Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

UBND TP.

VŨNG TÀU ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỀM TRA HỌC KỲ I


TRƯỜNG THCS THẮNG NHẤT NĂM HỌC: 2022 - 2023
MÔN: HÓA HỌC; KHỐI: 9

I. LÝ THUYẾT
1. Nêu tính chất hóa học chung của: oxit, axit, bazơ, muối. Mỗi tính chất viết 1 PTHH minh họa.
2. Phương pháp sản xuất: CaO, SO2, NaOH, H2SO4.
3. Nêu ứng dụng của CaO, NaOH, NaCl, H2SO4, SO2.
4. Phân biệt phân bón đơn, phân bón kép, phân đạm, lân, kali.
5. Tính chất hóa học chung của kim loại, Al, Fe. Viết PTHH minh họa.
6. Dãy hoạt động hóa học của kim loại và ý nghĩa của dãy HĐHH của kim loại.
7. Thành phần của gang, thép; nguyên tắc sản xuất gang, thép.
8. Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại và cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.

II. BÀI TẬP


DẠNG 1: VIẾT PTHH THEO DÃY CHUYỂN HÓA
a) Na (1)
 NaCl 
(2)
 NaOH 
(3)
 Na2 SO4 
(4)
 NaCl 
(5)
 NaNO3
b) Fe 
(1)
 FeCl3 
(2)
 Fe( NO3 )3 
(3)
 Fe(OH )3 
(4)
 Fe2O3 
(5)
 Fe
c) Al 
(1)
 Al2O3 
(2)
 Al2 ( SO4 )3 
(3)
 Al (OH )3 
(4)
 Al2O3 
(5)
 Al 
(6)
 Fe
d ) Al (1)
 AlCl3  (2)
 Al ( NO3 )3  (3)
 Al (OH )3 
(4)
 Al2 ( SO4 )3 
(5)
 AlCl3
DẠNG 2: NHẬN BIẾT, TINH CHẾ.
1. Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất đựng trong các lọ mất nhãn sau:
a. Kim loại: Na, Al, Fe, Ag.
b. Dung dịch: AgNO3, BaCl2, Ba(OH)2, H2SO4, HCl
2. Tinh chế:
a. Tinh chế bột sắt từ hỗn hợp bột sắt và bột nhôm.
b. Tinh chế vụn đồng từ hỗn hợp vụn các kim loại: Cu, Zn, Fe.
c. Muối AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Nêu phương pháp làm sạch muối nhôm.
d. Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Nêu phương pháp làm sạch dung dịch ZnSO4.
DẠNG 3: XÁC ĐỊNH CTHH CỦA KIM LOẠI, OXIT, BAZƠ, MUỐI
1. Cho 10,8 gam kim loại M hóa trị III tác dụng với clo dư thì thu được 53,4 gam muối. Hãy xác
định kim loại M.
2. Cho 6g kim loại A (có hóa trị II) tác dụng với 182,5g dung dịch HCl 10% phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Xác định kim loại A
3. Hoà tan 9,4 gam một oxit kim loại A hoá trị I vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thu được
14,9g muối. Tìm công thức hoá học của oxit kim loại.
4. Hòa tan 14 gam oxit kim loại hóa trị II vảo nước thu được dung dịch chứa 18,5 gam bazơ. Xác
định CTHH của oxit.
5. Cho 10,7 gam sắt hiđroxit ( chưa biết hóa trị của sắt) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu
được 16,25 gam muối. Xác định CTHH của sắt hiđroxit.
6. Cho 200 gam dung dịch muối sắt clorua 6,5% tác dụng hết với dung dịch AgNO3 20% thu được
34,44 gam kết tủa.
a. Xác định CTHH của muối sắt clorua.
b. Tính khối lượng dung dịch AgNO3 đã dùng.
DẠNG 4: BÀI TOÁN TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC
1. a. Để hòa tan 16 gam CuO cần vừa đủ 200 gam dung dịch H2SO4 thu được dung dịch A. Tính
nồng độ phần trăm của dung dịch H2SO4.
b. Dung dịch A tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH tạo ra a gam kết tủa. Tính nồng độ
mol của dung dịch NaOH và a.
2. Cho 8,0 g MgO vào 150 g dung dịch HCl 14,6 %. Tính C% các chất trong dung dịch sau phản
ứng.
3. Cho một hỗn hợp A gồm Mg và MgCO3 tác dụng với dung dịch axit HCl dư. Dẫn khí tạo thành
lội qua nước vôi trong có dư thì thu được 10 gam kết tủa và còn lại 2,8 lít khí không màu (ở đktc).
Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp A.
4. Cho 12,6g hỗn hợp 2 kim loại gồm Mg và Al phản ứng hết trong 200 gam dung dịch axit HCl
(vừa đủ), sau phản ứng thấy thoát ra 13,44 lít khí hidro (đktc)
a. Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu?
b. Tính nồng độ % của các chất có trong dung dịch thu được sau phản ứng?
5. Cho 19,55 g hỗn hợp 2 kim loại Cu, Al vào 200 g dung dịch H2SO4 18,375 % thu được dung
dịch A, chất rắn B và chất khí D.
a. Viết PTHH và xác định các chất A, B, D.
b. Tính thể tích khí D (ở đktc).
c. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
d. Tính nồng độ % dung dịch muối thu được sau phản ứng.
6. Cho 21 gam hỗn hợp X gồm Al và Al2O3 tác dụng hết với dung dịch H2SO4 3M thu được dung
dịch A và 13,44 lit khí (ở đktc).
a. Viết phương trình hoá học của phản ứng.
b. Tính thành phần phần trăm các chất trong hỗn hợp X.
c. Tính nồng độ mol của muối trong dung dịch A. (Giả thiết thể tích dung dịch không thay đổi)
7. Cho 148g hỗn hợp kim loại gồm Al và Ag vào 150ml dung dịch H2SO4 sau phản ứng có thoát ra
3,36 lít khí không màu.
a. Viết phương trình hoá học của phản ứng.
b. Tính thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên?
c. Tính nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng? Coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
8. Cho 175 g hỗn hợp 2 kim loại Fe và Cu vào 219 g dung dịch HCl thu được dung dịch A, chất
rắn B và 2,24 lít khí D.
a. Viết PTHH và xác định các chất A, B, D.
b. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
c. Tính nồng độ % dung dịch muối thu được sau phản ứng.
DẠNG 5: BÀI TẬP GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TẾ
1. Tại sao người dân thường bón vôi bột trước khi gieo trồng?
2. Tại sao người ta dùng tro bếp để bón cho cây?
3. Tại sao đồ dùng bằng nhôm thường bền và ít bị gỉ so với đồ dùng bằng sắt?
4. Vì sao nhôm được dùng làm dây dẫn điện cao thế còn đồng lại được dùng làm dây dẫn điện
trong nhà?
5. Tại sao khi đánh rơi vỡ nhiệt kế bằng thủy ngân thì không được dùng chổi quét mà nên rắc bột
lưu huỳnh lên trên?
6. Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm?
7. Tại sao dùng đồ dùng bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi?

Duyệt của TTCM/Nhóm trưởng Người lập

Lê Thị Thắm

Duyện của BGH nhà trường

You might also like