Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 49

ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TRƯỜNG BÁCH KHOA


KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN LẬP MỘT HỢP CHẤT TỪ


CAO PHÂN ĐOẠN n-HEXANE CỦA CÂY
CỎ HÔI Praxelis clematidea (Grised.)
R.M. KING & H. ROB, HỌ CÚC (Asteraceae)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN:


PGS. TS. Đặng Huỳnh Giao Nguyễn Anh Thư B1808975
TS. Nguyễn Phúc Đảm Ngành: CN Kỹ Thuật Hóa Học
Khóa: 44

Cần Thơ, tháng 12/2022


ĐẠI HỌC CẦN THƠ
TRƯỜNG BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

PHÂN LẬP MỘT HỢP CHẤT TỪ


CAO PHÂN ĐOẠN n-HEXANE CỦA CÂY
CỎ HÔI Praxelis clematidea (Grised.)
R.M. KING & H. ROB, HỌ CÚC (Asteraceae)

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN:


PGS. TS. Đặng Huỳnh Giao Nguyễn Anh Thư B1808975
TS. Nguyễn Phúc Đảm Ngành: CN Kỹ Thuật Hóa Học
Khóa: 44

Cần Thơ, tháng 12/2022


CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi tên Nguyễn Anh Thư, là sinh viên ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học, khóa
44. Tôi xin cam kết đây là quá trình nghiên cứu của tôi, các số liệu trích dẫn, kết quả
nghiên cứu là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Cần Thơ, ngày 08 tháng 12 năm 2022
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Anh Thư

Nguyễn Anh Thư B1808975 ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài luận văn em đã học hỏi được rất
nhiều kiến thức, kinh nghiệm và hoàn thành luận văn của mình. Để đạt kết quả ngày hôm
nay em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến:
PCS. TS. Đặng Huỳnh Giao – em xin cảm ơn cô đã tận tình hướng dẫn, theo dõi
đưa ra những lời khuyên bổ ích trong suốt quá trình định hướng và thực hiện đề tài. Đồng
thời là cố vấn học tập luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt
chặng đường đại học và sau này.
TS. Nguyễn Phúc Đảm – người thầy vô cùng tận tâm đã dìu dắt em trong suốt
thời gian vừa qua. Thầy đã truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu của mình
giúp em hoàn thành tốt đề tài.
Các thầy, cô Khoa Kỹ thuật Hóa học đã tận tình dạy dỗ, cung cấp cho em những
kiến thức và kỹ năng bổ ích. Đó là hành trang giúp em bước vào đời.
Anh Nguyễn Thanh Phong và anh Ngô Việt Thắng – học viên ngành Hóa hữu cơ
đã truyền đạt kinh nghiệm và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè luôn quan tâm, động viên,
sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ em trên con đường học tập.
Cần Thơ, ngày 08 tháng 12 năm 2022
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Anh Thư

Nguyễn Anh Thư B1808975 iii


TÓM TẮT
Cây cỏ hôi (Praxelis clematidea(Grised.)), thuộc họ cúc (Asteraceae) được thu hái
tại huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Cây cỏ hôi có khối lượng mẫu tươi là 30,3
kg được tiến hành rửa sạch, cắt nhỏ và sấy khô bằng tủ sấy ở nhiệt độ 40 ℃ . Mẫu khô
có khối lượng 4 kg được đem đi xay nhuyễn và ngâm với methanol trong 9 ngày ở nhiệt
độ phòng, thu lấy dịch chiết cô quay đuổi dung môi thu được cao thô methanol có khối
lượng 648,71 g (hiệu suất 2,14%). Phân đoạn cao này bằng phương pháp chiết lỏng -
lỏng với dung môi có độ phân cực khác nhau như n-hexane, ethyl acetate, nước thu được
các cao phân đoạn. Từ cao phân đoạn n-hexane (85,11 g, hiệu suất 13.11%), qua nhiều
lần sắc ký cột đã phân lập được 01 hợp chất Flavokawain A (2’- hydroxy - 4’,6’,4 -
trimethoxychalcone) (63,2 mg). Cấu trúc của hợp chất được xác định trên cơ sở phân
tích dữ liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H – NMR, 13C – NMR và phổ khối lượng MS,
đồng thời so sánh với tài liệu tham khảo. Đây là lần đầu tiên phân lập được hợp chất này
từ cây cỏ hôi (Praxelis clematidea(Grised.)).

Từ khóa: Cây cỏ hôi (Praxelis clematidea(Grised.)), Flavokavain A (2’-hydroxy-


4’,6’,4-trimethoxychalcone).

Nguyễn Anh Thư B1808975 iv


ABSTRACT
Praxelis clematidea (Grised.), a member of the Asteraceae family, collected in
Phong Điền District, Can Tho City. Praxelis clematidea with fresh material weight of
30.3 kg was washed, chopped and dried in an oven at 40 ℃. The dry mass 4 (kg) was
pureed and soaked in methanol for 9 days at room temperature, and the extract was
evaporated to remove the solvent, obtaining methanol extract with a mass of 648,71 g
(2,14 % yield). The methanol extract by liquid – liquid extraction technique with solvents
of different polarities such as n–hexane, ethyl acetate, water, obtained fractional extracts.
From the extract n–hexane (85,22 g, 13.11% yield), through many times of column
chromatography, the compound Flavokawain A (2’-hydroxy-4’,6’,4-
trimethoxychalcone) (63,2 mg). The structure of the compound was determined on the
basis of analysis of nuclear magnetic resonance spectroscopy data including 1H-NMR
and 13C-NMR and mass spectrometry, simultaneously compared with the references.
This is the first time that this compound has been isolated from Praxelis clematidea
(Grised.).
Keyword: Flavokavain A (2’- hydroxy - 4’,6’,4 - trimethoxychalcone), Praxelis
clematidea (Grised)..

Nguyễn Anh Thư B1808975 v


MỤC LỤC
CAM KẾT KẾT QUẢ ....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... iii
TÓM TẮT ......................................................................................................................iv
ABSTRACT .................................................................................................................... v
MỤC LỤC ......................................................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... viii
DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT......................................................................................... x
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ............................................................................................ 1
1.1 Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 1
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 1
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 1
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 1
1.4 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 2
1.4.1 Nghiên cứu lý thuyết và viết báo cáo tổng quan về cây cỏ hôi Praxelis
clematidea (Grised.) ................................................................................................. 2
1.4.2 Điều chế cao chiết ........................................................................................... 2
1.4.3 Phân lập và xác định cấu trúc chất phân lập được .......................................... 2
1.5 Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 2
1.5.1 Phương pháp cô lập hợp chất .......................................................................... 2
1.5.2 Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của hợp chất tinh khiết .................... 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................ 3
2.1 Tổng quan về cây cỏ hôi ....................................................................................... 3
2.1.1 Khái quát ......................................................................................................... 3
2.1.2 Tên gọi và phân loại thực vật .......................................................................... 3
2.1.2.1 Tên gọi ..................................................................................................... 3
2.1.2.2 Phân loại thực vật ..................................................................................... 3
2.1.3 Mô tả................................................................................................................ 4
2.1.4 Phân bố, sinh thái ............................................................................................ 4
2.1.5 Thành phần hóa học ........................................................................................ 4

Nguyễn Anh Thư B1808975 vi


2.2 Những công trình nghiên cứu về cây cỏ hôi ....................................................... 5
2.2.1 Trong nước ...................................................................................................... 5
2.2.2 Ngoài nước ...................................................................................................... 6
2.2.3 Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học.............................................................. 9
2.2.3.1 Chống viêm .............................................................................................. 9
2.2.3.2 Chống oxy hóa ......................................................................................... 9
2.2.3.3 Hoạt tính kháng khuẩn ............................................................................. 9
2.2.3.4 Bảo vệ dạ dày ........................................................................................... 9
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM ................................................................................... 10
3.1 Chuẩn bị nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ ......................................................... 10
3.1.1 Nguyên liệu ................................................................................................... 10
3.1.2 Hóa chất ......................................................................................................... 10
3.1.3 Dụng cụ và thiết bị ........................................................................................ 10
3.2 Thực nghiệm ........................................................................................................ 11
3.2.1 Chiết tách và điều chế cao ............................................................................. 11
3.2.2 Phân lập chất từ cao phân đoạn n-hexane ..................................................... 15
3.2.2.1 Khảo sát phân đoạn H7 .......................................................................... 17
3.2.2.2 Khảo sát phân đoạn H7.6 ....................................................................... 19
3.2.2.3 Khảo sát phân đoạn H7.6.5 ................................................................... 21
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................... 24
4.1 Kết quả phân lập hợp chất ................................................................................. 24
4.2 Biện luận cấu trúc hợp chất ............................................................................... 27
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................... 30
5.1 Kết luận ................................................................................................................ 30
5.2 Kiến nghị .............................................................................................................. 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 32
PHỤ LỤC PHỔ

Nguyễn Anh Thư B1808975 vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2. 1 Sự khác nhau về đặc điểm hình thái của Ageratum conyzoides L và Praxelis
clematidea......................................................................................................................... 5
Bảng 2. 2 Tổng hợp các hợp chất đã phân lập được từ cây cỏ hôi trên thế giới ............. 7
Bảng 3. 1 Tóm tắt kết quả sắc ký cột nhanh – khô cao n-hexane ................................. 16
Bảng 3. 2 Tóm tắt kết quả sắc ký cột pha thường phân đoạn H7 .................................. 18
Bảng 3. 3 Tóm tắt kết quả sắc ký cột pha thường phân đoạn H7.6 ............................... 20
Bảng 3. 4 Tóm tắt kết quả sắc ký cột pha thường phân đoạn H7.6.5 ............................ 22
Bảng 4. 1 Dữ liệu phổ NMR của hợp chất TBT01 và Flavokawain A ......................... 29

Nguyễn Anh Thư B1808975 viii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2. 1 Hoa cỏ hôi........................................................................................................ 4
Hình 2. 2 Cây cỏ hôi ........................................................................................................ 4
Hình 2. 3 Khung sườn của hợp chất Flavonoid ............................................................... 5
Hình 3. 1 Mẫu cây sau khi xử lý ................................................................................... 11
Hình 3. 2 Mẫu khô sau khi được xay nhuyễn ................................................................ 11
Hình 3. 3 Mẫu được buộc kín bằng túi vải (A) và tiến hành ngâm với methanol (B) .. 11
Hình 3. 4 Cao tổng methanol ......................................................................................... 12
Hình 3. 5 Mẫu cao n – hexane ....................................................................................... 12
Hình 3. 6 Sơ đồ tóm tắt quy trình chiết tách và điều chế cao từ cây cỏ hôi .................. 14
Hình 3. 7 Cột sắc ký nhanh – khô cao n – hexane ........................................................ 15
Hình 3. 8 Kết quả SKLM của cao n – hexane ............................................................... 17
Hình 3. 9 Kết quả SKLM của phân đoạn H7 ............................................................... 19
Hình 3. 10 Kết quả SKLM của phân đoạn H7.6 ........................................................... 21
Hình 3. 11 Sơ đồ phân lập hợp chất từ cao n – hexane của cây cỏ hôi ......................... 23
Hình 4. 1 (A) Mẫu cây sau khi xử lý; (B) Bột cây ........................................................ 24
Hình 4. 2 Mẫu được buộc kín bằng túi vải (A) và tiến hành ngâm với methanol (B) .. 24
Hình 4. 3 Cao n – hexane .............................................................................................. 25
Hình 4. 4 Kết quả SKLM của cao n – hexane ............................................................... 25
Hình 4. 5 Kết quả SKLM phân đoạn H7 ....................................................................... 26
Hình 4. 6 Kết quả SKLM phân đoạn H7.6, hiện bằng H2SO4 20% và vanilline .......... 26
Hình 4. 7 Kết quả kiểm tra độ tinh khiết của hợp chất TBT01 ..................................... 27
Hình 4. 8 Màu sắc và trạng thái của TBT01 ................................................................. 27
Hình 4. 9 Cấu trúc hóa học của Flavokawain A ............................................................ 28

Nguyễn Anh Thư B1808975 ix


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ace : Acetone
d : Doublet (mũi đôi)
ESI-MS : Electrospray Ionization Mass spectrometry
g : gam
H:Ea : n-hexane- ethyl acetate
H:C : n-hexane- chloroform
Hz : Hertz (đơn vị đo tần số)
IR : Infrared
J : Coupling constant (hằng số ghép cặp)
LPS : Lipopolysaccharide
m/z : Tỉ lệ khối lượng và điện tích ion
Me : Methanol (CH3OH)
MIC : Minimum Inhibitory Concentration
MS : Mass Spectrometry
Rf : Retention factor
s : Singlet (mũi đơn)
SKC : Sắc ký cột
SKLM : Sắc ký lớp mỏng
13
C-NMR : Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance
1
H-NMR : Proton Nuclear Magnetic Resonance
δ : Chemical shift (độ dịch chuyển hay độ dời hóa học)

Nguyễn Anh Thư B1808975 x


CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 Lí do chọn đề tài
Hiện nay, số người khám và nhập viện do tác dụng phụ của thuốc tổng hợp ngày
càng tăng cao. Trong khi đó, thuốc dược liệu từ thiên nhiên lại ít gây ra tác dụng phụ mà
còn có tác dụng chữa bệnh tốt, giúp điều hòa và cân bằng hoạt động các cơ quan trong
cơ thể. Theo WHO có đến 80% dân số ở các nước đang phát triển lựa chọn thuốc từ dược
liệu để chăm sóc sức khỏe. Có thể thấy con người ngày càng có xu hướng quay về với
thiên nhiên, việc sử dụng các loại thuốc điều chế từ thực vật trở nên phổ biến. Vì vậy,
việc nghiên cứu các chất có hoạt tính sinh học từ thực vật rất được quan tâm [1].
Cây cỏ hôi (Praxelis clematidea (Grised.)) là một loài cây thân thảo thuộc họ Cúc
(Asteraceae) có nguồn gốc từ Argentina, miền nam Brazil và một số vùng khác của Bắc
Mỹ [1]. Cây cỏ hôi là một loài thực vật ngoại lai xâm lấn vào Việt Nam mọc xen kẽ với
cây hoa cứt lợn (Ageratum conyzoides L). Chúng dễ dàng bị bắt gặp ven đường đi, bờ
ruộng, trong vườn nhà hoặc những khu đất hoang [2]. Theo các nghiên cứu gần đây, cây
cỏ hôi là loại cây có nhiều công dụng như chống viêm cơ tim, chống oxy hóa, kháng
khuẩn và bảo vệ dạ dày rất tốt [3-6]. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc nghiên cứu phân lập
thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây còn rất hạn chế. Vì vậy, để đóng góp
thêm dữ liệu về thành phần hóa học và làm tiền đề cho những nghiên cứu tiếp theo của
cây Cỏ hôi, đề tài “Phân lập một hợp chất từ cao phân đoạn n-hexane của cây Cỏ
Hôi Praxelis clematidea (Griseb.) R.M.King & H.ROB, họ Cúc (Asteraceae)” đã
được thực hiện .
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu là phân lập và xác định được cấu trúc hóa học của một hợp
chất từ cao n-hexane của cây cỏ hôi (Praxelis clematidea (Grised.)).
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Cây cỏ hôi (Praxelis clematidea (Grised.))
thuộc họ cúc (Asteraceae) được thu hái tại huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu trên thân và lá của cây cỏ hôi với quy mô phòng thí nghiệm bằng
phương pháp tách chiết và phân lập hợp chất hữu cơ.

Nguyễn Anh Thư B1808975 1


Chương 1 Giới thiệu

1.4 Nội dung nghiên cứu


1.4.1 Nghiên cứu lý thuyết và viết báo cáo tổng quan về cây cỏ hôi Praxelis
clematidea (Grised.)
Tìm hiểu các phương pháp tách chiết và phân lập hợp chất hữu cơ thông dụng,
làm tiền đề lý thuyết thực hiện đề tài.
Tìm hiểu các công trình nghiên cứu khoa học về thành phần hóa học và hoạt tính
sinh học trong và ngoài nước của cây cỏ hôi, làm cơ sở thực hiện đề tài.
1.4.2 Điều chế cao chiết
Thân và lá cây cỏ hôi sau khi thu được đem đi rửa sạch để ráo nước, tiến hành sấy
khô bằng tủ sấy ở 40 ℃. Mẫu khô được đem đi xay nhuyễn thành bột mịn.
Sau đó, tiến hành ngâm mẫu ở nhiệt độ phòng và cô quay cô đuổi dung môi để
điều chế cao tổng methanol, chiết lỏng – lỏng để điều chế cao phân đoạn có độ phân cực
tăng dần như n-hexane.
1.4.3 Phân lập và xác định cấu trúc chất phân lập được
Cao chiết được đem đi tinh chế bằng nhiều phương pháp trong nghiên cứu các
hợp chất hữu cơ như sắc ký cột trên silica gel pha thường và pha đảo kết hợp với sắc ký
lớp mỏng. Sau đó tiến hành kết kinh lại thu được hợp chất tinh khiết và cấu trúc được
xác định bằng phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR).
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp cô lập hợp chất
Sử dụng các phương pháp chiết xuất đơn giản, thông dụng trong phòng thí nghiệm
để chiết xuất cao từ bột cây như: phương pháp chiết lỏng – lỏng và rắn – lỏng.
Sau đó sử dụng phương pháp sắc ký cột silica gel pha thường, pha đảo, phương
pháp sắc ký lớp mỏng và phương pháp kết tinh lại.
1.5.2 Phương pháp xác định cấu trúc hóa học của hợp chất tinh khiết
Xác định cấu trúc hóa học bằng phương pháp phổ nghiệm:
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân (NMR): 1H – NMR, 13C – NMR được đo trong dung
môi chlorofrom tại Viện Hóa học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Phổ khối lượng phun mù điện tử (ESI – MS).

Nguyễn Anh Thư B1808975 2


CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về cây cỏ hôi
2.1.1 Khái quát
Họ Cúc (Asteraceae) là một họ thực vật có hoa hai lá mầm, nó còn có tên gọi khác
như họ hướng dương, họ cúc tây. Họ Cúc là họ thực vật có hoa lớn thứ nhất trên thế giới
bao gồm khoảng 1550 chi và 23000 loài phân bố trên toàn cầu, riêngViệt Nam họ này
có 125 chi và hơn 350 loài khác nhau [2]. Các loài thuộc họ Asteraceae đã được nghiên
cứu rộng rãi về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học dẫn đến việc phát triển các loại
thuốc và thuốc trừ sâu . Một số có giá trị thương mại như atiso, hướng dương, rau
diếp,....Trong đó, chi Praxelis là một chi thực vật có hoa trong tông Eupatorieae của họ
Cúc (Asteraceae) [7].
2.1.2 Tên gọi và phân loại thực vật
2.1.2.1 Tên gọi
Tên khoa học: Praxelis clematidea (Griseb.), thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Tên đồng nghĩa: Eupatorium clematideum (Griseb.) và Eupatorium urtifolium
var. clematideum (Griseb.) Hieron ex. Kuntze [8].
Tên Việt Nam: Cây cỏ hôi, cây cỏ mèo [8-9].
2.1.2.2 Phân loại thực vật
Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Asterales
Họ: Asteraceae
Phân họ: Asteroideae
Bộ lạc: Eupatorieae
Chi: Praxelis
Loài: Praxelis clematidea [10]

Nguyễn Anh Thư B1808975 3


Chương 2 Tổng quan tài liệu

2.1.3 Mô tả
Cây cỏ hôi (Praxelis clematidea (Griseb.)) là một loài cây thân thảo cao khoảng
30-50 cm, toàn thân và lá có nhiều lông, cây có màu xanh nhạt. Lá cây hình bầu dục
hoặc tam giác, đầu nhọn, dài 2 -10 cm, rộng 0,5 – 5 cm, mọc đối xứng nhau, mép lá có
những răng cưa nhỏ (6 – 12) ở 2/3 của phiến lá. Cây có mùi như nước tiểu mèo khi vò.
Hoa của cây màu tím hoặc trắng có kích thước nhỏ, mọc thành cụm xếp thành ngù
khoảng 35 hoa ở ngọn, thân hay đầu cành, đế cụm hoa có hình nón cao có thể thấy qua
Hình 2.1 và 2.2. Quả có màu đen, có 4 cạnh, mặt ngoài quả có nhiều gai [9].

Hình 2. 1 Hoa cỏ hôi Hình 2. 2 Cây cỏ hôi

2.1.4 Phân bố, sinh thái


Cây cỏ hôi có nguồn gốc từ Bắc Mỹ ở các nước Argentina, Boli Paraguay và
Brazil. Loài cây này phát triển trong môi trường nhiệt đới, cận nhiệt đới. Chúng là loài
thực vật ngoại lai xâm lấn vào nước ta nhờ môi trường sống thích hợp nên chúng mọc
hoang dại trên mọi loại địa hình trải dài từ vùng núi cao đến đồng bằng ven biển . Đây
vốn là loại cây chịu được bóng râm, ưa ẩm. Cây nãy mầm và sinh trưởng trong mùi xuân
hay đầu mùi đông. Ở nước ta dễ dàng bắt gặp chúng tại những mãnh đất bỏ hoang, ven
đường đi, vườn nhà [10].
2.1.5 Thành phần hóa học
Thành phần hóa học đặc trưng nhất của cây cỏ hôi là flavonoid. Flavonoid là một
nhóm hợp chất có cấu trúc phenol thay đổi dựa trên khung sườn mười lăm carbon gồm
2 vòng benzen được liên kết thông qua một vòng pyran dị vòng (C) (Hình 2.3). Các
flavonoid có thể chia ra nhiều loại khác nhau như flavon, flavonols, flavanone,... Hợp
chất này được tìm thấy trong trái cây, rau, quả hạch, hạt, thân và hoa cũng như trà, rượu,
mật ong, và là đại diện cho một thành phần trong chế độ ăn uống của con người[11].
Flavonoid mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người giúp chữa trị các bệnh như các
bệnh truyền nhiễm (do vi khuẩn, virut), bệnh tim mạch, ung thư và các bệnh liên quan
đến tuổi tác [12-14].

Nguyễn Anh Thư B1808975 4


Chương 2 Tổng quan tài liệu

Hình 2. 3 Khung sườn của hợp chất Flavonoid

2.2 Những công trình nghiên cứu về cây cỏ hôi


2.2.1 Trong nước
Cây cỏ hôi là loài ngoại lai xâm lấn ở nước ta. Hiện nay, các nghiên cứu về thành
phần hóa học và hoạt tính sinh học ở nước ta về loài cây này rất hạn chế chủ yếu nghiên
cứu về đặc điểm hình thái. Năm 2019, Bùi Thị Quyên Quyên và cộng sự đã nghiên cứu
sự khác biệt về hình thái giữa loài Ageratum conyzoides L và loài Praxelis clematidea
thể hiện qua Bảng 2.1 [9].
Bảng 2. 1 Sự khác nhau về đặc điểm hình thái của Ageratum conyzoides L và Praxelis clematidea

Đặc điểm Ageratum conyzoides L Praxelis clematidea


Mép lá có 6-12 khía răng, tập
Mép lá có 16-24 khía răng gần như
Mép lá trung ở 2/3 phía trên cảu phiến
toàn bộ phiến lá.
lá.
Hình trứng khi là nụ, bầu dục cắt Hình trứng thuôn khi là nụ,
Đầu
ngang khi nở. hình chuông hẹp khi hoa nở.

Cuống
Có nhiều sợi màu xanh Không có
cụm hoa

Đế cụm Hình nón, cao 0,9-1 mm, đường kính Hình nón, cao 1.25-1.35, đường
hoa 1,25-1,5 mm. kính 1.1-1.2 mm.

Số
60-70 35-45.
hoa/đầu

Tổng bao Xếp 2 hàng, các lá bắc đài gần bằng Xếp 2-3 hàng, các lá bắc dài
lá bắc nhau, mép lá có lông. ngắn khác nhau, mép lá nhẵn.

Đài hoa 5 vảy dài và nhọn. Mào lông

Màu trắng hay tím nhạt cả 2 mặt,


Màu tím ở mặt trong, tím nhạt
Tràng hoa mặt ngoài có tuyến và lông, ống tàng
hoặc trắng ở mặt ngoài, mặt
hep ở ½ dưới và phình to phía trên.

Nguyễn Anh Thư B1808975 5


Chương 2 Tổng quan tài liệu

ngoài nhẵn, ống tràng to dần


lên về phía trên.

Tổng bao
lá bắc khi Tồn tại. Rụng trước.
quả rụng
Có 5 cạnh, cạnh có gai thưa thớt, Có 4 cạnh, bề mặt quả có nhiều
Quả
đỉnh quả có 5 vảy. gai, đỉnh quả là mào lông.

2.2.2 Ngoài nước


Các nhà khoa học ngoài nước đã nghiên cứu và phân lập được một số hợp chất
có trong cây cỏ hôi. Năm 2011, Maia và cộng sự đã tiến hành phân lập được 06 hợp chất
flavonoid từ cao chloroform Apigenine (4',5,7-Trihydroxyflavone), Genkwanine (4',5-
Dihydroxy-7-methoxyflavone), Apigenin dimethylether (7,4’-dimethylapigenin),
Trimethylapigenin (4',5,7-Trimethoxyflavone), Cirsimaritin (4',5-Dihydroxy-6,7-
dimethoxyflavone) và Tetramethylscutellarein (4',5,6,7-Tetramethoxyflavone) [15].
Năm 1981, Bohlmann và cộng sự đã phân lập và xác định cấu trúc 01 hợp chất là
Demethoxyencecalinol (6-(1-Hydroxyethyl)-2,2-dimethyl-2H-1-benzopyran) từ cao
ethyl acetate của cây [16]. Năm 2018, QiZhi và cộng sự đã xác định được 02 hợp chất 𝛽
– Cubebne (43,85%) và 𝛽 – Caryophyllene có trong tinh dầu cây cỏ hôi [17]. Tất cả các
hợp chất trên được thể hiện qua Bảng 2.2.

Nguyễn Anh Thư B1808975 6


Chương 2 Tổng quan tài liệu

Bảng 2. 2 Tổng hợp các hợp chất đã phân lập được từ cây cỏ hôi trên thế giới

TT Tên gọi và công thức cấu tạo Danh pháp

Apigenine [15]
C15H10O5
1
(270,24)

Genkwanine [15]
2 C16H12O5
(284,27)

7,4’-dimethylapigenin [15]
3 C17H14O5
(298,29)

Trimethylapigenin [15]
4 C18H16O5
(312,32)

Cirsimaritin [15]
5 C17H14O6
(314,29)

Nguyễn Anh Thư B1808975 7


Chương 2 Tổng quan tài liệu

Tetramethylscutellarein [15]
6 C19H18O6
(342,11)

Demethoxyencecalinol [16]
7 C13H16O2
(204.26)

𝛽 – Cubebne [17]
8 C15H24
(204,35)

𝛽 – Caryophyllene [17]
9 C15H24
(204,35)

Qua những nghiên cứu trên có thể thấy phần lớn các hợp chất được phân lập từ
cao chloroform, ethyl acetate và tinh dầu của cây, ít có nghiên cứu nào được tiến hành
trên cao n – hexane. Vì vậy, đề tài được tiến hành nghiên cứu nhằm phân lập ra những
hợp chất mới từ cao n – hexane của loài cây này.

Nguyễn Anh Thư B1808975 8


Chương 2 Tổng quan tài liệu

2.2.3 Các nghiên cứu về hoạt tính sinh học


2.2.3.1 Chống viêm
Năm 2020, Lu Xiao và cộng sự đã phân lập và tinh chế từ toàn bộ cây Praxelis
clematidea tìm được 4 benzofurans, 18 lignans và 5 trong số đó là hợp chất mới. Qua
các phương pháp phân tích quang phổ khác nhau được sử dụng làm sáng tỏ cấu trúc hóa
học của chúng. Tác động ức chế của các hợp chất phân lập đối với sự giải phóng NO từ
các tế bào vi mô BV-2 do LPS gây ra đã được nghiên cứu. Hầu hết các hợp chất cho thấy
tác dụng chống viêm thần kinh rõ rệt [3].
2.2.3.2 Chống oxy hóa
Năm 2021, Simon và cộng sự đã tiến hành phân tích hoạt động chống oxy hóa từ
pha chloroform của cây cỏ hôi, thông qua thử nghiệm trong ống nghiệm. Từ các dung
dịch pha loãng và phép đo quang phổ quét trong vùng tử ngoại (290 – 320 nm) và xác
định bằng phương pháp đo quang phổ của Mansur et al (1986). Kết quả cho thấy khả
năng chống oxy hóa đáng nể đạt 68,66% [4].
2.2.3.3 Hoạt tính kháng khuẩn
Năm 2013, Filho và cộng sự thực hiện nghiên cứu kháng khuẩn bằng cách phân
lập và xác định hợp chất 4’,5,7-trimethoxyflavone (TMF) từ cây cỏ hôi (Praxelis
clematidea). Hoạt tính kháng khuẩn được phát hiện bằng phương pháp so màu. Sau khi
phân tích kết quả thấy rằng TMF cho thấy tác dụng ức chế đối với các loài
Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa và Escherichia coli, với giá trị MIC
bằng 128 𝜇g/mL đối với hai loài vi khuẩn (Gram + và Gram -). Trong đó, TMF kháng
khuẩn đáng nể đối với Gram âm và Gram dương [5].
2.2.3.4 Bảo vệ dạ dày
Năm 2013, Falcão và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu trên pha chloroform và
ethyl acetat từ thân cây cỏ hôi. Hoạt động được nghiên cứu bằng cách sử dung mô hình
cấp tính của loét dạ dày. Các thông số sinh hóa tiết dịch vị được xác định sau khi nối mô
vị với sự tham gia của các yếu tố bảo vệ như chấy nhầy, oxit nitric (NO), nhóm
sulfhydryl, prostaglandin E2 , giảm glutathione,... và thâm nhập bạch cầu đa nhân cũng
được nghiên cứu. Kết quả cho thấy pha chloroform (125,250 và 500mg/kg) và pha ethyl
acetat (62,5, 125 và 250 mg/kg) hoạt động bảo vệ dạ dày đáng kể, làm giảm chỉ số loét
75,83,88% và 66,66,81% cho etanol và 67, 67, 56% và 56, 53, 58% đối với thuốc chống
viêm không steroid và 74, 58, 59% và 64, 65, 61% đối với loét dạ dày do căng thẳng.
Tương ứng cả hai pha giúp giảm đáng kể diện tích loét. Chúng cũng không làm thay đổi
các thông số sinh hóa của bài tiết dịch vị. Các pha của Praxelis.clematidea chứng tỏ hoạt
động bảo vệ dạ dày rất tốt [6].

Nguyễn Anh Thư B1808975 9


CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM
3.1 Chuẩn bị nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ
3.1.1 Nguyên liệu
Mẫu nghiên cứu gồm thân và lá cây cỏ hôi (Praxelis clematidea (Griseb.)), được
tiến hành thu hái tại huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ.
Thời gian thu mẫu là tháng 11 năm 2020 và được định danh bởi TS. Nguyễn Phúc
Đảm, bộ môn Sư phạm Hóa học, khoa Sư Phạm, trường Đại học Cần Thơ.
Mẫu sau khi thu hái đem đi rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ cho vào tủ sấy và sấy khô.
Mẫu cây khi được làm khô đem xay nhuyễn. Bột cây chính là nguyên liệu đề tài này.
3.1.2 Hóa chất
Dung môi hữu cơ được sử dụng là hóa chất của hãng Chemsol Việt Nam:
Methanol, aceton, ethyl acetate, n - hexane, chloroform, vanillin.
Chất vô cơ gồm: Na2 SO4 , H2 SO4 và một số chất thông dụng khác.
Chất hấp phụ là silica gel (0.04 – 0.063 nm) (Merck).
3.1.3 Dụng cụ và thiết bị
Hệ thống máy Cộng hưởng từ hạt nhân phân giải cao tần số 600 MHz Bruker
AvanceNeo dùng để xác định cấu trúc cần phân tách và thiết bị đo phổ khối lượng ion
hoá phun mù điện tử Aglient 1100 LC/MSD Trap dùng để xác định phổ MS của hợp
chất được đặt tại Trung tâm các phương pháp phổ ứng dụng, viện Hoá học, viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Máy cô quay chân không BUCHI, HAHN SHIN là thiết bị trong phòng thí nghiệm
dùng để loại bỏ dung môi qua phương pháp làm nóng hoặc bay hơi trong môi trường
chân không. Máy đông cô chân không Firstek model: NFD4, 5/-50 được đặt tại khoa
Khoa học Tự nhiên, trường Đại học Cần Thơ.
Đèn UV bước sóng 254 nm và 365 nm để soi sắc ký lớp mỏng (SKLM).
Các thiết bị để ly trích: becher, bình lóng, ống đong, phễu, đũa thủy tinh, giấy lọc,
bình cầu cô quay, hủ bi, ống nghiệm, cân điện tử, ống nhỏ giọt....

Nguyễn Anh Thư B1808975 10


Chương 3 Thực nghiệm

3.2 Thực nghiệm


3.2.1 Chiết tách và điều chế cao
Mẫu thân và lá cây của cây cỏ hôi sau khi thu hái được đem đi rửa sạch và cắt
nhỏ có khối lượng 30,3 kg được thể hiện qua Hình 3.1.

Hình 3. 1 Mẫu cây sau khi xử lý

Sau đó đem mẫu sấy khô ở 40℃ bằng tủ sấy. Mẫu khô sau khi xay nhuyễn cho
vào túi vải, buộc kín miệng và tiến hành ngâm dầm với methanol trong 9 ngày (Hình 3.2
và 3.3).

Hình 3. 2 Mẫu khô sau khi được xay nhuyễn

Hình 3. 3 Mẫu được buộc kín bằng túi vải (A) và tiến hành
ngâm với methanol (B)

Nguyễn Anh Thư B1808975 11


Chương 3 Thực nghiệm

Phần dịch sau khi lọc bỏ cặn tiến hành cô quay thu hồi dung môi ở áp suất kém
thu được cao tổng methanol có khối lượng 648.71 g (m1) như Hình 3.4.

Hình 3. 4 Cao tổng methanol


𝑚1 648.71
Hiệu suất điều chế cao tổng: H1= x 100(%)= x 100(%)= 2.14(%)
𝑚 30300

Cao tổng được hòa tan với nước cất (tổng thể tích là 200 mL) và methanol (tổng
thể tích là 400 mL). Sau đó chiết với dung môi n-hexane (11000 mL) với 167.7 g cao
methanol cho mỗi lần thực hiện bằng phương pháp chiết lỏng - lỏng.
Lấy dịch chiết với n-hexane đem cô quay thu hồi dưới áp suất kém được cao n –
hexane có khối lượng là 85.11 g (𝑚2 ) Hình 3.5 .

Hình 3. 5 Mẫu cao n – hexane

Nguyễn Anh Thư B1808975 12


Chương 3 Thực nghiệm

Hiệu suất điều chế cao n-hexane:


m2 85.11
H2 = × 100(%) = × 100(%) = 13.11(%)
m1 648.71
Phần dịch sau chiết với n-hexane được cô quay, sau đó thêm 50 mL nước cất, tiếp
tục chiết với ethyl acetate (4950 mL). Dịch chiết được cô quay, thu hồi dung môi dưới
áp suất kém được cao ethyl acetate có khối lượng là 24 g (m3 ). Phần dịch còn lại gọi là
cao nước.
Hiệu suất điều chế cao ethyl acetate:
m3 24
H3 = × 100(%) = × 100(%) = 3,7(%)
m1 648.71
Hiệu suất trung bình:
m1 + m2 + m3 648,71 + 85,11 + 24
H= × 100(%) = × 100(%) = 2,5%)
m 30300

Nguyễn Anh Thư B1808975 13


Chương 3 Thực nghiệm

Toàn bộ quá trình điều chế cao và chiếc tách mẫu cây cỏ hôi được thể hiện qua Hình 3.6.

Hình 3. 6 Sơ đồ tóm tắt quy trình chiết tách và điều chế cao từ cây cỏ hôi

Nguyễn Anh Thư B1808975 14


Chương 3 Thực nghiệm

3.2.2 Phân lập chất từ cao phân đoạn n-hexane


Cao n-hexane được hòa tan và trộn với 170 g silica gel, làm khô dung môi và
nghiền mịn thành bột. Sau đó, tiến hành phân đoạn bằng sắc ký lỏng hút áp suất kém
(VLC) (Hình 3.7), sử dụng dung môi rửa giải là n-hexane, chloroform và acetone, với
các thông số sau:
Đường kính cột: d = 12 cm.
Khối lượng silica gel nạp cột: 1020 g
Khối lượng mẫu nạp: 85,11 g.
Dung môi ổn định cột: n-hexane.

Hình 3. 7 Cột sắc ký nhanh – khô cao n – hexane

Quá trình phân đoạn cao n-hexane sử dụng dung môi có độ phân cực tăng dần n
- hexane, acetone, chloroform kết hợp với SKLM theo dõi sự giải ly. Những bình chứa
có kết quả SKLM giống nhau ( về màu sắc và 𝑅𝑓 ) được gom thành một phân đoạn.
Có tất cả 11 phân đoạn được ký hiệu là H1 đến H11. Quá trình thực hiện đươc
tóm tắt trong Bảng 3.1.

Nguyễn Anh Thư B1808975 15


Chương 3 Thực nghiệm

Bảng 3. 1 Tóm tắt kết quả sắc ký cột nhanh – khô cao n-hexane

Hệ dung môi giải Khối lượng (g)


`Phân đoạn Số lọ Kết quả SKLM
ly

Vết màu tím mờ kéo


H1 1-11 0,22
100% n-hexane dài

H2 12-17 1,69 Vết màu tím mờ

H3 18-50 0,56 Vết màu xanh mờ

H4 51-66 3,32 Vết màu xanh mờ

H5 67-78 7,43 01 Vết màu tím


H:Ace 80:20
H6 79-89 8,72 01 vết màu xanh

01 vết chính màu


H7 90-100 7,25 vàng nằm dưới vết
màu xanh đậm

01 vết màu vàng đậm


H8 101-125 3,16
và nhiều vết phụ mờ

01 vết màu tím, và


H9 126-149 H:C 60:40 7,51 nhiều vết phụ màu
vàng mờ

H10 150-167 5,71 Nhiều vết mờ

H11 168-177 33,42 Nhiều vết mờ

Tổng: 78,99 g
𝟕𝟖,𝟗𝟗
Hiệu suất: H = x 100% = 92,81 (%)
𝟖𝟓,𝟏𝟏

*SKLM với hệ dung môi giải ly C:EA (90:10), hiện vết bằng dung dịch H2SO4 20%.

Nguyễn Anh Thư B1808975 16


Chương 3 Thực nghiệm

Nhận thấy trong phân đoạn H7 có vết chính màu vàng nằm dưới vết màu xanh
đậm thể hiện qua SKLM (Hình 3.8) nên phân đoạn H7 được lựa chọn để tiếp tục khảo
sát.

Hình 3. 8 Kết quả SKLM của cao n – hexane

3.2.2.1 Khảo sát phân đoạn H7


Phân đoạn H7 (có khối lượng 7,25 g) được hòa tan và trộn với 15 g silica gel, làm
khô dung môi và nghiền mịn thành bột. Sau đó tiến hành sắc ký cột pha thường với dung
môi rửa giải là n-hexane:acetone. Pha tĩnh được sử dụng là dung môi silica gel Merck
(0,04 – 0,063 mm). Các thông số của quá trình sắc ký cột như sau:
Đường kính cột: d = 5.0 cm.
Chiều cao lớp silica gel nạp cột: h = 36.3 cm.
Khối lượng silica gel nạp cột: m = 230 g.
Dung môi ổn định cột: n-hexane
Quá trình giải ly cột sử dụng hệ dung môi n-hexane:acetone có độ phân cực tăng
dần từ 100% n-hexane đến 100% acetone, sau đó tăng đến 100% methanol.
Dung môi giải ly ra khỏi cột được kiểm tra bằng sắc ký lớp mỏng, kiểm tra độ
hấp phụ của chất bằng UV, hiện màu vết bằng thuốc thử vanilline/H2 SO4 và H2 SO4 20%
với hệ dung môi H:Ea được gia nhiệt trên bếp điện. Các lọ có kết quả SKLM giống nhau
(về màu sắc và 𝑅𝑓 ) được gom thành một phân đoạn. Có tất cả 9 phân đoạn từ H7.1 đến
H7.9. Quá trình thực hiện được tóm tắt trong Bảng 3.2.

Nguyễn Anh Thư B1808975 17


Chương 3 Thực nghiệm

Bảng 3. 2 Tóm tắt kết quả sắc ký cột pha thường phân đoạn H7

Khối lượng
`Phân đoạn- Số lọ Hệ dung môi giải ly Kết quả SKLM
(g)

H:Ace 01 vết chính nằm trên


H7.1 1-33 (100:0, 99:1, 95:5, 0,0501 cùng bảng mỏng, vết
90:10, 80:20) phụ mờ

Nhiều vết phụ mờ nằm


H7.2 34-39 0,2616 sát nhau trên cùng bảng
mỏng

01 vết chính, vết phụ


H7.3 40-45 H:Ace (80:20) 0,7871
mờ

01 vết chính đậm, vết


H7.4 46 0,6979
phụ mờ

01 vết chính đậm, vết


H7.5 47-48 1,1684
phụ đậm kéo vệt

01 vết chính màu vàng


H:Ace đậm, 01 vết chính màu
H7.6 49-64 1,7955
(80:20, 70:30) nâu, nhiều vết phụ
nằm sát nhau kéo vệt

02 vết chính mờ, vết


H7.7 65-75 H:Ace (70:30, 50:50) 0,6753
phụ mờ

02 vết chính mờ, vết


H7.8 76-83 H:Ace (50:50, 0:100) 0,531
phụ mờ

H7.9 84-110 100% Me 0,875 Vết phụ mờ

Tổng: 6,8416 g
𝟔,𝟖𝟒𝟏𝟔
H= x 100% = 94,37 (%)
𝟕,𝟐𝟓

*SKLM với hệ dung môi giải ly H:Ea (80:20), hiện vết bằng dung dịch H2SO4 20%.

Nguyễn Anh Thư B1808975 18


Chương 3 Thực nghiệm

Nhận thấy phân đoạn H7.6 có 01 vết chính màu vàng đậm, 01 vết chính màu nâu,
nhiều vết phụ nằm sát nhau kéo vệt thể hiện qua SKLM (Hình 3.9) và có kết tinh nên
phân đoạn H7.6 được lựa chọn tiếp tục khảo sát.

Hình 3. 9 Kết quả SKLM của phân đoạn H7

3.2.2.2 Khảo sát phân đoạn H7.6


Phân đoạn H7.6 (có khối lượng 1,7955 g) được hòa tan và trộn với 3,8 g silica
gel, làm khô dung môi và nghiền thành bột. Sau đó tiến hành sắc ký cột pha thường với
dung môi rửa giải là n-hexane:ethyl acetate. Pha tĩnh được sử dụng là silica gel Merck
(0,04 – 0,063 mm). Các thông số của quá trình sắc ký cột như sau:
Đường kính cột: d = 2.5 cm.
Chiều cao lớp silica gel: h = 28.0 cm.
Khối lượng silica gel nạp cột: m = 45 g
Dung môi ổn định cột: n-hexane
Quá trình giải ly cột sử dụng hệ dung môi n-hexane:ethyl acetate có độ phân cực
tăng dần từ 100% n-hexane đến 100% ethyl acetate, sau đó tăng đến 100% methanol.
Dung dịch giải ly ra khỏi cột được kiểm tra bằng cách sắc ký lớp mỏng, kiểm tra
độ hấp phụ của chất bằng UV, hiện màu bằng thuốc thử , hiện màu vết bằng thuốc thử
vanilline/H2 SO4 và H2 SO4 20% với hệ dung môi H:Ea được gia nhiệt trên bếp điện. Các
lọ có kết quả SKLM giống nhau (về màu sắc và 𝑅𝑓 ) được gom thành một phân đoạn. Có
tất cả 9 phân đoạn từ H7.6.1 đến H7.6.13 (Bảng 3.3).

Nguyễn Anh Thư B1808975 19


Chương 3 Thực nghiệm

Bảng 3. 3 Tóm tắt kết quả sắc ký cột pha thường phân đoạn H7.6

Khối lượng
`Phân đoạn Số lọ Hệ dung môi giải ly Kết quả SKLM
(g)

H:Ea 01 vết chính mờ, nhiều


H7.6.1 1-14 (100:0, 98:2, 95:5, 0,243 vết phụ mờ
90:10) kéo vệt
01 vết chính mờ, vết
H7.6.2 15 H:Ea (90:10) 0,0251
phụ mờ

H7.6.3 16-26 H:Ea (85:15) 0,1573 Vết phụ mờ

01 vết chính mờ vết phụ


H7.6.4 27 0,0362
mờ
01 vết chính màu vàng
H7.6.5 28-30 0,1057
đậm, vết phụ mờ
01 vết chính màu xanh
H7.6.6 31–32 0,0941 và 01 màu nâu mờ,
H:Ea (80:20)
nhiều vết phụ kéo vệt
04 vết chính đậm, nhiều
H7.6.7 33-46 0,1433
vết phụ đậm, kéo vệt
Nhiều vết chính đậm
H7.6.8 47-50 0,1124 nằm sát nhau trên cùng
bảng mỏng, vết phụ mờ

03 vết chính màu nâu


H7.6.9 51-56 0,082
mờ, vết phụ mờ
Nhiều vết phụ mờ, kéo
H7.6.10 57-59 H:Ea (70:30) 0,1032
vệt
02 vết chính màu xanh
H7.6.11 60-61 0,1106
mờ, vết phụ mờ, kéo vệt
H:Ea 02 vết chính màu xanh
H7.6.12 62-82 0,2544
(50:50, 0:100) mờ, vết phụ mờ

H7.6.13 83-100 100% Me 0,3054 Vết phụ mờ, kéo vệt

Tổng: 1,7727 g
𝟏,𝟕𝟕𝟐𝟕
H= x 100% =98,73 %
𝟏,𝟕𝟗𝟓𝟓
*SKLM với hệ dung môi giải ly H:Ea (80:20), hiện vết bằng dung dịch H2SO4 20% và vanilline.

Nguyễn Anh Thư B1808975 20


Chương 3 Thực nghiệm

Kết quả sắc ký cột thu được phân đoạn H7.6.5 có vết chính đậm màu vàng kèm
theo vết phụ mờ được thể hiện qua SKLM (Hình 3.10) nên tiếp tục tiến hành sắc ký cột.

Hình 3. 10 Kết quả SKLM của phân đoạn H7.6

3.2.2.3 Khảo sát phân đoạn H7.6.5


Phân đoạn H7.6.5 có khối lượng 0,1057 g đươc hòa tan và trộn 0,6 g silica gel,
làm khô dung môi và nghiền mịn thành bột. Sau đó tiến hành sắc ký cột pha thường với
dung môi rửa giải là n-hexane:chloroform. Pha tĩnh được sử dụng là silica gel Merck
(0,04 – 0,063 mm). Các thông số của quá trình sắc ký cột như sau:

Đường kính cột sắc ký: d = 1 cm

Chiều cao lớp silica gel: h = 15 cm

Khối lượng silica gel nạp cột: m = 6 g

Dung môi ổn định cột: n-hexane 100%


Quá trình giải ly cột sử dụng hệ dung môi n-hexane:chloroform có độ phân cực
tăng dần từ 100% n-hexane đến 100% chloroform, sau đó tăng đến 100% methanol.
Dung dịch giải ly ra khỏi cột được kiểm tra bằng cách sắc ký lớp mỏng, kiểm tra
độ hấp phụ của chất bằng UV, hiện màu bằng thuốc thử , hiện màu vết bằng thuốc thử
vanilline/H2 SO4 và H2 SO4 20% với hệ dung môi H:C được gia nhiệt trên bếp điện. Các
lọ có kết quả SKLM giống nhau (về màu sắc và 𝑅𝑓 ) được gom thành một phân đoạn. Có
tất cả 02 phân đoạn từ H7.6.5.1 đến H7.6.5.2 (Bảng 3.4).

Nguyễn Anh Thư B1808975 21


Chương 3 Thực nghiệm

Bảng 3. 4 Tóm tắt kết quả sắc ký cột pha thường phân đoạn H7.6.5

Khối lượng
`Phân đoạn Số lọ Hệ dung môi giải ly Kết quả SKLM
(mg)

H:C (100:0, 95:5,


H7.6.5.1 1-70 21,1 Không hiện vết
90:10, 85:15, 80:20)

H7.6.5.2 71-80 H:C (70:30) 63,2 01 vết chính màu vàng

H7.6.5.3 81-102 H:C (60:40, 50:50) 9,3 Vết phụ mờ

H7.6.5.4 103-110 H:C (0:100) 5,8 Không hiện vết

H7.6.5.5 110-130 100% Me 1,4 Không hiện vết

Tổng: 100,8 mg
𝟏𝟎𝟎,𝟖
H= x 100% =95,4 %
𝟏𝟎𝟓,𝟕
*SKLM với hệ dung môi giải ly H:C (60:40), hiện vết bằng dung dịch H2SO4 20% và vanilline.

Từ kết quả SKLM cho thấy phân đoạn H7.6.5.2 chỉ xuất hiện một vết chính sạch
màu vàng, sau khi cô quay thấy có kết tinh dạng rắn, màu vàng. Sử dụng sắc ký lớp mỏng
kiểm tra hợp chất trên với các loại chất chuẩn thông thường hay xuất hiện trong các cây
dược liệu như 𝛽 –sitosterol, daucoterol. Kết quả sắc ký lớp mỏng (SKLM) cho thấy đây
là một loại hợp chất khác với hai chất chuẩn trên. Ký hiệu là TBT01 (khối lượng là 63,2
mg).
Số liệu phân tích phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H – NMR, 13C – NMR) và phổ
khối lượng của hợp chất TTB01:

Phổ (-) ESI – MS cho mảnh ion m/z = 373,0 [M + CH3 COO]− và m/z = 314,9
[M]− (Phụ lục 1).

Phổ 1H – NMR (CDCl3, 600 MHz, 𝛅 ppm, J = Hz): 14,39 (1H, s, 2’-OH); 5,96
(1H, d, J = 2,4, H-5’); 6,10 (1H, d , J = 2,4, H-3’); 3,91 (3H, s, OMe, H-6’); 3,85 (3H,
s, OMe, H-4’); 3,83 (3H, s, H-4); 7,79 (2H, d, J = 2,4, H-7 và H-8); 7,56 (2H, d, J =
9,0, H-2 và H-6); 6,92 (2H, d, J = 8,4, H-3 và H-5) (Phụ lục 2-3).
Phổ 13C – NMR (CDCl3, 150 MHz, 𝛅C ppm, J = Hz): 192, 6 (C-9); 168,4 (C-
2’); 166,0 (C-4’); 162,5 (C-6’); 161,4 (C-4); 142,5 (C-7); 130,1 (C-2/6); 128,3 (C-1);
125,2 (C-8); 114,4 (C-3/5); 106,4 (C-1’); 93,8 (C-3’); 91,2 (C-5’); 55,8 (6’-OMe); 55,6
(4’-OMe); 55,4 (4-OMe) (Phụ lục 4-5).

Nguyễn Anh Thư B1808975 22


Chương 3 Thực nghiệm

Toàn bộ quá trình chiết tách và phân lập hợp chất TBT01 từ cao n – hexane được
thể hiện ở Hình 3.11.

Hình 3. 11 Sơ đồ phân lập hợp chất từ cao n – hexane của cây cỏ hôi

Nguyễn Anh Thư B1808975 23


CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả điều chế cao chiết từ cây cỏ hôi Praxelis clematidea (Grised.)
Mẫu cây cỏ hôi được thu hái tại huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ có khối
lượng 30,3 kg. Sau khi định danh nguyên liệu, mẫu tươi được rửa sạch, xử lý và sấy khô
ở nhiệt độ 40℃ bằng tủ sấy, thu được 4 kg mẫu khô (Hình 4.1). Đây là bước đầu xử lý
mẫu để phá vỡ màng tế bào thực vật, giúp dung môi đễ dàng xâm nhập vào làm cho hiệu
suất chiết tách được tăng cao.

A B
Hình 4. 1 (A) Mẫu cây sau khi xử lý; (B) Bột cây
Bột cây sau khi xử lý được chiết tách bằng cách ngâm dầm với dung môi methanol
trong 9 ngày (Hình 4.2).

Hình 4. 2 Mẫu được buộc kín bằng túi vải (A) và tiến hành ngâm với methanol (B)

Nguyễn Anh Thư B1808975 24


Chương 4 Kết quả và thảo luận

Dịch chiết sau khi tiến hành cô đuổi dung môi thu được cao tổng methanol có
khối lượng 648,71 g. Cao tổng này được phân đoạn bằng kỹ thuật trích ly lỏng – lỏng
dựa vào độ phân cực của dung môi. Các dung môi được dùng trong quá trình này là n-
hexane, ethyl acetate, nước. Kết thúc quá trình trích ly thu được cao n-hexane (85 g) như
Hình 4.3, cao ethyl acetate và cao nước.

Hình 4. 3 Cao n – hexane

Cao n – hexane (85 g) được tiến hành sắc ký cột nhanh khô nhằm phân đoạn cao
thành những phân đoạn chứa ít hợp chất, tạo thuận lợi cho quá trình phân lập chất. Quá
trình phân đoạn cao n – hexane sử dụng dung môi rửa giải là n – hexane, acetone,
chloroform với độ phân cực tăng dần. Kết thúc quá trình thu được 11 phân đoạn, ký hiệu
H1 đến H11, hiệu suất. Dựa vào sắc ký lớp mỏng (SKLM), hệ dung môi giải ly
chloroform:ethyl acetate (95:5, v/v) thu được kết quả phân đoạn H1 đến H11 (Hình 4.4).

Hình 4. 4 Kết quả SKLM của cao n – hexane

Nguyễn Anh Thư B1808975 25


Chương 4 Kết quả và thảo luận

Kết quả SKLM cho thấy trong phân đoạn cao n – hexane có chứa nhiều hợp chất
kém phân cực. Trong đó phân đoan H7 có khối lượng 7,24473 g, tập trung nhiều hợp
chất có khối lượng nhiều và tách nhau khá rõ rệt thể hiện qua sắc ký lớp mỏng (SKLM)
nên được lựa chọn tiếp tục khảo sát. Các phân đoạn còn lại vết chính có độ phân cực cao,
nhiều vết phụ nằm xung quanh và kéo vệt nên khó tiến hành khảo sát.
Phân đoạn H7 được lựa chọn tiếp tục khảo sát do chứa các chất có độ phân cực
khá rõ rệt. Phân đoạn H7 (7,24473 g) được tiến hành sắc ký cột nhanh khô với hệ dung
môi có độ phân cực tăng dần từ 100% n-hexane đến 100% acetone. Kết thúc quá trình
này thu được 9 phân đoạn, ký hiệu từ H7.1 đến H7.9 như Hình 4.5.

Hình 4. 5 Kết quả SKLM phân đoạn H7


Từ kết quả sắc ký lớp mỏng (SKLM) thấy được phân đoạn H7.6 có vết chính màu
vàng tuy nhiên vẫn còn nhiều vết phụ kèm theo nên được lựa chọn tiếp tục khảo sát .
Phân đoạn H7.6 (1,7995 g) được tiến hành sắc ký cột nhanh khô với hệ dung môi có độ
phân cực tăng dần từ 100% n-hexane đến 100% ethyl acetate. Sau khi kết thúc thu được
13 phân đoạn H7.6.1 đến H7.6.13 như Hình 4.4.
Kết quả sắc ký lớp mỏng (SKLM) phân đoạn H7.6.5 được thể hiện qua Hình 4.6.

Hình 4. 6 Kết quả SKLM phân đoạn H7.6, hiện bằng H2SO4 20% và vanilline

Nguyễn Anh Thư B1808975 26


Chương 4 Kết quả và thảo luận

Kết quả SKLM cho thấy trong phân đoạn cao n – hexane có chứa nhiều hợp chất
kém phân cực. Trong đó phân đoan H7.6.5 có khối lượng 0,1057 g có 01 vết chính màu
vàng và vết phụ mờ thể hiện qua sắc ký lớp mỏng (SKLM) nên được lựa chọn tiếp tục
khảo sát.. Phân đoạn H7.6.5 (0,1057 g) được tiến hành sắc ký cột nhanh khô với hệ dung
môi có độ phân cực tăng dần từ 100% n-hexane đến 100% chloroform. Kết thúc quá
trình này thu được 05 phân đoạn H7.6.5.1 đến H7.6.5.5. Trong đó phân đoạn H7.6.5.2
có 01 vết chính màu vàng, sau khi đem cô quay thu được chất rắn màu vàng (63,2 mg,
ký hiệu là TBT01). Kết quả kiểm tra độ tinh khiết của TBT01 được thể hiện qua Hình
4.7.

Hình 4. 7 Kết quả kiểm tra độ tinh khiết của hợp chất TBT01

Hợp chất TBT01 thu được ở dạng chất rắn màu vàng, tan tốt trong chloroform.
Kết quả sắc ký lớp mỏng (SKLM) cho thấy có vết màu vàng đậm, hiện màu trong H2SO4
20%, vết bắt UV kém ở bước sóng 254 và 365 nm.
Kết quả Rf các bảng mỏng dùng để kiểm tra độ tinh khiết của hợp chất sử dụng 3
hệ dung môi có độ phân cực khác nhau bao gồm H:C (85:15): Rf = 0,285; H:Ace (80:20):
Rf = 0,55; H:Ea (98:2): Rf = 0,657.
Trạng thái, màu sắc của hợp chất TBT01 được thể hiện qua Hình 4.8.

Hình 4. 8 Màu sắc và trạng thái của TBT01


Nguyễn Anh Thư B1808975 27
Chương 4 Kết quả và thảo luận

4.2 Biện luận cấu trúc hợp chất


Phổ (-) ESI – MS cho mảnh ion m/z = 373,0 [M + CH3 COO]− và m/z = 314,9
[M]− ứng với công thức phân tử C18H18O5 (314 đvC, độ bất bão hòa 10) (Phụ lục 1).
Phổ 1H – NMR cho thấy sự hiện diện của một nhóm hydroxyl chelate xuất hiện
ở vùng từ trường thấp 14,39 Hz (1H, s) ở vị trí 2’-OH. Phổ 1H-NMR củng cho thấy sự
hiện diện của 2 proton vòng thơm với hằng số ghép cặp bé Jmeta = 2,4 Hz tương ứng
với hai proton H-3’ tại δH (ppm) 6,10 (1H, d, J =2,4) và H-5’ tại δH (ppm) 5,96 (1H, d, J
= 2,4) của vòng A. Hai tín hiệu proton với cường độ tích phân 2H lần lượt là 7,56 (2H,
d, J = 9,0 Hz) và 6,92 (2H, d, J = 8,4) đặc trưng cho hệ AA’- BB’ của vòng thơm B.
Ngoài ra, xuất hiện một tín hiệu proton với cường độ tích phân 2H tại 7,79 (2H, d, J =
2,4 Hz). Trên phổ còn xuất hiện tín hiệu proton của 3 nhóm methoxy (-OCH3 ) lần lượt
tại 𝛿𝐻 (ppm) 3,91 (3H, s); 3,85 (3H, s); 3,83 (3H, s) (Phụ lục 2-3).
Phổ 13C – NMR cho thấy sự hiện diện của 18 carbon trong đó có 15 carbon đặc
trưng của khung sườn chalcone tại 𝛿𝑐 (ppm) 192,6; 168,4; 166,0; 162,5; 161,4; 142,5;
130,2; 128,3; 125,2; 114,4; 106,4; 93,8; 91,2. Trong đó, carbon nhóm carbonyl (C=O)
tại 𝛿𝑐 = 192,6 ở C-9 và tín hiệu carbon CH tại 𝛿𝑐 142,5 (C-7); 𝛿𝑐 125,2 (C-8); 𝛿𝑐 93,4 (C-
3’); 𝛿𝑐 130,1 (C-2/6); 𝛿𝑐 114,4 (C-3/5) và 𝛿𝑐 91,2 (C-5’) rất điển hình của chalcone, 4
carbon thứ cấp 168,4; 166,0; 162,5; 161,4 lần lượt ứng với vị trí 2’, 4’, 6’, 4, 2 tín hiệu
carbon C tại 𝛿𝑐 128,3 (C-1) và 𝛿𝑐 106,4 (C-1’) . Ngoài ra, có 3 carbon methoxy được
thấy ở 𝛿𝑐 (ppm) 55,8, 55,6, 55,4 (Phụ lục 4-5).
Từ dữ liệu phổ phổ 1H-NMR và 13C-NMR cho thấy TBT01 là flavokawain A
khung sườn chalcone đặc trưng bởi liên kết đôi lại C-7; C-8 và một nhóm carbonyl ở C-
2’.
Từ phân tích dữ liệu phổ MS, NMR và kết hợp so sánh tài liệu tham khảo
flavokawain A [18] nhận thấy có sự tương đồng nên hợp chất TBT01 được xác định là
flavọkawain A Hình 4.9.

Hình 4. 9 Cấu trúc hóa học của Flavokawain A

Nguyễn Anh Thư B1808975 28


Chương 4 Kết quả và thảo luận

Sau đây là bảng dữ liệu phổ giữa hợp chất TBT01 và Flavakawain A.
Bảng 4. 1 Dữ liệu phổ NMR của hợp chất TBT01 và Flavokawain A
TBT01 Flavokawain A [18]
(CDCl3, 600MHz) (CDCl3, 400MHz)
Vị trí
𝛿𝐻 (ppm), J (Hz) 𝛿𝑐 (ppm) 𝛿𝐻 (ppm), J (Hz) 𝛿𝑐 (ppm)

1 128,3 128,6

2/6 7,56 (2H, d, 9,0) 130,1 7,57 (2H, d, 8,8) 130,3

3/5 6,92(2H, d, 8,4) 114,4 6,94 (2H, d, 8,8) 114,6

4 161,4 161,6

𝟕 7,79 (1H, d, 2,4) 142,5 7,78 (1H, d, 15,6) 142,7

𝟖 7,79 (1H, d, 2,4) 125,2 7,82 (1H, d, 15,6) 125,3

9 192,6 192,8

1’ 106,4 106,6

3’ 6,10 (1H, d, 2,4) 93,8 6,12 (1H, d, 2,4) 94,0

4’ 166,0 166,2

5’ 5,96 (1H, d, 2,4) 91,2 5,97 (1H, d, 2,4) 91,5

6’ 162,5 162,7

2’-OH 14,39 (1H, s, OH) 168,4 14,40 (1H, s, OH) 168,6

6’-OMe 3,91 (3H, s) 55,8 3,92 (3H, s) 56

4’-OMe 3,85 (3H, s) 55,6 3,86 (3H, s) 55,8

4-OMe 3,83 (3H,s) 55,4 3,84 (3H, s) 55,6

Hợp chất Flavakawain A đã được phân lập ở các loài cây khác nhau như Piper
methysticum (kava); Goiothalamus gardneri và Goniothalamus thwaitesii. Tuy nhiên,
đây là lần đầu tiên tách chiết và phân lập được hợp chất này trên cây cỏ hôi.

Nguyễn Anh Thư B1808975 29


CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
Đề tài đã hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu là phân lập và xác định được cấu
trúc hóa học của một hợp chất.
Cây cỏ hôi được thu hái tại huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ. Mẫu cây sau
khi thu hái có khối lượng là 30,3 kg được rửa sạch, sấy khô, xay thành bột với khối lượng
bột cây là 4 kg, ngâm với methanol ở nhiệt động phòng thu được 648,71 g cao tổng
methanol. Cao tổng được phân chia thành các cao phân đoạn đoạn n-hexane (167,7 g)
và cao ethyl acetate và cao nước bằng kỹ thuật chiết lỏng – lỏng.

Áp dụng các kỹ thuật trong phân lập hợp chất thiên nhiên: sắc ký nhanh-cột khô,
sắc ký cột pha thường phân lập thành công hợp chất từ cao phân đoạn n-hexane là TBT01
(63,2 mg).

Bằng kỹ quang phổ hiện đại (1D-NMR, MS) kết hợp so sánh với tài liệu tham
khảo đã xác định được cấu trúc và định danh được hợp chất TBT01 là flacokawain A.
Hợp chất này lần đầu tiên phân lập được ở cây Cỏ hôi (Praxelis clematidea (Grised.)).

TBT01
(Flavokawain A)
Danh pháp: Flavokawain A, 2’- hydroxyl - 4,4’,6’- trimethoxychalcone.
Khối lượng phân tử: M = 314 đvC.
Trạng thái: chất rắn màu vàng.
Tính tan: tan tốt trong dung môi chloroform.

Nguyễn Anh Thư B1808975 30


5.2 Kiến nghị
Thời gian thực hiện đề tài có hạn nên chỉ phân lập được một hợp chất sạch
(TBT01) từ phân đoạn trên cao n-hexane. Vì vậy, kiến nghị một số nghiên cứu tiếp theo
như sau:
Tiếp tục khảo sát và phân lập các hợp chất khác từ các phân đoạn còn lại của cao
n-hexane, cao ethyl acetate và cao nước.
Tiếp tục khảo sát hoa của cây Cỏ hôi.
Khảo sát hoạt tính sinh học: kháng khuẩn, chống viêm, kháng ung thư... của hợp
chất phân lập được và các cao chiết còn lại.

Nguyễn Anh Thư B1808975 31


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] D. Ngân, “Liên kết, nâng giá trị cây thuốc Nam”, Y tế - Sức khỏe, 2022.
[2] J.R Abbott, C. LeAnn White and S. Barry Davis, “Praxelis clematidea (Asteraceae),
a genus and species new for the flora of North America”, Journal of the Botanical, 2, 1,
621-626, 2018.
[3] L. Xiao, Y. Huang, Y. Wang, J. Xu and X. He, “Anti-neuroinflammatory
benzofurans and lignans from Praxelis clematidea”, Fitoterapia, 140, 2020.
[4] B.L.A Simão, K.L.A Simão, C.T Pereira, , “Avaliacão da ativiđae fotoprotetỏa e
antioxidante da fase clorofosrmica de Praxelis clematidea (Griseb.) R.M.King & H.
Robinson (Asteraceae)”, Revista eletrônica da Universidade Vale do Rio Verde, 20, 2,
2021.
[5] Filho, Abrahão.A. O, Fernandes et al , “Antibacterial activity of flavanoid 5.7.4’-
trimathoxyflavone isolated from Praxelis clematidea R.M. King & Robinson”, Boletin
Latinoamericano y del Caribe de Plantas Medicinales y Aromáticas, 12, 4, 400-404,
2013.
[6] H.S. Falcão, G.L.A Maia, F. Bonamin, H. Kushima, T.M Moraes, C.A.H Lima, C.
Takayama, A.L Ferreira, A.R.M.S Brito, M.F Agra, J.M.B Filho, L.M Batista,
“Gastroprotective mechanisms of the chloroform and ethyl acetate phases of Praxelis
clematidea (Griseb.) R.M.King & H.Roninson (Asteraceae)”, Journal of Natural
Medicines, 494, 8, 480-491, 2013.
[7] P.V Đông, M.V Chung, T.M Hợi, L.T Hương, “Đa dạng họ Cúc (Asteraceae) ở Khu
bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, tỉnh Nghệ An”, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
135-140, 2021.
[8] M.N. Kamaruddin, N.E.B. Sudding, S.N.A.M. Yaakub, S.K. Kadir, F.N.M. Nasir,
“Lab Report Weed in Crop Field”, Universiti Putra Malaysia Berilmu Berbakti, 1-18,
2014.
[9] B.T.Q Quyên, H.V Nga, T.T Đẹp, “Phân Biệt về mặt thực vật loài Ageratium
conyzoides L. và Praxelis clematidea R.M.King & H. Robinson, họ Cúc (Asteraceae)”,
Y học Tp. Hồ Chí Minh, 23, 2, 311-314, 2019.
[10] Y. Khamare, C. Marble, S. Steed and N. Boyd, “Biology and management of
Praxelis clematidea in ornamental crop production”, Askifas powered by EDIS, 2020.
[11] S. Kumar, A.K. Pandey, “Chemistry and Biological Activities of Flavonoids: An
Overview”, The Scientific World Journal, 2013, 2013.

Nguyễn Anh Thư B1808975 32


[12] A.K. Pandey, “Hoạt động chống tụ cầu của loài cỏ dại Parihenium
histerophorus hung hãn và đáng ghét ở vùng nhiệt đới : một nghiên cứu trong ống
nghiệm” , National Academy Science Letters, 30, 11-12, 383–386, 2007.
[13] N.C. Cook và S. Samman, “Đánh giá: flavonoid - hóa học, sự trao đổi chất, tác
dụng bảo vệ tim mạch và các nguồn thực phẩm”, Tạp chí Sinh hóa dinh dưỡng , 7, 2,
66–76, 1996.
[14] C.A Rice-Evans, N.J Miller, P.G Bolwell, P.M Broamley và J.B Pridham, “Các
hoạt động chống oxy hóa tương đối của các flavonoid polyphenolic có nguồn gốc thực
vật”, Free Radical Research , 22, 4, 375–383, 1995.
[15] G.L.A Maia, V.S Falcão-Silva, P.G.V Aquino, J.X.A-Júnior, J.F Tavares, M.S
Silva, L.C Roudrigues, J.P.S- Júnior, J.M.B - Filho, “ Flavonoids from Praxelis
clematidea RM King and Robinson modulate bacterial drug resistance”, Molecules,16,
6, 4828-4835, 2013.
[16] F. Bohlmann, C. Zderoa, M. Grenza, A. K. Dhara, H. Robinsona, and R. M. Kingab,
"Five diterpenes and other constituents from nine Baccharis species," Phytochemistry,
1981.
[17] W. QiZhi, L. Yumei, L. ShuMing, Z. Ying, W. Wei, “Chemical composition of
essential oil of the invasive plant Praxelis clematidea and its repellence and lethality to
Diaphorina citri”, CAB Direct, 55, 1, 117-125, 2018.
[18] V. Sedel, F. Bailleul, P.G. Waterman, “(Rel)-1𝛽,2∝-di-(2,4-dihydroxy-6-
methoxybenzoyl)-3𝛽, 4∝ -di-(4-methoxyphenyl)-cyclobutane and other flavonoids from
the aerial parts of Goniothalamus gardneri and Goniothalamus thwaitesii”,
Phytochemistry, 50, 439-446, 2000.

Nguyễn Anh Thư B1808975 33


PHỤ LỤC PHỔ

Phụ lục 1 Phổ (-) ESI-MS của hợp chất TBT01


Phụ lục 2 Phổ 1H-NMR của hợp chất TBT01
Phụ lục 3 Phổ 1H – NMR giãn rộng của hợp chất TBT01
Phụ lục 4 Phổ 13C – NMR của hợp chất TBT01
Phụ lục 5 Phổ 13C- NMR giãn rộng của hợp chất TBT01

You might also like