom nguyên tử và có thể chiết được pluton từ 8.000 thanh nhiên liệu để
tiếp tục sản xuất. Hơn nữa, Bắc Triếu Tiên đã đe dọa thử bom nguyên tử.
Quan điểm khác biệt giữa Bình Nhưỡng, Washington và Seoul cho thấy
không có dấu hiệu của một giải pháp sớm. Chính quyền Hoa Kỳ dã cho
thấy rõ là họ không muốn tham gia vào bất kỳ một cuộc đàm phán song
phương nào với Bình Nhưỡng và thay vào đó là cách tiếp cận đa phương.
Một khía cạnh của tình hình Triều Tiên là tác động đòn bẩy rất quan
trọng của Trung Quốc vì Bắc Kinh dường như là nước duy nhất có ít
nhiều ảnh hưởng đối với Bình Nhưỡng, nếu không thì Bắc Triều Tiên
hoàn toàn cô lập vê' mặt ngoại giao với thế giới bên ngoài. Vai trò của
Trung Quốc được thể hiện ở việc tổ chức “Đàm phán 6 bên” diễn ra ở
Bắc Kinh vào tháng 8 năm 2003 với sự tham gia của Bắc Triều Tiên, Hàn
Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản. Cho đến nay đã gần 10
vòng đàm phán diễn ra, mặc dù chưa có một thỏa thuận nào dược ký kết,
nhưng “Đàm phán 6 bên” vẫn tiếp tục và dược dánh giá là một trong
nhũng con đường khả quan nhất dẫn tới sự giải quyết hòa bình vấn đề hạt
nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Mục tiêu lâu dài của sự tái thống nhất
Cho đến ngày hôm nay, Bán đảo Triều Tiên vẫn là hiện thân của
mặt trận cuối cùng của Chiến tranh lạnh với tổng cộng khoảng 2 triệu
quân đóng ở hai bên khu phi quân sự. Trong bài phát biểu tháng 2 năm
1998, Ông Kim Dae-jung - sau này là Tổng thống Hàn Quốc - đã kêu gọi
một cách tiếp cận mới đối với Bắc Triều Tiên. Chiến lược mới có tên gọi
“Chính sách Ánh Dương” (sunshine policy), tập trung vào ý tưởng thay
đổi từ chính sách bao vây chặt chẽ nhằm ngăn chặn một chính sách can
Chương VII. An ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và triển vọng hợp tác 173

dự tích cực để tăng cường “sự hòa giải và hợp tác giữa hai miến Nam
Bắc”1. Sáng kiến của Tổng thống Kim Dae-jung đã dẫn đến cuộc gặp gỡ
lịch sử giữa hai nhà lãnh đạo đứng đẩu hai miền Nam Bắc Triều Tiên
Kim Dae-jung và Kim Jong-il vào tháng 6 năm 2000, đưa ra tín hiệu vê' sự
khởi đầu chấm dứt cuộc Chiến tranh lạnh đã kéo dài 50 năm trên bán
đảo Triều Tiên. Sau bao nhiêu năm từ chối giải quyết các vấn đê' Nam -
Bắc Triều Tiên và chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên, cuộc
gặp thượng đỉnh đã cho một tín hiệu chấp nhận Hàn Quốc là một đối tác
hợp pháp và bình đẳng. Sự thay đổi tương tự cũng diễn ra đối với linh
vực ngoại giao. Ngay trước khi cuộc gặp giữa hai nguyên thủ diễn ra,
hình ảnh của Kim Jong-il không còn được mô tả là một “tay chơi tàn bạo,
mất trí, bừa bãi, say xỉn” mà thay vào đó là “một lãnh đạo thực dụng có
óc phán đoán và hiểu biết”. Đó thực sự là một thay đổi có tính đột phá
trong quan hệ giữa hai nước. Nhờ những nổ lực đóng góp cho quá trình
hòa giải giữa hai miền Nam - Bắc Triều Tiên, tháng 9 năm 2000, Kim
Dae-jung đã giành được giải thưởng Nobel hòa bình.
Cách tiếp cận có tính cách mạng của Tổng thống Kim Dae-jung đã
thúc đẩy chính quyền Clinton thay đổi chính sách của Hoa Kỳ đối với
bán đảo Triều Tiên. Bản Báo cáo Perry (The Perry Report) năm 1999,
một tài liệu quan trọng về vấn đê' này, đã kêu gọi Hoa Kỳ cần xem xét lại
một cách cơ bản chính sách của mình đối với Bình Nhưỡng. Nhưng sau
một vài cuộc gặp cấp cao song phương vào các năm 2000 và 2001, quá
trình bình thương hóa lại “giảm dần tốc độ”. Mặc dù Tổng thống Roh
Moo-hyun cam kết tiếp tục thực hiện “chính sách Ánh Dương”, nhưng
việc thực hiện đã bị dừng lại vì khủng hoảng nguyên tử.*2

7.4. Những điểm nóng ở khu vực Đông Nam Á

Không giống với Đông Bắc Á, nơi vấn để an ninh vẫn còn bị thống
trị bởi nhũng quan niệm an ninh truyền thống, tình hình ở Đông Nam Á

’ R.Bleiker, "Identity and security in Korea", in: The Pacific Review, 14(2001), p.121-148.
2 Xem: North Korea Policy Review Team, Review of United States Policy Toward North
Korea: Findings and Recommendations (The Perry Report), US State Department, DC,
1999, xem: http://www.state.gov/www/regions/eap/991012_northkorea-rpt.html
174 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

lại có đặc trưng là sự đan xen giữa những vấn đê' an ninh cứng và an ninh
mềm. Một học giả đã nhận xét: Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-
1998 không chỉ có tác động kinh tế đối với khu vực mà còn có tác động
đối với lĩnh vực chính trị, đặc biệt ở Indonesia, khi nó chấm dứt sự thống
trị 30 năm của Tổng thống Suharto và chế độ Trật tự mới. Từ nâm 1997,
những vấn đề an ninh khác đả xuất hiện. Trong lĩnh vực môi trường, vụ
cháy rừng ở Indonesia đã làm nảy sinh nhiều vấn đề an ninh liên quan
đến sức khỏe và du lịch và thậm chí cả mâu thuẫn ngoại giao giữa các
quốc gia. Khu vực này còn là “qué hương” của những vấn để an ninh phi
truyền thống khác như buôn lậu, buôn người và tội phạm có tổ chức”.1

Những xung đột địa phương

Những xung đột địa phương và tình trạng căng thẳng trong phạm vi
mồi nước trước hết ảnh hưởng đến an ninh nội tại của các nước đó,
nhưng sau dó có thể có tác động dây truyền đến các nước láng giềng và ra
toàn khu vực.
Các cuộc nổi loạn: Các cuộc nổi loạn xảy ra những nơi các nhóm có
tư tưởng chính trị tìm cách lật đổ chính quyền trung ương bằng các cuộc
đấu tranh vũ trang. Những ví dụ điển hình trong những thập kỷ trước là
cac phong trào du kích ở Philippines và có thể là lực lượng Khmer Đỏ ở
Campuchia tổn tại đến năm 1997.

Hộp 12: Phong trào du kích ở Philippines1


2

Khi Đảng Cộng sản Philippines (cpp) bước vào giai đoạn suy yếu dần dán
vao cuói nhưng năm 1980 và kết quà là chia rẽ thành các phe phái vl cuộc đấu tranh
nội bộ giảnh quyên lực, thì phong trào du kích dường như không còn là mối đe dọa
nguy hiếm đói với chính quyén Manila. Vào giữa những năm 1990, CPP và nhóm
vủ trang cùa họ, Qụân đội Nhân dân Mới (NPA) đã killing hoảng vì thiếu tài chính
và bị chính phủ Philippines đàn áp thành cống. Mặc dù vậy, năm 2002, Hoa Kỳ xác

1 A.Collins, Security and Southeast Asia. Domistic, Regional and Globa! Issues, Lynne Rienner,
Boulder 2003, p.l.
2 M.Connors et al, sdd, 2004, pp.129-130.
Chương VII. An ninh khu vực châu Á - Thái Binh Dương và triển vọng hợp tác 175

định CPP/NPA là một tố chức khủng bố nước ngoài. Quyết định này của Hoa Kỳ
đã gây ra những phàn ứng trái ngược.

Phong trào du kích của CPP ở Philippines là một trong những phong trào có
tinh thần bát khuất nhất thế giới. Các tó chức mác-xít khác nhau đã xuất hiện ở khu
vực nông thôn ngay sau khi Philippines giành được độc lập vào tháng 7 năm 1946.
Cuộc khởi nghĩa năm 1950 là thách thức nghiêm trọng nhất đối với chính quyền
Philippines lúc bấy giờ khi Hukbong Mapagpalaya Bayan (Quân đội giải phỏng
Nhân dân) đe dọa tiến vào Manila. Đội quân này được gọi tắt là Huks và đâ bị
chính quyển đàn áp, nhưng phong trào vẫn chưa chấm dứt. Năm 1968, José María
Sisón, một lãnh tụ sinh viên của Trường Đại học Tổng hợp Philippines, đã thành
lập một Đảng Cộng sản Philippines mới theo đường lối của Mao Trạch Đông.
Tháng 3 năm sau dó, một lực lượng vũ trang của Đảng - NPA - đã dược thành lập
với mục tiêu lật đổ chính quyển bàng con đường chiến tranh du kích trường kỳ.
Phong trào đã nhanh chóng phát triển thành lực lượng mạnh nhất khu vực Đông
Nam A Vào thời điếm Tổng thống Ferdinand Marcos bị hạ bệ, phong trào cộng
sản đã kiếm soát khoảng 20% các làng mạc và vùng đô thị lân cận ở Philippines.
Thành công của CPP/NPA chủ yếu là kết quả cùa khủng hoảng kinh té, sự nghèo
đói gia tâng của dân chúng và nén chính trị tàn bạo, thối nát của chế độ Marcos.
Cuộc đấu tranh đòi thay đổi nển chính trị đã diẽn ra hết sức đẵm máu. Trong vòng
hơn ba thập kỷ, hơn 40.000 người đã bị giết do các cuộc khởi nghĩa. Các sự kiện sau
1986 chứng kiến CPP và các các phe nhóm nhanh chóng đánh mất sự ủng hộ rộng
rãi một phán vì mâu thuân nội bộ và hậu quả là sự chia rẽ trong Đảng. Mặc dù vậy,
mấy năm sau đó phong trào lại được khôi phục. Theo tính toán chưa đầy đủ,
CPP/NPA có gán 12.000 thành viên, nhiéu gáp đôi so với giữa những năm 1990.
Vấn để một phán là sự bất lực của chính quyển trong đàm phán nhâm nhăn chặn
các cuộc xung đột. Các cuộc đảm phán giữa chính phủ và NPA bắt đầu từ năm 1992
dã luôn gặp phải trở ngại và không có khả năng ký kết một hiệp dịnh hòa binh.

Vấn đổ trở nên phức tạp vi không thé xác định được động cơ thực sự của các
phong trào du kích này là gì, hệ tư tưởng, quyển lực hoặc kinh tẾ. Bộ Ngoại giao
Hoa Kỳ trong một báo cáo năm 1999 nhấn mạnh, việc phân biệt giữa động cơ chính
trị và tội phạm đối với nhiéu hoạt động du kích ở Philippines thật không dỗ dàng
chút nào. Giống như ở Mỹ Latinh, các phong trào nổi loạn kẻo dài hàng thập kỷ đã
trờ thành các phong trào du kích mà sự tổn tại chù yểu dựa vào cưởp bóc, thuế và
174 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

lại có đặc trưng là sự đan xen giữa những vấn đê' an ninh cứng và an ninh
mềm. Một học giả đã nhận xét: Cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997-
1998 không chỉ có tác động kinh tế đối với khu vực mà còn có tác động
đối với lĩnh vực chính trị, đặc biệt ở Indonesia, khi nó chấm dứt sự thống
trị 30 năm của Tổng thống Suharto và chế độ Trật tự mới. Từ năm 1997,
những vấn để an ninh khác đã xuất hiện. Trong lĩnh vực môi trường, vụ
cháy rừng ở Indonesia đã làm nảy sinh nhiều vấn đề an ninh liên quan
đến sức khỏe và du lịch và thậm chí cả mâu thuẫn ngoại giao giữa các
quốc gia. Khu vực này còn là “quê hương” của những vấn đê' an ninh phi
truyển thống khác như buôn lậu, buôn người và tội phạm có tổ chức”.1

Những xung đột địa phương

Những xung đột địa phương và tình trạng căng thẳng trong phạm vi
mỗi nước trước hết ảnh hưởng đến an ninh nội tại của các nước đó,
nhưng sau đó có thê’ có tác động dây truyền đến các nước láng giềng và ra
toàn khu vực.
Các cuộc nổi loạn: Các cuộc nổi loạn xảy ra những nơi các nhóm có
tư tưởng chính trị tìm cách lật đổ chính quyển trung ương bằng các cuộc
đấu tranh vũ trang. Những ví dụ điển hình trong những thập kỷ trước là
các phong trào du kích ở Philippines và có thể là lực lượng Khmer Đỏ ở
Campuchia tổn tại đến năm 1997.

Hộp 12: Phong trào du kích ở Philippines1


2

Khi Đảng Cộng sản Philippines (cpp) bước vào giai đoạn suy yếu dẫn dán
vào cuối những năm 1980 và két quả là chia rẽ thành các phe phái vì cuộc đấu tranh
nội bộ giành quyển lực, thì phong trào du kích dường như không còn là mối đe dọa
nguy hiếm đối với chính quyền Manila. Vào giữa những năm 1990, CPP và nhóm
vũ trang của họ, Quân dội Nhân dân Mới (NPA) đã khủng hoảng vì thiếu tài chính
và bị chính phủ Philippines đàn áp thành công. Mặc dù vậy, năm 2002, Hoa Kỳ xác

1 A.Collins, Security and Southeast Asia. Domistic, Regional and Global Issues, Lynne Rienner,
Boulder 2003, p.l.
2 M.Connors et al, sdd, 2004, pp.129-130.
Chương VII. An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương và triển vọng hợp tác 175

định CPP/NPA là một tố chức khủng bố nước ngoài. Quyết định này của Hoa Kỳ
đã gây ra những phản ứng trái ngược.

Phong trào du kích của CPP ở Philippines là một trong những phong trào có
tinh thắn bất khuất nhất thế giới. Các tố chức mác-xít khác nhau đã xuất hiện ở khu
vực nòng thôn ngay sau khi Philippines giành được độc lập vào tháng 7 năm 1946.
Cuộc khởi nghĩa năm 1950 là thách thức nghiêm trọng nhất dối với chính quyền
Philippines lúc bấy giờ khi Hukbong Mapagpalaya Bayan (Qụân đội giải phóng
Nhân dân) đe dợa tiến vào Manila. Đội quân này được gọi tắt là Huks và đã bị
chính quyển đàn áp, nhưng phong trào vẵn chưa chấm dứt. Năm 1968, José María
Sisón, một lãnh tụ sinh viên của Trường Đại học Tổng hợp Philippines, đã thành
lập một Đảng Cộng sàn Philippines mới theo đường lối của Mao Trạch Đông.
Tháng 3 năm sau dó, một lực lượng vũ ưang của Đảng - NPA - đã dược thành lập
với mục tiêu lật đó chính quyền bâng con đường chiến tranh du kích trường kỳ.
Phong trào đã nhanh chóng phát triển thành lực lượng mạnh nhát khu vực Đông
Nam Á. Vào thời điểm Tổng thống Ferdinand Marcos bị hạ bệ, phong trào cộng
sản đã kiểm soát khoảng 20% các làng mạc và vùng đô tliị lân cận ở Philippines.
Thành công của CPP/NPA chủ yếu là kết quả của khủng hoảng kinh tế, sự nghèo
đói gia tàng của dân chúng và nền chính trị tàn bạo, thối nát của chế độ Marcos.
Cuộc đấu tranh đòi thay đổi nển chính trị đã diên ra hết sức đẫm máu. Trong vòng
hơn ba thập kỳ, hơn 40.000 người đã bị giết do các cuộc khởi nghĩa. Các sự kiện sau
1986 chứng kiến CPP và các các phe nhóm nhanh chóng đánh mất sự ủng hộ rộng
rái một phán vì mâu thuân nội bộ và hậu quả là sự chia rẽ trong Đảng. Mặc dù vậy,
mấy năm sau đó phong trào lại được khôi phục. Theo tính toán chưa đẩy đủ,
CPP/NPA có gán 12.000 thành viên, nhiều gấp đôi so với giữa những năm 1990.
Vắn đề một phẩn là sự bát lực của chính quyền trong đàm phán nhằm nhăn chặn
các cuộc xung đột. Các cuộc đàm phán giữa chính phủ và NPA bắt dẫu từ năm 1992
đã luôn gặp phải trở ngại và không có khả năng ký kết một hiệp định hòa binh.

Ván để trở nên phức tạp vi không thể xác dịnh được động cơ thực sự cùa các
phong trào du kích này là gì, hệ tư tưởng, quyển lực hoặc kinh tế. Bộ Ngoại giao
Hoa Kỳ trong một báo cáo năm 1999 nhẫn mạnh, việc phân biệt giữa động cơ chính
trị và tội phạm đối với nhiểu hoạt động du kích ở Philippines thật không dẽ dàng
chút nào. Giống như ở Mỹ Latinh, các phong trào nổi loạn kéo dài hàng thập kỷ đã
trờ thành các phong trào du kích mà sự tổn tại chù yếu dựa vào cườp bóc, thuế và
176 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TỄ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

bắt cóc. Thâm chí ngay cả khi chính quyổn và NPA đạt dược một hiệp định hòa
bình vào một ngày nào đó, nó cung không thể chất dứt một cách vĩnh vién sự tổn tại
của các nhóm do sự phân tán của NPA Các phong trào như Alex Boncayo Brigade
hoặc Merlito Glor Command sẽ không chấp hành bất cứ một mệnh lệnh nào đé từ
bỏ cuộc đấu tranh vũ trang và sẽ tiếp tục chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.

Các phong trào sắc tộc và tôn giáo

Các phong trào này là nỗi lo lắng thường xuyên ở các nước, nơi dân
chúng có thành phần phức tạp. Trong số các nạn nhân tiếm tàng có các
cộng đồng Hoa Kiểu ở Malaysia và Indonesia, những người đã chịu
những thiệt hại to lớn trong các cuộc bạo loạn sắc tộc và thậm chí cả sự
tàn sát đẫm máu trong những năm 1960 và 1990. Một nhân tố khác là
chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo và gần đây là chủ nghĩa khủng bố đã bắt
đầu hoạt động mạnh mẽ ở một số nước như Indonesia, miền Nam Thái
Lan và Nam Philippines.

Hộp 13: Vấn đề chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan ở Indonesia

Ngày 12 tháng 10 năm 2002 nhóm Hổi giáo cực đoan Jemaah Islamiah
(Cộng đống Hổi giáo) đã gây ra một vụ đánh bon ở hộp đêm ở đảo Bali của
Indonesia làm thiệt mạng khoảng 200 người. Hoa Kỳ và một số nước châu Á đã đau
đẩu về hoạt động của chủ nghĩa Hổi giáo quân sự ở Indonesia. Cựu thủ tướng
Singapore Lý Quang Diệu đã cảnh báo rằng nhân dân Đông Nam Á sẽ phải đối mặt
với một mối đe dọa an ninh lâu dài vi những kẻ cẩm đầu các mạng lưới cực đoan
hoạt động hết sức tự do ở Indonesia. Indonesia đã có một lịch sử xung đột lâu dài
kéo theo các nhóm tôn giáo có nguổn gốc từ thời thực dân Hà Lan còn thổng trị
nước này. Một trong những địa điếm nóng nhất cùa bạo lực công cộng là Aceh, một
tỉnh nằm ở cực Bẳc của đảo Sumatra. Sau lịch sử lâu dài chống các ông chủ thực
dân, những người Aceh lúc đẩu đã nhiệt tình ủng hộ chủ nghĩa dân tộc và độc lập
của Indonesia. Nhưng khi nhận thấy Aceh không được được trao một mức độ tự trị
trong lòng nước Cộng hòa Indonesia, tinh trạng bạo động chính trị và xã hội ngay
lập tức đã bùng phát. Aceh trở thành nơi đóng quân cùa cuộc khởi nghĩa theo tinh
thần Hồi giáo được biết dến dưới tên gọi Darul Islam (Ngôi nhà Hổi giáo). Phong
trảo này dã mờ rộng hoạt dộng cùa mình rất nhanh dền đảo Java vả thách thức toàn
Chương VII. An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương và triển vọng hợp tác 177

bộ nhà nước thế tục thống nhất. Mặc dù phong trào khởi nghĩa đã bị đánh bại vào
năm 1962, nhưng những tàn dư của Daral Islam thì vẳn tiếp tục tổn tại.

Trong giai đoạn Trật tự mới của Tổng thống Suharto (1966-1998), những
nhóm đạo Hổi theo đường lối cứng rắn đã bị xem là một mối đe dọa đổi với sự ổn
định chính trị và quá trình hình thành dân tộc mong manh của Indonesia và trở
thành một mục tiêu bị giám sát và đàn áp chủ yếu của chính phủ. Trong khi môi
trường đa nguyên của Indonesia giai đoạn hậu Suharto đã tạo cơ hội cho sự xuất
hiện của đạo Hổi như là một lực lượng chính trị nổi tiếng, thì những cuộc báu cử
dân chủ năm 1994 và 2004 lại không thê’ hiện bất kỳ sự tiến bộ nào đối với tiến trình
dân chủ hóa nỂn chính trị Indonesia. Mặc dù có sự tổn tại của các nhóm cấp tiến
như Laskar Jihad (Những chiến binh thần thánh), Pembela Islam (Mặt trận phòng
thủ Hồi giáo) hoặc Hội đổng Mujahedin Indonesia, nhưng nước này dường như
không muốn chứng kiến sự cấp tiến hóa các tổ chức Hổi giáo hoặc đi theo con
đường như Algieri và Ai Cập đã đi, có thế vì một số lý do:

- Không giống như thế giới Hổi giáo, ở đây có rất ít xu hướng cuổng tín tôn giáo
trong só người Java là nhóm cư dân chủ yếu của Indonesia. Người Java truyền thống
thường cởi mở trong quan niệm cá nhân vé tôn giáo, thậm chí đối với một số người
còn có quan niệm đa thán hơn là gắn chặt với Hổi giáo bảo thủ hoặc cực đoan.

- Mặc dù một số lãnh đạo Hổi giáo mới ở khu vực đô thị dường như có định
hướng hướng tới Ảrập Xêút và Pakistan trong quan niệm Hổi giáo, nhưng phẩn lớn
các lãnh đạo Hổi giáo và học giả có ảnh hưởng lại có khuynh hướng vàn hóa Tây
phương, một phắn vi nén tảng giáo dục Hoa Kỳ mả họ dược hưởng thụ và họ tin
vào một đạo Hổi năng động và tiến bộ. Trong số họ có những người như cựu tổng
thống Abdurrahman Wahid, chủ tịch Nahdlatul ulama (NU) từ năm 1984 đến
1999; Amien Rais, một nhân vật lãnh dạo của Muhammadiyah và phát ngôn viên
của Họi đổng Tư vấn Nhần dân (MPR), nhà trí thức Deliar Noer hoặc học giả
Syafei Maarif. Họ và rất nhiéu người khác đã có ảnh hưởng quyết định đối vởi quá
trình dân chù hóa ở Indonesia. Trong khi ở đâu đó trong thé giới Hổi giáo - Ai Cập
là một ví dụ - các nhà tư tưởng tự do và các thể chế ôn hòa vẫn còn bị cô lập, thì các
nhóm Hói giáo của Indonesia và thủ lĩnh của họ lại rát cởi mở và là những tiếng nói
quan trọng được đánh giá cao trong bất kỳ cuộc thảo luận nào vổ tôn giáo.

- Bất cứ một nỗ lực nảo thay đổi bản chất thế tục cùa dân tộc Indonesia đéu
thất bại. Ví dụ, quốc hội Indonesia dã bác bỏ một đỂ nghị sửa dổi Hiến pháp cho
phép áp đặt Sharia đói với những người theo đạo Hổi Indonesia.
176 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TỂ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

bắt cỏc. Thậm chí ngay cả khi chính quyển và NPA dạt được một hiệp định hòa
bình vào một ngày nào đó, nó cung không thể chất dứt một cách vĩnh viẽn sự tân tại
của các nhóm do sự phân tán của NPA Các phong trào như Alex Boncayo Brigade
hoặc Merlito Glor Command sẽ không chấp hành bất cứ một mệnh lệnh nào đé từ
bỏ cuộc đấu tranh vũ trang và sẽ tiếp tục chiến đấu đến hơi thở cuổi cùng.

Các phong trào sắc tộc và tôn giáo

Các phong trào này là nỗi lo lắng thường xuyên ở các nước, nơi dân
chúng có thành phần phức tạp. Trong số các nạn nhân tiểm tàng có các
cộng đồng Hoa Kiều ở Malaysia và Indonesia, những người đã chịu
những thiệt hại to lớn trong các cuộc bạo loạn sắc tộc và thậm chí cả sự
tàn sát đẫm máu trong những năm 1960 và 1990. Một nhân tố khác là
chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo và gần đây là chủ nghĩa khủng bố đã bắt
đầu hoạt động mạnh mẽ ở một số nước như Indonesia, miền Nam Thái
Lan và Nam Philippines.

Hộp 13: Vấn đề chủ nghĩa Hổi giáo cực đoan ở Indonesia

Ngày 12 tháng 10 năm 2002 nhóm Hổi giáo cực đoan Jemaah Islamiah
(Cộng đồng Hổi giáo) đã gây ra một vụ đánh bon ở hộp đêm ở đảo Bali cùa
Indonesia làm thiệt mạng khoảng 200 người. Hoa Kỳ và một số nước châu Á đã đau
đầu về hoạt động của chủ nghĩa Hồi giáo quân sự ở Indonesia. Cựu thủ tướng
Singapore Lý Quang Diệu đã cảnh báo rang nhân dân Đông Nam Á sẽ phải đối mặt
với một mổi đe dọa an ninh lâu dài vì những kẻ cầm đầu các mạng lưới cực đoan
hoạt động hỂt sức tự do ở Indonesia. Indonesia đã có một lịch sử xung đột lâu dài
kéo theo các nhóm tôn giáo có nguồn gổc từ thời thực dân Hà Lan còn thống trị
nước này. Một trong những địa điểm nóng nhất của bạo lực công cộng là Aceh, một
tỉnh nằm ở cực Bắc cùa đảo Sumatra. Sau lịch sử lâu dài chống các ông chủ thực
dân, những người Aceh lúc đẩu đã nhiệt tình ủng hộ chủ nghĩa dân tộc và độc lập
của Indonesia. Nhưng khi nhận thấy Aceh không dược được trao một mức độ tự trị
trong lòng nước Cộng hòa Indonesia, tình trạng bạo động chính trị và xã hội ngay
lập tức đã bùng phát. Aceh trở thành nơi đóng quân của cuộc khởi nghĩa theo tinh
thán Hổi giáo được biết đến dưới tên gọi Darul Islam (Ngôi nhà Hổi giáo). Phong
trảo này dã mờ rộng hoạt động của mình rất nhanh dến đảo Java và thách thức toàn
Chương VII. An ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và triển vọng hợp tác 177

bộ nhà nước thế tục thống nhát. Mặc dù phong trào khởi nghĩa đã bị đánh bại vào
năm 1962, nhưng những tàn dư của Daral Islam thì vân tiếp tục tổn tại.

Trong giai đoạn Trật tự mới của Tổng thống Suharto (1966-1998), những
nhóm đạo Hồi theo đường lối cứng rắn đã bị xem là một mổi đe dọa dối với sự ổn
định chính trị và quá trình hình thành dân tộc mong manh của Indonesia và trở
thành một mục tiêu bị giám sát và đàn áp chủ yếu của chính phù. Trong khi môi
trường da nguyên của Indonesia giai đoạn hậu Suharto đã tạo cơ hội cho sự xuất
hiện của đạo Hồi như là một lực lượng chính trị nổi tiếng, thi nhung cuộc bầu cử
dân chủ năm 1994 và 2004 lại không thê' hiện bất kỳ sự tiến bộ nào đối với tiến trình
dân chủ hóa nén chính trị Indonesia. Mặc dù có sự tổn tại của các nhóm cấp tiến
như Laskar Jihad (Những chiến binh thán thánh), Pembela Islam (Mặt trận phòng
thủ Hổi giáo) hoặc Hội đổng Mujahedin Indonesia, nhưng nước này dường như
không muốn chứng kiến sự cấp tiến hóa các tổ chức Hổi giáo hoặc đi theo con
đường như Algieri và Ai Cập đã đi, có thể vì một số lý do:

- Không giống như thế giới Hổi giáo, ở đây có rất ít xu hướng cuổng tín tôn giáo
trong số người Java là nhóm cư dân chù yếu cùa Indonesia. Người Java truyền thống
thường cởi mở trong quan niệm cá nhân về tôn giáo, thậm chí đối với một số người
còn có quan niệm đa thần hơn là gắn chặt với Hổi giáo bảo thủ hoặc cực doan.

- Mặc dù một số lãnh đạo Hổi giáo mới ở khu vực đô thị dường như có định
hướng hướng tới Ảrập Xêút và Pakistan trong quan niệm Hổi giáo, nhưng phẩn lớn
các lãnh đạo Hổi giáo và học giả có ảnh hưởng lại có khuynh hướng vàn hóa Tây
phương, một phẩn vì nển tảng giáo dục Hoa Kỳ mà họ được hưởng thụ và họ tin
vào một đạo Hổi năng động và tiến bộ. Trong số họ có những người như cựu tóng
thống Abdurrahman Wahid, chủ tịch Nahdlatul ulama (NU) từ năm 1984 đến
1999; Amien Rais, một nhân vật lãnh đạo của Muhammadiyah và phát ngôn viên
cùa Hội đổng Tư vấn Nhân dân (MPR), nhà trí thức Deliar Noer hoặc học giả
Syafei Maarif. Họ và rất nhiổu người khác đã có ảnh hưởng quyết định đối với quá
trình dân chù hóa ở Indonesia. Trong khi ở đâu đó trong thế giới Hổi giáo - Ai Cập
là một ví dụ - các nhà tư tưởng tự do và các thể chế ôn hòa vẫn còn bị cô lập, thì các
nhóm Hổi giáo của Indonesia và thủ lĩnh của họ lại rất cởi mở và là những tiếng nói
quan trọng được đánh giá cao trong bất kỳ cuộc thảo luận nào vé tôn giáo.

- Bát cứ một nỗ lực nào thay đổi bản chất thế tục của dân tộc Indonesia đều
thắt bại. Ví dụ, quốc hội Indonesia đã bác bỏ một để nghị sửa dổi Hiến pháp cho
phép áp đặt Sharia đối với những người theo đạo Hổi Indonesia.
178 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TỄ ở KHU vực CHÁU Á - THÁI BỈNH DƯỮNG

- Với bản chất chủ nghĩa thế tục, Indonesia là nước có sự nhạy cảm hơn với
những vấn đé liên quan đến quyển giới tính hơn bất cứ một nước Hổi giáo nào
khác. Ở Indonesia £Ó một sự chống đối mạnh mẽ đối với bất cứ sự thay đổi nào có
thế gây nguy hiềm cho vị trí hiện tại của phụ nữ trong xả hội.

- Một số nhóm Hổi giáo cực đoan cũng tham gia vào phong trào thánh chiến
(jihad) quốc tế và cũng không loại trừ khả năng họ đã nhận được trợ giúp tài chính từ
Al-Qaeda. Nhưng nhìn chung, mục tiêu của họ có xu hướng “nội địa hơn là quốc t®

Tranh chấp ở Biển Đông


Trong các chương trước, vấn đế tranh chấp ở Biển Đông đã được đê'
cập từ các góc độ khác nhau, nên ở phần này chỉ xín đê' cập qua. Nếu như
sự căng thẳng sắc tộc và tôn giáo là chủ đạo và thường diễn ra trong nội
bộ các nước, thì một nguyên nhằn khác dẫn đến xung đột quân sự giữa
các quốc gia trong khu vực lại là quyến kiểm soát đối với các tuyến đường
hàng hải và lãnh thổ như Biển Đông, eo biển Malacca và eo biển Đài
Loan. Vấn đề này dặc biệt liên quan dến Hoa Kỳ và Nhật Bản trong việc
đảm bảo cho những tuyến đường biển đó được mở, tự do và hòa bình,
cho phép sự di lại của một số lượng lớn hàng hóa xuất nhập khẩu của họ
được lưu thông. Vì vậy, hầu như tất cả các quốc gia Thái Bình Dương đều
tăng cường sức mạnh hải quân của mình và cảnh giác với bất kỳ sự xâm
nhập nào từ các cường quốc bên ngoài.
Mối quan tâm vê' các đường hàng hải ở Biển Đông lại còn trở nên
trầm trọng hơn bởi một yếu tố là nguồn dầu mỏ ở xung quanh khu vực
quẩn đảo Trường Sa, được coi là một trong những điểm nóng tiềm ẩn
xung đột quân sự bất cứ lúc nào. Quẩn đảo Trường Sa là một tập hợp của
phấn lớn các bãi đá ngầm san hô cằn cỗi, đảo san hô vòng và bãi cát
ngầm- phần nhiều bị chìm trong nước khi thủy triều dâng, có diện tích
khoảng 70.000 dặm vuông. Khu vực này là nơi tranh chấp, toàn phẩn hay
một phần, giữa Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Brunei và
Philippines. Một khu vực tranh chấp chủ yếu khác ở Biển Đông là quần
đảo Hoàng Sa, nhưng chỉ giữa Trung Quốc và Việt Nam. Ngoại trừ
Brunei, tất cả các bên tranh chấp đều duy trì lực lượng quân sự ở một số
hương VII. An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương và triển vọng hợp tác 179

ảo. Mặc dù một giải pháp cho các cuộc tranh chấp này vẫn còn chưa
iện rõ, nhưng những bước đầu tiên quan trọng đà được thực hiện đó là
1'uyên bó ASEAN vể Biển Đông” năm 1992 và được ký giữa Trung
Ịuốc và ASEAN vào năm 2002 (xin xem chương vế ASEAN). Ngoài ra,
'iệt Nam đã ký Hiệp định phân định biên giới đất liền với Trung Quốc
ào năm 1999 và đã hoàn thành việc cắm mốc vào ngày 31/12/2008 cũng
hư đã ký với Trung Quốc Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ vào năm
300. Những hiệp định này là những kinh nghiệm quý giúp hai bên và
íc bên khác trong khu vực có cơ sở để tiếp tục bàn bạc nhằm tìm ra giải
háp hữu hiệu cho tranh chấp ở Biển Đông.

.5. Thách thức và cơ hội đối với hợp tác khu vực châu Á -
hái Bình Dương

Giai đoạn từ cuối những năm 1990, khu vực châu Á-Thái Bình
ương đã chứng kiến một số xung đột tiếm tàng đã phát triển thành các
mg đột thực tế như là Đông Timor, Aceh, Ambon ở Indonesia, căng
lẳng ở Malaysia, phóng tên lửa của Bắc Triếu Tiên...Lập luận ùng hộ sự
a tăng xung đột trong tương lai gần được đưa ra dựa trên những cơ sở
IU đây:
Sự thiểu vắng một mạng lưới an ninh khu vực mạnh thống nhất: Cho
m nay khu vực chầu Á-Thái Bình Dương vẫn chưa có hoặc đúng ra là
.ới có một mức độ thể chế hóa thấp và các thỏa thuận pháp lý lỏng lèo,
) tính ràng buộc, chứ chưa mang tính cam két, bắt buộc cao.
Sự phổ biến của các nhà nước yếu: Đặc điểm “yếu” được thể hiện qua
í bất ổn của tình hình nội bộ, do các vấn đế bất bình đẳng kinh tế, các
ín đế chính trị, căng thẳng sắc tộc có thể có ảnh hưởng ra bên ngoài và
ở thành căng thẳng và xung đột khu vực.
Sự thiếu vắng của nhiều nển dân chủ vững mạnh: Ngoài Nhật Bản,
IU vực này chủ yếu bao gồm các nền dân chủ non trẻ, thậm chí chưa phải
dân chủ dích thực. Các nghiên cứu của chủ nghĩa kiến tạo cho thấy: các
•n dân chủ có xu hướng không gây chiến tranh với nhau, trong khi các
;n dân chủ “mong manh” có thể dễ có xu hướng gây chiến.
GIÁO TR1NH QUAN HÊ QUỐC TỄ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI Bì\H DƯƠNG
178

- Với bản chất chủ nghĩa thế tục, Indonesia là nước có sự nhạy cảm hơn với
những vấn đề liên quan đến quyển giới tính hơn bất cứ một nước Hổi giáo nào
khác. Ở Indonesia £Ó một sự chống đối mạnh mẽ đối với bất cứ sự thay đối nào có
thể gây nguy hiểm cho vị trí hiện tại của phụ nữ trong xa hội.

- Một SỐ nhóm Hổi giáo cực đoan cũng tham gia vào phong trào thánh chiến
(jihad) quốc tế và cũng không loại trừ khả năng họ đã nhận được trợ giúp tài chinh từ
Al-Qaeda. Nhưng nhìn chung, mục tiêu của họ có xu hướng "nội địa" hơn là quốc tẽ.

Tranh chấp ở Biển Đông


Trong các chương trước, vấn đẽ tranh chấp ở Biển Đông đã được đẽ
cập từ các góc độ khác nhau, nên ở phần này chỉ xin đê' cập qua. Nêu như
sự căng thẳng sắc tộc và tôn giáo là chủ đạo và thường diền ra trong nội
bộ các nước, thì một nguyên nhân khác dẫn đến xung đột quân sự giữa
các quốc gia trong khu vực lại là quyển kiểm soát đối với các tuyến đường
hàng hải và lãnh thổ như Biển Đông, eo biển Malacca và eo biẽn Đài
Loan. Vấn để này dặc biệt liên quan đến Hoa Kỳ và Nhật Bản trong việc
đảm bảo cho những tuyến đường biển đó được mở, tự do và hòa bình,
cho phép sự di lại của một số lượng lớn hàng hóa xuẩt nhập khẩu của họ
được lưu thông. Vì vậy, hầu như tất cả các quốc gia Thái Bình Dương đẽu
tăng cường sức mạnh hải quân của mình và cảnh giác với bất kỳ sự xâm
nhập nào từ các cường quốc bên ngoài.
Mối quan tâm về các đường hàng hải ở Biển Đông lại còn trở nên
trầm trọng hơn bởi một yếu tố là nguồn dầu mỏ ở xung quanh khu vực
quấn đảo Trường Sa, được coi là một trong những điểm nóng tiềm ẩn
xung đột quần sự bất cứ lúc nào. Quần đảo Trường Sa là một tập hợp của
phấn lớn các bãi đá ngẩm san hô cằn cỗi, đảo san hô vòng và bãi cát
ngầm- phẩn nhiều bị chìm trong nước khi thủy triều dâng, có diện tích
khoảng 70.000 dặm vuông. Khu vực này là nơi tranh chấp, toàn phấn hay
một phần, giữa Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Brunei và
Philippines. Một khu vực tranh chấp chủ yếu khác ở Biển Đông là quấn
đảo Hoàng Sa, nhưng chỉ giữa Trung Quốc và Việt Nam. Ngoại trừ
Brunei, tất cả các bên tranh chấp đều duy trì lực lượng quân sự ở một số
Chương VII. An ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và triến vọng hợp tác 179

đảo. Mặc dù một giải pháp cho các cuộc tranh chấp này vẫn còn chưa
hiện rõ, nhưng những bước đấu tiên quan trọng đã được thực hiện đó là
“Tuyên bố ASEAN về Biển Đông” năm 1992 và được ký giữa Trung
Quốc và ASEAN vào năm 2002 (xin xem chương vể ASEAN). Ngoài ra,
Việt Nam đã ký Hiệp định phân định biên giới đất liền với Trung Quốc
vào năm 1999 và đã hoàn thành việc cắm mốc vào ngày 31/12/2008 cũng
như đã ký với Trung Quốc Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ vào năm
2000. Những hiệp định này là những kinh nghiệm quý giúp hai bên và
các bên khác trong khu vực có cơ sở đẽ tiếp tục bàn bạc nhằm tìm ra giải
pháp hữu hiệu cho tranh chấp ở Biển Đông.

7.5. Thách thức và cơ hội đõi với hợp tác khu vực châu Á -
ĩhái Bình Dương

Giai đoạn từ cuối những năm 1990, khu vực châu Á-Thái Bình
Dương đã chủng kiến một số xung đột tiềm tàng đã phát triển thành các
xung đột thực tế như là Đông Timor, Aceh, Ambon ở Indonesia, căng
thẳng ở Malaysia, phóng tên lửa của Bắc Triều Tiên...Lập luận ủng hộ sự
gia tăng xung đột trong tương lai gần được đưa ra dựa trên những cơ sở
sau đây:
Sự thiêu vắng một mạng lưới an ninh khu vực mạnh thống nhất: Cho
đến nay khu vực châu Á-Thái Bình Dương vẫn chưa có hoặc đúng ra là
mới có một mức độ thể chế hóa thấp và các thỏa thuận pháp lý lỏng lẻo,
có tính ràng buộc, chứ chưa mang tính cam kết, bắt buộc cao.
Sự phổ biên của các nhà nước yêu: Đặc điểm “yếu” được thề hiện qua
sự bất ổn của tình hình nội bộ, do các vấn đề bất bình đẳng kinh tế, các
vấn đề chính trị, căng thẳng sắc tộc có thể có ảnh hưởng ra bên ngoài và
trở thành căng thẳng và xung đột khu vực.
Sự thiêu vắng của nhiẽu nển dân chủ vững mạnh: Ngoài Nhật Bản,
Khu vực này chủ yếu bao gốm các nển dân chủ non trẻ, thậm chí chưa phải
là dân chủ đích thực. Các nghiên cứu của chủ nghĩa kiến tạo cho thấy: các
nển dân chủ có xu hướng không gây chiến tranh với nhau, trong khi các
ưển dân chủ “mong manh” có thể dễ có xu hướng gầy chiến.
180 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TỄ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DươNg

Sự phát triển bất đối xứng: Đây chủ yếu là vấn đề quan hệ Bắc-N^tn
giữa các nước giàu và nghèo sẽ làm tăng cảng thẳng nội bộ khu vực. Trện
thực tế, sự phụ thuộc kinh tế có thể làm gia tăng xung đột chứ khôhg
phải làm giảm mâu thuẫn, giảm sự minh bạch. Tiềm năng xung dột
thương mại vì phải cạnh tranh cho cùng thị trường, di cư lao động là
những nguyên nhân tiềm tàng cho các mâu thuẫn và xung đột.
Những xung đột chưa giải quyết từ thời Chiên tranh lạnh: Sự thù địch
truyền thống như tôn giáo, sắc tộc có thể dễ dàng ảnh hưởng sang Các
nước xung quanh trong khu vực kéo theo sự tham gia của thành viên cùa
các nhóm sắc tộc, tôn giáo có cùng chung cơ sở liên hệ.
Sự gia tăng mạnh mẽ chi phí quân sự trong quan hệ quôc tế được gọi
là “lưỡng nan an ninh”, cũng là một xu hướng đang có chiểu hướng gia
tăng, tạo thành một tình trạng gần như chạy đua vũ trang giữa các nước
trong khu vực.
Chi phí quốc phòng hàng năm ở châu Á-Thái Bình Dương đã tấng
đáng kể từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Cần phải lưu ý rằng, không
phải đến bây giờ mới có hiện tượng này mà nó đã có từ nhũng năm 1970-
1980. Nhưng điếu đáng nói là xu hướng này trở nên mạnh mẽ hơn trong
những năm 1990 và đi kèm với sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt nó đi
ngược lại xu hướng cắt giảm chi phí quốc phòng, coi trọng hòa đàm và
phòng chống vũ trang ở phương Tây. Ngân sách quốc phòng được tập
trung không chỉ vào việc phát triển các vũ khí thông thường mà là hệ
thống và vũ khí quốc gia, các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt (hóa học và
nguyên tử), phát triển các dự án sức mạnh tiềm nâng (Trung Quốc và
Singapore) và công nghệ vũ khí cao (Nhật Bản và Đài Loan). Việc phát
triển vũ khí được tăng cường không chỉ vì thành công của các nền kinh tế
khu vực chầu Á-Thái Bình Dương, mà còn do sự cạnh tranh buôn bán vũ
khí của các công ty sản xuất vũ khí ở các nước phương Tây. Chương trình
phát triển lực lượng vũ trang của Trung Quốc còn được thúc đẩy bởi mối
lo ngại vể sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ trong chiến tranh vùng Vịnh
năm 1991. Các lãnh đạo Bộ quốc phòng đã thuyết phục chính phủ về sự
cẩn thiết phải có một thế hệ vũ khí mới, một phấn mua của phương Tây,
một phẩn tự sản xuất và phần còn lại mua của Nga với giá rẻ. Trung Quốc
đưa ra một số lý do giải thích việc phát triển lực lượng quân sự, bao gồm:
ương VII. An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương và triển vọng hợp tác 181

- Sự bất ổn trong trật tự hậu chiến tranh lạnh và sự cấn thiết phải
vệ;
- Sự cần thiết đảm bảo an ninh cho các tuyến đường biển;
- Sự cần thiết đảm bảo nguồn dầu mỏ/gas/cá;
- Sự khó đoán định về vai trò chiến lược trong tương lai của Mỹ.
Năm 2002, trong số 10 quốc gia có chi phí quốc phòng đứng đầu thế
ới, thì đã có tói ba quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là Nhật
ỉn (số 2), Trung Quốc (số 5) và Hàn Quốc (số 10). Nhưng nhìn chung,
lủ yếu vì cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và tác dộng lâu dài của nó
là chi phí quốc phòng của các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình
ương sau đó mới bị giảm đi đáng kể trừ Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Bảng: Chi phí quốc phòng ở cháu Á-Thái Bình Dương 1998-2002

(Đơn vị; tỷ USD) (Số trong ngoặc đơn là tỷ trọng so với GDP).1

TT Nước 1998 1999 2000 2001 2002

1 Hoa Kỳ 289 (3.1) 290 (3.0) 302 (3.1) 304(3.1) 336 (3.1)

2 Nhật Bản 45.4(1.0) 45.5(1.0) 45.8(1.0) 46.4 (1.0) 46.7(1.0)

3 Trung Quốc 17.8 (1.7) 20.7(1.9) 23.0 (2.1) 26.3 (2.1) 31.1 (2.3)

4 Hàn Quốc 12.4 (3.1) 12.1 (2.8) 12.8(2.8) 13.1 (2.8) 13.5 (2.8)

5 Đài Loan 9.7 (3.3) 8.6 (2.8) 7.8 (2.5) 7.8 (2.6) 7.3 (2.6)

6 Australia 7.0 (2.0) 6.8(1.8) 6.6(1.7) 6.7 (1.7) 6.8 (1.7)

7 Miến Điện 6.7 (2.3) 6.7 (2.0) 9.0 (2.3) ....(0.8) ...(0.8)

8 Singapore 4.4 (5.4) 4.5 (5.4) 4.3 (4.7) 4.4. (5.0) 4.7 (5.0)

9 Thái Lan 2.4 (2.1) 2.1 (2.1) 1.8 (1.5) 1.8 (1.4) 1.8 (1.5)

10 Indonesia 1.5 (1.1) 1.3 (0.9) 1.7 (1.1) 1.8 (1.1) ...(1.0)

11 Malaysia 1.3 (1.6) 1.7 (2.1) 1.7 (2.1) 1.9 (2.2) 1.9 (2.2)

International Peace Research Institute (SIPRI), http://www.projects.sipri.se/milex/


mex_data_index.html
180 giao trình quan hệ quốc tế ở khu vực CHÂU Á - THAI bình dươnc

Sự phát triển bất đối xứng: Đây chủ yếu là vấn đê' quan hệ Bắc-Nan
giữa các nước giàu và nghèo sẽ làm tăng căng thẳng nội bộ khu vực. Trêi
thực tế, sự phụ thuộc kinh tế có thể làm gia tăng xung đột chứ khônj
phải làm giảm mâu thuẫn, giảm sự minh bạch. Tiếm năng xung độ
thương mại vì phải cạnh tranh cho cùng thị trường, di cư lao động lí
những nguyên nhân tiểm tàng cho các mâu thuẫn và xung đột.
Những xung đột chưa giải quyết từ thời Chiến tranh lạnh: Sự thù địcl
truyến thống như tôn giáo, sắc tộc có thể dễ dàng ảnh hưởng sang cá<
nước xung quanh trong khu vực kéo theo sự tham gia của thành viên củí
các nhóm sắc tộc, tôn giáo có cùng chung cơ sở liên hệ.
Sự gia tăng mạnh mẽ chi phí quân sự trong quan hệ quỗc tê được gọ
là “lưỡng nan an ninh”, cũng là một xu hướng đang có chiểu hướng giỉ
tăng, tạo thành một tình trạng gẩn như chạy đua vũ trang giữa các nướ<
trong khu vực.
Chi phí quốc phòng hàng năm ở châu Á-Thái Bình Dương đã tăiìỊ
đáng kể từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt. Cẩn phải lưu ý rằng, khônị
phải đến bây giờ mới có hiện tượng này mà nó đã có từ những năm 1970-
1980. Nhưng điều đáng nói là xu hưởng này trở nên mạnh mẽ hơn tronị
những năm 1990 và đi kèm với sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt nó đ
ngược lại xu hướng cắt giảm chi phí quốc phòng, coi trọng hòa đàm VỀ
phòng chống vũ trang ở phương Tây. Ngân sách quốc phòng được tập
trung không chỉ vào việc phát triển các vũ khí thông thường mà là hệ
thống và vũ khí quốc gia, các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt (hóa học và
nguyên tử), phát triển các dự án sức mạnh tiềm năng (Trung Quốc và
Singapore) và công nghệ vũ khí cao (Nhật Bản và Đài Loan). Việc phái
triển vũ khí được tăng cường không chỉ vì thành công của các nền kinh tê
khu vực châu Á-Thái Bình Dương, mà còn do sự cạnh tranh buôn bán vũ
khí của các công ty sản xuất vũ khí ở các nước phương Tây. Chương trình
phát triển lực lượng vũ trang của Trung Quốc còn được thúc đẩy bởi mối
lo ngại về sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ trong Chiến tranh vùng Vịnh
năm 1991. Các lãnh đạo Bộ quốc phòng đã thuyết phục chính phủ về sự
cẩn thiết phải có một thế hệ vũ khí mới, một phần mua của phương Tây,
một phần tự sản xuất và phần còn lại mua của Nga với giá rẻ. Trung Quốc
đưa ra một số lý do giải thích việc phát triển lực lượng quân sự, bao gồm:
lương VII. An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương và triển vọng hợp tác 181

- Sự bất ổn trong trật tự hậu Chiến tranh lạnh và sự cẩn thiết phải
[ vệ;
- Sự cần thiết đảm bảo an ninh cho các tuyến đường biển;
- Sự cần thiết đảm bảo nguồn dầu mỏ/gas/cá;
- Sự khó đoán định vê' vai trò chiến lược trong tương lai của Mỹ.
Năm 2002, trong số 10 quốc gia có chi phí quốc phòng đứng đầu thế
ới, thì đã có tới ba quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương là Nhật
ỉn (số 2), Trung Quốc (số 5) và Hàn Quốc (số 10). Nhưng nhìn chung,
lủ yếu vì cuộc khủng hoảng tài chính châu Á và tác dộng lâu dài của nó
à chi phí quốc phòng của các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình
ương sau đó mới bị giảm đi đáng kể trừ Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Bảng: Chi phí quốc phòng ở châu Á-Thái Bình Dương 1998-2002

(Đơn vị: tỳ USD) (Số trong ngoặc đơn là tỷ trọng so với GDP).'

IT Nước 1998 1999 2000 2001 2002

1 Hoa Kỳ 289 (3.1) 290 (3.0) 302 (3.1) 304 (3.1) 336 (3.1)

2 Nhật Bản 45.4(1.0) 45.5(1.0) 45.8(1.0) 46.4(1.0) 46.7(1.0)

3 Trung Quốc 17.8(1.7) 20.7(1.9) 23.0(2.1) 26.3 (2.1) 31.1 (2.3)

4 Hàn Quốc 12.4(3.1) 12.1 (2.8) 12.8(2.8) 13.1 (2.8) 13.5 (2.8)

5 Đài Loan 9.7 (3.3) 8.6 (2.8) 7.8 (2.5) 7.8 (2.6) 7.3 (2.6)

6 Australia 7.0 (2.0) 6.8 (1.8) 6.6 (1.7) 6.7 (1.7) 6.8 (1.7)

7 Miến Điện 6.7 (2.3) 6.7 (2.0) 9.0 (2.3) ....(0.8) ...(0.8)

8 Singapore 4.4 (5.4) 4.5 (5.4) 4.3 (4.7) 4.4. (5.0) 4.7 (5.0)

9 Thái Lan 2.4 (2.1) 2.1 (2.1) 1.8 (1.5) 1.8 (1.4) 1.8 (1.5)

0 Indonesia 1.5 (1.1) 1.3 (0.9) 1.7 (1.1) 1.8 (1.1) ...(1.0)

1 Malaysia 1.3 (1.6) 1.7 (2.1) 1.7 (2.1) 1.9 (2.2) 1.9 (2.2)

International Peace Research Institute (SIPRI), http://www.projects.sipri.se/milex/


mex_data_index.html
184 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH dương

Về lâu dài, có thể sẽ có 4 cường quốc tham gia lãnh đạo ở chầu Á-
Thái Bình Dương: đó là Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản. Trong
thời gian trước mắt, có vẻ là Nga còn tương dối yếu so với thời Liên Xô
trước đây và bởi vì tình hình kinh tế, chính trị bất ổn của nước này trong
quá trình chuyển đổi. Nhưng cả thế giới và khu vực phải “coi chừng” với
sức mạnh của Nga khi họ khôi phục lại đưực vị thế của mình. Như vậy,
trong thời gian trung hạn, an ninh khu vực có thể bị chi phối bởi một
“tam giác chiến lược” gổm Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản. Trong số
này, có khà năng là Mỹ-Nhật sẽ cố gắng để duy trì “nguyên trạng” (status
quo), trong khi Trung Quốc sẽ tìm mọi cách để kiếm được lợi ích nhiểu
nhất từ thực tế này thậm chí để còn trở nên mạnh hơn, cho đến thời
điểm nước này có thể trở thành một thách thức, hoặc ít nhất có khả năng
tạo ra một tầm ảnh hưởng riêng cho mình. Theo logic tự nhiên, trong
thời gian trước mắt, ít nhất là Trung Quốc sẽ duy trì quan hệ tốt với cả
Hoa Kỳ và Nhật Bản. Quả thực là Trung Quốc có thể kiếm được lợi ích từ
bất kỳ một căng thẳng nào trong quan hệ Mỹ-Nhật. Trung Quốc vẫn còn
phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến phát triển quá nóng và
những vấn dể xã hội, môi trường nảy sinh trong quá trình phát triển và
giói lãnh đạo nước này biết rằng họ còn phải tiếp tục chương trình hiện
dại hóa của mình trong vài thập kỷ tới nữa. Trong thời gian đó, họ sẽ còn
can công nghệ, vốn dầu tư từ phương Tây và tìm kiếm khả năng thâm
nhập vào thị trường khu vực này. Vì vậy, Trung Quốc có vẻ sẽ không sẵn
sàng gây hấn, tạo thành xung dột dê’ thực hiện mục tiêu lâu dài của mình.
Sự phát triển của quan hệ tam giác chiến lược mới này là dối tượng quan
sát và nghiên cứu chặt chẽ của các chuyên gia và các chính trị gia, vì cách
thúc mà ba cường quốc tương tác với nhau và phản ứng với những biến
đổi trong khu vực trong một chừng mực nào dó sẽ ảnh hưởng đến an
ninh của toàn bộ khu vực. Đặc biệt, thái dộ và ứng xử của họ với vấn để
Đài Loan và vấn dế bán đảo Triếu Tiên sẽ là cực kỳ quan trọng dối với
hòa bình và an ninh của châu Á-Thái Bình Dương.1
Nếu như cấu trúc này thay đồi thì một “phối hợp quyển lực” (concert
of power) có thể sẽ xuất hiện với tư cách là một sự lựa chọn hợp lý cho

' Viện Thông tin Khoa học Xã hội, Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh - Phân tích và dự báo
(2 tập), Hà Nội, 2001.
Chương VII. An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương và triển vọng hợp tác 185

khu vực. Một kịch bản phổ biến được cả các nhà chính trị lẫn các học giả
thảo luận một cách rộng rãi là khả năng mở rộng liên minh quân sự Mỹ-
Nhật. Hàn Quốc (và có thể trong tương lai là một bán đảo Triếu Tiên
thống nhất) và Australia có nhiều khả năng sẽ là những “diễn viên” trong
“màn hợp xướng” này và sẽ làm cho liên minh của Hoa Kỳ có nhiều việc
phải làm và nhiều trách nhiệm hơn hiện nay. Mặc dù vậy, câu hỏi chủ
yếu vẫn là liệu Trung Quốc có thể đáp ứng được các yêu cấu để trở thành
một “diễn viên” trong “đại nhạc hội” này không. Nếu câu trả lời là “có”
thì châu Á-Thái Bình Dương sẽ có thể tập hợp thành một cấu trúc an
ninh tương tự như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Hộp 14: Sự “phối hợp quyền lực” trong quan hệ quốc tế1

Nguổn gốc của quan niệm: Năm 1815, khi chiến tranh Napoleon kết thúc,
Hội nghị Viên dã đặt nén móng cho một trật tự an ninh tập thế của châu Ảu dựa
trên một hệ thống các liên minh và mạng lưới, các cuộc thương lượng chính thức và
không chính thức và sự đổng thuận dược xây dựng giữa các nhóm tinh hoa ngoại
giao của các cường quốc hàng đầu châu Âu như Anh, Pháp, Phổ, Áo và Nga. Các
thành viên tham gia đổng ý hợp tác cùng nhau để điổu hành sự phát triền của an
ninh-chính trị và chống lại sự xầm lược, đổng thời dàn xếp những sáng kiến an ninh
bất cứ lúc nào cần thiết. Sự “phối hợp quyển lực” đã dảm bảo một trật tự an ninh
khu vực ổn định kéo dải suốt gần nửa thế kỳ. Thế kỷ XIX không hoàn toàn hòa bình
nhưng so với thời kỳ loạn lạc mà châu Âu đã trải qua trước đó và sau đó thì đó là giai
đoạn tương dối yên ổn, có đặc trưng - nhờ vào những nỗ lực của “sự phối hộp - là
một mô hình có tính dự báo trong quan hệ quổc tế cho nhiểu thập kỳ.

Kịch bàn nào cho châu Á-Thái Bình Dương? Mặc dù cuối cùng thẫt bại,
nhưng sự “phối hợp quyên lực" của châu Âu đã thu hút sự chú ý và đã được thảo
luận với tư cách là một mẳu hình cho việc xây dựng trật tự khu vực và thế giới.
Không ngạc nhiên khi quan niệm này lại được dưa ra thào luận khá sôi nối sau khi
trật tự hai cực thời Chiến tranh lạnh chấm dứt. Một số người cho rang đã đến lúc
phải xây dựng một sự "phối hợp quyển lực” châu Âu mới (hoặc đúng ra là một Đại
Tây Dương mới) giữa các nước như Hoa Kỳ, Nga, Anh, Pháp và Đức. Những người
khác lại muổn một sự phôi hợp toàn cẩu bao gổm Hoa Kỳ, Nga, EU, Nhật Bản và

1 M.Connors et al, sđd, 2004, p.135-136.


GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
186

Trung Quóc. Cuộc thảo luận giữa các học giả và chính trị gia cũng nhấn mạnh đến
liệu có thế có một sự “phói hợp quyền lực" ở châu Á-Thái Bình Dương bao gồm
Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Nga (và có thể là một Triểu Tiên thống nhất) sẽ
hoạt động như thế nào. Nhưng sự xuất hiện trong tương lai xa của một “phối hợp
quyên lực” bao gổm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc (hoặc một Triéu Tiên thống
nhất) và có thể Australia đã dược nhận thức là một kịch bản có khả năng xảy ra
nhiểu nhất nếu sự vượt trội của Hoa Kỳ sẽ không bị suy giảm vì hoặc là những thay
dổi cáu trúc hoặc vì là chính sách đối ngoại tự kiềm chế cùa Hoa Kỳ.

Triền vọng quan hệ quốc té: Nếu người ta xem xét một cơ chế cân bẳng quyền
lực (balance-of-power) như là một kịch bản tổi tệ nhát hoặc như là cơ sở chống lại
bất cứ cái gì có thế “cân, đong, đo, đếm” được, thì sự “phối hựp quyền lực” là một
công cụ có giá trị cho việc tlm hiểu nghiên cứu sâu. Cả “cân bâng quyển lực” lẫn
phối hợp quyén lực” đéu là những quan niệm kinh điển của trường phái hiện thực
trong quan hệ quốc tế. Khác với cơ ché “cân bằng quyén lực” thường chiếm ưu thế
đặc biệt khi không có những lực lượng thông thường khác, như đã được chứng kiến
ở châu Á-Thái Bình Dương hàng thế kỳ, một “phối hợp quyén lực" mới đang định
hình. Nói một cách khác, trong khi mẫu hình “cán bằng quyến lực” có thế đã đám
bảo trật tự và an ninh vì một số lượng quyền lực nhất dịnh ngăn chặn Iẵn nhau, thì
sự phối hợp là một cách tiếp cận hợp tác trong an ninh, nhưng không theo nghĩa
của chủ nghĩa tân tự do vì các quốc gia thường là những chủ thế lớn nhát, lại là
những chủ thể duy nhất tham gia vào sự “phối hợp”

Kịch bản của chủ nghĩa thể chế tự do: Sự xuất hiện của chủ nghĩa
đa phương

Những kịch bản của việc xây dựng thể chế đa phương ở châu Á-
Thái Bình Dương thường được dựa vào kinh nghiệm của châu Âu.
Những kinh nghiệm đau đớn kéo dài hàng thế kỷ với chủ nghĩa đơn
phương, thường kết hợp với chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa phát xít đã
tạo ra một cấu trúc mà thực tế đã “yêu cầu” chủ nghĩa đa phương với tư
cách là cầu trả lời duy nhất có thể đối với thách thức quản lý trật tự khu
vực ở châu Âu.
Sự thực là một số tổ chức đa phương khá phát triển vê' mặt thể chế
đã “nở rộ” ở Tầy Âu và trong quan hệ xuyên Đại Tây Dương là cơ bản vì
Chương VII. An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương và triển vọng hợp tác 187

có hàng loạt các chuẩn mực và giá trị chung, tạo cơ sở vững chắc cho sự
hình thành những thủ tục và luật lệ để gắn kết và ngăn chặn một cách
hiệu quả những hành vi của các chủ thể. Nói tóm lại, việc xây dựng thể
chế đa phương ở châu Âu được tác động bởi sự cần thiết phải hội nhập
phương Tây nhằm đối trọng với Liên Xô trong chiến tranh lạnh và một
nhận thức cũng quan trọng không kém là sự hợp tác giữa những cựu thù
(Pháp và Đức) là một đóng góp quan trọng đối với hòa bình và ổn định.
Mặc dù vậy, chúng ta không nên quá đế cao thực té này vì chủ nghĩa đa
phương Âu châu trong vấn đề an ninh là kết quả của một quá trình dài
vẫn còn lâu mới hoàn thành. Mặc dù chia sẻ một bộ các chuẩn mực và
giá trị chung và phẩn lớn lợi ích trùng hợp trong chính sách dối ngoại,
nhưng các nước Tây Âu cũng phải mất gần bốn thập kỷ từ khi thành lập
Cộng đổng kinh tế châu Âu năm 1957 dến bước đẩu tiên trong việc thể
chế hóa một chính sách an ninh châu Âu. Chính sách đối ngoại và an
ninh chung của EU (CFSP) chỉ tổn tại với tư cách là kết quả của Hiệp ước
Maastricht năm 1993, trong khi chính sách an ninh và phòng thủ
(ESDP) chi tiết ra đời nãm 1999.
Xác định những khó khăn của hợp tác an ninh trong môi trường vãn
hóa và chính trị tương đối đống nhất của châu Âu, nhưng câu hỏi vẫn
chưa được trả lời là liệu những cơ quan của châu Âu có thể đóng vai trò
như là một mẫu hình cho một khu vực rất đa dạng như châu Á-Thái
Bình Dương được hay không, nơi vẫn còn chịu đựng sự nghi ky nặng nê'
và thiếu vắng sự minh bạch trong quan hệ quốc tế. Trong số các tồ chức
quốc tế của châu Âu dược xem xét có khả năng là những mẫu hình tiếm
năng cho việc quản lý an ninh và trật tự ở khu vực châu Á-Thái Bình
Dương có Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Theo ý tưởng
của Australia, Canada và Nhật Bản, Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF)
bước đầu dã di theo mô hình của OSCE và có thể trở thành một tổ chức
an ninh và hợp tác châu Á-Thái Bình Dương trong tương lai. Theo dó,
tháng 7 năm 1993, sáu nước ASEAN cộng với Australia, Trung Quốc,
EU, Nhật Bản, Lào, New Zealand, Papua New Guinea, Hàn Quốc, Hoa
Kỳ và Việt Nam đã khởi động một diễn đàn an ninh của khu vực. Sau đó
Campuchia, Ấn Độ, Myanmar, Mông Cổ và CHDCND Triều Tiên đã
tham gia Diễn đàn. Cuộc họp chính thức đẩu tiên của ARF diễn ra vào
tháng 7 năm 1994 ở Bangkok. Từ dó, Diễn đàn họp mỗi năm một lấn ở
188 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

các nước ASEAN và trở thành một trong những cơ chế an ninh đa phương
có ý nghĩa nhất trong khu vực. Mặc dù chưa thực hiện được nhiều nhưng
ARE đã giúp cho các nước thành viên cơ hội tiếp xúc, trao đổi về những
vấn đế an ninh cùng quan tâm, góp phần xây dựng lòng tin, minh bạch
hóa các hoạt dộng quân sự, hướng tới ngoại giao phòng ngừa và giải quyết
xung đột. Cho đến nay, ARF đã kết nạp được 28 thành viên, trong đó có 10
nước ASEAN và 18 nước ngoài ASEAN.

Hộp 15: Mục tiêu và tiến trình của ARF

- Nén tảng cơ sở của ARE chính là “mấu hình ASEAN” trong hợp tác khu vực,
nhấn mạnh xây dựng lòng tin và sự tin cậy thông qua các hèn hệ thường xuyên và
không chính thức.

- Mục tiêu của ARE là khuyến khích tham vấn cấp cao và đối thoại nhằm ngăn
chặn sự hiếu lầm phát sinh và giảm bớt nguy cơ xung đột và nghi ngờ lẫn nhau. Nói
ngắn gụn là thúc đẩy ngoại giao phòng ngừa.

- Phương pháp của ARE là một quá trình từng bước một và thảo luận dẩn dấn
đối với những vấn để nhạy cảm, nhung hướng về phía trước với một tốc dộ chấp
nhận dược đối với tất cả thành viên.

- ARE là một tiến trình gổm ba bước- thứ nhất là xây dựng lòng tin, thứ hai là
phát triển ngoại giao phòng ngừa và cuối cùng là giải quyết mâu thuẫn.

Mục tiêu nhấn mạnh cách tiếp cận tiệm tiến, đồng thuận thay vì một
cách tiếp cận có tính pháp lý, chức năng yêu cẩu các nước có nhũng hiệp
ước và thỏa thuận ràng buộc pháp lý của ARF đã giành được sự ủng hộ
của phần lớn chính phủ các nước châu Á-Thái Bình Dương. Điếu dó có
nghĩa là ít nhất có nhiều nước muốn tham gia vào đối thoại hơn, là các
hình thức khác. Đặc biệt, Trung Quốc rất quan tâm đến hình thức hợp
tác đa phương và nguyên tắc dồng thuận.
Một ví dụ khác về chủ nghĩa da phương ở khu vực châu Á-Thái Bình
Dương là Tổ chức Phát triển Năng lượng Bán dảo Triều Tiên (Korean
Pininsular Energy Development Organization - KEDO). Thậm chí ngay
cả dưới góc nhìn của cuộc khủng hoảng hạt nhân hiện tại, việc hội nhập
của Bắc Triều Tiên vào cấu trúc hợp tác đa phương dã là một trong
những nỗ lực thành công đối với việc giải quyết cuộc khủng hoảng da
Chương VII. An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương và triển vọng hợp tác 189

phương ở một trình độ cao trong khu vực. Khuôn khổ thỏa thuận
Genève nảm 1994 cho phép Bắc Triều Tiên có được một loạt nhùng lợi
ích để đổi lại cho việc dỡ bỏ hoàn toàn chương trình vũ khí nguyên tử và
sự hình thành sau đó của KEDO với tư cách là một cấu trúc có tổ chức,
để thực hiện Khuôn khổ thỏa thuận đã cho thấy những yếu tố của sự
quản lý an ninh đa phương hiệu quả từ năm 1994 đến năm 2002.
Phẩn lớn các chủ thể chính trị đã tham gia vào các cuộc đàm phán
và các nhà nghiên cứu dường như đổng ý với nhau rằng Khuôn khổ thỏa
thuận và KEDO đã tạo ra những kênh mới và thể chế hóa một cách hiệu
quả hành vi của Bắc Triều Tiên vào giữa và cuối những năm 1990. Nhiều
người cho rằng, nếu như không có một thỏa thuận kiểu Khuôn khổ thỏa
thuận năm 1994, có lẽ bây giờ Bắc Triều Tiên đã có thế sản xuất đủ lượng
plutonium cho 60-80 vũ khí nguyên tử rồi. Theo một nguồn tin khác, Bắc
Triều Tiên có thể thậm chí đã sàn xuất được ít nhất là 100 vũ khí nguyên
tử và hàng năm có khả năng sản xuất thêm được ít nhất 30 vũ khí nữa.1
Mặc dù vậy, chủ nghĩa đa phương ở chầu Á-Thái Bình Dương vẫn có
nhiều trở ngại bởi vì cả ARF và Khuôn khổ thỏa thuận/KEDO lẫn bất kỳ
một diễn đàn đa phương nào khác đểu không dựa vào các hiệp định và
những quy tắc có tính ràng buộc pháp lý. Thay vào đó, các thỏa thuận
đang tồn tại chủ yếu chỉ dựa vào thiện chí của các quốc gia thành viên,
không có nghĩa vụ ràng buộc pháp lý, ví dụ như trong việc xuất bản sách
trắng về quốc phòng hoặc là minh bạch hóa trong các hoạt động của mình.
Ngoài ra, các tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết, sự nghi ngờ sâu sắc
trong lịch sử, sự thù địch kéo dài và xu hướng gia tăng của chủ nghĩa dân
tộc, tất cả những yếu tố này đã cản trở quá trình xã hội hóa, một trong
những cơ sở quan trọng của ARF. Có lẽ một trong nhũng thành tựu chủ
yếu của châu Á-Thái Bình Dương là đã đưa Trung Quốc vào trong một
cấu trúc đa phương và đâ buộc nước này đổng ý thảo luận về những vấn đề
nhạy cảm như Biển Đông với tất cả các nước thành viên ASEAN hơn là đã
từng chỉ thảo luận ở cấp độ song phương. Các cuộc họp của ARF cũng đã
là nhũng địa điểm có ích và cơ hội tốt để giảm bớt căng thẳng giữa các

1 Center for Strategic and International Studies, Nuclear Confrontation with North Korea:
Lessons of the 1994 Crisis for Today, Seoul, March 2003, xem: http://www.csis.org/isp/
crisis_peninsula/seoulRTtmscript/pdf
190 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

chính phủ. Phép thử nòng cốt của ARF ià liệu nó có thể giải quyết hiệu quả
những tranh chấp lãnh thổ đã đề cập ở Đông Nam Á hoặc là một số vấn đề
nghiêm trọng hơn ở Đông Bắc Á như quan hệ Trung Quốc-Đài Loan, Bắc
Triều Tiên. Chướng ngại vật lớn là những khó khăn trong việc điểu phối
và giành được sự đồng tình trong một nhóm với số đông, đa dạng, phức
tạp với nhiều mâu thuẫn và thù địch song phương. Ngoài ra, trong khi Bắc
Triều Tiên được tham gia ARF năm 2000, thì Đài Loan vẫn chưa phải là
thành viên vì không được Trung Quốc đống ý.
Nói tóm lại và từ quan điểm của lý thuyết quan hệ quốc tế, chủ
nghĩa thể chế tự do và chủ nghĩa kiến tạo xã hội là những quan điểm lạc
quan khi cho rằng hợp tác đa phương ở châu Á-Thái Bình Dương sẽ
đóng góp vào sự hình thành dần dần của một trật tự an ninh ồn dịnh
trong khu vực. Họ tin rằng những tình cảm mạnh mẽ của sự tin cậy và
cộng đồng có thê’ xuất hiện với thời gian, cho phép các quốc gia tránh
được xung đột lợi ích hoặc giải quyết được xung đột mà không sử dụng
vũ lực. Nhưng chủ nghĩa tân hiện thực lại ít lạc quan hơn. Theo quan
điểm của họ, phẩn lớn các tổ chức đa phương như ARF hoặc KEDO
không có tiềm năng quyển lực cứng để xử lý với vấn đề xây dựng trật tự ở
châu Á-Thái Bình Dương và nhìn chung không phù hợp. Theo quan
điểm của chủ nghĩa tần hiện thực, sự quản lý trật tự khu vực được xác
dinh bởi trò chơi có tồng bằng không (zero-sum game) và mối quan tâm
hàng đầu của các quốc gia là an ninh của bản thân họ.
Nhìn tổng quát lại, quan hệ quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương
những năm đẩu thế kỷ XXI đã hiện lên với nhiều sắc diện. Đó là sự phân
bổ và tương quan quyền lực của các chủ thể quan hệ quốc tế ở khu vực
những năm đấu thế kỷ XXI. Trong đó, các nước lớn như Hoa Kỳ, Trung
Quốc, Nhật Bản, Nga cùng các cơ chế da phương như ASEAN, ARF,
APEC, các chủ thể phi quốc gia như các tổ chức phi chính phủ, các công ty
xuyên quốc gia đã trở thành các quân cờ chủ yếu trên bàn cờ chính trị
châu Á-Thái Bình Dương. Mỗi bước đi của mỗi quân cờ đều có tác động
tới cả ván cờ dù ít, dù nhiếu. Có những quân cờ có nhiêu hướng đi (tiến,
lùi, ngang, dọc, chéo) và có những quân cờ chỉ có một ít hướng đi; có
những quân cờ tuy thực lực nhỏ bé hơn nhiều so với các quân cờ khác
nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong toàn bộ thế cục của cả ván cờ
chính trị. Sự khẳng định vị trí, vai trò tối cao của các chủ thể trong quan hệ
Chương VII. An ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương và triển vọng hợp tác 191

quốc tế ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đổng nghĩa với sự chiến thắng
của một loại quân cờ nào đó. Trong mối tương quan đó, các nước lớn được
coi là những chủ thể chính bên cạnh các tổ chức đa phương, các chủ thể
phi quốc gia. Sự thay đổi chính sách của một nước lớn nào dó sẽ dếu tác
động trở lại các chủ thể còn lại. Trật tự cũ vẫn chưa biến mất, trật tự mới
vẫn chưa định hình, ván cờ chính trị châu Á-Thái Binh Dương vẫn chưa
ngặ ngũ. Những thay đổi lớn trong chính sách đối nội và đối ngoại trong
những năm gần đây của các nước như Nga, Trung Quốc, Nhật Bản trong
khu vực đã tạo nên cục diện chính trị đặc trưng cho khu vực châu Á-Thái
Bình Dương. Theo đó, vai trò của khu vực này ngày càng nổi bật, là những
minh chứng tiêu biểu cho những điểu chỉnh lớn này.
Quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á-Thái Binh Dương là hình ảnh
thu nhỏ của bàn cờ chính trị thế giới bởi ở đây có sự hiện diện của những
chủ thể quốc gia chủ yếu nhất trên thế giới hiện nay. Trên thế giới có 5
chủ thể quyển lực thì ở đây dã có tới 4, trù Liên minh châu Âu (EU), dó
là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Nga. Quan hệ quốc tế ở khu vực
châu Á-Thái Bình Dương là mô hình “ổ trục, nan hoa”, trong dó Hoa Kỳ
đóng vai trò là trục, còn nan hoa là các nước lớn, các chủ thể còn lại
trong khu vực. Có thể nói, Hoa Kỳ được xem như là nhân tố cân bằng
trong quan hệ giữa các nước lớn. Hoa Kỳ là cái trục với những cánh nan
hoa vươn ra tới Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc ở Đông Bắc Á; tới
Philippines, Singapore, và Thái Lan ở Đông Nam Á.
Một đặc trưng mang tính nguyên lý trong diễn tiến hiện tại của quan
hệ quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương là sự tranh giành quyến lực
giữa các nước lớn thường gây ra những áp lực đối với những nước nhỏ,
trong dó có Việt Nam. Khác chăng so với thời chiến tranh lạnh là sự co
kéo, giành giật này diễn ra trong tiến trình toàn cấu hóa ngày càng sâu
rộng, với những phương tiện chủ yếu được khai thác trong nến kinh tế
toàn cầu hoá.
Trong bối cảnh quan hệ quốc tế mới này, để Việt Nam không trở
thành bãi thải công nghiệp và tụt hậu, để hợp tác và hội nhập mà không
bị diễn biến hòa bình và thôn tính, để vẫn giữ vững độc lập, chủ quyển
quốc gia mà không lệ thuộc, để không đi với một bên, chống một bên và
cũng không ai có thể ép Việt Nam đi với một bên chống lại bên kia, để
192 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

trở thành đối tác được tin cậy, được nể trọng, được mọi người dù ở bên
nào cũng đều cần tới thì Việt Nam cẩn phải xây dựng một chiên lược có
khả năng phát huy được tối da bản lĩnh, chẵt xám, nguốn lực con ngưới
Việt Nam - dựa trên nền tảng của sự đổng thuận dân tộc.
Quan hệ quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương hiện tại cũng
đang phản ánh một hiện thực khách quan rằng: thời đại ngày nay là thời
đại của sự phát huy sức mạnh dân tộc, phát huy triệt để những thế mạnh
của chính mình, tận dụng mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của quan hệ
quốc tế khu vực và thế giới. Thế mạnh của đất nước ta là yếu tố con
người, là vị trí địa chiến lược quan trọng và mục tiêu “dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” do Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra
phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Dựa vào cái chung để phát
huy cái riêng đều nhằm tăng thế và lực của đất nước; thế và lực ấy bổ
sung và hỗ trợ cho nhau. Quan hệ quốc tế khu vực và thế giới đang biến
đổi sâu sắc, việc xử lý đúng đắn và hài hòa quan hệ của Việt Nam với các
nước láng giểng và nước lớn cần phải tiếp tục được coi trọng trong chính
sách đối ngoại của Việt Nam. Củng cố quan hệ với các nước theo hướng
ổn định, lâu dài, hiểu biết tin cậy lẩn nhau và phát huy tối đa tiềm năng,
hiệu quả của sự hợp tác trên mọi lĩnh vực là những điếu cẩn thiết hiện
nay. Chính vì vậy, Việt Nam cần linh hoạt và mềm dẻo vể sách lược
nhưng kiên định mục tiêu và nhiệm vụ chiến lược, vừa hợp tác vừa đấu
tranh, chủ động và khôn khéo, “dĩ bất biến, ứng vạn biến” theo tư tưởng
Hồ Chí Minh và vận dụng “ngũ tri” (biết mình, biết người, biết thời thế,
biết dừng, biết biến) trong quan hệ quốc tế.

Câu hỏi ôn tập

1. Khái niệm an ninh ngày nay được hiểu như thế nào?
2. Hãy phân tích một điểm nóng ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
3. Chủ nghĩa tân hiện thực dự báo thế nào vê triển vọng quan hệ quổc tế ở
châu Á-Thái Bình Dương?
4. Thế nào là sự “phối hợp quyền lực giữa các cường quốc?”
5. Chủ nghĩa tân tự do dự báo triển vọng quan hậ quốc tể ở châu Á-Thái
Bình Dương như thế nào?
chương VIII

VIỆT NAM VÀ KHU vực CHÂU Á -


THÁI BÌNH DỮƠNG

* Yêu cầu: Sau khi học xong bài này, sinh viên phài nắm được:
- Tác động của quan hệ quốc tế ở khu vực CATBD đối với Việt Nam
• Những cơ hội và thách thức của Việt Nam trong quan hệ quôc
tế ở khu vực CATBD
- Làm gì để phát huy thẽ mạnh của Việt Nam ?

Là một quốc gia ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương với nhiều lợi ích
đa dạng và mối liên hệ gắn bó, Việt Nam không thể không chịu sự chi phối
từ khu vực. Nghiên cứu quan hệ quốc tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương
chính là để xác định các tác động từ bên ngoài đối với sự phát triển của
chúng ta. Điều đó càng có ý nghĩa khi chúng ta đang chủ trương đa dạng
hóa, đa phương hóa các quan hệ dối ngoại và chủ dộng hội nhập kinh tế
quốc tế. Để thực hiện chủ trương này, Việt Nam phải dồng thời cải cách ở
trong nước và mở cửa hội nhập vào hệ thống quốc tế. Quá trình này buộc
chúng ta phải đối mặt với ngày càng nhiều tác động từ bên ngoài. Trong
đó, các tác động từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương có một vai trò đặc
biệt quan trọng. Đây không chỉ là môi trường trực tiếp của Việt Nam, nơi
chứa đựng những lợi ích cơ bản của chúng ta mà còn là khu vực có vị trí
194 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

quan trọng trong hệ thống quan hệ đối ngoại của Việt Nam và là đầu cẩu
di ra thế giới của chúng ta.
Cầu hỏi đặt ra là Việt Nam có một chính sách đối ngoại đối với khu
vực châu Á-Thái Bình Dương như thế nào? Chính sách này đã được điểu
chỉnh như thế nào theo thời gian nhất là khi Chiến tranh lạnh chấm dứt,
thế giới và khu vực có nhiều biến động? Chính sách của Việt Nam đối với
từng dối tác như thế nào? Chính sách đó đạt dược những kết quả gì và có
triển vọng như thế nào? Đây là những câu hỏi rất lớn đòi hỏi sự tiếp tục
nghiên cứu và đóng góp của nhiểu người.

8.1. Khái quát chính sách đối ngoại Việt Nam đối với khu vực châu
Á-Thái Bình Dương trước đổi mới (1986)

Quan hệ với khu vực Đông Nam Á nói riêng và khu vực châu Á-
Thái Bình Dương nói chung là một phần quan trọng trong chính sách
dối ngoại của Việt Nam. Trong suốt chiếu dài lịch sử dân tộc, Việt Nam
dà cố gắng xây dựng quan hệ láng giềng thân thiện, hữu hảo với các quốc
gia xung quanh. Song do hoàn cảnh lịch sử, quan hệ của Việt Nam với
khu vực đã trải qua nhiêu giai đoạn thăng trầm khác nhau. Trong giai
đoạn từ năm 1945-1975, Việt Nam phải tiến hành cuộc cách mạng dân
tộc dân chủ, đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ để bảo vệ Tổ
quốc và thống nhất đất nước. Trong giai đoạn này, vì là thành viên và
được coi là tiền đổn của phe XHCN, nên Việt Nam nhận được sự ủng hộ
và giúp đỡ nhiệt tình của tất cả các nước trong phe XHCN trong cuộc
chiến chống sự xâm lược của đế quốc Mỹ. Chính sách đối ngoại của Việt
Nam bị chi phối nặng nề bởi cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa Hoa Kỳ và
Liên Xô trên phạm vi toàn cẩu và chịu tác động sâu sắc của tư tưởng “hai
phe, hai cực”. Đoàn kết với các nước XHCN, với Lào và Campuchia và
các lực lượng yêu chuộng hòa bình vì độc lập, thống nhất dân tộc là mục
tiêu bao trùm của đối ngoại Việt Nam.
Ngay từ cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, xu hướng hòa hoãn
Đông Tây dã diễn ra mạnh mẽ. Khi cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn còn
trong giai đoạn ác liệt nhất thì từ ngày 21-28/2/1972, Tổng thống Nixon
đã đi thăm Trung Quốc, mở ra một cục diện an ninh chính trị mới ở
Chương VIII. Việt Nam và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 195

châu Á-Thái Bình Dương nói riêng và ở thế giới nói chung. Theo Qiang
Zhai, “sự xuất hiện mối quan hệ hữu nghị giữa Bắc Kinh và Washington
đột nhiên đã làm cho mâu thuần Việt Nam dang là tâm điểm của chính
trị quốc tế trở thành một sự kiện ngoài lê' và không gây đưực sự chú ý của
dư luận”.1
Sự cải thiện quan hệ Trung Mỹ đã là tiến dê' cho quá trình chấm dứt
Chiến tranh lạnh diễn ra vào những năm tiếp theo. Nhưng ngay từ thời
diểm đó, xu hướng hòa dịu đã trờ thành chủ dạo, các nước lớn dếu có
những thay dồi trong chính sách và chiến lược của mình. Các nước
XHCN rơi vào khủng hoảng sâu sắc và dang đủng trước yêu cầu cải tổ,
đổi mới. Vấn đề phát triển kinh tế trở thành một nhu cầu thiết yếu cùng
với sự phát triển vế khoa học kỹ thuật, vể lực lượng sản xuất và thị trường
hàng hóa.
Năm 1975, Việt Nam giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống
Mỹ, mục tiêu hòa bình, thống nhất và độc lập đã dược thực hiện. Trong
khu vực Đông Nam Á, năm 1976, tổ chức ASEAN triệu tập Hội nghị
thượng đỉnh đầu tiên dưa ra tuyên bỗ Ball mong muốn tăng cường quan
h ■ hợp tác xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, trung lập và
thịnh vượng. Trong bối cảnh đó, Việt Nam đã thiết lập quan hệ với tất cả
các nước thành viên của ASEAN, nhưng quan hệ với tổ chức này vẫn còn
mờ nhạt. Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, bắt dẩu tù cuối thập niên
1970, quan hệ Việt Nam với khu vực có nhiếu trở ngại, khó khăn. Nguyên
nhân là bởi vì Việt Nam từ cuối năm 1978 dã dưa quân tình nguyện vào
Campuchia giúp nhân dân nước này lật đổ chế độ diệt chủng Polpot. 1 uy
nhiên, hành động nhân đạo này của Việt Nam lại vấp phải sự phản dổi
mạnh mẽ tù cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Trung Quốc và tồ chức
ASEAN. Vấn đê' Campuchia dã gây ra một cuộc khủng hoảng mới, đối dầu
giữa hai nhóm nước trong khu vực là các nước Đông Dương và các nước
ASEAN. Việt Nam bị cô lập vê' ngoại giao, bị bao vây, cấm vận và thậm chí
còn phải dương đầu với một cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc
vào tháng 2 năm 1979. Từ góc độ quốc tế, trong suốt một thập kỷ, quan hệ
đối ngoại của Việt Nam dang trong tình thế cô lập, bế tắc.

1 Qiang Zhai, China and the Vietnam Wars, 1950 - 1975, The University of North Carolina
Press, Chapel Hill and London, 2000, p.201.
196 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH dương

Trong khi đó, tình hình kinh tế- xã hội trong nước từ sau năm 1975
cũng không mấy khả quan. Do tư duy chủ quan, nóng vội, duy ý chí
trong quản lý và điều hành nển kinh tế, Việt Nam đã rơi vào tình trạng
khủng hoảng toàn diện. Đó là những sai lầm về tổng điểu chỉnh giá,
lương, tiền khiến “hàng tiêu dùng và lương thực thiếu nghiêm trọng, lạm
phát có nãm lên tới 700% làm giá cả tăng vọt”1. Văn kiện Đại hội Đảng
toàn quốc lấn thứ VI năm 1986 đã nhìn nhận về thời kỳ này như sau:
“Đất nước dang trong tình hình rất khó khăn: nến kinh tế khủng hoảng
trầm trọng và kéo dài. Đó là hậu quả của ba mươi năm chiến tranh tàn
phá, những di sản nguy hại của chủ nghĩa thực dân kiểu mới, những
khuyết tật sai lầm của mô hình kinh tế nhà nước tập trung bao cẫp và cả
nhũng vấp váp sai lầm chủ quan”.12
Irong hoàn cảnh đó, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhận định
tình trạng trên đây là hệ quả từ những sai lầm, hạn chế trong tư duy, một
phẩn trong đó là tư duy đối ngoại với cách nhìn phiến diện, có những
đánh giá sai về bản thân, vể thế giới và khu vực, không theo kịp những
diến biến trên trường quốc tế. Đứng trước tình hình đó, Đảng và Nhà
nước Việt Nam đã nhận thấy sự cẩn thiết phải đổi mới, đây là chìa khóa
đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bao vầy, cấm vận, nghèo nàn và lạc
hậu. Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định: “Đối với nước ta, đổi mới là
yeu cẩu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đê' có ý nghĩa sống
còn' . Đổi mới lúc này mang nhiếu ý nghĩa quan trọng: dổi mới để tổn
tại; đối mới để thoát thế bao vây, cấm vận; và quan trọng là đổi mới để
phat triển. Quyết định đổi mới của Việt Nam như được tiếp thêm sức
mạnh khi bãt đầu từ giữa những năm 1980 thế giới cũng diễn ra nhiễu
bien động mà xu hướng chủ đạo là hòa bình, hợp tác và phát triển. Trong
phe XHCN, thay đổi lớn nhất là sự kiện Tổng bí thư Gorbachev lên cầm
quyên và đưa ra chính sách “cải tổ và công khai”. Trong đối ngoại, chính

1 Lê Mậu Hãn, Đảng Cộng Sản Việt Nam: Các đại hội và hội nghị trung ương, NXB Chính trị
Quõc gia, Hà Nội, 1998, tr.86.
2 Đảng Cộng Sàn Việt Nam, "Văn kiện Đại Hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X", Báo điện tử Đảng
Cộng sàn Việt Nam, xem: http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/
?topic-191&subtopic=8
’ Nguyễn Quốc Hùng, Quan hệ quốc tếthếkỷ XX, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000, tr.106.
Chương VIII. Việt Nam và khu vực châu  - Thái Bình Dương 197

sách này đã có tác động mạnh mẽ tới làn sóng cải cách và dân chủ hóa ở
tất cả các nước XHCN trong đó có Việt Nam.
Như vậy, trước tình hình quốc tế, khu vực có nhiều thay đổi và đặc
biệt là từ nhu cầu nội tại của đất nước, Việt Nam bắt đầu tiến hành đổi
mới nói chung, đổi mới chính sách đối ngoại, trong đó có chính sách đối
với khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng.

8.2. Quá trình đổi mới chính sách đối ngoại của Việt Nam đối với
khu vực châu Á-Thái Bình Dương (từ sau 1986)

Quá trình hình thành chính sách đối ngoại đối với khu vực châu Á-
Thái Bình Dương là một phần trong quá trình đổi mới dối ngoại nói
riêng và đổi mới toàn diện đất nước nói chung. Quá trình này được đánh
dấu bằng cột mốc năm 1986, thời điểm mà Đảng Cộng sản Việt Nam
chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới đất nước trên tất cả các lĩnh
vực trong đó có đối ngoại. Đổi mới chính sách đối ngoại là quá trình đổi
mới nhận thức về thế giới, vê' các vấn để quan trọng của thời dại, về các
chủ trương chính sách liên quan đến các quốc gia và các tổ chức vì thê
đây là quá trình kéo dài, liên tục, phát triển từng bước đi tới sự hoàn
thiện. Chính vì vậy, từ năm 1986 tới nay, quá trình ấy vẫn đang diễn ra
không ngừng. Các dấu mốc và nội dung quan trọng của quá trình đổi
mới chính sách đối ngoại chủ yếu được thể hiện qua các nghị quyết,
quyết dịnh của Đảng và Nhà nước. Quá trình đổi mới chinh sách đối
ngoại đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể được chia thành
ba giai đoạn với đặc điểm riêng.

Giai đoạn 1986-1990: Bước đẩu đổi mới, chuyển biên vẽ tư duy đôi ngoại

Năm 1986 được coi là dấu mốc chính thức khởi dầu cho quá trình đổi
mới. Với những diễn biến phức tạp trên trường quốc tế, khu vực cùng
những khó khăn của đất nước như đã nói ở trên, dến thời diểm này, Đảng
Cộng sản Việt Nam đã bắt đầu công khai nhận ra những sai lẩm và quyết
định tiến hành đổi mới trên tất cả các lĩnh vực trong đó có dối ngoại.
Thực ra, tư tưởng đổi mới đã bắt đấu manh nha từ trưỏc, nhưng tởi
lúc này mới được chính thức thông qua và cụ thể hóa. Thời kỳ từ năm
GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯƠNG
198

1986 đến năm 1990 được coi là giai đoạn bước đầu chuyển biến vê' mặt tu
duy về đổi mới trong quan hệ đối với khu vực.
Quá trình đổi mới tư duy đối ngoại Việt Nam được đánh dấu bàng
sự ra đời của Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị với nội dung “Tình hình thế
giới và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta” ban hành ngày
9/7/1986. Sau khi phân tích tình hình thế giới và khu vực, nghị quyết nêu
lên cách tiếp cận mới trong bối cảnh lúc đó là chuyển từ đối dầu sang đói
thoại và đấu tranh cùng tổn tại hòa bình. Đây mới là những chuyển biến
đẩu tiên, tuy chưa cụ thể để cập tới quan hệ với khu vực song cũng đã đặt
nền tảng quan trọng cho bước tiếp theo.
Trên tinh thẩn dó, Đại hội Đàng toàn quốc lẩn thứ VI diễn ra từ
ngày 15- 18/12/1986 tại Hà Nội chính thức thông qua chiến lược đổi mới.
Với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật”, “nói rõ sự thật”, Đảng đã nhìn
nhận và đánh giá tình hình đất nước và vạch ra chủ trương đổi mới toàn
diện trong dó có dối ngoại. Đại hội VI nhấn mạnh: “Ra sức kết hợp sức
mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, phấn đấu giữ vững hòa bình ở Đông
Dương, góp phần tích cực giữ vững hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế
giới 1 nhằm mục tiêu phát triển kinh tế. Đảng nhìn nhận tấm quan trọng
của khu vực, hòa bình khu vực với nhiệm vụ quốc tế trước hết là giữ gìn
hòa bình trong chính khu vực Đông Nam Á. Trước hoàn cảnh bị cô lập
vê ngoại giao, quan hệ láng giếng và khu vực đã bắt đầu dược chú trọng,
nhưng vẫn nhấn mạnh quan hệ với Liên Xô vẫn là "hòn đá tảng" trong
chính sách dối ngoại cùa Việt Nam.
Song song với quan điểm này, Đảng Cộng sản cũng xác định: “Phát
triển và cùng cố quan hệ đặc biệt giũa ba nước Việt Nam, Lào và
Campuchia; đoàn kết và tôn trọng độc lập, chủ quyển của mỗi nước, hợp
tác toàn diện, giúp dỡ lẫn nhau xây dựng và bảo vệ Tồ quốc”12. Việt Nam
thể hiện thiện chí dối với việc giải quyết các vấn đê' ở Dông Nam Á bằng
con đường hòa bình nhằm mục tiêu xây dựng khu vực ổn dịnh và phát

1 Nguyễn Vũ Tùng, Chính sách đôí ngoại Việt Nam. Tập II (Ĩ975-2Ũ06), NXB Thê'giói, Hà Nội,
2007, tr. 185.
2 Dáng Cộng Sán Việt Nam, "Văn kiện Đại Hội Đáng VI, VII, VIII, IX, X", Báo điện từ Dàng
Cộng sán Việt Nam, xem: http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/
?topic=19l&subtopic=8
Chương VIII. Việt Nam và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 199

triển. Vê' tư duy đối ngoại, đây là bước ngoặt trong nhận thức, quan điềm
vể giải quyết tranh chấp và phá thế bao vầy, cấm vận. Việt Nam chú
trọng và mong muốn mở rộng mối quan hệ với khu vực. Tóm lại, Đại hội
lần này “đánh dấu bước chuyển mạnh mẽ trong đổi mới tư duy, cách
thức tiếp cận để xem xét các vấn đê' thời đại, tình hình thế giới, giải quyết
tổng thể các vấn đê' trong nước nằm trong bối cảnh quốc tế và thời đại dề
xử lý những diễn biến mau lẹ, những biến đổi bên ngoài, phục vụ mục
tiêu đổi mới và phát triển đất nước”1. Tuy nhiên, trước nhu cẩu cấp thiết
nội tại của dất nước, Đảng và Nhà nước phải tập trung dổi mới chủ yếu
vào lĩnh vực kinh tế- xã hội do đó nội dung đổi mới tư duy đối ngoại, dặc
biệt là trong quan hệ khu vực chưa được đi sầu và cũng chỉ mới đế cập
chủ yếu tới quan hệ với hai nước láng giếng là Lào và Campuchia.
Trên con đường tiếp tục đổi mới tư duy đối ngoại đối với khu vực
châu Á-Thái Bình Dương, Bộ Chính trị tiếp tục đưa ra Nghị quyết 13 với
nội dung “Giữ vững hòa bình, phát triển kinh tế” ban hành ngày
20/5/1988. Nghị quyết này cụ thể hóa các vấn dề dã đưa ra tại Đại hội VI
như giữ gìn hòa bình trong khu vực, giải quyết tranh chấp, bất dông...
Đồng thời đây là “bước đột phá về tư duy đối ngoại” trong việc dánh giá
các đặc điểm, xu thế lớn của thế giới, khu vực, cùng các quan điểm mới
vế an ninh, phát triển. Trong hàng loạt vấn đề, Việt Nam dặt trọng tâm
trước hết vào dổi mới quan điểm và chủ trương trong việc giải quyết vấn
để Campuchia, thực hiện bình thường hóa quan hệ với các nước ASEAN.
Tất cả những hoạt động đó đều nằm trong chính sách “thêm bạn bớt
thù” và “da dạng hóa quan hệ” của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Có thể
nói, Nghị quyết 13 (1988) của Bộ Chính trị là cơ sở dể hình thành và phát
triển đường lối đối ngoại Việt Nam thành dường lối độc lập, tự chủ, da
phương hóa, đa dạng hóa quan hệ như ngày nay. Như vậy, với sự ra dời
của nghị quyết này, tầm quan trọng của khu vực và đối ngoại trong khu
vực châu Á-Thái Bình Dương đã được nâng lên đáng kể.

1 Ban Tư tường-Văn hóa Trung ương, Đôi ngoại Việt Nam thời kỳ đối mới, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.13.
200 GIÁO TRÌNH QUAN HÊ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯƠNÚ

Giai đoạn 1991- 2000: Tiếp tục đổi mới tư duy đối ngoại ở khu vực
châu Á-Thái Bình Dương

Bước vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới và khu
vực có những chuyển biến mới. Hệ thống các nước XHCN ở Đông Âu
rơi vào khủng hoảng sâu sắc và đặc biệt là sự sụp đổ của Liên bang Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Xô Viết sau 74 năm tổn tại (1917-1991). Trật tự thế
giới hai cực chính thức tan rã, thế giới bước vào một giai đoạn hậu chiến
tranh lạnh. Tình hình khu vực Đông Nam A cũng chịu tác động không
nhỏ. Trong hoàn cảnh đó, vấn đề đổi mới tư duy đối ngoại tiếp tục giữ vị
trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Từ năm
1991 đến năm 2000, quá trình đổi mới tư duy đối ngoại của Việt Nam
tiếp tục diễn ra với những bước phát triển đáng chú ý mà trọng tâm là cải
thiện quan hệ đối ngoại với khu vực. Những định hướng đổi mới trước
đó đã được cụ thể hóa trong các chủ trương, chính sách thời kỳ này.
Trong bối cảnh đó, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã được triệu
tập từ ngày 14-27/6/1991 tại Hà Nội. Đại hội VII là bước chuyển biến tích
cực tiếp theo của quá trình đổi mới tư duy đối ngoại. Đây là “Đại hội của
trí tuệ - đổi mới - dân chủ - kỷ cương - đoàn kết”. Đại hội đã đưa ra những
định hướng đối ngoại phù hợp và có tẩm quan trọng đặc biệt là: “Không
ngừng củng cố, phát triển quan hệ đoàn kết và hữu nghị đặc biệt giữa
Đảng và nhân dân ta với Đảng và nhân dân Lào, Đảng và nhân dân
Campuchia anh em. Đổi mới phương thức hợp tác, chú trọng hiệu quả
theo nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyển và lợi ích chính
dáng của nhau. Phấn đấu góp phẩn sớm đạt dược một giải pháp chính trị
toàn bộ vế vấn đề Campuchia, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của
Campuchia và Hiến chương Liên hợp quốc”1. Như vậy, việc giải quyết vấn
đê Campuchia dã được đưa ra rất cụ thể và hợp lý. Bên cạnh dó, Việt Nam
cũng quan tầm phát triển quan hệ hữu nghị vởi các nước ở khu vực nhằm
nồ lực dóng góp cho một Đông Nam Á hoà bình, hữu nghị và hợp tác.
Ngoài ra, Đại hội VII đã có nhận thức mới về an ninh và hòa bình trong
khu vực, khi nhận định rằng có sự tác động qua lại giữa an ninh - hòa bình

1 Đáng Cộng Sản Việt Nam, "Văn kiện Đại Hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X", Báo điện tủ Đàng
Cộng sản Việt Nam, xem: http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/
?topic=191&subtopic-8
Chương VIII. Việt Nam và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 201

quốc gia với an ninh - hòa bình khu vực. Vì vậy, Đại hội VII được đánh giá
là một bước tiến quan trọng trong quá trình đổi mới tư duy đối ngoại nói
chung, trong hình thành chính sách đối ngoại đổi mới nói riêng. Lần đầu
tiên kể từ khi Chiến tranh lạnh chấm dứt, Đảng nhẫn mạnh chủ trương
phát triển quan hệ với các nước Đông Nam Á trên cơ sở xác định rằng
“Hợp tác bình dẳng và cùng có lợi với tất cả các nước không phân biệt chế
độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cùng tồn tại
hoà bình”. Như vậy, theo đánh giá của Đảng, sự khác biệt vể ý thức hệ
không còn là rào cản cho quan hệ và hợp tác giữa các quốc gia trong khu
vực. Việt Nam đã thay dổi một cách cơ bản trong tư duy vế quan hệ và hợp
tác khu vực.
Đường lối đối ngoại với tư duy mới của Việt Nam được cụ thể hóa
trong cả Hiến pháp (4/1992). Điều 14 của Hiến pháp có nêu rõ: “Tăng
cường tình doàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác với các nước xã hội
chủ nghĩa và các nước láng giềng”. Tại Hội nghị Trung ương 3, khóa
VII (1992), Đảng Cộng sản Việt Nam cũng nhấn mạnh xu hướng hợp
tác và hội nhập khu vực, vì nhận thấy ràng đây là xu hướng chủ dạo
nhằm giải quyết những vấn đê' chung mà ở phạm vi toàn cầu không thể
giải quyết được.
Một sự kiện quan trọng đánh dấu sự thay đổi tư duy đối ngoại nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của quan hệ khu vực là việc Việt Nam công bố
“Chính sách bốn điểm mới của Việt Nam đối với khu vực” năm 1993.
Trong văn kiện này, Việt Nam nhấn mạnh sẽ tăng cường sự ưu tiên cho
quan hệ nhiều mặt với các nước láng giềng và đặc biệt là với Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Sau một thời gian căng thẳng, đối dầu,
giờ dây Việt Nam thể hiện mong muốn đổi thoại và tuyên bố ' sẵn sàng
gia nhập ASEAN vào một thời điểm thích hợp”. Đây thực sự là một
chuyển biến quan trọng trong tư duy đối ngoại khu vực. Hơn một thập
kỷ kể từ khi chiển tranh chấm dứt, hòa bình lập lại và dưới tác động của
Chiến tranh lạnh chấm dứt, Việt Nam không còn bị ràng buộc bởi cuộc
đấu tranh ý thức hệ nên đã thay đổi nhận thức được tấm quan trọng của
hợp tác khu vực, vai trò và vị trí của ASEAN, của quan hệ đa phương. Từ
thời diểm này, quan hệ khu vực đã trở thành một hướng ưu tiên trong
chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam bày tỏ mong muốn được
202 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BỈNH dương

tham gia vào các hoạt động chung của khu vực và có những đóng góp
tích cực cho các hoạt dộng đó.
Đại hội Đảng lần thứ VIII diễn ra từ ngày 28/6- 1/7/1996 trong điều
kiện quá trình đổi mới toàn diện đất nước nói chung và đổi mới đối
ngoại nói riêng đã trải qua chặng đường mười năm. Tình hình khu vực
châu Á-Thái Bình Dương có nhiểu thay đổi, vấn để Campuchia vê' cơ bản
đã dược giải quyết, Việt Nam đã phá được thế bao vây, cấm vận của Mỹ
và các nước phương Tầy, trở thành thành viên chính thức của ASEAN
(28/7/1995). Quan hệ quốc tế của Việt Nam cũng trở nên rộng mở hơn.
Lúc này Việt Nam đã có quan hệ với 168 quốc gia và vùng lãnh thồ, có
quan hệ buôn bán với 100 nước. Đại hội lần VIII tiếp tục nhấn mạnh một
vấn đễ có tính chiến lược là "Ra sức tăng cường quan hệ với các nước
láng giếng và các nước ASEAN, không ngừng củng cố quan hệ với các
nước bạn bè truyển thống, coi trọng quan hệ với các nước phát triển và
các trung tâm kinh tế chính trị trên thế giới”1. Căn cứ vào tình hình và
nhu cầu của đất nước, Việt Nam đã đặt ưu tiên số một trong quan hệ đối
ngoại là chú trọng thúc đẩy quan hệ với các nước láng giểng và khu vực.
Như vậy, từ năm 1991 đến năm 2000, quá trình đổi mởi tư duy đối
ngoại Việt Nam trong quan hệ khu vực châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục
phát triển dựa trên những nến tảng dã được xây dựng trong thời kỳ trước
dó. Quan hệ với các nước Đông Nam Á lúc này đã trở thành một ưu tiên
trong chính sách dối ngoại Việt Nam.

Giai đoạn 2001- 2010: Hoàn thiện tư duy đối ngoại trong quan hệ
khu vực châu Á-Thái Bình Dương

Thế kỷ XX đã khép lại với nhiếu cơ hội nhưng cũng không ít thách
thức cho các quốc gia trong đó có Việt Nam. So sánh với các khu vực
khác trên thế giới, có thể nhận thấy Đông Nam Á là một trong những
khu vưc phát triển năng động nhất, có vị trí ngày càng quan trọng trong
nền chính trị, kinh tế toàn cấu củng như trong tính toán, chiến lược của

1 Nguyễn Vũ Tùng, Chính sách đôi ngoại Việt Nam, Tập II (1975-2006), NXB Thế giới, Hà Nội,
2007, tr.298.
Ihương VIII. Việt Nam và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 203

các nước lớn.1 Hòa bình, phát triển là xu thế chung của khu vực và thế
giới song cũng còn tiềm ẩn nhiều nhân tố bất ổn. Từ năm 2001 đến nay,
tư duy đối ngoại Việt Nam trong quan hệ với khu vực đã không ngừng
dược đổi mới, phát triển ngày một hoàn thiện hơn. Như đã nói, quan hệ
với khu vực từ năm 1995, khi Việt Nam trở thành thành viên của
ASEAN, dã trở thành một hướng ưu tiên trong chính sách dối ngoại Việt
Nam. Nội dung đổi mới thời kỳ này là củng cố, đưa quan hệ khu vực vào
chiểu sâu, ổn dịnh, chù dộng, tích cực và có trách nhiệm trong tiến trình
hội nhập khu vực.
Trong bối cảnh đó, Đại hội Đảng toàn quốc lẩn thứ IX diễn ra tại Hà
Nội từ ngày 19 dến 22/4/2001. Đại hội lần này họp vào thời điểm có ý
nghĩa trọng dại, khi cả nước đã trải qua 10 năm thực hiện Chiến lược ổn
dịnh và phát triển kinh tế - xã hội (1991- 2000) và 15 năm đổi mới toàn
diện đất nước. Sau 15 năm đổi mới, khi mà quan hệ kinh tế quốc tế đã trở
thành xu hướng chủ đạo và là chỉ số quan trọng không thể thay thế, Đại
hội IX đã điều chỉnh và nâng khẩu hiệu được đưa ra từ Đại hội VII
(1991) thành phương châm mới: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin
cậy của các nước trong cộng đổng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập
và phát triển”1. Như vậy, so với giai đoạn trước Việt Nam không chỉ là
23
bạn, mà còn là “đối tác tin cậy”, phản ánh thay đổi của thế giới và tư duy
của Việt Nam. Quan hệ với khu vực được dể cập tới là “Coi trọng và phát
triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các
nước láng giếng. Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước
ASEAN, cùng xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực hoà bình,
không có vũ khí hạt nhân, ồn định, hợp tác cùng phát triển”’. Đặc biệt,
Việt Nam đưa ra nội dung “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tẽ và khu
vực” bởi nhận thức được sự cấn thiết phải chủ động hội nhập, tham gia

1 Trần Khánh (Chủ biên), Những vãn đê chính trị kinh tếĐông Nam Á thập niên đâu thê ky XX/,
NXB Khoa hục Xã hội, 2006.
2 Dáng Cộng Sàn Việt Nam, "Văn kiện Đại Hội Dáng VI, VII, VIII, IX, X", Báo điện từ Đảng
Cộng sản Việt Nam, xem: http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/
?topic“191 &subtopic=-8
3 Đảng Cộng Sàn Việt Nam, "Văn kiện Đại Hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X”, Báo điện tử Dàng
Cộng sản Việt Nam, xem: http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/
?topic“191&subtopic=8
204 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TỂ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

vào quá trình khu vực hóa, toàn cầu hóa trên tinh thần “phát huy tối đa
nội lực”.
Đặc biệt, trong bối cảnh chủ nghĩa khủng bố hoành hành sau sự
kiện 11/9 và nhất là sự điểu chỉnh chính sách của các nước lởn trong khư
vực châu Á-Thái Bình Dương, tháng 7 năm 2003, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã triệu tập Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (khóa IX) và ra nghị
quyết về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Trong bối
cảnh phức tạp của thời kỳ chuyển đối - hậu Chiến tranh lạnh, khi mà trật
tự thế giới chưa định hình, thì việc tìm hiểu chiến lực của các nước cũng
như xác định “ai là bạn, ai là thù” là điều không dễ dàng. Trong điều kiện
đó, Nghị quyết 8 khóa IX đã đưa ra những khái niệm mới trong quan hệ
quốc tế không giống với trước đây. Ví dụ khi đê' cập đến vấn để “Bạn và
thù”, Nghị quyết 8 giải thích:
Những ai chủ trương tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở
rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam
đểu là đối tác của chúng ta; Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động
chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc là đối tượng cẩn đấu tranh”.1
Cần nhớ rằng mới cách thời điểm này hơn 10 năm, việc phân định
ta và địch ' còn dựa chủ yếu vào yếu tố giai cấp và hệ tư tưởng, bị chi
phối nặng nê’ bởi cuộc chiến “hai cực, hai phe”. Tuy nhiên, Nghị quyết 08
cũng chỉ rõ:
' Cần có cách nhìn biện chứng: trong mỗi đối tượng vẫn có thể là có
mặt cần tranh thủ, hợp tác, trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt,
mâu thuẫn với lợi ích của ta. Trên cơ sở đó, cần khắc phục cả hai khuynh
hướng mơ hồ mất cảnh giác hoặc cúng nhắc trong nhận thức, chủ trương
và trong xử lý các tình huống cụ thể”.12
Có thể nói, từ khi đổi mới năm 1986, sau Nghị quyết 13 của Bộ
chính trị năm 1988, Nghị quyết 8 khóa IX là tài liệu thử hai có tầm quan
trọng chiến lược trong chính sách đối ngoại của Việt Nam, xác định

1 Cục lưu trữ Vàn phòng Trung ương Đảng, Nghị quyêì Hội nghị Trung ương 8 khóa IX vê
chiêh lược bảo vệ Tố quốc trong tình hình mới, tháng 7/2003, tr. 17.
2 Nghị quyêl Hội nghị Trung ương 8, tr.18.
Chương VIII. Việt Nam và khu vực châu Ấ - Thái Bình Dương 205

nguyên tắc và phương thức đối ngoại của Việt Nam với tất cả các nước
trong khu vực và thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và trình độ
phát triển. Trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Việt Nam Net ngày
8/1/2011, Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
khẳng định: “Tôi tin đây là nghị quyết đi vào lịch sử bảo vệ Tồ quốc
trong hòa bình như Nghị quyết 15 trong chiến tranh chống Mỹ”1.
Tình hình thế giới và khu vực những năm tiếp theo đã khẳng định
tính đúng đắn của Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) vể “Chiến lược
bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”. Trong bối cảnh đó, Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ X đã diễn ra tại Hà Nội từ ngày 18-25/4/2006. Đại hội
X là bước phát triển tiến dấn tới sự hoàn thiện của quá trình đổi mới
chính sách đối ngoại Việt Nam trong quan hệ khu vực cũng như thế giới.
Tính đến thời điểm này, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và quá
trình đổi mới tư duy đối ngoại đã trải qua 20 năm, Việt Nam đã vững tin
hơn vào con đường đổi mới và đã có được thế và lực mới, nhưng cũng
đứng trước nhiều thách thức mới. Tiếp tục tư duy đổi mới, Đại hội X
khẳng định chính sách đối ngoại của Việt Nam là “chính sách đối ngoại
rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế”* 2. Tuy nhiên,
thực hiện đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ đối ngoại không có nghĩa
là dàn đểu mà có trọng tâm, trọng điểm. Lúc này, mức độ ưu tiên cũng
như tẩm quan trọng của quan hệ khu vực đã là nội dung không thay đổi
trong tư tưởng chỉ đạo và đường lối đối ngoại Việt Nam. Việt Nam dành
ưu tiên cao và sự quan tâm đặc biệt cho việc phát triển quan hệ hợp tác,
hoà bình, hữu nghị với các nước láng giềng Lào, Campuchia, ASEAN
nhằm tạo môi trường hòa bình cho công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa
và hiện đại hóa đất nước. Trong giai đoạn này, điểm mới là Việt Nam
cam kết sẵn sàng “tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu
vực, đưa các quan hệ quốc tế đã được thiết lập vào chiểu sâu, ổn định,

' Nguyễn Chí Vịnh, Không đê’nước khác thòa hiệp trên lưng mình, xem http://www.vietnamnet.
vn truy cập ngày 8.1.2011.
2 Đảng Cộng Sản Việt Nam, "Văn kiện Đại Hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X", Báo điện tử Đảng
Cộng sàn Việt Nam, xem: http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankienyvankiendang/
?topic=191&subtopic-8
206 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TÉ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯƠNG

bển vững”1. Ngoài ra Việt Nam cũng khẳng định tiếp tục “hội nhập sâu
hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song
phương”. Tất cả nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện và có hiệu quả
với các nước ASEAN, các nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương...
Như vậy, có thể nhận thấy nét mới trong tư duy đối ngoại ở dây là vấn dể
mở rộng hợp tác khu vực một cách toàn diện, trong đó hợp tác kinh tế là
trọng tâm.
Tại Hội nghị Trung ương 9, khóa X (1/2009), Việt Nam tiếp tục
khẳng định thứ tự ưu tiên trong quan hệ quốc tế là “đặc biệt coi trọng
quan hệ với các nước láng giềng, các nước lớn, các nước bạn bè truyền
thống và các dối tác quan trọng, các tồ chức quốc tế và khu vực mà ta là
thành viên”12. Quan hệ khu vực nằm trong hệ thống các quan hệ đã được
thiết lập cần đưa vào “chiểu sâu, ổn định và bền vững”. Bên cạnh đó,
các vấn để tranh chấp, có thể ảnh hưởng tới quan hệ khu vực đều được
nhấn mạnh giải quyết: “đẩy nhanh tiến độ phần giới, cắm mốc với Lào,
Campuchia theo thời gian đã thỏa thuận và xác định ranh giới them lục
địa với các nước có liên quan”3. Đây là cơ sở đảm bảo sự tồn tại lâu dài
mối quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa Việt Nam với các nước trong khu
vực, vốn bị chi phối bởi nhiều vấn đễ lịch sử phức tạp. Trong các văn
kiện của Hội nghị lần này, vấn dể đa dạng hóa các phương thức đối
ngoại trong quan hệ khu vực cũng được quan tâm, trong đó có công tác
đối ngoại nhân dân, thông tin dối ngoại, ngoại giao văn hóa...
Như vậy, quá trình đổi mới tư duy đối ngoại Việt Nam trong quan
hệ khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một phấn trong quá trình dổi
mới đối ngoại nói riêng và sự nghiệp đổi mới toàn diện dất nước nói
chung. Chính thức được khởi động từ năm 1986, quá trình đổi mới tư
duy đối ngoại trong quan hệ khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã có
những bước phát triển quan trọng, đi từ thấp tới cao, ngày càng hoàn

1 Đảng Cộng Sản Việt Nam, "Văn kiện Dại Hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X", Báo điện tử Dáng
Cộng sàn Việt Nam, xem: http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/
?topic=191&subtopic=8
2 Đàng Cộng sàn Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban châp hành Trung ương
khóa X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.20.
3 Đàng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban chấp hành Trung ương
khóa X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.186.
thương VIII. Việt Nam và khu vực châu  - Thái Bình Dương 207

thiện và linh hoạt hơn. Quan hệ với châu Á-Thái Bình Dương được chú
trọng phát triển và trở thành một hướng ưu tiên trong đường lối và chính
sách đối ngoại của Việt Nam, là nhu cẩu tổn tại, phát triển của Việt Nam
đổng thời phản ảnh những thay đổi của thế giới, khu vực.

8.3. Quan hệ giữa Việt Nam và các nước trong khu vực

Với hai nước láng giếng Lào và Campuchia

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và Vương quốc Campuchia là hai
quốc gia láng giềng gẩn gũi với Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á.
Lào có 2.067 km đường biên giới chung với Việt Nam, trong khi
Campuchia có 1.137 km đường biên giới chung với Việt Nam. Trong lịch
sử, ba quốc gia đã từng chia sẻ nhiều kinh nghiệm lịch sử từ thời thực
dân Pháp xâm lược và đô hộ. Đặc biệt là trong giai đoạn hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mỹ, nhân dân ba nước đã cùng hợp tác chiến
đấu, tạo nên mối quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa anh em ba nước Đông
Dương. Kể từ khi thực hiện chính sách đổi mới, Việt Nam tiếp tục coi
trọng mối quan hệ hữu nghị, hợp tác với nhân dấn hai nước anh em,
nhưng có sự điểu chỉnh cho phù hợp với tình hình mới. Đại hội Đảng lấn
VI (1986) xác định: “Phát triển và cùng cố quan hệ đặc biệt giữa ba nước
Việt Nam, Lào và Campuchia; đoàn kết và tôn trọng độc lập, chủ quyển
của mỗi nước, hợp tác toàn diện, giúp đỡ lẫn nhau xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Nội dung đổi mới chủ yếu trong quan hệ với hai quốc gia láng
giếng phía Tây chính là ở phương thức hợp tác như trong Đại hội Đảng
lấn VII đã nhận định: “Đổi mới phương thức hợp tác, chú trọng hiệu quả
theo nguyên tắc bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyển và lợi ích chính
đáng của nhau”.12
Với Lào, Việt Nam nhận định: “Truyền thống đoàn kết đặc biệt
Việt- Lào là tài sản vô giá của hai dân tộc”. Tù nhận thức ấy, Việt Nam đã

1 Đảng Cộng Sản Việt Nam, "Văn kiện Đại Hội Dàng VI, VII, VIII, IX, X", Báo điện tử Đảng
Cộng sản Việt Nam, xem: http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/
?topic“191&sub'topic=-8
2 Đàng Cộng Sản Việt Nam, "Văn kiện Đại Hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X", Báo điện từ Đàng
Cộng sản Việt Nam, xem: http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tuIieuvankien/vankiendang/
?topic-191 &subtopic=8
208 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ờ KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯƠNG

cụ thể hóa bằng việc ký kết các hiệp định hợp tác toàn diện với Lào trên
tất cả các lĩnh vực: chính trị-an ninh, kinh tế, văn hóa, xã hội và các lĩnh
vực khác, nhằm đưa quan hệ song phương vào chiếu sáu và ổn định. Hai
nước không chỉ hợp tác trong khuôn khổ song phương mà còn trong
khuôn khổ đa phương như Tam giác phát triển Việt Nam- Lào-
Campuchia, ASEAN, ARE, diễn đàn hợp tác kinh tế Ayeyarwady- Chao
Phraya- Mê Kông (ACMECS), chương trình hợp tác Tiểu vùng sông Mê
Kông mở rộng (GMS).
Quan hệ Việt Nam- Lào phát triển dựa trên những nguyên tắc cơ
bản đã được đưa ra trong Tuyên bố chung giữa hai nước năm 2006: “Đẩy
mạnh sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào trên cơ sở phát huy tinh thẩn
độc lập, tự chủ và ý chí tự lực, tự cường, phát huy thế mạnh và khả năng
của mỗi nước trên nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, đồng thời dành
sự ưu tiên, ưu đãi hợp lý cho nhau phù hợp với tính chất của quan hệ đặc
biệt Việt Nam-Lào, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp
tác, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân
chủ và tiến bộ xã hội”. Các vấn để cần giải quyết giữa hai nước là xác
dịnh hệ thống mốc biên giới, bảo đảm an ninh biên giới và chống lại các
hành động chống phá, bôi nhọ quan hệ hai nước. Nhìn chung, Việt Nam
thực hiện chính sách hữu nghị và đoàn két với Lào, coi đó là “ tài sản vô
giá của hai dân tộc truyền tiếp cho các thế hệ mai sau, là quy luật phát
triển, là nhân tố quyết định thắng lợi cùa sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc của mỗi nước” '... Trong tình hình thế giới hiện nay, phát triển
bển vững và toàn diện mối quan hệ Việt Nam - Lào càng có ý nghĩa chiến
lược, đem tới lợi ích thiết thực cho cả hai phía, đồng thời góp phần củng
cố hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Với Campuchia, Việt Nam cũng đặc biệt coi trọng mối quan hệ với
quốc gia này như đối với Lào. Song chính sách của Việt Nam với
Campuchia có những nét khác biệt xuất phát từ những vấn đề trong quá
khứ. Trong lịch sử, cũng như với Lào, Việt Nam và Campuchia đã thiết
lập quan hệ tốt đẹp, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong đấu tranh giải phóng
dân tộc. Tuy nhiên, mối quan hệ này đã bị cản trở bởi sự kiện Việt Nam

1 Tuyên bố chung Việt Nam - Lào tháng 4/2009 trong chuyến thăm chính thức Việt Nam cùa
Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Chummaly Sayason.
Chương VIII. Việt Nam và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 209

giúp đỡ nhân dân Campuchia xóa bỏ chế độ diệt chủng của Khmer đỏ từ
năm 1979-1991. Hành động nhân đạo của Việt Nam đã là nguyên nhân
dẫn đến sự cô lập của Việt Nam trên trường quốc tế và lệnh cám vận của
Mỹ và các nước phương Tây, làm cho Việt Nam rơi vào một cuộc khủng
hoảng toàn diện vào giữa những năm 1980. Đứng trước tình hình đó,
Việt Nam đã quyết định thực hiện công cuộc đổi mới, mà chìa khóa để
thoát khỏi tình trạng bao vây, cấm vận là phải giải quyết càng nhanh càng
tốt vấn đề Campuchia. Đại hội VI khẳng định coi trọng quan hệ hữu
nghị, đoàn kết, hợp tác nhưng trên tinh thẩn bình đẳng, cùng có lợi.
Chính vì thế, tháng 5 năm 1988, Bộ Chính trị đã họp và đưa ra Nghị
quyết 13 điểu chỉnh chiến lược an ninh của Việt Nam trong bối cảnh sức
ép của dư luận quốc tế vê' vấn để Campuchia và chính sách cải tổ của
Liên Xô làm cho các khó khăn về kinh tế của Việt Nam thêm trầm trọng.
Trên tinh thẩn đó, tháng 10/1989, Việt Nam đã rút toàn bộ quần đội cùa
minh khỏi Campuchia. Không chỉ có vậy, năm 1991, Đại hội Đảng lấn
VII đã khắng định Việt Nam sẽ: “Phấn đấu góp phấn sớm đạt được một
giải pháp chính trị toàn bộ vê' vấn đế Campuchia, trên cơ sở tôn trọng
chù quyễn của Campuchia và Hiến chương Liên hợp quốc”1. Từ sau năm
1991, quan hệ Việt Nam - Campuchia và quan hệ Việt Nam và các nước
trong khu vực chính thức được khai thông và phát triển mạnh mẽ. Việt
Nam chủ trương phát triển quan hệ toàn diện với Campuchia trên cơ sở
các nguyên tắc đưa ra trong Tuyên bố chung Việt Nam- Campuchia năm
1999-2001: "Tôn trọng độc lập chủ quyến và toàn vẹn lãnh thồ của nhau;
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực
hoặc đe doạ sử dụng vũ lực; không cho phép bất cứ lực lượng chính trị,
quân sự nào dùng lãnh thổ của nước mình chống nước kia; hợp tác bình
đẳng cùng có lợi; giải quyết mọi vấn đê' nẩy sinh giữa hai nước bằng con
đường thương lượng hoà bình, vì lợi ích của nhân dân mỗi nước, vì hòa
bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở Đông Nam Á và trên thế giới”2. Từ
đó, mối quan hệ giữa hai nước được tăng cường và củng cố trên phương

1 Đàng Cộng Sản Việt Nam, "Vàn kiện Đại Hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X", Báo điện tử Đảng
Cộng sản Việt Nam, xem: http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tuIieuvankien/vankiendang/
?topic=191&subtopic-8
■’ Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương (2005), Dôỉ ngoại Việt Nam thời kỳ đối mói, NXB Hà Nội,
2005, tr.267.
\

GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TỂ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯƠNG
210

châm “quan hệ láng giếng tốt đẹp, hữu nghị truyến thống, hợp tác toàn
diện, bền vững lâu dài” đã được nêu lên trong chuyến thăm của Tổng bí
thư Nông Đức Mạnh tới Campuchia tháng 3/2005. Hình thức hợp tác
giữa hai nước cũng được da dạng và đổi mới trong khuôn khổ quan hệ
tam giác giữa ba nước trên bán đảo Đông Dương, cũng như trong các
diễn đàn đa phương, khu vực và quốc tế. Một thành công quan trọng mà
hai bên đả đạt được là Hiệp định biên giới dất liến giữa hai nước đã được
quốc hội hai nước chính thức thông qua, đặt nến tảng cho quan hệ láng
giềng hòa bình, hữu nghị, hợp tác và ổn định lâu dài. Vấn đê' còn tổn tại
hiện nay giữa hai nước là vấn để người Việt Nam ở Campuchia, là quàn
lý đường biên giới phát triển hòa bình vì lợi ích của hai nước và một số
vấn đề trong hợp tác đa phương của ASEAN.
Ióm lại, với hai quốc gia láng giềng Lào và Campuchia, Việt Nam
dặc biệt coi trọng mối quan hệ truyền thống, hữu nghị xuất phát từ
những yếu tố địa lý, lịch sử, chính trị và an ninh. Từ khi chiến tranh lạnh
chấm dứt, Việt Nam đã đổi mới nhận thức trong quan hệ với hai nước
Lào và Campuchia trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyển và toàn
vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

Với ASEAN

Quan hệ Việt Nam - ASEAN hình thành rất sớm nhưng trải qua
nhiều sóng gió và thăng trầm. Nhìn chung quan hệ này có thể chia ra làm
3 giai đoạn 1967-1975, 1975-1995 và từ năm 1995 đến nay.
Trong giai đoạn đẩu từ 1967-1975, quan hệ Việt Nam và ASEAN là
quan hệ thù địch, chịu sự chi phối của cuộc đấu tranh hệ tư tưởng và trật tự
hai phe", “hai cực". Mặc dù Việt Nam cũng ở khu vực Đông Nam Á, nhưng
quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN là mối quan hệ “mặc cảm và xa cách”.1
Sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc, nước Việt Nam được thống
nhất và độc lập, hy vọng vế một nẽn hòa bình lâu dài và vĩnh viễn đã
được thắp lên. Thế nhưng, những sự kiện xảy ra liên tiếp sau đó đã xóa di
những hy vọng mong manh vừa được nhen nhóm. Quan hệ Việt Nam-

1 Lưu Văn Lợi (1997), "ASEAN- con đường ba mươi năm", Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, 4(19),
1997, tr.28.
Chương VIII. Việt Nam và khu vực châu A - Thái Bình Dương 211

ASEAN lại một lần nữa rơi vào tình trạng nghi kỵ và thù địch mà nguyên
nhân chủ yếu là do chế độ diệt chủng Khmer đỏ ở Campuchia. Với tinh
thẫn nhân đạo và chủ nghĩa quốc tế vô sản, Việt Nam đã giúp đỡ nhân
dan Campuchia lật đổ chế độ của Polpot, thành lập nhà nước Campuchia
dân chủ nhân dân. Lo sợ vê' “mối đe dọa” Việt Nam và nhất là liên minh
Việt Nam-Liên Xô, các nước ASEAN đã cấu kết với các nước khác thực
hiện một chiến dịch lên án, bôi nhọ và tố cáo Việt Nam “xâm lược”
Campuchia. Đứng trước tình hình đó, một mặt Việt Nam kiên trì giải
thích cho cộng đồng quốc tế hiểu, mặt khác cũng dẩn dần từng bước rút
bớt quân đội vể nước. Trước thiện chí của Việt Nam và trước tình hình
quóc tế và khu vực thay đổi, quan hệ Việt Nam-ASEAN cũng dần dẩn
được cải thiện, không đối đầu như trước. Cả Việt Nam và ASEAN đã
cùng nhau bắt tay vào giải quyết vấn đê' Campuchia vì nhận thấy sự chia
rẽ, đói đẩu suy cho cùng chỉ đem lại thiệt hại cho chính các nước Đông
Nam Á. Điếu quan trọng là Việt Nam đã nhận thức được tín hiệu đó và
đã có quyết định đổi mới chính sách đối ngoại. Đại hội Đảng lần VI
(1986) tuyên bố chủ trương của Việt Nam trong quan hệ với ASEAN là
chuyển từ đối đẩu sang đấu tranh trong cùng tồn tại hòa bình. Bước đột
phí trong quan hệ với ASEAN là Nghị quyết 13 của Bộ chính trị năm
1988, khi Việt Nam bỏ chủ trương mười năm trước là “tảng cường liên
minh với ba nước Đông Dương để làm đối trọng với ASEAN” thay vào
đó là: “Xây dựng mối quan hệ mới với các nước ASEAN, tham gia tích
cực vào việc biến Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, hữu
nghi và hợp tác’’1. Việt Nam cũng tuyên bố “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam săn sàng phát triển quan hệ hữu nghị với các nước ASEAN và
các nước khác trong khu vực”12. Tại Hội nghị không chính thức về
Campuchia JIM-2 (tháng 2/1989), Việt Nam tuyên bố sẵn sàng gia nhập
Hiệp ước Ball của ASEAN. Ngoài ra, Việt Nam còn tìm các biện pháp
khác nhằm khai thông những bế tắc, bất đống trong quan hệ giữa hai
bên. Việt Nam đã cố gắng tuyên truyền, làm rõ lập trường hòa bình và

1 Đàng Cộng Sàn Việt Nam, “Văn kiện Dại Hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X", Báo điện từ Đảng
Cộng sán Việt Nam, xem: http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/
?topic-191&subtopic”8
2 Đinh Xuân Lý (2003), Quá trình Việt Nam hội nhập khu vực châu Á- Thái Bình Dương theo
đường lôĩ đối mới của Đàng, NXB Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2003, tr. 148.
212 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

thiện chí của mình với khu vực; bên cạnh đó tranh thủ sự đồng tình, ủng
hộ của một số thành viên trong ASEAN như Indonesia và Malaysia.
Tiếp tục quan điểm đổi mới, tại Hội nghị Trung ương 3, khóa VII,
Việt Nam xác định cần coi trọng khu vực Đông Nam Á, trực tiếp là
ASEAN; từ đó, ngày càng thúc đẩy quá trình tham gia vào các diễn đàn
của tổ chức, đối thoại và mở rộng thêm quan hệ với các nước thành viên.
Đặc biệt với sự kiện ký kết Hiệp định Paris giải quyết vấn đề Campuchia
tháng 10/1991, “trở ngại cơ bản đã tồn tại mười năm trong quan hệ giữa
nước ta với các nước ASEAN được gỡ bỏ”1. Trong “Chính sách bốn điểm
mới của Việt Nam với khu vực” được Tổng bí thư Đỗ Mười công bố năm
1993 trong chuyến thăm các nước ASEAN nêu rõ, Việt Nam mong muốn
phát triển quan hệ hợp tác nhiều mặt với ASEAN và sẵn sàng gia nhập tổ
chức này vào thời điểm thích hợp. Các nước ASEAN hoan nghênh tuyên
bố của Việt Nam. Năm 1992, Việt Nam đã trở thành quan sát viên của tổ
chúc và ngày 28/7/1995 đã trở thành thành viên chính thức thứ bảy của
Hiệp hội. Trở thành thành viên của một tổ chức mà trước đây dã từng
đối đấu và mâu thuẫn thực sự là một bước ngoặt trong chính sách đối
ngoại của Việt Nam. “Việt Nam hội nhập ASEAN là bước mở đầu hành
trình hội nhập khu vực và quốc tế dưới ánh sáng cùa đường lối đổi mới”12.
Còn các nhà lãnh đạo ASEAN thì nhận xét: “Sự thành công của Việt
Nam trong việc tham gia ASEAN là vượt quá sự trông đợi”3.
Tất nhiên, trở thành thành viên ASEAN chưa phải là cái đích cuối
cùng của quá trình đổi mới chính sách đối ngoại. Nhận thức được xu thế
hội nhập liên kết khu vực và vị trí vai trò của Việt Nam, nên từ khi trở
thành thành viên của ASEAN, Việt Nam đã cố gắng hết sức mình đóng
góp vào các hoạt động của Hiệp hội. Do đó, tham gia vào ASEAN trước
hết là “đột phá khẩu, một mũi nhọn và là giải pháp chiến lược để Việt

1 Nguyễn Vũ Tùng, Chinh sách đôi ngoại Việt Nam Tập II (1975-2006), NXB Thế giới, Hà Nội,
2007, tr.324.
2 Đinh Xuân Lý, Tiến trình hội nhập Việt Nam- ASEAN, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội, 2000,
tr.84.
3 Nguyễn Phương Bình (1997), "Quan hệ Việt Nam- ASEAN và những vấn đề đặt ra trong
tương lai", Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, 4(19), 1997, tr.25.
Chương VIII. Việt Nam và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 213

Nam phá thế bao vây, cô lập...”1 đống thời là cơ hội nâng cao vị thế của
Việt Nam trên trường quốc tế. Có thể nói, ASEAN là cẩu nối cho quan hệ
Việt Nam với các đối tác lớn trên thế giới. Trên con đường tiếp tục đổi
mới tư duy, chúng ta xác định cần nâng tẩm quan hệ với ASEAN, phát
triển quan hệ đa phương trong tổ chức cũng như quan hệ song phương
vái từng thành viên ASEAN, đưa quan hệ này vào chiểu sâu và ổn định.1 2
Sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã tích cực thúc đẩy các hoạt
động trong khuôn khổ ASEAN như gia nhập Phòng Công nghiệp và
thương mại ASEAN, tổ chức AIPO/AIPA, các diễn đàn đa phương mà
ASEAN là thành viên chù chốt như ASEM, ASEAN+3, APEC... Ngoài
ra, Việt Nam còn tích cực ủng hộ các sáng kiến của ASEAN bằng cách
tham gia nhiều tổ chức đa phương khác như: Hợp tác Tiểu vùng Sông
Mekong mở rộng, Tam giác phát triển, Hành lang kinh tế Đông-Tây,
Diễn đàn chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyarwady- chao Phraya- Mê
Kông (ACMECS)...

Với từng quốc gia trong khu vực

Đông Nam Á có tất cả 11 quốc gia, gồm có các quốc gia Đông Nam
Á lục địa và hải đảo. Quan hệ bang giao của Việt Nam với các nước này
được hình thành từ rất sớm trong lịch sử. Đến năm 1992, Việt Nam đã có
quan hệ chính thức với tất cả các quốc gia Đông Nam Á, trừ Đông I imor
mới thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2002. Nhìn chung, cũng như
quan hệ với ASEAN, quan hệ với các quốc gia này củng có những thăng
trầm. Như dã nói ở trên, trước năm 1986, đặc biệt trong thời gian tổn tại
vấn để Campuchia, quan hệ song phương cùa Việt Nam với một số nước
khu vực như Thái Lan, Singapore, Philippines... giảm xuống mức rất
thấp. Bắt đẩu từ Đại hội Đảng lần VI, Đảng Cộng sản Việt Nam chính
thức thông qua chính sách đổi mới, trong đó có quan hệ với các nước
Đông Nam Á.

1 Nguyễn Vũ Tùng (2007), "Việt Nam gia nhập ASEAN: giải pháp đối ngoại mới từ chính
sách khu vực", Tạp chí Nghiên cứu Dông Nam Á, 9(90), 2007, tr.39.
2 Vũ Dương Ninh, Việt Nam-ASEAN: Quan hệ đa phương và song phương, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2004.
214 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DUƠNG

Việt Nam chú trọng quan hệ song phương với các quốc gia Đông
Nam Á và vì vậy mới có được lòng tin và sự ủng hộ của các nước này,
góp phấn quan trọng cho việc hội nhập của đất nước vào khu vực. Sau
khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, quan hệ giữa Việt Nam
với các quốc gia trên càng được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ và hiệu quả
hơn nữa. Việt Nam cũng rất coi trọng việc giải quyết một số vấn đề tranh
chấp, bất đổng với họ, lấy lợi ích của khu vực làm cơ sở để giải quyết vì
thế luôn nhận được sự đống tình và ủng hộ của các nước.
Với Indonesia, quốc gia vốn có thiện cảm với Việt Nam từ lâu do
chia sẻ nhiễu diểm tương đồng trong lịch sử và văn hóa, đây là mối quan
hệ có "gốc rễ bến chặt, ngày càng tìm thấy nhiều điểm tương đồng, đang
phát triển như bông hổng nở rộ...”1. Trong số các nước ASEAN,
Indonesia cũng là nước có chính sách ôn hòa và mềm dẻo trong thời kỳ
đói đẩu ASEAN- Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam và Indonesia chính là hai
nước đã khởi động quá trình hòa giải xung đột Campuchia qua việc tổ
chức JIM1 và JIM2, đặt nển móng cho những bước tiếp theo tiến tới Hiệp
đinh Paris chấm dứt xung đột Campuchia vào năm 1991.
Malaysia là nước đấu tiên trong ASEAN công nhận chính phủ Cách
mạng làm thơi miễn Nam Việt Nam sau khi miễn Nam được hoàn toàn
giải phong (1975). Malaysia cũng là nước chù trương thực hiện chính
sách đối ngoại mềm mỏng đối với Việt Nam trong vấn đề Campuchia
cung VỞ1 Indonesia. Vì thế, sau khi xung dột Campuchia dược giải quyết,
quan hệ Việt Nam- Malaysia sớm được cải thiện. Malaysia là nước Đông
Nam Á dầu tiên có các hợp đổng đầu tư và thương mại với Việt Nam.
Năm 2004, hai nước đã ký Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn
diện trong thế kỳ 21. Đây là một văn kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong lích sứ quan hệ hai nước, định hướng cho mối quan hệ của Việt
Nam và Malaysia trong thời gian tới, đặt nền móng cho việc xây dựng
quan hệ hợp tác lâu dài, ổn định và tin cậy lẫn nhau, tăng cường hiệu quả
hợp tac trên tát cả các lĩnh vực. ĩ ổn tại lớn nhất hiện nay trong quan hệ
hai nước là vấn đề tranh chấp chủ quyến ở quần dào Trường Sa. Trên
tinh thán cua Tuyên bố vẽ ứng xử của các bên ở Biển Đông, hai nước dã

1 Ban Tư tướng-Văn hóa Trung ương (2005), Đôỉ ngoại Việt Nam thời kỳ đôi mới, NXB Hà Nội,
2005, tr.281.
Chương VIII. Việt Nam và khu vực châu  - Thái Bình Dương 215

phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động kể cả việc gửi chung báo cáo vế
them lục địa và khu vực đặc quyến kinh tế lên Liên hợp quốc.
Với Myanmar, Việt Nam và quốc gia này đã thiết lập quan hệ từ rất
sớm. Năm 1947, trong khi Việt Nam chưa được nước nào công nhận, còn
phải chiến đấu trong vòng vây, Myanmar đã cho phép Việt Nam được
mở một phòng văn hóa thông tin tại Rangoon làm cầu nối với thế giới
bên ngoài. Myanmar cũng tích cực ủng hộ Việt Nam trong các cuộc
kháng chiến giành độc lập dàn tộc, xây dựng Tổ quốc. Trong thời kỳ Đổi
mái, Việt Nam chủ trương duy trì và thúc đẩy quan hệ truyền thống giữa
hai nước trong khuôn khổ hợp tác của ASEAN. Trong thời diểm
Myanmar gặp nhiều khó khăn vể chính trị - xã hội, bị một số quốc gia
phương Tây lên án, cấm vận, Việt Nam vẫn kiên trì đường lối ùng hộ
Myanmar trở thành thành viên của ASEAN vào năm 1997. Sau đó, Việt
Nam vẫn tiếp tục giữ vũng lập trường của mình, tích cực ủng hộ
Myanmar gia nhập ASEM vào năm 2004 tại Hội nghị Thượng đình
ASEM 5 ở Hà Nội. Năm 2010, trước thềm Hội nghị cấp cao ASEAN 16,
trước phê phán của các nước phương Tây và một số nước ASEAN về tình
hình ở Myanmar, đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dẫn dãu
một đoàn doanh nghiệp sang thăm Rangoon nhằm thực hiện chù trương
“Hướng tới cộng đồng ASEAN: Từ tầm nhìn đến hành động”. Kết quả là
một thỏa thuận hợp tác trong 12 lĩnh vực kinh tế quan trọng dã được hai
bên ký kết, mở ra triển vọng phát triển và cải cách kinh tế, hướng tới quá
trình dân chủ hóa ở Myanmar. Đây là một trong những dóng góp quan
trọng của Việt Nam.1 Trước sau như một, Việt Nam cam kết tôn trọng
quyền tự quyết của nhân dân Myanmar và nguyên tắc không can thiệp
vào công việc nội bộ của nước khác nhằm đảm bảo lợi ích hai quốc gia
cũng như của cả khu vực.
Với các quốc gia khác như Bruney, Philippines, Thái Lan, Singapore;
quan hệ giữa Việt Nam và các quốc gia này giảm sút nghiêm trọng trong
thời kỳ tồn tại vấn đế Campuchia, dẫn đến tình trạng dối đẩu gay gắt.
Tuy nhiên, từ sau đổi mới, quan hệ Việt Nam với các quốc gia trên dã
được cải thiện đáng kể. Việt Nam đánh giá cao mô hình phát triển và vai

1 Huỳnh Phan, Việt Nam trong vai trò thuyẽt khách, xem http://www.vietnamnet.vn truy cập
ngày 5/11/2010.
216 GIÁO TR1NH QUAN HÊ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU A - THÁI B1NH DƯƠNG

trò quan trọng trong khu vực và ASEAN của Singapore. Do vậy, quan hệ
hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế với Singapore được chú trọng.
Ngay sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, Singapore đã trở
thành nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam và trong những năm tiếp theo
luôn đứng trong tốp 5 những nước có đấu tư nước ngoài trực tiếp lớn
nhất vào Việt Nam. Hai bên đã ký "Tuyên bố chung vễ khuôn khổ hợp
tác toàn diện trong thế kỷ 21", tạo cơ sở pháp lý và điểu kiện thuận lợi
thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Việt Nam
luôn xem Singapore là đối tác hàng đầu trong quan hệ kinh tế, thương
mại và đẫu tư. Bên cạnh đó, Việt Nam còn thúc đẩy hợp tác trong nhiều
lĩnh vực khác với Singapore như giáo dục, du lịch, an ninh- quốc phòng...
Với Thái Lan, mặc dù có sự đối đẩu gay gắt trong thời gian chiến
tranh Việt Nam vì là căn cứ quân sự của Mỹ và nhất là giai đoạn 1978-
1988, khi Việt Nam giúp đỡ Campuchia, nhưng Thái Lan đã thay đổi
quan điểm vào cuối năm 1980 với tuyên bố “Biến Đông Dương từ chiến
trường thành thị trường”. Trên tinh thần đó, quan hệ thương mại, đầu tư
giữa Việt Nam và Thái Lan được cải thiện. Chính phủ hai nước đã duy trì
các cuộc họp Nội các chung từ năm 2004; nhóm Công tác chung Chính
trị - An ninh Việt Nam - Thái Lan, tăng cường hợp tác phát triển mạng
giao thống két nối hai nước qua Lào và Campuchia; thỏa thuận thúc dẩy
hợp tac khai thác tuyến đường hành lang kinh tế Đông-Tây, cũng như
hợp tác trong các khuôn khổ khu vực ASEAN, ACMECS, GMS... Hai
bên còn thúc đẩy cơ chế tư vấn cấp Bộ trưởng Ngoại giao hai nước (JCM)
và Chiến lược hợp tác Kinh tế chung (JSEP).
Với Philippines, mặc dù có mâu thuẫn trong thời kỳ chiến tranh do
Philippines là căn cứ quân sự của Mỹ, nhưng kề từ khi Việt Nam thực
hiện chinh sách đổi mới, quan hệ hai bên đã được dẩn cải thiện. Vấn đề
tốn tại lớn nhất hiện nay là cả hai nước đều tranh chấp chủ quyến ở quẩn
dao Trường Sa. Tuy nhiên, với tư cách là thành viên ASEAN, cả hai đều
kiẽm chế và thực hiện DOC, đảm bảo hòa bình và an ninh khu vực.

Vơi các đôi tác khác ngoài khu vUc

Trong một thế giới toàn cẩu hóa với sự phụ thuộc ngày càng lớn
giữa các quốc gia thì mói quan hệ với các quốc gia bên ngoài, nhất là
Chương VIII. Việt Nam và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 217

trong trường hợp của Đông Nam Á, nhiều khi còn quan trọng hơn
quan hệ nội khối. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đó.
Các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản có tầm ảnh hưởng
lớn trên thế giới cũng như ở Đông Nam Á, có khả năng chi phối tới
quan hệ khu vực của Việt Nam.
Với Mỹ, quan hệ Việt-Mỹ là một trong những mối quan hệ phức tạp,
thăng trầm và nhiều sóng gió nhất trong lịch sử quan hệ đối ngoại Việt
Nam. Nếu như trong thời gian chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam và
Mỹ đã từng là đồng minh cùng chung chiến hào chống phát xít, khi oss
đã giúp đỡ Việt Minh trong quá trình chuẩn bị tổng khởi nghĩa, thì chỉ ít
ngày sau, vì quyền lợi của các nước tư bản phương Tây, chính Mỹ đã trở
mặt ủng hộ chính phủ Pháp quay trở lại tái chiếm Đông Dương, chống
lại chính phủ Hồ Chí Minh. Tuy không trực tiếp tham chiến trong cuộc
chiến của người Pháp, nhưng Mỹ đã hỗ trợ tới 70% chiến phí. Sau khi
Hiệp định Genève năm 1954 chưa ráo mực, Mỹ đã thế chần Pháp, ủng hộ
Ngô Đình Diệm lập ra Việt Nam cộng hòa ở phía Nam vĩ tuyến 17. Từ
đó, Mỹ đã dần dẩn can thiệp vào xung dột ở Việt Nam mà đỉnh cao là sự
có mặt của 500.000 linh Mỹ trên chiến trường miển Nam. Tuy nhiên, sửc
mạnh quân sự không giúp Mỹ giành được thắng lợi trong cuộc chiến
tranh này và buộc phải ký Hiệp định Paris năm 1973 rút toàn bộ quân
đội vế nước. Quan hệ hai nước tưởng chùng đã bước sang một giai đoạn
mới hòa bình, hợp tác, hữu nghị, nhưng những nỗ lực cho quá trình bình
thường hóa quan hệ hai nước đã nhanh chóng thất bại và chịu tác động
bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác. Năm 1977, một cơ hội
hiếm hoi cho khả năng bình thường hóa quan hệ với Mỹ nhưng do Việt
Nam “thiếu thông tin và hiểu biết vê' chính trị nội bộ Mỹ... nên không
kịp thời điểu chỉnh lập trường đàm phán để nắm bắt cơ hội ngắn ngủi và
mong manh đó”1. Việc Việt Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia đã bị
hiểu lẩm và cái giá phải trả là lệnh cấm vận của Mỹ và các nưởc phương
Tầy. Dưái ánh sáng của dường lối đổi mới được chính thức thông qua tại
Đại hội VI năm 1986, Việt Nam nêu rõ chủ trương không còn coi Mỹ là
kẻ thù, đẩy mạnh chính sách từng bước phá thế bao vây, cấm vận cùa Mỹ

1 Nguyền Vũ Tùng, Chính sách đôi ngoại Việt Nam. Tập ll (1975-2006), NXB Thế giới, Hà Nội,
2007, tr.360.
216 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

trò quan trọng trong khu vực và ASEAN của Singapore. Do vậy, quan hệ
hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế với Singapore được chú trọng.
Ngay sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, Singapore đã trở
thành nhà đầu tư lớn nhất ở Việt Nam và trong những năm tiếp theo
luôn đứng trong tốp 5 những nước có đầu tư nước ngoài trực tiếp lớn
nhất vào Việt Nam. Hai bên đã ký "Tuyên bố chung vê' khuôn khổ hợp
tác toàn diện trong thế kỷ 21", tạo cơ sở pháp lý và điểu kiện thuận lợi
thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Việt Nam
luôn xem Singapore là đối tác hàng đẩu trong quan hệ kinh tế, thương
mại và đầu tư. Bên cạnh đó, Việt Nam còn thúc đẩy hợp tác trong nhiều
lĩnh vực khác với Singapore như giáo dục, du lịch, an ninh- quốc phòng...
Với Thái Lan, mặc dù có sự đối đẩu gay gắt trong thời gian chiến
tranh Việt Nam vì là căn cứ quân sự của Mỹ và nhất là giai đoạn 1978-
1988, khi Việt Nam giúp đỡ Campuchia, nhưng Thái Lan đã thay đổi
quan điểm vào cuối năm 1980 với tuyên bố “Biến Đông Dương từ chiến
trường thành thị trường”. Trên tinh thẩn đó, quan hệ thương mại, đầu tư
giữa Việt Nam và Thái Lan được cải thiện. Chính phủ hai nước đã duy trì
các cuộc họp Nội các chung từ năm 2004; nhóm Công tác chung Chính
trị - An ninh Việt Nam - Thái Lan, tăng cường hợp tác phát triển mạng
giao thông kết nối hai nước qua Lào và Campuchia; thỏa thuận thúc dẩy
hợp tác khai thác tuyến đường hành lang kinh tế Đông-Tây, cũng như
hợp tác trong các khuôn khổ khu vực ASEAN, ACMECS, GMS... Hai
bên còn thúc đẩy cơ chế tư vấn cáp Bộ trưởng Ngoại giao hai nước (JCM)
và Chiến lược hợp tác Kinh tế chung (JSEP).
Với Philippines, mặc dù có mâu thuẫn trong thời kỳ chiến tranh do
Philippines là căn cứ quân sự của Mỹ, nhưng kể từ khi Việt Nam thực
hiện chính sách dổi mới, quan hệ hai bên đã được dẩn cải thiện. Vấn để
tồn tại lớn nhất hiện nay là cả hai nước dếu tranh chấp chù quyến ở quẩn
dào Trường Sa. Tuy nhiên, với tư cách là thành viên ASEAN, cả hai đểu
kiềm chế và thực hiện DOC, đảm bảo hòa bình và an ninh khu vực.

Với các đối tác khác ngoài khu vực

Trong một thế giới toàn cẩu hóa với sự phụ thuộc ngày càng lớn
giữa các quốc gia thì mối quan hệ với các quốc gia bên ngoài, nhất là
217
hương VIII. Việt Nam và khu vực châu Á - Thái Bình Dương

rong trường hợp của Đông Nam Á, nhiều khi còn quan trọng hơn
luan hệ nội khối. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật chung đo.
Sác nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản có tấm ảnh hương
ớn trên thế giới cũng như ở Đông Nam Á, có khả năng chi phoi tơi
[uan hệ khu vực của Việt Nam.
Với Mỹ, quan hệ Việt-Mỹ là một trong những mối quan hệ phức tạp,
hảng trâm và nhiễu sóng gió nhất trong lịch sử quan hệ đối ngoại Việt
Jam. Nếu như trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam và
4ỹ đã từng là đổng minh cùng chung chiến hào chống phát xít, khi oss
ã giúp đỡ Việt Minh trong quá trình chuẩn bị tổng khởi nghĩa, thì chỉ ít
gáy sau, vi quyển lợi cùa các nước tư bản phương Tây, chính Mỹ đã trở
lặt ủng hộ chính phù Pháp quay trở lai tái chiếm Đông Dương, chống
li chính phủ Hồ Chí Minh. Tuy không trực tiếp tham chiến trong CUQC
hiến của người Pháp, nhưng Mỹ đã hổ trợ tới 70% chiến phí. Sau khi
liệp đinh Genẻve năm 1954 chưa ráo mực, Mỹ đã thế chân Pháp, ủng hộ
gô Đình Diệm lập ra Việt Nam cộng hòa ở phía Nam vĩ tuyến 17 Từ
tó, Mỷ đả dắn dán can thiệp vào xung dột ở Việt Nam mà đình cao là sự
ó mặt cùa 500.000 lính Mỹ trên chiến trường miền Nam. Tuy nhiên, sức
nạnh quân sự không giúp Mỹ giành được thắng lợi trong cuộc chiến
ranh này và buộc phải ký Hiệp định Paris năm 1973 rút toàn bộ quần
ìội vế nước. Quan hệ hai nước tưởng chừng đã bước sang một giai đoạn
-nới hòa bình, hợp tác, hữu nghị, nhưng những nỗ lực cho quá trình bình
.hường hóa quan hệ hai nước đã nhanh chỏng thất bại và chịu tác động
)ởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác. Năm 1977, một cơ hội
hiếm hoi cho khả năng bình thường hóa quan hệ với Mỹ nhưng do Việt
am “thiếu thông tin và hiểu biết về chính trị nội bộ Mỹ... nên không
kịp thời điểu chỉnh lập trường đàm phán để nắm bắt cơ hội ngắn ngủi va
mong manh đó”1. Việc Việt Nam giúp đỡ nhân dân Campuchia đã bị
hiếu lẩm và cái giá phải trả là lệnh cấm vận của Mỹ và các nước phương
Tây. Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới được chính thức thông qua tại
Đại hội VI năm 1986, Việt Nam nêu rõ chủ trương không còn coi Mỹ là
kẻ thù, đẩy mạnh chính sách từng bước phá thế bao vây, cấm vận của Mỹ

Nguyễn Vũ Tùng, Chinh sách đôi ngoại Việt Nam. Tập II (1975-2006), NXB Thê'giới, Hà Nội,
2007, tr.36O.
218 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THẤI B1NH DƯƠNG

và tiến tới binh tường hóa quan hệ với nước này. “Chính phủ ta tiếp tục
bàn bạc với Mỹ vể vấn đê' nhân đạo do chiến tranh để lại và sẵn sàng cải
thiện quan hệ vì lợi ích hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á”1. Chính
sách cấm vận của Mỹ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khó
khăn vể kinh tế- xã hội của Việt Nam cũng như ảnh hưởng tới quan hệ
đối ngoại của Việt Nam. Chính vì vậy Việt Nam xác định cần đổi mới
trong cách nhìn nhận vê' Mỹ. Xuất phát từ nhu cấu phát triển dất nước,
thoát khỏi tình trạng bao vây cấm vận của Mỹ, Việt Nam đã chủ động
đưa ra chủ trương đối thoại, cùng nhau giải quyết các vướng mắc, bất
đổng hậu chiến tranh, tiêu biểu là vấn để Campuchia và tìm kiếm người
Mỹ mất tích trong chiến tranh. Trước nỗ lực và thiện chí của Việt Nam,
ngày 3/2/1994, Tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấrri vận
chống Việt Nam. Một năm sau, Mỹ chính thức tuyên bố bình thường hóa
quan hệ với Việt Nam. Kể từ khi bình thưởng hóa, quan hệ hai nước phát
triên với tốc độ chưa từng có. Năm 2001, Hiệp định thương mại song
phương (BTA) giữa hai nước được ký kết. Năm 2007, Việt Nam được
hường quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) trong quan hệ
với Mỹ. Năm 2010, tổng giá trị thương mại trao đổi giữa hai bên đạt 18.5
tỷ USD. Mỹ là một trong những nhà đầu tư nước ngoài và bạn hàng lớn
nhất của Việt Nam. Hai nước khẳng định chủ trương “gác lại quá khứ,
hướng tới tương lai . Hai nước đang xem xét để nâng quan hệ hai nước
lén tám đói tác chiến lược. Tồn tại lớn nhất trong quan hệ giữa hai nước
vẫn là sự chưa tin cậy lẫn nhau. Việt Nam vẫn lo sợ Mỹ sẽ thực hiện
chính sách “diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam, trong khi Mỹ vẫn cáo
buộc Việt Nam vi phạm nhân quyển, tự do dần chủ, dộc quyển...
Với Trung Quõc, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia “núi liễn
núi, sông liền sông” chia sẻ nhiếu điểm tương đồng về lịch sử, văn hóa,
chinh tụ, kinh tế... Mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc là quan hệ lâu
đời nhat trong lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam và cũng là quan hệ trải
qua nhiễu thăng trầm nhất. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ, quan hệ hai nước được xây dựng trên cơ sở cùng phe XHCN,
tương trợ giúp đỡ nhau theo tinh thần của chủ nghĩa quốc tế vô sản.

1 Nguyễn Vũ Tùng, Chính sách đôi ngoại Việt Nam. Tập II (1975-2006), NXB Thê'giói, Hà Nội,
2007, tr.362.
Chương VIII. Việt Nam và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 219

Trong thời gian này, quan hệ hai nước gần gũi đến mức được ví như
“răng với môi”, nhưng vẫn tiềm ẩn sự không tin cậy lẫn nhau và là quan
hệ “bất đối xứng”. Với sự giúp đỡ của Trung Quốc và các nước trong phe
XHCN, Việt Nam đã giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, thống nhất đất nước. Nhưng khi chiến tranh chấm dứt, Việt Nam
được thống nhất là lúc tình đoàn kết và quan hệ hữu nghị giữa hai nước
bước vào giai đoạn xung đột mà nguyên nhân chủ yếu bao gốm vấn để
Campuchia, Hoa Kiều và việc Việt Nam tảng cường quan hệ đống minh
chiến lược với Liên Xô. Để “dạy cho Việt Nam một bài học”, Trung Quốc
đã quyết định mở một cuộc tấn công vào tất cả các tỉnh biên giói của Việt
Nam vào ngày 17/2/1979. Ngoài ra, Trung Quốc còn bắt tay với Mỹ tiến
hành bao vây, cấm vận, ủng hộ ASEAN cô lập ngoại giao Việt Nam trên
trường quốc tế. Nhằm thoát khỏi thế bao vây, cấm vận, thoát khỏi nghèo
nàn lạc hậu, Việt Nam đã tiến hành đổi mới chính sách đối ngoại, trong
đó nhấn mạnh tấm quan trọng của việc bình thường hóa quan hệ với
Trung Quốc. Nghị quyết Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định:
“Sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc ở bất cứ cáp nào, bất cứ đâu nhằm
bình thường hộa quan hệ hai nước”1. Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị nêu
lên yêu cầu bức thiết phải bình thường hóa với Trung Quốc và chấm dứt
tuyên truyền chống Trung Quốc. Sau khi Việt Nam chính thức rút toàn bộ
quân đội của mình khỏi Campuchia vào tháng 9 năm 1989, điều kiện đãu
tiên cho việc bình thường hóa quan hệ Việt-Trung dã được thực hiện. I uy
nhiên phải một năm sau đó, vào tháng 9 nãm 1990 đã diễn ra cuộc gặp
không chính thức tại Thành Đô (Trung Quốc) giữa Tổng bí thư Nguyễn
Vãn Linh, Chủ tịch Hội đổng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn
Đổng với Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng.12 Sau cuộc
gặp đó, hai bên thường xuyên trao đổi các thông tin. Án tượng nhất là
chuyến thăm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến Trung Quốc ngày
17/09/1990 tham dự Thế vận hội chầu Á (Asian Games) được tồ chức ở

1 Đảng Cộng Sản Việt Nam, "Văn kiện Đại Hội Dáng VI, VII, VIII, IX, X”, Báo điện tử Đàng
Cộng sàn Việt Nam, xem: http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/
?topic“191&subtopic“8
2 c. Thayer, "Sino-Vietnam Relations, the Interplay of Ideology and National Interests", in
Asian Survey, June 1994, pp.513-528.
218 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯƠNG

và tiến tới bình tường hóa quan hệ với nước này. “Chính phủ ta tiếp tục
bàn bạc với Mỹ về vấn đế nhân đạo do chiến tranh để lại và sẵn sàng cải
thiện quan hệ vì lợi ích hòa bình và ổn định ở Đông Nam Á”1. Chính
sách cấm vận của Mỹ là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng khó
khăn vê' kinh tế- xã hội của Việt Nam cũng như ảnh hưởng tới quan hệ
đối ngoại của Việt Nam. Chính vì vậy Việt Nam xác định cẩn đổi mới
trong cách nhìn nhận vê' Mỹ. Xuất phát từ nhu cầu phát triển đất nước,
thoát khỏi tình trạng bao vây cấm vận của Mỹ, Việt Nam đã chủ động
đưa ra chủ trương đối thoại, cùng nhau giải quyết các vướng mắc, bất
đổng hậu chiến tranh, tiêu biểu là vấn đê' Campuchia và tìm kiếm người
Mỹ mất tích trong chiến tranh. Trước nỗ lực và thiện chí của Việt Nam,
ngày 3/2/1994, Tổng thống Bill Clinton đã tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấrrí vận
chống Việt Nam. Một năm sau, Mỹ chính thức tuyên bố bình thường hóa
quan hệ với Việt Nam. Kể từ khi bình thường hóa, quan hệ hai nước phát
triển với tốc độ chưa từng có. Năm 2001, Hiệp dịnh thương mại song
phương (BTA) giữa hai nước được ký kết. Năm 2007, Việt Nam được
hưởng quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) trong quan hệ
VỚI Mỹ. Năm 2010, tổng giá trị thương mại trao đổi giữa hai bên dạt 18.5
ty USD. Mỹ là một trong những nhà đầu tư nước ngoài và bạn hàng lớn
nhất của Việt Nam. Hai nước khẳng định chủ trương “gác lại quá khứ,
hướng tởi tương lai . Hai nước đang xem xét để nâng quan hệ hai nước
lên tầm đối tác chiến lược. Tổn tại lớn nhất trong quan hệ giữa hai nước
ván lá sự chưa tin cậy lẩn nhau. Việt Nam vẫn lo sợ Mỹ sẽ thực hiện
chinh sach “diễn biến hòa bình đối với Việt Nam, trong khi Mỹ vẫn cáo
buộc Việt Nam vi phạm nhân quyền, tự do dân chủ, độc quyển...
Vởi Trung Quỗc, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia “núi liền
núi, sông liến sông” chia sẻ nhiều điểm tương đồng vê' lịch sử, văn hóa,
chính trị, kinh tế... Mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc là quan hệ lâu
đời nhất trong lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam và cũng là quan hệ trải
qua nhiễu thăng trầm nhất. Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ, quan hệ hai nước được xây dựng trên cơ sở cùng phe XHCN,
tương trự giúp dỡ nhau theo tinh thẩn của chủ nghĩa quốc tế vô sản.

1 Nguyễn Vũ Tùng, Chính sách đôi ngoại Việt Nam. Tập II (1975-2006), NXB Thế giói, Hà Nội,
2007, tr.362.
Chương VIII. Việt Nam và khu vực châu Á - Thái Bình Dương
219

Trong thời gian này, quan hệ hai nước gần gũi đến mức được ví như
“răng với môi”, nhưng vẫn tiềm ẩn sự không tin cậy lẫn nhau và là quan
hệ “bất đối xứng”. Với sự giúp đỡ của Trung Quốc và các nước trong phe
XHCN, Việt Nam đã giành được thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, thống nhất đất nước. Nhưng khi chiến tranh chấm dứt, Việt Nam
được thống nhất là lúc tình đoàn kết và quan hệ hữu nghị giữa hai nước
bước vào giai đoạn xung đột mà nguyên nhân chủ yếu bao gốm vấn để
Campuchia, Hoa Kiều và việc Việt Nam tăng cường quan hệ đồng minh
chiến lược với Liên Xô. Để “dạy cho Việt Nam một bài học”, Trung Quốc
đã quyết định mở một cuộc tấn công vào tất cả các tình biên giới của Việt
Nam vào ngày 17/2/1979. Ngoài ra, Trung Quốc còn bắt tay với Mỹ tiến
hành bao vây, cấm vận, ủng hộ ASEAN cô lập ngoại giao Việt Nam trên
trường quốc tế. Nhằm thoát khỏi thế bao vây, cấm vận, thoát khỏi nghèo
nàn lạc hậu, Việt Nam đã tiến hành đổi mới chính sách dối ngoại, trong
đó nhấn mạnh tấm quan trọng của việc bình thường hóa quan hệ với
Trung Quốc. Nghị quyết Đại hội VI Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng dịnh:
“Sẵn sàng đàm phán với Trung Quốc ở bất cứ cấp nào, bất cứ đâu nhằm
bình thường hộa quan hệ hai nước”1. Nghị quyết 13 của Bộ chính trị nêu
lên yêu cầu bức thiết phải bình thường hóa với Trung Quốc và chấm dứt
tuyên truyền chống Trung Quốc. Sau khi Việt Nam chính thức rút toàn bộ
quân đội của mình khỏi Campuchia vào tháng 9 năm 1989, điểu kiện đẩu
tiên cho việc bình thường hóa quan hệ Việt-Trung đã được thực hiện. 1 uy
nhiên phải một năm sau đó, vào tháng 9 năm 1990 đã diễn ra cuộc gặp
không chính thức tại Thành Đô (Trung Quốc) giữa Tổng bí thư Nguyễn
Vãn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn
Đống với Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng.12 Sau cuộc
gặp đó, hai bên thường xuyên trao đổi các thông tin. An tượng nhất là
chuyến thăm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến Trung Quốc ngày
17/09/1990 tham dự Thế vận hội châu Á (Asian Games) được tổ chửc ở

1 Đảng Cộng Sàn Việt Nam, "Văn kiện Dại Hội Dàng VI, VII, VIII, IX, X", Báo điện từ Đàng
Cộng sản Việt Nam, xem: http://123.30.49.74:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/
?topic=191 &subtopic-8
2 c. Thayer, "Sino-Vietnam Relations, the Interplay of Ideology and National Interests", in
Asian Survey, June 1994, pp.513-528.
GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUÓC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG
220

Bác Kinh và có cuộc trao đổi với Thủ tướng Lý Bằng.1 Tuy nhiên, chính
sách Trung Quốc của Việt Nam chỉ đạt được kết quả khi tình hình
Campuchia được cải thiện. Sau khi Hiệp định Paris vể Campuchia được ký
kết vào tháng 10 năm 1991, Trung Quốc tuyên bố chấm dứt trợ giúp cho
Khmer đỏ. Hai tuần sau đó, vào tháng 11/1991, quan hệ giữa Việt Nam và
Trung Quóc đã chính thức được bình thường hóa.
Ké từ sau đó, quan hệ hai nước không ngừng được củng cố và tăng
cường trên tát cả các lĩnh vực và ở tất cả các cấp với phương châm được
thê’ hiện trong 16 chữ: “Láng giếng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định
láu dai, hướng tới tương lai”. Năm 2008, hai nước đã hoàn thành việc
cắm móc biên giới đất liền và năm 2010 hoàn thành việc phần định Vịnh
Bắc Bộ. Tuy nhiên, vấn đế tốn tại chính hiện nay là tranh chấp chủ quyển
giứa hai bên ở quẩn đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Vơi Nga, quan hệ Việt Nam - Liên Xô/Nga cũng là quan hệ đặc biệt
phan anh sự thay đổi của nền chính trị thế giới. Liên Xô là nước thứ hai
trén thé giới sau Trung Quốc, thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
Hãn chú Cộng hòa vào ngày 30/1/1950. Mặc dù trong cuộc kháng chiến
chống Pháp, Liên Xô không quan tâm và ủng hộ Việt Nam nhiều, nhưng
thài độ nảy da dãn dẩn thay đổi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ khi
Liên Xo trơ thành người giúp đỡ số một cho cuộc kháng chiến của nhân
dán Việt Nam. Kết quả là Việt Nam đã giành chiến thắng trong cuộc
chiến tranh chống Mỹ vào năm 1975 và hai bên đã ký Hiệp định hợp tác
chién lược vảo năm 1978. Việt Nam trở thành đổng minh số một của
Liên Xô ở Đông Nam Á.
Cho đến tận Đại hội lần thứ VI năm 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam
vẫn khẳng đinh quan hệ với Liên Xô là “hòn đá tảng” trong chính sách
dói ngoại cua Việt Nam. Với Liên Xô, Việt Nam luôn bày tỏ sự ủng hộ
hoan toàn chinh sách dối ngoại và đối nội của Liên bang Xô viết, ủng hộ
cương linh cua Đảng cộng sản Liên Xô. Cuộc gặp gỡ giữa Tổng Bí thư
Trường Chinh và Tổng Bí thư M.Gorbachev vào tháng 8-1986 đã thể
hiện sự nhất trí cao độ giữa hai Đảng, Nhà nước và đánh dấu sự phát

1 Far Eastern Economic Review 4/10/1990.


Shương VIII. Việt Nam và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 221

triển quan hệ hữu nghị giữa hai bên. Việt Nam cũng ủng hộ chính sách
cùa Liên Xô trong việc cải thiện quan hệ với Trung Quốc.
Tuy nhiên, kể từ khi thực hiện công cuộc cải tổ, Liên Xô đã chuyển
hướng chiến lược sang đối thoại với Mỹ, chấm dút Chiến tranh lạnh, phá
vỡ trật tự hai cực dẫn đến sự sụp đổ của Liên bang Xô viết và hệ thống
XHCN. Đứng trước tình hình đó, Nghị quyết Đại hội VI dã đê' ra chù
trương “phải nhanh chóng đổi mỏi hợp tác với Liên Xô và các nước anh
em, nâng cao hiệu quả hợp tác trên cơ sờ cùng có lợi, cùng có trách
nhiệm vì hòa bình và cách mạng trên thế giới”1. Kể từ đó, quan hệ hai
nước được tái xây dựng trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng dộc lập chủ
quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, vì lợi ích của nhân dân hai nước và
hòa bình của thế giới. Liên Xô là đối tác chủ yếu của Việt Nam trong lĩnh
vực thăm dò, khai thác dầu khí và mua bán vũ khí.
Bên cạnh quan hệ với các quốc gia nêu trên, Việt Nam còn đổi mới
trong tư duy và chính sách đối ngoại với nhiẽu quốc gia khác ở ngoài khu
vực như: Nhật Bản, Tây Âu, úc... Việt Nam cũng hội nhập với thế giới
bằng cách tham gia vào các tổ chức, diễn đàn khu vực và quốc tế như
ARF (1994), ASEAN (1995), ASEM (1996), APEC (1998), WTO (2007)...
Tóm lại, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành đổi mới chính
sách đối ngoại nói chung, với khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói
riêng, với cách tiếp cận tiệm tiến, trên nguyên tắc lợi ích dân tộc trên hết,
với phương châm đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại và
Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước.
Đó là những đổi mới vể nhận thức với thế giới, khu vực; nhũng thay
đổi trong việc nhìn nhận, quan niệm một số phạm trù quan hệ quốc tế và
mối quan hệ của chúng trong phạm vi quan hệ khu vực. Từ đó, dẫn tới
những đổi mới trong tư tưởng chỉ đạo, đường lối, chính sách đối ngoại
của Việt Nam với khu vực châu Á-Thái Bình Dương cũng như với một số
đối tác cụ thể. Quan hệ giữa Việt Nam với các quốc gia và các tổ chức
khu vực châu Á-Thái Bình Dương dần được cải thiện và phát triển mạnh
mẽ, đặc biệt sau khi gia nhập ASEAN, được củng cố và phát triển dựa

1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Dại hội Đại biểu Toàn ÍỊUÔC lân thứ VI, NXB Chính tri
Quốc gia, Hà Nội, 1987.
222 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BlNH DƯƠNG

trên nhũng đổi mới sâu sắc vê' tư duy đối ngoại nói chung cũng như đối
với từng đối tác cụ thể.

8.4.Đánh giá về vị trí của Việt Nam ở châu Á-Thái Bình Dương

Trong những nảm tới, vì mục tiêu cao nhất của Việt Nam là bảo đảm
môi trường hòa binh để tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại
hóa đất nước, vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, công bằng, dần chủ, văn
minh nên Việt Nam phải có một chiến lược ngoại giao rõ ràng, phương
sách cụ thể và biện pháp linh hoạt trong quan hệ đối với khu vực châu Á-
Thái Bình Dương đang có nhiều chuyển biến phức tạp như hiện nay.
Từ sau Nghị quyết Trung ương 8 (khóa IX) “Về chiến lược bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới” tháng 7/2003, Việt Nam dã thể hiện một tinh
thẩn chủ động và tích cực hơn, tự tin hơn trong khu vực châu Á-Thái
Bình Dương, trong quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế và trong
việc giải quyết các các vấn đề khu vực và thế giới. Có nhiều lý do giải
thích sự thay đổi này:
Thứ nhất, từ góc độ quốc tế, xu thế toàn cầu hóa và phụ thuộc tiếp
tục gia táng buộc tất cả các nước phải hợp tác với nhau nhằm ngăn chặn,
giải quyết những vấn đề toàn cầu, xuyên biên giới, không loại trừ một
quốc gia nào.
Thứ hai, từ góc độ khu vực, tháng 10/2003 ASEAN dã có nhũng
bước tiến quan trọng bằng việc thông qua Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II
tại Ball (Indonesia), quyết tâm xây dựng thành công Cộng đống ASEAN
vào nảm 2020. Trên cơ sở đó, tháng 12/2008 mười nước ASEAN đã phê
chuãn Hiến chương ASEAN, văn bản pháp lý quan trọng nhất của Hiệp
hôi sau hơn bốn thập kỷ tổn tại. Đặc biệt tại HỘI nghị Thượng đỉnh Đông
Á (EAS) tháng 10/2010 tại Hà Nội, các nước ASEAN đã nhất trí mời Hoa
Kỳ và Liên bang Nga tham gia EAS chính thức bắt đẩu từ năm 2011. Như
vậy là EAS sẽ bao gồm 10 nước ASEAN và 8 nước phi ASEAN trong đó
có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ,
Hoa Kỳ và Nga. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là quyết định có tính đột
phá về một cơ chế hợp tác đa phương mới, với sự tham gia cùa tất cả các
nước lớn, có khả năng thay thế các cơ chế cũ trong tương lai.
ương VIII. Việt Nam và khu vực châu Á - Thái Bình Dương 223

Thứ ba, từ góc độ quốc gia, sau hơn hai mươi năm đồi mới, Việt
am đa giành được những thành tựu quan trọng, củng cổ được niềm tin
i sự ủng hộ của cả trong và ngoài nước. Bằng nỗ lực và sự kiên trì, năm
)07, Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại
lé giơi (WTO). Với đà thắng lợi đố, Việt Nam đã hoàn thành tốt vai trò
f vién không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ
108-2009.
Kễ từ khi thực hiện công cuộc đổi mới, chưa bao giờ, vị trí và vai trò
áa Việt Nam lại được thể hiện một cách rõ nét như bây giờ. Vị trí đó
ược nhìn nhận qua một số yếu tố sau đây.
Thứ nhât, vai trò của Việt Nam được nhìn nhận thông qua tư cách
quốc gia biển”, có vị trí địa chiến lược, địa chính trị đặc biệt quan trọng.
rởi chiểu dài hơn 3.000km bờ biển trông ra Thái Bình Dương, sở hữu
ihũng cảng biển sâu và thuận tiện, án ngữ tuyến đường hàng hải huyết
nạch nhộn nhịp hàng đầu thế giới, Việt Nam đã, đang và sẽ là nơi hội tụ
ac lợi ích đa chiều. Đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy
nạnh mẽ và các nước đang tìm cách đối phó, thì vì những yếu tố lịch sử
rong quan hệ giũa Việt Nam và Trung Quốc mà Việt Nam dễ trở thành
điếm ngăm của các cường quốc bao gồm cả Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nga,
\n Độ và cả các nước ASEAN.
Thứ hai, vai trò của Việt Nam được nhìn nhận với tư cách là một
ĩìô hình chuyển đồi thành công. Từ một nền kinh tế tập trung quan
liêu bao cấp, đóng cửa, trì trệ, chỉ sau hơn hai thập kỷ đổi mới, Việt
Nam đã cải cách, mở cửa, bước đẩu xây dựng được nền tảng của nến
kinh tế thị trường, giữ ổn định chính trị, giải quyết nhiều vấn đế xã hội,
tham gia tích cực vào quá trình liên kết khu vực và hội nhập thế giới.
Kinh nghiệm của Việt Nam có thể được áp dụng không chỉ cho các
nưác thuộc khối XHCN trước đây mà còn cho cả các nước đang phát
triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh.
Thứ ba, vị trí của Việt Nam còn được nhìn nhận qua vai trò cầu nối,
trung gian hòa giải. Do điều kiện lịch sử và địa lý, Việt Nam là quốc gia
có tiếp xúc, quan hệ với hầu hết các nước lớn như Trung Quốc, Hoa Kỳ,
Nga, Nhật Bản, Pháp.. .Các quan hệ phức tạp trong quá khứ có thể là hợp
tác, đổng minh, hữu nghị, nhưng cũng có thể là xung đột, thù địch, ngờ
224 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

vực đã giúp cho Việt Nam có khả năng đàm phán, trao đổi với tất cả các
nước cũng như chia sẻ những bài học của mình một cách thuyết phục
hơn. Năm 2010, với tư là Chủ tịch ASEAN, Việt Nam cũng đã khéo léo
dàn xếp để tất cả các nước chấp nhận vấn đế Myanmar, khi đưa ra các
tuyên bố nhấn mạnh tẩm quan trọng của việc hòa giải dân tộc ở nước
này và việc tổ chức một cuộc tổng tuyển cử thực sự tự do, bình đẳng, có
sự tham gia của các đảng phái.
Thứ tư, vai trò của Việt Nam thể hiện qua thành công của chính sách
đổi mới, qua sức mạnh nội lực của nển kinh tế và trên cơ sở đó có khả
năng hiện đại hóa quân đội đảm bảo nến an ninh quốc phòng cho đất
nước. Sau hơn hai mươi năm đổi mới, từ một trong mười nước nghèo
nhất thế giới (dưới 200 USD), đến năm 2010, Việt Nam đã trở thành
nước có thu nhập ở mức trung bình (trên 1.000 USD). Với tiềm năng
kinh tế như thế, Việt Nam đã có khả năng tăng cường hiện đại hóa quần
đội. Theo Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh,
mỗi năm Việt Nam chi khoảng 1,8% GDP (tương đương với 2 tỷ USD)
cho mua sắm vũ khí quốc phòng. Cũng theo Trung tướng Nguyễn chí
Vịnh, trong năm 2009, Việt Nam đã mua các vũ khí hiện đại như tàu
ngẩm Kilo, máy bay Su-30, hệ thống phòng không hiện đại S300.1
ĩhứ năm, Việt Nam còn được xem là một trong những đối tác
chiến lược tiếm năng của Hoa Kỳ (potential strategic partner of the US).
Mặc dù còn một số trở ngại do hậu quả chiến tranh để lại và sự khác
biệt trong một số vấn để vể tự do tôn giáo và nhân quyền, nhưng gẩn 20
nảm bình thường hóa, quan hệ Việt-Mỹ chưa bao giờ lại tốt đẹp như
thé. Năm 2013, hai nước đã nâng quan hệ song phương thành “quan hệ
đôi tác toàn diện’ (comprehensive partnership). Trong quan hệ giữa
Mỹ và các nước ở khu vực Đông Nam Á, mặc dù không hưởng quy chế
đống minh như Philippines và Thái Lan, cũng không phải là đối tác
chiến lược như Singapore, nhưng Việt Nam lại có tầm quan trọng đặc
biệt vì vị trí địa chính trị quan trọng và vì quan hệ của Việt Nam với
Trung Quốc và các nước lớn khác. Vai trò đó đã được Việt Nam thể
hiện tại Hội nghị Bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN mở rộng

1 Nguyễn Chí Vịnh, Việt Nam không chấp nhận nên hòa bình phụ thuộc, xem http://www.
vnexpress.net truy cập ngày 10/01/2011.
Zhương VIII. Việt Nam và khu vực châu  - Thái Bình Dương 225

(ADMM+) bao gổm 18 nước, lấn đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội vào
tháng 10 năm 2010. Kết thúc Hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton
đã bày tỏ mong muốn được trao đổi với Việt Nam về việc xây dựng
quan hệ đối tác chiến lược trong tương lai.1 Điểu này hoàn toàn có cư sở
bởi vì trong số 5 thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp
quốc, Việt Nam đã ký hiệp định quan hệ đối tác chiến lược với bôn
nước là Trung Quốc, Nga, Anh và Pháp.
Nói tóm lại, căn cứ vào tình hình những năm đầu thế kỷ XXI, Việt
Nam cẩn có nhận thức thực tế hơn vể khu vực châu Á-Thái Bình Dương
nói riêng, thế giới nói chung và về bàn thân. Lợi thế hiện nay cùa Việt Nam
là vị thế địa chính trị nằm ở trung tâm của các con đường giao thông huyẻt
mạch của thế giới và ở “trái tim của một châu Á năng động”. Với 1Ợ1 the
như vậy, Việt Nam chỉ cần có sự đồng lòng nhất tri dể cỏ một chính sách
ngoại giao đa phương, tạo ra sự cân bằng giữa các nước lớn, dể họ khong
thể không quan tâm đến lợi ích của họ trong quan hệ với Việt Nam.

Câu hỏi ôn tập

1. Hãy khái quát quá trình đổi mới chính sách đối ngoại của Việt Nam ò
khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
2. Việt Nam có vị trí quan trọng như thế nào trong khu vực châu A Thai
Bình Dương?
3. Những thách thức trong quan hệ đối ngoại của Việt Nam ở khu vực cháu
Á-Thái Bình Dương là gì?

1 Huỳnh Phan, Hội nhập toàn diện-bước ngoặt của Việt Nam, xem http://www.tuanvietnam.net
truy cập ngày 9/11/2010.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Ban Tư tưởng-Văn hóa Trung ương, Đối ngoại Việt Nam thời kỳ đổi mới,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005.
2. Nguyễn Phương Bình, "Qụan hệ Việt Nam- ASEAN và những vấn đề đặt
ra trong tương lai”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, 4(19), 1997.
3. Bộ ngoại giao, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.
4. Đảng Cộng Sản Việt Nam, “Văn kiện Đại Hội Đảng VI, VII, VIII, IX, X",
Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, xem: http://123.30.49.74:8080/
tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/ ?topic= 191 &subtopic=8
5. Đảng Cộng sàn Việt Nam, Văn kiện Hội nghị ỉẩn thứ chín Ban chấp hành
Trung ương khóa X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.20.
6. Jentleson B.W, Chính sách đối ngoại Hoa Kỳ - động cơ của sự lựa chọn trong
thế kỳ XXI, NXB Chính trị Qụốc gia, Hà Nội, 2004.
7. Gaddis J.L., Giờ thì chúng ta mới biết, NXB Thế giới, Hà Nội, 2010.
8. Nguyễn Hoàng Giáp (Chủ biên), Một số vấn để chính trị quôc tế trong giai
đoạn hiện nay (xuất bản lần thứ hai), NXB Chính trị Quỗc gia -Sự thật,
Hà Nội, 2013.
9. Nguyễn Hoàng Giáp (Chủ biên), Cạnh tranh chiến lược ở khu vực Đông
Nam Ả giữa một số nước lớn hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia -Sự thật,
Hà Nội 2013.
10. Lê Mậu Hãn, Đảng Cộng Sản Việt Nam: Cảc đại hội và hội nghị trung ương,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1998.
11. Dương Phú Hiệp - Vũ Văn Hà, Cục diện châu Ả - Thái Bỉnh Dương, NXB
Chính trị Qụốc gia, Hà Nội, 2006.
12. Học viện Quan hệ quốc tế, Chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương
sau chiến tranh lạnh, Hà Nội, 2003.
228 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

13. Vũ Dương Huân, Hệ thống Chính trị Liên bang Nga - Cơ cấu và tác động
đỗi với quá trình hoạch định chính sách đối ngoại, NXB Chính trị Quốc gia,
Hà Nội, 2002.
14. Vũ Dương Huân, Hệ thông Chính trị Mỹ - Cơ cấu và tác động đối với quá trình
hoạch định chính sách đối ngoại, NXB Chính tri Quốc gia, Hà Nội, 2002.
15. Nguyễn Quốc Hùng, Quan hệ quốc tê thế kỷ XX, NXB Giáo dục, Hà Nội,
2000, tr.lõó.

16. Nguyễn Khắc Huỳnh, Ngoại giao Việt Nam: Góc nhìn và suy ngẫm, NXB
Chính trị Quốc gia -Sự thật, Hà Nội, 2011.
17. Trãn Khánh (Chủ biên), Những vấn đê' chính trị kinh tế Đông Nam Á thập
niên đầu thế kỷ XXI, NXB Khoa học Xã hội, 2006.
18. Khoa Quan hệ Quốc tế, ĐHKHXH&NV TP. HCM, An ninh châu Á-
Thái Bình Dương những năm đẩu thế kỳ XXI, TP. Hổ Chí Minh, 2008.
19. Lưu Văn Lợi (1997), "ASEAN- con đường ba mươi năm”, Tạp chí Nghiên
cứu quốc tể, 4(19), 1997.
20. Đinh Xuân Lý (2003), Quá trình Việt Nam hội nhập khu vực châu Á - Thái
Bình Dương theo đường lối đổi mới của Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 2003, tr.148.
21. Đinh Xuân Lý, Tiến trình hội nhập Việt Nam- ASEAN, NXB Đại học
Qụốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2000.
22. McCormick T.J., Nước Mỹ nửa thế kỳ - Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ
trong và sau chiến tranh lạnh, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.
23. Phạm Bình Minh (Chủ biên), Đường lối chính sách đối ngoại Việt Nam
trong giai đoạn mới, NXB Chính trị Quốc gia -Sự thật, Hà Nọi, 2011.
24. Phạm Quang Minh, “Diên đàn Á-Âu (ASEM): Thách thức của quá trình
mở rộng”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 121 (10/2010), tr.13-19.
25. Phạm Quang Minh, Chính sách đối ngoại đổi mới của Việt Nam (1986-
2010), NXB Thế giới, 2012.
26. Naisbitt JNhững xu hướng phát triển của châu Á đang làm thay đổi thế giới,
NXB Chính trị Quổc gia, Hà Nội, 1998.
27. Đỗ Hoài Nam - Vó Đại Lợi, Hướng tới cộng đồng kinh tế Đông Á, NXB
Thế giới, Hà Nội, 2004.
28. Hoàng Khắc Nam, Hợp tác đa phương ASEAN+3: Vấn để và triển vọng,
Đại học Quốc gia TP. Hổ Chí Minh, 2008.
Tài liệu tham khảo 229

29. Vũ Dương Ninh, Việt Nam - ASEAN: Quan hệ song phương và đa phương,
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.
30. Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Hoàng Giáp (Đổng chủ biên), Việt Nam gia
nhập ASEAN từ năm 1995 đên nay: Thảnh tựu, vđn đê' và triền vọng, NXB
Chính trị Qụỗc gia-Sự thật, Hà Nội, 2012.
31. Lê Văn Sang, Cục diện kinh tế thế giới hai thập niên đẩu thế kỳ XXI, NXB
Thế giới, Hà Nội, 2005.
32. Sheraphimov V.V., “Nga - ASEAN: 10 năm hợp tác hiệu quả”, Tạp chí
Nghiên cứu châu Ấu, số 7, 2006.
33. Nguyễn Thế Tăng, Quá trình mở của đối ngoại của Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997.
34. Nguyễn Cơ Thạch, Thế giới trong 50 năm qua (1945-1995) vâ trong 25
năm tới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1997.
35. Thông tấn xã Việt Nam, “Liên bang Nga - Sự quay trờ lại của một cường
quốc thế giới”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 15/8/2007.
36. Thông tấn xã Việt Nam, “Vai trò của Nhật Bàn trong sự hình thành cơ cấu
mới ở châu Á - Thái Bình Dương”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày
17/10/2009.
37. Thông tấn xã Việt Nam, “Xu thế mới củng như ảnh hưởng của nó trong sự
thay đổi quan hệ nước lớn”, Tài liệu tham khảo đặc biệt, ngày 15/9/2009.
38. Tuarenơ M., Sự đảo lộn của thế giới địa chính trị thếkỷXXI, NXB chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 1996.
39. Nguyễn Vũ Tùng (2007), "Việt Nam gia nhập ASEAN: giải pháp đối
ngoại mới từ chính sách khu vực”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á,
9(90), 2007.
40. Nguyên Vũ Tùng, Chính sách đối ngoại Việt Nam. Tập II (1975-2006),
NXB Thế giới, Hà Nội, 2007.
41. Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, Hướng tới Cộng đồng kinh tễ Đông Ấ,
NXB Thế giới, Hà Nội, 2004.
42. Viện Thông tin Khoa học xã hội, Trật tự thế giới sau chiến tranh lạnh -
Phân tích và dự báo (2 tập), Hà Nội, 2001.
43. Yahuda M., Các vẫn đề chính trị quỗc tẽ ở chãu Á - Thái Bình Dương, NXB
Văn học, Hà Nội, 2006.
\

230 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

TIẾNG ANH

44. Acharya A., “Realism, institutionalism, and the Asian economic crisis", in:
Contemporary Southeast Asia, 21(1999), pp.1-17.

45. Acharya A, Ideas, identity, and institution-building: from “ASEAN way” to


the “Asia-Pacific way?”, in: The Pacific Review, No 10, 1997, pp. 319-346.

46. Ahn c., Forces of nationalism and economics in Asian regional


cooperation, in: Asia Pacific Community, No7, 1980, pp.106-118.

47. ASEAN Secretariat, Forging Closer ASEAN-China Economic Relations


in the Twenty-First Century, report submitted by the ASEAN-China
Expert Group on Economic Co-operation, October 2001.
48. Ball B., The Council for Security Cooperation in the Asia-Pacific: Its Record
and its Prospects, Canberra Papers on Strategy and Defence No.139, ANU,
Canberra 2000.

49. Bandoro B., “The implication of economic: ASEAN on the brink of


depression and disintegration”, in: Indonesian Quartely No 26, 1998.

50. Bleiker R., “Identity and security in Korea”, in: The Pacific Review,
14(2001), p.121-148.

51. Bull H., The Anarchical Society, Macmillan, London, 1977.

52. Center for Strategic and International Studies, Nuclear Confrontation


with North Korea: Lessons of the 1994 Crisis for Today, Seoul,March
2003, http://www.csis.org/isp/crisis_peninsula/seoulRTtrnscript/pdf

53. China Reform Monitor, “China sold Iraq chemical for missile fuel”, 489
(2003), 17 March.
I
54. China Reform Monitor, “China’s drive to become a world-class weapons
producer: the integration of military and civilian hi-tech production”, 484
(2003) 11 February.

55. Christensen T.J., “The party transition: will it bring a new maturity in
Chinese security policy?”, in: China Leadership Monitor, 5 June 2002.

56. Clinton H.R. (2010), Remarks at the National Convention Center Hanoi,
Vietnam July 23, 2010. U.S. Department of State website http://
www.state.gov/ secretary/rm/2010/07/145095.htm on 13 August 2010.
Tài liệu tham khảo 231

57. Collins A., Security and Southeast Asia. Domistic, Regional and Global
Issues, Lynne Rienner, Boulder 2003.

58. Connors M., R.Davison and J.Dosch, The New global politics of the Asia-
Pacific, RoutledgeCurzon, London and NY, 2004.
59. Cooper R., The Economics of Interdependence, McGraw-Hill, NY, 1968.

60. Dibb p., "Strategic trends-Asia at the crossroads”, in: Naval War College
Review, 54(2001), http://www..nwc.navy.mil/press/Review/2001/
Winter/art

61. Dibb p., Towards a New Balance of Power in Asia, Adelphi Paper 295,
London, 1995.

62. Dosch J. and M.Mols (eds.), International Relations in the Asia-Pacific,


New Patterns of Power, Interest, and Cooperation, Palgrave, NY, 2000.

63. Drifte R., From Japan's Foreign Policy for the 2T‘ Century: From Economic
Superpower to What?, Macmillan, Basingstoke, 1998.
64. Far Eastern Economic Review, 6 February, 2003.

65. Frank A.G., On Capitalist Underdevelopment, Oxford University Press,


Oxford, 1975; 1. Wallerstein, The Capitalist World Economy, Cambridge
University Press, Cambridge, 1979.

66. Gaddis J.L., Strategies of Containment: A Critical Appraisal of Post-war


American National Security Policy, Oxford University Press, Oxford, 1982.
67. Gaddis J.L., The United States and the End of the Cold War, Oxford
University Press, Oxford, 1992.

68. Glaser C.L., Analyzing Strategic Nuclear Policy, Princeton University Press,
NJ, 1990.

69. Grieco J.M., “Anarchy and the limits of cooperation: a realist critique of
the newest liberal institutionalism”, in: c.w. Kegley (ed.), Controversies
in International Relations Theory: Realism and the Neoliberal challenge,
St Martin’s Press, NY, 1995.

70. Haacke J., ASEAN's Diplomatic and Security Culture: Origins, Development
and Prospect, RoutledgeCurzon, London, 2003.
71. Habib H., “Defining the “Asia-Pacific region”, in: Indonesian Quarterly,
23 (1995), pp.302-312.
232 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯƠNG

72. Hoffmann s., Primacy or World Order. American Foreign Policy since the
Cold War, McGraw-Hill, NY, 1978.
73. http:// www.lib.adfa.edu.au/military/info_guides/territoral_ea.htm
74. http://www.pacom.mil
75. http://www.pbs.Org/kera/usmexicanwar/dialogues/prelude/manifest/d
2aeng.html
76. http://www.whitehouse.gov/nsc/nssall.html
77. IkenberryJ. and M. Mastanduno (eds), International Relations theory and
the Asia - Pacific, NY: Columbia University Press 2003.
78. International Peace Research Institute (SIPRl), http://www.projects.
sipri. se/milex/mex_data_index.html
79. Iwanmoto Y. and S.Edirippulige, “Japan’s response to the war against
terrorism , in: New Zealand International Review, 27(2002).
80. Kazuo c., Japan: after the Cold War”, in: B.Edstroem (ed.), Japan’s
Foreign and Security Policies in Transition, The Swedish Institute,
Stockholm, 1996.
81. Kennedy p., The Rise and Fall of the Great Powers: Economic Change and
Military Conflictfrom 1S00 to 2000, Unwin Hyman, London, 1988.
82. Keohane R. and J. Nye, Power and Interdependence: World Politics in
Transition, MA: Little, Brown, Boston, 1977.
83. Koh T. r.B., The United States and East Asia: Conflict or Cooperation, Time
Academic Press, Singapore, 1995, p.91.
84. Krugman p., A model of innovation, technology transfer, and the world
distribution of income”, in: Journal of Political Economy, 87(1979),
pp.253-266.
85. Lardy N., “China worsening debts”, in: The Financial Times, 22June 2001.
86. Leifer M., “The ASEAN Regional Forum: a model for cooperative
security in the Middle East", Department of International Relations
Working Paper No.1998/1, ANU, Canberra 1998, pp.l 1-13.
87. Liotta P.H., “Boomerang effect: the convergence of national and human
security”, in: Security Dialogue, 33(2002).
88. Mahani z., "ASEAN integration: at risk of going in different direction”, in:
The World Economy, 27(2002), pp.1263-1277.
Tài liệu tham khảo 233

89. Manning R.A.and P.Stem, “The Myth of the Pacific century”, in: Foreign
Affairs, 73(1994), pp.73-93.
90. McDougall D., Asia-Pacific security regionalism: the impact of post-1997
developments, Contemporary Security Policy No 23, 2002, pp.l 13-134.
91. McDougall, The International Politics of the New Asia-Pacific, CO:Lynne
Rienner, Boulder, 1997.
92. Online Available http://www.jeie.or.jp/thinknet/outlook2002.html
93. http://www.jcie.or.jp/thinknet/outlook2002.html
94. MendlW., Japan’s Asia Policy, Routledge, London 1995.
95. Ministry of Foreign Affairs of Japan, Japan-US Joint Declaration on the
Security-Alliance for the 21st Century,
96. http://www.mofa.go.jp/region/n-america/us/security/security.html
97. Ministry of Foreign Affairs ofJapan, The Diplomatic Bluebook, MO FA of
Japan, http://www.mofa.go.jp/policy/other/bluebook/2002/
98. Morgenthau M.J., Politics Among Nations, Knopf, New York, 1948.
99. Narine s., “ASEAN in the aftermath: the consequences of the East Asian
economic crisis”, in: Global Governance 8, 2002, pp.179-194.
100. Nester w., Japan and the Third World: Patterns, Power, Prospects,
macmillan, Basingstoke, 1992.
101. North Korea Policy Review Team, Review of United States Policy Toward
North Korea: Findings and Recommendations (The Perry Report), US State
Department, DC, 1999.
102. Nye J., Bound to Lead.The Changing Nature of American Power, Basic
Books, NY, 1990.
103. Nye J., International Regionalism: Readings, MA: Little, Brown,
Boston, 1968.
104. Nye J., The Paradox of American Power: why the World's Only Superpower
Can’t go it alone, Oxford University Press, NY, 2002.
105. Palmer N, The New Regionalism in Asia and the Pacific, Lexington Books,
Toronto, 1991.
106. Pempel T.J., Regime Shift: Comparative Dynamics of the Japanese Political
Economy, Cornel University Press, Ithaca NY, 1998.
232 GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH dương

72. Hoffmann s., Primacy or World Order. American Foreign Policy since the
Cold War, McGraw-Hill, NY, 1978.
73. http://www.lib.adfa.edu.au/military/info_guides/territoral_ea.htm
74. http://www.pacom.mil
75. http:/1www.pbs.org/kera/usmexicanwar/dialogues/prelude/manifest/d
2aeng.html
76. http://www.whitehouse.gov/nsc/nssall.html
77. Ikenberry J. and M. Mastanduno (eds), International Relations theory and
the Asia - Pacific, NY: Columbia University Press 2003.
78. International Peace Research Institute (SIPRl), http://www.projects.
sipri. se/milex/mex_data_index.html
79. Iwanmoto Y. and S.Edirippulige, “Japan’s response to the war against
terrorism , in: New Zealand International Review, 27(2002).
80. Kazuo c., Japan: after the Cold War”, in: B.Edstroem (ed.), Japan’s
Foreign and Security Policies in Transition, The Swedish Institute,
Stockholm, 1996.
81. Kennedy p., The Rise and Fall of the Great Powers: Economic Change and
Military Conflictfrom 1500 to 2000, Unwin Hyman, London, 1988.
82. Keohane R and J. Nye, Power and Interdependence: World Politics in
Transition, MA: Little, Brown, Boston, 1977.
83. Koh T. r.B., The United States and East Asia: Conflict or Cooperation, Time
Academic Press, Singapore, 1995, p.91.
84. Krugman p., "A model of innovation, technology transfer, and the world
distribution of income”, in: Journal of Political Economy, 87(1979),
pp.253-266.
85. Lardy N., “China worsening debts”, in: The Financial Times, 22 June 2001.
86. Leifer M., ‘The ASEAN Regional Forum: a model for cooperative
security in the Middle East , Department of International Relations
Working Paper No. 1998/1, ANU, Canberra 1998, pp.11-13.
87. Liotta P.H., “Boomerang effect: the convergence of national and human
security”, in: Security Dialogue, 33(2002).
88. Mahani z., ASEAN integration: at risk of going in different direction”, in:
The World Economy, 27(2002), pp. 1263-1277.
Tài liệu tham khảo 233

89. Manning R_A.and P.Stern, “The Myth of the Pacific century”, in: Foreign
Affairs, 73(1994), pp.73-93.
90. McDougall D., Asia-Pacific security regionalism: the impact of post-1997
developments, Contemporary Security Policy No 23, 2002, pp. 113-134.
91. McDougall, The International Politics of the New Asia-Pacific, CO:Lynne
Rienner, Boulder, 1997.
92. Online Available http://www.jeie.or.jp/thinknet/outlook2002.html
93. http://www.jcie.or.jp/thinknet/outlook2002.html
94. Mendlw., Japan’s Asia Policy, Routledge, London 1995.
95. Ministry of Foreign Affairs of Japan, Japan-US Joint Declaration on the
Security-Alliance for the 21” Century,
96. http://www.mofa.go.jp/region/n-america/us/security/security.html
97. Ministry of Foreign Affairs ofJapan, The Diplomatic Bluebook, M0FA of
Japan. http:/1www.mofa.go.jp/policy/other/bluebook/2002/
98. Morgenthau M.J., Politics Among Nations, Knopf, New York, 1948.
99. Narine s., “ASEAN in the aftermath: the consequences of the East Asian
economic crisis”, in: Global Governance 8, 2002, pp.179-194.
100. Nester w., Japan and the Third World: Patterns, Power, Prospects,
macmillan, Basingstoke, 1992.
101. North Korea Policy Review Team, Review of United States Policy Toward
North Korea: Findings and Recommendations (The Perry Report), US State
Department, DC, 1999.
102. Nye J., Bound to Lead.The Changing Nature of American Power, Basic
Books, NY, 1990.
103. Nye J., International Regionalism: Readings, MA: Little, Brown,
Boston, 1968.
104. Nye J., The Paradox of American Power: why the World's Only Superpower
Can't go it alone, Oxford University Press, NY, 2002.
105. Palmer N, The New Regionalism in Asia and the Pacific, Lexington Books,
Toronto, 1991.
106. Pempel T.J., Regime Shift: Comparative Dynamics of the Japanese Political
Economy, Cornel University Press, Ithaca NY, 1998.
234 GIÁO TR1NH QUAN HỆ QUỐC TẾ ở KHU vực CHÂU Á - THÁI B1NH DƯƠNG

107. Peou S., “Realism and constructivism in Southeast Asia security studies
today: a review essay”, in: The Pacific Review, 15(2002), pp.119-138.
108. Qiang zhai, China and the Vietnam Wars, 19S0 - 197S, The University of
North Carolina Press, Chapel Hill and London, 2000.
109. Ravenhill J., “A three block world? The new East Asian regionalism”, in:
International Relations of the Asia-Pacific, 2 (2002), pp.167-195.
110. Rueland R, ASEAN and the Asian crisis: Theoretical implications and
practical consequences for Southeast Asian regionalism, The Pacific Review,
13(2000).
111. Scalapino RA., The Foreign Policy of Modern Japan, University of
California Press, Berkeley, 1977.
112. Solidum E., Io wards a Southeast Asia Community, University of
Philippines Press 1974.
113. Susuma T., The global meaning of Japan: the state’s persistently
precarious position in the world order’, in: G.D.Hook and H.Harukiyo
(eds.), The Political Economy of Japanese Globalization, Routledge,
London 2001.
114. Thambipillai p., Regional cooperation and development: the case of ASEAN
and its external relations, University of Hawaii, 1980.
115. Thayer c., “China’s “New Security Concept” and ASEAN”, in:
Comparative Connections, 2 (2000).
116. Tow w. and L.Hay, “Australia, the United States and a “China growing
strong”: managing conflict avoidance, in: Australian Journal of
International Affairs, 55(2001), pp37-54.
117. Umbach F., “The future of the US-Japanese security alliance”, in: J. Dosch
and Mols (eds.), International Relations in the Asia-Pacific. New Patterns
of Power, Interest, and Cooperation, Palgrave, NY, 2000, pp.l 11-154.
118. UNDP, UN Human Development Report, Oxford University Press,
NY, 1994.
119. van Kamenade w., China, Hongkong, Taiwan Inc.: The Dynamics of a New
Empire, Knopf, NY, 1997.
120. Vedrine H., France in an Age of Globalization, Brookings Institutions
Press, Washington D.C., 2001.
Tài liệu tham khảo 235

121. Waltz K., The emerging structure of international politics”, in:


International Security 18(1993).
122. Waltz K., "The Myth of National Interdependence”, in: C.P.Kindleberger
(ed.), The International Corporation, MIT Press, NY, pp.205-223.

123. Waltz K., Theory of International Politics, MA: Addison-Wesley, Reading,


1979.
124. Wilson R., "Imagining “Asia-Pacific”: forgetting politics and colonialism
in the magical waters of the Pacific. An Americanist critique”, in: Cultural
Studies, 14(2000).
125. Yang D., "Convergence or divergence? Recent historical writings on the
rape of Nanjing”, in: American Historical Review 105 (1999).

126. Yoshihara K-, The Rise of Ersatz Capitalism in Southeast Asia, Oxford
University Press, Oxford, 1988.
NHÀ XUẤT BẢN Giám đốc - Tổng Biên tập: (04)39715011
Hành chính: (04)39714899; Fax: (04)39724736
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Kinh doanh: (04) 39729437
16 Hàng Chuối - Hai Bà Trung- Hà Nội Biên tập: (04) 39714896

Chịu trách nhiệm xuất bản: Giám dốc - Tống biên tập: TS. PHẠM THỊ TRÂM

Biên tập: THU QUỲNH


Chếbản: SỸ DƯƠNG
Trình bày bìa: QUANG HƯNG
Đôi tác liên kết: Trung tâm KDXB và PH Sách

GIÁO TRÌNH QUAN HỆ QUỐC TÉ


Ở KHU Vực CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

ISBN: 978-604-62-3710-5. Mã số: 2L - 23 ĐH2015


In 500 cuôn, khô’ 16 X 24 cm tại Công ty TNHH in TM & DV Nguyễn Lâm
Địa chi: Sô'352 - Giải Phóng - Hà Nội
Số xuất bản: 2544 - 2015/CXBIPH/28 - 317/ĐHQGHN, ngày 07/9/2015
Quyết định xuâ't bản số: 986LK-XH/QĐ- NXB ĐHQGHN, ngày 15/9/2015
In xong và nộp lưu chiểu năm 2015.
GIAO TRINH _____________
QUAN HỆ QUỐC TÊ ở KHU vục
CHÂU Á - THÁI BÌNH DƯƠNG

NHÀ XUẤT BẢN BẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRUNG TÁM KINH DOANH XUẮT BÀN VÀ PHẮT HÀNH SÁCH
Địa chi: 16 Hàng Chuỗi, Hai Bà TrUng, Hà Nội
BT: (04) 39729437; Fax: (04) 39714899
Emaih vnubooks@gmaỉl.com; WebsBc: viwbooks.com

You might also like