I H C Qu C Gia TPHCM 9002

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

Chưng luyện Acid acetic - Nước GVHD: Hoàng Minh Nam

Đại học Quốc gia TpHCM


Trường Đại học Bách Khoa
Khoa Công nghệ Hóa học & Dầu khí
BỘ MÔN MÁY & THIẾT BỊ


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

Quá trình & Thiết bị


(MSMH: 605040)

ĐỀ TÀI: “thiết kế hệ thống chưng cất Nước – Axit


axetic có năng suất là 500l/h”

GVHD : Thầy Hoàng Minh Nam


SVTH : Văn Thị Ánh Minh
MSSV : 60301693
Lớp : HC03 – TP2
Ngành : Hóa - thực phẩm

Năm học 2005-2006

Trang 1
Chưng luyện Acid acetic - Nước GVHD: Hoàng Minh Nam

MỤC LỤC
Lời mở đầu ......................................................................................................................... 1

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU . ............................................................................................. 2


I. Lý thuyết về chưng cất ................................................................................................. 2
1. Khái niệm .................................................................................. 2
2. Các phương pháp chưng cất. ..................................................... 2
3. Thiết bị chưng cất ..................................................................... 3
II. Giới thiệu sơ bộ về nguyên liệu. .................................................................................. 3
1. Axit axetic ................................................................................. 3
2. Nước.......................................................................................... 4

CHƯƠNG II: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ .................................................................... 5

CHƯƠNG III: CÂN BẰNG VẬT CHẤT ........................................................................ 8


I. Các thông số ban đầu. ...................................................................................... 8
II. Xác định suất lượng sản phẩm đỉnh và sản phẩm đáy thu được ................... 8
III. Xác định tỉ số hoàn lưu làm việc...................................................................... 9
IV. Xác định suất lượng mol các dòng pha ......................................................... 10

CHƯƠNG IV: TÍNH CÂN BẰNG NHIỆT ................................................................... 12


CHƯƠNG V: TÍNH THIẾT BỊ CHÍNH. ...................................................................... 14
I. Đường kính tháp…... ...................................................................................... 14
II. Chiều cao tháp ................................................................................................ 18
III. Trở lực tháp .................................................................................................... 19
IV. Bề dày tháp ...................................................................................................... 23
V. Bề dày mâm ..................................................................................................... 25
VI. Bích ghép thân – đáy và nắp .......................................................................... 26
VII. Chân đỡ tháp ................................................................................................... 27
VIII. Tai treo tháp .................................................................................................... 28
IX. Cửa nối ống dẫn với thiết bị – bích nối các bộ phận của thiết bị và ống
dẫn……………. .............................................................................................. 29
1. Ống nhập liệu........................................................................ 30
2. Ống hơi ở đỉnh tháp. ............................................................. 30
3. Ống hoàn lưu ........................................................................ 31
4. Ống hơi ở đáy tháp. .............................................................. 31
5. Ống dẫn lỏng vào nồi đun..................................................... 31
6. Ống dẫn lỏng ra khỏi nồi đun. .............................................. 32
X. Lớp cách nhiệt ................................................................................................ 33

CHƯƠNG V: TÍNH THIẾT BỊ PHỤ. ........................................................................... 34


I. Thiết bị đun sôi đáy tháp…... ......................................................................... 34
II. Thiết bị làm nguội sản phẩm đáy ................................................................... 37
III. Thiết bị ngưng tụ sản phẩm đỉnh................................................................... 41
IV. Thiết bị đun sôi dòng nhập liệu ..................................................................... 44
V. Bồn cao vị........................................................................................................ 48
VI. Bơm. ............................................................................................................. 51

Trang 2
Chưng luyện Acid acetic - Nước GVHD: Hoàng Minh Nam

CHƯƠNG VII: TÍNH KINH TẾ. .................................................................................. 53

Lời kết… ……………… ................................................................................................. 55

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 55

Trang 3
Chưng luyện Acid acetic - Nước GVHD: Hoàng Minh Nam

LỜI MỞ ĐẦU

Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển và cùng với nó là nhu cầu ngày
càng cao về độ tinh khiết của các sản phẩm. Vì thế, các phương pháp nâng
cao độ tinh khiết luôn luôn được cải tiến và đổi mới để ngày càng hoàn
thiện hơn, như là: cô đặc, hấp thụ, chưng cất, trích ly,… Tùy theo đặc tính
yêu cầu của sản phẩm mà ta có sự lựa chọn phương pháp phù hợp. Đối với
hệ Nước – Axit axetic là 2 cấu tử tan lẫn hoàn toàn, ta phải dùng phương
pháp chưng cất để nâng cao độ tinh khiết.

Đồ án môn học Quá trình và Thiết bị là một môn học mang tính
tổng hợp trong quá trình học tập của các kỹ sư Công nghệ Hóa học
tương lai. Môn học giúp sinh viên giải quyết nhiệm vụ tính toán cụ thể
về: quy trình công nghê, kết cấu, giá thành của một thiết bị trong sản
xuất hóa chất - thực phẩm. Đây là bước đầu tiên để sinh viên vận
dụng những kiến thức đã học của nhiều môn học vào giải quyết những
vấn đề kỹ thuật thực tế một cách tổng hợp.
Nhiệm vụ của Đồ án này là thiết kế hệ thống chưng cất Nước – Axit
axetic có năng suất là 500l/h, nồng độ nhập liệu là 8%(kg axit/kg hỗn hợp),
nồng độ sản phẩm đỉnh là 95,5%(kg nước/kg hỗn hợp), nồng độ sản phẩm
đáy là 28%(kg axit/kg hỗn hợp). Sử dụng hơi đốt có áp suất 2,5at.

Chương 1

Trang 4
Chưng luyện Acid acetic - Nước GVHD: Hoàng Minh Nam

GIỚI THIỆU
I. LÝ THUYẾT VỀ CHƯNG CẤT :
1. Khái niệm:
 Chưng cất là quá trình dùng để tách các cấu tử của một hỗn hợp lỏng cũng như hỗn
hợp khí lỏng thành các cấu tử riêng biệt dựa vào độ bay hơi khác nhau của các cấu tử trong
hỗn hợp (nghĩa là khi ở cùng một nhiệt độ, áp suất hơi bão hòa của các cấu tử khác nhau).
 Thay vì đưa vào trong hỗn hợp một pha mới để tạo nên sự tiếp xúc giữa hai pha như
trong quá trình hấp thu hoặc nhả khí, trong quá trình chưng cất pha mới được tạo nên bằng sự
bốc hơi hoặc ngưng tụ.
 Trong trường hợp đơn giản nhất, chưng cất và cô đặc không khác gì nhau, tuy nhiên
giữa hai quá trình này có một ranh giới cơ bản là trong quá trình chưng cất dung môi và chất
tan đều bay hơi (nghĩa là các cấu tử đều hiện diện trong cả hai pha nhưng với tỷ lệ khác nhau),
còn trong quá trình cô đặc thì chỉ có dung môi bay hơi còn chất tan không bay hơi.
 Khi chưng cất ta thu được nhiều cấu tử và thường thì bao nhiêu cấu tử sẽ thu được
bấy nhiêu sản phẩm. Nếu xét hệ đơn giản chỉ có 2 cấu tử thì ta thu được 2 sản phẩm:
 Sản phẩm đỉnh chủ yếu gồm cấu tử có độ bay hơi bé và một phần rất ít các cấu tử có
độ bay hơi lớn.
 Sản phẩm đáy chủ yếu gồm cấu tử có độ bay hơi lớn và một phần rất ít cấu tử có độ
bay hơi bé.
Đối với hệ Nước – Axit axetic thì:
 Sản phẩm đỉnh chủ yếu là nước.
 Sản phẩm đáy chủ yếu là axit axetic.

2. Các phương pháp chưng cất:


2.1. Phân loại theo áp suất làm việc:
- Áp suất thấp
- Áp suất thường
- Áp suất cao
2.2. Phân loại theo nguyên lý làm việc:
- Chưng cất đơn giản
- Chưng bằng hơi nước trực tiếp
- Chưng cất
2.3. Phân loại theo phương pháp cấp nhiệt ở đáy tháp:
- Cấp nhiệt trực tiếp
- Cấp nhiệt gián tiếp
Vậy: đối với hệ Nước – Axit axetic, ta chọn phương pháp chưng cất liên tục cấp nhiệt
gián tiếp bằng nồi đun ở áp suất thường.

3. Thiết bị chưng cất:


Trong sản xuất thường dùng nhiều loại thiết bị khác nhau để tiến hành chưng cất. Tuy
nhiên yêu cầu cơ bản chung của các thiết bị vẫn giống nhau nghĩa là diện tích bề mặt tiếp xúc
pha phải lớn, điều này phụ thuộc vào mức độ phân tán của một lưu chất này vào lưu chất kia.
Nếu pha khí phân tán vào pha lỏng ta có các loại tháp mâm, nếu pha lỏng phân tán vào pha
khí ta có tháp chêm, tháp phun,… Ở đây ta khảo sát 2 loại thường dùng là tháp mâm và tháp
chêm.
 Tháp mâm: thân tháp hình trụ, thẳng đứng phía trong có gắn các mâm có cấu tạo khác
nhau, trên đó pha lỏng và pha hơi được cho tiếp xúc với nhau. Tùy theo cấu tạo của đĩa, ta có:
- Tháp mâm chóp : trên mâm bố trí có chóp dạng tròn, xupap, chữ s…

Trang 5
Chưng luyện Acid acetic - Nước GVHD: Hoàng Minh Nam

Cút inox 38 x 3mm 6(cái) 15000 (đ/cái) 90000


Cút inox 57 x 3mm 6 (cái) 30000 (đ/cái) 180000
Cút inox 32mm,20mm 14 (cái) 30000 (đ/cái) 420000
Cút inox 100mm 3 (cái) 30000 (đ/cái) 90000
Cút inox 50mm 10 (cái) 30000 (đ/cái) 300000
T inox 50 3 (cái) 30000 (đ/cái) 90000
Tổng chi phí vật tư 132144870,6

Vậy tổng chi phí vật tư là 133 triệu đồng.


Xem tiền công chế tạo bằng 200% tiền vật tư.
Vậy: tổng chi phí là 400 triệu đồng.

LỜI KẾT
Với hệ thống chưng cất Nước – Axit axetic dùng tháp mâm xuyên lỗ như đã thiết kế, ta
thấy bên cạnh những ưu điểm cũng còn có nhiều nhược điểm. Thiết bị có ưu điểm là năng
suất và hiệu suất cao nhưng thiết bị còn rất cồng kềnh, đòi hỏi phải có sự vận hành với độ
chính xác cao. Bên cạnh đó, khi vận hành thiết bị này ta cũng phải hết sức chú ý đến vấn đề
an toàn lao động để tránh mọi rủi ro có thể xảy ra, gây thiệt hại về người và của.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. Trần Hùng Dũng – Nguyễn Văn Lục – Hoàng Minh Nam – Vũ Bá Minh, “Quá trình
và Thiết bị trong Công Nghệ Hóa Học – Tập 1, Quyển 2: Phân riêng bằng khí động, lực
ly tâm, bơm, quạt, máy nén. Tính hệ thống đường ống”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
TpHCM, 1997, 203tr.
[2]. Võ Văn Bang – Vũ Bá Minh, “Quá trình và Thiết bị trong Công Nghệ Hóa Học – Tập
3: Truyền Khối”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TpHCM, 2004, 388tr.
[3]. Phạm Văn Bôn – Nguyễn Đình Thọ, “Quá trình và Thiết bị trong Công Nghệ Hóa Học
– Tập 5: Quá trình và Thiết bị Truyền Nhiệt”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TpHCM,
2002, 372tr.
[4]. Phạm Văn Bôn – Vũ Bá Minh – Hoàng Minh Nam, “Quá trình và Thiết bị trong
Công Nghệ Hóa Học – Tập 10: Ví dụ và Bài tập”, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia
TpHCM, 468tr.
[5]. Tập thể tác giả, “Sổ tay Quá trình và Thiết bị Công nghệ Hóa chất – Tập 1”, Nhà xuất
bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, 1999, 626tr.
[6]. Tập thể tác giả, “Sổ tay Quá trình và Thiết bị Công nghệ Hóa chất – Tập 2”, Nhà xuất
bản Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, 1999, 447tr.
[7]. Hồ Lê Viên, “Thiết kế và Tính toán các thiết bị hóa chất”, Nhà xuất bản Khoa học và
Kỹ thuật, Hà Nội, 1978, 286tr.
[8]. Nguyễn Minh Tuyển, “Cơ sờ Tính toán Máy và Thiết bị Hóa chất – Thực phẩm”, Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 1984, 134tr.
[9]. Trần Hữu Quế, “Vẽ kỹ thuật cơ khí – Tập 1”, Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục
chuyên nghiệp, 1991, 160tr.
[10]. Phạm Đình Trị, “380 phương thức điều chế và ứng dụng hóa học trong sản xuất và đời
sống”, Nhà xuất bản TpHCM, 1988, 144tr.
[11]. Nguyễn Thế Đạt, “Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động và một số vấn đề về môi trường”,
Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 2005, 283tr.

Trang 55
Chưng luyện Acid acetic - Nước GVHD: Hoàng Minh Nam

[12]. Thế Nghĩa, “Kỹ thuật an toàn trong sản xuất và sử dụng hóa chất ”, Nhà xuất bản Khoa
học Kỹ thuật, 2000, 299tr.

Trang 56

You might also like