Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

ĐỀ TÀI THẢO LUẬN TRIẾT

PHẦN I: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VÀ QUAN
HỆ SẢN XUẤT
1. Lực lượng sản xuất
2. Quan hệ sản xuất
1.1. Khái niệm
- Quan hệ sản xuất là tổng hợp các quan hệ kinh tế, vật chất giữa người với người trong
quá trình sản xuất vật chất. Quá trình sản xuất vật chất chính là tổng thể các yếu tố
trong một quá trình thống nhất gồm sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng của cải
vật chất
- Quan hệ sản xuất là quan hệ kinh tế của một hình thái kinh tế – xã hội nhất định. Mối
quan hệ giữa con người và con người trong quan hệ sản xuất bao giờ cũng thể hiện
tính chất, bản chất của quan hệ lao động và dưới góc độ chung nhất nó thể hiện bản
chất kinh tế của một hình thái kinh tế – xã hội nhất định. Quan hệ sản xuất mang tính
khách quan độc lập với ý thức của con người.
1.2. Nội dung
Kết cấu của quan hệ sản xấu gồm 3 mặt cơ bản sau:
- Quan hệ về sở hữu sối với tư liệu sản xuất
- Quan hệ trong tổ chức quản lí sản xuất
- Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động
 Các mặt trong quan hệ sản xuất có mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại,
chi phối, ảnh hưởng lẫn nhau, trong đó mối quan hệ về sở hữu đối với tư
liệu sản xuất có vai trò quyết định bản chất và tính chất của quan hệ sản
xuất
a. Quan hệ về sở hữu đối với tư liệu sản xuất
- Là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc chiếm hữu, sử dụng các tư
liệu sản xuất xã hội
- Đây là quan hệ quy định địa vị kinh tế- xã hội của các tập đoàn người trong
sản xuất, từ đó quy định quan hệ quản lí và phân phối
- Đây là quan hệ xuất phát, cơ bản, trung tâm của quan hệ sản xuất, có vai trò
quyết định các quan hệ khác.
- Ví dụ:
- Quan hệ giữa địa chủ sở hữu đất với tá điền không sở hữu đất là quan hệ
sở hữu.Quan hệ giữa tư sản có nhà máy với công nhân không có nhà
máy là quan hệ sở hữu.
- Chính các mối quan hệ sở hữu này đã quy định địa vị của từng tập đoàn
người (địa chủ – tá điền; tư sản – công nhân;…) trong hệ thống sản xuất xã
hội.

b. Quan hệ về tổ chức và quản lí sản xuất


- Là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc tổ chức sản xuất và phân
công lao động
- Quyết định trực tiếp đến quy mô, tốc độ, hiệu quả của nền sản xuất, có khả
năng đẩy nhanh hoặc kìm hãm sự phát triển của nền sản xuất xã hội
- Ví dụ: Khi xét đơn thuần trong cách mối quan hệ công việc tại một doanh
nghiệp X, quan hệ giữa Chủ tịch A với các CEO, hoặc quan hệ giữa tổng
giám đốc với các giám đốc bộ phận,… là những quan hê trong tổ chức và
quản lí sản xuất. Nếu những quan hệ này được tổ chức khoa học thì doanh
thu, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng và ngược lại.

c. Quan hệ về phân phối sản phẩm lao động


- Là quan hệ giữa các tập đoàn người trong việc phân phối các sản phẩm lao
động xã hội, nói lên cách thức và quy mô của cải vật chất
- Đây là quan hệ có vai trò đặc biệt quan trọng, kích thích trực tiếp đến lợi
ích con người, thúc đẩy tốc độ, nhịp điệu sản xuất hoặc có thể làm trì trệ,
kìm hãm quá trình sản xuất
- Ví dụ: Quan hệ giữa ông chủ – người trả lương và công nhân – người nhận
lương là quan hệ phân phối sản phẩm lao động. Nếu mức lương hợp lý sẽ
kích thích người lao động tăng năng suất, góp phần tăng hiệu quả kinh
doanh.Ngược lại, nếu mức lương quá thấp, công nhân có xu hướng đình
công, làm đình trệ sản xuất.

You might also like