Thực Tiễn KTVM

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

II.

Cơ sở thực tiễn: P hân tích sự biến động cung, cầu và tiền lương của lao động
ngành du lịch tại thời điểm trước và trong giai đoạn dịch covid – 19 diễn ra tại
Việt Nam.
1. Trước đại dịch covid 19
a. Cầu lao động về du dịch Việt Nam trước dịch Covid 19
Du lịch Việt Nam được Nhà Nước ta xem là một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn của cả nước. Bởi khi tìm hiểu về ngành du lịch Việt Nam qua sách báo,
qua hiểu biết về địa lý chúng ta thấy rõ, Việt Nam là đất nước có tiền năng đa
dạng, phong phú về du lịch. Do đó, du lịch ngày càng nắm giữ những vai trò đặc
biệt quan trọng. Nó mở ra cho các bạn trẻ những cơ hội tìm việc làm du lịch rất
lớn.Trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra, ngành du lịch nước ta có bước tăng trưởng
đầy ấn tượng. Giai đoạn 2015 - 2019 được coi là khoảng thời gian phát triển mạnh mẽ
của du lịch Việt Nam.
- Trong năm 2015, lượng khách quốc tế đạt 7,9 triệu lượt và con số này đã tăng
lên 18 triệu lượt vào năm 2019 với mức tăng trưởng bình quân 22,7%/ năm.
- Theo các báo cáo hàng năm của Tổ chức Du lịch thế giới, đây là mức cao hàng
đầu thế giới. Năm 2019 tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam là 16,2%
(mức trung bình toàn cầu là 3,8% và khu vực châu Á - Thái Bình Dương là
4,6%). Trong khi đó, khách nội địa tăng 1,5 lần từ 57 triệu lượt năm 2015 lên
85 triệu lượt năm 2019, tăng trưởng bình quân 10,5% mỗi năm.
- Tỷ lệ đóng góp trực tiếp của du lịch vào GDP cũng ngày càng tăng. Năm 2015
đạt 6,3%; năm 2016: 6,9%; năm 2017: 7,9%; năm 2018: 8,3% và năm 2019:
9,2%. Năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam tăng 12 bậc, từ hạng 75/141
năm 2015 lên hạng 63/140 nền kinh tế năm 2019. Năm 2019, Việt Nam đã vượt
qua Indonesia và đứng thứ 4 ở Đông Nam Á (sau Thái Lan, Malaysia,
Singapore) về lượng khách quốc tế.
Với tốc độ phát triển như vậy có thể kết luận rằng du lịch đang từng bước trở
thành một ngành kinh tế mũi nhọn theo mục tiêu Nghị quyết 08-NQ/TW ngày
16/01/2017 của Bộ Chính trị.
Hiện nay, ngành Du lịch hiện được đánh giá là ngành có nhu cầu nhân sự cao gấp
2-3 lần so với các ngành trọng điểm khác như giáo dục, y tế, tài chính. Theo báo cáo
của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (ITDR) với tốc độ tăng trưởng là 6,2%/năm
trong giai đoạn 2011-2015, đến hết năm 2015, nhu cầu nhân lực làm việc trực tiếp
(hướng dẫn viên du lịch, lễ tân…) trong ngành ước tính cần 620.000 người và đến năm
2020 nhu cầu nhân lực của ngành Du lịch tăng lên khoảng 870.000 lao động trực tiếp
với tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn 2016-2020 là 7,0%/năm.
Với tốc độ tăng trưởng đó, mỗi năm toàn ngành cần khoảng 40.000 lao động,
song thực tế lượng sinh viên du lịch ra trường hàng năm chỉ khoảng 15.000 người. Với
những số liệu trên, không chỉ thiếu về số lượng, ngành du lịch cũng đứng trước thách
thức khi chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu của sự phát triển.
Theo Viện nghiên cứu phát triển du lịch (số liệu 2009), dự báo nhu cầu nhân lực
trực tiếp du lịch đến năm 2020 như sau:
TT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020
Tổng số 418.250 620.100 870.300
1 Theo lĩnh vực
1.1 Khách sạn, nhà hàng 207.600 312.100 440.300
1.2 Lữ hành, vận chuyển 65.800 92.700 128000
1.3 Dịch vụ khác 146.200 215.300 302.000
2. Trình độ đào tạo
2.1 Trên đại học 1450 2400 3500
2.2 Đại học, cao đẳng 53.800 82.400 113.500
2.3 Trung cấp và tương đương 78.200 115.300 174.000
2.4 Sơ cấp 98.700 151.800 231.000
2.5 Dưới sơ cấp 187.450 268.200 348.300
Như vậy, nhu cầu lao động du lịch ở tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, loại lao
động đều tăng trong thời gian tới. Bức tranh tổng thể về nhu cầu nhân lực cho thấy
hàng năm cần đào tạo bổ sung ở tất cả các ngành nghề du lịch để đáp ứng yêu cầu
phát triển. Tuy nhiên, để đáp ứng đúng yêu cầu đó đòi hỏi nhân lực du lịch không chỉ
được đào tạo đủ về số lượng mà phải đáp ứng yêu cầu về chất lượng, tức cần có trình
độ kiến thức, kỹ năng quản lý điều hành, kỹ năng nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ
cũng như phẩm chất, thái độ nghề nghiệp phù hợp.

b. Cung lao động về du lịch ở Việt Nam tước covid 19


Du lịch được xem là ngành “công nghiệp không khói”, ví như “con gà đẻ trứng
vàng” giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu lao động với thu nhập tương đối
khá so với mức lương trung bình. Nhắc đến ngành du lịch có thể bạn sẽ nghĩ ngay
đến cụm từ Hướng dẫn viên du lịch. Tuy nhiên xét trên góc độ doanh nghiệp, du lịch
bao gồm rất nhiều khâu và mỗi khâu lại đảm nhận những công việc hoàn toàn khác
nhau, trong đó Hướng dẫn viên du lịch chỉ là một phần rất nhỏ trong vô số các công
việc có thể làm tại ngành này. Một số nhóm công việc mà bạn có thể đảm nhận sau
khi tốt nghiệp:
    ✔️ Quản lý du lịch
    ✔️ Điều hành du lịch
    ✔️ Nhân viên marketing du lịch
    ✔️ Hướng dẫn viên du lịch …
Chính vì vậy, có rất nhiều người muốn tham gia vào ngành du lịch nên có thể nói
nguồn cung lao động của ngành du lịch là vô cùng đa dạng, phong phú:
- Nguồn lao động đã qua trình độ ĐH, cao đẳng được đào tạo về chuyên môn
du lịch
- Nguồn lao động từ những người học trái ngành có nhu cầu, mong muốn chuyển
sang ngành du lịch
- Nguồn lao động chỉ được huấn luyện tại chỗ chưa qua đào tạo chính quy
- Nguồn lao động chỉ tốt nghiệp THPTQG…
Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, mỗi năm ngành du lịch cần thêm gần
40.000 lao động nhưng lượng sinh viên, học viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng
15.000 người/năm. Trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên. Hiện
tại, cả nước mới có trên 1,3 triệu lao động du lịch, chiếm khoảng 2,5% tổng lao động
cả nước. Trong đó chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38% được đào tạo từ ngành
khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy mà chỉ được huấn
luyện tại chỗ.
Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch thế giới, năm 2017, Việt Nam đứng trong top
20 điểm đến du lịch phát triển nhanh nhất thế giới. Đến năm 2025, ngành du lịch dự
kiến đóng góp trên 10% GDP và mang lại thu nhập cho 6 triệu lao động. Để đạt mục
tiêu này ngành du lịch cần hơn 40.000 lao động có tay nghề và chuyên môn.
“So với các nước trong khu vực, thì chất lượng dịch vụ du lịch Việt Nam nói
chung và tại các trung tâm du lịch lớn vẫn còn hạn chế. Một trong những nguyên nhân
cơ bản dẫn đến thực trạng đó là do nhân lực du lịch của chúng ta hiện nay vừa thiếu về
số lượng lại vừa yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, do đó dẫn đên chất lượng phục vụ du
lịch của nước ta còn thấp” - Theo GS.TS. Đào Mạnh Hùng.

Ngoài ra, hơn một nửa lao động làm việc trong du lịch lại rất yếu về ngoại ngữ,
đây là một hạn chế rất lớn của du lịch Việt Nam. Theo nghiên cứu của ITDR về trình
độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực ngành Du lịch cho thấy, ngoại ngữ tiếng Anh hiện
chiếm khoảng 42% nhân lực toàn ngành, tiếng Trung, tiếng Pháp và các tiếng khác với
tỷ lệ tương ứng là 5%, 4% và 9% nhân lực. Như vậy, nhu cầu về số lượng và chất
lượng nguồn nhân lực cho ngành Du lịch là rất lớn, trong đó đáng chú ý là nhu cầu
nhân lực có trình độ cao ngày một gia tăng.
Về đào tạo nhân lực, tính đến tháng 10/2010, cả nước có 284 đơn vị đào tạo
nguồn nhân lực cho ngành Du lịch. So với năm 2005, số lượng đơn vị đào tạo nguồn
nhân lực cho ngành Du lịch đã tăng 4,11 lần. Trong đó, trường đại học có 62 đơn vị,
trường cao đẳng có 80 đơn vị, trường trung cấp có 117, có 2 doanh nghiệp và 23 trung
tâm tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực của ngành.
Về cơ sở vật chất kỹ thuật của các đơn vị đào tạo: Các đơn vị đã được đầu tư
nâng cấp trang thiết bị phục vụ giảng dạy, thí nghiệm và thực hành được nâng cấp,
từng bước đồng bộ hoá và hiện đại hoá. Một số cơ sở đào tạo đã đầu tư xây dựng cơ sở
thực hành (xưởng trường, khách sạn trường...) tương đối hiện đại. Một số trường đã có
trung tâm thực hành nghề và nhiều đơn vị đã nhận được sự tài trợ của EU và
Luxembourg trong dự án đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch.
Về chương trình, giáo trình và phương pháp đào tạo: Năm 2004, Tổng cục Dạy
nghề Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành chương trình khung trung học
chuyên nghiệp ngành Du lịch và được hỗ trợ, hướng dẫn, đã xây dựng và ban hành 8
Chương trình khung đào tạo nghề trình độ cao đẳng nghề và trung cấp nghề.
Hàng năm, các cơ sở đào tạo du lịch cho tốt nghiệp ra trường khoảng 20.000 sinh
viên học viên. Trong đó có khoảng 1.800 sinh viên đại học, cao đẳng chuyên nghiệp,
2100 sinh viên cao đẳng nghề du lịch, khoảng 18.200 học viên hệ trung cấp, ngoài ra
còn có khoảng 5.000 sơ cấp và đào tạo truyền nghề dưới 3 tháng.
Biểu đồ về số lượng hướng dẫn viên du lịch Việt Nam qua các năm

c. Tiền lương lao động của ngành du lịch ở Việt Nam trước đại dịch Covid 19
Với những tiềm năng vốn có, cơ hội rộng mở cùng những thành quả, đóng góp
mà ngành du lịch mang lại cho nền kinh tế, có thể nói mức lương của những người lao
động làm về các mảng, các dịch vụ trong ngành du lịch tương xứng với khả năng, công
sức của người lao động:
- Hướng dẫn viên du lịch: 5-11 triệu đồng/tháng
- Nhân viên kinh doanh tour du lịch: 6-11 triệu đồng/tháng
- Đầu bếp: trung bình 5-8 triệu đồng/tháng (nếu đầu bếp của các nhà hang, khách
sạn lớn mức lương trung bình có thể đạt từ 15-20 triệu đồng/tháng)
- Điều hành tour: 18-20 triệu đồng/tháng
- Quản lí nhà hang: 18-48 triệu đồng/tháng

You might also like