Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 66

PLĐC

Câu 1 (tr.2): Hãy phân tích các khái niệm và đặc điểm chung của pháp luật; trên cơ sở đó hãy so
sánh các điểm giống nhau, khác nhau giữa pháp luật và đạo đức trong việc điều chỉnh các quan hệ
xã hội ở nhà nước ta hiện nay.
·           Phân tích khái niệm và đặc điểm chung của pháp luật:
a)        Khái niệm pháp luật
- Xã hội Nguyên thủy trước đây không tồn tại pháp luật, các quy phạm xã hội (các tập quán nguyên thủy,
tôn giáo, quan niệm đạo đức…) được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên, khi xã hội
nguyên thủy tan ra, các nhà nước khác ra đời. Các nhà nước đó giữ lại một phần các quy phạm xã hội phù
hợp và có lợi cho giai cấp thống trị của xã hội nguyên thủy ngày trước, nhưng với sự phát triển của các
loại quan hệ xã hội mới, nhà nước đã đề ra hệ thống các quy tắc xử sự mới để điều chỉnh chúng. Những
quy tắc mới này chính là pháp luật như ta biết hiện nay.
Vậy, để tóm gọn, khái niệm Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành (hoặc
thừa nhận) và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, dùng để điều chỉnh các quan hệ xã
hội.
Pháp luật là chuẩn mực xã hội, là thước đo của hành vi được hình thành bằng con đường nhà nước và
mang tính quyền lực nhà nước. Các quy tắc quy tắc này ấn định cách thức xử sự cho các chủ thể trong
những trường hợp, hoàn cảnh nhất định đã được nhà nước ghi nhận. Thứ hai, nếu xét về nguồn gốc, dựa
trên quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lenin, pháp luật được hình thành từ quá trình nảy sinh và đấu tranh
giai cấp và do giai cấp thống trị ban hành hoặc thừa nhận; vậy nên, pháp luật sẽ thể hiện ý chí của giai cấp
thống trị trước tiên. Cuối cùng, pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cũng là điều chỉnh về các hành vi
của con người. Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là hành vi của con người (chủ thể) tham gia vào các
quan hệ xã hội; qua những quy tắc xử sự đó mà hướng dẫn chủ thể biết các ứng xử trong những hoàn
cảnh, tình huống xác định. 
b)        Đặc điểm chung của pháp luật.
-        Pháp luật mang tính quyền lực nhà nước: Pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, được
nhà nước nước đảm bảo thực hiện. Pháp luật được nhà nước ban hành thể hiện việc giai cấp thống trị,
thông qua pháp luật, ý chí của giai cấp thống trị được hợp pháp hóa một cách chính thống trên thực tế.
Việc pháp luật được đảm bảo thực thi chính là đảm bảo quyền lực của nhà nước được tác động. Chính vì
vậy, pháp luật phải thuộc về nhà nước, không tách rời khỏi nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước.
-        Pháp luật mang tính quy phạm phạm phổ biến: Tính quy phạm phổ biến của pháp luật được thể hiện
ở việc pháp luật được áp dụng rộng rãi cho tất cả mọi người trong xã hội mà không phải chỉ áp dụng riêng
cho mỗi cá nhân hay tổ chức nào. Do đó mọi người trong xã hội cần tuân theo các quy định của pháp luật
đã được ban hành.
-        Pháp luật có tính bắt buộc chung: Pháp luật được đặt ra để áp dụng với mọi thành viên trong toàn xã
hội trong hoàn cảnh tương ứng với các điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Pháp luật có giá trị bắt buộc thực hiện
đối với mọi chủ thể trong xã hội, bất kì chủ thể nào khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh quy phạm đã dự liệu
đều phải thực hiện theo đúng yêu cầu của pháp luật, nếu không, hành vi của chủ thể bị coi là vi phạm
pháp luật.
-        Pháp luật có tính hệ thống: Mối quan hệ giữa các chủ thể trong xã hội rất đa dạng, một chủ thể cùng
lúc có thể tham gia nhiều quan hệ trong đó các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, do vậy, pháp luật
không thể là một hay một số quy tắc xử sự lẻ tẻ, rời rạc mà phải là một hệ thống các quy tắc xử sự chung.
Các quy tắc này khoong tồn tại độc lập mà có mối quan hệ nội tại và thống nhất. Đặc diểm này cho thấy,
pháp luất rất khác với các quy tắc xử sự khác.
-        Pháp luật có tính xác định về hình thức: Nội dung pháp luật là sự phản ánh ý chí của nhà nước, ý
chí đó phải được thể hiện ra dưới những hình thức nhất định. Hình thức biểu hiện của pháp luật chính là
các nguồn luật đó là các tập quán pháp, tiền hệ pháp hay văn bản quy phạm pháp luật. Sự xác định về
hình thức của pháp luật là cơ sở để phân biệt giữa pháp luât với các quy định khác không phải là pháp
luật.
·           So sánh các điểm giống và khác nhau giữa pháp luật và đạo đức trong việc điều chỉnh các quan hệ
xã hội ở nhà nước ta hiện nay.
-        Đạo đức là hay chuẩn mực đạo đức là hệ thống các quy tắc, yêu cầu đối với hành vi xã hội của con
người, trong đó xác lập những quan điểm, quan niệm chung về công bằng và bất công, về cái thiện và cái
ác, về lương tâm, danh dự, trách nhiệm và những phạm trù khác thuộc đời sống đạo đức tinh thần của xã
hội.
-        Sự giống nhau của pháp luật và đạo đức trong việc điều chỉnh các quan hệ ở nước ta hiện nay:
Đều là tập hợp những quy tắc xử sự chung, là khuôn khổ, khuôn mẫu, chuẩn mực hướng dẫn con người
cách xử sự trong xã hội. Pháp luật được đặt ra không phải cho một chủ thể cụ thể hay một tổ chức, cá
nhân cụ thể đã xác định được mà được đặt ra cho tất cả các chủ thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng
điều chỉnh. Căn cứ vào các chuẩn mực đạo đức và pháp luật để các chủ thể biết mình được làm gì, không
được làm gì khi ở một hoàn cảnh, điều kiện nhất định.
Sự khác nhau: Sự khác biệt lớn nhất giữa đạo đức và pháp luật trong việc điều chỉnh các
quan hệ xã hội nằm ở ba cơ sở: tính quyền lực nhà nước, tính bắt buộc chung và tính xác
định về hình thức.
+ Tính quyền lực nhà nước: Trong khi đạo đức được đảm bảo thông qua việc con người tự giác, răn đe
thông qua tác động của dư luận xã hội, khen chê, lên án, khuyến khích,… lương tâm con người thì pháp
luật lại nhà nước ban hành và đảm bảo được thực hiện.
+ Tính bắt buộc chung: Trong khi đạo đức dựa vào tinh thần tự giác của con người, con người có thể
không tuân thủ đạo đức xã hội nhưng với pháp luật, pháp luật mang tính bắt buộc, cưỡng chế, mọi thành
viên trong xã hội đều phải tuân thủ pháp luật, nếu như trái pháp luật sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và
gánh chịu hậu quả bất lợi cho bản thân.
+ Tính xác định về hình thức: Trong khi đạo đức được thể hiện thông qua dạng không thành văn như văn
hoá truyền miệng, phong tục tập quán, ca dao, tục ngữ…và dạng thành văn như kinh, sách chính trị,… thì
pháp luật chính là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.
 
Câu 2 (tr2):
a)        Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật “Thông tư” thuộc về Chính phủ.
-        Sai. Vì thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật “Thông tư” thuộc về Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
b)        Độ tuổi tối thiểu để một người phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện tội phạm nghiêm trọng
là 14 tuổi.
-        Sai. Vì căn cứ theo điều 12 bộ luật Hình sự năm 2015, bổ sung năm 2014: “Người từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm
trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng […]
Câu 3:
Độ tuổi tối thiểu để một người phải chịu trách nhiệm hình sự cho tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là: b –
14 tuổi, căn cứ theo điều 12 bộ luật Hình sự năm 2015, bổ sung năm 2014: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng […]
 
Câu 4:
Anh Bình sẽ bị truy cứu những trách nhiệm sau:
-        Anh Bình sẽ bị truy cứu trách nhiệm Hình sự vì căn cứ vào điều 260 của bộ luật hình sự năm 2015,
có quy định: Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá
mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác sẽ bị phạt tù từ 3 -10 năm.
-    Anh Bình còn sẽ bị truy cứu trách nhiệm Hành chính cho hành vi chạy quá tốc độ của mình.
-        Anh Bình sẽ còn bị truy cứu trách nhiệm Dân sự. Mặc dù không phải là chủ chiếc xe taxi nhưng căn
cứ vào điều 600 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do
người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu
người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định
của pháp luật. Theo quy định trên, công ty Sao Mai sẽ có trách nhiệm bồi thường, và anh Bình sẽ có trách
nhiệm phải hoàn trả tiền bồi thường khi được yêu cầu.
-        Ngoài ra anh Bình sẽ bị truy cứu trách nghiệm kỷ luật lao động. Anh Bình đã vi phạm kỷ luật lao
động (phạm các loại trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự)
TRANG 3:
Câu 1: Hãy phân tích khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm pháp lý? Phân loại trách nhiệm pháp lý?
Mỗi loại trách nhiệm pháp lý lấy một ví dụ cụ thể để minh họa.
·           Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm pháp lý
-        Khái niệm trách nhiệm pháp lý: Trách nhiệm pháp lý là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải
gánh chịu thể hiện qua việc họ phải gánh chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong
phần chế tài của các quy phạm pháp luật khi họ vi phạm pháp luật hoặc khi có thiệt hại xảy ra do những
nguyên nhân khác được pháp luật quy định.
-        Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý:
+ Trách nhiệm pháp lý là loại trách nhiệm do pháp luật quy định. Đây là điểm khác biệt cơ bản giữa trách
nhiệm pháp lý với các loại trách nhiệm xã hội khác như trách nhiệm đạo đức, trách nhiệm tôn giáo, trách
nhiệm chính trị…
+ Trách nhiệm pháp lý luôn gắn liền với các biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong phần chế
tài của các quy phạm pháp luật. Đây là điểm khác biệt giữa trách nhiệm pháp lý với các biện pháp cưỡng
chế khác của nhà nước như bắt buộc chữa bệnh, giải phóng mặt bằng…
+ Trách nhiệm pháp lý luôn là hậu quả pháp lý bất lợi đối với chủ thể phải gánh chịu thể hiện qua việc
chủ thể phải chịu những sự thiệt hại nhất định về tài sản, về nhân thân, về tự do… mà phần chế tài của các
quy phạm pháp luật đã quy định.
+ Trách nhiệm pháp lý phát sinh khi có vi phạm pháp luật hoặc có thiệt hại xảy ra do những nguyên nhân
khác được pháp luật quy định.
·           Phân loại trách nhiệm pháp lý và lấy ví dụ
1.            Trách nhiệm hình sự:
     Trách nhiệm hình sự là loại trách nhiệm nghiêm khắc nhất mà tòa án áp dụng đối với người phạm
tội.Trách nhiệm pháp lý hình sự là trách nhiệm mà người phạm tội phải chịu sự tác động của hoạt động
truy cứu trách nhiệm hình sự, chịu bị kết tội và chịu biện pháp cưỡng chế của trách nhiệm hình sự và chịu
mang án tích. Trách nhiệm hình sự nhằm mục đích tước bỏ hoặc hạn chế quyền và lợi ích của người
phạm tội. Trách nhiệm này sẽ do Tòa án áp dụng đối với những người có hành vi phạm tội theo quy định
của Bộ Luật hình sự. Trách nhiệm hình sự bao gồm:
            Phạt cảnh cáo, phạt tiền.
            Phạt cải tạo không giam giữ.
            Phạt tù có thời hạn, phạt tù chung thân.
            Tử hình.
     Ngoài ra còn có một số hình thức phạt bổ sung khác như cấm đảm nhiệm chức vụ, làm những nghề
nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tước danh hiệu; tịch thu tài sản; phạt tiền
khi không áp dụng là phạt hành chính.
     Ví dụ về trách nhiệm pháp lý hình sự: Vụ án của Lê Văn Luyện: đột nhập tiệm vàng, giết ba người
trong gia đình chủ tiệm. Trách nhiệm pháp lí hình sự mà Lê Văn Luyện nhận là 18 năm tù.
2.            Trách nhiệm dân sự:
     Trách nhiệm pháp lý dân sự là trách nhiệm pháp lý do tòa án áp dụng đối với các cá nhân và tổ chức
có hành vi vi phạm pháp luật dân sự. Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật dân sự thì sẽ phải
chịu trách nhiệm theo quy định của Bộ Luật dân sự. Trách nhiệm dân sự bao gồm:
            Xin lỗi, cải chính công khai.
            Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
            Buộc bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm.
     Ví dụ về trách nhiệm pháp lý dân sự: A lái xe máy, do không để ý đã đâm đổ bờ tường của ủy ban
nhân dân xã. Do đó, A phải chịu trách nhiệm dân sự như xin lỗi và buộc phải bồi thường khắc phục lại bờ
tường bị đổ do mình gây ra.
3.            Trách nhiệm hành chính:
     Trách nhiệm hành chính là trách nhiệm pháp lý do cơ quan nhà nước áp dụng đối với chủ thể vi phạm
pháp luật hành chính. Trách nhiệm pháp lý hành chính bao gồm: khiển trách, cảnh cáo, phạt tiền, cách
chức, buộc thôi việc…
     Ví dụ về trách nhiệm hành chính: A điều khiển xe máy và bị cơ quan công an yêu cầu dừng lại để
kiểm tra nồng độ cồn. Kết quả kiểm tra nồng độ cồn của A vượt quá mức quy định nên sẽ bị xử phạt hành
chính theo quy định của pháp luật.
4.            Trách nhiệm kỷ luật:
     Trách nhiệm kỷ luật là trách nhiệm pháp lý do thủ trưởng cơ quan, tổ chức áp dụng đối với cán bộ,
công chức, viên chức, công nhân của cơ quan, tổ chức khi họ có hành vi vi phạm kỷ luật lao động. Chủ
thể áp dụng trách nhiệm kỷ luật là thủ trưởng cơ quan, đơn vị, xí nghiệp.
     Ví dụ về trách nhiệm kỷ luật: Năm 2019, Bộ Chính trị họp xem xét, thi hành kỷ luật đối ông Vũ Văn
Ninh, nguyên ủy viên TƯ Đảng khóa 10,11, nguyên ủy viên Ban cán sự đảng Chính phủ, ĐBQH khóa 12,
13; nguyên Phó Thủ tướng nhiệm kỳ 2011-2016 do thiếu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám
sát; để hai Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2008 - 2009) vi phạm nghiêm trọng các quy định
của pháp luật trong việc ký các hợp đồng cho Công ty cho thuê tài chính II vay 1.010 tỉ đồng.
 Câu 2:
2.1. Sai. Vì Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao cấp nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Cơ quan quyền lực nhà nước
là cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra để thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước, cơ quan
quyền lực của nhà nước lại bao gồm Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp, không bao gồm chính phủ.
2.2. Sai. Vì Hình phạt trong luật hình sự áp dụng cho cá nhân hoặc pháp nhân thương mại. (căn cứ vào
điều 30 của bộ luật Hình sự năm 2015)
 
Câu 3: Độ tuổi tối thiểu để 1 người phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
là b) 14 tuổi, căn cứ theo điều 12 bộ luật Hình sự năm 2015, bổ sung năm 2014: “Người từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
[…]
 
Câu 4:
Trong trường hợp này, để bảo vệ quyền lợi của mình, công ty TNHH Hoa Hồng có thể làm: b) Khiếu nại
lên chủ tịch Ủy ban nhân dân Hà Nội. Vì Công ty TNHH Hoa Hồng ở đây là đang thực hiện khiếu nại lần
2, và giải quyết khiếu nại lần 2 sẽ là Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại lần đầu. Và ở đây chỉ có một cơ quan có được giải quyết khiếu nại lần 2 chính là chủ tịch Ủy
ban nhân dân Hà Nội.
SLIDE 4
Câu 1:
1. Khái niệm quan hệ pháp luật
-KN: Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham gia
quan hệ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước đảm bảo thực hiện.
-Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội đặc biệt. Nó phải chứa đựng đầy đủ các đặc trưng của quan hệ xã
hội đó là: quan hệ pháp luật được hình thành một cách khách quan, trên cơ sở nhu cầu của xã hội, là quan
hệ có tính ý chí, mục đích , mang tính phổ biến và gắn với quá trình điều chỉnh xã hội.
2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật
Quan hệ pháp luật có các đặc điểm cơ bản sau đây:
– Thứ nhất, quan hệ pháp luật là dạng quan hệ xã hội đặc biệt được điều chỉnh bởi pháp luật.
Nếu không có quy phạm pháp luật thì không có quan hệ pháp luật. Quy phạm pháp luật dự liệu những
tình huống phát sinh quan hệ pháp luật; xác định thành phần chủ thể tham gia quan hệ pháp luật; nội dung
những quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý.
– Thứ hai, quan hệ pháp luật mang tính ý chí.
Tính ý chí này trước hết là ý chí của nhà nước, vì pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận. Sau đó
ý chí của các bên chủ thể tham gia QHPL, vì hành vi của cá nhân, tổ chức là hành vi có ý chí.
–  Thứ ba, các bên tham gia quan hệ pháp luật ràng buộc với nhau bằng các quyền chủ thể và nghĩa vụ
pháp lý của các bên tham gia quan hệ và bảo đảm thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên bằng ý chí của
nhà nước.
Đây chính là yếu tố làm cho quan hệ pháp luật được thực hiện. Quyền của chủ thể này là nghĩa vụ của
chủ thể kia và ngược lại. Nhà nước bảo đảm thực hiện quan hệ pháp luật bằng biện pháp giáo dục thuyết
phục. Bên cạnh đó nhà nước còn bảo đảm thực hiện pháp luật bằng biện pháp kinh tế, tổ chức – hành
chính. Những biện pháp đó không có hiệu quả khi áp dụng, thì khi cần thiết nhà nước sử dụng biện pháp
cưỡng chế.
– Thứ tư, quan hệ pháp luật mang tính cụ thể, xác định.
Bởi vì QHPL xác định cụ thể chủ thể tham gia quan hệ, nội dung các quyền và nghĩa vụ pháp lý.
3. Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật
Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật gồm chủ thể của quan hệ pháp luật, khách thể của quan hệ pháp
luật và nội dung của quan hệ pháp luật.
Chủ thể quan hệ pháp luật
Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân hay tổ chức có năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật,
tham gia vào các quan hệ pháp luật, có quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định
– Năng lực pháp luật của cá nhân có những đặc điểm sau:
 Năng lực pháp luật của cá nhân gắn liền với mỗi cá nhân, có từ lúc cá nhân đó sinh ra và
chỉ chấm dứt khi cá nhân đó chết hoặc bị coi như đã chết. Pháp luật không phải là thuộc
tính tự nhiên của cá nhân mà là phạm trù xã hội, phụ thộc vào ý chí của nhà nước.
 Năng lực pháp luật của cá nhân có thể bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định do
pháp luật quy định như hình phạt bổ sung là cấm cư trú trong luật hình sự.
– Năng lực hành vi của cá nhân có những đặc điểm sau:
 Để có năng lực hành vi hoặc có đủ năng lực hành vi cá nhân phải đạt đến độ tuổi nhất định
tùy từng lĩnh vực do pháp luật quy định. Ví dụ: Trong lĩnh vực luật dân sự, cá nhân có
năng lực hành vi khi cá nhân đó đủ 6 tuổi, còn năng lực hành vi đầy đủ khi cá nhân đó đủ
18 tuổi.
 Để có năng lực hành vi, cá nhân phải có phả năng nhận thức và điều khiển hành vi của
mình. Những người bị mất trí hoặc mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức thì coi là
người mất năng lực hành vi.
 Yếu tố gắn liền với năng lực hành vi là cá nhân phải có khả năng thực hiện nghĩa vụ và
chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình.
– Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của tổ chức xuất hiện đồng thời cùng một lúc khi tổ chức đó
được thành lập hợp pháp và mất đi khi tổ chức đó bị giải thể, phá sản.
Khách thể của quan hệ pháp luật
Khách thể của quan hệ pháp luật là lợi ích vật chất hoặc tinh thần mà các chủ thể pháp luật mong muốn
đạt được khi tham gia các quan hệ pháp luật.
Khách thể của quan hệ pháp luật có thể là:
 Tài sản vật chất như tiền, vàng, bạc, nhà ở, phương tiện đi lại, vật dụng hàng ngày hoặc
các loại tài sản khác…;
 Hành vi xử sự của con người như vận chuyển hàng hoá, khám bệnh, chữa bệnh, chăm sóc
người già, trẻ em; bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước; phục vụ hành
khách trên tàu hỏa, máy bay; hướng dẫn người du lịch, tham quan…;
 Các lợi ích phi vật chất như quyền tác giả, quyền phát minh sáng chế, danh dự, nhân phẩm,
học vị, học hàm…
Nội dung của quan hệ pháp luật
Nội dung của quan hệ pháp luật là tổng thể các quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý của các bên chủ thể
tham gia.
Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm:
Quyền chủ thể
Quyền chủ thể là khả năng hành động mà pháp luật bảo đảm cho cá nhân, tổ chức được tiến hành nhằm
thỏa mãn quyền lợi của họ.
Chủ thể thực hiện quyền của mình thông qua các khả năng sau:
 Thực hiện một số hành vi trong khuôn khổ pháp luật quy định để thỏa mãn nhu cầu của
mình;
 Yêu cầu chủ thể khác thực hiện hoặc kiềm chế không thực hiện những hành vi nhất định:
Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Nghĩa vụ pháp lý
Nghĩa vụ pháp lý là cách xử sự bắt buộc do pháp luật quy định mà một bên phải thực hiện nhằm đáp ứng
việc thực hiện quyền chủ thể của bên kia.
Nghĩa vụ pháp lý bao hàm các yếu tố sau:
 Chủ thể nghĩa vụ phải hành động hoặc kiềm chế không hành động;
 Chủ thể nghĩa vụ phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp không thực hiện hoặc
thực hiện không;
4.Quan hệ pháp luật và các quan hệ xã hội khác khác nhau ở các điểm cơ bản sau:
Quan hệ pháp luật Quan hệ xã hội khác

- Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội do - Quan hệ xã hội khác là quan hệ xã hội do
pháp luật điều chỉnh nên luôn thế hiện ý các loại quy phạm xã hội khác như phong
chí của nhà nước thông qua việc xác định tục, tập quán, đạo đức, luật tục hoặc quy
các quan hệ xã hội cần điều chỉnh bằng phạm của các Tổ chức phi nhà nước...
pháp luật, qua việc quy định điều kiện điều chỉnh nên không thể hiện ý chí của
cho các chủ thể tham gia quan hệ và qua nhà nước mà chỉ thế hiện ý chí của các
việc quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý chủ thể cụ thể tham gia quan hệ đó hoặc ý
cho các chủ thể tham gia vào quan hệ chí của các chủ thể đó cùng với ý chí của
pháp luật đó. Bên cạnh đó, quan hệ pháp các Tổ chức phi nhà nước.
luật còn thể hiện ý chí của các chủ thể cụ
thể tham gia vào quan hệ đó nhưng ý chí
của các chủ thể khác phải phù hợp, không
được trái với ý chí của nhà nước.

- Các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp - Các bên chủ thể tham gia quan hệ xã hội
luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lý khác có các quyền và nghĩa vụ được quy
được nhà nước quy định hoặc thừa nhận định trong phong tục, tập quán, đạo đức,
và bảo đảm thực hiện. luật tực, tín điều tôn giáo hoặc quy phạm
của các tố chức phi nhà nước... và được
bảo đảm thực hiện bằng thói quen, bằng
lương tâm, niềm tin nội tâm, bằng dư luận
xã hội hoặc bằng các biện pháp cưỡng chế
phi nhà nước.

Câu 2:
1. Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi con người.
Trả lời: Sai. Các quan hệ xã hội của chúng ta được điều chỉnh bơi các quy phạm đao đức và các quy phạm
pháp luật, mà các quy phạm đạo đức thì có thể được thể chế hóa và đưa lên thành các quy phạm pháp luật
nhưng không phải quy phạm đạo đức nào cũng được dưa lên thành luật cả. Tồn tại xã hội quyết định ý
thức xã hội cho nên các quy tắc ứng xử đựoc coi là các chuẩn mực đạo đứa đó đó không nhất thiết phải
được xem là pháp luật mà nó song song tồn tại trong xã hội.
2. Những quan hệ pháp luật mà nhà nước tham gia với tư cách chủ thể thì luôn là quan hệ mang tính chất
quyền lực phục tùng.
Trả lời: Đúng. Nhà nước là chủ thể đặc biệt của những quan hệ pháp luật, do pháp luật do nhà nước đặt
ra. Khi tham gia những quan hệ pháp luật, thì những quan hệ đó luôn luôn thể hiện ý chí của nhà
nước. Quyền lực nhà nước là quyền lực gắn liền với sự ra đời của nhà nước, theo đó nhà nước được áp
đặt ý chí và buộc những chủ thể khác trong xã hội phải phục tùng mệnh lệnh của mình nhằm đảm bảo an
ninh, duy trì trật tự xã hội.
Câu 3:
1. Cơ cấu quy phạm pháp luật về tội giết người
           Về mặt khách quan:  là có hành vi làm chết người khác, thể hiện qua việc dùng mọi thủ đoạn để
chấm dứt cuộc sống của người khác: Người phạm tội chủ động thực hiện hành vi như dùng dao đâm,
chém, súng bán, dùng các vật dụng đánh hoặc người phạm tội đã không thực hiện nghĩa vụ phải làm để
bảo đảm sự an toàn tính mạng cho người khác nhằm giết người khác. Các hành vi nêu trên thông thường
gây hậu quả trực tiếp là làm người khác chết (tức là chấm dứt sự sống của người khác). Tuy nhiên chỉ cần
hành vi mà người phạm tội đã thực hiện có mục đích làm chấm dứt sự sống của người khác (hay làm cho
người khác chết) thì được coi là cấu thành tội giết người cho dù hậu quả chết người có xảy ra hay không.
Tuy nhiên một số truờng hợp việc dùng vũ lực không gây ra hậu quả trực tiếp làm nạn nhân chết mà chỉ
có tác dụng đẩy nạn nhân vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng và tử vong (như xổ nạn nhân xuống
sông và bỏ mặc cho đến chết hoặc đạp nạn nhân ra ngoài đường đang có nhiều xe oto chạy dẫn đến bị xe
cán chết …) theo chúng tôi vẫn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người nếu chứng minh
được người thực hiện hành vi đó có mục đích giết người. Đây có thể xem là hậu qua gián tiếp.
          Về mặt chủ quan:  Người phạm tội thực hiện với lỗi cố ý và có thể là cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián
tiếp. Cố ý trực tiếp và mong muốn hậu quả chết người xảy ra; cố ý gián tiếp là thấy trước hậu quả xảy ra
tuy không mong muốn nhưng vẫn để mặc hậu quả xảy ra.
             Khách thể của tội giết người: Hành vi của người phạm tội giết người đã xâm phạm đến tính
mạng, sức khỏe của con người.
          Chủ thế của tội giết người: Chủ thể của tội giết người là chủ thể thường. Nghĩa là bất kỳ người nào
từ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể trở thể của tội giết người.Theo quy định
tại Điều 12 của Bộ luật hình sự, thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng. Từ 16 tuổi trở lên: Chịu trách nhiệm hình sự về mọi
tội phạm.
2. Cơ cấu quy phạm pháp luật về xử lý việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền
              Về mặt khách quan: Việc chung sống như vợ chồng có thể diễn ra phụ thuộc vào ý muốn của hai
bên: giữa những người phụ nữ và đàn ông đã trải qua một cuộc hôn nhân trước đó. Họ không thấy sự cần
thiết của việc đăng ký kết hôn và tự nguyện chung sống hoặc có những trường hợp đủ điều kiện kết hôn,
nhưng không đăng ký (họ quan tâm đến lễ cưới theo tập quán hơn là theo đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà
nước có thẩm quyền…). Việc không thể đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền giữa những người
cùng giới tính hoăc giữa người chuyển giới với người khác, giữa những người chuyển giới bởi vi phạm
điều kiện về giới tính.
             Về mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện hành vi đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền là
do cố ý (trực tiếp). Nếu người có trách nhiệm trong việc đăng ký kết hôn còn băn khoăn, nghi ngờ nhưng
vì nể nang hoặc thiếu trách nhiệm nên cứ đăng ký kết hôn cho người không đủ điều kiện kết hôn thì chưa
phải là hành vi phạm tội đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền mà còn tùy thuộc vào hành vi cụ thể và
hậu quả do hành vi đó gây ra mà người có hành vi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 285 Bộ luật hình sự.
             Khách thể: Đối tượng của tội phạm là nguyên tắc hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một
chồng.
              Chủ thế: Người từ đủ 16 tuổi trở lên. Nếu là cán bộ, công chức, viên chức làm công tác đăng ký
kết hôn từ 21 tuổi trở lên.
Câu 4:
                Trong trường hợp này, công ti Đại Lợi sẽ bị xử phạt hành chính, trách nhiệm dân sự hoặc truy
cứu trách nhiệm hình sự. Tại Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, nghiêm cấm các hành vi có thể
gây nguy hại gồm cả chất thải rắn, lỏng, khí vào môi trường và làm ảnh hưởng tới môi trường. Cụ thể:
- Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; Các chất độc, chất phóng xạ và chất
nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.
- Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại
khác đối với con người và sinh vật.
- Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa
vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
*Xử phạt hành chính
Theo Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, việc xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ bị áp dụng 02 hình thức
xử phạt hành chính là phạt cảnh cáo và phạt tiền. Mức phạt tiền cao nhất là 1 tỷ đồng với cá nhân và 2 tỷ
đồng với tổ chức.
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tước quyền sử dụng có thời hạn với “giấy phép xử lý chất thải
nguy hại, giấy phép xả thải khí thải công nghiệp…”.
Lúc này, những hoạt động của công ty tạo ra chất thải cần xử lý sẽ bị tạm dừng cho đến hết thời hạn xử
lý. Như vậy, việc tước giấy phép xử lý chất thải chỉ tạm dừng những hoạt động có liên quan đến quá trình
xả thải của doanh nghiệp. Còn những hoạt động khác thì vẫn được phép hoạt động bình thường.
*Truy cứu trách nhiệm dân sự: công ti bồi thường thiệt hại cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi việc ô
nhiễm nguồn nước theo điều 602 bộ luật dân sự 2015.
*Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại khoản 5 Điều 235 Bộ luật Hình sự hiện nay, pháp nhân thương mại nếu có hành vi xả
thải gây ô nhiễm môi trường tùy vào mức độ, tính chất của hành vi mà bị phạt tiền, tạm đình chỉ hoặc
đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Theo đó, hành vi xả nước thải sinh hoạt trực tiếp, chưa qua xử lý ra môi trường của công ti đã vi phạm
Luật bảo vệ môi trường, làm ô nhiễm nguồn nước khiến các hộ trồng rau màu và nuôi thả cá khu vực
xung quanh bị thiệt hại, công ti có thể bị tạm đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 3 năm.
SLIDE 5
Câu 1:
*Giống nhau:
Pháp luật và các quy tắc điều chỉnh khác trong xã hội đều là những công cụ điều chỉnh hành vi của con
người, đưa ra những quy tắc xử sự, hành vi khuôn mẫu để mọi người thực hiện đảm bảo tuân theo định
hướng chung đã được đề ra.
*Khác nhau:

Tiêu chí Pháp luật Các quy tắc điều chỉnh khác trong xã
hội

– Pháp luật có tính quyền lực nhà nước, – Các quy tắc khác có thể  được hình
bởi vì pháp luật được hình thành bằng thành một cách tự  phát trong một cộng
con đường nhà nước, do nhà nước đặt rađồng dân  cư nào đó (ví dụ như đạo đức,
(ví dụ như các quy định về tổ chức bộ phong tục, tập quán, luật  tục…), có thể
máy nhà nước), hoặc do nhà nước thừa do các tổ chức  phi nhà nước đặt ra (ví dụ
nhận (các phong tục, tập quán, các quan như điều lệ đoàn, công đoàn, giáo
niệm, quy tắc đạo đức…) nên pháp luật luật…) nên chỉ thể hiện ý chí  của một
Nội dung luôn thể hiện ý chí của nhà nước cộng đồng dân cư  hoặc ý chí của tổ chức
– Pháp luật được nhà nước bảo đảm thực phi nhà nước.
hiện bằng nhiều biện pháp, từ tuyên – Các quy tắc đó được bảo  đảm thực
truyền, phổ biến, giáo dục, thuyết phục, hiện bằng thói quen, bằng lương tâm,
động viên, khen thưởng, tổ chức thực niềm tin của  mỗi cá nhân, bằng dư luận
hiện cho đến áp dụng các biện pháp xã  hội cũng như các hình thức kỷ luật
cưỡng chế nhà nước. của tổ chức.
– Pháp luật có tính quy phạm phổ  biến, – Các quy tắc khác cũng có  tính quy
nó có giá trị bắt buộc phải  tôn trọng và phạm nhưng không  phổ biến bằng pháp
thực hiện đối với mọi  tổ chức và cá nhânluật, bởi  vì chúng chỉ có giá trị bắt  buộc
có liên quan  trong phạm vi lãnh thổ phải tôn trọng và thực  hiện đối với cộng
quốc gia đồng dân cư trong một địa phương hoặc
Tínhchất – Pháp luật có tác động bao trùm  lên với các hội viên trong một tổ chức
toàn xã hội, tới mọi tổ chức và  cá nhân – Do vậy, các quy tắc khác chỉ tác động
có liên quan trong xã hội; đồng thời có tới một bộ phận dân cư.
tác động thường xuyên, liên tục trên toàn
lãnh thổ và trong nhiều lĩnh vực hoạt
động của xã hội.

Pháp luật có tính hệ thống, bởi vì pháp Các công cụ khác có thể có tính hệ
luật là một hệ thống các quy phạm để thống, ví dụ như quy định của các tổ
điều chỉnh nhiều loại quan hệ xã hội phátchức phi nhà nước, song cũng có thể
sinh trong các lĩnh vực khác nhau của không có tính hệ thống, ví dự như đạo
đời sống như dân sự, kinh tế, lao động…,đức, phong tục, tập quán..
Tính hệ thống song các quy phạm đó không tồn tại một
cách biệt lập mà giữa chúng có mối liên
hệ nội tại và thống nhất với nhau để tạo
nên một chỉnh thể là hệ thống pháp luật.

Pháp luật có tính xác định về hình thức,– Các công cụ khác có thể có tính xác
tức là pháp luật thường đuợc thể hiệnđịnh về hình thức, ví dụ như điều lệ, chỉ
trong những hình thức nhất định, có thểthị, nghị quyết của các tổ chức phi nhà
là tập quán pháp, tiền lệ pháp hoặc vănnước, giáo luật của các tổ chức tôn giáo;
bản quy phạm pháp luật. cũng có thể chỉ tồn tại dưới dạng bất
Tính xác định về
Trong các văn bản quy phạm pháp luật,thành văn, lưu truyền chủ yếu theo hình
hình thức các quy định của pháp luật thường rõthức truyền miệng nên không có tính xác
ràng, cụ thể, bảo đảm có thể được hiểuđịnh về hình thức, ví dụ như phong tục,
và thực hiện thống nhất trong một phạm tập quán, đạo đức…
vi rộng.

 
*Mối quan hệ giữa pháp luật và các quy tắc điều chỉnh khác trong xã hội:
            Pháp luật không có lịch sử của riêng mình xét một cách biện chứng trong tương quan với lịch sử
xã hội và với cả lịch sử của tập quán. Trên thế giới, đã bắt đầu xuất hiện quan điểm về sự đa dạng pháp
luật hiểu theo nghĩa rộng, trong đó pháp luật của nhà nước có vị thế trung tâm nhưng không được phép
triệt tiêu các loại luật lệ khác nhất là trong điều kiện xã hội dân sự pháp quyền. Do vậy, sẽ là hợp lý hơn
là không nên có quy định: chỉ áp dụng tập quán trong khi còn thiếu luật. Thiếu luật chỉ là một trong
những lý do cơ bản mà thôi. Tập quán, quyết không chỉ là một giải pháp tình thế trong khi còn thiếu các
quy định pháp luật tương ứng. Việc kết hợp áp dụng pháp luật nhà nước và tập quán về nguyên tắc là
song hành, là sự bổ sung, kết hợp tất yếu xuất phát từ chính thực tiễn cuộc sống. Vấn đề đặt ra chỉ là: nên
áp dụng những loại tập quán nào, theo cơ chế nào và cách thức quy định trong pháp luật nên ở mức độ
nào. Nhìn ra thế giới, nhiều quốc gia cũng đều giải quyết vấn đề này theo nguyên tắc chung đó.
            Sự tác động của các quy phạm xã hội và pháp luật đối với nhau cũng theo nhiều chiều hướng, tích
cực hoặc tiêu cực, hỗ trợ hay cản trở việc thực thi, xây dựng pháp luật. Xu hướng chung là các quy phạm
xã hội ngày càng gia tăng vị trí, vai trò điều chỉnh quan hệ xã hội trong xã hội hiện đại và các nhà nước
luôn nhận thức được vấn đề này để có những quan điểm, cách giải quyết cụ thể trong lĩnh vực pháp luật
và điều hành xã hội. Những năm gần đây đã có sự chuyển hoá của quy phạm đạo đức vào nội dung pháp
luật, vào hoạt động áp dụng pháp luật và lĩnh vực ý thức pháp luật. Đồng thời các yêu cầu của pháp luật
cũng được chuyển tải vào các quan niệm, chuẩn mực đạo đức, ý thức và hành vi đạo đức của con người.
Một khi những quy tắc, quan niệm đạo đức đã được luật hóa thì cũng được nội tâm hoá thành lẽ sống,
thành tiêu chí đánh giá của con người.
          Vai trò của pháp luật và đạo đức đối với nhau và với đời sống xã hội thì đã rõ, nhưng việc thể hiện
trong pháp luật và áp dụng pháp luật lại vô cùng khó khăn, đặc biệt là trong thực hiện pháp luật. Trong số
các vấn đề đạo đức hiện nay, điều mà xã hội quan tâm nhất có lẽ là vấn đề đạo đức nghề nghiệp. Chúng ta
cần tham khảo kinh nghiệm lập pháp của các quốc gia khác về đạo đức công vụ, đạo đức cho những
ngành nghề có mối liên hệ mật thiết với quyền và lợi ích chính đáng của các cá nhân. Không phải ngẫu
nhiên mà nhiều quốc gia trên thế giới, trong việc quy định và thực hiện dân chủ, họ luôn quy định vấn đề
đạo đức và trách nhiệm – trách nhiệm chính trị, xã hội và pháp luật.
Câu 2:
a.Văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại do Quốc hội ban hành dưới hình thức thông tư.
Xét về thẩm quyền ban hành: Quốc hội có thẩm quyền ban hành văn bản Luật theo khoản 2, điều 2 của
Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Xét về mục đích ban hành: Theo điểm e, khoản 1, điều 15 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
2015: “Quốc hội ban hành luật để quy định Chính sách cơ bản về tài chính tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà
nước, quy định, sao dời hoặc bãi bỏ các văn bản.”
Vì vậy Quốc hội sẽ ban hành quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại.
b.Chính phủ ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại dưới hình
thức pháp lý là Nghị định.
Xét thẩm quyền ban hành: Chính phủ có thẩm quyền ban hành Nghị định theo khoản 4, Điều 4 của Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
Xét về mục đích ban hành: Văn bản hướng dẫn thực hiện phù hợp với quy định tại điều 19, Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật 2015 về Nghị định của Chính phủ.
Câu 3:
Trong trường hợp này, công ti sẽ bị xử phạt hành chính, trách nhiệm dân sự hoặc truy cứu trách nhiệm
hình sự. Tại Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, nghiêm cấm các hành vi có thể gây nguy hại gồm
cả chất thải rắn, lỏng, khí vào môi trường và làm ảnh hưởng tới môi trường. Cụ thể:
- Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; Các chất độc, chất phóng xạ và chất
nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.
- Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại
khác đối với con người và sinh vật.
- Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa
vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
*Xử phạt hành chính
Theo Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, việc xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ bị áp dụng 02 hình thức
xử phạt hành chính là phạt cảnh cáo và phạt tiền. Mức phạt tiền cao nhất là 1 tỷ đồng với cá nhân và 2 tỷ
đồng với tổ chức.
Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị tước quyền sử dụng có thời hạn với “giấy phép xử lý chất thải
nguy hại, giấy phép xả thải khí thải công nghiệp…”.
Lúc này, những hoạt động của công ty tạo ra chất thải cần xử lý sẽ bị tạm dừng cho đến hết thời hạn xử
lý. Như vậy, việc tước giấy phép xử lý chất thải chỉ tạm dừng những hoạt động có liên quan đến quá trình
xả thải của doanh nghiệp. Còn những hoạt động khác thì vẫn được phép hoạt động bình thường.
*Truy cứu trách nhiệm dân sự: công ti bồi thường thiệt hại cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi việc ô
nhiễm nguồn nước theo điều 602 bộ luật dân sự 2015.
*Truy cứu trách nhiệm hình sự
Theo quy định tại khoản 5 Điều 235 Bộ luật Hình sự hiện nay, pháp nhân thương mại nếu có hành vi xả
thải gây ô nhiễm môi trường tùy vào mức độ, tính chất của hành vi mà bị phạt tiền, tạm đình chỉ hoặc
đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.
Theo đó, hành vi xả nước thải sinh hoạt trực tiếp, chưa qua xử lý ra môi trường của công ti đã vi phạm
Luật bảo vệ môi trường, làm ô nhiễm nguồn nước khiến các hộ trồng rau màu và nuôi thả cá khu vực
xung quanh bị thiệt hại, công ti có thể bị tạm đình chỉ hoạt động từ 6 tháng đến 3 năm.
Câu 4:
Những loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng:
Trách nhiệm hành chính vì T đã vi phạm hành chính về lính vực giao thông đường bộ: việc điều khiển xe
chạy quá tốc độ cho phép dẫn đến gây tai nạn là vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước quy định tại điểm
b, Khoản 1, Điều 24, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Chủ thể bị áp dụng hành chính trong trường
hợp này là T.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại dân sự: Bồi thường thiệt hại do tài sản, sức khỏe bị xâm hại; chủ thể bị
áp dụng trách nhiệm dân sự là công ti cổ phần X (có tư cách pháp nhân).
Trách nhiệm hình sự:  Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ
1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây
thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến
100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Làm chết người;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể
của những người này từ 61% đến 121%;
SLIDE 6
Câu 1:
 Khái niệm và dấu hiệu của VPPL.
 Khái niệm: Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực
trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
 
 Dấu hiệu:
  Vi phạm pháp luật phải là hành vi xác định của con người, tức là xử sự thực tế, cụ
thể của cá nhân hoặc tổ chức nhất định, bởi vì pháp luật được ban hành để điều
chỉnh hành vi của các chủ thể mà không điều chỉnh suy nghĩ của họ. Mác đã từng
nói: ngoài hành vi của tôi ra, tôi không tồn tại đối với pháp luật, không phải là đối
tượng của nó. Vì vậy, phải căn cứ vào hành vi thực tế của các chủ thể mới có thể
xác định được là họ thực hiện pháp luật hay vi phạm pháp luật.
 
Hành vi xác định này có thể được thực hiện bằng hành động (ví dụ: đi xe máy vượt đèn đỏ khi tham gia
giao thông) hoặc bằng không hành động (ví dụ: trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế).
 
 Vi phạm pháp luật phải là hành vi trái pháp luật, tức là xử sự trái với các yêu cầu
của pháp luật. Hành vi này được thể hiện dưới các hình thức sau:
 
   Chủ thể thực hiện những hành vi bị pháp luật cấm. Ví dụ: đi xe máy vào
đường ngược chiều…
 
  Chủ thể không thực hiện những nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc phải thực
hiện. Ví dụ: trốn tránh nghĩa vụ phụng dưỡng ông bà, cha mẹ…
 
 Chủ thể sử dụng quyền hạn vượt quá giới hạn cho phép. Ví dụ: trưởng thôn
bán đất công cho một số cá nhân nhất định…
 
 Vi phạm pháp luật phải là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý, vì
hành vi có tính chất trái pháp luật nhưng của chủ thể không có năng lực trách
nhiệm pháp lý thì không bị coi là vi phạm pháp luật.
 
Năng lực trách nhiệm pháp lý của chủ thể là khả năng mà pháp luật quy định cho chủ thể phải chịu trách
nhiệm về hành vi của mình.
 
Theo quy định của pháp luật, chủ thể là cá nhân sẽ có năng lực này khi đạt đến một độ tuổi nhất định và
trí tuệ phát triển bình thường. Đó là độ tuổi mà sự phát triển về trí lực và thể lực đã cho phép chủ thể nhận
thức được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội nên phải chịu trách nhiệm về
hành vi của mình. Chủ thể là tổ chức sẽ có khả năng này khi được thành lập hoặc được công nhận.
 
 Vi phạm pháp luật phải là hành vi có lỗi của chủ thể, tức là khi thực hiện hành vi
trái pháp luật, chủ thể có thể nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của hành
vi đó, đồng thời điều khiển được hành vi của mình.
 
Như vậy, chỉ những hành vi trái pháp luật mà có lỗi của chủ thể thì mới bị coi là vi phạm pháp luật. Còn
trong trường hợp chủ thể thực hiện một xử sự có tính chất trái pháp luật nhưng chủ thể không nhận thức
được hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó gây ra cho xã hội hoặc nhận thức được hành vi và hậu
quả của hành vi của mình nhưng không điều khiển được hành vi của mình thì không bị coi là có lỗi và
không phải là vi phạm pháp luật.
 
 Vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo
vệ, tức là làm biến dạng đi cách xử sự là nội dung của quan hệ pháp luật đó.
 Các loại VPPL:
Vi phạm pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí phân loại khác
nhau.
Khoa học pháp lý Việt Nam chủ yếu phân loại vi phạm pháp luật căn cứ vào tính chất và mức độ nguy
hiểm cho xã hội của vi phạm pháp luật. Vi phạm pháp luật được chia thành các loại như sau:
 Vi phạm pháp luật hình sự (gọi là tội phạm)
Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ Luật hình sự, do người có năng lực
trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật
tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân
phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của
trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.
 Vi phạm hành chính:                     
Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính trái với các quy
định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hoặc trái với các quy định của pháp
luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy
định của pháp luật phải bị xử lý hành chính.
  Vi phạm dân sự:
Là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài
sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản.
 Vi phạm kỷ luật:
Là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức,
tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.
 Ý nghĩa của việc xác định các dấu hiệu của VPPL.
  Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật là gì có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định hành
vi đó có thật sự vi phạm pháp luật không. Tuy nhiên việc đánh giá này cần phải thực hiện
bởi các công ty tư vấn có chuyên môn và kinh nghiệm cao.
 Việc nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vi phạm pháp luật có ý nghĩa quan trọng, nó giúp cho
việc nhận diện hiện tượng xã hội này, phân biệt chúng với các hiện tượng lệch chuẩn khác,
từ đó có các biện pháp có hiệu quả để ngăn ngừa, giảm thiểu hiện tượng này trong đời
sống.
Câu 2: 
1. Đúng. Vì:
Sự kiện pháp lý có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật vì nó làm phát
sinh, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật, từ đó giúp cơ quan nhà nước có căn cứ để xác định nguồn
luật điều chỉnh nhằm quản lý, giải quyết các vấn đề giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật được thuận
lợi, dễ dàng hơn.
2. Sai. Vì:
Các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm đạo đức và các quy phạm pháp luật. Bởi lẽ các quy
phạm đạo đức có thể được thể chế hóa và đưa lên thành các quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, không phải
quy phạm đạo đức nào cũng trở thành luật. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội cho nên các quy tắc
ứng xử được coi là các chuẩn mực đạo đức đó không nhất thiết phải được xem là pháp luật mà nó song
song tồn tại trong xã hội.
Câu 3: Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật.
“Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ thuộc mình làm
người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm”.
 Giả định: người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người
lệ thuộc mình làm người đó tự sát.
 Quy định: không có.
 Chế tài: thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
“Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác thì bên bị vi phạm có thể áp dụng đồng thời chế tài buộc thực
hiện hợp đồng và chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm, và không được áp dụng các chế tài khác”.
 Giả định: Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
 Quy định: bên bị vi phạm có thể áp dụng đồng thời chế tài buộc thực hiện hợp đồng và
chế tài bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm, và không được áp dụng các chế tài khác.
 Chế tài: không có.
Câu 4:
 Vì A đã thực hiện một hành vi theo quy định của Bộ luật hình sự việt nam 2010 có mức
phạt cao nhất là 3 năm tù nên theo quy định của pháp luật hình sự, A vẫn bị coi là tội
phạm.
 Căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự, người đủ 16 đến 18 tuổi mới phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng. Mà tại thời điểm ngày 22/05/2013, A mới chỉ
14 tuổi (sinh ngày 20/05/1999) nên Toà án có thẩm quyền sẽ không áp dụng hình phạt đối
với A
 Nếu A sinh ngày 20/05/1995 thì lúc này, A đã đủ 18 tuổi và đủ tuổi để chịu trách nhiệm
hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng nên Toà án có thẩm quyền sẽ có thể áp dụng hình phạt
cao nhất là 3 năm tù đối với hành vi phạm tội của A.
 SLIDE 7
Câu 1:
 Nguồn gốc:
 Theo quan điểm thần học: Thượng đế là người sáng tạo ra nhà nước quyền lực của nhà
nước là vĩnh cửu và bất biến.
 Thuyết gia trưởng: Nhà nước là kết quả của sự phát triển của gia đình, quyền lực của nhà
nước như quyền gia trưởng của gia đình.
 Thuyết bạo lực: Nhà nước ra đời là kết quả của việc bạo lực này với thị tộc khác
 Thuyết tâm lý : dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy tâm để giải thích của sự ra
đời nhà nước
=> Họ giải thích không đúng về sự ra đời của nhà nước.
 Theo học thuyết Mác – Lênin:
  Nhà nước ra đời khi có sự phân hóa và đấu tranh giai cấp.
 Quyền lực của nhà nước không phải là vĩnh cửu.
 Nhà nước tồn tại và tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự phát triển
của nó không còn nữa.
 Lần 1: ngành chăn nuôi tách ra khỏi ngành trồng trọt thành một ngành kinh
tế độc lập.
 Lần 2: cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành chăn nuôi và trồng trọt
thủ công nghiệp cũng ra đời và phát triển dẫn đến lần phân công lao động
thứ 2 là thủ công nghiệp tách ra khỏi nông nghiệp.
 Lần 3: sự ra đời của sản xuất hàng hóa làm cho thương nghiệp phát triển đã
dẫn đến sự phân công lao động xã hội lần thứ 3 đây là lần phân công lao
động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định dẫn đến sự tan rã của
chế động cộng sản nguyên thủy.
 Bản chất:
Bản chất là khái niệm diễn đạt những đặc tính bên trong của sự vật, cái cốt lõi của sự vật gắn liền với quá
trình hình thành và phát triển của sự vật đó. Theo quan điểm của CN Mác-Lênin, thì bản chất nhà nước có
02 thuộc tính:
 Bản chất giai cấp của Nhà nước:
 Nhà nước là bộ máy chuyên chính giai cấp, tức là công cụ để thực hiện, củng cố và
bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thống trị của giai cấp thống trị hay của quyền lực
cầm quyền trong xã hội về các mặt kinh tế, chính trị và sự tác động về tư tưởng.
 Ngay từ khi ra đời, nhà nước đã thể hiện là công cụ bảo vệ quyền lợi chủ yếu cho
giai cấp thống trị xã hội mặc dù sự xuất hiện của nhà nước còn là do nhu cầu thiết
lập ổn định, trật tự của xã hội.
 Tính giai cấp nhà nước được thể hiện: nhà nước đó do giai cấp nào tổ chức thành,
quyền lực nhà nước nằm trong tay giai cấp nào; bảo vệ lợi ích của giai cấp nào là
chủ yếu. Tính chất giai cấp của nhà nước quy định nội dung hoạt động của nhà
nước.
 Sự thống trị của giai cấp được thể hiện trên ba mặt: thống trị về kinh tế, chính trị và
tư tưởng.
 Phụ thuộc vào những yếu tố khách quan và chủ quan, mức độ thể hiện, thực hiện
tính giai cấp không hoàn toàn như nhau. Các yếu tố này bao gồm: tương quan lực
lượng giai cấp, lực lượng xã hội, bối cảnh quốc tế, truyền thống, phong tục, tâm lý
dân tộc, hoàn cảnh lịch sử, quan điểm chính trị, đạo đức của nhà cầm quyền, ý thức
giác ngộ của nhân dân…
 Bản chất xã hội của Nhà nước:
 Tính xã hội của nhà nước được thể hiện, bên cạnh việc bảo vệ lợi ích của giai cấp
thống trị, nhà nước còn phải quan tâm đến việc bảo đảm, bảo vệ, giải quyết lợi ích
ở mức độ nhất định cho các tầng lớp, giai cấp khác trong xã hội và các vấn đề
chung của toàn xã hội
 tính xã hội là một thuộc tính tất yếu khách quan của bất kỳ nhà nước nào. Nhà
nước sẽ không tồn tại được nếu không quan tâm đến quyền lợi của giai tầng khác,
không giải quyết các vấn đề xã hội nảy sinh
 Mức độ thể hiện và thực hiện tính xã hội không hoàn toàn giống nhau ở các nhà
nước và ngay cả trong một nhà nước nhưng vào những giai đoạn lịch sử khác nhau
do hoàn cảnh lịch sử, điều kiện phát triển kinh tế – văn hoá - xã hội, bối cảnh quốc
tế, trình độ nhận thức và quan điểm đạo đức chính trị của nhà cầm quyền, trình độ
và nhu cầu của các cá nhân, xã hội… Theo quy luật chung, tính xã hội, tính nhân
loại của các nhà nước ngày càng được thể hiện rõ cùng với sự phát triển không
ngừng của đời sống hiện đại.
 Chức năng:
Bản chất giai cấp của nhà nước còn được thể hiện ở các chức năng của nó. Chức năng của nhà
nước được hiểu là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước. Tùy theo góc độ khác
nhau mà chức năng của nhà nước được phân chia khác nhau. Dưới góc độ tính chất của quyền lực
chính trị, nhà nước có chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng xã hội. Dưới góc độ
phạm vi tác động của quyền lực, nhà nước có chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
  Chức năng thống trị chính trị và chức năng xã hội:
 Chức năng thống trị chính trị của giai cấp nói lên rằng bất cứ nhà nước nào cũng là
công cụ chuyên chính của một giai cấp, nó sẵn sàng sử dụng mọi công cụ, mọi biện
pháp có thể có để bảo vệ sự thống trị của giai cấp đó.
 Chức năng xã hội của nhà nước nói lên rằng bất kỳ nhà nước nào cũng phải thực
hiện việc quản lý những hoạt động chung vì sự tồn tại của xã hội, phải lo một số
công việc chung của toàn xã hội; trong giới hạn có thể được, phải thỏa mãn một số
nhu cầu chung của cộng đồng dân cư nằm dưới sự quản lý của nhà nước.        
      Trong hai chức năng đó thì chức năng thống trị chính trị là cơ bản nhất, chức
năng xã hội phải phụ thuộc và phục vụ cho chức năng thống trị chính trị.
      Trong các xã hội có giai cấp đối kháng trước đây, để giữ nhà nước trong tay
giai cấp mình, giai cấp thống trị nào cũng buộc phải nhân danh xã hội mà quản lý
những công việc chung. Việc giải quyết có hiệu quả những vấn đề chung của xã
hội sẽ tạo ra điều kiện để duy trì xã hội trong vòng trật tự theo quan điểm và lợi
ích của giai cấp cầm quyền. Nói cách khác, việc thực hiện chức năng xã hội theo
quan điểm và giới hạn của giai cấp cầm quyền là phương thức, điều kiện để nhà
nước đó thực hiện được vai trò giai cấp thống trị của mình. Điều đó đã được
Ph.Ăngghen giải thích rõ rằng: nhà nước là đại biểu chính thức của toàn xã hội
chỉ trong chừng mực nó là nhà nước của bản thân giai cấp đại diện cho toàn xã
hội trong thời đại tương ứng.
     Khi đề cập mối quan hệ giữa chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức
năng xã hội mà nhà nước đó phải thực hiện, Ph.Ăngghen viết: “Ở khắp nơi, chức
năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị cũng chỉ
kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó” . Khi xã hội
không còn giai cấp thì những nội dung thuộc chức năng xã hội sẽ do xã hội tự đảm
nhiệm; và khi đó, chế độ tự quản của nhân dân được xác lập.
 Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
 Chức năng đối nội có hai mặt: Một là, duy trì trật tự kinh tế, xã hội, chính trị và các
trật tự xã hội khác  theo luật pháp của giai cấp thống trị; đồng thời sử dụng các
phương tiện khác như bộ máy thông tin, tuyên truyền văn hóa, giáo dục... để xác
lập và củng cố hệ tư tưởng của giai cấp thống trị biến nó thành tư tưởng thống trị
trong xã hội. Hai là, quản lý và giải quyết các nhu cầu của xã hội (cũng còn gọi là
chức năng quản lý công cộng). Hai mặt của chức năng đối nội có quan hệ biện
chứng, trong đó mặt thống trị giai cấp là mục đích, còn mặt xã hội là cơ sở, là điều
kiện để thực hiện chức năng giai cấp.
 Chức năng đối ngoại thể hiện quan hệ của nhà nước với các quốc gia khác trên
trường quốc tế. Trong chức năng này, tùy bản chất của từng nhà nước mà có thể là
việc tổ chức toàn dân chống lại ngoại xâm, phòng thủ đất nước. Cũng có thể là việc
mở rộng lãnh thổ bằng cách phát động chiến tranh xâm lược, tìm kiếm thị trường,
thuộc địa v.v.. Ngày nay, trong xu thế hòa bình, hợp tác, chức năng đối ngoại thể
hiện ở việc tổ chức, thực hiện các quan hệ hợp tác về từng mặt hay nhiều mặt (kinh
tế, chính trị, văn hóa...), song phương hay đa phương.  
      Chức năng đối nội cũng như chức năng đối ngoại của nhà nước đều xuất phát từ lợi
ích của giai cấp thống trị. Nếu quyền lợi của mình bị trực tiếp đe dọa bởi phong trào đấu
tranh của quần chúng nhân dân, thì giai cấp bóc lột sẵn sàng thỏa hiệp, thậm chí đầu
hàng bọn xâm lược bên ngoài để đối phó với cuộc nổi dậy của nhân dân trong nước.
Chúng là một thể thống nhất, trong đó, chức năng đối nội là chủ yếu và có ý nghĩa quyết
định; chức năng đối ngoại là kế tục chức năng đối nội, phục vụ cho đối nội. Do đó, đường
lối đối nội của một nhà nước quyết định đường lối đối ngoại của nhà nước đó.
Câu 2:
1. Sai. Vì:
Thông thường, một sự kiện thực tế được coi là sự kiện pháp lí chỉ khi chúng được pháp luật quy
định.
2. Sai. Vì:
 Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức thể hiện của các quyết định pháp luật do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự và dưới hình thức nhất định, có chứa đựng
các quy tắc xử sự chung nhằm điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định, được áp dụng
nhiều lần trong thực tiễn đời sống và việc thực hiện văn bản đó không làm chấm dứt hiệu
lực của nó.
 Văn bản quy phạm pháp luật là loại nguồn trực tiếp của pháp luật, do đó nó có ý nghĩa rất
lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội tạo lập một trật tự pháp luật vì sự phát triển
lành mạnh của cả xã hội và của từng cá nhân. Yêu cầu đặt ra là phải xây dựng được những
văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng, phù hợp với các đòi hỏi của cuộc sống.
 Văn bản quy phạm pháp luật được tạo ra để điều chỉnh các mối quan hệ xuất hiện trong xã
hội kể cả đã xuất hiện trước đó hay hiện tại bây giờ đang hiện hữu. Đó cũng chính là tiền
đề, khuôn mẫu để gây dựng và điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong tương lai.
Câu 3:
1. Khoản 1 Điều 93. Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi, bổ sung 2009: Tội giết
người: “Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình: a) Giết nhiều người; b) Giết
phụ nữ mà biết là có thai; c) Giết trẻ em; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do
công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của
mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng
hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ
phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng
nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người
hoặc giết  người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p)  Tái phạm nguy hiểm; q)
Vì động cơ đê hèn”.
 Giả định: Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây: a)  Giết nhiều
người; b) Giết phụ nữ mà biết là có thai; c) Giết trẻ em; d) Giết người đang thi hành công
vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy
giáo, cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội
rất nghiêm trọng  hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm
khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k)
Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết  người thuê; n) Có tính chất côn đồ; o) Có tổ chức; p)  Tái
phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn.
 Quy định: không có.
 Chế tài: bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Điều 13. Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Xử lý việc đăng ký kết hôn không đúng
thẩm quyền: “Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền thì khi có
yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng nhận kết hôn theo
quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại
cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan hệ hôn nhân được xác lập
từ ngày đăng ký kết hôn trước.”
 Giả định: Trong trường hợp việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền.
 Quy định: khi có yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ giấy chứng
nhận kết hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc
đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 Chế tài: không có.
Câu 4:
1.
Về thẩm quyền và trình tự giải quyết khiếu nại: Theo quy định tại điểm a khoản 1 điều 72 thông
tư 156/2013/TT-BTC thì “Chi cục trưởng Chi cục Thuế có thẩm quyền giải quyết khiếu nại đối
với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản
lý trực tiếp.” Theo đó, công ty có thể gửi đơn khiếu nại lên Chi cục trưởng Chi cục Thuế Quận H
Thành phố Hà Nội. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ thụ lý đơn khiếu nại trực tiếp của công
ty bạn. Theo quy định tại điều 27 Luật khiếu nại 2011 thì thời hạn để thụ lý giải quyết khiếu nại
của cơ quan có thẩm quyền là 10 ngày.
           Điều 27. Thụ lý giải quyết khiếu nại
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền mà không thuộc một trong các
trường hợp được quy định tại Điều 11 của Luật này, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu
phải thụ lý giải quyết; thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm
quyền chuyển khiếu nại đến và cơ quan thanh tra nhà nước cùng cấp biết, trường hợp không thụ lý giải
quyết thì phải nêu rõ lý do.
2.
Trong trường hợp nếu không đồng ý với cách giải quyết của Chi cục trưởng Chi cục thuế hoặc quá
thời hạn giải quyết thì công ty bạn có thể khiếu nại tiếp lên Cục trưởng Cục thuế theo quy định tại
điểm b khoản 1 điều 72:
 Điều 72. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan thuế các cấp
 1. Thẩm quyền giải quyết khiếu nại của cơ quan thuế các cấp được thực hiện như sau:
         b) Cục trưởng Cục Thuế có thẩm quyền:
           b.2) Giải quyết khiếu nại mà Chi cục trưởng Chi cục Thuế đã giải quyết nhưng còn có
khiếu nại.
Trong trường hợp công ty bạn không đồng ý với cách giải quyết lần hai công ty không đồng ý với
quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải
quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án (khoản 1 điều 7 Luật khiếu nại 2011).
ĐỀ SỐ 1 (SLIDE 8)
Câu 1: Phân tích khái niệm, cấu trúc của quy phạm pháp luật? Lấy ví dụ cụ thể để minh họa.
1. Khái niệm của quy phạm pháp luật: Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự có tính
bắt buộc chung do Nhà nước đặt ra và bảo đảm thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống
trị nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội, tạo lập trật tự ổn định cho sự phát triển xã hội.
 Phân tích khái niệm:
 Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự chung:
Với tư cách là các quy tắc xử sự, quy phạm pháp luật định ra các chuẩn mực và giới hạn cho hành
vi của con người. Hành vi phù hợp với chuẩn mực và nằm trong giới hạn do quy phạm pháp luật
định ra được gọi là hành vi hợp pháp, ngược lại là hành vi trái pháp luật. Nếu hành vi trái pháp
luật có đầy đủ các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật thì chủ thể thực hiện hành vi đó sẽ bị truy
cứu trách nhiệm pháp lý. Như vậy, quy phạm pháp luật là yếu tố chuyển tải ý chí của Nhà nước
trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Quy phạm pháp luật được ban hành không phải cho một hoặc một số chủ thể nhất định mà cho tất
cả những chủ thể của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Bất cứ thuộc đối tượng đã được nội
dung của quy phạm pháp luật dự liệu đều phải chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp luật đó. Đối
tượng chủ thể chịu sự tác động của mỗi quy phạm pháp luật có thể rộng hẹp khác nhau nhưng nếu
đã được xác định trong quy phạm pháp luật thì bắt buộc các chủ thể phải tuân thủ quy định đó.
Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự chung còn thể hiện ở chỗ chúng được sử dụng nhiều lần,
lặp đi lặp lại trong thực tế. Khi quy phạm pháp luật vẫn còn hiệu lực thì nó vẫn được thực hiện và
được bảo đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
 Quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện
Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền ban hành các quy phạm pháp luật. Nếu như các
quy phạm xã hội khác do nhiều chủ thể khác nhau ban hành thì quy phạm pháp luật chỉ do
Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện. Quy phạm pháp luật là yếu tố cơ bản nhất cấu
thành hệ thống pháp luật bởi vậy nó cũng chứa đựng ý chí của Nhà nước. Nếu quy phạm
pháp luật không được tôn trọng thực hiện trên thực tế thì Nhà nước – bằng quyền lực của
mình sẽ truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với các chủ thể có hành vi vi phạm.
 Ví dụ cụ thể của quy phạm pháp luật:
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự
vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ
tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
(Khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
2. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy
có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh
cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”
(Khoản 1 Điều 102 Bộ Luật hình sự 1999).
3. Điều 692 Bộ luật Dân sự năm 2005: “Việc chuyển quyền sử dụng đất có hiệu lực
kể từ thời điểm đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai”.
4. Điều 306 Luật Thương mại 2005: Trường hợp bên vi phạm hợp đồng chậm thanh
toán tiền hàng hay chậm thanh toán thù lao dịch vụ và các chi phí hợp lý khác thì
bên bị vi phạm hợp đồng có quyền yêu cầu trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo
lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng
với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác.
5. Điều 573 Bộ luật Dân sự 2005: “Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, theo yêu cầu của
bên bảo hiểm, bên mua bảo hiểm phải cung cấp cho bên bảo hiểm đầy đủ thông tin
có liên quan đến đối tượng bảo hiểm, trừ thông tin mà bên bảo hiểm đã biết hoặc
phải biết. Trong trường hợp bên mua bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai nhằm
giao kết hợp đồng để hưởng tiền bảo hiểm thì bên bảo hiểm có quyền đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng và thu phí bảo hiểm đến thời điểm chấm dứt hợp
đồng”.
b. Cấu trúc của quy phạm pháp luật: Quy phạm pháp luật được cấu thành từ ba bộ phận là giả
định, quy định và chế tài. Bất cứ quy phạm pháp luật nào cũng phải chứa đựng đủ ba yếu tố này,
chúng tạo thành một thể thống nhất để trả lời cho các câu hỏi chủ thể nào, trong trường hợp nhất
định phải xử sự ra sao, nếu không sẽ phải gánh chịu hậu quả như thế nào. Mỗi yếu tố cấu thành
quy phạm pháp luật sẽ trả lời cho từng câu hỏi nói trên.
 Giả định: Giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những hoàn cảnh, điều
kiện có thể xảy ra trong đời sống xã hội mà quy phạm pháp luật sẽ tác động đối với những
chủ thể nhất định. Như vậy, phần giả định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi ai?
Trong điều kiện, hoàn cảnh nào?  Đây là phần Nhà nước dự liệu các tình huống cũng như
chủ thể chịu sự tác động của pháp luật.
 Ví dụ của giả định: Trong quy phạm pháp luật “Người nào cho thuê, cho mượn
địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma
túy, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm” thì phần giả định là “Người nào cho
thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng
trái phép chất ma túy”.
 Phân loại giả định: Giả định của quy phạm pháp luật gồm hai loại là giả định giản
đơn  chỉ nêu lên một hoàn cảnh, điều kiện và giả định phức tạp  nêu lên nhiều điều
kiện hoàn cảnh khác nhau. Trở lại ví dụ trên, giả định đó nêu ra nhiều điều kiện,
hoàn cảnh khác nhau như cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc hành vi chứa chấp sử
dụng trái phép chất ma túy nên đây là giả định phức tạp. Tuy nhiên, trong quy
phạm pháp luật sau đây “Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con đã thành niên mà
không có khả năng lao động để tự nuôi sống mình” thì phần giả định là “con đã
thành niên mà không có khả năng lao động để tự nuôi sống mình”. Phần này chỉ
nêu lên một tình huống nhất định nên được coi là giả định giản đơn.
 Quy định: Quy định là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những quy tắc xử sự
mà các chủ thể có thể hoặc buộc phải tuân theo khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh đã nêu ra
trong phần giả định của quy phạm pháp luật. Như vậy, phần quy định của quy phạm pháp
luật trả lời câu hỏi phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Phải làm như thế nào?
Phần này chứa đựng những mệnh lệnh, chỉ dẫn của Nhà nước đối với các chủ thể, qua đó
thể hiện ý chí của Nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
 Ví dụ của quy định: Trong quy phạm pháp luật sau: “Sau khi nhận đủ giấy tờ hợp
lệ theo quy định của pháp luật về hộ tịch, cơ quan đăng ký kết hôn kiểm tra hồ sơ
đăng ký kết hôn, nếu xét thấy hai bên nam nữ có đủ điều kiện kết hôn thì cơ quan
đăng ký kết hôn tổ chức đăng ký kết hôn” thì phần quy định là: “Thì cơ quan đăng
ký kết hôn tổ chức đăng ký kết hôn”.
 Phân loại quy định: Phần quy định của quy phạm pháp luật có thể tồn tại dưới hai
dạng: Quy định dứt khoát và quy định tùy nghi. Quy định dứt khoát là loại quy
định chỉ nêu ra một cách xử sự để chủ thể phải tuân theo mà không có sự lựa chọn
nào khác. Ví dụ “Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp
luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản thì
di sản không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước” thì quy định ở đây mang tính
dứt khoát, đó là: “Thì di sản không có người nhận thừa kế thuộc Nhà nước”. Bên
cạnh quy định dứt khoát còn có quy định tùy nghi như trong ví dụ sau đây: “Chủ sở
hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các
hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản”. Phần
quy định ở đây là: “Có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ
hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật
đối với tài sản”. Phần này đã đưa ra rất nhiều khả năng cho chủ sở hữu tài sản có
thể lựa chọn nên được gọi là quy định tùy nghi.
 Chế tài: Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật chỉ ra những biện pháp tác động
dự kiến sẽ áp dụng đối với các chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh đã nêu ra ở phần
quy định của quy phạm pháp luật. Phần chế tài của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi chủ
thể có thẩm quyền áp dụng quy phạm có thể áp dụng những biện pháp nào đối với chủ thể
vi phạm pháp luật và chủ thể vi phạm pháp luật sẽ phải gánh chịu hậu quả gì? Phần này thể
hiện thái độ của Nhà nước đối với các hành vi vi phạm pháp luật và là điều kiện đảm bảo
cho những quy định của pháp luật được thực hiện trên thực tế.
 Ví dụ của chế tài: Trong quy phạm pháp luật sau đây “Người nào thấy người khác
đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu
giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ
đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”, phần chế tài là:“Thì bị phạt
cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai
năm”.
 Phân loại chế tài:
1. Dựa vào cách thức nêu lên hậu quả phải gánh chịu có hai loại: chế tài cố
định và chế tài không cố định
 Chế tài cố định nêu chính xác biện pháp tác động sẽ áp dụng đối với chủ thể vi
phạm pháp luật. Chẳng hạn “Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công
dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận. Trong trường hợp bên thuê sử
dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng, thì bên cho thuê có
quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Chế tài ở đây quy định một cách dứt khoát là: “Bên cho thuê có quyền đơn phương
chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Chế tài không cố định là chế tài không nêu lên một cách chính xác, dứt khoát hậu
quả phải gánh chịu mà chỉ nêu lên mức cao nhất và mức thấp nhất của biện pháp
tác động. Ví dụ, “Người nào vô ý làm chết người thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5
năm”. Việc áp dụng mức phạt tù chính xác là bao nhiêu trong trường hợp này được
lựa chọn tùy thuộc hoàn cảnh, điều kiện xảy ra hành vi phạm tội.
2. Dựa vào tính chất của các biện pháp tác động và chủ thể có thẩm quyền áp
dụng, chế tài được chia thành chế tài hành chính, chế tài hình sự, chế tài kỷ
luật và chế tài dân sự
  Chế tài hành chính là biện pháp xử lý của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các
chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật hành chính. Các hình thức chế tài hành chính
bao gồm cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và các hình thức xử lý khác như
đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh…  
Chế tài hình sự là biện pháp xử lý của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ
thể có hành vi vi phạm pháp luật bị coi là tội phạm. Các chế tài hình sự bao gồm:
Cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, cải tạo ở đơn vị kỷ luật của quân đội,
tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình.  
Chế tài kỷ luật là biện pháp xử lý của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ
thể có hành vi vi phạm quy định về kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc vi
phạm pháp luật đã bị tòa án tuyên là có tội hoặc bị cơ quan có thẩm quyền kết luận
bằng văn bản về hành vi vi phạm pháp luật. Các chế tài kỷ luật bao gồm: Khiển
trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức, buộc thôi việc.
 Chế tài dân sự là biện pháp xử lý của Nhà nước dự kiến áp dụng đối với các chủ
thể có hành vi vi phạm pháp luật dân sự. Các chế tài dân sự bao gồm buộc chấm
dứt hành vi vi phạm, buộc xin lỗi, cải chính công khai, buộc thực hiện nghĩa vụ dân
sự, buộc bồi thường thiệt hại, phạt hợp đồng…
=>Qua phân tích các bộ phận của quy phạm pháp luật ở trên cho thấy, một quy phạm pháp luật
gồm ba bộ phận giả định, quy định và chế tài. Tuy nhiên, không nhất thiết một quy phạm pháp luật
phải được trình bày theo trật tự giả định, quy định, chế tài mà trật tự này có thể đảo lộn tùy theo
cách diễn đạt của nhà làm luật.
Câu 2: Các khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích?
1. Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự chỉ có thể là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân
sự.
=> Trả lời: Sai. Vì chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là cá nhân, tổ chức có khả năng có quyền
và nghĩa vụ pháp lý theo quy định của pháp luật dân sự.
2. Mọi chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật đều phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý.
=> Trả lời: Sai. có một số trường hợp người phạm tội nhưng vẫn không phải chịu trách nhiệm
pháp lý, cụ thể các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Người vi phạm không có năng lực hành vi dân sự.
Trường hợp 2:  Người vi phạm chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý.
            Trường hợp 3: Miễn trách nhiệm pháp lý
            Trường hợp 4: Hết thời hiệu truy cứu TNHS
            Trường hợp 5: Thực hiện hành vi vi phạm do sự kiện bất ngờ
            Trường hợp 6: Thực hiện hành vi vi phạm do phòng vệ chính đáng
            Trường hợp 7: Thực hiện hành vi vi phạm trong tình thế cấp thiết
Trường hợp 8: Thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
Trường hợp 9: Hành vi vi phạm do rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học,
kỹ thuật và công nghệ
Trường hợp 10: Thực hiện hành vi vi phạm khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của
cấp trên
Ngoài ra, ví dụ như hành vi hiếp dâm là hành vi vi phạm pháp luật, nhưng trong đa số trường hợp,
nếu nạn nhân bác đơn hoặc không tố giác thì chủ thể sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý.
Câu 3: Phân tích cơ cấu của các quy phạm pháp luật sau:
1. “-Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục người lệ
thuộc mình làm người đó tự sát, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
-Phạm tội làm nhiều người tự sát thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.”
=> Phân tích:
 Giả định: “Người nào đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm
nhục người lệ thuộc mình” và “ Phạm tội làm nhiều người tự sát”.
 Quy định: Không có.
 Chế tài: “Bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm” và “bị phạt tù từ năm năm đến mười
hai năm”
2. “Sau khi bản án tử hình có hiệu lực pháp luật, hồ sơ vụ án phải được gửi ngay lên
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và bản án phải được gửi ngay lên Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Trong thời hạn hai tháng, kể từ ngày nhận được bản án và hồ sơ vụ án, Chánh án Tòa án
nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải quyết định kháng nghị
hoặc quyết định không kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, người bị kết án được gửi
đơn xin án giảm lên Chủ tịch nước.”
=> Phân tích:
 Giả định: “bản án tử hình”, “hồ sơ vụ án”, “người bị kết án”
 Quy định: “phải được gửi ngay lên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao”
“phải được gửi ngay lên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao”
 “Trong thời hạn hai tháng”, “Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm
sát nhân dân tối cao phải quyết định kháng nghị hoặc quyết định không kháng nghị giám
đốc thẩm hoặc tái thẩm”
                     “Trong thời hạn bảy ngày“, “được gửi đơn xin án giảm lên Chủ tịch       nước”
Câu 4: Trong quá trình sản xuất kinh doanh, Công ty Đại Lợi đã vi phạm các quy định pháp
luật về bảo vệ môi trường: xả nước thải không qua xử lí ra môi trường, làm ô nhiễm nguồn
nước khiến các hộ gia đình trồng rau màu và nuôi thả cá ở khu vực quanh nơi sản xuất của
Công ty Đại Lợi bị thiệt hại.
      Trong trường hợp này, Công ty Đại Lợi sẽ phải gánh chịu những loại trách nhiệm pháp lý nào?
Vì sao?
      Hãy xác định hình thức cụ thể của những trách nhiệm pháp lý mà công ty Đại Lợi phải gánh
chịu?
 Trong trường hợp này, Công ty Đại Lợi sẽ phải gánh chịu những loại trách nhiệm pháp lý
sau: hành chính, dân sự và chịu truy cứu trách nhiệm hình sự.
 Cụ thể,
 Đối với trách nhiệm pháp lý hành chính: Theo Điều 4 Nghị định 155/2016/NĐ-CP,
việc xả thải gây ô nhiễm môi trường sẽ bị áp dụng 02 hình thức xử phạt hành chính
là phạt cảnh cáo và phạt tiền. Mức phạt sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của
việc gây ô nhiễm nguồn nước.
Ngoài ra, công ty sẽ bị tước quyền sử dụng có thời hạn với “giấy phép xử lý chất thải nguy
hại, giấy phép xả thải khí thải công nghiệp…”.
 Đối với trách nhiệm pháp lý dân sự: Công Ty phải bồi thường thiệt hại cho các hộ
gia đình bị ảnh hưởng qua thỏa thuận hoặc bị kiện ra Tòa.
 Đối với trách nhiệm pháp lý hình sự: Công ty có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự
dựa theo mức độ nghiêm trọng và có thể bị đình chỉ tạm thời từ 6 tháng - 3 năm.
Nếu công ty không có khả năng khắc phục tình hình ô nhiễm nguồn nước thì có thể
bị đình chỉ vĩnh viễn.
ĐỀ SỐ 2 (SLIDE 9)
Câu 1: Phân biệt hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước và hệ thống cơ quan quản lý nhà nước của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Trên cơ sở đó hãy xác định mối quan hệ giữa hai hệ
thống cơ quan nhà nước này?
1. Phân biệt:
 Về khái niệm:
 Cơ quan quyền lực nhà nước: là cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra để thay mặt nhân
dân thực hiện quyền lực nhà nước. Cơ quan quyền lực nhà nước có quyền ban hành ra các văn bản quy
phạm pháp luật quy định về các vấn đề quan trọng của đất nước và của nhân dân trên phạm vi cả nước
hay từng địa phương, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước khác.
 Cơ quan hành chính nhà nước: là một hệ thống cơ quan nhà nước được thành lập từ trung
ương đến địa phương và ở các ngành, lĩnh vực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về mọi mặt của
đời sống xã hội.
 Về nguồn gốc hình thành:
 Cơ quan quyền lực nhà nước: do nhân dân trực tiếp bầu ra.
 Cơ quan hành chính nhà nước: do cơ quan quyền lực nhà nước tương ứng bầu ra hoặc
hình thành từ tuyển dụng
  Về đặc điểm:
 Cơ quan quyền lực nhà nước: cơ quan quyền lực nhà nước có hoạt động chính là lập pháp,
hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước thành lập từ trung ương đến địa phương do Quốc hội đứng đầu thực
hiện ý chí nhân dân.
 Cơ quan hành chính nhà nước: có hoạt động chính là hành pháp, do chính phủ đứng đầu,
thực hiện quyền lực nhà nước.
 Về vị trí pháp lý:
 Cơ quan quyền lực nhà nước: có vị trí pháp lý cao hơn cơ quan hành chính nhà nước.
 Cơ quan hành chính nhà nước: do cơ quan quyền lực nhà nước tương ứng lập ra vì thế cơ
quan hành chính có vị trí pháp lý thấp hơn và phải chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước.
 Về cơ cấu tổ chức:
 Cơ quan quyền lực nhà nước: bao gồm Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất, hội đồng
nhân dân – ở địa phương.
 Cơ quan hành chính nhà nước: bao gồm chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất, bộ cơ
quan ngang bộ có thẩm quyền chuyên môn ở trung ương, ủy ban nhân dân –  ở địa phương.
 Về chức năng chính:
 Cơ quan quyền lực nhà nước: ban hành văn bản quy phạm pháp luật đưa ra các vấn đề
quan trọng của đất nước. Giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước khác.
 Cơ quan hành chính nhà nước: quản lý hành chính nhà nước mọi mặt của đời sống xã hội,
thực hiện các hoạt động được tiến hành trên cơ sở luật và để thi hành luật.
2. Mối quan hệ giữa hai hệ thống cơ quan nhà nước này:
Từ cơ sở trên, có thể thấy được hai hệ thống cơ quan nhà nước này đều là  cơ quan nhà nước,
mang tính quyền lực nhà nước, thay mặt nhà nước thực thi quyền lực nhà nước. Chúng đều hướng đến
việc bảo vệ lợi ích công, duy trì trật tự xã hội, bảo vệ những quy định do nhà nước lập ra.
Ngoài ra, cơ quan quản lý nhà nước còn phụ thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nước. Cụ thể, sự
phụ thuộc của cơ quan hành chính Nhà nước vào cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp được thể hiện ở
khía cạnh đầu tiên đó là cơ quan quyền lực Nhà nước có những quyền hạn nhất định trong việc thành lập,
sáp nhập hay giải thể các cơ quan hành chính Nhà nước cùng cấp. Thêm vào đó, cơ quan hành chính Nhà
nước luôn chịu sự chỉ đạo, giám sát của hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước và chịu trách nhiệm báo
cáo hoạt động của mình trước cơ quan quyền lực Nhà nước cùng cấp.
Câu 2: Các khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích?
1. Tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đều do nhân dân cả nước bầu ra.
=> Trả lời: Đúng. Cơ quan quyền lực nhà nước gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Đây
là các cơ quan đại diện của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bàu ra theo nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình
đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
2. Trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quốc hội được quyền
ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật.
=> Trả lời: Đúng. Quốc hội là cơ quan có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước,
đó là những chủ trương lớn, những vấn đề quốc kế dân sinh, những chính sách cơ bản về đối nội và đối
ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước. Quốc hội thực hiện quyền giám sát
tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Không một cơ quan nào đứng trên Quốc hội trong xem
xét, đánh giá việc thi hành Hiến pháp, luật - những văn bản mà chỉ Quốc hội mới có quyền ban hành. Các
cơ quan do Quốc hội thành lập và người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn phải chịu trách
nhiệm, báo cáo công tác trước Quốc hội và chịu sự giám sát của Quốc hội.
Câu 3: Phát hiện hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ (vượt đèn đỏ). trên đường phố, chiến sĩ
cảnh sát giao thông đang thi hành nhiệm vụ đã ra quyết định: Cảnh cáo người vi phạm; buộc người
có hành vi vi phạm nộp phạt ngay tại chỗ 300.000đ
Hãy bình luận về quyết định xử phạt trên của chiến sĩ cảnh sát giao thông?
Quyết định xử phạt trên của chiến sĩ cảnh sát giao thông là chưa đúng theo quy trình xử phạt. Quy trình
xử phạt bao gồm: Kiểm tra hành chính và xác nhận xem người vi phạm quên, có hoặc không có giấy phép
lái xe hay có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển; Xử lí vi phạm, lập biên
bản xử phạt hành chính đối với người vi phạm; Tạm giữ phương tiện và giấy phép lái xe nếu có.
Ngoài ra, chiến sĩ cảnh sát giao thông đã không lập biên bản xử phạt hành chính mà phạt tại chỗ 300.000đ
( Theo quy định tại Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, trường hợp xử phạt tiền
đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và không phải được phát hiện nhờ sử
dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì không cần lập biên bản)
Với những sai phạm trong quy trình xử phạt trên, chiến sĩ cảnh sát giao thông có thể bị khiếu nại và có
trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị xử phạt nếu xử phạt sai và gây thiệt hại cho người bị xử
phạt. Người bị xử phạt vẫn phải nộp phạt theo đúng lịch hẹn dù đang tiến hành khiếu nại.
Câu 4: Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) quy định: “Người nào trộm
cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai
triệu đồng những gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt
hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải
tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Hãy xác định độ tuổi tối thiểu để một người phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi
quy định tại khoản 1 Điều 138 nêu trên? Giải thích rõ?
=> Trả lời: Độ tuổi tối thiểu để một người phải chịu trách nhiệm hình sự khi thực hiện hành vi quy định
trên là 16 tuổi.
=> Giải thích:
 Theo Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm
mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết
người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm
người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm
chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
  Như vậy một người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi nếu phạm tội trộm cắp tài sản thuộc
trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 138 bộ luật hình sự thì không phải chịu trách nhiệm
hình sự vì khoản 1 và khoản 2 điều 138 bộ luật hình sự không phải là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc
biệt nghiêm trọng.
Slide 10:
   Câu 1: Phân tích các điểm giống và khác nhau giữa trách nhiệm hành chính với trách nhiềm hình sự trên
các mặt: đối tượng, thẩm quyền và thủ tục áp dụng?

Thuộc Giống nhau                     Khác nhau


tính

Đối Đều có đối tượng Đối tượng của trách nhiệm hành chính là
tượng chung là công dân. cá nhân (công dân Việt Nam, công dân
áp dụng nước ngoài, người không quốc tịch) và tổ
chức vi phạm hành chính.
Đối tượng áp dụng trách nhiệm hình sự chỉ
có thể là cá nhân chủ thể rõ ràng vi phạm
pháp luật hình sự
Đối tượng của trách nhiệm hành chính chủ
yếu là các cơ quan hành chính nhà nước và
cán bộ công chức nhà nước vi phạm pháp
luật hành chính.
Đối tượng của trách nhiệm hình sự là mọi
công dân có hành vi vi phạm pháp luật
hình sự
 

Thẩm Thẩm quyền áp dụng Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính


quyền đều chủ yếu thuộc thuộc về: Cá nhân (Thủ trưởng, phó thủ
các cơ quan trong bộ trưởng, cán bộ công chức hoặc cá nhân có
máy nhà nước thẩm quyền khác) hoặc Cơ quan trong bộ
  máy nhà nước (Ủy ban nhân dân, Tòa án,
Cơ quan công an hoặc cơ quan có thẩm
quyền khác)
Thẩm quền xử lý trách nhiệm hình sự chỉ
thuộc về hệ thống tòa án, chỉ có tòa án mới
có thể ra quyết định để một người phải
chịu trách nhiệm hình sự.

Thủ tục Đều được tiến hành Thủ tục xử lý vi phạm hành chính, gồm:
áp dụng theo thủ tục nhất Thủ tục đơn giản và thủ tục đầy đủ được
định do pháp luật tiến hành đa phần nhanh chóng có thể
quy định ngay khi vi phạm xảy ra
  Thủ tục xử lý vi phạm hình sự được tiến
hành theo trình tự đặc biệt theo quy định
đặc biệt mà cơ quan phải thực hiện thường
mất nhiều thời gian hơn nhiều so với thủ
tục xử lý vi phạm hành chính
Thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính
ngắn, đối với những vụ việc phức tạp là 30
ngày, nếu cần xác minh thêm cũng chỉ
thêm 30 ngày
Thời hạn ra quyết định hình sự lâu hơn
nhiều tùy thuộc vào tình tiết vụ án.
 
 
 
Câu 2: Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích?
1.     Pháp luật là tiêu chuẩn duy nhất đánh giá hành vi của con người.
  SAI. Vì pháp luật là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi của con người nhưng không phải là.   tiêu
chuẩnduy nhất mà để điều chỉnh hành vi còn có thể sử dụng các quy phạm khác như quy phạm tôn
giáo, quy phạm đạo đức.
2.     Mọi cơ quan trong bộ máy nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thực hiện hoạt
động quản lý nhà nước.
Đúng vì bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương, được tố
chức và hoạt động theo quy định của pháp luật để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
 
Câu 3: Quốc hội ban hành một văn bản quy phạm pháp luật quy định về một loại thuế mới. Văn bản đó
của Quốc hội được ban hành dưới hình thức pháp lý nào? Vì sao? Hãy viết ký hiệu của văn bản quy phạm
pháp luật đó( số và năm ban hành tự giả định)
      Văn bản được ban hành dưới hình thức hình thức pháp lí: Bộ luật, luật của quốc hội
Giải thích: do là quốc hội ban hành ra để quy định về 1 vấn đề cơ bản : Thuế. Bộ luật, luật được QH ban
hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản thuộc các lĩnh vực về đối nội và đối ngoại của quốc gia. Bộ
luật, luật có tính chất cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp theo những ngành luật hoặc các lĩnh vực
pháp luật chuyên biệt, vì thế nếu Quốc hội ban hành 1 văn bản quy phạm pháp luật quy định về 1 loại
thuế thì đó phải là 1 bộ luật, luật Số 38/2019/QH14.
 
Câu4: Thanh tra Y tế kiểm tra và phát hiện nhà thuốc X do dược sỹ M làm chủ bày bán một số loại thuốc
kháng sinh giả. Hãy:
 1. Xác định các loại trách nhiệm pháp lý có thể áp dụng đối với dược sỹ M trong trường hợp này?
   Trách nhiệm pháp lý đc áp dụng đối với M: trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự
2.Xác định các hình thức cụ thể của những loại trách nhiệm pháp lý đó?
    Trách nhiệm hình sự: M bắt buộc phải chịu trách nhiệm hình sự bởi buôn bán hàng giả đã bị cấm theo
quy định của pháp luật mà một khi vi phạm sẽ ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng. Và bị xử phạt dựa
theo điều 193 và 266 bộ luật hình sự 2015.
 
Trách nhiệm hành chính:đồng thời,  M cũng phải chịu trách nhiệm hành chính nếu như thuốc bán ra chưa
ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của ng mua, M sẽ bị xử phạt hành chính theo đúng quy định tại Nghị
định 185/2013/NĐ-CP, Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại,
sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
 
 
 
 
SLIDE 11:
 
 Câu 1: Phân tích các điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân? Cơ sở xác định thời điểm phát
sinh và chấm dứt năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân?
  *Pháp nhân là tổ chức đáp ứng đủ đầy đủ 4 điều kiện sau:
(1)Được thành lập hợp pháp;
(2) Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
(3) Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
(4) Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
  * Cơ sở: Khoản 2, Điều 86 Bộ luật dân sự quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát
sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp
nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào
sổ đăng ký.”
=> Kể từ thời điểm pháp nhân được thành lập thì năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự
của pháp nhân đã được pháp luật công nhận.
=> Pháp nhân được phát sinh năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự từ thời điểm thành
lập trong các trường hợp sau:
Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập;
Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập;
Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép đăng ký hoặc công nhận.
Khoản 3, quy định: “Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp
nhân.” Theo đó, pháp nhân được chấm dứt trong các trường hợp sau: Hợp nhất, sáp nhập, chia, giải thể
hoặc bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật. Thời điểm pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm
xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền.
Nhà nước bằng các quy định về thẩm quyền ra quyết định thành lập, trình tự, thủ tục thành lập, điều
kiện thành lập pháp nhân. Mỗi pháp nhân được thành lập theo một trình tự riêng phụ thuộc vào cơ cấu
tổ chức, nhiệm vụ của pháp nhân đó. Chính vì vậy, mỗi pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự và năng
lực hành vi dân sự bằng các cách thức khác nhau
 
Câu 2: Các khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích?
1.     Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân xuất hiện tại cùng một thời điểm
SAI. vì Năng lực pháp phát sinh từ khi sinh ra và chấm dứt khi cá nhân chết đi.
Còn năng lực hành vi hành chính của cá nhân không chỉ phụ thuộc vào khả năng thực tế của cá
nhân mà còn phụ thuộc vào cách thức nhà nước thừa nhận khả năng thực tế đó. Và thường thì nhà
nước sẽ mặc nhiên thừa nhận năng lực hành vi hành chính của cá nhân khi họ đủ điều kiện nhất
định hay thông qua những hành vi pháp lý cụ thể để thừa nhận năng lực đó. Ví dụ: công dân Việt
Nam từ đủ 18 tuổi trở lên được phép đăng kí bằng lái xe máy.
2.     Chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự là mọi cá nhân, tổ chức.
SAI vì có hai bên chủ thể tham gia: một bên là Nhà nước và một bên là người phạm tội hoặc pháp
nhân thương mại phạm tội với những quyền và nghĩa vụ pháp lý khác nhau.
   
Câu 3: Phân tích cơ cấu của các quy phạm pháp luật sau:
Phân tích cơ cấu của các quy phạm pháp luật sau:
a) Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt
tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc hoặc bị phạt tù từ 6 tháng
đến 3 năm
b)Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không
ai được cưỡng ép hoặc cản trở
Việc kết hôn không được thuộc 1 trong các trường hợp cấm kết hôn được quy định tại điều 10 của
Luật này.
 
a)     Giả định: Người nào quảng cáo gian dối về hàng hoá, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng đã
bị xử phạt về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm
Chế tài: Bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt
tù từ 6 tháng đến 3 năm.
b)    Giả định: Nam nữ kết hôn với nhau
Quy định: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên
                 Việc kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối
bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
                  Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp câm kết hôn quy định tại Điều 10
của Luật này.
 
      Câu 4: Anh A là lái xe của công ty cổ phần X trong khi đang chở hàng về công ty theo yêu cầu nhiệm
vụ của mình. Anh A đã gây ra 1 tai nạn giao thông làm thiệt hại đến sức khỏe và tài sản của bà B, tổng
giá trị thiệt hại là 120 triệu đồng. Nguyên nhân của vụ tai nạn được xác định là anh A điều khiển xe chạy
quá tốc độ cho phép.
Hãy cho biết những loại trách nhiệm pháp lý nào được áp dụng trong trường hợp này? Chủ thể áp dụng
trách nhiệm pháp lý đó là ai? Vì sao?
Hãy xác định hình thức cụ thể của những trách nhiệm pháp lý mà công ty X phải gánh chịu?
        a) Lái xe A phải hoàn trả lại một số tiền cho công ty bởi tại Điều 597 Bộ luật năm 2015 cập nhật đến
công ty có quyền yêu cầu nhân viên gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của bộ luật.
Theo đó, công ty sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại trước và yêu cầu lái xe hoàn trả.
Người lái xe phải hoàn trả toàn bộ hoặc một bộ phận tiền phụ thuộc vào sự thỏa thuận giữa công ty và
người lái xe.
Lái xe cũng có thể chịu trách nhiệm dân sự vì gây thiệt hại tài sản cho nạn nhân, cụ thể đã làm xe máy hư
hỏng nặng. Căn cứ khoản 1 điều 584 Bộ luật dân sự 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng,
sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt
hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Lái xe phải chịu trách nghiệm hành chính do vượt quá tốc độ quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP
thì mức phạt đối với hành vi điều khiển xe cơ giới giao thông chạy quá tốc độ quy định cụ thể như sau:
 Đối với xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô :
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ
05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 5).
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định
từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm i Khoản 5 Điều 5).
Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ
01 đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5);
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định
trên 20 km/h đến 35 km/h (Điểm a Khoản 6 Điều 5).  Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi
phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy
định trên 35 km/h (Điểm c Khoản 7 Điều 5). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn
bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5).
Lái xe phải chịu trách nhiệm kỉ luật với công ty bởi vi phạm luật an toàn giao thông đường bộ trong khi
điều khiển phương tiện của công ty.
SLIDE 12:
Câu 1: Phân tích các điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân? Cơ sở xác định thời điểm
phát sinh và chấm dứt năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp nhân.
-Pháp nhân là tổ chức đáp ứng đủ đầy đủ 4 điều kiện sau: (1) Được thành lập hợp pháp; (2) Có cơ cấu tổ
chức chặt chẽ; (3) Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó; (4)
Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
-Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự
của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả
năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như
nhau. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
Câu 2: Các khẳng định sau đây là đúng hay sai? Giải thích?
1. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân xuất hiện tại cùng 1 thời điểm.
2. Chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự là mọi cá nhân tổ chức.
 
-Sai. Vì chủ thể quan hệ pháp luật dân sự có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và nhà
nước; còn năng lực hành vi dân sự chỉ có chủ thể là cá nhân có.
-Đúng. Nói một cách chung nhất, cá nhân, tổ chức có thể là chủ thể quan hệ pháp luật, nhưng đi vào cụ
thể thì có sự phân biệt giữa cá nhân và tổ chức với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật. Cá nhân có
thể là công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch.
Câu 3: Phân tích cơ cấu của các quy phạm pháp luật sau:
1. “Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ gây hậu quả nghiêm trọng đã bị xử
phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn
vi phạm thì bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm
hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.”
- Giả định: Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành
chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm
- Quy định: Không được quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ
- Chế tài: bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03
năm hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. (chế tài hình sự)
=> Quy phạm pháp luật mệnh lệnh.
2. “Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
-Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên;
-Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào;
không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
-Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật
này.”
 Giả định: Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây.
 Quy định: Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên; Việc kết hôn do nam và nữ tự
nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép
hoặc cản trở; Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại
Điều 10 của Luật này.
 Chế tài: không có
=> QPPL mệnh lệnh
SLIDE 13:
Câu 1
-Trong bộ máy nhà nước ta, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền
lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền
lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối
với hoạt động của Nhà nước.
-Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất bởi vì theo quy định của Hiến pháp, ở nước ta,
tất cả quyền lực thuộc về Nhân dân. Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Quốc hội do
Nhân dân bầu ra, là cơ quan nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của Nhân dân. Quốc hội là cơ
quyền lực nhà nước cao nhất còn thể hiện ở chức năng của Quốc hội. Theo quy định của Hiến
pháp, Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa
đổi luật. Bằng việc làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản
nhất, quan trọng nhất về hình thức và bản chất của Nhà nước; ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo
đảm quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; quy định các nội dung cơ bản về chế độ kinh tế, xã
hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, bảo vệ Tổ quốc và về tổ chức bộ máy
nhà nước. Bằng việc làm luật và sửa đổi luật, Quốc hội điều chỉnh các quan hệ xã hội trong từng
lĩnh vực của đời sống xã hội. Bên cạnh đó, Quốc hội là cơ quan có quyền quyết định các vấn đề
quan trọng của đất nước, đó là những chủ trương lớn, những vấn đề quốc kế dân sinh, những
chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất
nước. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Không
một cơ quan nào đứng trên Quốc hội trong xem xét, đánh giá việc thi hành Hiến pháp, luật -
những văn bản mà chỉ Quốc hội mới có quyền ban hành. Các cơ quan do Quốc hội thành lập và
người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu, phê chuẩn phải chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước
Quốc hội và chịu sự giám sát của Quốc hội.
Câu 2
 -Sai. Ngoài PL còn rất nhiều những chuẩn mực khác: Đạo đức chẳng hạn
SLIDE 14:
Câu 1: (4 điểm) Phân biệt hệ thống cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan quyền lực nhà nước về
các mặt: vị trí, chức năng, trên cơ sở đó xác định mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước và cơ
quan quyền lực nhà nước.

Tiêu chí Hệ thống cơ quan quyền lực nhà Hệ thống cơ quan quản lí nhà nước
nước

Khái niệm Là cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu Là một hệ thống cơ quan nhà nước
ra để thay mặt nhân dân thực hiện được thành lập từ trung ương đến địa
quyền lực nhà nước. Cơ quan quyền phương và ở các ngành, lĩnh vực để
lực nhà nước có quyền ban hành ra thực hiện chức năng quản lý nhà
các văn bản quy phạm pháp luật quy nước về mọi mặt của đời sống xã hội.
định về các vấn đề quan trọng của
đất nước và của nhân dân trên phạm
vi cả nước hay từng địa phương,
giám sát hoạt động của các cơ quan
nhà nước khác

Cơ cấu tổ -Cấp Trung ương: -Cấp Trung ương:


chức  Quốc hội  Chính phủ
-Cấp địa phương:  Các Bộ và cơ quan
 HĐND các cấp (tỉnh, ngang Bộ
TP/huyện, -Cấp địa phương:
phường/xã)  UBND các cấp (tỉnh,
TP/huyện, phường/xã)

Chế độ hoạt Hoạt động theo ngành dọc, tức cơ Hoạt động theo nguyên tắc song
động, vị trí quan cấp dưới chịu sự kiểm tra giám trùng trực thuộc, vừa chịu sự kiểm tra
sát của cơ quan cấp trên. giám sát của cơ quan Nhà nước cấp
=> Vị trí pháp lí cao hơn trên, vừa chịu sự kiểm tra giám sát
của cơ quan quyền lực cùng cấp và có
trách nhiệm báo cáo với cơ quan đó.
=> Vị trí pháp lí thấp hơn

Chức năng, + Là cơ quan lập pháp. + Là cơ quan hành pháp.


nhiệm vụ + Ban hành văn bản quy phạm pháp + Là cơ quan chấp hành của cơ quan
luật đưa ra các vấn đề quan trọng quyền lực nhà nước.
của đất nước. + Trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc
+ Quyết định các chính sách, quan vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng
hệ xã hội và hoạt động của công dân. cấp.
+ Giám sát toàn bộ hoạt động của + Quản lí hành chính nhà nước mọi
Nhà nước. mặt của đời sống xã hội, thực hiện
các hoạt động được tiến hành trên cơ
sở luật và để thi hành luật.

Nguồn gốc + Do cử tri Việt Nam bầu ra theo + Được thành lập trong kì họp thứ
nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, nhất của Quốc hội mỗi khoá. Chính
trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại phủ do Quốc hội bầu ra; UBND các
biểu được bầu chịu trách nhiệm cấp do HĐND cùng cấp bầu ra.
trước cử tri bầu ra mình và trước cử + Được thành lập theo hiến pháp và
tri cả nước. pháp luật.
=> Mối quan hệ:
 Cơ quan quyền lực NN quy định nguyên tắc tổ chức và HĐ; nhiệm vụ và quyền hạn; các
chức danh quan trọng của cơ quan quản lí NN.
 Cơ quan quyền lực NN giám sát HĐ và thực hiện việc chất vấn cơ quan quản lí NN.
 Cơ quan quản lí NN phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện các nhiệm vụ được hệ
thống cơ quan quyền lực NN giao phó.
 Thành viên của cơ quan quản lí NN có thể là đại biểu Quốc hội hoặc thành viên của Uỷ
ban thường vụ Quốc hội.
Câu 2: (2 điểm)  Khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích?
“Tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước trong bộ máy nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam đều do nhân dân cả nước bầu ra.”
   => Khẳng định trên là SAI vì: Hệ thống cơ quan quyền lực của Nhà nước bao gồm Quốc hội và HĐND
các cấp nhưng chỉ có Quốc hội là cơ quan đại biểu do nhân dân cả nước bầu ra. Còn HĐND các cấp là do
nhân dân địa phương trực tiếp bầu ra. (Trích Khoản 1, điều 113, Hiến pháp 2013)
Câu 3: (3 điểm) Đội thanh tra liên ngành số 01 của thành phố H đã tiến hành kiểm tra hoạt động
kinh doanh của nhà thuốc M và phát hiện: Nhà thuốc M bày bán một số loại thực phẩm chức năng
không rõ nguồn gốc xuất xứ và đã lập biên bản về hành vi vi phạm này của nhà thuốc.
Hãy cho biết:
1. Những loại trách nhiệm pháp lý nào được áp dụng với nhà thuốc M?
2. Giả sử: một khách hàng của nhà thuốc M sử dụng thực phẩm chức năng nói trên và bị ngộ độc.
Hãy dự báo loại trách nhiệm pháp lý được áp dụng trong trường hợp này?
1. Nhà thuốc M có thể phải gánh chịu các loại trách nhiệm pháp lí là:
 Trách nhiệm hành chính:
 Trách nhiệm dân sự
Câu 4: (1 điểm) Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật trong điều luật sau:
Khoản 1, Điều 191 Luật đất đai 2013: Trường hợp không được nhận chuyển
nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất;
“Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển
nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép
chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất”.
 Giả định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”
 Quy định: “không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với
trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất”.
 Chế tài: không có
SLIDE 15:
Câu 1: (4 điểm) Hãy phân tích vị trí, chức năng cơ bản, cơ cấu tổ chức và chế độ hoạt động của các
cơ quan quản lý nhà nước (cơ quan hành chính nhà nước) ở trung ương trong bộ máy Nhà nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.
Hệ thống cơ quan quản lí nhà nước
 Khái niệm: Là một hệ thống cơ quan nhà nước được thành lập từ trung ương đến địa
phương và ở các ngành, lĩnh vực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về mọi mặt của
đời sống xã hội.
 Cơ cấu tổ chức:
-Cấp Trung ương:  +  Chính phủ
+ Các Bộ và cơ quan ngang Bộ
-Cấp địa phương:  UBND các cấp (tỉnh, TP/huyện, phường/xã)
 Chế độ hoạt động, vị trí: Hoạt động theo nguyên tắc song trùng trực thuộc, vừa chịu sự
kiểm tra giám sát của cơ quan Nhà nước cấp trên, vừa chịu sự kiểm tra giám sát của cơ
quan quyền lực cùng cấp và có trách nhiệm báo cáo với cơ quan đó.
=> Vị trí pháp lí thấp hơn
 Chức năng, nhiệm vụ:
+ Là cơ quan hành pháp.
+ Là cơ quan chấp hành của cơ quan quyền lực nhà nước.
+ Trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp.
+ Quản lí hành chính nhà nước mọi mặt của đời sống xã hội, thực hiện các hoạt động được tiến
hành trên cơ sở luật và để thi hành luật.
 Nguồn gốc
+ Được thành lập trong kì họp thứ nhất của Quốc hội mỗi khoá. Chính phủ do Quốc hội bầu ra;
UBND các cấp do HĐND cùng cấp bầu ra.
+ Được thành lập theo hiến pháp và pháp luật.
Câu 2: (2 điểm) Khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích?
“Tập quán pháp, không phải là một hình thức pháp luật của Việt Nam.”
 => Khẳng định trên là SAI, vì:
Tập quán pháp là những tập quán được Nhà nước thừa nhận có giá trị pháp lý, trở thành những
quy tắc xử sự chung và được Nhà nước đảm bảo thực hiện.
Tập quán là một loại nguồn của pháp luật và cũng là dạng thức tồn tại của pháp luật trên thực tế.
Ở hình thức này, pháp luật tồn tại dưới dạng thói quen ứng xử của cộng đồng. Khi một tập quán được nhà
nước thừa nhận là tập quán pháp, nó sẽ có giá trị bắt buộc và được đảm bảo thực hiện. Tập quán pháp có
thể hình thành từ hoạt động lập pháp hoặc từ hoạt động tư pháp (các cơ quan tư pháp áp dụng tập quán đề
giải quyết công việc cụ thể). Việc nhà nước thừa nhận một tập quán nào là tập quán pháp phụ thuộc nhiều
vào điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Thông thường, chỉ những tập quán không trái với các giá trị
đạo đức và trật tự công mới được thừa nhận là tập quán pháp.
Mặc dù là nguồn pháp luật được sử dụng từ sớm nhất và tương đối phổ biến khi hệ thống pháp
luật thành văn chưa phát triển. Nhưng trong giai đoạn hiện nay, tập quán pháp đóng vai trò là nguồn bổ
sung cho những khoảng trống trong văn bản quy phạm pháp luật. Nguyên tắc áp dụng tập quán pháp luôn
được nhà nước xác định.
Câu 3: (3 điểm) Chủ tịch UBND Quận T (Thành phố Hà Nội) ra quyết định xử phạt hành chính 200
triệu đồng và buộc công ty A đóng trên địa bàn huyện phải tháo dỡ công trình xây dựng nhà làm
việc vì đã vi phạm các quy tắc xây dựng do UBND thành phố ban hành, Công ty A cho rằng quyết
định trên của UBND Quận I là trái pháp luật, xâm phạm tới quyền và lợi ích chính đáng của mình
và gửi đơn khiếu nại.
Hãy cho biết:
1. Đơn khiếu nại của công ty A phải gửi đến cơ quan nào? Vì sao?
2. Nếu cơ quan mà công ty A gửi đơn khiếu nại đã giải quyết nhưng công ty A
vẫn thấy không thoả đáng thi công ty A có thể gửi đơn đến cơ quan nào? Vì sao?
      a, Theo Đoạn 1 Khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại 2011: “Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính,
hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người
khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành
chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính.”. Nên trong trường hợp này, đơn khiếu nại của công ty A phải gửi
đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận T thành phố Hà Nội để đề nghị xem xét giải quyết.
b, Theo Đoạn 2 Khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại 2011: “Trường hợp người khiếu nại không đồng ý
với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có
quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại
lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.”
      Như vậy, nếu Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận T đã giải quyết mà công ty A vẫn phản đối thì công ty
A có 2 lựa chọn như sau:
     + Gửi đơn khiếu nại lần 2 đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Vì Chủ tịch UBND TP
HN là Thị trường cấp trên trực tiếp của Chủ tịch UBND Quận T và theo Khoản 2 Điều 21 Luật Khiếu nại
2011, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tình có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định
hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương
đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được
giải quyết”.
        + Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân Thành phố Hà Nội theo thủ tục tố tụng hành chính . Vì
theo Khoản 1 Điều 103 Luật Tố tụng hành chính 2010: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ
án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong
trường hợp không đồng ý với quyết định đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu
nại, nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không
được giải quyết hoặc đã giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành
vi đó”.
Câu 4: (1 điểm) Phân tích cơ cấu của quy phạm pháp luật trong điều luật sau:
Khoản 1, Điều 93. Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2000:
Tội giết người: “ Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ
mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:a) Giết nhiều người; b) Giết phụ nữ
mà biết là có thai; c) Giết trẻ em; d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của
nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Giết người
mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm
trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân; i)
Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; 1) Bằng phương pháp có
khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê n) Có tính chất côn đồ; 0)
Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn”
 Giả định:
           + “Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây”
          + “ a) Giết nhiều người; b) Giết phụ nữ mà biết là có thai; c) Giết trẻ em; d) Giết người đang thi
hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo,
cô giáo của mình; e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại phạm một tội rất nghiêm trọng
hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng; g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác; h) Để lấy bộ phận cơ thể
của nạn nhân; i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ; k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp; 1) Bằng
phương pháp có khả năng làm chết nhiều người; m) Thuê giết người hoặc giết người thuê n) Có tính chất
côn đồ; 0) Có tổ chức; p) Tái phạm nguy hiểm; q) Vì động cơ đê hèn”
 Quy định: không có
 Chế tài: bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình
SLIDE 16:
Câu 1: Phân  tichs khái niệm, đặc điểm, cấu thành của quan hệ pháp luật? phân biệt quan hệ xã hội và
quan hệ pháp luật?
*Khái niệm của quan hệ pháp luật:
- Quan hệ pháp luật là các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật khác nhau, những
quan hệ xã hội này xác lập, phát triển, tồn tại hay chấm dứt dựa trên quy định của pháp luật, các bên tham
gia vào quan hệ đó là những chủ thể có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý phát sinh được pháp luật quy
định và Nhà nước sẽ bảo đảm thực hiện.
- Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội mang tính chất ý chí – ý chí của Nhà nước thông qua các quy phạm
pháp luật mà nội dung của chứng được xác định bằng các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội tôn tại trong
xã hội đó vào thời điểm lịch sử nhất định. Ngoài ra, các quan hệ pháp luật còn mang ý chí của các chủ thể
tham gia vào quan hệ đó. Ý chí của các chủ thể phải phù hợp với ý chí của Nhà nước và được thể hiện
khác nhau trong từng quan hệ cụ thể, từng giai đoạn của nó (phát sinh, thực hiện hoặc chấm dứt). Có thể
chỉ thể hiện khi phát sinh, lúc thực hiện hay chấm dứt một quan hệ cụ thể, song ý chí của các chủ thể
tham gia vào các quan hệ này phải phù hợp với ý chí của Nhà nước thể hiện qua các quy phạm pháp luật
dân sự và các nguyên tắc chung của luật dân sự được quy định trong BLDS.
 
*Đặc điểm:
+ Quan hệ này được phát sinh trên cơ sở quy phạm pháp luật. Trong đó, quy phạm pháp luật là sự dự liệu
tình huống nảy sinh quan hệ pháp luật, xác định được chủ thể tham gia, quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý.
+ Quan hệ mang tính ý chí, đây là ý chí của Nhà nước sau đó mới là ý chí của các bên tham gia vào quan
hệ đó.
+ Nhà nước đảm bảo cho việc thực hiện quan hệ pháp luật, thậm chí là bảo đảm bằng các biện pháp
cưỡng chế thi hành.
+ Khi tham gia quan hệ này, các bên bị ràng buộc bằng quyền chủ thể và nghĩa vụ mà pháp luật quy định.
+ Quan hệ pháp luật còn mang tính cụ về chủ thể tham gia là cá nhân, tổ chức hay cơ quan nhà nước cũng
như quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.
 
*Cấu thành:
Các yếu tố cấu thành quan hệ pháp luật gồm có: Chủ thể của quan hệ pháp luật; Khách thể của quan hệ
pháp luật và Nội dung của quan hệ pháp luật.
1/ Chủ thể quan hệ pháp luật
– Chủ thể trong quan hệ pháp luật có thể là cá nhân, tổ chức phải có năng pháp luật, năng lực hành vi phù
hợp phù hợp để tham gia vào các quan hệ đó và thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp cũng như nghĩa vụ
pháp lý theo quy định.
– Trong đó chủ thể là cá nhân và tổ chức khác nhau, cụ thể:
+ Chủ thể quan hệ pháp luật là cá nhân: Năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng để cá nhân đó có
quyền và nghĩa vụ dân sự. Còn năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng mà cá nhân đó bằng hành
vi của mình để xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.
+ Chủ thể quan hệ pháp luật là tổ chức: Đối với chủ thể này, năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành
vi sẽ xuất hiện đồng thời khi tổ chức đó thành lập theo quy định của pháp luật và chấm dứt tư cách pháp
lý khi bị phá sản, giải thể.
2/ Khách thể quan thể quan hệ pháp luật
– Khách thể của quan hệ pháp luật là những lợi ích mà các chủ thể mong muốn đạt được đó là lợi ích về
vật chất hoặc tinh thần, khi tham gia vào quan hệ pháp luật.
– Khách thể trong quan hệ pháp mà các bên hướng đến có thể là tài sản vật chất, lợi ích phi vật chất hay
hành vi xử sự của con người.
Ví dụ:
+ Vàng, trang sức, đá quý, tiền. xe, nhà, đất,… (tài sản vật chất)
+ Khám chữa bệnh, vận chuyển hàng hóa, chăm sóc sắc đẹp, tham gia bầu cử,…(hành vi xử sự)
+ Quyền nhân thân, danh dự, nhân phẩm, học hàm học vị,…(Lợi ích phi vật chất)
3/ Nội dung quan hệ pháp luật
– Nội dung của quan hệ pháp luật là tổng thể quyền và nghĩa vụ pháp của các chủ thể tham giam trong
quan hệ đó. Trong đó:
+ Quyền của chủ thể tham gia: Chủ thể thực hiện quyền của mình thông qua việc thực hiện các hành vi
trong khuôn khổ pháp luật, yêu cầu chủ thể khác thực hiện hoặc kiềm chế thực hiện hành vi nhất định.
+ Nghĩa vụ của chủ thể tham gia: Chủ thể tham gia phải sử sự theo quy định của pháp luật và chịu trách
nhiệm trước pháp luật.
 
*Phân biệt quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội
 

Quan hệ pháp luật Quan hệ xã hội


- Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội do pháp - Quan hệ xã hội là quan hệ xã

luật điều chỉnh nên luôn thể hiện ý chí của nhà hội do các loại quy phạm xã hội

nước thông qua việc xác định các quan hệ xã như phong tục, tập quán, đạo đức,

hội cần điều chỉnh bằng pháp luật, qua việc luật tục hoặc quy phạm của các

quy định điều kiện cho các chủ thể tham gia Tổ chức phi nhà nước... điều

quan hệ và qua việc quy định quyền và nghĩa chỉnh nên không thể hiện ý chí

vụ pháp lý cho các chủ thể tham gia vào quan của nhà nước mà chỉ thế hiện ý

hệ pháp luật đó. Bên cạnh đó, quan hệ pháp chí của các chủ thể cụ thể tham

luật còn thể hiện ý chí của các chủ thể cụ thể gia quan hệ đó hoặc ý chí của các

tham gia vào quan hệ đó nhưng ý chí của các chủ thể đó cùng với ý chí của các

chủ thể khác phải phù hợp, không được trái Tổ chức phi nhà nước.

với ý chí của nhà nước.

- Các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp luật - Các bên chủ thể tham gia quan

có các quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà hệ xã hội có các quyền và nghĩa

nước quy định hoặc thừa nhận và bảo đảm vụ được quy định trong phong

thực hiện. tục, tập quán, đạo đức, luật tực,

tín điều tôn giáo hoặc quy phạm

của các tổ chức phi nhà nước... và

được bảo đảm thực hiện bằng

thói quen, bằng lương tâm, niềm

tin nội tâm, bằng dư luận xã hội

hoặc bằng các biện pháp cưỡng

chế phi nhà nước.

 
 
 
SLIDE 17:
Slide 17
Câu 1.1: Phân tích khái niệm, cấu trúc của quy phạm pháp luật? Lấy ví dụ cụ thể để minh hoạ
*Khái niệm:
- Quy phạm pháp luật là hình thức thể hiện của pháp luật thành một quy tắc xử sự nhất định mà
chủ thể phải tuân theo trong trường hợp cụ thể do Nhà nước quy định, và được bảo đảm thực hiện
bằng sự cưỡng chế của Nhà nước. Quy phạm pháp luật là thành tố nhỏ nhất của hệ thống pháp
luật. Nó là quy tắc xử sự chung, là chuẩn mực để mọi người phải tuân theo, là tiêu chuẩn để đánh
giá hành vi của con người. Thông qua quy phạm pháp luật ta biết được hoạt động nào phù hợp với
pháp luật, hoạt động nào trái pháp luật.
- Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội, là những quy tắc xử sự chung bắt buộc mọi
người thực hiện, do nhà nước xác lập, ban hành và bảo đảm việc thực hiện, để điều chỉnh các hành
vi của cá nhân hoặc tổ chức theo ý chí của nhà nước.
 
*Cấu trúc
Cấu tạo của quy phạm pháp luật gồm ba thành phần là giả định, quy định và chế tài. Tuy nhiên,
không nhất thiết phải đầy đủ ba bộ phận trong một quy phạm pháp luật.
•               Giả định: là bộ phận quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có
thể xảy ra trong thực tế mà nếu hoàn cảnh, tình huống đó xảy ra thì các chủ thể phải hành động
theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra. Đây là phần nêu lên trường hợp sẽ áp dụng quy phạm đó.
•               Quy định: là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật và không thể thiếu. Nó nêu lên
quy tắc xử sự mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà phần giả định đã đặt
ra.
•               Chế tài: là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng đối với
chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự đã được nêu trong phần giả
định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi không thực
hiện đúng nội dung tại phần quy định.
 
*Ví dụ
- Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh báo,
phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
(Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015).
 + Giả định
Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác”.
Giả định trong trường hợp này đã nêu lên đối tượng phải chịu sự điều chỉnh của quy phạm pháp
luật này đó là người xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
+Quy định
Không được nêu rõ ràng trong quy phạm pháp luật nhưng ở dạng quy định ngầm. Theo đó, quy
định trong trường hợp này là không được xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người
khác.
+Chế tài
Bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam
giữ
 
Câu 1.2: Phân tích: a. Khái niệm, đặc điểm hình phạt b.Đối tượng bị áp dụng hình phạt c. Thẩm
quyền áp dụng hình phạt d. Thủ tục áp dụng hình phạt
a.             - Khái niệm hình phạt:
Điều 30 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:
“Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật
này, do Toà án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước
bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó”.
-               Đặc điểm của hình phạt:
Từ định nghĩa khái niệm trên, có thể rút ra những đặc điểm của hình phạt như sau:
•                Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất
•                Hình phạt được luật hình sự quy định và do tòa án áp dụng
•               Hình phạt chỉ có thể áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại có hành vi
phạm tội
b.             Đối tượng bị áp dụng hình phạt:
Đối tượng bị áp dụng: Người, pháp nhân thương mại phạm tội
c.             Thẩm quyền áp dụng hình phạt:
Điều 102 Hiến pháp 2013 quy định.- “Toà án nhân dân là CƠ quan xét xử của nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp. Toà án nhân dân gồm Toà án nhân dân tối cao và các
toà án khác do luật định. Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ chế độ XHCN, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
tổ chức, cá nhân”. Đây là những cơ quan có quyền "... nhân danh nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam..." tuyên một người là có tội và áp dụng hình phạt đối với họ (khoản 2 Điều 2 Luật tổ chức
toà án nhân dân). Ngoài tòa án, không có cơ quan nào khác có quyền quyết định hình phạt.
d. Thủ tục áp dụng hình phạt:
 
Câu 1.3: Phân tích những điểm giống và khác nhau giữa trách nhiệm hành chính với trách nhiệm
hình sự trên các mặt: đối tượng, thẩm quyền và thủ tục áp dụng
 
Trách nhiệm hình sự/ Trách nhiệm hành chính
Đối tượng - Cá nhân
(- Pháp nhân thương mại)   - Công dân VN
- Công dân nước ngoài, người không quốc tịch
- Tổ chức cóThẩm quyền         - Toà án nhân dân các cấp
-Cá nhân: +Thủ Trưởng, phó thủ trưởng, cán bộ công chức hoặc Cá nhân có thẩm quyền khác.
-Tổ chức: Uỷ ban nhân dân, Toà án, Cơ quan công an hoặc cơ quan có thẩm quyền khác
Thủ tục áp dụng :Đều được tiến hành theo thủ tục nhất định do pháp luật quy định
Thủ tục xử lý vi phạm hành chính, gồm: Thủ tục đơn giản và thủ tục đầy đủ được tiến hành đa
phần nhanh chóng có thể ngay khi vi phạm xảy ra
Thủ tục xử lý vi phạm hình sự được tiến hành theo trình tự đặc biệt theo quy định đặc biệt mà cơ
quan phải thực hiện thường mất nhiều thời gian hơn nhiều so với thủ tục xử lý vi phạm hành chính
Thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính ngắn, đối với những vụ việc phức tạp là 30 ngày, nếu
cần xác minh thêm cũng chỉ thêm 30 ngày
Thời hạn ra quyết định hình sự lâu hơn nhiều tùy thuộc vào tình tiết vụ án
 
BỔ SUNG SLIDE 16:
 
Câu 2:
1.             Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi của con người.
>>> Sai. Ngoài PL còn rất nhiều những chuẩn mực khác: Đạo đức, tôn giáo …
2.             Khum thể tìm thấy trên gu gu :<<<
Câu 3:
Đọc không hiểu đề kèm theo không thể tìm nổi trên gugu và giáo trình J
Câu 4:
Công ty Đại Lợi sẽ phải gánh chịu các loại trách nhiệm pháp lý là:
- Trách nhiệm hành chính theo Khoản 2 điều 1 nghị định 179/2013/ NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG về hành vi xả nước thải ra
ngoài môi trường, gây ô nhiễm môi trường.
- Trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại theo Điều 172. Nghĩa vụ bảo vệ môi trường: “Khi thực hiện
quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản thì chủ thể phải tuân theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường; nếu làm ô nhiễm môi trường thì phải chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để
khắc phục hậu quả và bồi thường thiệt hại.”
- Trách nhiệm hình sự theo khoản 5 Điều 235 BLHS 2015
 
Câu 1: Phân tích các điều kiện để 1 tổ chức có tư cách pháp nhân? Cơ sở xác định thời điểm phát sinh và
chấm dứt năng lực pháp luật và năng lựa hành vi của pháp nhân?
-          Các điều kiện để 1 tổ chức có tư cách pháp nhân:
+ Được thành lập theo quy định của pháp luật: pháp nhân được hình thành thông qua thủ tục hành chính,
theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thông
qua thủ tục hành chính đó, pháp nhân được sinh ra, tồn tại và hoạt động theo quy định của pháp luật.
+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: cơ cấu tổ chức của pháp nhân là bộ máy quản lí điều hành pháp nhân từ
trên xuống
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình: pháp nhân có
tài sản riêng độc lập. Tài sản của pháp nhân đầu tư hoặc do các thành viên pháp nhân đầu tư. Tài sản này
thuộc về pháp nhân, phân biệt hoàn toàn với tài sản khác của các thành viên pháp nhân, tài sản của pháp
nhân khác. Trong hoạt động của mình, pháp nhân độc lập bằng tải sản của mình để chịu trách nhiệm về
các hành vi do mình xác lập và thực hiện.
+ Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập: Để có thể tham gia quan hệ pháp luật
với tư cách là chủ thể độc lập, pháp nhân cũng phải có năng lực chủ thể. Khác với cá nhân, năng lực pháp
luật và năng lực hành vi của cá nhân phát sinh và tồn tại cùng với thời điểm pháp nhân được thành lập và
tồn tại.
-          Cơ sở xác định thời điểm phát sinh và chấm dứt năng lực pháp luật và năng lực hành vi của pháp
nhân:
+Thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập
+ Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập
+ Đối với pháp nhân phải đăng kí hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời
điểm ghi vào sổ đăng kí
 
+Theo quy định của điều lệ
+ Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
+ Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm
quyền
+TH khác theo quy định của pháp luật
 
Câu 2:Phân tích vị trí, thẩm quyền của hệ thống cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương ? Vị trí, thẩm
quyền của cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương thể hiện qua hoạt động ban hành văn bản quy phạm
pháp luật của cơ quan đó như thế nào?
-          Vị trí: Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ
-          Thẩm quyền: ban hành văn bản quy phạm pháp luật
-          Thể hiện qua: có quyền ban hành, sửa đổi hiến pháp, luật, quyết định những vấn đề quan trọng
nhất của đất nước và của nhân dân có ý nghĩa toàn quốc về các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa – xã
hội, qốc phòng, an ninh, đối nội, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, giám sát tối cao
đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước.
 
Câu 3: Phân tích khái niệm và các đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật? Xác định các nguyên tắc
ban hành văn bản quy phạm pháp luật? Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng quy
phạm pháp luật?
-          Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành
theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Luật này hoặc trong Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có
hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
-          Đặc điểm của VBQPPL:
+ Phải do các cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành với những hình
thức do pháp luật quy định.
+ Trình tự, thủ tục ban hành văn bản được quy định chặt chẽ trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
+ Nội dung của văn bản có chứa các quy tắc xử sự chung. Quy tắc xử sự chung là những chuẩn mực mà
mọi cơ quan, tổ chức và cá nhân phải tuân theo khi tham gia quan hệ xã hội được quy tắc đó điều chỉnh.
Nó được áp dụng nhiều lần đối với mọi đối tượng hoặc một nhóm đối tượng và có hiệu lực trong phạm vi
toàn quốc hoặc từng địa phương.
+ Nhà nước bảo đảm việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật bằng các biện pháp thích hợp như
tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục, các biện pháp về tổ chức, hành chính, kinh tế và trong trường hợp
cần thiết là biện pháp cưỡng chế bắt buộc thi hành.
 
-          Nguyên tắc ban hành VBQPPL:
+ Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp và thống nhất của VBQPPL trong hệ thống pháp luật
+ Tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản QPPL
+ Bảo đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL trừ trường hợp VBQPPL có nội
dung thuộc bí mật nhà nước, bảo đảm tính minh bạch trong các quy định của VBQPPL
+ Bảo đảm tính khả thi của VBQPPL
+ Không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà CHXHCNVN là thành viên
 
-          Phân biệt văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng quy phạm pháp luật

Tiêu chí Văn bản quy phạm pháp luật Văn bản áp dụng quy phạm pháp luật

Khái VBQPPL là văn bản có chứa Văn bản áp dụng QPPL là văn bản
niệm QPPL, được ban hành theo chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt,
đúng thẩm quyền, hình thức, do cơ quan, cá nhân có thẩm quyền
trình tự, thủ tục quy định trong ban hành, được áp dụng một lần trong
luật này. đời sống và bảo đảm thực hiện bằng
Văn bản có chứa QPPL nhưng sự cưỡng chế Nhà nước
được ban hành không đúng
thẩm quyền, hình thức, trình
tự, thủ tục quy định trong luật
này thì không phải là
VBQPPL

Thẩm Cơ quan nhà nước có thẩm Do các cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền quyền ban hành quyền hoặc các tổ chức, cá nhân được
ban Nhà nước trao quyền ban hành, dựa
hành trên các quy phạm pháp luật cụ thể để
giải quyết một vấn đề pháp lý cụ thể

Nội Chứa đựng các quy tắc xử sự Chứa quy tắc xử sự riêng. Áp dụng
dung chung được Nhà nước bảo một lần đối với một tổ chức cá nhân
ban đảm thực hiện và được áp là đối tượng tác động của văn bản, nội
hành dụng nhiều lần trong thực tế dung của văn bản áp dụng QPPL chỉ
cuộc sống, được áp dụng trong rõ cụ thể cá nhân nào, tổ chức nào
tất cả các trường hợp khi có phải thực hiện hành vi gì. Đảm bảo
các sự kiện pháp lí tương ứng tính hợp pháp, phù hợp với thực tế.
xảy ra cho đến khi nó hết hiệu Mang tính cưỡng chế nhà nước cao.
lực

Hình Các hình thức quy định tại Chưa được pháp luật hóa tập trung về
thức tên điều 4 Luật ban hành tên gọi và hình thức thể hiện.
gọi VBQPPL 2015. Thường được thể hiện dưới hình thức:
Hiến pháp, bộ luật, luật quyết định, bản án

Phạm vi Rộng rãi. Áp dụng là đối với Đối tượng nhất định được nêu trong
áp dụng tất cả các đối tượng thuộc văn bản.
phạm vi điều chỉnh trong
phạm vi cả nước hoặc đơn vị
hành chính nhất định.
Cơ sở Dựa trên Hiến pháp, luật, Thường dựa vào một VBQPPL hoặc
ban VBQPPL cao hơn với dựa vào văn bản áp dụng QPPL của
hành VBQPPL là nguồn của luật. chủ thể có thẩm quyền. Văn bản áp
dụng QPPL hiện tại không là nguồn
của luật

Trình tự Theo quy định luật ban hành Luật không có quy định trình tự
ban văn bản quy phạm pháp luật
hành 2015

Thời Lâu dài Thời gian có hiệu luật ngắn theo vụ


gian có việc
hiệu lực
 
Câu 4: Trình bày về các loại chủ thể của quan hệ pháp luật? Hãy cho biết vì sao nhà nước được xác định
là chủ thể đặc biệt trong quan hệ pháp luật?
-          Các loại chủ thể của quan hệ pháp luật:
+ Cá nhân: công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch. Khi tham gia quan hệ pháp luật, cá nhân
có thể tham gia với tư cách là chủ thể gián tiếp hoặc chủ thể trực tiếp.
Cá nhân là chủ thể gián tiếp khi cá nhân chỉ có năng lực pháp luật nhưng năng lực hành vi chưa đầy đủ
hoặc bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi pháp luật, phù hợp với quy định của pháp luật điều chỉnh
quan hệ đó.
Cá nhân là chủ thể trực tiếp khi có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi pháp luật phù hợp với
quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ đó.
+ Pháp nhân: là tổ chức có đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định để tham gia quan hệ pháp luật với
tư cách là chủ thể độc lập.
Điều kiện:
·       Được thành lập theo quy định của pháp luật
·       Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
·       Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản
của mình
·       Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
 
-          Nhà nước được xác định là chủ thể đặc biệt trong quan hệ pháp luật vì: là chủ thể duy nhất nắm
giữ quyền quản lý nhà nước trên toàn xã hội:
+ Nhà nước có chủ quyền quốc gia. Nhà nước là đại diện chính thức cho ý chí và nguyện vọng của toàn
dân, là đại diện chính thức của toàn xã hội, là chủ thể của luật quốc tế.
+ Nhà nước tổ chức dân cư theo cac đơn vị hành chính – lãnh thổ, không phụ thuộc vào chính kiến, huyết
thống, nghề nghiệp hay giới tính. Nhà nước thực hiện việc quản lý thống nhất trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội.
+ Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền ban hành hoặc công nhận các quy tắc xử sự chung được gọi pà
pháp luật. Pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc công nhận có giá trị áp dụng bắt buộc đối với tất cả mọi
cơ quan, tổ chức, cá nhân.
+ Nhà nước có bộ máy cưỡng chế, bao gồm lực lượng cảnh sát, quân đội, nhà tù, tòa án,… làm nhiệm vụ
bảo vệ pháp luật, bảo vệ chế độ
+ Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền phát hành tiền và thu các loại thuế.
Câu 5: Hãy phân tích khái niệm và các đặc điểm chung của pháp luật? So sánh pháp luật với đạo đức?
Xác định mối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội ở nước ta hiện
nay.
-          Khái niệm: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành
hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể.
-          Các đặc điểm chung:
+ Tính quyền lực nhà nước
+ Tính quy phạm phổ biến
+ Tính bắt buộc chung
+ Tính hệ thống
+ Tính xác định về hình thức
-          So sánh pháp luật với đạo đức:
+ Giống nhau:
·       Đều là tập hợp những quy tắc xử sự chung, là khuôn khổ, khuôn mẫu, chuẩn mực
hướng dẫn con người cách xử sự trong xã hội. Pháp luật đặt ra không phải cho một chủ thể
cụ thể hay một tổ chức, cá nhân cụ thể đã xác định được mà được đặt ra cho tất cả các chủ
thể tham gia vào quan hệ xã hội do chúng điều chỉnh. Căn cứ vào các chuẩn mực đạo đức
và pháp luật để các chủ thể biết mình được làm gì, không được làm gì khi ở một hoàn
cảnh, điều kiện nhất định.
·       Có tính phổ biến và xu hướng để phù hợp với xã hội. Đạo đức và pháp luật đều mang
tính quy phạm phổ biến, là khuôn mẫu chuẩn mực trong hành vi của mỗi con người trong
xã hội. Chúng có tác động đến hầu hết tất cả các lĩnh vực trong đời sống và chủ thể trong
xã hội.
·       Là kết quả, là đúc kết của quá trình nhận thức, phản ánh sự tồn tại và phát triển của
xã hội trong những giai đoạn khác nhau. Pháp luật và đạo đức vừa chịu sự chi phối, vừa
tác động tới đời sống kinh tế xã hội.
·       Được thực hiện và điều chỉnh nhiều lần trong thực tế cuộc sống để phù hợp với các
điều kiện, hoàn cảnh khác nhau trong xã hội. Vì ban hành ra pháp luật và các chuẩn mực
đạo đức không chỉ để điều chỉnh một mối quan hệ cụ thể mà là để điều chỉnh cả một hệ
thống xã hội chung.
+ Sự khác nhau:

Tiêu chí Đạo đức Pháp luật

Cơ sở hình thành Được đúc kết từ cuộc Do nhà nước ban hành
sống, nguyện vọng của
nhân dân và được truyền
tai nhau qua nhiều thế hệ

Hình thức thể hiện Thể hiện thông qua dạng Hệ thống của văn bản
không thành văn như quy phạm pháp luật: Bộ
văn hóa truyền miệng, luật, Luật, Nghị định,
phong tục tập quán, ca Thông tư
dao, tục ngữ,… và dạng
thành văn như kinh, sách
chính trị,…

Các biện pháp bảo đảm Tự giác, răn đe thông Pháp luật thông qua bộ
thực hiện qua tác động của dư luận máy cơ quan như cơ
xã hội, khen chê, lên án, quan lập pháp, tư pháp,
khuyến khích,… lương hành pháp để đảm bảo
tâm con người thực hiện bằng các biện
pháp quyền lực nhà
nước, từ tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục,
thuyết phục cho đến áp
dụng các biện pháp
cưỡng chế của nhà nước
-          Mối quan hệ giữa đạo đức và pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội ở nước ta hiện
nay:
+ Đạo đức là nền tảng hình thành pháp luật. Khi soạn thảo và ban hành các QPPL, có nhiều chuẩn mực
đạo đức, quy tắc đạo đức được nhà nước lấy, bổ sung và nâng lên thành các QPPL. Tuy nhiên khi xây
dựng QPPL, nhà nước cũng không quên tính tới các chuẩn mực đạo đức.
·       Trên phương diện hình thành pháp luật:
+ Nhiều quy tắc đạo đức, chuẩn mực đạo đức phù hợp với ý chí của nhà nước nên được
thể chế hóa, được nhà nước thừa nhận, được nhà nước nâng lên thành các quy phạm pháp
luật.
+ Còn đối với những quy tắc đạo đức trái với ý chí của nhà nước, nó sẽ trở thành tiền để
để nhà nước xây dựng nên những QPPL thay thế cho những quy tắc đạo đức đó, từ đó xây
dựng nên một xã hội tốt đẹp hơn.
 
·       Trên phương diện thực hiện pháp luật:
Với những quy tắc và chuẩn mực đạo đức được nhà nước thừa nhận sẽ góp phần các
QPPL được thực hiện tự giác, nghiêm chỉnh hơn vì đó là những quy tắc đã thấm sâu vào
tiềm thức của mỗi cá nhân từ rất lâu rồi.
Ngoài ra những quy phạm đó còn được đảm bảo thực hiện bằng thói quen, lương tâm,
niềm tin của mỗi cá nhân, thực hiện bằng dư luận xã hội. Ngược lại những quy tắc đạo
đức trái với ý chí của nhà nước, trái với sự phát triển của xã hội thì nhà nước sẽ xây dựng
những QPPL nhằm cản trở những quy tắc đó.
Những người có đạo đức sẽ có ý thức thiện hiện nghiêm chỉnh các QPPL. Cho dù pháp
luật chưa điều chỉnh hết những khe hở thì những người có ý thức cũng không tận dụng để
làm điều bất chính, trái với đạo đức.
Nếu chủ thể đã có hành vi vi phạm pháp luật thì đạo đức sẽ giúp chủ thể đó có tư duy ăn
năn hối cải, có thái độ sửa chữa lỗi lầm. Những người có đạo đức tốt sẽ có thái độ nhiệt
tình, có ý thức tuân thủ và thực hiện các quy định của pháp luật tốt. Còn những người
không có đạo đức sẽ thực hiện pháp luật một cách chống đối và họ sẽ dễ có nguy cơ vi
phạm pháp luật.
+ Pháp luật điều chỉnh lại đạo đức
Xã hội ngày càng phát triển, có nhiều quy tắc từ xa xưa đã không còn phù hợp với tình hình phát triển của
xã hội hiện đại. Muốn các quy tắc đạo đức đó phù hợp thì cần phải được điều chỉnh và điều chỉnh thông
qua các QPPL.
Một số khịa cạnh pháp luật có ưu điểm nổi trội hơn so với đạo đức, vì pháp luật xuất hiện và tồn tại, điều
chỉnh trong một thời điểm cụ thể nên nó dễ dàng thay đổi và thích nghi cho phù hợp với tình thế xã hội.
Bằng các quy phạm cụ thể, pháp luật điều chỉnh, thay thế những chuẩn mực đạo đức lỗi thời.
Pháp luật có vai trò trong việc bảo vệ, duy trì và phát triển các quy tắc, chuẩn mực đạo đức phù hợp, tiến
bộ phù hợp với xã hội.
·       Pháp luật góp phần vào công cuộc củng cố, phát huy vai trò của các chuẩn mực đạo đức nếu chúng
phù hợp với ý chí của nhà nước, phù hợp với tình hình của xã hội. Một số chuẩn mực đạo đức có thể được
thừa nhận trong các QPPL. Đạo đức ngoài việc đảm bảo thực hiện bằng niềm tin, lương tâm,… chúng
cũng được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp khác mang tính quyền lực nhà nước.
·       Pháp luật có vai trò giữ gìn và phát huy những giá trị đạo đức đẹp đẽ, lâu đời của dân tộc, ngăn chặn
sự tha hóa đạo đức. Nhà nước đảm bảo chúng thực hiện bằng việc ghi nhận các quan niệm và quy tắc đạo
đức vào pháp luật, để các quy tắc đó trở thành nghĩa vụ của toàn thể nhân dân, toàn xã hội, dù không
muốn cũng phải thực hiện. Xử lý nghiêm đối với các hành vi trái với đạo đức, góp phần giữ gìn các giá trị
đạo đức tốt đẹp.
·       Pháp luật giúp loại bỏ các chuẩn mực đạo đức không còn phù hợp, cải tạo những chuẩn mực đó cho
phù hợp với tình hình thực tiễn của xã hội.
Câu 6: Phân tích khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm pháp lý? Phân loại trách nhiệm pháp lý? Mỗi loại
trách nhiệm pháp lý lấy một ví dụ cụ thể để minh họa?
-          Khái niệm: Trách nhiệm pháp lí là những hậu quả bất lợi mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp
dụng đối với người có hành vi vi phạm pháp luật; thể hiện sự lên án, sự phản đối của Nhà nước, của xã
hội đối với hành vi vi phạm pháp luật và người có hành vi vi phạm pháp luật.
-          Đặc điểm:
+ Hậu quả bất lợi với chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật
+ Mang tính quyền lực nhà nước
+ Nội dung được quy định trong phần chế tài của quy phạm pháp luật
+ Xác định, áp dụng theo trình tự, thủ tục luật định
 
-          Loại trách nhiệm pháp lí:
+ Hành chính
+ Hình sự
+ Dân sự
+ Kỉ luật
-          VD cụ thể cho trách nhiệm pháp lí:
+ Hành chính: A điều khiển xe máy và bị cơ quan công an yêu cầu dừng lại để kiểm tra nồng độ cồn. Kết
quả kiểm tra nồng độ cồn của A vượt quá mức quy định nên sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của
pháp luật.
+ Hình sự: A vận chuyển ma túy và bị cơ quan công an bắt quả tang. Do đó, A sẽ phải chịu trách nhiệm
pháp lí hình sự.
+ Dân sự: A lái xe máy, do không để ý đã đâm đổ bờ tường của ủy ban nhân dân xã. Do đó, A phải chịu
trách nhiệm dân sự như xin lỗi và buộc phải bồi thường và khắc phục lại bờ tương bị đổ do mình gây ra.
+ Kỉ luật: A làm việc tại công ty cổ phần X. Trong thời gian làm việc, A thường xuyên đi làm muộn và
không hoàn thành đúng thời hạn các công việc được giao. Do đó, ban giám đốc đã tiến hành kỉ luật A
trước toàn thể cán bộ nhân viên tại đơn vị, đồng thời giảm trừ lương của A trong tháng đó.
Câu 7: Phân tích khái niệm, đặc điểm, cấu thành của quan hệ pháp luật. Phân biệt quan hệ pháp luật và
quan hệ xã hội.
-          Khái niệm: là các quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh biểu hiện thành quyền
và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia quan hệ, quyền, nghĩa vụ đó được đảm bảo thực hiện bởi sự
cưỡng chế của nhà nước.
-          Đặc điểm:
+ là những quan hệ xã hội có tính chất quan trọng nhất định
+ xác lập quyền và nghĩa vụ cụ thể của các bên tham gia quan hệ
+ nhà nước đảm bảo thực hiện
-          Yếu tố cấu thành:
+ Chủ thể
+ Khách thể
+ Nội dung
-          Phân biệt quan hệ pháp luật và quan hệ xã hội

Quan hệ pháp luật Quan hệ xã hội

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội do Quan hệ xã hội do các loại quy phạm xã
pháp luật điều chỉnh nên luôn thể hiện ý hội khác như phong tục, tập quán, đạo
chí của nhà nước thông qua việc xác đức, luật tục hoặc quy phạm của các Tổ
định các quan hệ xã hội cần điều chỉnh chức phi nhà nước… điều chỉnh nên
bằng pháp luật, qua việc quy định điều không thể hiện ý chí của nhà nước mà
kiện cho các chủ thể tham gia quan hệ chỉ thể hiện ý chỉ của các chủ thể tham
và qua việc quy định quyền và nghĩa vụ gia quan hệ đó hoặc ý chí của các chủ
pháp lý cho các chủ thể tham gia vào thể đó cùng với ý chí của các Tổ chức
quan hệ pháp luật đó. Bên cạnh đó, phi nhà nước.
quan hệ pháp luật còn thể hiện ý chí của
các chủ thể cụ thể tham gia vào quan hệ
đó nhưng ý chí của các chủ thể khác
phải phù hợp, không được trái với ý chí
của nhà nước.
Các bên chủ thể tham gia quan hệ pháp Các bên chủ thể tham gia quan hệ xã
luật có các quyền và nghĩa vụ pháp lí hội khác có các quyền và nghĩa vụ được
được nhà nước quy định hoặc thừa nhận quy định trong phong tục, tập quán, đạo
và bảo đảm thực hiện đức, luật tục, tín điều tôn giáo hoặc quy
phạm của các tổ chức phi nhà nước…
và được bảo đảm thực hiện bằng thói
quen, bằng lương tâm, niềm tin nội tâm,
bằng dư luận xã hội hoặc bằng các biện
pháp cưỡng chế phi nhà nước

Câu 1:
Phân tích khái niệm, dấu hiệu của vi phạm pháp luật.  Phân loại vi phạm pháp luật, mỗi vi phạm
pháp luật lấy một ví dụ cụ thể để minh hoạ?
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
Dấu hiệu của vi phạm pháp luật:
 Thứ nhất vi phạm pháp luật luôn là hành vi xác định của con người
 Thứ hai vi phạm pháp luật phải là hành vi trái với các quy định của Pháp luật xâm hại tới
các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
 Thứ ba vi phạm pháp luật là hành vi có chứa đựng lỗi của chủ thể hay nói cách khác là chủ
thể phải có lỗi
 Thứ tư vi phạm pháp luật là hành vi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện
Vi phạm pháp luật được chia thành 4 loại: vi phạm hình sự <tội phạm> < Vd; Giết người, cố ý gây tai
nạn> ; vi phạm hành chính - điều khiển xe mô tô khi tham gia giao thông nhưng không đội mũ bảo hiểm;
vi phạm nhân sự - vi phạm hợp đồng thuê nhà ; vi phạm kỷ luật. - Sử dụng đt trong phòng thi
Câu 2.
Phân biệt hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước và hệ thống cơ quan quản lý nhà nước. Trên cơ sở
đó hãy xác định mối quan hệ giữa hai hệ thống cơ quan nhà nước này.

Cơ quan quyền lực nhà nước Cơ quan hành chính nhà nước

khái niệm là một hệ thống cơ quan nhà nước được là cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra để
thành lập từ trung ương đến địa phương và thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà
ở các ngành, lĩnh vực để thực hiện chức nước. Cơ quan quyền lực nhà nước có quyền
năng quản lý nhà nước về mọi mặt của đời ban hành ra các văn bản quy phạm pháp luật
sống xã hội. quy định về các vấn đề quan trọng của đất
nước và của nhân dân trên phạm vi cả nước
hay từng địa phương, giám sát hoạt động của
các cơ quan nhà nước khác.

nguồn gốc do nhân dân trực tiếp bầu ra. do cơ quan quyền lực nhà nước tương ứng
bầu ra hoặc hình thành từ tuyển dụng

đặc điểm cơ quan quyền lực nhà nước có hoạt động có hoạt động chính là hành pháp, do chính
chính là lập pháp, hệ thống cơ quan quyền phủ đứng đầu, thực hiện quyền lực nhà
lực nhà nước thành lập từ trung ương đến nước.
địa phương do Quốc hội đứng đầu thực
hiện ý chí nhân dân.

vị trí pháp có vị trí pháp lý cao hơn cơ quan hành do cơ quan quyền lực nhà nước tương ứng
lý chính nhà nước. lập ra vì thế cơ quan hành chính có vị trí
pháp lý thấp hơn và phải chịu sự giám sát
của cơ quan quyền lực nhà nước.
cơ cấu tổ bao gồm Quốc hội là cơ quan quyền lực bao gồm chính phủ là cơ quan hành chính
chức cao nhất, hội đồng nhân dân – ở địa cao nhất, bộ cơ quan ngang bộ có thẩm
phương. quyền chuyên môn ở trung ương, ủy ban
nhân dân –  ở địa phương.

chức năng ban hành văn bản quy phạm pháp luật đưa quản lý hành chính nhà nước mọi mặt của
chính ra các vấn đề quan trọng của đất nước. đời sống xã hội, thực hiện các hoạt động
Giám sát hoạt động của các cơ quan nhà được tiến hành trên cơ sở luật và để thi hành
nước khác. luật.
Mối quan hệ giữa hai hệ thống cơ quan nhà nước này.
 Cơ quan quyền lực Nhà nước có những quyền hạn nhất định trong việc thành lập, sáp nhập
hay giải thể các cơ quan hành chính Nhà nước cùng cấp
 Cơ quan hành chính Nhà nước luôn chịu sự chỉ đạo, giám sát của hệ thống cơ quan quyền
lực Nhà nước
Câu 3
Phân tích :
1. Vị trí chức năng của quốc hội
2. Mối quan hệ giữa Quốc Hội với Chính phủ
3. Mối quan hệ giữa Quốc Hội và Toà án nhân dân tối cao, viện Kiểm sát nhân dân tối
cao
4. Nội dung các loại văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành
a. Vị trí, chức năng của Quốc hội
- Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và
giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.
b. Mối quan hệ giữa Quốc Hội với Chính phủ
 Trong hoạt động tổ chức Chính phủ:
+Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ. Cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Quốc hội quyết định.
+Quốc hội có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ theo đề nghị của Chủ tịch
nước, có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ
trưởng cơ quan ngang Bộ theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm
và báo cáo công tác trước Chính phủ, Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
+Nhiệm kì của Chính phủ theo nhiệm kì của Quốc hội, khi Quốc hội hết nhiệm kì Chính phủ tiếp tục làm
việc cho đến khi Quốc hội khoá mới thành lập Chính phủ mới.
+Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội.
 Trong hoạt động xây dựng pháp luật:
+Chính phủ có nhiệm vụ trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội;
trình dự án pháp lệnh trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
+Chính phủ có nhiệm vụ tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị
quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
+Chính phủ có quyền đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội bãi bỏ văn bản của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ, UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trái với Hiến pháp, luật và
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.
+Quốc hội có quyền bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ trái với Hiến pháp, luật, nghị
quyết của Quốc hội. Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền đình chỉ việc thi hành văn bản của Chính phủ,
thủ tướng Chính phủ; bãi bỏ văn bản của Chính phủ, Thủ tướng chính phủ trái với pháp lệnh, nghị quyết
của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
_Trong hoạt động kiểm tra, giám sát:
+Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền giám sát hoạt động của Chính phủ.
+Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn các thành viên của Chính phủ, người bị chất vấn phải trả lời chất
vấn trước Quốc hội tại kì họp, trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội cho trả lời trước Uỷ ban thường
vụ Quốc hội hoặc tại kì họp sau hoặc gửi văn bản trả lời.
 Trong hoạt động quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước:
+ Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ chịu trách nhiệm cá nhân trước Thủ tướng Chính phủ,
Chính phủ, và Quốc hội về ngành, lĩnh vực được phân công, phụ trách.
+Về hoạt động đối nội: Chính phủ có quyền trình Quốc hội quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều
chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính- kinh tế đặc biệt; trình
Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành
chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
+Về hoạt động đối ngoại: Theo sự phê chuẩn của Quốc hội và sự uỷ quyền của Chủ tịch nước, Chính phủ
tổ chức đàm phán, kí kết điều ước quốc tế nhân danh nhà nước; quyết định việc kí, gia nhập, phê duyệt
hoặc chấm dứt hiệu lực các điều ước quốc tế nhân danh Chính phủ.
c. Mối quan hệ giữa Quốc Hội và Toà án nhân dân tối cao, viện Kiểm sát nhân dân tối cao
 Về trật tự hình thành:
+Quốc hội thành lập nên Toà án nhân dân tối cao. Chánh án toà án nhân dân tối cao do Quốc hội bổ
nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo đề nghị của Chủ tịch nước, nhiệm kì của Chánh án TAND tối cao
theo nhiệm kì của Quốc hội.
+Quốc hội có quyền quy định tổ chức và hoạt động của TAND tối cao.
+Quốc hội phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán
TAND tối cao.
 Về quá trình hoạt động:
+Chánh án TAND tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội; trong thời gian Quốc hội
không họp thì chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội.
+Quốc hội có quyền bỏ phiếu tín nhiệm đối với Chánh án TAND tối cao. Ngược lại TAND tối cao có
thẩm quyền xét xử các đại biểu Quốc hội.
+Quốc hội có quyền bãi bỏ văn bản của TAND tối cao trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội có quyền đình chỉ thi hành đối với các văn bản của TAND tối cao trái với
Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; bãi bỏ văn bản của TAND tối cao khi trái với pháp lệnh, nghị
quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
+Toà án nhân dân tối cao có quyền trình dự án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Uỷ ban
thường vụ Quốc hội.
 Về hoạt động kiểm tra, giám sát:
+Quốc hội có quyền giám sát hoạt độngvà  xét báo cáo của TAND tối cao. Uỷ ban thường vụ Quốc hội có
quyền giám sát hoạt động của TAND tối cao.
+Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn Chánh án TAND tối cao. Chánh án TAND tối cao phải trả lời chất
vấn trước Quốc hội tại kì họp, trong trường hợp cần điều tra thì Quốc hội cho trả lời trước Uỷ ban thường
vụ Quốc hội hoặc trả lời tại phiên họp sau của kì họp hoặc gửi văn bản trả lời.
d. Nội dung các loại văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản chứa quy phạm pháp luật được thực hiện nhiều lần lặp đi lặp lại
trên thực tế
Quy phạm pháp luật là những quy tắc xử sự chung được nhà nước đặt ra để thực hiện ý chí của mình,
được sử dụng nhiều lần trên thực tế và trên phạm vi cả nước.
Đây là những khuôn mẫu được đặt ra và hợp pháp hoá chúng để mọi người cùng đối chiếu và lựa chọn
cách xử sự phù hợp. Quy phạm pháp luật sẽ gồm ba phần: Giả định, quy định, chế tài.
– Giả định: Là phần cơ quan có thẩm quyền xác định điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trên thực tế mà
vào tại tình huống đó thì phải xử sự theo cách thức mà nhà nước đặt ra hoặc không được vi phạm điều mà
nhà cấm
– Quy định: Phần này là định hướng của cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản rằng cá nhân, tổ chức
được làm gì, thực hiện hành vi nào, và không được vi phạm những gì. Dựa vào đây cá nhân , tổ chức sẽ
lựa chọn hành vi để thực hiện trong thực tế.
– Chế tài:  là bộ phận xác định những biện pháp tác động mà Nhà nước dự kiến áp dụng khi cá nhân tổ
chức thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi được nêu trong phần quy định tại tình huống/trường
hợp đã được giả định trước đó.
Câu 4
Hãy phân tích vị trí, thẩm quyền của chính phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo
hiến pháp 2013? Trên cơ sở đó xác định mối quan hệ pháp lý giữa chính phủ với Quốc hội nước
cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Câu 5.
Phân tích nguồn gốc, bản chất, đặc trưng và chức năng cơ bản của nhà nước
Nhà nước là một hiện tượng lịch sử, nó chỉ ra đời và tồn tại trong một giai đọan nhất định của sự phát
triển xã hội. Nhà nước sẽ tự tiêu vong khi những cơ sở tồn tại của nó không còn nữa.
     Nguồn gốc sâu xa dẫn đến sự ra đời của nhà nước là nguyên nhân kinh tế, bắt nguồn từ sự phát triển
của lực lượng sản xuất. Nguồn gốc trực tiếp dẫn đến sự ra đời và tồn tại của nhà nước chính là sự xuất
hiện chế độ tư hữu và mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được.
Theo quan điểm của học thuyết Mác - Lênin, nhà nước mang bản chất giai cấp. Nhà nước chỉ ra đời từ
khi xã hội phân chia giai cấp. Giai cấp nào thì nhà nước đó. Do trong xã hội nguyên thủy không có phân
chia giai cấp, nên trong xã hội nguyên thủy không có Nhà nước. Cho đến nay, đã có 4 kiểu Nhà nước
được hình thành: Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước vô sản (Nhà nước
xã hội chủ nghĩa). Nhà nước được giai cấp thống trị thành lập để duy trì sự thống trị của giai cấp mình, để
làm người đại diện cho giai cấp mình, bảo vệ lợi ích của giai cấp mình. Bản chất nhà nước có hai thuộc
tính: tính xã hội và tính giai cấp cùng tồn tại trong một thể thống nhất không thể tách rời và có quan hệ
biện chứng với nhau. Tính giai cấp là thuộc tính cơ bản, vốn có của bất kỳ nhà nước nào. Nhà nước ra đời
trước hết phục vụ lợi ích của giai cấp thống trị; tính xã hội của nhà nước thể hiện ở chỗ nhà nước là đại
diện chính thức của toàn xã hội, và ở mức độ này hay mức độ khác nhà nước thực hiện bảo vệ lợi ích cơ
bản, lâu dài của quốc gia dân tộc và công dân mình.
Câu 6
Theo Nghị định, Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý
nhà nước về các lĩnh vực đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất, môi trường, khí tượng
thủy văn, biến đổi khí hậu, đo đạc và bản đồ, quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và
hải đảo, viễn thám, quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Cơ quan thuộc Chính phủ do Chính phủ thành lập, có chức năng phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước của
Chính phủ; thực hiện một số dịch vụ công có đặc điểm, tính chất quan trọng mà Chính phủ phải trực tiếp
chỉ đạo. Cơ quan thuộc Chính phủ chịu sự quản lý nhà nước của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
Câu 1: Có quan điểm cho rằng: “Mọi hành vi trái pháp luật đều bị coi là hành vi vi phạm pháp luật”.
Hãy cho biết quan điểm đó đúng hay sai? Vì sao?
 SAI. Không phải tất cả hành vi trái pháp luật đều là vi phạm pháp luật. Vì chỉ có hành vi
trái pháp luật nào được do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, có lỗi và
xâm hại đến quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ.
Dấu hiệu trái pháp luật mới chỉ là biểu hiện bên ngoài của hành vi. Để xác định hành vi vi phạm
pháp luật cần xem xét cả mặt chủ quan của hành vi, nghĩa là xác định trạng thái tâm lý của người
thực hiện hành vi đó, xác định lỗi của họ. Bởi vì nếu một hành vi được thực hiện do những điều
kiện và hoàn cảnh khách quan và chủ thể không thể ý thức được, từ đó không thể lựa chọn được
cách xử sự theo yêu cầu của pháp luật thì hành vi đó không thể coi là có lỗi, không thể coi là vi
phạm pháp luật. Bên cạnh đó hành vi trái pháp luật của những người mất trí (tâm thần), trẻ em
(chưa đến độ tuổi theo quy định của pháp luật) cũng không được coi là vi phạm pháp luật vì họ
không có khả năng nhận thức điều khiển được hành vi của mình.
Như vậy, hành vi vi phạm pháp luật trước hết phải là hành vi trái pháp luật, nhưng hành vi trái
pháp luật chưa chắc đã là hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 2: Các khẳng định sau đây là đúng hay sai? Giải thích?
1. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân xuất hiện đồng thời tại thời điểm cá
nhân được sinh ra.
 SAI. Vì chỉ có năng lực pháp luật xuất hiện từ khi cá nhân được sinh ra và mất đi khi
cá nhân đó chết. Trong khi đó, năng lực hành vi xuất hiện khi cá nhân đạt đến một độ
tuổi nhất định và có trí tuệ phát triển bình thường. Cá nhân hiểu và làm chủ được hành
vi của mình khi xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự, tự chịu trách nhiệm về
những hành vi đó.
2. Phương pháp quyền uy phục tùng luôn được áp dụng trong những quan hệ pháp luật mà
một bên là Nhà nước.
 Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh mà mỗi 1 ngành luật có 1 pp điều chỉnh riêng. pp điều
chỉnh của PL gồm 2 loại là mệnh lệnh - sử dụng khi chủ thể tham gia không có địa vị
ngang bằng nhau (Hành chính và hình sự) và tự thoả thuận - sử dụng khi chủ thể tham gia
có địa vị ngang nhau (Dân sự, trong đó bao gồm các lĩnh vực kinh doanh thương mại, lao
động, hôn nhân gia đình, giao dịch dân sự). Đối với QHPL mà 1b là NN thì sẽ sử dụng
ppđc mang tính chất mệnh lệnh. QHPL hành chính sẽ được điều chỉnh bởi pp mệnh lệnh -
phục tùng. QHPL hình sự có ppđc là mệnh lệnh - quyền uy.
Tuy nhiên vẫn có nhưng QHPL mà 1b tham gia là nhà nước có ppđc là pp tự thoả thuận như: Đấu
giá ts thuộc về NN, NN tổ chức đấu thầu,... các quan hệ này k có ppđc là quyền uy - phục tùng.
Câu 3: Các khẳng định sau là đúng hay sai?
1. Mọi quyết định của Thủ tướng Chính phủ đều là văn bản quy phạm pháp luật.
 SAI. Theo luật ban hành Văn bản quy phạm pháp luật thì quyết định của thủ tướng
cũng là một hình thức của văn bản pháp luật. Tuy nhiên, không phải quyết định nào
của Thủ tướng cũng là văn bản pháp luật mà có quyết định là quyết định cá biệt hoặc
nội bộ, không phải là văn bản quy phạm pháp luật như quyết định bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức Thứ trưởng và chức vụ tương đương; phê chuẩn việc bầu cử các
thành viên Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; miễn nhiệm, điều
động, cách chức Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương; phê chuẩn việc miễn nhiệm, bãi nhiệm các thành viên khác của Uỷ
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương,...
2. Mọi quan hệ phát sinh trong đời sống xã hội đều là quan hệ pháp luật.
 SAI. Quan hệ pháp luật chỉ là một trong số những quan hệ phát sinh trong đời sống xã
hội. Các quan hệ phát sinh trong đời sống xã  hội chỉ đơn thuần là quan hệ xã hội, thể
hiện các mối quan hệ rộng giữ cá nhân với cá nhân, cá nhân với tổ chức trong đời
sống, sinh hoạt. Quan hệ này tồn tại một cách khách quan, được điều chỉnh tổng thể
bởi các quy phạm đạo đức, quy phạm xã hội, phong tục tập quán và đảm bảo thực hiện
bằng dư luận xã hội hoặc biện pháp đặc thù của các tổ chức. Để trở thành quan hệ
pháp luật, các quan hệ xã hội phải được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật khác
nhau, xác lập, phát triển, tồn tại hay chấm dứt dựa trên quy định của pháp luật, các bên
tham gia vào quan hệ đó là những chủ thể có quyền chủ thể và nghĩa vụ pháp lý phát
sinh được pháp luật quy định và Nhà nước sẽ bảo đảm thực hiện.
Câu 4: Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích?
1. Một sự kiện pháp lý có thể là cơ sở làm xác lập, thay đổi, chấm dứt nhiều quan hệ pháp
luật.
 ĐÚNG. Sự kiện pháp lý là những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống được dự kiến trong
quy phạm pháp pháp luật gắn với việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp
luật cụ thể khi chúng diễn ra trong thự tế đời sống.
2. Một quan hệ xã hội không thể cùng bị điều chỉnh bởi quy phạm pháp luật và quy phạm xã
hội.
 Nhận định sai. Các quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy phạm xã hội và các quy
phạm pháp luật. Bởi lẽ các quy phạm xã hội có thể được thể chế hóa và đưa lên thành các
quy phạm pháp luật. Tuy nhiên, không phải quy phạm xã hội nào cũng trở thành luật. Tồn
tại xã hội quyết định ý thức xã hội cho nên các quy tắc ứng xử được coi là các chuẩn mực
đạo đức đó không nhất thiết phải được xem là pháp luật mà nó song song tồn tại trong xã
hội.
Câu 5:  Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích ngắn gọn?
1. Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa là người đứng đầu nhà nước, vừa
là người đứng đầu Chính phủ.
 SAI. Theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 86 quy định:
“Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.” . Tuy nhiên, theo Hiến pháp nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Điều 95 quy định, người đứng đầu Chính phủ chính là
Thủ tướng Chính phủ.
2. Chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự là mọi cá nhân, tổ chức.
 SAI. Các cá nhân, tổ chức để được công nhận là chủ thể trong quan hệ pháp luật phải
có đầy đủ năng lực chủ thể, bao gồm: năng lực pháp luật và năng lực hành vi, tức là
phải có khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp
luật.
Câu 6: Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích?
1. Mọi sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội đều là sự kiện pháp lý.
 SAI. Sự kiện pháp lý là những sự kiện trong số các sự kiện xảy ra trong thực tế, là bộ
phận của chúng. Thông thường, một sự kiện thực tế được coi là sự kiện pháp lý chỉ khi
chúng được pháp luật quy định. Cùng một sự kiện pháp lí nhưng có thể làm phát sinh
quan hệ pháp luật này đồng thời có thể làm thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật khác.
2. Văn bản quy phạm pháp luật không thể điều chỉnh những quan hệ xã hội xuất hiện trước
khi văn bản đó được ban hành.
 SAI. Luật 80/2015/QH13 về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Điều 152. Hiệu
lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật đã cho biết: Trong trường hợp thật
cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ chức,
cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp
luật của cơ quan trung ương được quy định hiệu lực trở về trước. Vì thế, văn bản quy
phạm pháp luật hoàn toàn có khả năng điều chỉnh những quan hệ xã hội xuất hiện
trước khi văn bản đó được ban hành trong những trường hợp thật sự cần thiết.
Câu 1:
1. Pháp luật là tiêu chuẩn (chuẩn mực) duy nhất đánh giá hành vi của con người.
→ Sai.
Trước hết, pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể
Ngoài PL còn rất nhiều những chuẩn mực khác: Đạo đức chẳng hạn.
 Đạo đức là những quy tắc xử sự của con người của tập thể và của cộng đồng được hình
thành trên cơ sở quan niệm về cái thiện cái ác, về sự công bằng, về nghĩa vụ, lương tâm,
danh dự, nhân phẩm và về những phạm trù khác thuộc đời sống tinh thần của xã hội. Đạo
đức, một khi đã trở thành niềm tin nội tâm thì sẽ được các cá nhân, các nhóm xã hội tuân
theo một cách tự giác.
2. Những quan hệ pháp luật mà Nhà nước tham gia với tư cách chủ thể thì luôn là quan
hệ mang tính chất quyền lực phục tùng
→ Đúng
Vì khi tham gia vào 1 quan hệ PL nào đó, ý chí của các bên tham gia phải phù hợp với ý chí nhà nước qua
các quy phạm PL ở mỗi ngành luật cụ thể.
nhà nước có nghĩa vụ đảm bảo thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý phát sinh được PL quy định của các
bên tham gia quan hệ xã hội. Việc đảm bảo này thậm chí còn được nhà nước thực hiện bằng các biện
pháp cưỡng chế thi hành. Vì thế khi nói những QHPL mà nhà nước tham gia với tư cách chủ thể thì là
quan hệ mang tính chất quyền lực phục tùng về nghĩa vụ pháp lý được PL quy định trong các văn bản quy
phạm PL. Họ phải xử sự theo quy định và chịu trách nhiệm trước PL.
Mà PL do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện, nên việc chấp hành trong khuôn khổ PL là việc
áp dụng tất yếu cho các bên tham gia QHXH nhằm đảm bảo trật tự an toàn cho xã hội, phục vụ lợi ích
cho các chủ thể tham gia, trong đó có nhà nước.
Câu 2:
1. Tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước trong bộ máy nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam đều do nhân dân cả nước bầu ra
→ Đúng. Vì:
Khoản 1 Điều 7 Hiến pháp 2013 quy định:
“Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc phổ
thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.”
Cơ quan quyền lực nhà nước  gồm Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Đây là các cơ quan đại diện
của nhân dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra theo nguyên tắc bầu cử phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và
bỏ phiếu kín. Ở Việt Nam, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp được gọi là cơ quan quyền lực nhà
nước.
Cơ quan quyền lực nhà nước là Cơ quan do nhân dân trực tiếp bầu ra để thay mặt nhân dân thực hiện
quyền lực nhà nước. Các cơ quan quyền lực nhà nước đại biểu cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân,
được cấu thành từ những đại biểu ưu tú đại diện cho công nhân, nông dân, trí thức, các dân tộc, tôn giáo,
các thành phần xã hội khác trong cả nước hay từng địa phương.
2. Trong bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Quốc hội được quyền
ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật
→ Sai. Vì: Theo Chương I, Luật số 17/2008/QH12 của Quốc hội : Luật Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật, có nhiều văn bản quy phạm pháp luật như: lệnh, quyết định, nghị định, thông tư,... đều không
do Quốc hội ban hành:
“Điều 2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.
2. Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
4. Nghị định của Chính phủ.
5. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
6. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Toà án nhân dân
tối cao.
7. Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
9. Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.
10. Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương
của tổ chức chính trị - xã hội.
11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối
cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
12. Văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.”
Câu 3:
1. Tất cả các cơ quan quyền lực nhà nước trong bộ máy Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam đều do nhân dân cả nước bầu ra (như câu trên)
2. Chế tài của quy phạm pháp luật là trách nhiệm pháp lý
→ Sai
Trách nhiệm pháp lí là hậu quả bất lợi mà chủ thể pháp luật phải gánh chịu do pháp luật quy định về hành
vi vi phạm pháp luật của người đó( hoặc ng mà ng đó bảo lãnh hoặc giám hộ)
trách nhiệm pháp lý gắn liền với sự cưỡng chế của nhà nước, với việc áp dụng các chế tài do PL quy định.
Bao gồm 4 loại: Hình sự, Dân sự, Hành chính, Kỉ Luật
Chế tài:là một trong ba bộ phận của quy phạm pháp luật, xác định các hình thức của trách nhiệm pháp lý
đối với hành vi vi phạm pháp luật
Chế tài và TNPL có mối quan hệ nội dung và hình thức. Chế tài là hình thức thể hiện của trách nhiệm
pháp lý. còn TNPL là nội dung của chế tài.
Câu 4:
1. Mọi sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội đều là sự kiện pháp lý
→ Sai
Sự kiện pháp lý là sự việc nảy sinh trong cuộc sống dưới dạng một hành vi của con người hoặc một sự cố
tự nhiên được pháp luật gắn với việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật nhất định
như việc ly hôn một cặp vợ chồng đưa đến việc chia tài sản và giao con cho một người nuôi hoặc sự cố
bão lụt làm sập cầu làm ách tắc ô tô vận tải không thể vận chuyển đưa hàng đến đúng giờ theo hợp đồng
đã ký kết.
Sự kiện pháp lý phải là một sự kiện có thật trong thực tế, nhưng một sự kiện có thật chỉ có thể trở thành
sự kiện pháp lý khi được pháp luật quy định mà trở thành cơ sở làm nảy sinh quan hệ pháp luật.
2. Văn bản quy phạm pháp luật không thể điều chỉnh những quan hệ xã hội xuất hiện
trước khi văn bản đó được ban hành
(Nguồn: Linh Giang)
Khẳng định SAI.
Về nguyên tắc, văn bản quy phạm pháp luật chỉ có hiệu lực điều chỉnh những quan hệ xã hội phát
sinh từ thời điểm có hiệu lực trở về sau. Nói một cách khác, thông thường văn bản quy phạm pháp
luật không có hiệu lực trở về trước (hiệu lực hồi tố).
TUY NHIÊN, trong một số những trường hợp “thật cần thiết”, VBQPPL được quy định hiệu lực
trở về trước.
Trích Khoản 1, Điều 125 về Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật: “Chỉ trong
trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ
chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật
của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước.”
Câu 5:
1. Các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính chỉ áp dụng đối với cá nhân thực hiện hành
vi vi phạm hành chính
→ Đúng. Vì: Khoản 2, Điều 2, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định:
Biện pháp xử lý hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật
tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa
vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Thẩm quyền áp dụng hình phạt trong luật hình sự thuộc về mọi cơ quan nhà nước
→ Sai
- Hình phạt chỉ do Tòa án nhân danh nhà nước quyết định để áp dụng trên cơ sở của bản án. Bản án của
tòa án có thẩm quyền xác định hình phạt cụ thể đối với người phạm tội.Dựa vào bản án và Tòa án có thể
tuyên một người có thể bị hình phạt như: Phạt cải tạo, cải tạo không giam giữ, tử hình, phạt tù chung thân

Cơ quan duy nhất có thẩm quyền quyết định áp dụng hình phạt là Tòa án. Tòa án ở đây phải được hiểu là
Tòa án có thẩm quyền đối với từng vụ án cụ thể theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Như vậy so
với các biện pháp chế tài trong các lĩnh vực pháp luật khác thì chủ thể có quyền áp dụng hình phạt là ít
nhất, ít hơn rất nhiều so với chủ thể có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và điều đó cũng dẫn đến
một hệ quả là quy trình để đưa ra biện pháp chế tài là hình phạt cũng sẽ khó khăn hơn do tính chất phức
tạp và hậu quả pháp lý mà nó mang lại.
Câu 6:
Có quan điểm cho rằng: “Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan thuộc chính phủ”. Hãy cho biết quan
điểm đó đúng hay sai? Vì sao?
→ Sai. Vì theo Nghị định số: 69/2017/NĐ-CP ngày 25/5/2017 của Chính phủ Quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo được trích dẫn như sau:
“Điều 1. Vị trí và chức năng
Bộ Giáo dục và Đào tạo là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với giáo
dục mầm non, giáo dục phổ thông, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục đại học và các cơ sở
giáo dục khác về: Mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh và văn bằng, chứng
chỉ; phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; bảo đảm
chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của bộ.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-
CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của bộ, cơ quan ngang bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:...”
Câu 1: Phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm hình sự (tội phạm)
a.        Tính chất:
   - Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự, do người có năng lực
TNHS cố ý hoặc vô ý xâm phạm các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
   - Vi phạm hình sự là các hành vi trái pháp luật do các cá nhân, tổ chức có năng lực hình sự cố ý hoặc vô
ý xâm hại quy tắc nhà nước trong các lĩnh vực đời sống xã hội mà không phải là tội phạm và theo quy
định của pháp luật phải sử phạm hành chính
   - Vi phạm hành chính không gây nguy hiểm cho xã hội cao như tội phạm.
 
Khác:
  + Thủ tục xử lý vi phạm hành chính gồm thủ tục đơn giản và thủ tục đầy đủ được tiến hành đa phần
nhanh chóng có thể ngay sau khi vi phạm xảy ra còn thủ tục xử lí vi phạm hình sự được tiến hành theo
trình tự đặc biệt theo quy định đặc biệt mà cơ quan tố tụng phải thực hiện thường mất nhiều thời gian hơn
nhiều so với thủ tục xử lí vi phạm pháp luật hành chính.
  + Thời hạn ra quyết định xử phạt hành chính ngắn đối với vụ việc phức tạp là 30 ngày,nếu cần xác minh
thêm cũng cần 30 ngày nữa.Thời hạn ra quyết định xử phạt hình xử phạt hình sự lâu hơn nhiều tùy thuộc
vào tình tiết vụ án.
 
b.        Văn bản quy định:
 - Tội phạm quy định trong bộ luật hình sự,hành vi nào là hành vi phạm tội được bộ luật hình sự quy định
 - Vi phạm hành chính được quy định trong pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính
 
c.        Đối tượng xâm hại:
 - Tội phạm:chủ yếu xâm hại trong các lĩnh vực của xã hội
 - Vi phạm hành chính:các vi phạm chủ yếu xảy ra trong các lĩnh vực của quản lí nhà nước,trật tự quản lý
nhà nước trên mọi đời sống xã hội
 
d.        Hình thức xử lý:
 - Tội phạm: có hình thức tăng nặng và giảm nhẹ được áp dụng trong quyết định hình phạt
 - Vi phạm hành chính không có hình thức tăng nặng giảm nhẹ
 
e.        Chủ thể:
 - Chủ thể của tội phạm không phải là tổ chức vì không có năng lực trách nhiệm hình sự và không áp
dụng được hình phạt với tổ chức
 - Chủ thể của vi phạm của vi phạm hành chính có thể là tổ chức
 
f.         Tiền án, tiền sự
- Vi phạm hình sự: người phạm tội có bản án xét xử của Toà án thì bị xem là có tiền án
- Vi phạm hành chính: bị ghi tiền sự nếu vi phạm các hành vi có tính chất hình sự nhưng chưa đến mức
truy cứu trách nhiệm hình sự
 
g.        Chế tài xử lý
- Vi phạm hình sự: có các hình phạt hạn chế quyền tự do thậm chí tước đi quyền sống của con người
- Vi phạm hành chính: không có các chế tài hạn chế quyền tự do của con người
 
Câu 2:  Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành một văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về chức trách,
tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn. Hãy cho biết:
a. Văn bản đó của Bộ trưởng Bộ Nội vụ được ban hành dưới hình thức pháp lý nào? Vì sao?
b. Hãy viết ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật đó (Tự giả định về số và năm ban hành văn
bản)
a. Văn bản của Bộ trưởng Bộ Nội vụ được ban hành dưới hình thức pháp lý là thông tư vì:
- Xét về thẩm quyền: Theo khoản 8, điều 4, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định Bộ
trưởng được ban hành thông tư.
- Xét về mục đích: Mục đích của văn bản là “Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể và tuyển dụng
công chức xã, phường, thị trấn” là phù hợp với nội dung quy định tại khoản 2, điều 24 của Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật 2015.
 
b. Kí hiệu của văn bản (Theo điểm c, khoản 3, điều 10 của Luật văn bản quy phạm pháp luật 2015):
Thông tư số 17/2019/TT-BNV
 
Câu 3: A sinh ngày 25/11/2004, vào ngày sinh nhật năm 2019 A được bố mẹ tặng cho một chiếc xe
đạp địa hình có giá trị 10 triệu đồng. Ngày 30/11/2019 A đã thỏa thuận đổi chiếc xe đạp trên cho B
(sinh 12/01/2001) để lấy một chiếc điện thoại Iphone 8 (trị giá khoảng 10 triệu đồng)
 
Sau khi biết A đã đổi xe cho B, bố mẹ A không đồng ý và yêu cầu B trả lại xe cho A. Tuy nhiên, B
không đồng ý với yêu cầu của bố mẹ A.
 
Hãy cho biết: Yêu cầu của bố mẹ A có hợp pháp hay không? Vì sao?
Yêu cầu của bố mẹ A là hợp pháp bởi bố mẹ A (đã đủ 18 tuổi) chính là chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe
với đủ ba nội dung của quyền sở hữu: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. A khi chưa
đủ 18 tuổi chỉ là người được ủy quyền quyền chiếm hữu và sử dụng. Trong trường hợp trên, nếu như A và
B chỉ thỏa thuận bằng lời nói, không có giấy tờ thì việc bố mẹ A yêu cầu là hoàn toàn hợp pháp bởi họ là
người có quyền định đoạt chiếc xe chứ không phải A – người có thoả thuận với B.
 
Câu 4: Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích?
1. Mọi quan hệ giữa Tòa án với các cá nhân, pháp nhân đều là quan hệ pháp luật hình sự.
2. Mọi sự kiện nảy sinh trong đời sống xã hội đều là sự kiện pháp lý.
1. Khẳng định SAI. Không phải mọi mối quan hệ giữa Tòa án và cá nhân, pháp nhân đều là quan hệ hình
sự. Thông thường, đó là những mối quan hệ tố tụng, trên nhiều lĩnh vực dân sự, hành chính, lao động, hôn
nhân gia đình,…
 
2. Khẳng định SAI. Không phải mọi sự kiện nảy sinh trong đời sống đều là sự kiện pháp lý. Thông
thường, một sự kiện thực tế được coi là sự kiện pháp lý chỉ khi chúng được pháp luật quy định. Cùng một
sự kiện pháp lý nhưng có thể làm phát sinh quan hệ pháp luật này đồng thời có thể làm thay đổi, chấm dứt
quan hệ pháp luật khác.
SLIDE 22
Câu 1 (3 điểm): 
Giải thích: Bệnh viện Bạch Mai là một pháp nhân vì đủ các điều kiện để một tổ chức trở thành pháp nhân
được quy định tại Điều 74 của Bộ luật dân sự 2015, bao gồm:
- Được thành lập theo quy định của pháp luật: Bệnh viện Bạch Mai được thành lập hợp pháp tại Sở Kế
hoạch và Đầu tư TP Hà Nội, được Bộ Y tế cấp phép hoạt động.
 - Có cơ cấu tổ chức chặt chế: Bộ máy của Bệnh viện Bạch Mai được tổ chức thành nhiều đơn vị: khoa,
trung tâm, viện nghiên cứu, phòng, ban,... Quản lý cấp cao nhất là giám đốc bệnh viện, giúp việc cho
giám đốc là các phó giám đốc; mỗi đơn vị đều có người quản lý như các trưởng, phó phòng giám đốc,
phó giám đốc các trung tâm, viện trưởng, viện phó trưởng khoa, phó khoa,...
 - Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình: Tài sản
của bệnh viện do Nhà nước đầu tư, giao cho bệnh viện quản lý và sử dụng hoặc tự bệnh viện đầu tư, mua
sắm như các trang thiết bị, dụng cụ y tế, giường bệnh,...; Các khoản thu nhập từ các hoạt động dịch vụ
của bệnh viện,... Bệnh viện Bạch Mai tự chịu trách nhiệm bằng những tài sản nêu trên.
 - Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập: Bệnh viện Bạch Mai có con dấu, mã số
thuế và các tài khoản ngân hàng riêng. Trong quan hệ với các chủ thể khác, bệnh viện Bạch Mai tham gia
với tư cách là một chủ thể độc lập, ví dụ như trong quan hệ hợp đồng lao động, bệnh viện Bạch Mai là
một bên chủ thể của hợp đồng với tư cách là người sử dụng lao động.
Câu 2 (3 điểm)
Giải thích: Tòa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết vụ việc khiếu kiện quyết định hành chính theo
Khoản 1, Điều 30, Luật tố tụng hành chính 2015.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án cấp huyện tại thành phố H, nơi có cùng địa giới hành chính với
Chi cục Hải quan cảng Đ theo Khoản 1, Điều 31, Luật tố tụng hành chính 2015.
Câu 3 (2 điểm) 
Giải thích:
- 1. Văn bản của Chính phủ được ban hành dưới hình thức pháp lí là Nghị định vì - Xét về thẩm quyền
ban hành: Chính phủ có thẩm quyền ban hành Nghị định theo Khoản 4, Điều 4 của Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật 2015. - Xét về mục đích ban hành: Văn bản “Quy định chi tiết và hướng dẫn biện
pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế” phù hợp với quy định tại điều 19, Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật 2015 về Nghị định của Chính phủ.
 - 2. Viết ký hiệu văn bản: Dựa vào cách viết số ký hiệu của Nghị định được quy định tại điểm c, khoản 3
Điều 10, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015: Nghị định số 10/2017/NĐ-CP
Câu 4 (2 điểm)
 Ý 1: khẳng định sai vì không phải mọi cơ quan quyền lực nhà nước đề do nhân dân trực tiếp bầu ra, nhân
dân chỉ trực tiếp bầu ra cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương để đại diện cho mình bầu ra cơ quan
quyền lực trung ương
Ý 2 :  Khẳng định SAI. Không phải mọi mối quan hệ giữa nhà nước với cá nhân và pháp nhân là quan hệ
hành chính. Mối quan hệ này rất đa dạng, có thể là quan hệ dân sự (ví dụ, nhà nước là một bên chủ thể
của hợp đồng thuê đất); quan hệ hình sự (quan hệ giữa nhà nước với người phạm tội),... Mối quan hệ giữa
nhà nước và cá nhân và pháp nhân là quan hệ hành chính khi quyền và nghĩa vụ của các bên trong mối
quan hệ liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước.
Đề trang 23
Câu 1:
- Pháp nhân là gì: Pháp nhân là tổ chức có đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật để tham gia
quan hệ pháp luật với tư cách là chủ thể trực tiếp
-Điều kiện để một tổ chức có tư cách pháp nhân
Theo điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được công nhận là có tư cách pháp nhân khi đủ 4 điều
kiện sau:
+ Tổ chức phải được thành lập theo quy định của pháp luật
Pháp nhân không phải là một người (một cá nhân) mà phải là một tổ chức. Tổ chức này được cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập. Vì thế tổ chức đó được công nhận là có tư
cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận thành lập.
 
+ Tổ chức phải có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
Theo điều 83 Bộ luật dân sự 2015, pháp nhân phải là một tổ chức có cơ cấu quản lý chặt chẽ:
“1. Pháp nhân phải có cơ quan điều hành. Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan điều hành của
pháp nhân được quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân.
2. Pháp nhân có cơ quan khác theo quyết định của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.”
Như vậy một tổ chức muốn trở thành pháp nhân phải có điều lệ hoặc quyết định thành lập pháp nhân.
Trong điều lệ và quyết định thành lập phải có quy định cụ thể về tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ
quan điều hành pháp nhân.
 
+ Tổ chức có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình
Pháp nhân là tổ chức độc lập để xác lập quyền và nghĩa vụ trong hoạt động của nó, nên bắt buộc phải có
tài sản độc lập. Có tài sản độc lập mới có thể tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình đối với các giao
dịch, quyền và nghĩa vụ mà nó xác lập.
 
+ Tổ chức có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập
Tổ chức có thể nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập là một trong những điều
kiện quan trọng để có tư cách pháp nhân.
Vì pháp nhân là một tổ chức độc lập, được quyền giao dịch, xác lập quyền và nghĩa vụ nên bắt buộc nó có
thể tự nhân danh chính mình.
Pháp nhân có quyền nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật thông qua người đại diện theo
pháp luật.
- Các loại pháp nhân:
+ Pháp nhân thương mại:
1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia
cho các thành viên.
2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật
dân sự, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
+ Pháp nhân phi thương mại:
1. Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi
nhuận thì cũng không được phân chia cho các thành viên.
2. Pháp nhân phi thương mại bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi thương mại khác.
3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân phi thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ
luật dân sự, các luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Câu 2:
- Công ty A có quyền yêu cầu giải trình đối với người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt
Điều 61 luật xử lý vi phạm hành chính có nêu:
- Đối với hành vi vi phạm hành chính mà pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử
dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc áp dụng mức
phạt tiền tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi đó từ 15.000.000 đồng trở lên đối với cá nhân, từ
30.000.000 đồng trở lên đối với tổ chức thì cá nhân, tổ chức vi phạm có quyền giải trình trực tiếp hoặc
bằng văn bản với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Người có thẩm quyền xử phạt có
trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của cá nhân.
- Đối với trường hợp giải trình bằng văn bản, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản giải
trình cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn không quá 05 ngày, kể từ ngày
lập biên bản vi phạm hành chính.
- Đối với trường hợp giải trình trực tiếp, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải gửi văn bản yêu cầu
được giải trình trực tiếp đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 02 ngày làm
việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính.
Câu 3:
-        Các quan hệ pháp luật phát sinh từ tình huống là quan hệ pháp luật hình sự
-        Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật phát sinh từ sự việc:
+ chủ thể của vi phạm là anh/chị A
+ lỗi ở đây là lỗi cố ý trực tiếp
+ động cơ ở đây là A trả thù do có mẫu thuẫn từ trước với B
+ mục đích vi phạm pháp luật của A là muốn gây thương tích cho B và gia đình B để dằn mặt
 
Câu 4:
1. Khẳng định này là sai vì trong thực tiễn xây dựng pháp luật, phần lớn các quy phạm pháp luật được xây
dựng từ hai bộ phận là giả định - quy định hoặc giả định - chế tài. Trừ một số quy phạm pháp luật đặc biệt
như quy phạm định nghĩa, quy phạm xác định nguyên tắc, còn hầu hết các quy phạm pháp luật khác đều
phải có phần giả định. Bởi nếu không có phần giả định thì không thể xác định được quy phạm pháp luật
này áp dụng cho ai, trong trường hợp nào hoặc với điều kiện nào. Các quy phạm pháp luật hiến pháp
thông thường chỉ có phần giả định và quy định, còn các quy phạm pháp luật phần riêng của Bộ luật hình
sự thường chỉ có phần giả định và chế tài.
2. Khẳng định này cũng sai vì quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với cá nhân hay pháp nhân không nhất
thiết phải là quan hệ pháp luật hành chính. Đó có thể là quan hệ dân sự, quan hệ lao động,….. Ví dụ như
một cơ quan nhà nước mua sắm các trang thiết bị để phục vụ công việc của cơ quan đó với người dân thì
đó là quan hệ dân sự, dựa trên sự thỏa thuận, bình đẳng.      
 Đề trang 24
Câu 1:
Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất bởi vì theo quy định của Hiến pháp, ở nước ta, tất cả
quyền lực thuộc về Nhân dân. Nhân dân là chủ thể của quyền lực nhà nước. Quốc hội do Nhân dân bầu
ra, là cơ quan nhà nước cao nhất thực hiện quyền lực của Nhân dân.
Quốc hội là cơ quyền lực nhà nước cao nhất còn thể hiện ở chức năng của Quốc hội. Theo quy định của
Hiến pháp, Quốc hội là cơ quan thực hiện quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi
luật. Bằng việc làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản nhất, quan
trọng nhất về hình thức và bản chất của Nhà nước; ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền và nghĩa
vụ cơ bản của công dân; quy định các nội dung cơ bản về chế độ kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa
học, công nghệ, môi trường, bảo vệ Tổ quốc và về tổ chức bộ máy nhà nước.
Bằng việc làm luật và sửa đổi luật, Quốc hội điều chỉnh các quan hệ xã hội trong từng lĩnh vực của đời
sống xã hội. Bên cạnh đó, Quốc hội là cơ quan có quyền quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước,
đó là những chủ trương lớn, những vấn đề quốc kế dân sinh, những chính sách cơ bản về đối nội và đối
ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước.
Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. Không một cơ quan
nào đứng trên Quốc hội trong xem xét, đánh giá việc thi hành Hiến pháp, luật - những văn bản mà chỉ
Quốc hội mới có quyền ban hành. Các cơ quan do Quốc hội thành lập và người giữ các chức vụ do Quốc
hội bầu, phê chuẩn phải chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước Quốc hội và chịu sự giám sát của Quốc
hội.
Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân được thể hiện ở các mặt sau đây:
- Trước hết về cách thức thành lập, Quốc hội là cơ quan do cử tri cả nước bầu ra theo nguyên tắc phổ
thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Quốc hội đại diện cho ý chí và nguyện vọng của Nhân dân cả
nước, được Nhân dân tin tưởng uỷ thác quyền lực nhà nước, thay mặt Nhân dân quyết định những vấn đề
trọng đại của đất nước và chịu trách nhiệm trước Nhân dân cả nước.
- Về cơ cấu tổ chức, đại biểu Quốc hội là yếu tố cơ bản và quan trọng nhất cấu thành Quốc hội. Đại biểu
Quốc hội là những công dân ưu tú trong mọi lĩnh vực hoạt động của Nhà nước và xã hội, đại diện cho các
tầng lớp Nhân dân và các dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Quốc hội là hình ảnh của khối đại đoàn
kết toàn dân, là biểu trưng sức mạnh trí tuệ của cả dân tộc Việt Nam.
- Chức năng và nhiệm vụ của Quốc hội được quy định toàn diện trên các lĩnh vực: lập hiến, lập pháp,
giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, nhằm phục vụ cho lợi ích chung của
toàn thể Nhân dân.
 
Câu 2:
Theo điều 7 luật khiếu nại năm 2011 thì công ty A sẽ khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp công ty A không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền
khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng bộ xây dựng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định
của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp công ty A không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn
quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy
định của Luật tố tụng hành chính.
Câu 3:
- A đi xe máy gây tai nạn cho B chấn thương nặng phát sinh:
+ quan hệ pháp luật dân sự ( thỏa thuận đền bù giữa hai bên)
+ quan hệ pháp luật hình sự ( do A vi phạm quy định luật giao thông đường bộ )
- Chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự là A và B
- Chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự là nhà nước và A
Câu 4:
1. Sai vì văn bản pháp luật văn bản chứa quy phạm pháp luật , được ban hành theo đúng thẩm quyền,
trình tự, thủ tục quy định và luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Văn bản có chứa quy phạm pháp
luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.
2. Sai vì chủ thể của hành vi vi phạm pháp luật là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý
đã có hành vi vi phạm pháp luật. Không phải cá nhân nào từ đủ 18 tuổi cũng có năng lực trách nhiệm
pháp lý.
25
1. Phân biệt vi phạm hành chính và vi phạm hình sự (tội phạm)
 Giống nhau
 đều là hành vi vi phạm pháp luật
 chủ thể vi phạm hành chính/ vi phạm hình sự đều phải chịu trách nhiệm pháp lí
tương ứng với tính chất, mức độ, hậu quả mà hành vi của mình gây ra (theo như
được quy định trong luật)
 Khác nhau

Vi phạm hành chính Vi phạm hình sự

Khái niệm - Là hành vi có lỗi do cá - Là hành vi nguy hiểm cho xã


nhân, tổ chức thực hiện, vi hội được quy định trong Bộ luật
phạm quy định của pháp Hình sự, do người có năng lực
luật về quản lý nhà nước mà trách nhiệm hình sự hoặc pháp
không phải là tội phạm và nhân thương mại thực hiện một
theo quy định của pháp luật cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm
phải bị xử phạt vi phạm các quan hệ xã hội được luật
hành chính hình sự bảo vệ

Căn cứ pháp lí - Luật xử lí vi phạm hành - Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi,
chính 2012 bổ sung 2017)
- Luật tố tụng hành chính - Luật tố tụng hình sự 2015
2015

Cơ quan có thẩm - Tuỳ trường hợp có thể do - Toà án


quyền xử lí các đơn vị khác nhau xét xử,
mà chủ yếu thẩm quyền
thuộc về các cơ quan hành
chính Nhà nước

Thủ tục xử lí - Đa phần mang tính quyền - Bị can có thể mời luật sư tham
lực bắt buộc đơn phương từ gia bào chữa, bản án - hình phạt
đơn vị xử phạt chỉ được đưa ra khi đã có công
khai tổng hợp bằng chứng,
chứng cứ của việc vi phạm

Khách thể - Là quan hệ hành chính - Là quan hệ xã hội được luật


được pháp luật bảo vệ hình sự bảo vệ

Chủ thể - Cá nhân, tổ chức có năng - Cá nhân, pháp nhân thương


lực trách nhiệm hành chính mại

Mức độ Hình phạt - Nhẹ, chủ yếu là cảnh cáo, - Nặng, thường liên quan đến
phạt tiền,.. án phạt tù - tước tự do của
người vi phạm

Mức độ hành vi - Mức độ nhẹ hơn tội phạm - Mức độ nghiêm trọng, gây
nguy hiểm cho xã hội

Hậu quả hành vi - Được đánh giá dựa trên - Gồm có thiệt hại về vật chất
mức độ nguy hại thực tế, có (tính mạng, sức khoẻ, tiền bạc,
khả năng gây ảnh hưởng đến vật có giá trị….) và thiệt hại
xã hội, gây tổn hại về vật tinh thần (danh dự, nhân phẩm,
chất/ tinh thần cho các chủ tâm lí,...)
thể có quan hệ bị xâm phạm

Mặt khách quan - Hành vi hành động/ không - Hành vi hành động/ không
hành động vi phạm quy định hành động gây nguy hiểm cho
của pháp luật hành chính xã hội. vi phạm quy định của
pháp luật hình sự

Mặt chủ quan - Có 2 hình thức lỗi (cố ý - - Có 4 hình thức lỗi (cố ý trực
vô ý) được xử phạt như tiếp - cố ý gián tiếp - vô ý do
nhau quá tự tin - cố ý do cẩu thả) là
những yếu tố phụ cấu thành cho
việc quyết định mức độ, tính
chất nghiêm trọng của tội phạm
và từ đó kết thành mức độ xử
phạt khác nhau
2. Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành một văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về chức
trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị
1. Văn bản đó được ban hành dưới hình thức pháp lí nào? Tại sao?
2. Hãy viết kí hiệu của văn bản quy phạm pháp luật dó (tự giả định số hiệu và
năm ban hành văn bản)
1. Dựa vào căn cứ ở Điều 4, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, VB quy
phạm được ban hành bởi Bộ trưởng có tên gọi là Thông tư.
2. Giả định số hiệu thông tư: 10/2019/TT/BNV
 trong đó: 10/2019 là số hiệu ban hành và năm ban hành thông tư; TT/BNV nghĩa là
thông tư được đưa ra bởi Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
      3.        A sinh ngày 25/11/2004, vào ngày sinh nhật năm 2019 A được bố mẹ tặng
cho một chiếc xe đạp địa hình có giá trị 10 triệu đồng. Ngày 30/11/2019 A đã thoả thuận đổi
chiếc xe đạp trên cho B (sinh 12/01/2001) để lấy một chiếc điện thoại iphone 8 (trị giá khoảng
10 triệu đồng). Sau khi biết A đã đổi xe cho B, bố mẹ A không đồng ý và yêu cầu B trả lại xe
cho A. Tuy nhiên, B không đồng ý với yêu cầu của bố mẹ A.
Hãy cho biết: Yêu cầu của bố mẹ A có hợp pháp không? Vì sao?
 Yêu cầu của bố mẹ A là bất hợp pháp. Bởi tại thời điểm A thực hiện trao đổi với B, A đã
đủ 18 tuổi. Mà theo căn cứ pháp luật, trừ khi có quy định khác, người từ đủ 15 tuổi trở lên
có quyền xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự (trong trường hợp này là trao đổi xe đạp
để lấy iphone 8, có sự đồng thuận của cả 2 bên) mà không cần sự đồng ý/ cho phép của
người giám hộ hợp pháp (bố mẹ A). Vì vậy, hành vi trao đổi này diễn ra là hợp pháp, bố
mẹ A không có quyền đòi lại chiếc xe đạp, và chiếc xe vốn cũng thuộc quyền sở hữu của
A, không phải bố mẹ A.
    4.        Các khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích?
1. Mọi quan hệ giữa Toà án với các cá nhân, pháp nhân đều là quan hệ pháp luật hình sự.
2. Mọi sự kiện nảy sinh trong đời sống xã hội đều là sự kiện pháp lý.
1. Khẳng định này là sai. Bởi nhiệm vụ của Toà án không chỉ đơn thuần xử lí các vi phạm
hình sự, mà còn có thẩm quyền xử lí các vụ việc pháp liên quan đến tố tụng dân sự, luật
hôn nhân gia đình,....
2. Khẳng định này là sai. Bởi sự kiện pháp lí được quy định là sự việc nảy sinh trong cuộc
sống dưới dạng một hành vi của con người hoặc một sự cố tự nhiên được pháp luật gắn với
việc làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt một quan hệ pháp luật nhất định; một sự kiện chỉ
được coi là sự kiện pháp lí khi nó thoả mãn một số yêu cầu nhất định. Các sự kiện xã hội
không làm thay đổi, phát sinh, chấm dứt quan hệ pháp luật thì không thể được coi là một
sự kiện pháp lí. Ví dụ: đám cưới/ đám tang là một sự kiện xã hội có tính chất thông báo,
chứ không đại diện, ảnh hưởng việc thay đổi tính chất của bất cứ quan hệ pháp lí nào.
những sự kiện pháp lí liên quan đến 2 sự kiện này tồn tại riêng rẽ đối với việc hình thành
sự kiện.
26
1. Trình bày về vị trí và chức năng của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương
 Chính phủ, Bộ  Cơ quan ngang Bộ được gọi là CQ quản lí nhà nước ở Trung ương.
 Hệ thống cơ quan quản lí cấp Trung ương hiện nay bao gồm Chính phủ, 18 Bộ và 4 Cơ
quan ngang Bộ. Chính phủ là Cơ quan quản lí cấp cao nhất, dưới cấp Chính phủ là cơ cấu
của Bộ và Cơ quan ngang Bộ.
 Ở Việt Nam, Chính phủ là cơ quan quản lí nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp,
là CQ chấp hành của Quốc hội, có chức năng thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm
vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước.
 Là cơ quan chấp hành của Quốc hội, Chính phủ do Quốc hội thành lập, chịu trách
nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc
hội, Chủ tịch nước; Tổ chức thực hiện Hiến pháp, Luật, nghị quyết của Quốc hội,
Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
 Là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, Chính phủ thống nhất quản lý các lĩnh
vực của đời sống xã hội trong phạm vi cả nước.
 Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối
với các ngành hoặc lĩnh vực công tác trong phạm vi cả nước. Có thể phân biệt thành Bộ
quản lí ngành và Bộ quản lí theo lĩnh vực
 Bộ quản lý theo lĩnh vực là các Bộ thực hiện việc quản lý nhà nước theo từng lĩnh
vực rộng của xã hội như tài chính, lao động, ngoại giao, nội vụ v.v.
 Bộ quản lý ngành là các Bộ thực hiện việc quản lý nhà nước đối với các ngành
kinh tế – kỹ thuật, văn hoá, xã hội như nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận
tải, giáo dục, văn hoá v.v.
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn A chuyên về xuất nhập khẩu hàng hoá. Công ty A đã bị
chi cục hải quan cảng Đ, thành phố H ra quyết định xử phạt 50 triệu đồng về hành vi
không khai báo hải quan đối với 1 lô hàng nhập khẩu, đồng thời truy thu số thuế
nhập khẩu đối với lô hàng nhập khẩu đó.
Công ty A phản đối quyết định này của chi cục Hải quan cảng Đ, thành phố H và quyết định
khiếu nại đối với quyết định đó.
Hãy cho biết: Chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại của công ty A là ai?
Giải thích rõ?
 Theo những quy định trong Luật Tố tụng hành chính, Nếu Công ty A muốn khiếu nại, với
lần đầu khiếu nại, chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận - giải quyết khiếu nại là cá nhân đã đưa
ra quyết định; hoặc Thủ trưởng cơ quan có cán bộ đã thực hiện xử phạt bị khiếu nại.
 Nếu lần đầu khiếu nại không thành, chủ thể có thẩm quyền tiếp nhận - giải quyết
khiếu nại lần 2 là Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết
khiếu nại lần đầu.
 Cụ thể trong tình huống, chủ thể có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu của Công ty A
là cán bộ (gọi là X)  công tác tại Chi cục Hải quan cảng Đ - người đã kí quyết định xử phạt
Công ty. Nếu xảy ra khiếu nại lần 2, người có thẩm quyền xử lí khiếu nại sẽ là cấp trên
trực tiếp của cán bộ X nói trên.
3. Ông A và bà B có ba con đẻ là C, D, E đều đã thành niên. Hai ông bà có một
khối tài sản chung là một ngôi nhà tại phố X, quận Y, thành phố H, có giá trị 5 tỷ vnđ và
10% vốn điều lệ của công ty cố phần Z. Ông A có con riêng là M và có bố mẹ là Q và S. Năm
2018 ông A chết.
Hãy xác định di sản thừa kế của ông A?
 Vì ông A và bà B có khối tài sản chung - coi là tài sản cả 2 người cùng đứng tên sở hữu,
thoả thuận là chung quyền sở hữu; vậy nên có thể tính ra khối tài sản của ông A có giá trị
tương đương 1 nửa khối tài sản chung: một nửa căn nhà trị giá 5 tỉ VNĐ; cùng 5% vốn
điều lệ công ty Z.
 Trong trường hợp ông A có để lại di chúc, tài sản vốn thuộc quyền sở hữu của ông A sẽ
được bàn giao lại cho những người/ đơn vị thụ hưởng thừa kế như được quy định trong di
chúc.
 Trong trường hợp ông A không để lại di chúc, những tài sản thừa kế sẽ được chia lại theo
các hàng thừa kế, với hàng đầu trong trường hợp này bao gồm bà B và 3 người con đẻ C -
D - E, con riêng M cùng với bố mẹ ruột của ông. Nếu bất cứ ai trong những người này từ
chối quyền thừa kế/ qua đời trước khi được bàn giao tài sản thừa kế thì tổng tài sản thừa kế
sẽ được chia lại cho những người còn lại. Vì luật pháp không quy định sự phân biệt về
quyền thừa kế giữa con chung - con riêng nên chỉ cần M được xác nhận là con đẻ của ông
A thì cũng có quyền thừa kế ngang với những người còn lại.
4. Các khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích?
1. Quan hệ pháp luật hành chính phát sinh giữa các cá nhân, pháp nhân bất kỳ.
2. Mọi cá nhân, pháp nhân đều là chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự
1. Khẳng định này là sai. Quan hệ pháp luật hành chính chỉ phát sinh trong quá trình quản lý
hành chính nhà nước được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật hành chính giữa các cơ
quan, tổ chức, cá nhân mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật
hành chính. Giữa các cá nhân, pháp nhân bất kì có thể tồn tại nhiều quan hệ xã hội khác
mà không liên quan đến pháp luật hành chính. Ví dụ như quan hệ mẹ - con, vợ - chồng,...
2. Khẳng định này cũng là sai. Bởi quan hệ pháp luật hình sự gồm có 2 chủ thể: chủ thể đầu
tiên là Nhà nước; và chủ thể thứ hai là cá nhân/ pháp nhân thương mại vi phạm pháp luật
hình sự. Vậy chỉ có những cá nhân, pháp nhân phạm tội mới được coi là chủ thể pháp luật
hình sự. Còn cá nhân, pháp nhân tồn tại không vi phạm đến quy định của luật hình sự
không phải là chủ thể quan hệ pháp luật hình sự. Chủ thể còn lại của quan hệ này là Nhà
nước, được hiểu là một khái niệm mang tính quyền lực, khái quát, tượng trưng, không bao
hàm tất cả các cá nhân và chủ thể được nêu tên.
Slide 27
Câu 1: Trình bày khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm pháp lý. Xác định căn cứ áp dụng trách nhiệm
pháp lý. 
 Khái niệm: Trách nhiệm pháp lý là những hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể vi phạm
pháp luật phải gánh chịu trước các chủ thể có quyền (cơ quan nhà nước, nhà chức trách,
người có quyền dân sự bị vi phạm.
 Đặc điểm: 
 Trách nhiệm pháp lý là những hậu quả pháp lý bất lợi mà nhà nước buộc chủ thể vi
phạm pháp luật phải gánh chịu.
 Trách nhiệm pháp lý luôn phát sinh trong phạm vi của quan hệ pháp luật giữa các
bên.
 Nội dung của trách nhiệm pháp lý được quy định trong phần chế tài của các quy
phạm pháp luật.
 Việc xác định trách nhiệm pháp lý phải tuân theo trình tự, thủ tục được quy định
trong văn bản quy phạm pháp luật.
 Căn cứ áp dụng trách nhiệm pháp lý:
 Trách nhiệm pháp lý chỉ được áp dụng khi đã có đầy đủ các dấu hiệu để xác định
hành vi của chủ thể đã đủ yếu tố để bị coi là vi phạm pháp luật.
 Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật:
 Khách thể của vi phạm pháp luật
 Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
 Chủ thể của vi phạm pháp luật
 Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
Câu 2: Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành một văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về chức trách, tiêu
chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn. Hãy cho biết:
a. Văn bản đó của Bộ trưởng Bộ Nội vụ được ban hành dưới hình thức pháp lý nào? Vì sao?
b. Hãy viết ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật đó (Tự giả định về số và năm ban hành văn bản)
 Văn bản của Bộ trưởng Bộ Nội vụ được ban hành dưới hình thức pháp lý là thông tư vì:
 Xét về thẩm quyền: Theo khoản 8, điều 4, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp
luật 2015 quy định Bộ trưởng được ban hành thông tư.
 Xét về mục đích: Mục đích của văn bản là “Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn
cụ thể và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn” là phù hợp với nội dung quy
định tại khoản 2, điều 24 của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.
 Kí hiệu của văn bản (Theo điểm c, khoản 3, điều 10 của Luật văn bản quy phạm pháp luật
2015): Thông tư số 17/2019/TT-BNV
Câu 3: Giống với câu 3 trang 29
Nguồn: 29-30 Khôi
Hợp pháp vì:
-           Vào ngày thực hiện trao đổi tài sản, A đã đủ 15 tuổi và B đã đủ 18 tuổi.
-           Điều 75, Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng
của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, …
     Chiếc xe đạp là tài sản riêng của A do được bố mẹ tặng.
-           Điều 76, Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý tài sản
riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
      A tự quản lý chiếc xe đạp của mình.
-           Điều 21 Bộ Luật Dân sự 2015: Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình
xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải
đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng
ý.
A có thể tự thực hiện việc trao đổi tài sản là chiếc xe đạp mà không cần sự đồng ý của bố mẹ.
 Điều 77 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định
đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu,
quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha
mẹ hoặc người giám hộ.
A có quyền tự định đoạt chiếc xe đạp của mình.
 B có đầy đủ quyền và trách nhiệm dân sự khi thực hiện trao đổi do đã đủ 18 tuổi.
Câu 4: Các khẳng định sau đây đúng hay sai? Giải thích?
1. Văn bản quy phạm pháp luật đều chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội xuất hiện sau khi văn bản đó có
hiệu lực.
2. Mọi sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội đều là sự kiện pháp lý.
1. Khẳng định SAI.
Về nguyên tắc, văn bản quy phạm pháp luật chỉ có hiệu lực điều chỉnh những quan hệ xã hội phát
sinh từ thời điểm có hiệu lực trở về sau. Nói một cách khác, thông thường văn bản quy phạm pháp
luật không có hiệu lực trở về trước (hiệu lực hồi tố).
TUY NHIÊN, trong một số những trường hợp “thật cần thiết”, VBQPPL được quy định hiệu lực
trở về trước.
Trích Khoản 1, Điều 125 về Hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật: “Chỉ trong
trường hợp thật cần thiết để bảo đảm lợi ích chung của xã hội, thực hiện các quyền, lợi ích của tổ
chức, cá nhân được quy định trong luật, nghị quyết của Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật
của cơ quan trung ương mới được quy định hiệu lực trở về trước.”
2. Khẳng định SAI.
Theo dõi bảng so sánh dưới đây:

Nội Sự kiện pháp lý Sự kiện thông thường


dung

Khái Là những điều kiện, hoàn cảnh, Là những điều kiện, hoàn cảnh,
niệm tình huống được dự kiến trong tình huống xảy ra trong đời
quy phạm pháp pháp luật gắn sống không làm phát sinh
với việc phát sinh, thay đổi hay những hậu quả pháp lý nhất
chấm dứt quan hệ pháp luật cụ định
thể khi chúng diễn ra trong thực
tế đời sống

Bản Chỉ những sự kiện gây ra những Không làm phát sinh những hậu
chất hậu quả pháp lý nhất định cho quả pháp lý.
chủ thể tham gia quan hệ pháp
luật mới là sự kiện pháp lý
Sự Phải do pháp luật điều chỉnh và Sự kiện thông thường không
điều có quy định cụ thể được pháp luật điều chỉnh. Thay
chỉnh  vào đó chúng được điều chỉnh
bởi đạo đức, phong tục tập
quán, truyền thống văn hóa,…

Đối Là các quan hệ pháp luật Là các quan hệ xã hội thông


tượng thường diễn ra trong cuộc sống
điều thường ngày.
chỉnh

Ví dụ Đăng ký kết hôn, lập di chúc, lập Đi học, 2 người yêu nhau, 2
hợp đồng… người chia tay, lì xì trong ngày
Tết,…
        Từ bảng so sánh trên có thể khẳng định không phải mọi sự kiện xảy ra trong đời sống xã hội đều là
sự kiện pháp lý.
Slide 28
Câu 1: Phân biệt hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước và hệ thống cơ quan quản lý nhà nước.

Nội Hệ thống cơ quan quyền lực Hệ thống cơ quan quản lý nhà


dung nhà nước nước

Cơ  Quốc hội: cơ quan đại  Cấp trung ương:


cấu tổ biểu cao nhất của Chính phủ, Bộ và các
chức Nhân dân, cơ quan cơ quan ngang bộ
quyền lực nhà nước  Cấp địa phương: Ủy
cao nhất của nước ban nhân dân các cấp
Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam.
 Hội đồng nhân dân:
cơ quan quyền lực nhà
nước ở địa phương

Chức  Ban hành văn bản quy  Là cơ quan hành pháp


năng phạm pháp luật đưa ra (thi hành pháp luật)
chính các vấn đề quan trọng  Là cơ quan chấp hành
của đất nước. của cơ quan quyền
 Giám sát hoạt động lực nhà nước
của các cơ quan nhà  Quản lý chung hay
nước khác. từng lĩnh vực công
tác, có nhiệm vụ thực
thi pháp luật và chỉ
đạo việc thực hiện
các chính sách, kế
hoạch của nhà nước

Vị trí Có vị trí pháp lý cao hơn cơ Vừa chịu sự kiểm tra, giám sát
quan quản lý nhà nước. của cơ quan quản lý Nhà nước
cấp trên, vừa chịu sự kiểm tra,
giám sát của cơ quan quyền lực
cùng cấp và có trách nhiệm báo
cáo cho cơ quan đó.
Câu 2: Sau bữa ăn trưa của công ty X, hơn 300 công nhân của công ty bị ngộ độc thức ăn và được đưa
vào bệnh viện cấp cứu. Được biết bữa ăn trưa của công ty X do doanh nghiệp tư nhân Z chế biến cung
cấp theo hợp đồng dịch vụ giữa công ty X và doanh nghiệp tư nhân Z. Sau khi kiểm tra các mẫu phẩm
thức ăn của doanh nghiệp tư nhân Z, cơ quan y tế đã phát hiện: thực phẩm chế biến thức ăn của doanh
nghiệp tư nhân Z không đạt tiêu chuẩn chất lượng, có chứa hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật quá 30 lần
so với mức cho phép.
Hãy xác định:
1. Các quan hệ pháp luật phát sinh từ sự kiện đó.
 2. Xác định chủ thể của từng quan hệ pháp luật.
Các quan hệ pháp luật và chủ thể của từng quan hệ pháp luật đó:
 Quan hệ HĐLĐ giữa công ty X và 300 công nhân
 Quan hệ hợp đồng dịch vụ giữa công ty X và doanh nghiệp tư nhân Z
 Quan hệ bồi thường thiệt hại giữa doanh nghiệp tư nhân Z với 300 công nhân của công ty
X
 Quan hệ xử lý hành chính hoặc hình sự về vệ sinh an toàn thực phẩm giữa doanh nghiệp tư
nhân Z với các cá nhân, cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền, tùy thuộc vào mức độ
nghiêm trọng của hành vi.
Câu 3: Ông A và bà B có ba con đẻ là C, D, E đều đã thành niên. Hai ông bà có một khối tài sản chung là
một ngôi nhà tại phố X, quận Y, thành phố H, có giá trị 5 tỷ vnđ và 10% vốn điều lệ của công ty cố phần
Z. Ông A có con riêng là M và có bố mẹ là Q và S. Năm 2018 ông A chết.
Hãy xác định di sản thừa kế của ông A?
Di sản thừa kế gồm những tài sản riêng của người chết và phần tài sản của người chết trong khối tài sản
chung với người khác, trong đó vai gồm tài sản hữu hình và những quyền tài sản.
Vậy nên di sản thừa kế của ông A là 5% vốn điều lệ và một nửa căn nhà của vợ chồng ông A.
Câu 4: Khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích?
1. Pháp luật ra đời đã thay thế hoàn toàn các quy tắc khác trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
2. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.
1. Khẳng định SAI. Vì ngoài pháp luật, các quan hệ xã hội còn được điều chỉnh bởi các quy
tắc đạo đức, tôn giáo, chính trị, phong tục, tập quán...
2. Khẳng định SAI. Hành vi trái pháp luật chỉ là một dấu hiệu cấu thành vi phạm pháp luật.
Vi phạm pháp luật xảy ra khi có đủ 4 yếu tố cấu thành: chủ thể, khách thể, mặt chủ quan,
khách quan.
SLIDE 29
 
Câu 1: (3 điểm) Trình bày về các loại chủ thể của quan hệ pháp luật. Hãy cho biết: vì sao nhà nước được
xác định là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật?
 
a. Các loại chủ thể của quan hệ pháp luật:
-           Cá nhân:
Cá nhân là cá thể người bằng xương bằng thịt, được sinh ra theo quy luật sinh tồn của loài người, có
danh tính cụ thể. Cá nhân bao gồm: công dân, người nước ngoài, người không quốc tịch.
Năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện từ khi các cá nhân được công nhận về địa vị pháp lý và
chấm dứt khi cá nhân chết đi hoặc chấm dứt tư cách chủ thể.
Năng lực hành vi của cá nhân xuất hiện từ khi cá nhân được sinh ra, nhưng được chia thành nhiều cấp
độ, phụ thuộc vào các yêu tố: độ tuổi và khả năng nhận thức của cá nhân.
Khi tham gia quan hệ pháp luật, cá nhân có thể tham gia với tư cách là chủ thể gián tiếp hoặc chủ thể
trực tiếp.
Cá nhân là chủ thể gián tiếp khi cá nhân chỉ có năng lực pháp luật, nhưng năng lực hành vi pháp luật
có thể chưa đầy đủ hoặc bị hạn chế hoặc bị mất năng lực hành vi pháp luật, phù hợp với quy định pháp
luật điều chỉnh quan hệ đó. Khi đó, việc tham gia quan hệ pháp luật của họ phải thông qua hành vi của
người khác - người đại diện cho họ (có thể là cá nhân hoặc pháp nhân).
Cá nhân là chủ thể trực tiếp của quan hệ pháp luật khi cá nhân có đủ năng lực pháp luật và năng lực
hành vi pháp luật, phù hợp với quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ đó.
 
-           Pháp nhân:
Pháp nhân là tổ chức có đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định để tham gia quan hệ pháp luật với tư
cách là chủ thể độc lập.
Các điều kiện để tổ chức là pháp nhân được quy định tại điều 74, bộ luật dân sự 2015, cụ thể là:
+ Được thành lập theo quy định của pháp luật.
+ Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ.
+ Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
+ Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Các loại pháp nhân pháp nhân gồm có: pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại.
 
b. Nhà nước được xác định là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật vì:
 
Nhà nước nắm quyền lãnh đạo thống nhất, toàn diện về chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại. Nhà nước là
người đại diện cho toàn dân và là một tổ chức chính trị – quyền lực.
– Nhà nước tự quy định cho mình các quyền trong các quan hệ mà Nhà nước tham gia, trình tự, cách thức
thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong các quan hệ đó.
– Nhà nước là chủ thể của tất cả các ngành luật trong hệ thống pháp luật của Nhà nước.
Nhà nước trực tiếp nắm quyền định đoạt tối cao đối với các tài sản mà pháp luật quy định thuộc chế độ sở
hữu toàn dân. Những tài sản có ý nghĩa quyết định đến nền tảng kinh tế của toàn xã hội, đến an ninh, quốc
phòng như: Đất đai, rừng núi, sông hồ, biển cả, các tài nguyên thiên nhiên khác.
Nhà nước giao quyền của mình cho các cơ quan nhà nước thực hiện quyền quản lí các tài sản, giao cho
các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, chính trị-xã hội các tổ chức khác, cá nhân thực hiện các quyền
chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản của Nhà nước; quy định về trình tự, giới hạn thực hiện các
quyền đó.
Nhà nước uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước tham gia vào các quan hệ dân sự, kinh tế như: Ngân hàng,
kho bạc, phát hành các kì phiếu, trái phiếu, công trái.
Nhà nước là chủ sở hữu các tài sản vô chủ, tài sản không người thừa kế, tài sản bị trưng thu, trưng mua.
Câu 2: Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành một văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn về chức trách, tiêu
chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn. Hãy cho biết:
 1. Văn bản đó của Bộ trưởng Bộ Nội vụ được ban hành dưới hình thức pháp lý nào? Vì sao?
 2. Hãy viết ký hiệu của văn bản quy phạm pháp luật đó (Tự giả định về số và năm ban hành văn bản)
 
1. Văn bản đó của Bộ trưởng Bộ Nội vụ được ban hành dưới hình thức Thông tư, vì:
 
-           Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền ban hành thông tư đó chính là: Chánh án Toà án nhân
dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng và Thủ trưởng của các cơ
quan ngang bộ
-           Bộ Nội vụ là một bộ thuộc Chính phủ có quyền hạn ban hành thông tư, quyết định, chỉ thị
và các văn bản khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; hướng dẫn, kiểm tra việc thực
hiện các văn bản đó.
-           Thông tư là một loại văn bản có nội dung và mục đích là nhằm hướng dẫn, giải thích chi
tiết, cụ thể những quy định mang tính chung chung trong các văn bản pháp luật mà nhà nước
ban hành, thông tư nằm trong phạm vi quản lý của từng ngành nhất định.
-           Bộ trưởng thể hiện được những giải pháp trong việc hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ quản
lý nhà nước của mình.
 
2. Thông tư số 01/2022/TT-BNV
 
Câu 3. A sinh ngày 25/11/2004, vào ngày sinh nhật năm 2019 A được bố mẹ tặng cho một chiếc xe đạp
địa hình có giá trị 10 triêụ đồng. Ngày 30/11/2019 A đã thoả thuận đổi chiếc xe đạp trên cho B (sinh
12/01/2001) để lấy một chiếc điện thoại iphone 8 (trị giá khoảng 10 triệu đồng).
Sau khi biết A đã đổi xe cho B, bố mẹ A không đồng ý và yêu cầu B trả lại xe cho A. Tuy nhiên, B không
đồng ý với yêu cầu của bố mẹ A.
Hãy cho biết, quan hệ đổi tài sản giữa A và B có hợp pháp không? Vì sao?
 
Hợp pháp vì:
-           Vào ngày thực hiện trao đổi tài sản, A đã đủ 15 tuổi và B đã đủ 18 tuổi.
-           Điều 75, Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Con có quyền có tài sản riêng. Tài sản riêng
của con bao gồm tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng, …
ð Chiếc xe đạp là tài sản riêng của A do được bố mẹ tặng.
-           Điều 76, Luật Hôn nhân và gia đình 2014: Con từ đủ 15 tuổi trở lên có thể tự mình quản lý
tài sản riêng hoặc nhờ cha mẹ quản lý.
ð A tự quản lý chiếc xe đạp của mình.
-           Điều 21 Bộ Luật Dân sự 2015:
Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ
giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy
định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.
ð A có thể tự thực hiện việc trao đổi tài sản là chiếc xe đạp mà không cần sự đồng ý của bố
mẹ.
-           Điều 77 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động
sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự
đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ.
ð A có quyền tự định đoạt chiếc xe đạp của mình.
-           B có đầy đủ quyền và trách nhiệm dân sự khi thực hiện trao đổi do đã đủ 18 tuổi.
 
Câu 4. Các khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích?
1. Mọi văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đều là văn bản quy phạm pháp
luật.
2. Mọi hành vi trái pháp luật đều là hành vi vi phạm pháp luật.
 
1. Sai
Giải thích:
- Theo điều 2 của luật văn bản quy phạm pháp luật 2015, để một văn bản do cơ quan nhà nước có
thẩm quyền ban hành là văn bản quy phạm pháp luật thỏa mãn các đặc điểm sau
+ văn bản quy phạm pháp luật phải do cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành
hoặc phối hợp ban hành với những hình thức do pháp luật quy định
+ Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật phải tuân theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy
định. Trình tự và thủ tục để ban hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định chặt chẽ do một
đạo luật Quốc hội ban hành
+ Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật phải có chứa các quy phạm pháp luật. Trong đó, quy
phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại
nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, các nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất
định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền ban hành.
Nhà nước đảm bảo thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật bằng các biện pháp thích hợp như
tuyên truyền, giáo dục, thuyết ohucj, các biện pháp về tổ chức, hành chính, kinh tế và trong trường
hợp cần thiết là biện pháp cưỡng chế bắt buộc thi hành
2. Sai, vì:
- Trái pháp luật là hành vi thực hiện trái với quy định của pháp luật
- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có đủ năng lực hành vi thực hiện làm xâm
hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
=> Như vậy, không phải hành vi trái pháp luật nào cũng là vi phạm pháp luật cả.
Ví dụ: Người điên giết người, thì người điên thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không phải hành vi vi
phạm pháp luật vì người đó mất năng lực hành vi.
 
SLIDE 30
Câu 1. Trình bày khái niệm, đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật? Phân biệt
văn bản quy phạm pháp luật và văn bản áp dụng quy phạm pháp luật?
 
-           Khái niệm:
Điều 2, khoản 1 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 xác định: “văn bản quy
phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành đúng thẩm quyền, hình
thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này”.
-           Đặc điểm:
+ phải do các cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền ban hành hoặc phối hợp ban hành với
những hình thức do pháp luật quy định.
+ Việc ban hành phải tuân theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.
+ chứa đựng các quy phạm pháp luật, quy tắc xử sự chung.
+ Đảm bảo thực hiện bởi nhà nước.
 
 
 
-           Phân biệt:

  VBQPPL VB áp dụng PL

Khái là văn bản có chứa quy là văn bản chứa đựng các quy tắc xử
niệm phạm pháp luật, được sự cá biệt, do cơ quan, cá nhân có
ban hành theo đúng thẩm thẩm quyền ban hành, được áp dụng
quyền, hình thức, trình một lần trong đời sống và bảo đảm
tự, thủ tục quy định thực hiện bằng sự cưỡng chế Nhà
trong Luật này. nước
(Điều 2 Luật Ban hành  
văn bản quy phạm pháp
luật năm 2015)
 

Thẩm Cơ quan nhà nước có Do các cơ quan Nhà nước có thẩm


quyền thẩm quyền ban hành quyền hoặc các tổ chức, cá nhân được
ban hành (Chương II Luật ban Nhà nước trao quyền ban hành, dựa
hành văn bản quy phạm trên các quy phạm pháp luật cụ thể để
pháp luật 2015) giải quyết một vấn đề pháp lý cụ thể.
   

Nội dung Chứa đựng các quy tắc Chứa quy tắc xử sự riêng. Áp dụng
ban hành xử sự chung được Nhà một lần đối với một tổ chức cá nhân
  nước bảo đảm thực hiện là đối tượng tác động của văn bản,
và được áp dụng nhiều nội dung của văn bản áp dụng pháp
lần trong thực tế cuộc luật chỉ rõ cụ thể cá nhân nào, tổ chức
sống, được áp dụng nào phải thực hiện hành vi gì. Đảm
trong tất cả các trường bảo tính hợp pháp (tuân thủ đúng các
hợp khi có các sự kiện văn bản quy phạm pháp luật), phù
pháp lý tương ứng xảy ra hợp với thực tế (đảm bảo việc thi
cho đến khi nó hết hiệu hành). Mang tính cưỡng chế nhà
lực.  nước cao. 

 Hình Các hình thức quy định Chưa được pháp luật hóa tập trung về
thức tên tại điều 4 Luật ban hành tên gọi và hình thức thể hiện.
gọi VBQPPL 2015 (Hiến (Thường được thể hiện dưới hình
  pháp, Bộ luật, Luật,…) thức: Quyết định, bản án,…)
   

Phạm vi Rộng rãi. Áp dụng là đối Đối tượng nhất định được nêu trong
áp dụng với tất cả các đối tượng văn bản
  thuộc phạm vi điều chỉnh  
trong phạm vi cả nước
hoặc đơn vị hành chính
nhất định.
 

Cơ sở Dựa trên Hiến Thường dựa vào một văn bản


ban hành pháp, Luật, các quy phạm pháp luật hoặc dựa
  văn bản quy vào văn bản áp dụng pháp luật
phạm pháp luật của chủ thể có thẩm quyền.
cao hơn với văn Văn bản áp dụng pháp luật
bản quy phạm hiện tại không là nguồn của
pháp luật là luật
nguồn của luật.  
 

Trình tự Theo quy định Luật không có quy định trình


ban hành Luật Ban hành tự
  văn bản quy  
phạm pháp luật
2015
 

Thời gian Lâu dài Thời gian có hiệu lực ngắn


có hiệu theo vụ việc.
lực  
 
 
 
Câu 2. Xác định loại quan hệ pháp luật và chủ thể quan hệ pháp luật trong quan hệ phát sinh từ sự kiện
sau: Ông K là giám đốc kiêm chủ tịch Hội đồng quản trị và là đại diện pháp nhân của công ty cổ phần X.
Ông K đã ký hợp đồng tuyển anh M vào làm nhân viên phòng Marketing của công ty.
 
Căn cứ vào đặc điểm, đối tượng và phương pháp điều chỉnh, loại quan hệ pháp luật phát sinh trong trường
hợp trên là quan hệ pháp luật lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Chủ thể quan hệ pháp luật là:
người lao động: anh M
người sử dụng lao động: pháp nhân X
Trong trường hợp này tuy ông K là người trực tiếp ký hợp đồng nhưng ông K ký với tư cách đại diện cho
pháp nhân nên chủ thể trong quan hệ pháp luật này phải là công ty X.
 
Câu 3. Ông A và bà B có ba con đẻ là C, D, E đều đã thành niên. Hai ông bà có một khối tài sản chung là
một ngôi nhà tại phố X, quận Y, thành phố H, có giá trị 5 tỷ vnđ và 10% vốn điều lệ của công ty cổ phần
Z. Ông A có con riêng là M và có bố mẹ là Q và S. Năm 2018 ông A chết, trước khi chết ông A lập di
chúc với nội dung như sau: cho D ngôi nhà tại phố X, quận Y. Cho M toàn bộ phần vốn góp trong công ty
cổ phần Z. Hãy xác định tính hợp pháp đối với di chúc của ông A?
Ông A là một trong những đồng sở hữu của ngôi nhà cùng với bà B , do đó ông A có quyền sở hữu đối
với một phần quyền sử dụng đất và ngôi nhà đó. Ông A có quyền để lại di chúc để định đoạt phần quyền
sở hữu của mình cho người khác, tuy nhiên chỉ được định đoạt phần quyền sở hữu của ông A chứ không
phải toàn bộ ngôi nhà và diện tích sử dụng đất.
 
=> Phần di chúc cho D ngôi nhà là không hợp pháp nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần
còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực pháp luật.
 
=> Phần di sản là tài sản riêng của ông A trong tài sản riêng của 2 vợ chồng khi đó sẽ được thừa kế theo
pháp luật.
 
Vì cả 3 đứa con của ông bà A đã thành niên còn bà B cho đến khi ông A chết vẫn là vợ hợp pháp = >  Bà
B thuộc trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc và vẫn được hưởng phần di sản
bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.
 
Phần vốn điều lệ là tài sản chung của ông A và bà B nên phần di chúc này không hợp pháp do bà B vẫn
có quyền sở hữu 5% số vốn điều lệ vì đây cũng là tài sản chung.
 
Câu 4: (2 điểm) Các khẳng định sau đúng hay sai? Giải thích?
1. Chức danh Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội do nhân dân Thành phố Hà Nội bầu ra.
2. Mọi chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật đều phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý.
 
1. Sai, vì:
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra trong số các đại biểu của Hội đồng nhân
dân tại kỳ họp đầu tiên của mỗi khoá Hội đồng nhân dân và phải được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên
trực tiếp phê chuẩn. Kết quả bầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phải được Thủ tướng Chính phủ phê
chuẩn.
2. Sai, vì:
Một số chủ thể dù thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng trong các trường hợp sau thì không phải chịu
trách nhiệm pháp lý:
-           Người vi phạm không có năng lực hành vi dân sự.
-           Người vi phạm chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý.
-           Được miễn trách nhiệm pháp lý.
-           Hết thời hiệu chịu trách nhiệm pháp lý.
-           Pháp luật quy định cấm nhưng không có chế tài.

You might also like