Bạo Lực Học Đường

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Bạo lực học đường:

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống của con trẻ cũng được
nhiều phụ huynh quan tâm hơn trước. Tất cả trẻ em đến độ tuổi đi học đều
được đến trường. Vì vậy mà trường học được coi là môi trường giáo dục tốt
nhất, là nơi các em có thể tiếp thu tri thức và có những mối quan hệ bạn bè
thân thiết. Tuy nhiên, hiện nay trong môi trường đó lại tồn tại một vấn nạn vô
cùng nhức nhối – đó là tình trạng “bạo lực học đường” chủ yếu diễn ra ở lứa
tuổi từ 10 đến 18 tuổi. Vậy thực trạng và nguyên nhân của bạo lực học đường
là do đâu?

Trước hết, ta cần hiểu “Bạo lực học đường” là những hành vi thô bạo, xúc
phạm đến danh dự của người khác gây tổn hại cả về tình thần và xác. Những
hành vi đó thường diễn ra ở lứa tuổi từ 10 đến 18 tuổi.

Theo thống kê thì mỗi năm nước ta có đến hàng trăm vụ bạo lực học đường và
mức độ nghiêm trọng thì ngày càng đáng báo động. Các em học sinh không chỉ
dừng lại ở hành vi đánh đập, xúc phạm nhân phẩm của người bị hại mà các em
còn quay lại clip up lên các trang mạng xã hội gây nên nhiều nhức nhối. Chắc
hẳn chúng ta đều biết đến sự việc đau lòng khi một nữ sinh ở Hưng Yên bị
nhóm bạn cùng lớp bạo hành dã man ngay tại lớp học. Rồi còn biết bao vụ bạo
hành học đường khác mà chúng ta không biết đến khiến các em học sinh ngày
càng sợ hãi mỗi khi đến trường. Hành vi bạo lực học đường có những dấu hiệu
nghiêm trọng, nhưng đáng lo ngại nhất là thái độ thờ ơ, vô cảm từ phía nhà
trường, ngành giáo dục trong cách xử lý vấn đề về bạo lực học đường.

Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là gì? Như chúng ta đã biết, lứa tuổi vị
thành niên. Đây là một trong những giai đoạn nhạy cảm nhất trong cuộc đời
mỗi đứa trẻ, bởi chúng sẽ trở nên rất nhạy cảm và bắt đầu xuất hiện cảm giác
“trở thành người lớn”. Cũng chính vì điều đó mà việc thích thể hiện cái tôi đã
dần hình thành trong lứa tuổi này. Khi xã hội ngày càng phát triển, bố mẹ càng
trở nên bận rộn hơn với công việc, Một nguyên nhân có tác động lớn nhất đến
hành vi bạo lực học đường ở các em đến từ phía gia đình. Xã hội ngày càng
phát triển, cuộc sống mưu sinh khiến các bậc phụ huynh không còn thời gian
dành cho con trẻ của mình nữa. Họ đi làm từ sáng sớm đến tận tối khuya và
mặc cho con cái với những chiếc smartphone, ipas…Điều này khiến những đứa
trẻ thiếu thốn tình cảm và sự giáo dục từ chính bố mẹ chúng. Và một điều hết
sức quan trọng là sự ảnh hưởng của các trang mạng xã hội, vì các em trong độ
tuổi mới lớn sẽ rất tò mò với những điều thú vị mà mạng xã hội lại đáp ứng
được điều đó. Tuy nhiên có những em hiếu động và do không được giáo dục,
uốn nắn từ nhỏ nên các em có những hãnh vi ngang bướng và sẵn sàng xúc
phạm người khác khi các em thích. Một góc khuất nữa đến từ sự quản lý của
nhà trường, có những thầy cô thờ ơ, thậm chí vô cảm trước những hành vi
ngang ngược của học sinh. Rồi đến khi sự việc đi quá xa và để lại những tổn hại
nghiêm trọng đến những học sinh bị bạo lực học đường thì lúc đó họ mới nhận
trách nhiệm về mình. Nhưng khi đó là quá muộn cho những vết thương không
thể lành trên những cơ thể yếu ớt của các nạn nhân…

Hậu quả của bạo lực học đường đã quá rõ ràng. Các nạn nhân là các em học
sinh sẽ phải mang trên mình những vết thương về thể xác nhưng vết thương
ấy sẽ lành. Còn những khủng hoảng trầm trọng về tinh thần và nỗi ám ảnh sẽ
theo các em cả cuộc đời và ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của các em. Như
chúng ta cũng đã thấy hậu quả để lại sau vụ bạo hành của nhóm học sinh lớp 9
ở Hưng Yên. Các em chỉ mới là học sinh trung học, rồi tương lai của những em
bị bạo hành và cả những em có hành vi đó sẽ đi về đâu…

Cuối cùng, ai mới phải là người chịu trách nhiệm và phải ngăn chặn chuyện
này? Có quá nhiều câu hỏi, quá nhiều sự quan tâm mỗi khi vấn đề này được
nhắc tới, được đem ra bàn luận, và có lẽ nó sẽ không bao giờ hết“nóng hổi”
trong cuộc sống ngày nay. Vậy liệu rằng có biện pháp nào có thể ngăn chặn
được việc này? Trước hết là từ phía gia đình, các bậc phụ huynh hãy dành
nhiều thời gian cho can cái hơn để tâm sự cùng con và chia sẻ cho các con
những tình cảm yêu thương nhất. Hạn chế cho các con tiếp xúc với các trang
mạng xã hội quá sớm và có thái độ thật nghiêm khắc để các con không được có
hành vi xúc phạm người khác. Tiếp đó là trách nhiệm từ phía nhà trường, có
thể nói thời gian các con ở trường nhiều hơn là ở nhà với bố mẹ, vì vậy các
thầy cô ngoài việc giảng dạy thì cần thiết phải chú ý đến các hành vi của các em
học sinh hơn nưa. Nếu không phát hiện sớm hoặc thờ ơ thì hậu quả để lại sẽ
vô cùng lớn. Thường xuyên tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa tuyên
truyền cho các bạn học sinh về bạo lực học đường và những nguy hại của nó
đến cuộc sống của những nạn nhân bị bạo lực học đường.

Cả xã hội đang nỗ lực, cố gắng giảm thiếu tình trạng bạo lực học đường thì mỗi
cá nhân học sinh phải có ý thức tự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp
với những chuẩn mực của xã hội. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng một môi
trường giáo dục trong lành, môi trường giáo dục đầy đủ sự yêu thương, chia sẻ
và ấm áp tình người.

Hãy cùng xây dựng môi trường không có bạo lực, chính sự nhận thức và hành
động tích cực của mỗi người học sinh mới là phương thuốc hiệu nghiệm nhất
để ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường.

You might also like