Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 4

BÀI 23: PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC BẢO VỆ TỔ

QUỐC CUỐI THẾ KỶ XVIII


I. PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC CUỐI THẾ KỶ XVIII:
1. Hoàn cảnh lịch sử:
- Giữa thế kỉ XVIII, chế độ phong kiến Đàng Trong và Đàng Ngoài khủng hoảng sâu sắc, đời sống nhân dân
khổ cực.
- Nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân chống lại triều đình đã bùng nổ nhưng đều thất bại.
 Trong bối cảnh đó, khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ.
2. Diễn biến, kết quả:
- Năm 1771, cuộc khởi nghĩa bùng nổ tại ấp Tây Sơn (Bình Định) do Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ
lãnh đạo.
- Từ cuộc khởi nghĩa ở Tây Sơn đã nhanh chóng trở thành một phong trào rộng lớn, lật đổ chúa Nguyễn ở
Đàng Trong (1777).
- Từ 1786 - 1788, phong trào Tây Sơn lần lượt đánh đổ tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh ở Đàng Ngoài, thống
nhất đất nước.
3. Ý nghĩa:
- Lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn, Lê – Trịnh.
- Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
II. CÁC CUỘC KHÁNG CHIẾN Ở CUỐI THẾ KỈ XVIII:
1. Kháng chiến chống Xiêm (1785):
a) Nguyên nhân:
- Sau khi chúa Nguyễn bị quân Tây Sơn bắt giết, cháu là Nguyễn Ánh chạy sang cầu cứu vua Xiêm (Thái Lan).
- Năm 1784, vua Xiêm sai tướng đem 5 vạn quân thuỷ, bộ sang xâm lược nước ta.
b) Diễn biến, kết quả:
- Đầu năm 1785, Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm đến Xoài Mút (Tiền Giang) làm trận
quyết chiến với quân Xiêm.
- Quân Xiêm trúng kế đi vào trận địa mai phục bị tiêu diệt gần hết. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút kết thúc thắng lợi.
c) Ý nghĩa:
- Đập tan âm mưu xâm lược nước ta của quân Xiêm, bảo vệ được nền độc lập cho dân tộc.
- Thể hiện tài thao lược quân sự của Nguyễn Huệ trong trận thủy chiến ở Rạch Gầm – Xoài Mút.
2. Kháng chiến chống quân Thanh (1789):
a) Nguyên nhân:
- Sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại, vua Lê Chiêu Thống bỏ chạy và cho người sang cầu cứu nhà Thanh.
- Năm 1788, vua Thanh (Càn Long) sai Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân sang xâm lược nước ta.
b) Diễn biến, kết quả:
- Tháng 12 - 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế tại Phú Xuân (Huế), lấy niên hiệu là Quang Trung tiến
quân ra Bắc.
- Đêm 30 Tết (25-1-1789), Quang Trung cho quân ăn Tết sớm ở đất Bắc và chia quân thành 5 đạo tấn công
quân Thanh với khí thế từ lời hiểu dụ.
- Từ đêm mồng 3 đến trưa mồng 5 Tết Kỉ Dậu, quân Tây Sơn tiêu diệt các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa
(Hà Nội), tướng giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử, Tôn Sĩ Nghị chạy về nước. Cuộc kháng chiến kết thúc
thắng lợi.
c) Ý nghĩa:
- Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Thanh, bảo vệ được nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
- Thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta và sự lãnh đạo tài tình của Quang Trung – Nguyễn Huệ.
III. VƯƠNG TRIỀU TÂY SƠN:
1. Sự thành lập:
- Sau khi đánh bại chúa Nguyễn, năm 1778, Nguyễn Nhạc tự xưng Hoàng đế, thành lập vương triều Tây Sơn.
- Năm 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế (Quang Trung). Sau khi đánh tan quân Thanh năm 1789, Quang
Trung xây dựng chính quyền mới theo chế độ quân chủ chuyên chế từ Thuận Hóa trở ra Bắc.
2. Chính sách của vương triều Tây Sơn:
- Chính trị: Thành lập chính quyền các cấp, lập lại sổ hộ khẩu.
- Kinh tế: Ban chiếu khuyến nông, kêu gọi nhân dân về quê sản xuất, chia ruộng đất cho nông dân, giảm thuế,
mở cửa ải, thông thương chợ búa.
- Văn hoá - Giáo dục: Ban Chiếu lập học, tổ chức giáo dục thi cử, dùng chữ Nôm làm chữ viết chính.
- Quân đội: Xây dựng quân đội quy củ (gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh), thi hành chế độ quân dịch.
- Ngoại giao: Quan hệ hòa hảo với nhà Thanh, quan hệ với Chân Lạp và Lào tốt đẹp.
 Nhận xét:
+ Các chính sách góp phần quan trọng vào việc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
+ Mang tính chất tiến bộ, thể hiện ý tưởng mới của một ông vua muốn thực hiện cải cách.
+ Tuy nhiên, những chính sách cải cách của ông chưa có ảnh hưởng lớn trên phạm vi cả nước.
3. Sự sụp đổ của vương triều Tây Sơn:
- Năm 1792, Quang Trung đột ngột qua đời, vương triều Tây Sơn lục đục, suy yếu.
- Năm 1802, trước sự tấn công của quân Nguyễn Ánh, vương triều Tây Sơn sụp đổ.

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM


Câu 1. Cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở ấp Tây Sơn (Bình Định) vào năm 1771 do ai lãnh đạo?
A. Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh.
B. Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ, Nguyễn Ánh.
C. Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.
D. Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Ánh.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây phản ánh đúng về chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785?
A. Đây là trận hợp đồng binh chủng đầu tiên trong lịch sử.
B. Đây là chiến thắng thể hiện rõ nghệ thuật “đánh điểm diệt viện”.
C. Đây là trận phục kích của mang tính chất du kích tiêu biểu trong lịch sử.
D. Đây là một trong những trận thủy chiến lớn trong lịch sử nước ta.
Câu 3. Để thực hiện nhiệm vụ bước đầu thống nhất đất nước, phong trào Tây Sơn phải làm gì?
A. Đánh đuổi quân Xiêm.
B. Đánh đổ chính quyền Nguyễn và Lê – Trịnh.
C. Đập tan quân Thanh.
D. Mở rộng quan hệ ngoại giao.
Câu 4. Khi Nguyễn Huệ đem quân tấn công ra Bắc, ông đã nêu khẩu hiệu gì
A. Phù Lê diệt Mạc”.
B. “Phù Lê diệt Trịnh”.
C. “Phù Lê diệt Nguyễn”.
D. “Phù Lê, diệt Trịnh, Nguyễn”.
Câu 5. Điểm tiến bộ nổi bật trong chính sách giáo dục của Quang Trung – Nguyễn Huệ là
A. chú trọng khoa học tự nhiên.
B. đưa văn thơ chữ Hán vào nội dung thi cử.
C. học tập theo giáo nền dục phương Tây.
D. đưa văn thơ chữ Nôm vào nội dung thi cử.
Câu 6. Năm 1788, Nguyễn Huệ đã làm lễ lên ngôi Hoàng đế tại đâu?
A. Phú Xuân.
B. Quy Nhơn.
C. Tây Sơn.
D. Thăng Long.
Câu 7. Sau khi đánh thắng quân Thanh năm 1789, Quang Trung cho xây dựng vương triều mới, thống trị trên
vùng đất từ
A. Thuận Hóa đến Thăng Long.
B. Quy Nhơn đến Thuận Hóa.
C. miền Bắc vào miền Nam.
D. Thuận Hóa trở ra Bắc.
Câu 8. Trận chiến chống quân Xiêm (Thái Lan) xâm lược dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ tại Rạch Gầm –
Xoài Mút vào năm 1785 gắn liền với con sông nào?
A. Sông Hậu.
B. Sông Tiền.
C. Sông Sài Gòn.
D. Sông Đồng Nai.
Câu 9. Để ghi nhớ công lao của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc, hằng năm tại Hà Nội, nhân dân ta
đã tổ chức lễ hội
A. Đền Hùng.
B. Đống Đa.
C. Ngọc Hồi.
D. Đền Trần.
Câu 10. Vai trò to lớn của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc là
A. bước đầu thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc.
B. đánh tan quân xâm lược Xiêm năm 1785.
C. lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn và Lê – Trịnh.
D. giành thắng lợi trong kháng chiến chống Thanh năm 1789.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
- Em hãy đánh giá vai trò của phong trào Tây Sơn đối với lịch sử dân tộc cuối thế kỉ XVIII.
TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG
- Để hiểu thêm về bài học, em có thể tìm đọc các cuốn sách sau:
+ Tìm hiểu thiên tài quân sự của Nguyễn Huệ / Nguyễn Lương Bích, Phạm Ngọc Phụng, NXB Quân đội
nhân dân, Hà Nội, 1971.
+ Bang giao Đại Việt – Tập 4: Triều Tây Sơn bang giao với các nước phía Nam, Tây, Tây Nam và hải đảo,
quan hệ với các nước phương Tây, Nhật / Nguyễn Thế Long, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2005.
+ Những khám phá về Hoàng đế Quang Trung / Đỗ Bang, NXB Thuận Hóa, Huế, 2005.
+ Tiến trình lịch sử Việt Nam / Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000.
+ Đại cương lịch sử Việt Nam – tập 1: Từ thời nguyên thủy đến năm 1858 / Trương Hữu Quýnh (chủ biên),
NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009.
+ Các trang website.
DẶN DÒ
- Làm bài tập theo các câu hỏi trong SGK.
- Chuẩn bị tư liệu và tìm hiểu trước bài 23: Tình hình văn hóa ở các thế kỉ XVI - XVIII.

You might also like