Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Họ và tên: Nguyễn Bạch Dương

Lớp: Báo In K39

Môn: Tác phẩm báo mạng điện tử

Đề bài: Viết một bài bình luận về chủ đề bạo lực học đường

Bài làm:

KHI HÌNH PHẠT TRỞ THÀNH NỖI SỢ HÃI

Mới đây, vụ việc học sinh trường tiểu học Hà Tĩnh dùng cái chết để chống lại hình
phạt bêu tên trong giờ chào cờ đã gây rúng động dư luận. Từ một hình phạt với
mục đích đe dọa cảnh cáo học sinh giờ trở thành nỗi sợ, nỗi ám ảnh trong tâm trí
những đứa trẻ.

Đầu tiên, không thể phủ nhận, trong môi trường học đường hiện nay, có rất nhiều
trường hợp cá biệt mà răn đe bằng lời nói không có hiệu quả. Từ đó, khiến nhà
trường phải áp dụng biện pháp mạnh nhất là cảnh cáo trước toàn trường vào giờ
chào cờ mỗi thứ hai. Có những học sinh đứng cột cờ 1 lần cảm thấy xấu hổ sau đó
khắc phục, nhưng cũng có người vi phạm quá nhiều lần, quen với cảm giác bêu tên
trước nhiều người mà trở nên “chai mặt”.
Chào cờ mỗi sáng thứ hai của trường tiểu học Phú Đình – Thái Nguyên. Ảnh:
Trường tiểu học Phú Đình

Tuy nhiên, tôi nghĩ hình phạt bêu tên trước cột cờ là phương pháp tra tấn tinh thần
dã man nhất đối với học sinh. Có những lỗi chỉ cần là cuộc nói chuyện giữa giáo
viên và học sinh hay mạnh tay hơn chút cảnh cáo trước lớp là đủ. Hình phạt này đã
trở thành “truyền thống” của các trường từ tiểu học cho đến trung học phổ thông.

Tôi không rõ các trường ở thành phố có áp dụng hình phạt này không, nhưng 12
năm đèn sách ở ba cấp tại nông thôn, tôi chứng kiến khá nhiều trường hợp bạn bè
mình bị nêu tên cột cờ. Tuy chưa lần nào bị cảnh cáo như vậy, nhưng thấy bạn bè
bị như thế, tôi cũng lo sợ một ngày nào đó mình phạm lỗi cũng sẽ đứng ở nơi trang
nghiêm đó mỗi sáng thứ hai.
Lý do bị bắt đứng cột cờ cũng rất đa dạng: có thể là đánh nhau, gây gổ trong
trường, bẻ cành trong khuôn viên, không đóng tiền học đúng hạn, không mặc áo
đồng phục, quên mũ chào cờ,…. Đứng trước nhiều người, bạn bè thầy cô, có bạn
chỉ biết cúi gằm mặt, khóc thút thít, có bạn thấm thía từ lời dạy phát ra từ loa, ánh
mắt đầy sự nhục nhã.

Cột cờ được xem là một nơi phù hợp cho việc tuyên dương, khen thưởng cho
những học sinh làm được việc tốt để lan tỏa năng lượng tích cực, khích lệ đến các
bạn học sinh khác. Chứ không phải dùng để bêu tên học sinh vi phạm, vì hình thức
kỷ luật này có thể mang lại tác dụng ngược. Đáng ra ở lứa tuổi đẹp nhất, các em
phải được vui, có nhiều kỷ niệm với bạn bè thầy cô thì lại phải mang tổn thương,
thậm chí là ám ảnh tâm lý suốt đời.

Từ trước đến nay chưa có vụ việc nào để lại hậu quả nặng nề sau khi bị phạt ở
trường, nhưng trường hợp em học sinh tại một trường tiểu học ở Hà Tĩnh là lời
chuông cảnh tỉnh cho các ban giám hiệu nhà trường. Chỉ vì phụ huynh chưa đóng
tiền bảo hiểm mà em phải kết thúc cuộc đời khi còn rất nhỏ.

Từ đây cũng thấy được, phụ huynh và nhà trường cần quan tâm đến tâm sinh lý
học sinh hơn nữa. Với tốc độ phát triển của mạng xã hội cùng các thiết bị công
nghệ khác, lứa tuổi học sinh hiện tại không còn ngây thơ, không dám làm càn như
trước kia nữa. Các em nhạy cảm hơn, bị ảnh hưởng nhiều hơn, nếu không quan
tâm, xử lý kịp thời, sẽ còn nhiều vụ việc đáng tiếc hơn nữa xảy ra trong tương lai.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng nên thay đổi hình phạt đối với học sinh cá biệt. Dựa
vào mức độ vi phạm của các em học sinh mà đưa ra hình phạt phù hợp chứ không
thể đánh đồng tất cả.

Kể từ năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các điều lệ, thông tư về các
trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông. Trong đó, các hình thức xử
lý kỷ thuật học sinh có sự thay đổi rõ rệt. Nhà trường không được phê bình học
sinh trước lớp, trước trường, không bêu tên học sinh nơi tập thể có đông bạn bè,
giáo viên, phụ huynh,…. Nhưng để thay đổi được cái gọi là hình phạt “truyền
thống” đã tồn tại gần mươi năm thì quả là một điều khó khăn.

You might also like