Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

BÀI TẬP TỰ LUẬN

1. Nhận xét về ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa (Trung Quốc) thời phong kiến đối với văn hóa
Việt Nam.
2. Chứng minh rằng: Văn minh Phục hưng thực sự là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng.
3. Nhận xét về dấu ấn văn minh Ấn Độ trong các công trình kiến trúc ở Việt Nam.
GỢI Ý
Câu 1: Nhận xét về ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa (Trung Quốc) thời phong kiến đối với
văn hóa Việt Nam.
- Văn minh TQ thời phong kiến (PK) đạt được thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực, có đóng
góp lớn cho sự phát triển của văn minh nhân loại, lan truyền và ảnh hưởng mạnh mẽ đến nền
văn hóa của nhiều quốc gia lân cận trong đó có Việt Nam.
- Văn hóa VN sớm bị ảnh hưởng sâu sắc bởi văn minh Trung Hoa – một dân tộc lớn ngay cạnh
dân tộc mình. Từ thời Bắc thuộc, qua các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc thì
văn minh TQ đã du nhập vào VN…Trải qua nhiều thế kỉ, người Việt đã tiếp thu có chọn lọc
văn minh Trung Hoa để làm phong phú hơn nền văn hóa, văn minh của dân tộc Việt.
- Văn minh TQ thời PK có ảnh hưởng đến văn hóa VN trên nhiều lĩnh vực như: tư tưởng (Nho
giáo, Đạo giáo…), tôn giáo (Phật giáo Bắc Tông), chính trị (thiết chế quân chủ tập quyền),
luật pháp, chữ viết (chữ Nôm cải biến Việt hóa từ chữ Hán), văn học nghệ thuật, giáo dục,
khoa học tự nhiên…Sự ảnh hưởng đó là cơ hội để làm cho văn hóa của dân tộc ta càng sâu sắc
theo một cách riêng trên cơ sở chắt lọc sau đó làm cho phù hợp với văn hóa của người Việt.
- Sự ảnh hưởng của văn minh Trung Quốc tới Việt Nam là rất lớn, cho đến giờ những ảnh
hưởng đó vẫn còn những tồn tại trong đời sống xã hội, mang cả yếu tố tích cực và tiêu cực.
Song nó cũng đóng góp một phần quan trọng vào lịch sử văn hóa của nước ta, làm cho văn
minh Việt Nam có những đóng góp không nhỏ vào văn minh thế giới.
Câu 2. Chứng minh rằng: Văn minh Phục hưng thực sự là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực tư
tưởng.
- Văn minh thời Phục hưng đã đạt được thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực… Chính những kết
quả nghiên cứu của các nhà bác học thời Phục hưng không những đã góp phần cống hiến to
lớn vào sự phát triển của khoa học nhân loại. Mà còn thực sự là một cuộc cách mạng trong
lĩnh vực tư tưởng.
- Văn minh thời Phục hưng sản sinh ra những bộ óc vĩ đại, những nhà khoa học, nhà văn, nhà
tư tưởng lớn…và người ta ví họ như những “người khổng lồ”, những vĩ nhân toàn tài của
nhân loại. Họ chính là những người tiên phong tạo nên một cuộc cách mạng thực sự trong lĩnh
vực tư tưởng. Họ hướng tới những nội dung giá trị cốt lõi như:
+ Lên án, châm biếm Giáo hội Thiên Chúa giá; tiên phong phê phán, chĩa mũi nhọn đấu tranh
chống chế độ phong kiến thối nát kìm hãm sự phát triển của nhân loại.
+ Đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, đề cao tình cảm thực, ca ngợi tình yêu
thương...
+ Đề cao chủ nghĩa duy vật, khoa học, tiến bộ, coi trọng các ngành khoa học tự nhiên, các
phương pháp thực nghiệm và gắn với cuộc sống hiện thực…
- Với những giá trị trên văn minh thời Phục hưng thực sự là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực
tư tưởng, đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời của phong kiến và giáo hội Thiên chúa, là một bước
tiến lớn trong lịch sử văn minh Tây Âu. Đó là tinh thần nhân văn và tiến bộ trong tư tưởng và
văn học, là sự sáng tạo và phát minh trong khoa học với những ý tưởng đi trước thời đại, là
chủ nghĩa hiện thực trong nghệ thuật. Nó chính là cầu nối từ văn hóa phong kiến sang văn hóa
tư sản, là cơ sở khởi đầu của văn minh Tây Âu thời cận đại và mở đường cho sự phát triển của
văn minh nhân loại.

1
Câu 3. Nhận xét về dấu ấn văn minh Ấn Độ trong các công trình kiến trúc ở Việt Nam.
- Văn minh Ấn Độ là một nền văn minh nổi tiếng, phát triển lâu đời và rực rỡ trên thế giới. Đạt
được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực chữ viết, văn học, nghệ thuật, khoa học tự nhiên, tư
tưởng tôn giáo,…Vì thế, ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ ra bên ngoài cũng mạnh mẽ hơn, đặc biệt
ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
- Một trong những thành tựu nổi bật của văn minh Ấn Độ là phong cách kiến trúc mang dấu ấn
của tôn giáo tín ngưỡng…Các công trình kiến trúc Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của
kiến trúc Ấn Độ (kiến trúc Hin-đu giáo và Phật giáo). Trên nền chung của kiến trúc Ấn Độ,
dân tộc Việt lại có những nét sáng tạo riêng độc đáo.
+ Loại hình kiến trúc phổ biến là kiểu kiến trúc tháp hình vuông hay hình chữ nhật, điển hình
là tháp Chăm ở Việt Nam (Kiến trúc Chăm có từ thế kỷ thứ I sau công nguyên, là sự phát triển
nghệ thuật sớm nhất ở khu vực Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng tư tưởng tôn giáo Ấn Độ…)
+ Kiến trúc Phật giáo đặc trưng phổ biến là kiểu kiến trúc Xơ-tu-pa (tháp)…tiêu biểu như di
tích Thánh địa Mỹ Sơn ở Việt Nam. Tháp chùa có một dáng vẻ kiến trúc độc đáo, xây
dựng bằng gạch đất nung, phản ánh trình độ của một dân tộc có nền văn hóa cao...

You might also like