Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

Vật Lí 10 Đặng Minh Nhựt

Chủ đề 1:

ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM


Bài 1: CHUYỂN ĐỘNG CƠ
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG ĐỀU
I. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC
A. Chuyển động cơ
- Chuyển động cơ: là sự thay đổi vị trí của vật so với vật khác theo thời gian.
- Chất điểm: là vật có kích thước rất nhỏ so với phạm vi chuyển động của nó.
Ví dụ: Chuyển động của máy bay từ Việt Nam sang Mỹ.
Chuyển động của một xe khách từ Tiền Giang đến Hà Nội.
- Quỹ đạo: là đường vạch ra trong không gian bởi các vị trí khác nhau của chất điểm chuyển động. Ví dụ:
Những vệt mưa cho ta thấy quỹ đạo của giọt nước.

- Xác định vị trí của một chất điểm: người ta chọn vật làm
mốc, gắn vào đó một hệ tọa độ, vị trí của chất điểm
được xác định bằng tọa độ của nó trong hệ tọa độ này.
- Xác định thời gian: ta cần có một đồng hồ và chọn một
gốc thời gian. Thời gian có thể biểu diễn bằng một trục
số, trên đó gốc O được chọn ứng với một sự kiện xảy ra.
- Hệ quy chiếu: là thuật ngữ cơ học chỉ vật mốc và hệ trục
tọa độ gắn với vật mốc dùng để xác định vị trí của vật chuyển động cùng với gốc thời gian và đồng hồ
để đo thời gian.

Hệ qui chiếu = Hệ tọa độ gắn với vật mốc + Đồng hồ và gốc thời gian

1
“Dịp may chỉ mách bảo một trí tuệ chuyên cần”-Louis Patseur
Vật Lí 10 Đặng Minh Nhựt

Dạng 1: Tốc độ trung bình

- Quan hệ giữa tốc độ trung bình, tốc độ với quãng đường và thời gian:
𝑠
𝑣𝑡𝑏 = 𝑣 =
𝑡
- Tốc độ trung bình khi vật chuyển động thẳng trên các đoạn đường với
các tốc độ khác nhau:
𝑠 𝑠1 + 𝑠2 +. . . +𝑠𝑛 𝑣1 . 𝑡1 + 𝑣2 . 𝑡2 + ⋯ + 𝑣𝑛 . 𝑡𝑛
𝑣𝑡𝑏 = = =
𝑡 𝑡1 + 𝑡2 +. . . +𝑡𝑛 𝑡1 + 𝑡2 + ⋯ + 𝑡𝑛
- Nếu thời gian chuyển động của vật trên các đoạn đường bằng nhau, và
tốc độ trên các đoạn đường này bằng thì tốc độ trung bình
trên cả quãng đường:

- Một vật chuyển dộng trên n đoạn đường bằng nhau với tốc độ tương ứng
là thì:

Bài tập 1: Một đoàn tàu dài 200m đi qua một cây cầu dài 400m. Thời gian để đoàn tàu
chuyển động với vận tốc không đổi 36𝑘𝑚/ℎ đi qua hoàn toàn cây cầu phải tốn bao nhiêu
giây?
Bài tập 2: Một ô tô chạy liên tục, trong hai giờ đầu với tốc độ 80𝑘𝑚/ℎ, trong giờ sau
chạy với tốc độ 50𝑘𝑚/ℎ. Tốc độ trung bình của xe trong cả quá trình là bao nhiêu?
Bài tập 3: Một xe chuyển động thẳng từ A đến B trong một nửa thời gian đầu xe chuyển
động với tốc độ 𝑣1 , trong nửa thời gian còn lại xe chuyển động với tốc độ 𝑣2 . Tốc độ của xe
trong cả quá trình là bao nhiêu?
Bài tập 4: Một xe ca chuyển động từ A đến B, trong nửa quãng đường đầu xe chuyển
động với tốc độ 𝑣1 , trong nửa quãng đường còn lại xe chuyển động với tốc độ 𝑣2 . Tính tốc
độ trung bình của xe trong cả quá trình?
Bài tập 5: Một em học sinh đi bộ trên một đường thẳng từ nhà đến trường học các đó
2,5km với tốc độ 5km/h. Tới nơi do trường học đóng cửa nên học sinh này đã đi về nhà với
2
“Dịp may chỉ mách bảo một trí tuệ chuyên cần”-Louis Patseur
Vật Lí 10 Đặng Minh Nhựt
tốc độ 7,5km/h. Tốc độ trung bình của học sinh này trong 40 phút tính từ lúc bắt đầu đi là
bao nhiêu km/h?

Dạng 2:
Phương trình chuyển động, xác định quãng đường, vận tốc và thời
gian.
1.Kiến thức cần nắm vững
Khi chất điểm chuyển động một chiều dọc theo trục Ox:
1.1. Phương trình chuyển động dạng tổng quát
𝑥 = 𝑥0 + 𝑣(𝑡 − 𝑡0 )
Trong đó:
+ t0 là thời điểm bắt đầu khảo sát, x0 là vị trí bắt đầu khảo sát.

Chú ý:
- Nếu 𝑥0 = 0: Vật ở gốc tọa độ O
- Nếu 𝑥0 > 0: Vật ở phía dương của Ox
- Nếu 𝑥0 < 0: Vật ở phía âm của Ox.
v là vận tốc chuyển động của vật.
- Nếu 𝑣 > 0 , vật chuyển động theo chiều dương đối với Ox
- Nếu 𝑣 < 0, vật chuyển động theo chiều âm của Ox.

1.2. Trường hợp 𝒕𝟎 = 𝟎 (chọn gốc thời gian là lúc bắt đầu khảo sát chuyển động)
thì:
𝒙 = 𝒙𝟎 + 𝒗𝒕
1.3. Độ dời và quãng đường

- Độ dời vật từ thời điểm t1 đến thời điểm t2

- Quãng đường vật chuyển động từ thời điểm t1 đến thời


điểm t2

1.4 Viết phương trình chuyển động

- Bước 1: Chọn một hệ quy chiếu: ( Gốc tọa độ O, chiều dương và gốc thời gian).
3
“Dịp may chỉ mách bảo một trí tuệ chuyên cần”-Louis Patseur
Vật Lí 10 Đặng Minh Nhựt
- Bước 2: Xác định x0 (dựa vào vị trí chọn gốc tọa độ); độ lớn dấu của v (dựa vào chiều
chuyển động so với chiều dương của Ox); t0 (dựa vào gốc thời gian).
- Bước 3: Thay vào phương trình: để tìm ra phương trình chuyển động
của vật.

Ví dụ: Lúc 7 giờ một oto khởi hành với tốc độ 60km/h từ điểm A đến điểm B. Coi chuyển
động của oto là thẳng đều. Nếu chọn trục tọa độ Ox trùng với đường chuyển động của oto,
chiều dương hướng từ A đến B, gốc tọa độ O nằm giữa A và B và cách A 10km. Gốc thời gian
là lúc 8 giờ thì phương trình chuyển động của oto có dạng gì?

Lời giải
Tips: Để xác định chính
xác x0 và v ta nên vẽ
trục tọa độ. Xác định t0
có thể vẽ trục thời gian.
Sau đó thay các giá trị
tìm được vào phương
trình dạng tổng quát
để tìm
ra phương trình chuyển Phương trình chuyển động tổng quát:
động.

Vật chuyển động theo chiều dương của Ox nên vận tốc của vật là: v=60km/h
- Xe khởi hành lúc 7 giờ, chọn gốc thời gian lúc 8h, suy ra t0= - 1(h)
- Vậy:

1.5 Với bài toán xác định khoảng cách giữa hai vật chuyển động cùng phương:

- Trên một hệ quy chiếu, viết phương trình chuyển động của từng vật.
- Khoảng cách giữa hau vật là
Chú ý: Trường hợp hai vật gặp nhau
Giải phương trình để tìm ra các giá trị của đại lượng cần xác định.

Ví dụ 1: Lúc 7 giờ, oto thứ nhất đi qua điểm A, oto thứ hai đi qua điểm B cách A 10km.
Xe đi qua A với vận tốc 50km/h, xe đi qua B với vận tốc 40km/h. Biết hai oto chuyển động
cùng chiều hướng từ A đến B. Coi chuyển động của hai xe oto là chuyển động đều.

a. Hai xe gặp nhau lúc mấy giờ?


b. Quãng đường mà xe A đã đi được đến khi gặp xe B là bao nhiêu km?
c. Hai xe cách nhau 20km lúc mấy giờ?
4
“Dịp may chỉ mách bảo một trí tuệ chuyên cần”-Louis Patseur
Vật Lí 10 Đặng Minh Nhựt
Ví dụ 2: Lúc 7 giờ, xe ô tô thứ nhất đi qua điểm A chuyển động thẳng đều về B với tốc độ
. Nửa giờ sau, xe ô tô thứ hai chuyển động thẳng đều từ B đến A và gặp xe thứ

nhất lúc 8 giờ 30 phút. Biết AB=130km. Tính tốc độ của xe thứ hai.

Dạng 3 Đồ thị chuyển động thẳng đều

Bước 1: Chọn hệ quy chiếu, gốc thời gian và tỉ lệ xích thích hợp
Bước 2: Viết phương trình toạ độ của vật, từ đó vẽ đồ thị chuyển động

5
“Dịp may chỉ mách bảo một trí tuệ chuyên cần”-Louis Patseur
Vật Lí 10 Đặng Minh Nhựt
CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

6
“Dịp may chỉ mách bảo một trí tuệ chuyên cần”-Louis Patseur
Vật Lí 10 Đặng Minh Nhựt

7
“Dịp may chỉ mách bảo một trí tuệ chuyên cần”-Louis Patseur
Vật Lí 10 Đặng Minh Nhựt

Dạng toán thường gặp:


1. Một vật chuyển động thẳng biến đổi đều với gia tốc a, vận tốc đầu v0 và không đổi chiều
chuyển động. Tìm quãng đường vật đi được trong giây thứ n tính từ thời điểm vật bắt
đầu chuyển động.

8
“Dịp may chỉ mách bảo một trí tuệ chuyên cần”-Louis Patseur
Vật Lí 10 Đặng Minh Nhựt

- Vật chuyển động biến đổi đều với gia tốc a và không đổi chiều chuyển
động thì quãng đường vật đi được trong giây thứ n (n  1) là:
a
sn = v0 + (2n − 1)
2
- Nếu v0 = 0 thì s1 : s2 : s3 ... = 1: 3: 5 :...

2. Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với gia tốc a. Tính quãng đường vật đi được
trong n giây cuối trước khi vật dừng hẳn.

Khi vật chuyển động chậm dần đều, quãng đường


vật đi được trong n giấy cuối trước khi dừng hẳn là:
1
s = − an 2
2

9
“Dịp may chỉ mách bảo một trí tuệ chuyên cần”-Louis Patseur
Vật Lí 10 Đặng Minh Nhựt
Đồ thị của chuyển động thẳng biến đổi đều

10
“Dịp may chỉ mách bảo một trí tuệ chuyên cần”-Louis Patseur
Vật Lí 10 Đặng Minh Nhựt
RƠI TỰ DO

1. Một vật rơi tự do. Tính quãng đường vật rơi được trong giây thứ n.

2. Một vật rơi tự do ở một vị trí rất cao so với mặt đất. Thời gian vật rơi tự do trong mét thứ
n là:
2
tn = ( n − n − 1), n = 1; 2;3....
g
3. Tỉ số giữa quãng đường vật rơi tự do trong giây thứ n và sau n giây là:
sn 2n − 1
= 2
sn n

11
“Dịp may chỉ mách bảo một trí tuệ chuyên cần”-Louis Patseur
Vật Lí 10 Đặng Minh Nhựt

CHUYỂN ĐỘNG TRÒN ĐỀU

s
v= = r = 2 f .r
t
v2
aht = = r 2
r
2 1
T= = .
 f
12
“Dịp may chỉ mách bảo một trí tuệ chuyên cần”-Louis Patseur
Vật Lí 10 Đặng Minh Nhựt
TÍNH CHẤT TƯƠNG ĐỐI CỦA CHUYỂN ĐỘNG

13
“Dịp may chỉ mách bảo một trí tuệ chuyên cần”-Louis Patseur

You might also like