Cap Cuu Khi Bi Chan Thuong

You might also like

Download as rtf, pdf, or txt
Download as rtf, pdf, or txt
You are on page 1of 13

BÀI 3: TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP I- Những khái niệm cơ bản 1- Điều kiện

lao động Trong quá trình lao động để tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội, con người
phải làm việc trong những điều kiện nhất định, gọi là điều kiện lao động. Điều kiện lao động nói
chung bao gồm và được đánh giá trên hai mặt: Một là quá trình lao động; Hai là tình trạng vệ sinh
của môi trường trong đó quá trình lao động được thực hiện. Những đặc trưng của quá trình lao động
và tính chất và cường độ lao động, tư thế của cơ thể con người khi làm việc, sự căng thẳng của các
bộ phận cơ thể tình trạng vệ sinh môi trường sản xuất đặc trưng bởi: Điều kiện vì khí hậu, nồng độ
hơi, khí, bụi trong không khí, mức độ tiếng ồn, rung động, độ chiếu sáng... 2- Tai nạn lao động Tai
nạn lao động là tai nạn làm chết người hoặc làm tổn thương bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể
con người, do tác động đột ngột của các yếu tố bên ngoài dưới dạng cơ, lý, hóa và sinh học, xảy ra
trong quá trình lao động. 3- Bệnh nghề nghiệp Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do tác động một
cách từ từ của các yếu tố độc hại ra trong sản xuất lên cơ thể con người trong quá trình lao động.
Như vậy cả tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đều gây hủy hoại sức khỏe của con người hoặc gây
chết người, nhưng khác nhau ở chỗ: Tai nạn lao động gây hủy hoại đột ngột (còn gọi là chấn
thương), còn bệnh nghề nghiệp thì gây suy giảm từ từ trong một thời gian nhất định. II- Điều kiện
lao động trong ngành xây dựng Lao động trong ngành xây dựng có đặc thù: Công việc thường được
tiến hành ngoài trời, trên cao, dưới sâu, sản phẩm đa dạng, phức tạp, địa bàn lao động luôn thay đổi,
do đó điều kiện lao động của công nhân có những đặc điểm sau: - Chỗ làm việc của công nhân luôn
thay đổi ngay trong phạm vi một công trình, phụ thuộc vào tiến độ xây dựng, do đó điều kiện lao
động cũng thay đổi theo. - Trong ngành xây dựng có nhiều nghề, nhiều công việc nặng nhọc (như thi
công đất, bê tông, vận chuyển vật liệu...), mức độ cơ giới hóa thi công còn thấp nên phần lớn công
việc và công nhân phải làm thủ công, tốn nhiều công sức và năng suất lao động thấp, yếu tố rủi ro
còn nhiều. - Có nhiều công việc buộc người công nhân phải làm việc ở tư thế gò bó, nhiều công việc
phải làm ở trên cao, những chỗ chênh vênh nguy hiểm, lại có những việc làm ở sâu dưới đất, dưới
nước ... nên có nhiều nguy cơ tai nạn. - Nhiều công việc tiến hành trong môi trường độc hại, ô nhiễm
(bụi, hơi, khí độc, tiếng ồn...) nhiều công việc thực hiện ở ngoài trời, chịu ảnh hưởng xấu của khí
hậu, thời tiết như nắng gắt, mưa gió... làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người lao động. - Do địa bàn
luôn thay đổi nên điều kiện ăn ở, sinh hoạt khó khăn, thường là tạm bợ, công tác vệ sinh lao động
chưa được quan tâm đúng mức. Chính những yếu tố đó cũng là những nguyên nhân trực tiếp hay
gián tiếp gây ốm đau, bệnh tật và tai nạn cho người lao động. - Người lao động chưa được đào tạo
một cách có hệ thống nên trong xử lý công việc, xử lý tình huống còn lúng túng, thậm chí thao tác
sai dẫn đến tai nạn lao động. Qua phân tích như trên ta thấy rằng điều kiện lao động trong ngành xây
dựng có nhiều khó khăn phức tạp, nguy hiểm và độc hại, cho nên phải hết sức quan tâm đến cải thiện
điều kiện lao động, đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động trong quá trình lao động. III- Những nguyên
nhân gây ra tai nạn lao động ngành xây dựng 1- Nguyên nhân về thiết kế và thi công công trình a-
Nguyên nhân do thiết kế Thông thường tai nạn xảy ra do nguyên nhân này ít, nhưng khi xảy ra thì
hết sức nghiêm trọng. Những thiếu sót trong thiết kế như tính toán sai, bố trí kết cấu không hợp lý,
lựa chọn vật liệu không đúng... có thể dẫn đến tai nạn ngay khi chế tạo kết cấu hay khi thi công. Tai
nạn thường xảy ra như sụp đổ bộ phận công trình khi tháo dỡ ván khuôn, đổ tường xây khi có gió
bão... b- Nguyên nhân do thiết kế biện pháp công nghệ Để tạo ra bộ phận công trình cần có thiết kế
biện pháp công nghệ như biện pháp chống đỡ ván khuôn, biện pháp chống sạt lở vách đất khi thi
công... sự thiếu sót trong thiết kế biện pháp công nghệ có thể dẫn đến sập đổ công trình, gây tai nạn
lao động. c- Nguyên nhân do kỹ thuật thi công Đây là nguyên nhân phổ biến trong xây dựng. Do tính
đa dạng và phức tạp của công việc, do thiếu hụt kiến thức chuyên môn, do trình độ nghiệp vụ của
người thực hiện công việc thấp, không nắm vững quy trình làm việc đảm bảo an toàn ... những yếu
tố này trực tiếp gây ra tai nạn lao động. d- Nguyên nhân do tổ chức thi công Đây là một trong những
nguyên nhân cơ bản gây ra sự cố và tai nạn lao động hiện nay ở các công trình xây dựng. Việc tổ
chức thi công một cách khoa học không những góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng
công trình mà còn liên quan rất nhiều đến vấn đề an toàn - vệ sinh lao động. Biểu hiện của công tác
này ở chỗ - Bố trí ca, kíp không hợp lý hay kéo dài thời gian làm việc của công nhân dẫn đến tình
trạng sức khỏe giảm sút, thao tác mất chính xác, sử lý tình huống và sự cố kém, do đó gây ra tai nạn
lao động. - Sử dụng công nhân không đúng trình độ nghiệp vụ, làm sai quy trình, dẫn đến gây ra sự
cố. - Thiếu nơi nghỉ ngơi cho công nhân, làm ảnh hưởng đến sức khỏe - Bố trí công việc không đúng
trình tự, chồng chéo, hạn chế tầm nhìn và hoạt động của công nhân. - Ý thức trách nhiệm kém, làm
ẩu, sử dụng nguyên vật liệu không đúng tiêu chuẩn, cắt bớt quy trình thi công. 2- Nguyên nhân về kỹ
thuật a- Do dụng cụ, phương tiện, thiết bị máy móc sử dụng không hoàn chỉnh Máy móc, phương
tiện, dụng cụ thiếu, không hoàn chỉnh hay hư hỏng như thiếu cơ cấu an toàn, thiếu che chắn, thiếu hệ
thống báo hiệu phòng ngừa... b- Do vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn Thể hiện qua một
số hình thức sau: - Vi phạm trình tự tháo dỡ ván khuôn, đà giáo cho các kết cấu bê tông cốt thép đổ
tại chỗ. - Đào hố móng sâu kiểu hàm ếch, nơi đất yếu đào thành thẳng nhưng không chống đỡ vách
đất. - Làm việc trên cao không có dây an toàn, ở dưới nước không có bình ô xy - Dùng phương tiện
chuyên chở vật liệu để chở người... 3- Nguyên nhân về tổ chức a- Thiếu kiểm tra giám sát thường
xuyên Việc kiểm tra giám sát nhằm mục đích phát hiện và xử lý những sai phạm trong quá trình thi
công, nếu không làm thường xuyên sẽ dấn đến thiếu ý thức trách nhiệm và ý thức thực hiện các yêu
cầu về công tác an toàn hay các sai phạm không phát hiện một cách kịp thời dẫn đến xảy ra sự cố
gây tai nạn lao động. b- Không thực hiện nghiêm chỉnh các chế độ bảo hộ lao động Chế độ bảo hộ
lao động gồm nhiều vấn đề như: Chế độ làm việc, chế độ nghỉ ngơi, trang bị các phương tiện bảo vệ
cá nhân, chế độ bồi dưỡng độc hại... Nếu không thực hiện một cách nghiêm chỉnh sẽ làm giảm sức
khỏe người lao động, không hạn chế được tai nạn và mức độ nguy hiểm. 4- Nguyên nhân do môi
trường và điều kiện làm việc - Làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như: Nắng nóng, mưa,
gió, sương mù... - Môi trường làm việc bị ô nhiễm, chứa nhiều yếu tố độc hại. - Làm việc trong môi
trường áp suất cao hay quá thấp. - Làm việc trong tư thế gò bó, chênh vênh nguy hiểm - Công việc
đơn điệu, nhịp điệu lao động quá khẩn trương, căng thẳng vượt quá khả năng của các giác quan
người lao động. 5- Nguyên nhân do bản thân người lao động a- Thao tác vận hành không đúng kỹ
thuật, không đúng quy trình Người công nhân làm việc không đúng chuyên môn đào tạo dẫn đến
thao tác sai. b- Vi phạm kỷ luật lao động Ngoài việc vi phạm các quy định về an toàn trong quá trình
làm việc, người công nhân nếu thiếu ý thức, đùa nghịch trong khi làm việc, không sử dụng các
phương tiện bảo vệ cá nhân, tự ý làm những công việc không phải nhiệm vụ của mình... sẽ gây ra sự
cố tai nạn lao động. c- Do sức khỏe và trạng thái tâm lý Tuổi tác, trạng thái sức khỏe, trạng thái thần
kinh tâm lý, có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề an toàn, vì khi đó khả năng làm chủ thao tác kém, thao
tác sai hoặc nhầm lẫn, làm liều, làm ẩu... IV- Những nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp trong
ngành xây dựng và các biện pháp phòng ngừa Tất cả các yếu tố gây tác dụng có hại lên con người
trong điều kiện sản xuất gọi là các tác hại nghề nghiệp. Kết quả tác dụng của các tác hại nghề nghiệp
lên cơ thể con người gây suy giảm sức khỏe có thể gây ra các bệnh, gọi là bệnh nghề nghiệp. 1- Các
tác hại và bệnh nghề nghiệp trong ngành xây dựng Các tác hại nghề nghiệp tác dụng lên cơ thể
người công nhân xây dựng trong quá trình lao động có thể được phân loại như sau: a. Làm việc trong
điều kiện vi khí hậu không tiện nghi: Quá nóng, quá lạnh, gây ra bệnh say nóng, say nắng, cảm lạnh,
ngất; Với các công việc rèn, làm việc trong các buồng lái cần trục, máy đào, các công tác xây dựng
ngoài trời về mùa hè, những ngày quá lạnh về mùa đông. b. Làm việc trong điều kiện chênh lệch về
áp xuất cao hoặc thấp hơn áp suất khí quyển, gây ra bệnh sung huyết, với những công việc xây dựng
trên miền núi cao, làm việc ở dưới sâu, trong giếng chìm... c. Làm việc trong điều kiện tiếng ồn sản
xuất thường xuyên vượt quá mức giới hạn 75 dB, những âm thanh quá mạnh, gây ra bệnh giảm độ
thính, điếc, với những công việc sử dụng dụng cụ nén khí, gia công gỗ cơ khí trong xưởng, đóng cọc,
cừ bằng búa hơi, nổ mìn, làm việc gần máy rung. d. Làm việc trong điều kiện rung động tác động
thường xuyên với các thông số có hại đối với cơ thể con người, gây ra bệnh đau xương, thấp khớp,
bệnh rung động với những biến đổi bệnh lý không hồi phục, với những công việc đầm bê tông bằng
đầm rung, làm việc với các dụng cụ rung động nén khí rung động điện. e. Làm việc trong điều kiện
phải tiếp xúc thường xuyên với bụi sản xuất, đặc biệt là bụi độc như bụi ôxít silíc, bụi than, quặng
phóng xạ, bụi crôm... gây ra các bệnh hủy hoại cơ quan hô hấp, bệnh bụi phổi đơn thuần hoặc kết
hợp với lao, với những công việc: Nghiền, vận chuyển vật liệu rời, khoan nổ mìn, khai thác đá, hàn
điện, phun cát, phun sơn... f. Làm việc trong điều kiện có tác dụng của các chất độc, tiếp xúc lâu với
các sản phẩm chưng cất than đá, dầu mỏ, các chất hóa học kích thích (nhựa thông, sơn, dung môi,
mỡ, khoáng...) gây ra bệnh nhiễm độc cấp tính, mãn tính, phồng rộp da, với các công việc sơn, trang
trí, tẩy gỉ sắt, tẩm gỗ và vật liệu chống thấm, nấu bi tum, nhựa đường... g. Làm việc trong điều kiện
có tác dụng của các tia phóng xạ, các chất phóng xạ và đồng vị, các tia rơn ghen, gây ra các bệnh da
cấp tính hay mãn tính, bệnh rỗ loét, bệnh quang tuyến, với những công việc dò khuyết tật trong các
kết cấu kim loại, kiểm tra mối hàn bằng tia γ h. Làm việc trong điều kiện có tác dụng thường xuyên
của tia năng lượng cường độ lớn (tia hồng ngoại, dòng điện tần số cao), gây ra bệnh đau mắt, viêm
mắt. với những công việc hàn điện, hàn hơi, làm việc với dòng điện tần số cao. i. Làm việc trong
điều kiện sự nhìn căng thẳng thường xuyên khi chiếu sáng không đầy đủ, gây ra bệnh mắt, làm giảm
thị lực, gây cận thị, với những công việc thi công trong phòng ban ngày hoặc thi công ở ngoài trời
ban đêm khi không đủ độ rọi (thiếu ánh sáng hoặc ánh sáng không hợp lý) j. Làm việc trong điều
kiện mà sự làm việc căng thẳng thường xuyên của các bắp thịt đứng lâu một vị trí, tư thế làm việc gò
bó, gây ra bệnh khuếch đại tĩnh mạch, đau thần kinh, bệnh búi trĩ, với những công việc bốc, dỡ vật
nặng thủ công, rèn, làm mái, cưa xẻ, bào gỗ thủ công... Mục đích phân loại như trên nhằm giúp cho
những người sản xuất dễ dàng hiểu được những tác hại, lựa chọn và thực hiện các biện pháp vệ sinh
phòng ngừa trong lao động sản xuất thích hợp. 2- Những biện pháp phòng ngừa bệnh nghề nghiệp
Các bệnh nghề nghiệp và nhiễm độc trong xây dựng có thể đề phòng bằng cách thực hiện tổng hợp
các biện pháp kỹ thuật và tổ chức nhằm cải thiện chung tình trạng chỗ và vùng làm việc, cải thiện
môi trường, thực hiện chế độ vệ sinh lao động và biện pháp vệ sinh cá nhân. Tổng hợp các biện pháp
trên bao gồm những vấn đề sau: a. Lựa chọn đúng đắn và bảo đảm các yếu tố vi khí hậu tiện nghi khi
thiết kế các nhà xưởng. b. Loại trừ tác dụng có hại của các chất độc và nhiệt độ cao lên người lao
động bằng thiết bị thông gió, hút bụi độc, hơi khí độc. Thay các chất có độc tố cao bằng chất ít độc
hoặc không độc, hoàn chỉnh tổ chức các quá trình thi công xây dựng, nâng cao mức cơ khí hóa các
thao tác, làm giảm sự căng thẳng về thể lực và loại trừ sự tiếp xúc trực tiếp của người lao động với
nơi phát sinh độc hại. c. Làm giảm và triệt tiêu tiếng ồn và rung động là những yếu tố nguy hiểm
trong sản xuất, bằng cách làm tiêu âm, cách âm và áp dụng các giải pháp làm giảm cường độ rung
động truyền đến chỗ làm việc d. Có chế độ lao động riêng đối với một số công việc nặng nhọc tiến
hành trong điều kiện vật lý không bình thường, trong môi trường độc hại ... như rút ngắn thời gian
làm việc trong ngày, tổ chức các đợt nghỉ ngắn sau 1→2 giờ làm việc. e. Tổ chức chiếu sáng tự
nhiên và nhân tạo chỗ làm việc, đảm bảo chiếu sáng theo tiêu chuẩn yêu cầu. f. Đề phòng bệnh
nhiễm phóng xạ khi làm việc có liên quan đến việc sử dụng các chất phóng xạ và đồng vị của chúng.
g. Sử dụng các thiết bị vệ sinh đặc biệt dưới dạng màn che, hoặc không khí và nước... để làm giảm
nóng cho người lao động. h. Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân để bảo vệ các cơ quan: Thị
giác, hô hấp, bề mặt da... như kính, mặt nạ, ống chống khí, quần áo bảo hộ, găng tay, ủng... V- Các
bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm Hiện nay Nhà nước Việt Nam đã công nhận 21 bệnh nghề nghiệp
được bảo hiểm đó là: - Bệnh bụi phổi do silíc - Bệnh bụi phổi do amiăng - Bệnh bụi phổi bông -
Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất của chì - Bệnh nhiễm độc benzen và đồng đẳng của benzen -
Bệnh nhiễm độc thủy ngân và hợp chất của thủy ngân - Bệnh nhiễm độc man gan và hợp chất của
man gan - Bệnh nhiễm độc TNT (Trinitrotoluen) - Bệnh nhiễm các tia phóng xạ - Bệnh điếc nghề
nghiệp do tiếng ồn - Bệnh rung chuyển nghề nghiệp - Bệnh sạm da nghề nghiệp - Bệnh loét da, viêm
da, loét vách ngăn mũi - Bệnh lao nghề nghiệp - Bệnh viêm gan do vi rút nghề nghiệp - Bệnh nhiễm
độc asen và các hợp chất của asen - Bệnh nhiễm độc nicôtin nghề nghiệp - Bệnh nhiễm độc hóa chất
trừ sâu nghề nghiệp - Bệnh giảm áp nghề nghiệp - Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp - Bệnh
do Leptospira nghề nghiệp Trong 21 bệnh trên có tới 70% bệnh do nhiễm độc mãn tính khi tiếp xúc
với các hóa chất trong công việc. CÂU HỎI ÔN TẬP 1- Thế nào là điều kiện lao động, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp. 2- Những nguyên nhân gây tai nạn lao động trong ngành xây dựng. 3- Các
tác hại và bệnh nghề nghiệp trong ngành xây dựng. 4- Những biện pháp phòng ngừa bệnh nghề
nghiệp trong ngành xây dựng.


 Khám phá 
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o
o

 Viết

 Cộng đồng 
o
o
o
o
o
Đăng nhập Đăng ký

 
Câu 8. Các nguyên nhân tai nạn lao động
bởi bomeng90

 Thêm

  Bình chọn

Câu 8. Các nguyên nhân tai nạn lao động


Câu 8. Các nguyên nhân tai nạn lao động;

1. Tai nạn lao động nói chung:

- Nguyên nhân kỹ thuật

- Nguyên nhân tổ chức

- Nguyên nhân vệ sinh môi trường

- Nguyên nhân chủ quan ( do bản thân gây nên)

2. Nguyên nhân kỹ thuật:

- Dụng cụ, phương tiện, thiết bị máy móc không hoàn chỉnh ( hư hỏng, thiếu thiết bị
phòng ngừa…)

- Vi phạm quy trình kỹ thuật an toàn ( trình tự tháo dỡ không đúng, sử dụng phương
tiện chở vật liệu để chở người…)

- Thao tác làm việc không đúng, vi phạm quy tắc an toàn (hãm phanh đột ngột khi nâng
hạ cẩu, lấy tay làm cữ khi cưa…)

3. Nguyên nhân tổ chức:


- Bố trí mặt bằng không gian sản xuất không hợp lý (chật hẹp, máy móc không đủ
khoảng cách để thao tác…)

- Tuyển dụng, sử dụng công nhân không đúng yêu cầu (người có bệnh tim làm việc
trên cao, không được đào tạo lái xe vẫn bố trí lái xe, thiếu huấn luyện an toàn lao
động…)

- Thiếu kiểm tra giám sát thường xuyên để phát hiện và xử lý những vi phạm về ATLĐ.

- Thực hiện không nghiêm chỉnh chế độ BHLĐ (giờ nghỉ ngơi, phương tiện bảo vệ cá
nhân, chế độ lao động nữ…)

4. Nguyên nhân vệ sinh lao động:

- Khí hậu, vi khí hậu không tiện nghi, phòng không thông thoáng.

VD: làm việc trong bể ngầm, có các khí độc rất dễ bị ngạt có thể gây tử vong.

- Các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn (bụi, ồn, rung động…)

- áp suất cao hoặc thấp hơn bình thường.

- Không phù hợp tiêu chuẩn êgônômi (tư thế gò bó, công việc đơn điệu, buồn tẻ hoặc
nhịp độ lao động quá khẩn trương, dụng cụ máy móc không phù hợp với nhân trắc
học…)

- Thiếu hoặc chất lượng bảo vệ cá nhân kém.

- Không đảm bảo yêu câù vệ sinh cá nhân (không có nước uống, không có chỗ tắm
rửa…)

5. Nguyên nhân do bản thân:

- Tuổi tác, sức khoẻ, giới tính, tâm lý không phù hợp.

- Trạng thái thần kinh bất ổn (vui, buồn, lo lắng khi làm việc…)

- Vi phạm kỷ luật lao động (nô đùa, uống rượu trong giờ làm việc, không chịu sử dụng
phương tiện cá nhân…)

* Tai nạn lao động trong XD cơ bản:

- Thiết kế công trình (sơ đồ kết cấu, tổ hợp tải trọng, lựa chọn vật liệu…)

- Thiết kế biện pháp thi công (thiết kế ván khuôn, biện pháp đào đất…)

- Tổ chức thi công (mặt bằng thi công chồng chéo, thi công trên cao cùng 1 phương
đứng, không có tấm chắn…)
- Kỹ thuật thi công (nghiệp vụ thấp, không được học biện pháp ATLĐ…)
CẤP CỨU KHI BỊ CHẤN THƯƠNG
Mục tiêu

1. Kể tên các bước đánh giá cấp 1 và cấp 2.

2. Trình bày được các bước đánh giá cấp 1.

3. Trình bày được đánh giá thì 2 và phát hiện tổn thương.

I. Đại cương:

- Tử vong do chấn thương đứng hàng thứ 3 trong số các nguyên nhân gây tử vong ở Mỹ và là nguyên
nhân hàng đầu gây tử vong trong lứa tuổi 1 đến 44. Tử vong do chấn thương có thể xảy ra ở 3 giai đoạn
cao điểm: cao điểm thứ nhất là trong vòng vài giây đến vài phút sau chấn thương: có khoảng 50% tử
vong ở cao điểm này, thường là tử vong do chấn thương não nặng, tổn thương tủy nặng, vỡ tim, vỡ động
mạch chủ hoặc mạch máu lớn; cao điểm điểm thứ 2 là trong vòng vài phút đến vài giờ sau chấn thương:
khoảng 30% tử vong ở cao điểm này, thường tử vong là do máu tụ dưới màng cứng hoặc ngoài màng
cứng, tràn máu/tràn khí màng phổi, vỡ tạng đặc, vỡ xương chậu hoặc các tổn thương gây mất máu khác;
cao điểm thứ 3 là nhiều ngày tới nhiều tuần sau: có khoảng 20% tử vong ở cao điểm này, thường là do
nhiễm khuẩn và suy đa tạng.

- Mục đích của cấp cứu ban đầu bệnh nhân chấn thương là nhằm ngăn ngừa tử vong trong giai đoạn cao
điểm thứ 2. Mục tiêu hàng đầu là đảm bảo ô xy và các chức năng sống theo thứ tự ưu tiên, sau đó là khảo
sát đầy đủ các tổn thương và điều trị phù hợp. Một cách tối ưu thì bệnh nhân chấn thương nặng cần phải
được đánh giá và điều trị một cách nhanh chóng và theo trình tự. Hội Phẫu thuật Hoa kỳ (American
College of Surgeons) đã xây dựng một cách tiếp cận hệ thống đối với bệnh nhân chấn thương (Advanced
Trauma Life Support – ATLS) bao gồm 3 bước:

+ Đánh giá cấp 1 (Primary survey): đánh giá ban đầu và đảm bảo các chức năng sống

+ Đánh giá cấp 2 (Secondary survey): phát hiện và xử trí các tổn thương

+ Đánh giá cấp 3 (Tertiary survey): khám lại định kỳ theo dõi

- Bệnh nhân chấn thương cần được chẩn đoán và xử trí kịp thời các tổn thương đã có hoặc các tổn thương
có nguy cơ xảy ra, bởi dội cấp cứu phối hợp đa chuyên khoa với sự trợ giúp của các nguồn lực cần thiết
khác để làm giảm hoặc tránh khỏi nguy cơ tử vong hoặc tàn tật

Bảng 1. Các bước đánh giá và kiểm soát ban đầu bệnh nhân chấn thương

II. Đánh giá cấp 1: đánh giá ban đầu và kiểm soát các chức năng sống

- Đánh giá ban đầu và kiểm soát các chức năng sống theo trình tự được trình bày trong bảng 2. Trong
tiếng Anh, các bước này được đặt tên theo trình tự ABCDE, rất dễ nhớ.

- Khi tiến hành thăm khám, cần để bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, không nên để bệnh nhân ngồi hoặc
đứng. Nếu có nhiều nhân viên y tế cùng tham gia xử lý thì mọi người phải tiến hành đồng thời dưới sự điều
phối chung của một trưởng nhóm có thể là một bác sỹ hay một y tá điều dưỡng cấp cứu thạo việc và nắm
vững các phác đồ cấp cứu. Cần phải đánh giá lại nhiều lần để có thể xử trí kịp thời khi có tiến triển.

- Trong trường hợp có nhiều bệnh nhân được chuyển tới thì cần ưu tiên cấp cứu bệnh nhân không ổn định
hoặc nguy kịch trước. Bác sỹ phụ trách cấp cứu và y tá trưởng tua trực hay đội cấp cứu thực hiện phân
loại thứ tự ưu tiên cấp cứu.

Bảng 2. Đánh giá cấp 1 (Đánh giá ban đầu và đảm bảo các chức năng sống)

1. Đánh giá và đảm bảo đường thở (và cố định cột sống cổ) (Airway):
- Trước tiên cần nhanh chóng kiểm tra xem đường thở có thông thoáng không. Cần đặc biệt chú ý thăm
khám phát hiện tắc nghẽn đường thở nếu thấy có dị vật trong họng miệng hoặc trong đường thở, chấn
thương mặt, vùng cổ, chấn thương sọ não có điểm glassgow ≤ 8 điểm, sốc nặng.

Bảng 3. Các bước đánh giá thông thoáng đường thở

- Nếu nghi ngờ tắc nghẽn đường thở: cho thở ô xy và thực hiện các giải pháp chống đường thở: kéo hàm
nâng cằm (chin lift and jaw thrust) nhưng cần tránh ưỡn ngửa đầu, đặt canuyn tránh tụt lưỡi ; lấy bỏ dị
vật trong miệng/ hút đờm dãi họng miệng; sau đó, cân nhắc đặt NKQ hoặc MKQ hoặc các kỹ thuật khác
(mặt nạ thanh quản, chọc màng nhẫn giáp…)

- Đặt Nội khí quản: không nên vội đặt nội khí quản ngay mà cần kiểm tra chắc chắn bệnh nhân không bị
tràn khí màng phổi áp lực hoặc bị ép tim cấp. Nếu bệnh nhân bị tràn khí màng phổi áp lực và bị ép tim,
khi đặt ống NKQ, áp lực lồng ngực tăng sẽ gây ngừng tim nên phải ưu tiên làm thông thoáng đường thở.
Nên chọn đặt ống NKQ qua miệng, nhất là trong những trường hợp nghi ngờ bệnh nhân có thể bị vỡ nền
sọ, có chống chỉ định đặt ống NKQ qua mũi. Cần đặt nội khí quản trong các trường hợp sau:

o Cần bảo vệ đường thở

o Suy hô hấp hoặc sốc

o Điểm Glasgow < 9

o Tắc nghẽn đường hô hấp trên

o Tổn thương nhiệt đường thở (hít)

- Nếu tắc nghẽn đường hô hấp trên mà đặt NKQ (hoặc kỹ thuật khác) thất bại hoặc không thực hiện được:
có thể chọc kim qua màng nhẫn giáp hoặc mở màng nhẫn giáp. Chỉ định:

o Phù nề thanh môn

o Chấn thương mặt

o Chấn thương thanh quản

o Bỏng do hít

o Dị vật đường thở thanh quản

- Bất động cột sống cổ thẳng trục: có khoảng 1-3% bệnh nhân chấn thương nặng có tổn thương nặng cột
sống cổ với nguy cơ trở thành tổn thương không vững khi ngửa cổ để đặt NKQ. Do vậy đều cần thận trọng
coi là có tổn thương cột sống cổ ở tất cả các bệnh nhân chấn thương do vật tù hoặc sang chấn mạnh. Đặc
biệt cần cố định cột sống cổ khi có một trong các biểu hiện sau:

o Chấn thương đầu hoặc cổ

o Mất ý thức sau chấn thương

o Đau cổ

o Có triệu chứng thần kinh tương ứng với tổn thương tuỷ cổ

o Chấn thương trong hoàn cảnh: đâm xe, ngạt nước, va chạm khi chơi thể thao
Kỹ thuật cố định: có thể dùng đai (nẹp) cố định cổ hoặc cố định bằng đặt túi cát hai bên cổ.

2. Đánh giá và đảm bảo thông khí (Breathing):

- Mục tiêu là: 1) phát hiện và xử trí ngay các tổn thương trong khoang ngực/ảnh hưởng thông khí đe dọa
tính mạng ; và 2) đảm bảo nhịp thở về bình thường hoặc gần bình thường, lồng ngực di động tốt, bệnh
nhân hết tím, và SpO2 > 95%.
- Sau khi làm thông thoáng đường thở, cần nhanh chóng đánh giá tình trạng thông khí của bệnh nhân:
quan sát thở tự nhiên, di động lồng ngực, đếm tần số thở, nghe tiếng thở, đo bão hoà oxy SpO2 nếu có
điều kiện. Hai thăm dò cơ bản, quan trọng cần làm ngay tại chỗ để giúp cho chẩn đoán: xquang ngực
thẳng và siêu âm định hướng chấn thương (FAST). Siêu âm định hướng chấn thương (FAST) được sử dụng
ngày càng rộng rãi.

- Nếu thở tự nhiên: thở oxy qua gọng kính hoặc qua mặt nạ (mặt nạ không thở lại). Nếu thở yếu hoặc
không thở, suy hô hấp: bóp bóng qua mặt nạ hoặc đặt NKQ nếu có chỉ định và TKNT qua NKQ.

- Phát hiện nhanh và xử trí ngay các tổn thương đe dọa tính mạng

Bảng 4. Các tổn thương đe dọa tính mạng ngay và xử trí cấp cứu*

* Chẩn đoán và xử trí TKMP áp lực, tràn máu màng phổi nhiều, ép tim cấp có thể chỉ cần dựa vào lâm
sàng mà không cần đợi xquang.

3. Đánh giá, đảm bảo huyết động và cầm máu (Circulation):

- Mục tiêu: 1) đánh giá tình trạng tưới máu và thể tích lòng mạch; 2) khôi phục thể tích lòng mạch nếu có
giảm thể tích lòng mạch; 3) kiểm soát chảy máu; theo dõi và định kỳ đánh giá lại.

- Nhanh chóng đánh giá tình trạng tuần hoàn (sốc, đe dọa sốc hay ổn định?):

o Quan sát toàn trạng và phát hiện chảy máu

o Mạch và tần số tim: giảm thể tích thường gây nhịp tim nhanh, tuy nhiên có thể không có nhịp nhanh
tương ứng với giảm thể tích nếu có cường phó giao cảm, xúc cảm, đau hoặc có dùng thuốc gây nhịp chậm.

o Da: hồng, ấm, khô hay nhợt,lạnh ẩm

o Thời gian phục hồi tưới máu mao mạch

o Huyết áp (huyết áp bình thường cũng không chắc chắn loại trừ khả năng huyết động bất ổn và mất
máu, do tụt huyết áp do mất máu thường chỉ xuất hiện khi mất trên 30% thể tích máu)

o Ghi ECG để đánh giá nhịp tim (nếu có loạn nhịp: chấn thương tim? Phân li điện cơ: ép tim, TKMF áp lực,
giảm thể tích? Nhịp chậm: thiếu oxy máu, hạ thân nhiệt?

o Để giúp tìm kiếm nguồn gốc mất máu trong, có thể làm siêu âm định hướng nhanh (FAST), ngoài ra còn
có thể chụp xquang phổi, xquang khung chậu, chọc rửa ổ bụng, chụp CTscan bụng (nếu bệnh nhân ổn
định).

- Hầu hết các trường hợp sốc trong chấn thương đều là sốc giảm thể tích do chảy máu. Tuy nhiên lưu ý
đến các nguyên nhân khác có thể gây sốc ở bệnh nhân chấn thương: hạ thân nhiệt nặng, toan máu nặng,
sốc tủy, ép tim cấp do tràn máu màng ngoài tim, tràn khí màng phổi áp lực.

- Nếu có rối loạn hoặc nguy cơ rối loạn huyết động:

o Thở oxy 100% qua mặt nạ (mặt nạ không thở lại)

o Đặt 2 đường truyền ngoại biên đường kính lòng lớn (trên 18G đối với người lớn). Đối với trẻ em, nếu lấy
đường truyền ngoại biê khó khăn. Có thể nên đặt đường truyền tĩnh mạch hiển lớn, trường hợp khẩn cấp
có thể truyền dịch qua màng xương ở vùng tuỷ xương chày.

o Truyền nhanh (bolus) 20 ml/kg. Tại phòng cấp cứu, đối với người lớn, cần truyền lượng lớn dung dịch
(Ringer lactat hoặc natri clorua 0,9%) từ 2000 - 3000 ml, cần làm ấm dịch lên 39oC và điều chỉnh tốc độ
truyền để đảm bảo huyết áp tâm thu ở mức 100 mmHg. Trong chấn thương, do tăng tính thấm của thành
mạch dẫn tới lượng máu tuần hoàn giảm, cần truyền một lượng dịch truyền lớn hơn lượng máu đã mất.
Nếu có sốc mất máu thường cần truyền đến 10 đơn vị máu. Mặc áo chống sốc có hiệu quả với những bệnh
nhân bị gãy xương chậu ở thể gãy không ổn định.

o Lưu ý đến tam chứng bệnh lý của chấn thương khi hồi sức bệnh nhân chấn thương có sốc: hạ thân nhiệt,
toan chuyển hóa, rối loạn đông máu.

o Nếu bệnh nhân chấn thương bị sốc mất máu mà không kiểm soát được thì sẽ phải chuyển nhanh vào
phòng mổ để mổ cấp cứu cầm máu (“damage control” surgery)

- Trong tổn thương lồng ngực, ngoài sốc do giảm thể tích máu, còn có thể là sốc tim hoặc sốc do ép tim
cấp. Tổn thương có thể gặp là tràn khí màng phổi áp lực và tràn máu màng ngoài tim cấp, tổn thương tim
cấp. Có thể giải quyết tạm thời tình trạng sốc bằng dẫn lưu lồng ngực (TKMP áp lực) hoặc chọc màng tim
(đối với ép tim cấp)

- Tổn thương tuỷ sống có thể dẫn tới sốc thần kinh, trong trường hợp này có thể phân biệt bằng các triệu
chứng điển hình như mạch chậm, liệt tứ chi và vã mồ hôi lạnh từ vị trí tổn thương trở xuống. Trong hầu
hết các trường hợp, truyền dịch có thể giúp ổn định tình trạng tuần hoàn. Nếu huyết áp không kiểm soát
được sau khi đã bù dịch, thì cần dùng catecholamines. Với chấn thương sọ não nặng, đặc biệt là với người
già và trẻ em, có thể gây tụt huyết áp, những trường hợp này cũng điều trị giống như tổn thương tuỷ
sống.

4. Tình trạng thần kinh:

- Đánh giá nhanh tình trạng ý thức và tình trạng thần kinh ngay sau khi kiểm soát sơ bộ được đường thở,
thông khí và tuần hoàn:

A- Tỉnh (Alert)

V- Đáp ứng với lời nói (Responds to voice)

P- Đáp ứng với đau (responds to Pain)

U- Mất ý thức (Unconscious)

Khám đồng tử (kích thước và phản xạ đồng tử với ánh sáng)

Đánh giá và theo dõi điểm Glasgow

- Tiến hành đánh giá thần kinh chi tiết sẽ thực hiện sau khi đã đánh giá ban đầu và xử trí hồi sinh ổn định
tình trạng bệnh nhân. Cho dù có bị tổn thương ý thức cũng không nên chụp CT scan não ngay mà cần đợi
cho tới khi thực hiện xong xử trí và tình trạng tuần hoàn và hô hấp của bệnh nhân đã tạm ổn định

- Ngoài tổn thương ý thức cần tìm các dấu hiệu khác của tăng áp lực nội sọ như mạch chậm, buồn nôn,
giãn đồng tử một hoặc hai bên. Nếu tình trạng tuần hoàn ổn định, nhẹ nhàng nâng cao đầu và cho bệnh
nhân tăng thông khí nhự (PaCO2 khoảng 32-35 mmHg) . Nếu có hiệu ứng khỗi choáng chỗ cùng với tổn
thương nội sọ, cần giảm áp lực bằng phẫu thuật và cho dùng Manitol 1ml/kg trước khi phẫu thuật. Khi tới
bệnh viện dù ý thức bệnh nhân còn tốt nhưng vẫn có những trường hợp đột nhiên xấu đi, phải đánh giá lại
mức độ ý thức nhiều lần, nếu tình trạng ý thức trở nên suy đồi đi, cần chụp CTscan để xem xét lại tổn
thương.

5. Đảm bảo thân nhiệt và bộc lộ để quan sát toàn thân:

- Cởi bỏ quần áo để dễ dàng cho thăm khám, tránh bỏ sót tổn thương.

o Nếu bệnh nhân tỉnh và ổn định: có thể cởi bỏ nhẹ nhàng quần áo nhưng vẫn phải giữ cột sống thẳng
trục. Sau khi khám xong có thể cho bệnh nhân mặc lại quần áo ngay.

o Nếu bệnh nhân không ổn định, bất tỉnh: thường cần phải cắt bỏ quần áo bệnh nhân để có thể bộc lộ
nhanh chóng và an toàn. Cần rất thận trọng khi cắt bỏ quần áo để tránh làm tổn thương bệnh nhân cũng
như cắt phải các đường truyền dịch…nếu có.

- Sau khi cởi bỏ quần áo, cần phủ bệnh nhân bằng chăn ấm hoặc các tấm ga…để tránh mất nhiệt và đảm
bảo kín đáo, riêng tư của bệnh nhân.

- Giảm thân nhiệt có thể gây rối loạn đông máu và làm tăng tử vong cho các bệnh nhân bị chấn thương
nặng. Nếu thân nhiệt trung tâm < 37 độ C, cần đảm bảo thân nhiệt bằng đắp chăn, ủ ấm và máy sưởi làm
tăng nhiệt độ cơ thể. Nếu cần truyền dịch và truyền máu với lượng lớn cần làm nóng dịch ở mức nhiệt độ
trên dưới 390C. Cần chú ý đo và theo dõi thân nhiệt thường xuyên.
6. Theo dõi các dấu hiệu sống:

- Cần theo dõi sát các dấu hiệu sống cho đến khi bệnh nhân ổn định (mỗi 5 phút). Sau đó theo dõi tuỳ
theo chỉ định cụ thể từng trường hợp.

- Nên theo dõi bằng máy monitoring liên tục. Nhưng khi có thay đổi của 1 dấu hiệu sống, cần kiểm tra lại
bằng đo trực tiếp. Nên có các thiết bị theo dõi bệnh nhân như điện tâm đồ, đo nồng độ ôxy máu. Chú ý
theo dõi lượng nước tiểu, tốt nhất là cứ mỗi15 - 30 phút đo một lần và đảm bảo duy trì thể tích nước tiểu
1ml/kg/giờ. Với những bệnh nhân có tình trạng tuần hoàn không ổn định hoặc cần phân tích khí máu động
mạch thường xuyên thì nên đặt ống thông đường động mạch và liên tục theo dõi áp lực động mạch bằng
phương pháp xâm nhập.

III. Đánh giá cấp 2: chẩn đoán và điều trị các tổn thương

Sau khi đã tạm ổn định các chức năng sống, cần nhanh chóng hỏi bệnh và đánh giá một cách hệ thống
các tổn thương. Đánh giá cấp 2 là thăm khám toàn thân từ đầu đến chân, bao gồm cả các lỗ tự nhiên
nhằm sàng lọc tất cả các tổn thương trước khi đưa ra chiến lược điều trị cụ thể.

1. Hỏi bệnh:

- Sau khi tạm kiểm soát được các chức năng sống, cần nhanh chóng khai thác bệnh sử (trong khi thực
hiện các bước ABCDE, nếu vẫn còn thời gian và có đủ nhân lực thì có thể vừa làm vừa tranh thủ hỏi chi
tiết bệnh sử của bệnh nhân nhưng vẫn phải ưu tiên vào kiểm soát các chức năng sống). Những người bị
chấn thương đa phần đều không có khả năng nói chuyện được nên cần cố gắng lấy thông tin từ đội cấp
cứu, người chứng kiến và người nhà. Nội dung bệnh sử cần hỏi được trình bày trong bảng. Nó bắt đầu
bằng các từ AMPLE trong tiếng Anh, rất dễ nhớ.

Bảng 5. Thông tin cần khai thác (AMPLE)

Bảng 6. Thông tin cơ bản cần khai thác theo cơ chế chấn thương

2. Thăm khám:

- Cố gắng đánh giá đầy đủ các tổn thương, tránh bỏ sót tổn thương nhất là tổn thương ở phía sau: chẩm,
gáy, cột sống, lưng. Nên tuân thủ trình tự thăm khám nhìn, sờ, gõ, nghe và lần lượt từ đầu đến chân, từ
trước ra sau (tuân thủ thăm khám một cách hệ thống theo trình tự sẽ giúp giảm thiểu khả năng bỏ sót tổn
thương):

o Đầu: đồng tử, mắt (đáy mắt, nhãn cầu, thuỷ tinh thể), chảy dịch não tuỷ

o Hàm mặt

o Cổ- cột sống cổ

o Ngực

o Bụng

o Trực tràng/đáy chậu (perineum)

o Các chi

o Lưng và cột sống (khi thăm khám cột sống lưng, phải đảm bảo giữ thẳng trục cột sống cổ.)

- Nên khảo sát tổn thương theo 5 vùng cơ thể cho dễ đánh giá và lên kế hoạch xử trí: 1) Đầu và cổ; 2)
Ngực; 3) Bụng; 4) Tiểu khung; 5) tứ chi

2. Xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán:


- Song song với việc thực hiện những mục trên, cần chụp X-quang thường quy tại giường để không di
chuyển bệnh nhân (trừ những bệnh nhân có khả năng đi lại được thì sẽ đưa đi chụp). Để sàng lọc các tổn
thương có nguy cơ dẫn tới tình trạng tuần hoàn không ổn định, cần chụp lồng ngực, cột sống cổ, chụp
xương chậu. Ngoài ra, phải nhanh chóng kiểm tra bằng siêu âm xem có tình trạng ép tim hay không, có
đọng dịch trong túi Morison, túi Douglas và trong ổ bụng hay không, Cho dù lúc đầu không nhận thấy thì
sau một thời gian vẫn phải đánh giá lại. Nhờ phương pháp chẩn đoán có tính chất hỗ trợ này, ta có thể
phán đoán được nguyên nhân của sốc phát sinh từ điểm nào của tổn thương để nhanh chóng xử trí. Việc
kiểm tra tổn thương các cơ quan nội tạng bằng siêu âm có thể thực hiện sau khi xử trí hồi sức và đánh giá
ban đầu.

- Tiến hành lấy máu và nhanh chóng làm các xét nghiệm như xét nghiệm sinh hoá bao gồm công thức
máu, đông máu, điện giải máu, glucose máu, nồng độ rượu trong máu, SGOT/SGPT, amylase, CK, CK-MB,
nhóm máu, các phản ứng chéo để truyền máu. Nên làm khí máu động mạch cho một số bệnh nhân nhất
định nếu thấy cần để đánh giá hô hấp và toan máu.

3. Các biện pháp xử trí khác:

- Hầu hết các trường hợp sau khi đo lượng nước tiểu và làm siêu âm, nếu phát hiện đái máu cần đặt xông
tiểu có bóng. Tuy nhiên với những trường hợp có chảy máu đầu bãi, trường hợp xuất huyết dưới da tại bộ
phận dương vật, tụ máu ở tinh hoàn và trường hợp khám trực tràng bằng tay thấy biến dạng tiền liệt
tuyến, trường hợp gãy xương chậu thì phải liên tục kiểm tra bằng X quang xem đường niệu có tổn thương
hay không để đặt ống xông. Nếu có tổn thương lớn tại đường tiểu ví dụ như vỡ thì không được đặt xông
tiểu.

- Để làm giảm áp dạ dày, tránh ăn/uống sặc, cần đặt ống thông dạ dày. Thông thường đặt ống thông qua
mũi, tuy nhiên với những trường hợp nghi ngờ gãy xương cuốn mũi, vỡ nền sọ, gãy xương hàm trênkhi đặt
ống thông dạ dày có thể chọc lên hộp sọ do vậy cần đặt ống thông qua miệng.

- Phần lớn các bệnh nhân đều cần tiêm phòng uốn ván

- Chỉ định kháng sinh là tùy theo từng trường hợp, khi có bằng chứng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, cần dùng
kháng sinh cho 3 trường hợp chấn thương sau: 1) có đặt dẫn lưu/dụng cụ theo dõi áp lực nội sọ hoặc có
mở/dẫn lưu ngực (thường gặp nhiễm khuẩn gram dương); 2) vết thương thấu bụng (vi khuẩn gram âm ái
và kỵ khí); 3) gãy xương hở (vi khuẩn gram dương).

IV. Dự kiến vận chuyển

- Trong giai đoạn đầu điều trị, nếu nhận thấy việc điều trị bệnh nhân không thể thực hiện tốt tại cơ sở hiện
tại, cần vừa tiến hành hồi sức vừa chuyển bệnh nhân tới cơ sở cấp cứu ngoại phù hợp gần nhất. Khi
chuyển bệnh nhân, người phụ trách bệnh nhân sẽ trình bày và bàn giao trực tiếp cho bác sỹ tiếp nhận về
tình hình người bệnh. Nên có bác sỹ đi cùng xe cấp cứu với bệnh nhân khi chuyển đi.

- Điều trị chấn thương ở các bộ phận riêng biệt của cơ thể, chỉ nên được tiến hành sau khi thực hiện các
bước nêu trên, ổn định các dấu hiệu sống của bệnh nhân hoặc gần đạt được điều đó. Cùng với đánh giá
cấp hai chi tiết vùng đầu, mặt, cổ, lồng ngực, ổ bụng, cột sống, tuỷ sống, xương chậu, tứ chi, mạch máu
ngoại vi, đồng thời phán đoán xem tại cơ sở mình có khả năng điều trị được hay không, có nên chuyển đi
hay không. Không mất thời gian vào chẩn đoán, không kéo dài phẫu thuật và thuyên chuyển.

You might also like