Con Đư NG TH Ba Trong Ngũ Đ o C A Thánh Tôma

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CHỨNG MINH SỰ HIỆN HỮU CỦA THƯỢNG ĐẾ QUA CON ĐƯỜNG THỨ 3 TRONG

NGŨ ĐẠO CỦA THÁNH TOMA AQUINO.


DẪN NHẬP
Dù muốn dù không, con người ngày hôm nay vẫn luôn phải tự vấn về nguồn gốc và ý nghĩa
đích thực sự hiện hữu của chính mình. Hơn hết, nỗi khao khát tìm kiếm Đấng đứng đằng sau vũ trụ
vạn vật, một Đấng siêu việt vẫn còn là một nỗi chất chứa khôn ngơi trong lòng nhân loại. Trong
dòng lịch sử, những triết gia hay những bậc thầy tâm linh vẫn thường trăn trở và đi tìm những con
đường để dẫn con người về cội nguồn, đó chính là Thiên Chúa. Thánh Toma Aquino chắc hẳn
cũng đã dằm mình trong nỗi ưu tư về Thiên Chúa, về Đấng là lý tưởng mà ngài đang theo đuổi và
kiếm tìm. Thế nên, chúng ta cũng được thừa hưởng những kết quả của việc suy tư và chiêm niệm
của ngài để rồi qua đó chúng ta có thể biết đến Thiên Chúa qua những cách thức còn gọi là những
con đường mà thánh nhân đã đưa ra, hay còn gọi là Ngũ đạo.
Trong bài thuyết trình hôm nay, tổ 3 xin phép trình bày con đường thứ 3 trong ngũ đạo của
Thánh Toma Aquino về việc chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa. Thực hiện bài thuyết trình
này, tổ 3 mong muốn đóng góp thêm một số yếu tố để lớp chúng ta suy tư thêm, cũng như biết
được thêm được kiến thức trong việc chứng minh Thiên Chúa, từ đó củng cố đức tin của mỗi
người chúng ta.

NỘI DUNG

1. Sự hiện hữu của Thiên Chúa trong tư tưởng của một số triết gia tiêu biểu.
Ngay từ những thời điểm đầu tiên của tư tưởng, các triết gia Hy Lạp đã luôn cố gắng không
ngừng trong việc bận tâm, suy tư và chất vấn về nguồn cội thế giới. Bên cạnh những tư tưởng và
các tượng đài mang tính chất thần thoại còn đó những nền văn minh của các truyền thống khác,
nền văn minh và tư tưởng của triết học Hy Lạp dần tách biệt hẳn ra bằng những suy tư mang đậm
tư duy triết học về nguồn gốc và bản chất của toàn thể các thực tại trong hoàn vũ này. Vì thế,
không ít triết gia danh tiếng đã xuất hiện trong thời đại này. Đồng thời, các triết gia vĩ đại này cũng
có những đóng góp không nhỏ trong việc suy tư về sự hiện hữu của Thiên Chúa.
 Platon (427 – 347 TCN).
Platon cho rằng Thượng Đế chính là hai thực tại là Thiện Thể và Hóa Công. Thật vậy, trong
thuyết Linh tượng Platon đã xem Thượng Đế như một Thiện Thể trong các Linh tượng, đây là một
Thiện Thể cao nhất. Còn trong thần thoại thì ông cho rằng Thượng Đế lại là Hóa công, vì thế,
Thượng Đế của Platon không hoàn toàn siêu việt. Đối với Platon, ông tin chắc chắn rằng sự hiện
diện của thần linh là môt điều hiển nhiên, ông tin tưởng nơi các thần. Ông khẳng khái kết luận: con
đường biện chứng dẫn đến một Thiên Chúa siêu việt theo nghĩa nhất thần giáo và Thiên Chúa là
Sự Sống, và Thiên Chúa là hành động. Nhưng Platon chưa biết được một Thiên Chúa Ngôi Vị. Thế
nên, Thượng Đế của Platon có thể là bất cứ cái gì, nhưng nhất định không phải là một ngôi vị.
 Aristotle (384 – 322 TCN). Nếu Thượng đế của Platon không hoàn toàn siêu việt thì
Thượng Đế của Aristote lại là Nguyên nhân tối thượng cũng như đệ nhất động cơ.
Aristotle quan niệm về Thượng Đế là nguyên nhân tối thượng và là Đệ nhất động cơ. Đây
cũng chính là lý thuyết ít nhiều ảnh hưởng đến tư tưởng của T. Toma Aquino sau này.

Cả vũ trụ và sự vận hành của nó đều có từ lâu đời và không bị tạo dựng từ Thiên Chúa. Thiên
Chúa chỉ được quan niệm như một sức mạnh kiểu “đệ nhất động cơ” để làm cho trời đất vận hành,
nên vị thần động cơ này không biết gì đến vũ trụ, cũng không lo lắng, quan phòng cho vũ trụ. Nói
cách khác, Thiên Chúa của Aristote không hoạt động trên vũ trụ như một nguyên nhân tạo dựng
mà chỉ hoạt động bằng sức mạnh lôi cuốn tự nhiên của mình, nghĩa là như một nguyên nhân chủ
đích. Thượng Đế của Aristote là một Thượng Đế không có quyên hành chi và không có ý muốn,
chỉ biết tự ngắm và tự biến thành động cơ để điều hành cái thiên cơ khổng lồ. Thượng Đế không
tha thiết gì vũ trụ hết”.

→Tóm lại, người ta khó có thể tìm thấy siêu việt tính trong bản thể của Đệ nhất động cơ, cũng như
chúng ta thất vọng tìm siêu việt tính đó nơi Thiện Thể của Platon. Và, một điểm chắc chắn là
Thượng đế của Platon và Aristote không phải là một Thiên Chúa Ba Ngôi.

2. Chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa theo Thánh Toma Aquino qua con đường
thứ ba trong ngũ đạo.

Xin phép đi vào con đường thứ 3 của Thánh Toma Aquino dựa trên hữu thể tất yếu:

Thánh Toma nói rằng việc chứng minh có thể thực hiện bởi hai cách: Hoặc là xuất phát từ
nguyên nhân, hoặc là xuất phát từ kết quả. Như ở con đường thứ 2, việc biết về kết quả sẽ giúp ta
tiến đến được nguyên nhân và nếu có kết quả, ắt phải có nguyên nhân vì thánh nhân khẳng định
rằng “mọi kết quả đều phải tùy thuộc vào nguyên nhân của nó”. Bởi đó, Thánh Toma cho rằng việc
chúng ta chứng minh Thiên Chúa hiện hữu là khả dĩ theo cách thức khởi từ kết quả này. Xin phép
đi vào con đường thứ 3 của Thánh Toma Aquino dựa trên hữu thể tất yếu.
 Chứng cứ 3 được trình bày theo hai giai đoạn:
 Thứ nhất, chứng minh có cái tất yếu qua cái bất tất
Trong thế giới có những cái bất tất, vật bất tất là vật có thể hiện hữu và có thể không hiện hữu,
có những vật xuất hiện rồi tan biến đi. Nhưng có bất tất thì cũng có tất yếu, bởi lẽ nếu tất cả đều là
bất tất thì một lúc nào đó đã chẳng có gì hết. Nếu đã hoàn toàn không có gì vào lúc nào đó thì hiện
nay cũng không có gì hết, bởi vì cái gì không hiện hữu thì chỉ bắt đầu hiện hữu nhờ một cái vốn đã
hiện hữu. Nếu giả thiết rằng tất cả mọi sự đều là bất tất thì có lúc chẳng có gì cả. Nếu đã không có
gì hiện hữu cả thì cũng không có cái gì để bắt đầu hiện hữu. Và như thế hiện nay vẫn chẳng có gì.
Điều đó hiển nhiên là sai. Vậy trong thực tại không phải chỉ có cái bất tất nhưng còn có cái tất yếu.
Cái bất tất chỉ là một khía cạnh của thực tại chứ không phải là tất cả thực tại.
 Vật bất tất là gì? (Như đã nói tóm lược ở trên, giờ xin được tổng hợp trong ba nét chính yếu)
1. Là vật có sinh có diệt nghĩa là có khởi đầu và kết thúc, cái xuất hiện rồi mất đi…
2. Nó không thể tự mình mà có, nhưng cần phải có nguyên nhân cho sự hiện hữu của mình…
3. Là cái có cũng được mà không có cũng được và có giới hạn nhất định…
Ví dụ: Để cho dễ hình dung tổ 3 xin đưa ra ví dụ cụ thể như sau: tất cả vật chất đều là vật bất
tất, vì chúng có sinh có diệt, nghĩa là có khởi đầu và kết thúc; chúng không tự bắt đầu hiện hữu,
nhưng phải nhờ một hữu thể khác mới hiện hữu. Con người vừa là hữu thể bất tất (đó là thân xác),
vừa là hữu thể tất yếu nhận tính tất yếu nơi hữu thể khác (đó là linh hồn). Thân xác con người là
hữu thể bất tất vì nó không thể tự mình mà có, được sinh ra rồi chết đi và có giới hạn nhất định.
Mỗi người chúng ta đều được sinh ra từ cha mẹ, cứ như vậy đến ông bà, tổ tiên và truy đến nguồn
gốc là tổ tông; tổ tông loài người có thể là một cặp hay một nhóm người, và cặp hay nhóm người
đầu tiên này cũng không thể tự mình mà có, nhưng được tiến hoá dần lên. Nếu theo thuyết tiến hóa
tổng hợp hiện đại (là học thuyết tổng hợp các lý thuyết khoa học hợp lý nhất đương thời, từ di
truyền học cổ điển, học thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin, di truyền học Mendel và nhất là di
truyền học quần thể) thì tổ tiên chung của chúng ta phát triển từ các vật chất sinh học than chì sớm
lên dần lên dần… cho đến sinh vật đơn bào rồi lên sinh vật đa bào (cứ vậy tiến hoá lên dần và chia
ra nhiều nhánh, trong đó có vật chất tiến hoá lên thành thân xác con người)… Vậy vật chất sinh
học than chì là nguồn gốc chung và rõ ràng là vật bất tất, vì nó có sinh có diệt, nghĩa là có khởi đầu
và kết thúc, có rồi lại mất đi; nó không thể tự bắt đầu hiện hữu, nhưng phải nhờ một hữu thể khác
mới hiện hữu. Đến đây nếu sử dụng phương pháp của thánh Tôma truy từ hậu quả đến nguyên
nhân, chúng ta có thể khẳng định được rằng phải có một hữu thể tất yếu làm nguyên nhân cho sự
hiện hữu của hữu thể bất tất.
 Thứ hai, chứng minh có hữu thể tất yếu do bởi bản thân mình
Một vật tất yếu thì nhận tính tất yếu nơi vật khác hoặc tự mình là tất yếu. Ta không thể đi
ngược tới vô tận trong chuỗi những vật tất yếu có nguyên nhân tất yếu nơi vật khác cũng như
không thể đi ngược vô tận trong chuỗi các nguyên nhân tác thành, như trong chứng cứ 2. Vậy, phải
có một hữu thể tất yếu tự tại. Chính hữu thể ấy là nguyên nhân của tính tất yếu nơi các hữu thể tất
yếu khác. Đó là Thiên Chúa. Vật bất tất có thể có mà cũng có thể không có, nó đối lập với vật tất
yếu. Có hai loại hữu thể tất yếu: hữu thể tất yếu tuyệt đối và hữu thể tất yếu tương đối. Tất yếu
tuyệt đối là khi một vật phải hiện hữu trong bất cứ điều kiện nào, còn vật tất yếu tương đối thì chỉ
phải hiện hữu trong những điều kiện nhất định mà thôi. Vậy, một vật tất yếu tương đối vẫn là bất
tất trong mức độ nào đó vì nó không hiện hữu tự mình.
 Vậy tóm lại vật tất yếu có hai loại:
1. Vật tất yếu tương đối, nghĩa là nó nhận tính tất yếu nơi vật khác;
2. Là vật tự mình là tất yếu, cũng được gọi là tất yếu tuyệt đối, không nhận tính tất yếu từ hữu
thể khác.
Ví dụ: khai triển từ ví dụ trên, chúng ta thấy linh hồn con người là hữu thể tất yếu tương đối,
vì dù nó không có kết thúc và có hiện hữu vô hạn nhưng cũng không thể tự mình hiện hữu mà phải
có một khởi đầu. Là hữu thể tất yếu tương đối nên linh hồn có những điểm khác với thân xác, đó là
linh hồn có một khởi đầu và rồi sẽ hiện hữu cách vĩnh hằng, có sinh nhưng không bị hư nát, không
bị giới hạn bởi thời gian và không gian. Vì linh hồn là hữu thể tất yếu tương đối không thể tự hiện
hữu cũng không thể được sinh ra từ hữu thể bất tất là thân xác, nên ta suy ra rằng nó không là
nguyên nhân cho sự hiện hữu của mình, mà phải lệ thuộc vào một hữu thể tất yếu tuyệt đối.
Về Hữu thể tất yếu tuyệt đối: như đã nói ở trên, hữu thể tất yếu tuyệt đối phải ở một bình diện
hoàn toàn khác biệt và một bản chất khác hẳn với những sự vật trong thế giới khả nghiệm này. Dù
không hiểu được bản chất của hữu thể tất yếu tuyệt đối này, nhưng chúng ta tin là phải có hữu thể
này để nó là nguồn phát sinh ra hữu thể tất yếu tương đối và hữu thể bất tất. Nếu không chúng ta sẽ
mãi ở trong vòng luẩn quẩn, không thể tìm ra được lời giải đáp nào hợp lý cho mọi vấn đề, không
thể tìm được nguồn phát sinh cho vạn vật.
Đúc kết lại rằng, điều cốt yếu trong con đường thứ 3 này là: mọi vật đều có sinh có diệt, nghĩa
là có khởi đầu và kết thúc. Chúng không thể tự sinh, mà phải nhờ một hữu thể khác mới hiện hữu
được. Nghĩa là tất cả mọi vật đều chỉ có sự hiện hữu lệ thuộc: Con người không thể tự sinh ra, và
để sống cần phải nạp không khí, thức ăn, đồ uống, nhưng khi không thể nạp nữa thì chết; cây cối
cần đất, nước, quang hợp mới sống… Bởi đó cần phải có hữu thể tất hữu tự thân hay tự thể, tuyệt
đối là hữu thể tự mình có đủ lý do hiện hữu, không phải nhờ hữu thể khác làm nguyên nhân cho
mình, là hữu thể luôn luôn hiện hữu, nghĩa là không có bắt đầu hiện hữu cũng không bao giờ thôi
hiện hữu luôn luôn ở hiện thể hiện hữu. Hựu Thể Tự Hữu ấy là Thượng Đế.

NHẬN ĐỊNH.

Các triết gia ngày xưa cũng đã lần mò để đi tìm nguyên nhân đệ nhất tác thành vạn vật, Platon
coi đó là Linh tượng, Aristote gọi đó là Đệ nhất động cơ. Thế nhưng thượng đế của các ông không
phải là một ngôi vị và không bận tâm gì đến con người hay vũ trụ này. Cho đến thời trung cổ,
thánh Tôma đã làm cho triết lý thêm sáng tỏ về vấn đề Thượng đế, thuyết phục được các triết gia là
có nguyên nhân đệ nhất qua ngũ đạo của ngài, khiến các triết gia không thể chối bỏ hoàn toàn sự
hiện hữu của Thượng Đế, nhưng phải luôn đặt vấn đề và đi tìm kiếm. Việc sử dụng những ngôn từ
triết học để chứng minh có Thượng Đế qua ngũ đạo dù khó hiểu đối với người bình dân, nhưng ở
con đường thứ 3, dù không hiểu bất tất là gì, người ta vẫn nhìn vào vũ trụ, con người và vạn vật
xung quanh để truy tìm về nguồn gốc tối hậu của mình, từ đó họ sẽ tin nhận là có thượng đế.

Thánh Tôma đã áp dụng những điều mà các triết gia trước đã khởi xướng và song song với các
giáo phụ, ngài xem các triết gia như điểm quy chiếu trong lý luận của mình. Nhưng bước tiến
thánh nhân đạt được đó là về sự đối thoại với các quan điểm khác và từ đó mở đường cho rất nhiều
luận chứng xoay quanh vấn nạn này như: luận chứng vũ trụ, luận chứng luân lý, và có thể nói gần
đây nhất là tư tưởng của Taylor bàn về vũ trụ, tạo dựng và các luận chứng về Thiên Chúa.
Những lý luận và sự trình bày của thánh nhân đã giải đáp những vấn nạn đức tin, khi mà chủ
nghĩa vô thần vẫn còn phát triển. Chứng minh sự hiện hữu của Thiên Chúa của thánh Toma đối với
người Công giáo chúng ta lại càng ý nghĩa hơn bao giờ hết, bởi lẽ, người Công giáo chúng ta vẫn
còn hạn chế sự hiểu biết, nhận biết và kinh nghiệm về Thiên Chúa. Vậy nên nhờ qua “ ngũ đạo ”
mà mỗi cá nhân, mỗi tầm mức của sự hiểu biết dù là đơn thuần, đơn giản nhất cũng sẽ hiểu và nhận
biết được Thiên Chúa, Thiên Chúa hiện diện ở khắp mọi nơi, Thiên Chúa gần gũi và Thiên Chúa
dường như có thể “đụng chạm” tới được. Nhờ thánh Toma đã giúp niềm tin của chúng ta được
vững vàng chắc chắn hơn, từ đó ta không chỉ có một đời sống tâm linh mạnh mẽ, sung mãn, mà ta
còn có thể đối thoại với nhau, đối thoại với các tôn giáo bạn.

Ưu điểm.

Chứng cứ về sự hiện hữu của Thiên Chúa trong ngũ đạo của Thánh Toma khởi đi từ những
quan sát thực nghiệm của thế giới khách quan, nhưng thánh nhân đã không chỉ dừng lại ở những sự
kiện thuần túy mà thôi mà tiến xa hơn nữa để vươn tới thực tại siêu nghiệm làm nên sự hiện hưu
của những sự kiện ấy nữa. Tư tưởng của thánh nhân mời gọi con người vươn xa hơn những dữ
kiện thuần túy và kinh nghiệm để tìm đến thực tại tối hậu làm nên mọi thực tại trong vũ trụ này.
Đó không chỉ là lý thuyết, nhưng chúng ta cũng phải chân nhận tính cách chắc chắn và chính xác
sự hữu hiệu của những chứng cứ đó, cho dù chúng có phạm vi hạn hẹp và không bao hàm tất cả
mọi thực tại. Những kết luận của các chứng cứ thánh Toma đã đặt ra trong ngũ đạo đã khẳng định
được một thực tại thực hữu độc lập với tư duy con người. Hơn thế nữa, ngũ đạo của T. Toma vượt
qua những thực tại khả nghiệm như các khoa học thực nghiệm khác, đằng khác lại có thể đạt đến
một thực tại mà toán học nguyên tố không có được.

Tóm lại, ngũ đạo của T. Toma đưa con người truy tìm về nguyên nhân tối hậu của đời người.
Nơi thế giới của ngũ đạo mở ra những chỉ dẫn, những chứng minh, những luận cứ để có thể chống
lại những lạc giáo, chống lại thuyết vô thần cũng như khẳng định rằng Thiên Chúa Hiện Hữu.

Khuyết điểm.

Xin nói về tính thực nghiệm của ngũ đạo, ngũ đạo của Thánh Toma sử dụng những từ chuyên
môn trừu tượng, đối với thực tế ngày nay, triết học như một điều xa xỉ. Ngôn ngữ triết học dường
như đã bị con người bỏ ngỏ dẫn đến việc rất khó có thể lãnh hội được những gì thánh nhân đã trình
bày. Từ đó cũng gây ra nhiều bất đồng quan điểm trong việc giải thích ý nghĩa cũng như chân lý
trong tư tưởng của ngài. Mặt khác, con người trong thời đại hôm nay như bị cuốn vào cuộc sống
muôn vẻ của công nghệ khoa học. Các học thuyết mang tính giải phóng đã làm sai lệch đi nhận
thức của con người về những con đường nhận biết Thiên Chúa. Trong khi đó, ngũ đạo được xây
dựng trên thế giới thực nghiệm, để lãnh hội đòi buộc phải nghiên cứu và phải có một nền triết học
sẵn có. Vì thế, đó là những khó khăn khi tiếp cận những tư tưởng của thánh Toma trong việc tìm
kiếm Thiên Chúa.
Sau hết ngũ đạo của Thánh Tôma, đặc biệt là ở con đường thứ ba mới chỉ giúp người ta tin
nhận có Thiên Chúa, vì mới chỉ dùng lý trí lý luận về Thiên Chúa qua hữu thể bất tất, chưa nói
được chút gì về chính Thiên Chúa. Còn để thuyết phục người ta tin vào Thiên Chúa thì đó còn là
cả một chặng đường dài, vì tin có thì hầu hết ai cũng có thể tin được; nhưng tin vào Thiên Chúa là
phó thác cuộc đời để gắn bó với Ngài không phải là điều dễ. Như thế, thánh Tôma mới chỉ đưa ra
một bước khai mở để dẫn người ta đến với Thiên Chúa, còn chúng ta ngày nay cần phải sống và
nói cho người ta về Thiên Chúa để họ tin vào Ngài.

You might also like