Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

History

Tình hình kinh tế Mĩ


1. Kinh tế
1945 - 1973 : Trung tâm kinh tế của thế giới
1973 - 1991 : Bị ảnh hưởng do khủng hoảng, nhưng vẫn đứng đầu.

2. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển của


Mỹ
- KH - KT:
+ Thừa hưởng các thành tựu tiên tiến và áp dụng triệt để chúng
- Vai trò quản lí nhà nước :
+ Điều tiết hiệu quả, trình độ quản lí cao và tập trung tư bản.
- Công ty năng động:
+ Tầm nhìn, chiến lược, cạnh tranh
- Vị trí địa lý :
+ Nước Mĩ ở xa chiến trường trong thế chiến thứ 2, được hai đại
dương lớn là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không
bị chiến tranh tàn phá.
- Tận dụng thời cơ :
+ Sau WW2, nước Mĩ giàu lên do được yên ổn phát triển sản xuất và
bán vũ khí, hàng hoá cho các nước tham chiến.
3. Biểu hiện cho thấy sự phát triển của
Mỹ
- ½:
+ 1945-1950 : Mĩ chiếm hơn ½ sản lượng công nghiệp toàn thế giới
(56,47%-1948)
- 2 lần :
+ Gấp 2 lần sản lượng nông nghiệp của năm nước: Anh, Pháp, Tây
Đức, Ý, Nhật Bản cộng lại.
- ¾:
+ Nắm ¾ trữ lượng vàng thế giới (24,6 tỉ USD), là chủ nợ duy nhất
trên thế giới
- 114 tỷ USD :
+ Thu được 114 tỷ USD lợi nhuận từ việc bán vũ khí sau WW2.

Tình hình Nhật Bản sau WW2

I. Tình hình Nhật Bản


1. Bại trận, lần đầu tiên bị Mỹ chiếm đóng.
2. Mất hết thuộc địa và bị tàn phá nặng nề.
3. Xuất hiện nhiều khó khăn: Thất nghiệp trầm trọng; thiếu thốn lương thực,
thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng; lạm phát nặng nề…
=> Tình hình khó khăn bao trùm đất nước, len lỏi vào từng mặt của đời sống xã
hội, tất cả lĩnh vực.
4. Một loạt các cải cách dân chủ được tiến hành như:
+ Ban hành Hiến pháp mới (1946) có nhiều nội dung tiến bộ.
+ Thực hiện cải cách ruộng đất (1946-1949).
+ Thanh lọc các phần tử phát xít ra khỏi các cơ quan nhà nước.
+ Ban hành các quyền tự do dân chủ.
+ Giải pháp các lực lượng vũ trang
→ Những cải cách này đã mang lại không khí mới đối với các tầng lớp nhân
dân và là một nhân tố quan trọng giúp Nhật Bản mạnh mẽ sau này.

II. Nhật bản khôi phục và phát triển kinh tế


1. Các giai đoạn :
Giai đoạn 1945 - 1973 : Khôi phục
1945-1950 : Chê (Mới hết chiến tranh)
1950-1973 : Mê :
+ “Ngọn gió thần” giúp nền kinh tế phát triển mạnh mẽ là khi Mỹ tiến hành
chiến tranh xâm lược Triều Tiên (6/1950).

+ “Phát triển thần kỳ” chiến tranh Việt Nam (1954-1975) : Kiếm lợi từ việc
buôn bán vũ khí trang bị. Trở thành 1 trong 3 trung tâm tài chính thế
giới.

Giai đoạn 1973 - 1991 : Siêu cường


+ 1973 :Tác động của khủng hoảng năng lượng -> Nhật Bản suy thoái
ngắn.
+ Những năm 70 của thể kỷ XX : Cùng Mĩ và Tây Âu, Nhật Bản trở thành
1 trong 3 trung tâm kinh tế thế giới.
2. Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển
thần kỳ
- Bên ngoài :
1. Sự phát triển chung của nền kinh tế thế giới.
2. Thành tựu tiến bộ của cách mạng khoa học-kĩ thuật.
3. Sự ủng hộ, can thiệp của Mỹ vào quân sự, giúp Nhật tập
trung vào phát triển kinh tế.
- Bên trong
1. Truyền thống văn hoá, giáo dục - Tiếp thu giá trị tiến bộ của
thế giới nhưng vẫn giữ bản sắc dân tộc.
2. Các xí nghiệp nhật có hệ thống tổ chức quản lý hiệu quả, tạo
được sức cạnh tranh.
3. Nhà nước đưa ra chiến lược phát triển và nắm bắt thời cơ
hiệu quả
4. Con người Nhật Bản cần cù, chăm chỉ, kỷ luật

Liên Minh Châu Âu


1. Nguyên nhân:
1: 1 thị trường chung để xoá bỏ hàng rào thuế quan giữa 6 nước. ( Pháp, Cộng
Hoà Liên Bang Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua)
2: Thực hiện tự do lưu thông về nhân công và tư bản.
3: Chính sách thống nhất trong lĩnh vực nông nghiệp và giao thông.
4: Thoát khỏi khỏi sự phụ thuộc vào Mỹ.
-> Sự hợp tác là hết sức cần thiết nhằm mở rộng thị trường, nhất là dưới tác
động của các cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật và giúp các nước Tây Âu tin
cậy nhau về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia sẽ xảy ra trước đây.
2. Quá trình liên kết
● 4/1951 : 6 nước Pháp, CHLB Đức, I-ta-li-a, Bỉ, Hà Lan, Lúc-xăm-bua
thành lập “Cộng đồng than thép châu Âu”.
● 3/1957 : 6 nước trên lại cùng thành lập “Cộng đồng năng lượng nguyên
tử châu Âu” và “Cộng đồng kinh tế châu Âu”.
● 7/1967 : Ba cộng đồng trên sáp nhập thành “Cộng đồng châu Âu” (EC).
● 12/1991: Các nước EC họp hội nghị cấp cao tại Hà Lan. (Cột mốc mang
tính đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở Châu Âu) . Thông qua hai
quyết định quan trọng:
+ Có một đồng tiền chung duy nhất là đồng EURO.
+ Xây dựng liên minh chính trị, mở rộng liên kết chính sách đối
ngoại và an ninh, tiến tới một nhà nước chung.

Trật tự thế giới mới


I. Sự hình thành trật tự thế giới mới
Trật tự thế giới mới :
- “Trật tự hai cực I-an-ta", do 2 siêu cường Mĩ, Liên Xô đứng đầu mỗi cực.
Chia thành 2 phe chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội đã trở thành đặc
trưng lớn nhất, chi phối tình hình chính trị thế giới sau WW2.
- Vào giai đoạn cuối của WW2, ba nguyên thủ cường quốc Liên Xô, Mĩ và
Anh đã gặp gỡ tại I-an-ta. Hội nghị đã ra các quyết định về phân chia khu
vực ảnh hưởng của Liên Xô và Mĩ :
+ Châu Âu :
+ Liên Xô : Đông Đức, Đông Âu
+ Mĩ : Tây Đức, Tây Âu
+ Châu Á :
+ Tôn trọng nền độc lập của Mông Cổ
+ Phía nam đảo Xa-kha-lin được trả cho Liên Xô
+ Nhật trả đất cho Trung Quốc
+ Thành lập chính phủ liên hiệp dân tộc (Quốc dân đảng + Đảng
Cộng sản Trung Quốc)

Sự thành lập Liên hợp quốc :


- Sự ra đời : (When,Where,Who)
+ Hội nghị I-an-ta còn một quyết định quan trọng khác là thành lập
Liên hợp quốc. Liên Hợp Quốc thành lập ngày 24/10/1945 tại San
Francisco (Mỹ) bởi Liên Xô, Mĩ, Anh và Trung Quốc. Cùng với 51
nước thành viên.
- Nhiệm vụ, mục tiêu, nguyên tắc của Liên hợp quốc :
+ Duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
+ Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc trên cơ sở tôn
trọng độc lập, chủ quyền dân tộc.
+ Thực hiện sự hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hoá, xã hội và nhân
đạo. Nhất là đối với các nước Á, Phi và Mĩ La-tinh.
+ Đấu tranh xoá bỏ chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa phân biệt chủng
tộc

Chiến tranh lạnh, những biểu hiện của


thế giới sau chiến tranh lạnh.
Chiến tranh lạnh
1. Chiến tranh lạnh :
- Sau WW2 không lâu, 2 cường quốc Mỹ và Liên Xô đã chuyển từ
liên minh chống Phát Xít —> “mâu thuẫn, đối đầu gay gắt” - “Chiến tranh lạnh” giữa
phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
- Chiến tranh lạnh là chính sách thù địch về mọi mặt của Mỹ và các nước
đế quốc trong quan hệ với Liên Xô và các nước XHCN.
2. Mĩ và Liên Xô trong chiến tranh lạnh :
- Mĩ :
+ Ráo riết chạy đua vũ trang, t
+ Tăng cường ngân sách quân sự
+ Thành lập các khối quân sự cùng các căn cứ quân sự
+ Tiến hành chiến tranh.
- Liên Xô :
+ Tăng ngân sách quốc phòng
+ Củng cố khả năng phòng thủ.
3. Hậu quả của chiến tranh lạnh :
- Thế giới luôn căng thẳng và mất ổn định.
Biểu hiện của thế giới sau chiến tranh lạnh
1. Nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX, mối quan
hệ đối đầu → đối thoại.
2. 12/1989, Chấm dứt chiến tranh lạnh
Tình hình thế giới :
1. Xu thế hoà hoãn và hoà dịu trong quan hệ quốc tế.
2. Xác lập trật tự thế giới đa cực, nhiều trung tâm
3. Các nước điều chỉnh chiến lược lấy kinh tế làm trọng điểm
4. Ở nhiều khu vực lại xảy ra xung đột quân sự hoặc nội chiến.(Liên bang Nam Tư cũ,
Châu Phi và một số nước Trung Á).

Cuộc cách mạng khoa học-kỹ thuật


I. Những thành tựu chủ yếu
của cách mạng khoa học – kỹ thuật (KH-KT):
1. Nguyên nhân :
- Nhu cầu sản xuất tăng cao.
- Nâng cao mức sống và chất lượng sống
- Bùng nổ dân số
- Tài nguyên cạn kiệt
- Ô nhiễm môi trường
- => Đặt ra những yêu cầu mới: công cụ sản xuất mới có kĩ thuật
cao, nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới đối với khoa học,
kĩ thuật.

1. Khoa học cơ bản(Toán, lí, hoá, sinh)


- 3/1997: Cứu Đô-ly sinh ra bằng phương pháp sinh sản vô tính. (Sinh)
- 4/2003 : Công bố “Bản đồ gen người" tương lai sẽ chữa được những
bệnh nan y. (Sinh)
2. Công cụ sản xuất mới.
- Máy tính điện tử: Một trong những thành tựu kĩ thuật quan trọng của thế
kỉ XX.
- Máy tự động
- Hệ thống máy tự động
3. Nguồn năng lượng mới:
- Năng lượng nguyên tử
- Năng lượng mặt trời
- Năng lượng gió
- Năng lượng thuỷ triều
4. Vật liệu mới:
- Chất pô-li-me
- Chất dẻo nhẹ hơn nhôm, bền và chịu nhiệt. Dùng để chế tạo vỏ xe tăng,
động cơ tên lửa và máy bay siêu âm.

5. Cách mạng xanh (nông nghiệp):


- Những biện pháp cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá và
những phương pháp lai tạo giống mới, chống sâu bệnh.
=> Khắc phục được nạn thiếu lương thực.
6. Giao thông vận tải + thông tin liên lạc:
- Tàu hỏa tốc độ cao, máy bay siêu âm khổng lồ.
- Phát sóng vô tuyến hiện đại được phát sóng sử dụng hệ thống vệ tinh
nhân tạo.
- 1961 : Con người bay vào vũ trụ
- 1969 : Đặt chân lên mặt trăng
II. Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng
khoa học kĩ thuật:
1. Ý nghĩa
- Một cột mốc lớn chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh loài người.
- Mang những tiến bộ phi thường, những thành tựu kì diệu
- Mang những đổi thay to lớn trong cuộc sống.
2. Tác động
a. Tích cực
- Tạo bước phát triển nhảy vọt trong cuộc sống văn minh.
- Con người không phải lao động tay chân.
- Thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
b. Tiêu cực
- Chế tạo vũ khí hủy diệt như bom nguyên tử,vũ khí hóa học, chiến tranh nguyên
tử.
- Ô nhiễm môi trường như nhiễm chất phóng xạ.
- Tài nguyên cạn kiệt
- Tai nạn giao thông, tai nạn lao động.
- Bệnh dịch mới.

You might also like