Kinh Tế Du Lịch

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

0

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN  


   
KHOA: DU LỊCH & KHÁCH SẠN  
  

———🙢🕮🙠——— 
  

  
  
   
   

BÁO CÁO BÀI TẬP NHÓM  


MÔN HỌC: KINH TẾ DU LỊCH 
  

Chủ đề: Thời vụ trong kinh doanh du lịch 


  
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 4 
Lớp: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 63B  
Giáo viên hướng dẫn:  TS. Hoàng Thị Lan Hương

 
 Hà Nội, 5/2022
1

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN 


   
KHOA: DU LỊCH & KHÁCH SẠN  
   
———🙢🕮🙠——— 

   
   
  DANH SÁCH THÀNH VIÊN
 
1. Trần Phương Thảo 
2. Nguyễn Vy Kim Yến 
3. Hoàng Minh Anh 
4. Bùi Thị Mai Anh 
5. Nguyễn Mai Anh 
6. Nguyễn Tuấn Hiếu 
7. Ngô Phương Linh  
8. Tô Hiến Thành 
9. Nguyễn Hà Thu 
1

PHÂN CHIA NHIỆM VỤ VÀ ĐÁNH GIÁ   


  
STT  Thành viên  Nhiệm vụ  Đánh giá   Điểm 

1  Trần Phương Thảo  Leader + Làm Tốt. Hoàn thành 9,5 


word  đúng hạn nhiệm
vụ được giao 
2  Nguyễn Hà Thu  Nội dung phần 1  Tốt. Hoàn thành 9,5
đúng hạn nhiệm
vụ được giao  
3  Ngô Phương Linh  Nội dung phần 2  Tốt. Hoàn thành 10
đúng hạn nhiệm
vụ được giao  
4  Bùi Thị Mai Anh  Nội dung phần 3  Tốt. Hoàn thành 10
đúng hạn nhiệm
vụ được giao  
5  Nguyễn Vy Kim Yến  Nội dung phần 4  Tốt. Hoàn thành 10 
đúng hạn nhiệm
vụ được giao  
6  Hoàng Minh Anh  Nội dung phần 4 Tốt. Hoàn thành 10 
đúng hạn nhiệm
vụ được giao  
7  Nguyễn Tuấn Hiếu  Nội dung phần 5  Tốt. Hoàn thành 9,5 
đúng hạn nhiệm
vụ được giao  
8  Nguyễn Mai Anh  Thư ký   Tốt. Hoàn thành 9,5 
đúng hạn nhiệm
vụ được giao  
9  Tô Hiến Thành  Thiết kế power Tốt. Hoàn thành 9,5 
point thuyết trình   đúng hạn nhiệm
vụ được giao  
 
 
 
 
 
 
2

MỤC LỤC
 
 

Phần 1. Khái niệm về thời vụ du lịch, quy luật thời vụ  2


1.1 Định nghĩa thời vụ du lịch.  2
1.2. Quy luật thời vụ du lịch và ý nghĩa  2
Phần 2. Đặc điểm tính thời vụ du lịch  3
2.1. Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước, các vùng có hoạt động du
lịch.  3
2.2. Một quốc gia, một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch, tùy thuộc vào thể
loại du lịch được phát triển ở đó.  3
2.3. Độ dài thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với các thể loại du lịch
khác nhau.   4
2.4. Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kì kinh doanh.   4
2.5. Độ dài thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức độ phát triển và kinh
nghiệm kinh doanh của các quốc gia du lịch, điểm du lịch và các nhà kinh doanh du lịch.   4
2.6. Độ dài thời gian và cường độ thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của khách đến vùng du
lịch.   5
2.7. Độ dài thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào các cơ sở lưu trú chính.   5
2.8. Một vài đặc điểm về tính thời vụ du lịch của Việt Nam. 5
Phần 3. Nhân tố ảnh hưởng đến thời vụ  6
3.1. Nhân tố tự nhiên  6
3.2. Nhân tố kinh tế - xã hội  7
 3.2.1. Thu nhập  7
3.2.2. Thời gian rảnh rỗi   7
3.2.3. Phong tục tập quán  7
3.2.4. Điều kiện về tài nguyên du lịch  8
 3.3. Nhân tố tổ chức - kỹ thuật   8
 3.4. Nhân tố tâm lý   8
Phần 4. Tác động của thời vụ đến các thành phần trong du lịch  9
4.1. Tác động tiêu cực 9
4.1.1. Tác động đến công tác quản lí, tổ chức   9
4.1.2. Tác động đến hiệu quả kinh doanh  9
3

4.1.3. Tác động đến môi trường  10


4.1.4. Tác động đến dân cư:  11
4.1.5. Tác động đến bản thân du khách:  11
4.2. Ưu điểm  12
4.2.1. Đối với chính quyền địa phương, người dân và doanh nghiệp  12
4.2.2. Đối với tài nguyên thiên nhiên  12
4.2.3. Đối với du khách 13
 Phần 5. Một số phương hướng và biện pháp làm giảm tác động bất lợi của tính thời vụ trong du
lịch 13
5.1. Tăng nhu cầu ngoài mùa cao điểm 13
5.1.1. Mở rộng mùa cao điểm 13
5.1.2. Tổ chức các sự kiện, lễ hội  14
5.1.3. Tìm ra phân khúc thị trường mới 14
5.2. Giảm nhu cầu mùa cao điểm  14
5.3. Xác định khả năng kéo dài thời vụ du lịch  14
5.4. Sử dụng các động lực kinh tế 15
5.5. Nâng cao sự sẵn sàng đón tiếp khách quanh năm cho cơ sở kinh doanh du lịch  15
5.6. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường 15
5.7. Làm tăng mức độ phù hợp giữa cung và cầu 16
5.8. Tăng cường tuyên truyền và quảng cáo 16
LỜI KẾT 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

 
                          
 
1

LỜI MỞ ĐẦU
 
Du lịch là một ngành kinh doanh dịch vụ là chủ yếu, hoạt động kinh doanh trong
lĩnh vực này chủ yếu là phục vụ chứ không phải sản xuất. Do các tác động từ nhiều
yếu tố khác nhau mà hoạt động du lịch mang tính thời vụ. tính thời vụ đó đã gây ra
những phản ứng lên hoạt động kinh doanh du lịch. Tính thời vụ là một hiện tượng
du lịch toàn cầu được công nhận rộng rãi, tạo ra những biến động cung cầu trong
ngành du lịch từ các hoạt động của con người như thời gian nghỉ lễ, điều kiện khí
hậu, thời gian nghỉ hè của các trường học,..

Baum và Lundtrop nhấn mạnh rằng du lịch là một phần không thể thiếu trong hoạt
động kinh doanh toàn cầu phụ thuộc nhiều vào thời vụ, những thay đổi về điều
kiện khí hậu, các hoạt động kinh tế cũng như các hành vi của con người và xã hội
nói chung. Phần lớn các đặc điểm của du lịch đều có những biến động theo một
quá trình lặp lại tạo sự khác biệt rõ ràng các biến đổi theo mùa, đặc điểm loại hình
du lịch tại điểm khai thác du lịch. Từ đó, không ít các lo ngại rằng cơ sở hạ tầng du
lịch và dịch vụ có thể sẽ không được sử dụng một cách hiệu quả, làm giảm chất
lượng liên tục nếu cứ khai thác một cách ồ ạt, bừa bãi,.. Chính vì thế, chúng ta cần
có một sự nghiên cứu rõ ràng về tính thời vụ của du lịch để đề ra cách điều chỉnh
và làm giảm các tác động tiêu cực tới ngành kinh tế mũi nhọn này. Bài nghiên cứu
này được chia làm 5 phần:
Phần 1: Khái niệm về thời vụ du lịch, quy luật thời vụ
Phần 2: Đặc điểm tính thời vụ du lịch      
Phần 3: Nhân tố ảnh hưởng đến thời vụ
Phần 4: Tác động của thời vụ đến các thành phần trong du lịch  
Phần 5: Một số phương hướng và biện pháp làm giảm tác động bất lợi của tính
thời vụ trong du lịch

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
2

Phần 1. Khái niệm về thời vụ du lịch, quy luật thời vụ 

1.1 Định nghĩa thời vụ du lịch.  


Đi cùng với xu thế tăng trưởng kinh tế toàn cầu hiện nay thì ngành Du lịch
cũng đang được phát triển mạnh mẽ và nắm giữ vị trí khá quan trọng trong nền
kinh tế quốc dân của các nước có thế mạnh về Du lịch. Tuy nhiên, các hoạt động
du lịch thường không được diễn ra đồng đều trong năm, dẫn đến sự quá tải hay
thiếu hụt du khách trong từng thời điểm đã gây ảnh hưởng lớn đến doanh thu của
ngành Du lịch. Điều đó đã hình thành nên khái niệm thời vụ trong Du lịch.  
Tính thời vụ du lịch (Seasonality in tourism) là sự dao động lặp đi, lặp lại
đối với cung và cầu của các dịch vụ hàng hóa du lịch, xảy ra dưới tác động của các
nhân tố nhất định.  
Thời vụ du lịch là khoảng thời gian của một chu kỳ kinh doanh, mà tại đó có
sự tập trung cao nhất của cung và cầu du lịch.  
Thời gian của mùa du lịch là đại lượng thay đổi, phụ thuộc vào tính chất và
xu hướng phát triển của hoạt động du lịch.  Ví dụ: Ninh Bình là điểm du lịch lý
tưởng cho các hình thức du lịch lễ hội, du lịch tâm linh nên vào khoảng đầu năm
nơi này đón tiếp một lượng lớn du khách, cụ thể tháng 2 và tháng 3 (2019) có tổng
hơn 1 triệu lượt khách, cao nhất so với các tháng khác trong năm.  
  

Ảnh 1.1. Thời vụ du lịch 

 1.2. Quy luật thời vụ du lịch và ý nghĩa  


  Lượng du khách đến một địa điểm du lịch không đồng đều giữa các tháng
trong một năm, mà biến động mạnh theo từng mùa, từng kì. Sự biến động này
được diễn ra theo một trật tự phổ biến và tương đối ổn định.  
3

Ví dụ: Điển hình là ở miền Bắc Việt Nam với khí hậu quanh năm bốn mùa.
Từ tháng 1 cho đến tháng 4, đặc biệt khoảng tháng 2 (tết Âm lịch) là khoảng thời
gian thay đổi đất trời cỏ cây, du khách sẽ chọn những hình thức và địa điểm có du
lịch lễ hội, du lịch tâm linh như chùa Hương, Ninh Bình… hoặc là nghỉ dưỡng nơi
vùng cao, vùng núi đậm chất tình mùa xuân như Sa Pa, Hà Giang…Du lịch biển
hoặc những nơi có khí hậu mát mẻ: Phú quốc, Nha Trang, Đà Lạt,... sẽ là cao điểm
vào kì hè từ tháng 5 đến tháng 9. Vào tầm tháng 10 đến tháng 12 lại là thời điểm lý
tưởng cho những du khách yêu thiên nhiên, khám phá cái đẹp của núi rừng phía
bắc.  
Ý nghĩa: Giúp các nhà cung ứng du lịch xây dựng chiến lược phát triển theo
từng thời điểm; Xác định thị trường trọng điểm theo quy luật thời vụ; Chủ động
trong việc đón tiếp và phục vụ khách du lịch.  

Phần 2. Đặc điểm tính thời vụ du lịch 


 
2.1. Tính thời vụ trong du lịch mang tính phổ biến ở tất cả các nước, các vùng
có hoạt động du lịch.  
Tất cả các vùng du lịch đều có tính thời vụ. Tuy nhiên, nếu một vùng du lịch
kinh doanh nhiều thể loại du lịch và đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn
trong các tháng của năm (luôn giữ được lượng khách và doanh thu nhất định) thì
tại vùng đó tính thời vụ là không tồn tại. Nhưng khả năng đó là rất khó thực hiện vì
có rất nhiều yếu tố tác động lên hoạt động kinh doanh du lịch làm cho hoạt động
đó khó có thể đảm bảo được cường độ hoạt động đều đặn trong năm và vì vậy tồn
tại tính thời vụ trong du lịch.  

2.2. Một quốc gia, một vùng du lịch có thể có một hoặc nhiều thời vụ du lịch,
tùy thuộc vào thể loại du lịch được phát triển ở đó.  
  Một nước hay một vùng chỉ phát triển một loại hình du lịch  là chủ yếu như
nghỉ biển hay nghỉ núi thì ở đó chỉ có một mùa du lịch là vào mùa hè hoặc mùa
đông. Nhưng nếu như tại một khu nghỉ mát biển lại có nhiều nguồn nước khoáng
giá trị, ở đó phát triển mạnh 2 thể loại du lịch: du lịch nghỉ biển vào mùa hè và du
lịch nghỉ dưỡng chữa bệnh vào mùa đông dẫn đến ở đó có 2 mùa du lịch như  tỉnh
Yamagata (Nhật Bản) phát triển 2 mùa du lịch chính là mùa đông trượt tuyết, mùa
hè trượt cỏ, leo núi nghỉ dưỡng và chữa bệnh.  
 
4

 
 
 
 
 
 
 
 
 
        
            Ảnh 2.1. Rừng băng tuyết Zao                          Ảnh 2.2.  Khu nghỉ dưỡng suối nước
nóng                
 
 
2.3. Độ dài thời gian và cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau đối với
các thể loại du lịch khác nhau.   
  Du lịch chữa bệnh thường có mùa dài hơn và cường độ vào mùa chính yếu
hơn. Du lịch nghỉ biển (vào mùa hè), nghỉ núi (trượt tuyết vào mùa đông) có mùa
ngắn hơn và cường độ mạnh hơn (do phụ thuộc vào yếu tố thiên nhiên nhiều hơn).  

2.4. Cường độ của thời vụ du lịch không bằng nhau theo thời gian của chu kì
kinh doanh.   
  Thời gian mà ở đó cường độ lớn nhất được quy định là thời vụ chính (mùa
chính), còn thời kỳ có cường độ nhỏ hơn ngay trước mùa chính gọi là thời vụ trước
mùa, ngay sau mùa chính gọi là thời vụ sau mùa. Thời gian còn lại trong năm còn
được gọi là ngoài mùa. Ở một số nước chỉ kinh doanh du lịch nghỉ biển là chủ yếu
thời gian ngoài mùa người ta gọi là “mùa chết”. Thí dụ: Tại bãi biển Sầm Sơn vào
tháng 6, 7, 8 là thời gian tắm biển đẹp nhất, nhiều người đi tắm nhất (và cũng vì
vào kỳ nghỉ hè). Vào thời gian đó số khách đông nhất, cường độ thời vụ là lớn nhất
hoặc gọi là mùa chính. Vào tháng 4, 5, 9, 10 nước biển cũng tương đối ấm, có thể
tắm biển được vẫn còn có khách đến tắm biển, nghỉ ngơi hoặc trước mùa và sau
mùa. Còn lại tháng 11, 12, 1, 2, 3 là những tháng ngoài mùa (mùa chết) . 

2.5. Độ dài thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào mức độ
phát triển và kinh nghiệm kinh doanh của các quốc gia du lịch, điểm du lịch
và các nhà kinh doanh du lịch.   
  Cùng kinh doanh một loại hình du lịch, với các điều kiện về tài nguyên du
lịch tương đối như nhau thì ở các nước, các vùng, các cơ sở kinh doanh du lịch
phát triển hơn, có kinh nghiệm kinh doanh tốt hơn thì thời vụ du lịch thường kéo
5

dài hơn và cường độ của mùa du lịch yếu hơn. Ngược lại, các nước, vùng, cơ sở du
lịch mới phát triển, chưa có nhiều kinh nghiệm kinh doanh (chính sách tiếp thị,
quảng cáo chưa tốt) thường có mùa du lịch ngắn hơn và cường độ của mùa du lịch
chính thể hiện mạnh hơn.   

2.6. Độ dài thời gian và cường độ thời vụ du lịch phụ thuộc vào cơ cấu của
khách đến vùng du lịch.   
  Các trung tâm dành cho du lịch thanh, thiếu niên (sinh viên, học sinh)
thường có mùa ngắn hơn và có cường độ mạnh hơn so với những trung tâm đón
khách ở độ tuổi trung niên. Nguyên  nhân chính ở đây là do thanh, thiếu niên
thường hay đi theo đoàn, hội vào các dịp nghỉ hè, nghỉ tết ngắn hạn.  

2.7. Độ dài thời gian và cường độ của thời vụ du lịch phụ thuộc vào các cơ sở
lưu trú chính.   
  Ở đâu (đất nước, vùng) có chủ yếu là các cơ sở lưu trú chính – khách sạn,
motel, nhà nghỉ, khu điều dưỡng, mùa du lịch kéo dài hơn và cường độ của mùa
chính là yếu hơn so với nơi sử dụng nhiều nhà trọ và Camping. Ở đó mùa du lịch
thường ngắn hơn và cường độ thường mạnh hơn. Bởi những nơi có chủ yếu là các
cơ sở lưu trú chính thì việc đầu tư và bảo dưỡng tốn kém hơn dẫn đến các nhà kinh
doanh phải tìm nhiều biện pháp kéo dài thời vụ hơn. Những nơi có thời vụ du lịch
ngắn thì nhu cầu đầu tư và xây dựng các cơ sở lưu trú chính ít hơn. Cơ sở lưu trú là
nhà trọ và Camping vừa linh hoạt lại vừa tốn ít chi phí hơn.  

2.8. Một vài đặc điểm về tính thời vụ du lịch của Việt Nam. 
  Việt Nam là một nước có tài nguyên du lịch thuận lợi cho việc phát triển
kinh doanh du lịch quanh năm. Sự đa dạng về khí hậu. Nước Việt Nam hình chữ S
trải theo chiều Bắc – Nam. Do vậy, chỉ có ở miền Bắc và miền Trung còn có mùa
đông, ở miền Nam khí hậu quanh năm nóng ấm, bờ biển dài thuận lợi cho kinh
doanh du lịch nghỉ biển cả năm. Bên cạnh đó, sự phong phú về tài nguyên nhân
văn ở khắp mọi miền đất nước. Do đó, tính thời vụ có thể hạn chế và có điều kiện
giảm cường độ của thời vụ du lịch.  
  Trong giai đoạn hiện nay đối tượng khách du lịch tại Việt Nam có động cơ
và mục đích rất khác nhau. Khách du lịch nội địa đi du lịch chủ yếu là để nghỉ biển,
nghỉ dưỡng và (đi tham quan) lễ hội, họ đi du lịch chủ yếu vào các tháng hè và các
tháng đầu năm.  
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam hiện nay chủ yếu với mục đích kết hợp
kinh doanh thăm dò thị trường), ký kết hợp đồng, một số với mục đích tham quan
tìm hiểu (động cơ xã hội), khách đến Việt Nam chủ yếu vào từ tháng 10 đến tháng
6

3 hàng năm. Luồng khách du lịch nội địa lớn hơn luồng khách du lịch quốc tế
nhiều.  
  Thời vụ du lịch, độ dài của thời vụ du lịch và cường độ biểu hiện của thời vụ
du lịch ở các thành phố lớn, các tỉnh và các trung tâm du lịch biển là rất khác
nhau. Điều đó phụ thuộc vào sự phát triển các loại hình kinh doanh du lịch khác
nhau và cấu trúc, đặc điểm của các luồng khách du lịch.  
  Việt Nam trong giai đoạn phát triển du lịch hiện nay thu hút khách du lịch
quốc tế chủ yếu bởi các giá trị lịch sử (di tích lịch sử); các giá trị văn hóa (các
phong tục tập quán cổ truyền, các lễ hội), các dự án đầu tư, các hoạt động kinh
doanh sản xuất, phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tập trung chính vào
khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 3 trong năm bởi các nguyên nhân sau:
Phần lớn các dịp lễ hội, Tết Nguyên đán tập trung vào những tháng đầu năm.
Trong giai đoạn hiện nay, hầu hết khách Việt Kiều (chiếm tỉ trọng lớn trong tổng
số khách du lịch quốc tế vào Việt Nam) và khách du lịch với mục đích tham quan,
tìm hiểu thường đến dịp này.  
Các thương gia đến Việt Nam thường đến nhiều vào thời gian ngoài kỳ nghỉ
hè, vì thời gian nghỉ hè họ thường cùng với những người thân của họ đi nghỉ ở
những nơi nổi tiếng, truyền thống hấp dẫn cho các kỳ nghỉ hè gia đình của khách
du lịch quốc tế trên thế giới.Ví dụ khách du lịch Pháp thường tránh đến Việt Nam
vào tháng 7, 8, 9 vì họ sợ gió mùa, bão của những tháng đó.  
 
Phần 3. Nhân tố ảnh hưởng đến thời vụ 
   
  Ở một mức độ nhất định, tính thời vụ gây ra những khó khăn cho việc quản
lý nhà nước đối với hoạt động du lịch. Chúng ta có thể nắm bắt và nghiên cứu rõ
hơn về những tác động âm tính, những nhân tố ảnh hưởng đến tính thời vụ trong
kinh doanh du lịch nhằm đưa ra những chính sách phát triển du lịch một cách đúng
đắn, từ đó giúp giảm bớt tác động bất lợi của đa số các nhân tố và kết quả là kéo
dài được thời vụ du lịch.   
   Theo tài liệu tham khảo trong giáo trình “Kinh tế du lịch “, những nhân tố
được đề cập tới là: nhân tố tự nhiên, nhân tố kinh tế - xã hội, nhân tố tổ chức - kỹ
thuật, nhân tố tâm lý,...   

3.1. Nhân tố tự nhiên  


  Khí hậu, thời tiết là nhân tố mang ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành
thời vụ du lịch, tác động mạnh lên cả cung và cầu du lịch.   
7

- Về mặt cung: đa số các điểm tham quan du lịch giải trí đều tập trung số
lượng lớn vào mùa hè với khí hậu ấm áp, mát mẻ phù hợp cho các loại du
lịch như: du lịch nghỉ biển, du lịch nghỉ núi, du lịch chữa bệnh,...  
- Về mặt cầu: mùa hè có lượng du khách lớn nhất.  
- Khí hậu, thời tiết quyết định rất nhiều đến nhu cầu của du khách về du
lịch. Ví dụ ngành du lịch nghỉ biển, những bãi biển nổi tiếng cũng thu hút
lượng khách đông vào dịp hè do thời tiết thích hợp để đi chơi, tắm biển tắm
nắng,... Còn vào mùa đông khi khí hậu lạnh, hanh khô không phù hợp cho
loại hình du lịch biển, dù các nhà cung cấp dịch vụ đưa ra nhiều gói giảm giá
nhưng không ai lựa chọn do không thời tiết không phù hợp.  
 
- Tuy khí hậu không làm ảnh hưởng đến tài nguyên du lịch nhưng nó là nhân
tố ảnh hưởng trực tiếp đến nhau cầu của khách du lịch. Hành khách thường
chọn khi thời tiết thuận lợi để thực hiện các cuộc hành trình du lịch.  

3.2. Nhân tố kinh tế - xã hội  


     3.2.1. Thu nhập  
  Thu nhập là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến nhu cầu đi du
lịch bởi để thực hiện được chuyến đi du lịch cần phải có một lượng chi phí cần
thiết nên thu nhập của người dân càng cao đồng nghĩa với nhu cầu về du lịch của
mọi người tăng dần lên.   
  Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái cũng tác động một phần tới nhu cầu đi du
lịch.  
    3.2.2. Thời gian rảnh rỗi   
  Thời gian rảnh rỗi là nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố không đều của nhu
cầu du lịch, mọi người có xu hướng đi du lịch vào khoảng thời gian rảnh rỗi. Tác
động của thời gian nhàn rỗi lên tính thời vụ trong kinh doanh du lịch phải nói đến
hai đối tượng chính trong xã hội. 
Thứ nhất là thời gian nghỉ phép năm tác động lên thời vụ du lịch, do độ dài
của thời hạn phép và thời gian sử dụng phép.   
  Thứ hai là thời gian nghỉ của các trường học, điều này làm cho học sinh và
phụ huynh có thể sắp xếp khoảng thời gian này để nghỉ ngơi, đi du lịch. Thường kỳ
nghỉ của học sinh trùng với thời gian vào hè nên sự lựa chọn du lịch biển được ưu
tiên nhất. Điều này dẫn đến bùng nổ du lịch, nhiều địa điểm quá tải số lượng người
đến mỗi khi vào hè, ảnh hưởng nhiều tới tính thời vụ trong du lịch.  
   Đối với những người hưu trí, số lượng đối tượng này ngày càng tăng do tuổi
thọ trung bình tăng, thời gian của họ có thể đi du lịch bất kỳ lúc nào nếu họ có đủ
điều kiện kinh tế. Đây được đánh giá là lực lượng khách du lịch làm giảm bớt
cường độ mùa du lịch chính.   
8

  3.2.3. Phong tục tập quán  


  Theo một số điều tra xã hội học mới đây ở Hòa Kỳ và một số nước Tây Âu
cho thấy: phong tục, tập quán là những nhân tố tác động trực tiếp lên cầu du lịch và
tạo nên sự tập trung của cầu du lịch vào những thời vụ nhất định.  
  Thông thường các phong tục tập quán có tính chất lịch sử, truyền thống và
bền vững, được hình thành dưới tác động của các điều kiện kinh tế - xã hội. Nhiều
khi phong tục tạo nên thói quen cho con người. Đặc biệt ở Việt Nam, yếu tố phong
tục tập quán có ảnh hưởng nhiều đến tính thời vụ du lịch. Ta có thể thấy những ví
dụ điển hình như: đi lễ hội vào đầu năm - trẩy hội chùa Hương, chùa Thầy, đền
Hùng,…  
  
3.2.4. Điều kiện về tài nguyên du lịch  
   Đây là nhân tố tác động đến cả cung và cầu du lịch. Điều kiện về tài nguyên
du lịch chỉ có thể phát triển thể loại du lịch nào sẽ gây ảnh hưởng đến thời vụ du
lịch của điểm du lịch tương ứng.   

 3.3. Nhân tố tổ chức - kỹ thuật   


   Sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch có ảnh hưởng đến độ dài thời vụ du lịch
thông qua cung.  
  Việc phân bổ hợp lý các hoạt động vui chơi, giải trí, tổ chức cho du khách có
ảnh hưởng nhất định đến việc khắc phục sự tập trung của những nhân tố tác động
đến thời vụ du lịch.  
  Các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo ảnh hưởng không nhỏ đến sự phân
bổ các luồng khách du lịch.  
  Các chính sách giảm giá của các cơ quan du lịch được đưa ra để kích cầu du
lịch, làm giảm bớt cường độ trong mùa du lịch chính.   

3.4. Nhân tố tâm lý   
   Tâm lý là một nhân tố ảnh hưởng đến cầu trong du lịch. Một số lý do được
đưa ra là:   
- Đa số khách có khả năng thanh toán hạn chế thường đi nghỉ tập thể vào
chính vụ do chi phí tổ chức chuyến đi theo đoàn thường nhỏ. Mặc dù vào vụ
chính, chi phí du lịch cao nhưng lại được giảm giá cho số đông.  
- Họ thường chọn những tháng thuộc mùa chính để xác suất gặp thời tiết bất
lợi là nhỏ nhất.  
  Do ảnh hưởng của mốt và sự bắt chước lẫn nhau của du khách. (Theo số liệu
thống kê của Digital, tính tới tháng 6-2021, số lượng người dùng Internet ở Việt
Nam là gần 70 triệu, tăng 0,8% trong giai đoạn 2020-2021 (chiếm hơn 70% dân
9

số); số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là gần 76 triệu người, tăng gần 10
triệu người trong vòng 1 năm (tương đương 73,7% dân số). Nắm bắt được xu
hướng sử dụng của người tiêu dùng nên rất nhiều những video review du lịch, vlog
đi du lịch và rất nhiều hình thức truyền thông du lịch cùng mức giá hợp lý được
tiếp cận rộng rãi và mọi người xem xu hướng du lịch, đi du lịch theo lời giới thiệu
trên mxh nên đó là một yếu tố tác động đến thời vụ du lịch. Mỗi mùa, mỗi khoảng
thời gian phù hợp cho những điểm đến du lịch khác nhau, mọi người đổ xô đi nên
đôi khi gây ra sự quá tải du lịch.   
 

Phần 4. Tác động của thời vụ đến các thành phần trong du
lịch 
 
4.1. Tác động tiêu cực 
4.1.1. Tác động đến công tác quản lí, tổ chức   
   Lượng lớn nhu cầu du lịch trong một thời điểm sẽ gây ra sự mất cân bằng
trong nhiều hoạt động tại điểm đến, trong đó có vấn đề bảo vệ trật tự an ninh, an
toàn xã hội. Ở mức độ nhất định, tính thời vụ du lịch gây ra những khó khăn cho
việc quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch ở cả cấp trung ương và địa
phương. Làm ảnh hưởng đến công tác quản lý giao thông, môi trường, lưu trú và
quản lý chất lượng dịch vụ. Vào những ngày cao điểm, du khách đông, lượng rác
thải tăng dẫn đến khó khăn cho công tác vệ sinh môi trường, ảnh hưởng đến mỹ
quan chung.  
    Đồng thời các nhà quản lý gặp khó khăn từ việc xây dựng tour, dịch vụ vận
chuyển khách, lưu trú, ăn uống...Tình trạng cầu vượt quá cung thường gắn liền với
việc tăng giá dịch vụ, giảm chất lượng, giảm uy tín của khu du lịch dẫn đến giảm
lượng khách trong thời gian tiếp theo. Sự quá tải của kết cấu hạ tầng do lượng
khách tập trung đông trong mùa du lịch, dẫn đến sự xuống cấp nghiêm trọng của
cơ sở vật chất hạ tầng.  
   Trước và sau mùa du lịch chính, số lượng khách du lịch giảm xuống và giảm
tới mức bằng không thì những khoản thu nhập từ thuế và lệ phí do du lịch đem lại
cho du lịch cũng giảm.  

4.1.2. Tác động đến hiệu quả kinh doanh  


   Tính thời vụ du lịch tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh cả ở thời
điểm trong mùa du lịch chính và ngoài mùa vụ.   
10

   Thời điểm trong mùa du lịch chính: Khi cầu du lịch tăng tới mức vượt quá 
khả năng cung cấp của các cơ sở kinh doanh du lịch nhiều lần sẽ kéo theo tác động
tiêu cực tới hiệu quả kinh doanh du lịch của các cơ sở kinh doanh du lịch.  
   Vào mùa du lịch chính cơ sở vật chất kỹ thuật được sử dụng với công suất
lớn và để lãng phí trong thời điểm trước và sau mùa du lịch chính dẫn đến tình
trạng mất cân đối giữa cung và cầu. Nếu đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật
đáp ứng đủ cầu vào mùa du lịch sẽ gây ra sự lãng phí vào mùa ngoài vụ, vì thế hiệu
quả đầu tư không cao, nếu không đầu tư hoặc đầu tư ít sẽ gây ra sự thiếu hụt trong
mùa vụ chính. Điều này sẽ dẫn tới chi phí cố định tăng lên, giá cả hàng hóa dịch vụ
tăng, đồng thời giảm đi khả năng cạnh tranh trong kinh doanh.    
   Tại các nhà hàng quy mô nhỏ và các dịch vụ khác, ngoài mùa du lịch là thời
gian vắng khách, vì thế nảy sinh tâm lý kinh doanh “chộp giật”, “làm một tháng ăn
cả năm” trong mùa du lịch, dẫn đến việc tăng giá hàng hóa dịch vụ, ép giá đối với
du khách, tranh giành khách lẫn nhau, gây mất trật tự, mỹ quan khu du lịch và mất
thiện cảm trong mắt du khách. Thời điểm ngoài mùa vụ: Khi cầu du lịch giảm
xuống và giảm tới mức bằng.  
   Tác động tiêu cực tới hiệu quả kinh doanh du lịch: chất lượng phục vụ; hiệu
quả kinh tế trong kinh doanh; tổ chức và sử dụng nguồn nhân lực; tổ chức hạch
toán; tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật.   
   Chẳng hạn, trong mùa cao điểm, việc làm thủ tục tiếp nhận buồng phòng cho
khách du lịch gặp khó khăn do phải phục vụ một lượng khách tập trung đông,
nhiều khi quá khả năng đáp ứng, đội ngũ lao động tại các cơ sở kinh doanh bị quá
tải, gây ức chế dẫn đến ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ các dịch vụ vào mùa
cao điểm không cao. Doanh nghiệp phải tiến hành tuyển thêm nhiều lao động thời
vụ, số lao động này gần như không qua đào tạo hoặc đào tạo không bài bản, ít
nhiều ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ của doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh,
thiếu tính chuyên nghiệp. Trong một không gian du lịch, hiện tượng này diễn ra
nhiều, thường xuyên, tập trung vào một thời điểm không chỉ gây bất lợi cho các
nhà kinh doanh, hình ảnh điểm đến sẽ xấu đi trong con mắt của khách du lịch.  Bên
cạnh đó, với tâm lý phục vụ theo kiểu kiếm lợi, nên thái độ phục vụ du khách của
đội ngũ nhân lực  lại  điểm du  lịch  và  dân  cư  sở  tại  kinh  doanh  tại  điểm  du 
lịch  nảy sinh những hành động thiếu ý thức đối với việc xây dựng và giữ hình ảnh
thương hiệu của điểm du lịch.   
    Ngoài mùa chính, để giảm thiểu chi phí, các đơn vị kinh doanh phải sử dụng
nhiều biện pháp khác nhau: cho một số lao động nghỉ việc hoặc không lương, giảm
lương đối với các nhân viên còn lại, lao động cố định được tính toán và hạn chế trả
lương, chi phí khác ở mức thấp nhất. Điều này gây tác động tiêu cực đến đời sống
vật chất tinh thần của lao động trong doanh nghiệp. Mùa thấp điểm, nhân lực lao
động tại các khu du lịch không có việc hoặc mức lương rất thấp dù có việc làm, do
11

các cơ sở kinh doanh du lịch hầu như vắng khách hoặc đóng cửa. Một số lượng
không nhỏ lao động phải chuyển đổi việc làm hoặc bỏ việc, thất nghiệp.  
 
4.1.3. Tác động đến môi trường  
   Sức chứa của các điểm du lịch là có hạn, trong mùa cao điểm, việc khai thác 
sử dụng quá mức tài nguyên du lịch để phục vụ cho các hoạt động du lịch gây nên
sự quá tải cho sức chứa của điểm du lịch tại một điểm trong một khoảng thời gian
nhất định.   
  Sự quá tải này tác động tiêu cực đến đối tượng du lịch như làm giảm giá trị
thẩm mỹ, phá hoại cảnh quan, xuống cấp di tích, môi trường làm giảm uy tín của
điểm du lịch với du khách, về lâu dài làm giảm giá trị du lịch của đối tượng. Các
tài nguyên du lịch tự nhiên như cảnh đẹp thiên nhiên, núi rừng, sông, biển… và các
tài nguyên nhân  văn  được  khai  thác  cho  hoạt  động  du  lịch.  Trong  quá  trình 
phát triển,  tài nguyên môi trường du lịch và hoạt động du lịch có mối quan hệ
tương hỗ với nhau rất chặt chẽ, vì thế sự suy giảm chất lượng của môi trường sẽ
làm giảm sức hút của hoạt động du lịch.   
Ngoài mùa du lịch chính là thời gian vắng khách, cũng là khoảng thời gian
để tu bổ, tôn tạo, phục hồi lại sau một thời gian khai thác tối đa cho hoạt động du
lịch. Có những đối tượng như các bãi biển, hang động, thác nước…có thể phục hồi
được sau một thời gian khai thác, tuy nhiên có những đối tượng không thể phục hồi
được như các khu bảo tồn thiên nhiên, các di tích văn hóa lịch sử, các đối tượng bị
khai thác quá mức…   
Vào mùa cao điểm, du khách tập trung đông, lượng rác thải gia tăng, gây áp
lực cho công tác đảm bảo vệ sinh môi trường, gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ
quan của đối tượng du lịch.  
   *Ví dụ thực tiễn:   
   Theo thống kê của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (Tổng cục Du lịch),
trước khi dịch bệnh bùng phát, ước tính các vùng ven biển, khu du lịch biển hàng
năm thu hút khoảng 70% lượng khách quốc tế tới Việt Nam, 50% khách nội địa,
mang lại 70% doanh thu ngành du lịch cả nước.  
  Đáng nói, trung bình mỗi khách du lịch lưu trú có lượng rác thải khoảng
1,2kg/ngày đêm; trong khi mỗi khách du lịch không lưu trú có lượng rác thải trung
bình khoảng 0,5 kg/ngày. Trong đó rác thải nhựa chiếm khoảng 60%, chủ yếu là
các sản phẩm nhựa dùng một lần như túi ni lông, hộp xốp, chai nhựa, ống hút
nhựa, bàn chải, lược, mũ ủ tóc, tăm bông …  

4.1.4. Tác động đến dân cư:  


   Khi cầu du lịch quá lớn gây nên sự mất cân đối, mất ổn định đối với các
phương tiện thông tin đại chúng, đối với mạng lưới phục vụ xã hội (giao thông
12

công chính, điện, nước, mạng lưới thương nghiệp,..), làm ảnh hưởng đến cuộc sống
sinh hoạt hàng ngày của nhân dân địa phương. Trái lại, khi cầu du lịch giảm xuống
và giảm tới mức bằng không thì những người làm hợp đồng theo thời vụ sẽ không
còn việc làm, ngoài ra những nhân viên làm cố định cũng thu nhập thấp đi.  

4.1.5. Tác động đến bản thân du khách:  


   Cầu du lịch tập trung nhiều khiến cho việc tìm kiếm, lựa chọn các dịch vụ
giải trí, nghỉ ngơi, ăn uống bị hạn chế gây ra nhiều bất lợi cho du khách. Bên cạnh
đó, vào mùa du lịch chính thường xảy ra tình trạng tập trung nhiều khách du lịch
trên phương tiện giao thông, trong các cơ sở lưu trú tại điểm du lịch. Điều đó gây
ảnh hưởng đến việc đi lại, lưu trú của khách dẫn đến việc giảm chất lượng phục vụ
khách du lịch.  

4.2. Tác động tiêu cực


4.2.1. Đối với chính quyền địa phương, người dân và doanh nghiệp  
  Trong du lịch, việc nắm bắt được những đặc điểm, nét đặc trưng của các loại
hình du lịch sẽ giúp chính quyền địa phương, doanh nghiệp xác định sẽ tập trung
phát triển loại hình du lịch nào phù hợp với địa phương, có những quyết định đúng
đắn trong việc chỉ đạo phát triển tập trung những điểm mạnh, tháo gỡ, khắc phục
những điểm hạn chế của loại hình du lịch đó. Từ đó, thúc đẩy sự học tập, nghiên
cứu để tập trung phát triển từ các doanh nghiệp du lịch, chính quyền địa phương.
Người dân được sự chỉ đạo rõ ràng từ chính quyền địa phương cũng sẽ có những
sự chuẩn bị kỹ càng trước cho mùa du lịch cao điểm, chủ động liên kết cùng các
doanh nghiệp du lịch để khai thác, kích cầu du lịch trong tương lai.  
Mùa cao điểm của du lịch là thời điểm mức độ tập trung của các hoạt động
kích cầu du lịch mang tính văn hóa, thư giãn, đặc điểm vùng miền tạo ra sự thích
thú đối với du khách, thu hút thêm lượng khách du lịch cả từ trong nước và ngoài
nước, mang lại giá trị thương mại lớn, cũng là cơ hội tốt để Việt Nam lan tỏa, chia
sẻ văn hóa dân tộc tới nhiều đối tượng khác nhau.  
  Drakatos đã chỉ ra rằng tính thời vụ cho những biến động ổn định và được
thiết lập tốt hơn là bất thường. Vì có các yếu tố có thể dự đoán được từ sự biến
động theo mùa từ nhu cầu khách du lịch, do đó, chúng ta có thể dễ dàng dự đoán
những tình huống, cơ hội phát triển trong tương lai để tận dụng tính toán những kế
hoạch, chính sách dự kiến khôi phục điểm du lịch, đầu tư phát triển nâng cấp dịch
vụ tại điểm. 

4.2.2. Đối với tài nguyên thiên nhiên  


  Trong nghiên cứu của mình, Hartmann(1986) đã đưa ra các lập luận ban đầu
của mình về các khía cạnh xã hội học và sinh thái học nhấn mạnh các tính tích cực
13

của tính thời vụ. Ông cho rằng mùa thấp điểm tạo ra cơ hội cho sự phục hồi xã hội
và sinh thái. Trong cuốn “The Economics of Tourism” có đề cập đến việc sử dụng
tài nguyên thiên liên tục mà không dừng lại có thể mang lại các ảnh hưởng gây hại.
Chúng ta có thể hiểu một cách đơn giản như việc đi bộ đường dài rất thích hợp
trong mùa khô, tuy nhiên việc đó có thể gây ra sự xói mòn mạnh mẽ hơn so với
mùa mưa. Như vậy, có thể hiểu việc liên tục khai thác dịch vụ du lịch tại 1 địa
điểm trong thời gian dài không đi kèm sự khắc phục, nâng cấp nhanh chóng sẽ làm
cho điểm du lịch đó bị ảnh hưởng nặng nề, làm cạn kiệt những giá trị du lịch và
làm mất đi sự hấp dẫn trong mắt khách du lịch trong và ngoài nước.  

4.2.3. Đối với du khách  
Tính thời vụ của du lịch đang dần mở ra cơ hội phát triển mới, chuyển
hướng phát triển cho du lịch trái vụ. Vì hiện nay, vẫn tồn tại không ít các cá nhân
có nhu cầu tận hưởng chuyến du lịch vào mùa du lịch thấp điểm. Những vị khách
đó cho rằng việc đi du lịch vào mùa thấp điểm sẽ hạn chế tình trạng quá đông cũng
như những vấn đề phát sinh trong mùa du lịch cao điểm như về giá cả, tiết kiệm
chi phí tối đa, dễ dàng chất lượng dịch vụ tốt, được khám phá điểm du lịch một
cách trọn vẹn,... Những dịch vụ, cơ sở vật chất du lịch vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng
hiệu quả, tránh tình trạng bỏ trống, lãng phí các tài nguyên thiên nhiên. Thời điểm
này cũng là cơ hội tốt cho sinh viên đam mê ngành du lịch hay những người muốn
làm thêm mà không có nhiều kinh nghiệm được học hỏi, trải nghiệm các công việc,
vị trí trong ngành. Chủ các doanh nghiệp du lịch vẫn duy trì được sự hoạt động,
tiền chi trả lương cho nhân viên cũng sẽ ít hơn, thu được nhiều lợi nhuận cũng như
tập trung đào tạo được nhân lực du lịch với chất lượng tốt.  
  Từ trên, tính thời vụ của du lịch không hoàn toàn mang những yếu tố tiêu
cực. Từ góc độ sinh thái, tính mùa vụ đã góp phần duy trì du lịch, giống như việc
tắt công tắc trong một thời gian để ngăn việc máy móc điện tự chạy quá công suất
gây hư hỏng. Việc chúng ta có những điểm nghỉ cũng giúp chúng ta có thêm thời
gian làm mới lại những dịch vụ sẵn có, nâng cấp thêm những dịch vụ tốt hơn nhằm
thu hút, xây dựng phát triển ngành Du lịch nước nhà.  

Phần 5. Một số phương hướng và biện pháp làm giảm tác


động bất lợi của tính thời vụ trong du lịch
 
  Tính thời vụ trong du lịch sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn nhưng chúng ta có
thể hạn chế tối thiểu những tác động bất lợi của tính thời vụ trong du lịch.
14

 5.1. Tăng nhu cầu ngoài mùa cao điểm 


5.1.1. Mở rộng mùa cao điểm 
  Các nhà quản lý có thể tăng nhu cầu bên ngoài mùa cao điểm bằng cách mở
thêm một mùa du lịch thứ hai. Điều này phụ thuộc vào nội tại và khả năng cạnh
tranh của điểm đến. Các khu du lịch sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi cố gắng phát
triển cùng một loại hình du lịch vào tất cả các mùa trong năm. Điều quan trọng là
nhà quản lý phải nhận thức được những lợi thế và tiềm năng sẵn có của mình.  
Ngoài ra, việc đa dạng hóa sản phẩm du lịch và pha trộn sản phẩm cũng là
một phương án hữu ích để thực hiện chiến lược mở rộng mùa cao điểm trong du
lịch.
Để mở rộng mùa cao điểm một cách hiệu quả thì cần sự phối hợp chặt chẽ
giữa cơ sở kinh doanh du lịch tư nhân và nhà nước. Các cơ sở kinh doanh du lịch 
cần tận dụng hiệu quả những tài nguyên du lịch sở tại. Còn các cơ quan quản lý
nhà nước cần tạo điều kiện tốt nhất có thể cho sự phát triển của du lịch địa phương
và lắng nghe những tâm tư của cơ sở kinh doanh du lịch để làm tốt điều này

5.1.2. Tổ chức các sự kiện, lễ hội  


Việc tổ chức sự kiện, lễ hội là một trong những cách phổ biến để có thể mở
rộng mùa du lịch cũng như marketing cho địa điểm du lịch. Sự kiện, lễ hội này có
thể là truyền thống hoặc được thiết kế nhưng cần có những bản sắc riêng để thu hút
khách du lịch đến vào mùa thấp điểm. Các sự kiện, lễ hội sẽ tạo một sự thu hút
mạnh mẽ đối với du khách không chỉ là một mà có thể nhiều năm nếu như được tổ
chức và vận hành tốt cùng với đó là sự phối hợp của các cơ quan quản lí về du lịch
của địa phương để tăng tính bản sắc của sự kiện, lễ hội 

 
5.1.3. Tìm ra phân khúc thị trường mới 
Phân khúc thị trường mới là một chiến lược để tăng nhu cầu ngoài mùa cao
điểm. Có thể kể đến các thị trường như khách cao tuổi, khách du lịch kinh doanh,
khách du lịch hội nghị. Đây là những thị trường có khả năng và sẵn sàng đi du lịch
ngoài mùa cao điểm. Nếu như có thể khai thác tốt những thị trường tiềm năng cho
mùa thấp điểm này thì chúng ta có thể hạn chế đáng kể những tác động tiêu cực
của tính thời vụ trong du lịch 

5.2. Giảm nhu cầu mùa cao điểm  


  Giảm nhu cầu có thể là cần thiết nếu số lượng khách vượt quá năng lực phục
vụ dẫn đến sự không hài lòng của khách hàng và suy giảm chất lượng dịch vụ. 
Cách làm có thể là tăng giá hoặc giới thiệu những lệ phí khác để giảm thiểu
lượng khách du lịch vào mùa cao điểm 
15

5.3. Xác định khả năng kéo dài thời vụ du lịch  


- Xác định thể loại du lịch nào phù hợp. 
- Giá trị và khả năng tiếp nhận của tài nguyên du lịch. 
- Số lượng du khách trong đó và tiềm năng. 
- Sức tiếp nhận của cơ sở vật chất – kỹ thuật du lịch. 
- Khả năng cung ứng nguồn lao động. 
- Kinh nghiệm tổ chức. 
- Khả năng kết hợp các thể loại du lịch khác nhau 

5.4. Sử dụng các động lực kinh tế 


Đối với du khách, các tổ chức và công ty du lịch sử dụng chính sách giảm
giá, khuyến mãi để kích thích du khách đi du lịch ngoài mùa chính. 
Khuyến khích tính chủ động của của các tổ chức kinh doanh du lịch, các cơ
sở trong việc kéo dài thời vụ du lịch. 
Các động lực kinh tế có thể được khuyến khích bằng các biện pháp cụ thể
như: giảm giá các dịch vụ, tặng kèm cách dịch vụ khác khi đi nhiều người, tặng các
voucher cho lần sau hoặc khi sử dụng các dịch vụ của đối tác,...

5.5. Nâng cao sự sẵn sàng đón tiếp khách quanh năm cho cơ sở kinh doanh du
lịch  
Thực hiện phối hợp giữa những người tham gia vào việc cung ứng sản phẩm
và dịch vụ du lịch ngoài mùa cao điểm để tạo được sự thống nhất về quyền lợi và
hành động.
Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất để thích ứng với nhau cầu đa dạng của
khách du lịch. 
Tăng thêm số lượng cơ sở kinh doanh du lịch một cách có tính toán và dựa
trên nền tảng nghiên cứu thị trường

5.6. Đẩy mạnh nghiên cứu thị trường 


  Nhu cầu của khách hàng nắm vai trò trung tâm trong hoạt động marketing và
kinh doanh du lịch bởi nhu cầu của khách hàng là yếu tố quyết định khách hàng có
sử dụng dịch vụ hay không và điều này cũng chính là yếu tố quyết định sự sống
còn của doanh nghiệp du lịch. Nắm bắt được thị hiếu của khách hàng là tiền đề để
doanh nghiệp đáp ứng tối ưu yêu cầu của khách hàng. 
Để xác định số lượng và thành phần của nguồn khách hàng tiềm năng ngoài
mùa du lịch thì cần để ý những nhóm khách hàng sau: 
16

- Khách hàng cao tuổi 


- Khách du lịch công vụ 
- Khách có nhu cầu đặc biệt 
- Công nhân viên không được nghỉ vào mùa du lịch chính 
Chúng ta cần nắm bắt thông tin và nhu cầu của những nhóm khách hàng trên
để xây dựng những chương trình du lịch hợp lý với thế mạnh của từng cơ sở kinh
doanh du lịch và nhu cầu của khách hàng.

5.7. Làm tăng mức độ phù hợp giữa cung và cầu 


Liên kết với các đơn vị kinh doanh khách để hỗ trợ nguồn nhân lực lúc quá
tải. 
Tạo công ăn việc làm ngoài thời vụ du lịch cho công nhân viên của doanh
nghiệp.
Tổ chức hợp lí cơ cấu lao động thời vụ và cố định. 

5.8. Tăng cường tuyên truyền và quảng cáo 


  Các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo ảnh hưởng không hề nhỏ đến sự
phân bố luồng khách du lịch, giúp khách du lịch có quyết định đi du lịch sớm hơn
hoặc muộn hơn mùa cao điểm nếu họ thấy có lợi. 
Việt Nam là một đất nước có nền văn hóa giàu bản sắc, có tài nguyên thiên
nhiên phong phú, cảnh quan thiên nhiên đẹp, di tích được xếp hạng cao trên thế
giới. Ngoài ra, Việt Nam cũng là một quốc gia có nhiều triển lãm, hội chợ và hội
nghị quốc tế cho nên cần đẩy mạnh xây dựng thương hiệu du lịch cho mình bằng
nhiều phương thức như thông qua internet, truyền hình, báo in, tổ chức sự kiện. 
 
 
 
 
 
17

LỜI KẾT
Từ việc nghiên cứu lý thuyết trên, tất cả đã chỉ rõ khái niệm, bản chất, đặc điểm
của tính thời vụ du lịch, đồng thời đi sâu nghiên cứu các yếu tố tạo nên tính thời vụ
du lịch và mức độ ảnh hưởng khác nhau của các yếu tố tác động. Có những yếu tố
ảnh hưởng mang tính quyết định ở đối tượng du lịch này, nhưng không có ảnh
hưởng hoặc ảnh hưởng không đáng kể ở đối tượng, loại hình du lịch khác. Thêm
vào đó, mức độ ảnh hưởng tiêu cực của tính thời vụ du lịch đến việc khai thác tài
nguyên và môi trường du lịch, công tác tổ chức quản lý, hiệu quả kinh doanh, chất
lượng dịch vụ du lịch. Từ đó, chỉ ra một số kinh nghiệm giảm thiểu những ảnh
hưởng bất lợi của tính thời vụ đến hoạt động du lịch. Tóm lại, giúp ta có cái nhìn
tổng thể và rõ ràng hơn về tính thời vụ trong kinh doanh du lịch. 
18

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Giáo trình kinh tế du lịch
2. Drakatos, C. G. (1987). Seasonal concentration of tourism in Greece, Annuals of
Tourism Research. 
2. Hartmann, R. (1986). Tourism, seasonality and social change, Leisure Studies.  
3. Sinclair, M. T. and Stabler, M. (1997). The Economics of Tourism. London:
Routledge. 
5. https://123docz.net/document/3454835-giai-phap-khac-phuc-nhung-tac-dong-
bat-loi-cua-thoi-vu-du-lich.htm?fblid=IwAR0vpMbYQsl4U9a
QsV43htFDUGhSsPAYt06bgrNWp5nwy_PSY8av2kzzbVc/
6. https://baophapluat.vn/o-nhiem-moi-truong-keo-lui-du-lich-bien-
post397185.html
7. https://vietnambiz.vn/tinh-thoi-vu-du-lich-seasonality-in-tourism-la-gi-dac-
diem20191018122613815.htm?
fbclid=IwAR2c9W6y7vOWFOirQd50M84mYFdECps1IzprcpVVMdXNZg1B204
p3mjYpbI   
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
19

You might also like