Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Trắc nghiêm; Học bài 1 đến bài 13

Tự luận: 3,6,9. Chú ý học kĩ nội dung bài học và đọc câu hỏi trong sách giáo khoa.

Đề 1

Câu 1. Cuối năm 1885, chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ có tên gọi là gì?
A.Đảng Quốc dân đại hội ( Đảng Quốc Đại B.Đảng Dân chủ. C.Quốc dân đảng. D.Đảng Cộng hòa..
Câu 2. Người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái Bình Thiên Quốc năm 1851 ở Trung Quốc là ai?
A.Tôn Trung Sơn. B.Hồng Tú Toàn . C. Vua Quang Tự. D. Từ Hi Thái hậu.
Câu 3. Trong chính phủ mới của Minh Trị, giai cấp nào được đề cao?
A.Tư sản. B. Địa chủ. C. Quý tộc. D. Quý tộc tư sản.
Câu 4. Đến giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ bị đế quốc nào xâm lược?
A. Pháp. B. Hà Lan. C. Bồ Đào Nha. D. Anh.
Câu 5.Biểu hiện nào chứng tỏ Nhật Bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa?
A.Gắn liền với các cuộc chiến tranh xâm lược. B.Kinh tế kém phát triển.
C. Chính trị mất ổn định. D. Chính phủ cử du học sinh đi du học.
Câu 6. Trước thái độ của triều đình Mãn Thanh đối với đế quốc, nhân dân Trung Quốc có hành động gì?
A. Đầu hàng đế quốc. B. Nổi dậy đấu tranh.
C.Thỏa hiệp với đế quốc. D. Lợi dụng đế quốc chống phong kiến.
Câu 7.Lý do nào khiên cho Cuộc cải cách Ra- ma V được gọi là cuộc cách mạng tư sản?
A.Do giai cấp vô sản lãnh đạo. B.Tạo cho Xiêm bộ mặt mới, phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
C.Tiếp tục duy trì chế độ phong kiến. D. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Câu 8.Nhà soạn nhạc nổi tiếng người Áo thời cận đại là ai?
A. Sô-panh. B. Bét-tô-ven. C. Mô-da. D. Trai-cốp-xki.
Câu 9.Chính quyền Oa-sinh tơn đã khống chế khu vực Mĩ Latinh với mục đích gì?
A. biến Mĩ Latinh thành“sân sau” của đế quốc Mĩ. B. giành độc lập cho Mĩ Latinh.
C. biến Mĩ Latinh thành”sân trước” của đế quốc Mĩ . D. biến Mĩ Latinh thành bàn đạp.
Câu 10. Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến sự bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) ?
A.Các nước phát triển không đều. B. mâu thuẫn về thuộc địa.
C. Đức là kẻ hung hăng nhất. D. Thái tử Áo-Hung bị ám sát.
Câu 11.Tác phẩm “ Nhật kí người điên” là của tác giả nào ?
A. Lỗ Tấn. B. Mác- Tuên. C. Hô-xê-Ri-dan. D. Hô-xê-Mác-ti.
Câu 12 . Ngày 25/10 ( 7/11) năm 1917 diễn ra sự kiện gì ở Nga?
A. Chính quyền Xô viết được thành lập. B. Chế độ Nga hoàng bị lật đổ.
C.Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc. D. Cách mạng tháng Mười thành công.
Câu 13. Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, chiến dịch Véc-đoong năm 1916 diễn ra đâu?
A. Anh. B. Đức. C. Pháp. D. Nga.
Câu 14. Nhiệm vụ trọng tâm thời kì 1925-1941 ở Liên Xô là gì?
A.Tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp. B. Khuyến khích đầu tư vốn nước ngoài.
C. Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. D. Tăng cường khối đoàn kết liên bang.
Câu 15. Vào năm 1929-1933, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bùng nổ đầu tiên ở nước nào?
A. Nước Nhật. B. Nước Đức. C.Nước Anh. D. Nước Mĩ.
Câu 16. Chiến trường chính của chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra tại đâu?
A.Châu Á. B.Châu Âu. C.Châu Mĩ, D.Toàn thế giới
Câu 17.Nét nổi bật của quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?
A.trật tự thế giới mới được thiết lập. B. trật tự thế giới được giữ nguyên.
C. các nước đế quốc phát triển . D. sự đối đầu giữa các nước với Liên Xô.
Câu 18. Năm 1882, phe nào được thành lập để chuẩn bị cho Chiến tranh bùng nổ?
A.Phe Hiệp ước B. Phe Liên minh. C. Phe phát xít. D.Phe đồng minh.
Câu 19. Chế độ chính trị của Nga sau Cách mạng tháng 1905-1907 là gì?
A.Chế độ Cộng hòa. B. Chế độ dân chủ.
C. Chế độ quân chủ chuyên chế. D. Chế độ quân chủ lập hiến.
Câu 20. Nội dung nào sau đây không phải là nội dung của chính sách kinh tế mới?
A.Khôi phục công nghiệp nặng. B.Tư nhân được tự do buôn bán.
C. Đầu tư ngành dịch vụ, du lịch. D.Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt.
Câu 21. Tính chất của cách mạng tháng Hai ở Nga là gì?
A. Dân chủ tư sản kiểu cũ. B. Dân chủ tư sản kiểu mới.
C. Xã hội chủ nghĩa. D. Vô sản kiểu mới.
Câu 22. Từ năm ( 1921-1925), Liên Xô cơ bản hoàn thành công cuộc nào?
A.Chống thù trong giặc ngoài. B.Củng cố khối đoàn kết.
C.Khôi phục kinh tế. D. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Câu 23. Vở balê “ Hồ thiên nga” là sáng tác của ai ?
A. Mô- da. B. Bét- tô-ven. C. Trai- cốp- xki. D. Su-be..
Câu 24. Tư tưởng “ Triết học Ánh sáng” thế kỉ XVII- XVIII có tác dụng gì ?
A.Dọn đường cho cách mạng Pháp 1789 thắng lợi. B.Kìm hãm Cách mạng Pháp phát triển.
C.Kêu gọi mọi người đấu tranh bằng vũ lực. D.Mở đường cho phong kiến phát triển.
Câu 25.Tác phẩm nổi tiếng “ Thuốc ” của tác giả nào?
A. Lỗ Tấn. B. Vích-to Huy-gô. C. Lép Tôn-xtôi. D. Mác-xim Gooc-ki.
Câu 26. Cuối năm 1916, cục diện chiến tranh thế giới thứ nhất có sự thay đổi quan trọng nào?
A.I-ta-li-a rời khỏi phe liên minh. B. Phe Hiệp ước giành quyền chủ động.
C.Quân Đức rút lui. D. Quân Pháp giành thắng lợi ở Véc-đoong.
Câu 27. Đâu là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) ?
A. Công nhân thất nghiệp. B. Thị trường tiêu thụ tăng .
C.Sản xuất ồ ạt, chạy theo lợi nhuận. D. Năng suất tăng.
Câu 28. Các nước thắng trận tổ chức Hội nghị ở Véc- xai và Oa-sinh-tơn nhằm mục đích gì?
A. Hợp tác kinh tế B. Hợp tác về quân sự C. Phân chia quyền lợi D. Hợp tác văn hóa.

Đề 2
Câu 1.Trước thái độ của triều đình Mãn Thanh đối với đế quốc, nhân dân Trung Quốc có
hành động gì?
A. Đầu hàng đế quốc. B. Nổi dậy đấu tranh
C. Thỏa hiệp với đế quốc. D. Lợi dụng đế quốc chống phong kiến
Câu 2. Tại sao Cách mạng Tháng hai là cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới?
A. Do tư sản lãnh đạo và 2 chính quyền song song tồn tại;
B. Do tư sản lãnh đạo và chính quyền tư sản được thành lập;
C. Do giai cấp vô sản lãnh đạo và 2 chính quyền song song tồn tại;
D. Do giai cấp vô sản lãnh đạo và chính quyền Xô viết thành lập.
Câu 3. Nguyên nhân trực tiếp dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Sự hung hãn của Đức B. Thái tử Áo-Hung bị ám sát
C. Mâu thuẫn Anh-Pháp D. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa
Câu 4. Trong cuộc đua giành giật thuộc địa nước nào hung hãn nhất?
A. Mĩ. B. Anh C. Đức D. Nhật
Câu 6. Phát xít Đức đầu hàng không điều kiện trong chiến tranh Thế giới 1 là:
A. 2/4/1917. B. 3/3/1918. C .2/11/1918 D. 11/11/1918
Câu 7. Cách mạng Tháng 2 đã thực hiện được những nhiệm vụ gì?
A. Lật đổ chế độ tư bản. B. Lật đổ chính quyền Xô Viết.
C. Lật đổ chế độ phong kiến. D. Cả A và B.
Câu 8: Nước nào ở Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây?
A. Mã Lai. B. Xiêm. C. Brunây. D. Xin ga po
Câu 9: Nguyên nhân sâu xa dẫn tới chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Sự thù địch Anh-Pháp. B. Sự hình thành phe liên minh
C. Mâu thuẫn về vấn đề thuộc địa. D. Sự tranh chấp lãnh thổ châu Âu
Câu 10: Phe Liên Minh gồm những nước nào?
A. Đức-Ý-Nhật. B. Đức-Áo-Hung. C. Đức-Nhật-Áo. D. Đức-Nhật-Mĩ
Câu 11: Vì sao ở Nga, năm 1917, Cách mạng Tháng 2 thắng lợi nhưng vẫn tiếp tục nổ ra
cuộc Cách mạng Tháng 10?
A. Vì 2 chính quyền tư sản và vô sản song song tồn tại;
B. Vì 2 chính quyền phong kiến và vô sản song song tồn tại;
C. Vì 2 chính quyền phong kiến và tư sản song song tồn tại;
D. Vì Vì 2 chính quyền phong kiến và tư sản song song tồn tại.
Câu 12: Lào trở thành thuộc địa của Pháp vào năm:
A. 1863 B. 1883 C. 1884 D. 1893
Câu 13: Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân 3 nước Đông Dương có ý nghĩa nhự
thế nào?
A. Tinh thần yêu nước B. Tinh thần đoàn kết của 3 nước.
C. Cả A và B. D. Cả A và B chưa đúng.
Câu 14: Lãnh tụ Tôn Trung Sơn theo khuynh hướng nào?
A. Trung lập. B. Dân chủ tư sản. C. Quân chủ lập hiến. D. Nền cộng hòa
Câu 15. Với điều ước nào Trung Quốc thực sự trở thành nước nữa thuộc địa nữa phong
kiến?
A. Tân Sửu. B. Nam Kinh. C. Bắc Kinh. D. Nhâm Ngọ
Câu 16: Những cải cách của Ra-ma V có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của
Xiêm?
A. Không bị biến thành thuộc địa của phương Tây B. Giữ được độc lập
C. Phát triển thành cường quốc D. Cả A và B
Câu 17. Tính chất của chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Chiến tranh nhân dân chính nghĩa. B. Chiến tranh giải phóng dân tộc
C. Chiến tranh đế quốc xâm lược phi nghĩa. D. Chiến tranh đế quốc chính nghĩa
Câu 18. Trong quá trình chiến tranh thế giới 1 sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến lớn
trong cục diên chính trị thế giới?
A. Thất bại thuộc về phe liên minh. B. Chiến thắng Véc-đoong
C. Mĩ tham chiến. D. Cách mạng tháng 10 Nga
Câu 19. Địa bàn bùng nổ phong trào Nghĩa Hòa Đoàn ở Trung Quốc?
A. Sơn Tây. B. Sơn Đông. C. Trực Lệ. D. Bắc Kinh
Câu 20: Kết quả chiến tranh thế giới 1 nằm ngoài dự tính của các nước đế quốc?
A. 10 triệu người chết. B. Sự thất bại của phe liên minh
C. Thành công của cách mạng tháng 10 Nga. D. Phong trào yêu nước phát triển
Câu 21 Sự kiện diễn ra ở nước Đức ngày 30 - 1 - 1933 là gì?
A.   Đảng Cộng sản Đức kêu gọi quần chúng thành lập Mặt trận Nhân dân chống phát xít
B.    Đảng Xã hội dân chủ Đức tuyên bố bất hợp tác, từ chối Liên minh với Đảng Cộng sản
C.    Tổng thống Hin-đen-bua chỉ định Hítle làm Thủ tướng và thành lập chính phủ mới
D.   Giai cấp tư sản tuyên bố xóa bỏ chế độ cộng hòa tư sản.
Câu 22. Ý nào không phản ánh đúng những biện pháp mà Chính phủ Rudơven đã
thực hiện để can thiệp vào đời sống kinh tế nước Mĩ trong cơn khủng hoảng?
A. Ban bố lệnh can thiệp khẩn cấp
B. Phục hồi sự phát triển kinh tế
C. Tạo thêm việc làm
D. Giải quyết nạn thất nghiệp
Câu 23. Đạo luật quan trọng nhất nhằm phục hồi và phát triển nền kinh tế là?
A. Đạo luật về ngân hàng
B. Đạo luật phục hưng công nghiệp
C. Đạo luật điều chỉnh nông nghiệp
D. Cả ba đạo luật về ngân hàng, công nghiệp, nông nghiệp
Câu 24. Chính sách đối ngoại chủ yếu của Mĩ đối với các nước Mĩ Latinh là
A. Chính sách làng giềng hợp tác
B. Chính sách làng giềng đoàn kết
C. Chính sách làng giềng hữu nghị
D. Chính sách làng giềng thân thiện

You might also like