Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI TỰ LUẬN LỊCH SỬ

Câu 1: So sánh tình hình Nhật Bản và Việt Nam vào giữa thế kỉ XIX.
Điểm giống nhau:
- Đều là quốc gia phong kiến. Chế độ quân chủ chuyên chế lâm vào tình trạng khủng hoảng.
- Đều đứng trước nguy cơ trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây. (Nhật Bản là Mĩ, Việt Nam là Pháp).
- Về kinh tế: nông nghiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nhân dân lao động
rất nặng nề. Tình trạng mất mùa đói kém liên tiếp xảy ra.
Điểm khác nhau:

Cách giải quyết khủng


Về kinh tế Về xã hội
hoảng và kết quả
tiến hành cải cách Minh
kinh tế hàng hoá phát triển, công trường Trị trên tất cả các lĩnh
Tầng lớp tư sản công
thủ công xuất hiện ngày càng vực, đưa đất nước thoát
Nhật Bản thương nghiệp xuất hiện
nhiều. Những mầm mống kinh tế tư sản khỏi khủng hoảng và
và ngày càng giàu có.
chủ nghĩa phát triển nhanh chóng. phát triển theo con đường
TBCN.
chưa phát triển kinh tế không tiến hành cải cách,
kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo,
Việt Nam TBCN nên chưa xuất đất nước rơi vào vòng lệ
nền kinh tế TBCN chưa phát triển.
hiện tầng lớp tư sản. thuộc thực dân Pháp.
Nhờ cuộc duy tân Minh Trị, Nhật Bản trở thành cường quốc hàng đầu châu Á.

Câu 2: Phân tích mâu thuẫn giữa các nước đế quốc- con đường dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 1(14-18)
- Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở
cuối XIX đầu XX.
- Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc
trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.
- Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt( trước tiên là giữa đế quốc Anh
với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
- Sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau.
=>Chiến tranh thế giới thứ nhất
Câu 3: Phân tích ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga
Đối với nước Nga:
- Đập tan ách áp bức, bóc lột của phong kiến, tư sản, giải phóng công nhân và nhân dân lao động.

- Đưa công nhân và nông dân làm chủ đất nước và vận mệnh của mình, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Đối với thế giới:


- Làm thay đổi cục diện thế giới.
- Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới.
Câu 4: Đánh giá những thành tựu đạt được trong giai đoạn 1921-1941

* Qua 2 kế hoạch 5 năm đầu tiên, Liên Xô đã gặt hái được những thành tựu to lớn:
- Kinh tế: Công nghiệp phát triển mạnh, Nông nghiệp có bước tiến vượt bậc;
- Văn hóa – Giáo dục: Xóa mù chữ, thống nhất hệ thống giáo dục. Hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học trong
cả nước và phổ cập THCS ở các thành phồ.
- Xã hội: Xóa bỏ chế độ người bóc lột người, Đời sống nhân dân nâng cao.
- Đối ngoại: Từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước Châu Á - Châu Âu và Mỹ. Khẳng định và
nâng cao vị thế, uy tín trên trường quốc tế.
⇒ Ý nghĩa
- Phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc.
- Khẳng định uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế.

Câu 5: Nhận ra được một số sai lầm, thiếu sót trong giai đoạn 1925-1941 có ảnh hưởng đến sự phát triển
của Liên Xô sau này
-Không thực hiện tốt nguyên tắc tự nguyện của nhân dân, chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống
nhân dân
Từ năm 1937, nhân dân Liên Xô tiếp tục thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ ba, nhưng công cuộc xây dựng chủ
nghĩa xã hội tạm thời bị gián đoạn bởi cuộc chiến tranh xâm lược của phát xít Đức. Liên Xô đã gặp phải một số
sai lầm, ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước (không thực hiện tốt nguyên tắc tự nguyện trong tập thể hóa
nông nghiệp, chưa chú trọng đúng mức đến việc nâng cao đời sống nhân dân…).
Câu 6: Đánh giá được tác động của cách mạng tháng Mười đối với thế giới và Việt Nam
Cuộc Cách mạng Tháng Mười có ý nghĩa rất quan trọng đối với Việt Nam, đã khích lệ các tầng lớp nhân dân
đứng lên tiếp tục công cuộc đấu tranh giành độc lập, ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự ra đời của phong trào cách
mạng giải phóng ở Việt Nam. Hơn thế nữa, không chỉ là nguồn cổ vũ to lớn đối với cách mạng Việt Nam, Cách
mạng Tháng Mười Nga đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý giá.
Mở đường và khai sáng cho kỷ nguyên mới của phát triển và tiến bộ xã hội
Cổ vũ, tạo động lực, giúp đỡ nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc
khai sinh và đấu tranh cho một kiểu quan hệ quốc tế hoàn toàn mới, theo những nguyên tắc phản ánh bản chất
của chế độ Xô viết: 1- Hòa bình và hữu nghị; chống chính sách xâm lược và chiến tranh đế quốc; 2- Dân chủ,
công bằng và bình đẳng trong quan hệ giữa tất cả các quốc gia - dân tộc; 3- Cùng tồn tại hòa bình giữa các nước
có chế độ chính trị - xã hội khác nhau.
Câu 7: Rút ra được bài học của Chính sách kinh tế mới và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đối với
Việt Nam
Từ chính sách kinh tế mới ở Nga, Việt Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới đất
nước hiện nay:
– Xác định đúng vai trò quyết định của nông dân đối với thành công của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa,
đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế tiểu nông, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư.
– Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng liên minh công nông trên cơ sở
cả chính trị và kinh tế.
– Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước. Con đường đi từ nền kinh tế nhiều
thành phần đến nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải qua những bước trung gian, những hình thức quá độ.
– Đổi mới quản lý kinh tế theo hướng chuyển từ biện pháp hành chính thuần túy sang biện pháp kinh tế.
Câu 8: Khái quát và nêu được đặc điểm tình hình các nước tư bản( 1918-1939)
Trong những năm 1918-1939 chủ nghĩa tư bản đã trải qua các giai đoạn:
- Giai đoạn 1918 - 1923 :
* Cuộc khủng hoảng kinh tế 1920 - 1921.
* Cao trào cách mạng thế giới 1918 - 1923.
* Nền thống trị của giai cấp tư sản cầm quyền không ổn định.
- Giai đoạn 1924 - 1929 :
* Cách mạng bước vào thời kì thoái trào.
* Nền công nghiệp của các nước tư bản phát triển nhanh chóng, nhất là Mĩ.
- Giai đoạn 1929 - 1939 :
* Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 dẫn đến chủ nghĩa phát xít cầm quyền ở nhiều nước.
* Các nước đế quốc phân chia thành hai khối độc lập ( khối phát xít Đức - Italia - Nhật Bản và khối Anh - Pháp
- Mĩ ) dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1939
Câu 9: Đánh giá hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đối với các nước tự bản chủ nghĩa
- Về kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản, kéo lùi sức sản xuất hàng chục năm,…
- Về xã hội: hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân,…) rơi vào tình trạng đói khổ. Nạn thất nghiệp tăng,
phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.
- Về chính trị: chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản) và phát động
cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới.
- Về quan hệ quốc tế: xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới
mới.

You might also like