Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HỒ CHÍ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT


MINH NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA TÂM LÝ HỌC TP. Hồ Chí Minh, ngày 27 tháng 11 năm 2021
***

ĐỀ THI
Tuyển sinh Cao học ngành Tâm lý học
(thời gian làm bài: 90 phút)

A. HÌNH THỨC TRẢ LỜI NGẮN


Với mỗi yêu cầu dưới đây, thí sinh trả lời ý chính, có trọng tâm
trong phạm vi phần bài làm định sẵn.
Câu 1: nêu khái niệm tâm lý học lâm sàng
…………………………………………………………………
…………………..
…………………………………………………………………
…………………..
…………………………………………………………………
…………………..
…………………………………………………………………
…………………..

Câu 2: nêu các bậc trong thang đo sự thay đổi, với mỗi bậc
đưa ra một ví dụ minh họa cho trường hợp thân chủ nhận
được thông tin con mình được chẩn đoán Rối loạn phổ tự kỷ.
…………………………………………………………………
…………………..
…………………………………………………………………
…………………..
…………………………………………………………………
…………………..
…………………………………………………………………
…………………..
…………………………………………………………………
…………………..

Câu 3: phân biệt xu hướng hiện thực hóa và hiện thực hóa
bản thân theo học thuyết Nhân vị trọng tâm.
…………………………………………………………………
…………………..
…………………………………………………………………
…………………..
…………………………………………………………………
…………………..

Câu 4: phân tích các vi phạm đạo đức trong thực nghiệm
dưới đây
Thực nghiệm của Milgram
Tháng 7/1961, nhà tâm lý học Stanley Milgram thực hiện một loạt thí nghiệm gây nhiều tranh
cãi nhằm đo lường mức độ “ác” của các cá nhân khi học được yêu cầu thực thi những mệnh lệnh
trái với lương tâm của mình.
Trong thí nghiệm của ông, có một người hỏi và một người trả lời. Những người đặt câu hỏi là
những tình nguyện viên được ông lựa chọn. Họ là những người hoàn toàn bình thường, sống vui vẻ,
hòa nhã với những người xung quanh. Người hỏi và người đáp được cách ly, để không nhìn thấy
nhau. Milgram nói với người hỏi rằng ông đang kiểm tra tác dụng của việc sử dụng hình phạt với
việc tiếp thu kiến thức. Người hỏi được trao một dụng cụ tạo ra sốc điện và một bảng câu hỏi. Nếu
người trả lời đáp sai, người hỏi sẽ dần dần tăng điện áp như một hình phạt.
Trong suốt cuộc thí nghiệm, các nhà khoa học khiến cho những người hỏi tin rằng những
người trả lời thực sự đang bị trừng phạt bằng điện giật, nhưng thực ra những tiếng rên đau chỉ là âm
thanh phát từ máy ghi âm và được lập trình để phát ra khi điện áp đạt đến một mức định sẵn. Trong
băng ghi âm, tới một mức điện áp, người đáp sẽ kêu lên rằng mình có bệnh tim và xin được dừng
thí nghiệm. Hầu như tất cả người tình nguyện đều hỏi ý các nhà khoa học rằng mình có nên dừng lại
hay không. Nhưng khi được trấn an rằng họ sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu xảy ra bất trắc, hầu
hết họ đều tiếp tục sử dụng hình phạt này. Các nhà khoa học chỉ đồng ý dừng thí nghiệm nếu người
hỏi thật sự và quyết tâm dừng, biểu hiện là họ yêu cầu dừng 5 lần liên tục (người hỏi không được
biết trước quy định này). Nếu họ không dừng hoặc không thật sự quyết tâm dừng, điện áp sẽ được
đẩy đến mức tối đa: 450V.
Kết quả là, 65% tình nguyện viên đều tiếp tục sử dụng hình phạt, tăng điện áp đến mức tối đa, dù
vẫn nghe tiếng rên la và nài nỉ của người đáp (thật ra là băng ghi âm). Milgram kết luận, dưới áp lực
của mệnh lệnh và khi không phải chịu trách nhiệm cá nhân, những người bình thường cũng có thể
thực hiện việc làm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng người khác.

…………………………………………………………………
…………………..
…………………………………………………………………
…………………..
…………………………………………………………………
…………………..
…………………………………………………………………
…………………..
…………………………………………………………………
…………………..
Câu 5: một tâm lý gia cần đảm bảo các yếu tố nào để sử
dụng thông tin thân chủ trong hoạt động giảng dạy, nghiên
cứu khoa học?
…………………………………………………………………
…………………..
…………………………………………………………………
…………………..
…………………………………………………………………
…………………..

Câu 6: vì sao một tâm lý gia không được khuyên hoặc tư


vấn lối sống phù hợp cho thân chủ?
…………………………………………………………………
…………………..
…………………………………………………………………
…………………..

Câu 7: phản hồi cho tình huống sau và chỉ ra (các) kỹ năng
đã sử dụng:
Thân chủ (19 tuổi): Gia đình luôn muốn tôi theo nghiệp luật
sư của gia đình, nhưng thậm chí tôi còn không thể tập trung để học
và hiểu những kiến thức cơ bản nhất về ngành Luật. Mỗi khi học
tôi đều rất căng thẳng và khó chịu. Nhưng tôi lại không biết làm
sao để thoát khỏi sự áp đặt này.
Nhà tham vấn:
..…………………………………………………………………..
……………………………………………………………………
……………………..
……………………………………………………………………
……………………..

Câu 8: sử dụng kỹ năng bộc lộ cho tình huống sau:


Thân chủ (27 tuổi): Từ khi tôi có con, cả người tôi chảy xệ.
Tôi thật xấu xí và mọi người đều rất nhanh chóng nhận ra điều
này, họ nhìn tôi như một thứ nên tránh xa, và tước đoạt mọi cơ hội
mà đáng ra tôi phải nhận được.
Nhà tham vấn:
..…………………………………………………………………..
……………………………………………………………………
……………………..

Câu 9: sử dụng kỹ năng đương đầu cho tình huống sau:


Thân chủ (31 tuổi): Tôi đang trong một mối quan hệ hạnh
phúc và an toàn, điều đó thật tuyệt vời. Chúng tôi còn chuẩn bị cho
một đám cưới thật long trọng và ấm áp với bạn bè và người thân.
Người yêu tôi có ít trải nghiệm trong tình cảm, đôi lúc tôi vẫn nghĩ
liệu rằng em ấy có muốn tìm thêm những trải nghiệm khác trước
khi cam kết ở bên tôi không.
Nhà tham vấn:
..…………………………………………………………………..
……………………………………………………………………
……………………..………………………………………………
…………………………………………..
Câu 10: trình bày ngắn gọn quan điểm của anh/chị về luận
điểm “cha mẹ sinh con, trời sinh tính”
…………………………………………………………………
…………………..
…………………………………………………………………
…………………..
…………………………………………………………………
…………………..
…………………………………………………………………
…………………..
…………………………………………………………………
…………………..
…………………………………………………………………
…………………..
…………………………………………………………………
…………………..
…………………………………………………………………
…………………..
B. HÌNH THỨC LÀM BÀI LUẬN
Câu 11: Định hình ca và đề xuất tiến trình can thiệp theo
Liệu pháp Hiện sinh (Existential Therapy)
Lan – một bạn nữ 26 tuổi, chủ động tìm kiếm trị liệu vì muốn
thoát khỏi các triệu chứng trầm cảm và những rắc rối trong quan
hệ tình yêu. Lan có quan hệ tình cảm đồng tính với Lý – một phụ
nữ 40 tuổi có xu hướng bạo lực và lạm dụng tình dục. Công việc
hiện tại của Lan là làm thư ký tài chính cho một công ty nhỏ. Lan
muốn được trị liệu tâm lý nhưng rất bối rối vì không biết tâm lý
gia có thể làm gì.
Lan kể rằng, bố mẹ cô li dị từ khi cô 9 tuổi. Sau đó bố mẹ cô
đều lập gia đình mới và có thêm những đứa con khác. Lan đã từng
bị ông ngoại lạm dụng tình dục trong khoảng thời gian từ 12 đến
14 tuổi. Lan đã giấu kín chuyện bị lạm dụng trong 2 năm. Khi
được 14 tuổi, một lần Lan tiết lộ với bố đẻ của mình câu chuyện
này. Bố Lan tin ngay câu chuyện và tố cáo với cơ quan pháp luật.
Còn mẹ Lan một mực từ chối không tin ông ngoại làm điều đó.
Tuy nhiên, tòa đã tuyên người ông có tội và phải ngồi tù. Sau khi ở
tù được vài tháng thì người ông mất. Sau sự kiện này, Lan nói rằng
mẹ thường trút giận vào cô vì đã khiến ông đi tù và dẫn đến cái
chết. Bất cứ khi nào gặp nhau, mẹ đều bới móc, kể lại những “tội
lỗi” mà Lan đã gây ra làm tan nát gia đình, Sau khi việc lạm dụng
tình dục được tiết lộ, bố đã đưa Lan đến gặp tâm lý gia nhưng Lan
cho rằng nhà tham vấn đã không giúp được gì cho mình.
Sau khi tốt nghiệp đại học ngành Kế toán, Lan được nhận vào
làm việc trong một công ty nhỏ. Trong giai đoạn từ 18 đến 22 tuổi,
Lan có biểu hiện trầm cảm và đã được bác sĩ kê toa thuốc. Từ năm
19 tuổi, Lan có người yêu, nhưng vì luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh
người ông đã lạm dụng mình, Lan không thể ứng xử bình thường
với bạn trai mặc dù Lan nói anh ấy rất tốt. Lan kể rằng cô luôn
nhìn thấy đôi mắt của ông mình mỗi khi hai đứa gần gũi, thân mật
với nhau. Điều đó khiến bạn trai chủ động chia tay Lan sau một
thời gian.
Ở tuổi 22, Lan gặp một đồng tính nữ 40 tuổi tên Lý. Ban đầu,
Lý là chỗ dựa cho Lan về tinh thần nhưng sau đó dạy Lan quan hệ
tình dục đồng tính và bắt đầu lạm dụng tình dục Lan. Lý thường ép
Lan quan hệ tình dục với mình sau khi đã uống rượu say. Mối
quan hệ này đã kéo dài 4 năm, cho đến khi Lan tìm kiếm trị liệu
tâm lý.
Hiện tại, Lan có thể gần gũi với bố nhưng rất mâu thuẫn với
mẹ. Lan có một người anh đã tự sát khi Lan 19 tuổi nhưng không
ai biết lý do. Trong buổi trị liệu đầu tiên, Lan báo cáo trong đầu
mình luôn xuất hiện hình ảnh bị ông hiếp dâm, liên tục gặp ác
mộng, tâm trạng luôn căng thẳng, trầm buồn, thiếu năng lượng,
khó ngủ và cảm thấy tương lai mình thật vô vọng. Lan nói rằng để
ông lạm dụng tình dục là lỗi của chính bản thân mình.
Lan chia sẻ rằng trong các mối quan hệ, Lan thấy mình cần
phải học chấp nhận và hài lòng với bất cứ điều gì người khác làm
với mình để duy trì mối quan hệ tốt đẹp. Với Lan, để bản thân
được hạnh phúc thì cô phải “cố gắng làm hài lòng mọi người xung
quanh”.
Trả lời bảng hỏi về xu hướng tính cách cá nhân, Lan lựa chọn
các phương án “Tránh bị người khác làm tổn thương”, “Tránh để
bản thân trở nên hấp dẫn”, “Tránh gần gũi với đàn ông”. Điểm số
các trắc nghiệm về lo âu (BAI) và trầm cảm (BDI-II) cho thấy Lan
đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn lo âu nặng và trầm cảm vừa.
Lan cũng có những điểm mạnh là có động cơ và sẵn sàng thay
đổi; có khả năng phân tích logic và hiểu các mối quan hệ. Qua quá
trình trao đổi với tâm lý gia, Lan tự xác định được một số mục tiêu
ban đầu của mình là:
(1) Nhanh chóng chấm dứt quan hệ với Lý;
(2) Sống ít lo lắng hơn và giảm các triệu chứng trầm cảm;
(3) Thiết lập quan hệ với một người đàn ông phù hợp.
6

You might also like