Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

11.

Vì sao Đảng chủ trương công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa và công nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên môi trường. Liên
hệ trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường hiện nay.
Lý do công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa
Dựa trên những thành tựu đã đạt được trong chính sách Công nghiệp hóa của Đại hội
VI. Ở Đại hội VII (năm 1991), Đảng ta tiếp tục có những nhận thức mới, ngày càng toàn
diện và sâu sắc hơn về công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa. Đại hội đã xác định rõ vai trò
“mặt trận hàng đầu” của nông nghiệp, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn
liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm, và trên thực tế đầu
tư cho nông nghiệp từ ngân sách đã tăng lên.
Sở dĩ ở đại hội VII, Đảng chủ trương công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa là bởi vì
cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra mạnh mẽ, cuốn hút tất cả các
nước ở mức độ khác nhau. Đồng thời, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại,
cùng với xu thế quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới là một thời cơ để phát triển. Với việc
nắm bắt thời cơ và xu thế đó Đảng mong muốn “từng bước xây dựng cơ sở vật chất - kỹ
thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời
sống nhân dân”. Bên cạnh đó, Đảng định hướng khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt
là vì muốn phát triển lực lượng sản xuất và nâng cao trình độ quản lý, bảo đảm chất lượng
và tốc độ phát triển của nền kinh tế, đưa đất nước vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới.
Năm 1996, Đại hội VIII nhận định: Nhiệm vụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ
quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hóa đã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang
thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tại Đại hội VIII, Đảng ta
xác định: Nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân ta trong thời kỳ mới của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ tổ quốc mà nhiệm vụ trung tâm là đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Lý do xác định nhiệm vụ trung tâm đó là bởi vì cách mạng khoa học và công nghệ
đang tiếp tục phát triển với trình độ ngày càng cao, tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời
thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hoá nền kinh tế và đời sống
xã hội. Trên cơ sở phân tích những đặc điểm nổi bật đó của tình hình thế giới, những xu thế
chủ yếu trong quan hệ quốc tế, nêu rõ những thời cơ và thách thức lớn, do đó Đại hội đã
định ra những mục tiêu phấn đấu đến năm 2000 và năm 2020, trong đó bao gồm “đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp”.
Không những thế, theo quan niệm hiện đại mà Đảng ta xác định về công nghiệp hóa,
hiện đại hóa cũng chỉ rõ “Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi một cách
căn bản và toàn diện”, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ
biến sức lao động cùng với phương tiện, phương pháp tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát
triển của công nghiệp và khoa học công nghệ. Nhằm mục đích quan trọng là tạo ra năng suất
lao động xã hội cao.
Từ quan niệm trên, Đảng ta xác định mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa là
xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại, cơ cấu
kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước
mạnh, dân chủ công bằng, văn minh.
Lý do công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
Đại hội X của Đảng chỉ rõ: “Chúng ta cần tranh thủ các cơ hội thuận lợi do bối cảnh
quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức.
Phải coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại
hóa”.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa là phương hướng cơ bản quan trọng thứ
nhất. Bởi vì, xã hội chủ nghĩa mà dân ta xây dựng có một đặc trưng rất quan trọng là: Có
nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ
phù hợp.
Muốn tạo ra nhiều của cải vật chất, nâng cao chất lượng sống của người dân. Đảng
phải chủ trương “công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức”. Mà
muốn làm được điều đó thì phải sử dụng hiệu quả các nguồn lực của kinh tế. Mà kinh tế tri
thức lại chính là nền kinh tế phát triển dựa trên sức mạnh của tri thức để sử dụng hiệu quả
các nguồn lực của kinh tế. Bao gồm các hoạt động chuyển giao, cải tiến, nghiên cứu các
công nghệ. Do đó phải phát triển mạnh khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo; nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực.
Đồng thời, công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức sẽ giúp
phát triển mạnh và kết hợp chặt chẽ hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào
tạo để từ đó thống nhất định hướng giữa phát triển khoa học và công nghệ với chấn hưng
giáo dục và đào tạo, phát huy quan hệ tương tác thúc đẩy lẫn nhau giữa hai lĩnh vực quốc
sách hàng đầu này.
Không những thế, ngân hàng Thế giới đã đánh giá “Đối với các nền kinh tế tiên
phong trong nền kinh tế Thế giới, cán cân giữa hai yếu tố tri thức và các nguồn lực đang
nghiêng về tri thức. Tri thức thực sự đã trở thành yếu tố quan trọng nhất quyết định mức
sống – hơn cả yếu tố đất đai, hơn cả yếu tố tư liệu sản xuất, hơn cả yếu tố lao động. Các nền
kinh tế phát triển nhất về công nghệ ngày nay thực sự đã dựa vào tri thức”. Do đó Đảng đưa
ra chủ trương “công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức” là một
chủ trương hoàn toàn đúng đắn và hợp lý phù hợp với sự phát triển của thế giới và nhu cầu
của người dân lúc bấy giờ.
Lý do công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với bảo vệ môi trường
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2016, hiện nước ta có gần
4000 cơ sở sản xuất, hơn 1500 làng nghề gây ô nhiễm, hơn 200 khu công nghiệp cần được
kiểm soát về khả năng gây ô nhiễm. Thực tế là, ô nhiễm nguồn nước, không khí đang lan
rộng không chỉ ở các khu công nghiệp, khu đô thị, mà ở cả nhũng vùng nông thôn; đa dạng
sinh học tiếp tục bị suy giảm; biến đổi khí hậu và nước biển dâng gây ra triều cường và
những hậu quả khôn lường; thành quả phát triển của nhiều địa phương trong nhiều năm chỉ
sau một đợt thiên tai có thể bị xóa sạch.
Tình hình đó chính là lý do ngày 15-11-2004, Bộ Chính trị có Nghị quyết 41-
NQ/TW "Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước” đã khẳng định bảo vệ môi trường vừa là mục tiêu, vừa là một nội dung cơ bản của
phát triển bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Năm 2005,
Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môi trường.
Tại Đại hội Đảng lần thứ XI, nội dung bảo vệ môi trường được nâng lên một tầm cao
mới, gắn chặt với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa: ''Đưa nội dung bảo vệ môi
trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và các chương
trình dự án đầu tư''. Một điểm mới so với Đại hội X là đưa thêm nội dung ''chú trọng phát
triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; từng bước phát triển năng lượng sạch, sản
xuất sạch, tiêu dùng sạch”.
Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đặt ra nhiều vấn đề cấp thiết đối với môi
trường. Chỉ tiêu tăng GDP gấp 2,2 lần trong 10 năm tới với mức tăng trưởng công nghiệp
hằng năm 13% sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng ô nhiễm ở các khu công nghiệp và vùng đô
thị; việc công nghiệp hóa - hiện đại hóa các ngành công nghiệp nặng gây ra những ảnh
hưởng không thể bỏ qua với môi trường.
Số liệu của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cho thấy, mới
có 60 khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải tập trung (chiếm 42% số khu công nghiệp đã
vận hành). Mỗi ngày, các khu công nghiệp thải ra khoảng 30.000 tấn chất thải độc hại ra
môi trường. Hầu hết các cụm, điểm, khu công nghiệp chưa đáp ứng được những tiêu chuẩn
môi trường.
Đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn là động
lực lớn phát triển các làng nghề. Theo thống kê, cả nước có gần 1500 làng nghề và tạo ra 11
triệu việc làm thường xuyên và không thường xuyên. Tuy nhiên do sản xuất tự phát, sử
dụng công nghệ lạc hậu nên phần lớn các làng nghề gây ô nhiễm môi trường. Một cuộc
khảo sát của Bộ Y tế tại 3 tỉnh Nam Định, Bắc Ninh, Hưng Yên đã cho kết luận, hầu hết các
làng nghề không có hệ thống xử lý nước thải và kiểm soát chất thải rắn.
Công nghiệp hóa – hiện đại hóa sẽ kéo theo đô thị hóa. Dân số đô thị năm 1996 là
19%, năm 2010 đạt 30% và dự kiến tăng lên 45% vào 2020. Đây thực sự là sức ép lớn về
môi trường trong quản lý đô thị. Theo nghiên cứu của Bộ Khoa học và Công nghệ, các đô
thị Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Việt Trì, Ninh Binh, Quy Nhơn, Nha Trang, Biên Hòa... là
những tụ điểm phát thải các chất độc hại. Riêng Hà Nội, mỗi năm thải vào môi trường nước
khoảng 3.600 tấn chất hữu cơ, 320 tấn dầu mỡ, hàng chục tấn kim loại nặng…
Song song với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chúng ta đang phải chịu
những áp lực về thay đổi cấu trúc và mô hình phát triển do sự cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm
môi trường ngày càng lộ rõ như những điều cấp thiết đã trình bày phía trên. Điều đó đồng
nghĩa rằng Đảng phải đẩy mạnh “công nghiệp hóa – hiện đại hóa” nhưng đồng thời phải gắn
với “bảo vệ môi trường”. Do đó, các mối quan tâm về môi trường cần được lồng ghép ngay
từ quá trình ra các quyết định về phát triến kinh tế và xã hội.
Có nghĩa là, cần cụ thể hóa nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thân
thiện với môi trường, tiếp cận mô hình tăng trưởng xanh đã được đề cập trong văn kiện của
Đại hội Đảng lần thứ XI. Trong đó, Nhà nước cần dành sự quan tâm đặc biệt để xây dựng
năng lực nội sinh nhằm sử dụng và phát triển các công nghệ tiết kiệm tài nguyên, nguyên
liệu, năng lượng...; vì đây là động lực chủ yếu để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nước ta theo hướng phát triển bền vững.
Việc phát triển kinh tế đất nước và chất lượng cuộc sống của người dân một cách bền
vững dựa trên chủ trương “công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với bảo vệ môi trường” cũng
sẽ phù hợp với quỹ đạo phát triển hiện đại mà 21 quốc gia thành viên APEC, trong đó có
Việt Nam đã cam kết tại Hội nghị Thượng đỉnh tại Tokyo tháng 11- 2010. Cam kết bao gồm
việc thực hiện một mô hình tăng trưởng mới, đảm bảo 5 yêu cầu: tăng trưởng cân bằng; tăng
trưởng an toàn; tăng trưởng bền vững; tăng trưởng dựa vào trí tuệ; tăng trưởng với lợi ích
được chia sẻ công bằng cho tất cả mọi người.
Như vậy để phát triển kinh tế đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân,
đưa đất nước vươn tầm quốc tế và thế giới một cách bền vững và lâu dài. Đảng đã rất đúng
đắn khi nắm bắt tình hình, xu thế và thực hiện chủ trương “công nghiệp hóa gắn với hiện đại
hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên
môi trường”.
Liên hệ trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường hiện nay
Môi trường là không gian, nơi ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, cung cấp tài nguyên
thiên nhiên phục vụ cuộc sống của con người. Chính vì sự quan trọng đó mà mỗi cá nhân
hay chính bản thân em nên cần có các biện pháp bảo vệ môi trường để duy trì sự sống của
bản thân nói riêng và của toàn nhân loại nói chung.
Là một sinh viên theo đuổi tri thức em luôn có các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi
trường và thực hiện chúng một cách lâu dài. Các giải pháp bảo vệ môi trường mà em thường
xuyên quan tâm có thể kể đến như sau.
Một là trồng nhiều cây xanh bởi vì cây xanh chính là nguồn cung cấp oxi cho bầu khí
không khí và là nguồn hấp thụ khí cacbon, giảm xói mòn đất và hệ sinh thái. Vì thể em
thường trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để được hưởng những không khí trong lành
do cây tạo ra.
Hai là em sử dụng các chất liệu từ thiên nhiên như năng lượng gió, ánh nắng mặt trời
vì chúng có thể giảm lượng khí thải độc hại cho không khí, đất và nước. Bằng cách lập kế
hoạch bảo vệ môi trường và kêu gọi bạn bè cùng chung tay tham gia, em có thể góp phần
tạo nên sự khác biệt và giúp môi trường xanh, sạch, đẹp hơn.
Ba là em có ý thức tự giác tiết kiệm điện trong những vật dụng hằng ngày. Tháo
phích cắm trong ổ điện ngay khi không dùng đến các thiết bị điện (TV, quạt, sạc điện thoại,
máy tính…). Như vậy sẽ tránh lãng phí một lượng điện tương đối lớn vì ngay cả trong chế
độ chờ các thiết bị này cũng làm tiêu hao năng lượng điện.
Bốn là em hạn chế tối đa và kêu gọi bạn bè sử dụng túi nilon bởi vì túi nilon phải mất
đến hàng trăm, hàng nghìn năm mới có thể bị phân hủy sinh học, nếu chúng tồn tại trong
môi trường thì sẽ gây hại cho loài người cũng như rất nhiều sinh vật sống trong nước, trong
đại dương… Vì vậy em thường sử dụng túi giấy hay các loại lá, giỏ tre, nứa… để gói sản
phẩm thay vì sử dụng loại túi nilon này.
Năm là em sử dụng tiết kiệm giấy bởi vì việc hạn chế sử dụng giấy giúp cho tần suất
chặt phá cây để sản xuất giấy sẽ giảm, từ đó giảm lượng khí thải CO2 để giúp bảo vệ rừng
tự nhiên và hệ sinh thái rừng cung cấp.
Sáu là em ưu tiên sản phẩm tái chế, em luôn tận dụng chất thải nhựa để tạo ra những
sản phẩm mới có ích trong cuộc sống như là hũ đựng tăm xỉa răng, hủ đựng tiêu, hủ đựng
các vật nhỏ như bông tai, nhẫn,… Bởi vì việc ưu tiên sử dụng các sản phẩm tái chế sẽ làm
sạch môi trường hiệu quả, tái sử dụng tài nguyên đồng thời tạo việc làm cho người lao động.
Tóm lại, là một sinh viên theo đuổi tri thức nắm bắt được những vấn đề cấp thiết mà
xã hội cũng như nhân loại phải đối mặt, chính bản thân em luôn có ý thức bảo vệ môi
trường bằng những hành động thiết thực và tích cực ủng hộ, đóng góp vào những hoạt động
bảo vệ môi trường mà cộng đồng cũng như xã hội tổ chức và triển khai. Đồng thời em luôn
kêu gọi và giúp đỡ môi người, chia sẻ những cách thức để bảo vệ môi trường cho bạn bè
cũng như gia đình và những người thân xung quanh mình.

You might also like