Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

History

• So sánh được điểm tương đồng về hoàn cảnh của Nhật Bản vào giữa TK XIX với
các nước ở Châu Á và thấy được sự khác biệt trong chính sách
- Giống nhau: Đều lâm vào khủng hoảng, suy yếu do chế độ pk đã không còn phù hợp dẫn đến
mâu thuẫn giữa các giai cấp tăng cao, nông nghiệp lạc hậu, nông dân bị bóc lột, vua không còn
quan tâm đến nhân dân.
- Khác nhau:
Nhật Các nước châu Á
Tiến hành cuộc duy tân Minh Trị, thay đổi Tự cô lập đất nước để ngăn cản sự ảnh hưởng
trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, quân sự, của các đế quốc phương Tây, không chấp
chính trị, giáo dục,.. trong đó giáo dục được nhận sự thay đổi, cải cách.
chú trọng học tập, phát triển. Tự biến thành miếng mồi ngon cho các nước
Dần chuyển mình sang một đế quốc chủ đế quốc xâu xé.
nghĩa, công nghiệp phát triển vượt bậc, đạt
được nhiều thành tựu, không còn bị ảnh
hưởng bởi các nước đế quốc xâm lược.
• Nhận xét được về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối TK XIX
đầu thế kỉ XX
- Quy mô: diễn ra liên tục, rộng lớn, quyết liệt, sôi nổi và đạt được những kết quả nhất định.
- Lãnh đạo: sĩ phu yêu nước tiến bộ, giai cấp tư sản.
- Lực lượng tham gia: chủ yếu là nông dân.
- Kết quả: đều thất bại.
- Tính chất: mang tính dân tộc sâu sắc.
- Ý nghĩa: Cổ vũ phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc và các nước thuộc địa Châu Á.
Thể hiện tinh thần yêu nước và đấu tranh kiên cường của nhân dân Trung Quốc và để lại những
bài học kinh nghiệm cho cách mạng.
• Chừng minh được biểu hiện tinh thần đoàn kết chiến đấu của nhân dân Lào – Việt
Nam – Cam-pu-chia trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cuối
TK XIX đầu TK XX.
Việt Nam-Lào-campuchia là ba nước cố nhiều điểm tương đồng về địa lí, chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội, đặc biệt là có chung vận mệnh lịch sử, nhân dân ba nước đã đoàn kết bên nhau
chống thù chung, góp phần bảo vệ nền độc lập, tự do của mỗi dân tộc. Dần dần, tinh thần đoàn
kết chiến đấu của nhân dân ba nước ngày càng được nâng cao mạnh mẽ trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp
• Phân tích được mâu thuẫn giữa các nước đế quốc – con đường dẫn đến chiến tranh.
 Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa
các đế quốc ở cuối XIX đầu XX.
- Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc
địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.
- Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt( trước tiên là
giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.
- Sự tranh giành thị trường thuộc địa giữa các đế quốc với nhau.
• Rút ra được bài học từ cải cách Minh Trị của Nhật Bản, liên hệ cải cách này với các
đề nghị cải cách ở Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Cuộc Duy tân Minh trị của Nhật Bản được thực hiện trên tất cả các mặt: chính trị, kinh tế, quân
sự, giáo dục. Thông qua cuộc cải cách này đã đưa Nhật Bản chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế
quốc. Để có được sự thành công này nhân tố quan trọng nhất là có sự đoàn kết của toàn dân tộc
và tinh thần tự cường của quốc gia. Việt Nam hiện nay trong công cuộc xây dựng đất nước cần
học tập Nhật Bản, đoàn kết toàn dân thực hiện vì một mục tiêu chung, phát huy tinh thần tự lực
tự cường của dân tộc.
• Cảm nhận/đánh giá được hậu quả của chiến tranh đối với nhân loại và liên hệ với
trách nhiệm của bản thân trong giữ gìn hòa bình.
Cảm nhận, đánh giá hậu quả chiến tranh đối với nhân loại:
- Sự tàn phá khủng khiếp về người và của, tổn hại to lớn cho nhân loại cả về vật chất lẫn tinh
thần:
 + Hơn 1 tỉ người bị cuốn vào vòng khói lửa, 10tr người chết, hơn 20tr người bị thương.
 + Nhiều thành phố, nhà máy, làng mạc bị phá hủy.
 + Chi phí cho chiến tranh là một khoản tiền rất lớn.
Là cuộc chiến tranh phi nghĩa, phản động,vì lợi ích của giai cấp tư sản mà đã đẩy nhân dân các
nước vào cuộc chiến tranh đầy tàn khốc và đau thương.
Liên hệ bản thân trong gìn giữ hòa bình:
- Học tập, tu dưỡng đạo đức để trở thành nhưỡng người công dân tốt.
- Góp phần xây dưng đất nước giàu mạnh, bảo vệ độc lập, hòa bình đất nước,...
- Tích cực tham gia phong trào chung nhằm tuyên truyền ý thức bảo vệ hòa bình, chống chiến
tranh trong phạm vi nhà trường, địa phương cũng như cả nước và quốc tế.

You might also like