Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

ÔN TẬP CUỐI KÌ MÔN LỊCH SỬ

Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918):


Nguyên nhân sâu xa:
 Sự phát triển không đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa tư bản cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX đã làm thay
đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.
 Sự phân chia thuộc địa giữa các nước đế quốc không đều.
⟹ Những mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt và đã dẫn tới các cuộc
chiến tranh đế quốc đầu tiên.
 Hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau: khối Liên minh (Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a) >< khối Hiệp ước
(Anh, Pháp, Nga).
⟹ Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh.

Duyên cớ trực tiếp:


 Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo - Hung bị một phần tử người Xéc-bi ám sát tại Bô-xni-a. Nhân cơ hội đó giới quân
phiệt Đức, Áo-Hung đã tuyên chiến.
⟹ Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới.

Kết cục:
 Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra những thảm họa hết sức nặng nề đối với nhân loại:
- 1,5 tỉ người bị lôi vào vòng khói lửa.
- 10 triệu người chết, trên 20 triệu người bị thương.
- Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy.
- Chi phí cho chiến tranh lên tới 85 tỉ đôla.
 Nền kinh tế châu Âu bị kiệt quệ. Các nước châu Âu trở thành con nợ của Mĩ.
 Mĩ được hưởng lợi trong chiến tranh nhờ buôn bán vũ khí, đất nước không bị bom đạn tàn phá.
 Bản đồ thế giới được chia lại: Đức mất hết thuộc địa; Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình, Nhật Bản
chiếm lại một số đảo của Đức.
 Từ trong cuộc chiến tranh, cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện
chính trị thế giới.
 Chiến tranh không những không giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước đế quốc trong việc giành thuộc địa mà
còn làm cho mẫu thuẫn đó tăng lên.

Bài học kinh nghiệm:


 Giải quyết mọi bất đồng, mâu thuẫn giữa các quốc gia, dân tộc bằng phương pháp đối thoại, hòa bình
 Cần mau chóng tìm ra giải pháp để tháo gỡ xung đột, hạn chế tối đã các cuộc chiến tranh mang tính khu vực
đang diễn ra hoặc có nguy cơ diễn ra trên thế giới. Phải biết kìm chế trước nguy cơ xảy ra chiến tranh.
 Cần phải bảo vệ nền hòa bình, an ninh cho nhân loại bởi chiến tranh đã gây ra nhiều tổn thương và tan tóc.
 Hiện nay, vẫn còn một số cuộc xung đột xảy ra ở một số nước. Vì vậy, toàn thế giới cần phải chung sức đấu tranh
chống tư tưởng gây chiến, chống thế lực bạo loạn, phản động …
 Cuộc đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống nguy cơ chiến tranh hạt nhân hủy diệt để bảo vệ sự sống của con người
và nên văn minh nhân loại đang là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu của toàn thể mọi người.

Cách mạng tháng Mười Nga: So sánh CMT2, CMT10 với các cuộc CMTS khác:

Tiêu chí Cách mạng tháng Hai Cách mạng tháng Mười Cách mạng tư sản Cuộc Duy tân Minh Cách mạng Tân
so sánh Trị Hợi
Mục Lật đổ chế độ Nga hoàng Lật đổ chính phủ lâm thời của Lật đổ chế độ phong Đưa NB thoát khỏi tình Lật độ triều đình
tiêu  (chế độ phong kiến) giai cấp tư sản kiến trạng phong kiến lạc Mãn Thanh, khôi
hậu. phục Trung Quốc,
thành lập dân
quốc.
Lãnh Giai cấp vô sản (Đảng Giai cấp vô sản (Đảng Bôn-sê- Tư sản, quý tộc Giai cấp tư sản (Thiên Giai cấp tư sản
đạo Bôn-sê-vích) vích) hóa, … hoàng Minh Trị) đứng đầu là Tôn
Trung Sơn.
Lực Tư sản, công nhân, nông Quần chúng nhân dân gồm Tư sản, nông dân, Toàn thể quần chúng trí thức tư sản, tiểu
lượng  dân, binh lính công nhân, nông dân.  nhân dân lao động nhân dân, đại biểu tư sản, địa chủ,
tầng lớp quý tộc tư sản thân sĩ bất bình với
hóa đóng vai trò quan nhà Thanh
trọng
Kết quả  Chế độ quân chủ  Lật đổ chính phủ lâm thời tư Chính quyền tư sản - Thoát khỏi nguy cơ Lật đổ chế độ PK
chuyên chế bị lật đổ ở sản.  được xác lập trở thành thuộc địa Mãn Thanh, lập ra
Nga.   Xây dựng chính quyền Xô của thực dân nước Trung Hoa
 Thành lập 2 chính viết của giai cấp vô sản. phương Tây. dân quốc.
quyền song song tồn  Giành hoà bình, ruộng đất, tự - Đưa đất nước NB
tại: Chính phủ lâm thời do,... cho các tầng lớp nhân giàu mạnh, phát
(giai cấp tư sản) và dân. triển theo con
Chính quyền Xô viết đường TBCN.
(giai cấp vô sản).
Tính Cách mạng dân chủ tư Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cách mạng dân chủ Cách mạng tư sản Cách mạng tư sản
chất sản kiểu mới  tư sản không triệt để không triệt để

Ý nghĩa - Lật đổ chế độ quân * Đối với nước Nga: Lật đổ chế độ phong - Giữ được độc lập, - Lật đổ chế độ
chủ chuyên chế, xóa - Đập tan ách áp bức, bóc lột kiến, mở đường cho chủ quyền, mở phong kiến.
chủ nghĩa tư bản đường cho CNTB - Mở đường cho
bỏ những tàn tích của phong kiến, tư sản, giải phát triển. phát triển. CNTB phát
phong kiến. phóng nhân dân lao động. - Ảnh hưởng nhất triển.
- Thành lập các Xô viết - Đưa nhân dân lao động lên định đến cuộc đấu - Ảnh hưởng đến
tranh giải phóng phong trào giải
đại biểu công nông và nắm chính quyền, xây dựng
dân tộc ở một số phóng dân tộc
binh lính. chủ nghĩa xã hội. nước châu Á. của các nước
châu Á
- Chính phủ tư sản lâm * Đối với thế giới:
thời được thành lập. - Làm thay đổi cục diện thế
Nước Nga trở thành giới.
nước Cộng hoà. - Cổ vũ và để lại nhiều bài học
kinh nghiệm cho cách mạng
thế giới.

Chính sách kinh tế mới và công cuộc khôi phục kinh tế ở Nga:
Nội dung chính sách kinh tế mới:
Chính sách kinh tế mới (NEP) do Lê-nin đề xướng, bao gồm các chính sách chủ yếu về nông nghiệp, công nghiệp,
thương nghiệp và tiền tệ.
Trong nông nghiệp: 
 Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực, nộp bằng hiện vật.
 Sau khi nộp đủ thuế quy định từ trước mùa gieo hạt, nông dân toàn quyền sử dụng số lương thực dư thừa và
được tự do bán ra thị trường.
Trong công nghiệp:
 Tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ
(dưới 20 công nhân) có sự kiểm soát của Nhà nước.
 Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga.
 Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương.
 Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp. 
 Phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng
suất lao động.
Trong thương nghiệp và tiền tệ:
 Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và
nông thôn.
 Năm 1924, Nhà nước phát hành đồng rúp mới.
⟹ Chính sách kinh tế mới đã giúp cho nhân dân vượt qua khó khăn, hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế.

Ý nghĩa chính sách kinh tế mới:


 Chính sách kinh tế mới đã chuyển đổi kịp thời nền kinh tế do Nhà nước nắm độc quyền sang nền kinh tế nhiều
thành phần.
 Chính sách kinh tế mới còn để lại nhiều bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một
số nước trên thế giới (trong đó có Việt Nam).

Bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước trên thế giới:
 Xác định đúng vai trò quyết định của nông dân đối với thành công của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa,
đặc biệt là đối với những nước có nền kinh tế tiểu nông, nông dân chiếm đại đa số trong dân cư.
 Giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, xây dựng liên minh công nông trên cơ sở cả
chính trị và kinh tế.
 Thực hiện nền kinh tế nhiều thành phần có sự kiểm soát của nhà nước. Con đường đi từ nền kinh tế nhiều thành
phần đến nền kinh tế xã hội chủ nghĩa phải qua những bước trung gian, những hình thức quá độ.
 Đổi mới quản lý kinh tế theo hướng chuyển từ biện pháp hành chính thuần túy sang biện pháp kinh tế.

You might also like