Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

§ CÁC QUAN NIỆM VỀ KHỚP CẮN

People’s Teacher
Prof. Hoàng Tử Hùng, DDS, PhD
E: tuhung.hoang@gmail.com
W: hoangtuhung.com
Nội dung

• Mở đầu
• Khớp cắn thăng bằng
• Khớp cắn lý tưởng
• Khớp cắn sinh lý
• Khớp cắn không sinh lý
• Khái niệm về cản trở khớp cắn
MỞ ĐẦU
Năm 1899, Edward Angle mô tả quan hệ khớp cắn và trình bày phân loại khớp
cắn
“75 năm qua đánh dấu một giai đoạn quan trọng của sự tiến bộ trong nha khoa,
nhờ sự tiến bộ của những quan niệm về khớp cắn, quá trình này được tạo ra bởi các
nhà phục hình” (Washburn, 1925)
Quan niệm có ý nghĩa nhất là về khớp cắn thăng bằng, được phát triển trước hết
cho phục hình hàm toàn bộ (Sears, 1925)
Trên bộ răng tự nhiên, quan niệm khớp cắn bảo vệ lẫn nhau được phát triển
(Schuyler, 1947; Stallard, 1963)
Từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, xuất hiện quan niệm khớp cắn chức năng cá
nhân. Quan niệm này xoay quanh sự lành mạnh và chức năng của hệ thống nhai và
không dựa trên bất kỳ một hình thái khớp cắn đặc biệt nào.
MỞ ĐẦU (tiếp)

SKRM là đa diện và bao gồm khả năng nói, cười, ngửi, nếm, xúc giác, nhai, nuốt
và biểu đạt một loạt những xúc cảm qua nét mặt một cách tự tin và không đau,
không khó chịu và bệnh lý của phức hợp sọ mặt. (FDI- Federation Dentaire
International/ World Dental Federation)

Hệ thống nhai có hai chức năng chính:


₋ Chức năng sinh học (nguyên thủy): nuốt, bú, nhai
₋ Chức năng xã hội: Giao tiếp: nói; và Biểu cảm
Hệ thống nhai đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe và hạnh phúc con người
KHỚP CẮN THĂNG BẰNG
Khớp cắn thăng bằng:
- Là khớp cắn trong đó sự tiếp xúc đồng thời và cùng mức được duy trì giữa mặt
nhai các răng hai hàm trên toàn bộ cung răng và trong suốt các vận động lệch
tâm (vận động trượt từ LMTĐ của hàm dưới)
- Là khớp cắn có sự tiếp xúc mặt nhai đồng thời hai bên của các răng trước và
răng sau trong các vận động lệch tâm

Bên Bên không làm việc


làm việc (bên thăng bằng)
Schuyler (1953, 1961) quan sát thấy thất bại lâm sàng của quan niệm khớp cắn
thăng bằng khi áp dụng trên bộ răng tự nhiên. “Tiếp xúc bên thăng bằng là thiết
yếu cho sự ổn định của hàm giả toàn bộ, nhưng chúng trở nên gây chấn thương,
phá hủy nhất và tuyệt nhiên không cần thiết trên bộ răng tự nhiên”

QUAN NIỆM KHỚP CẮN LÝ TƯỞNG


Quan niệm khớp cắn lý tưởng bao gồm lý tưởng cả về thẩm mỹ và chức năng
Tất cả các thành phần của hệ thống nhai thể hiện quan hệ chức năng hài hòa và
thoải mái đối với chủ thể, không có dấu hiệu hay triệu chứng nào về đau hay
khó chịu có thể phát hiện được

Vị trí lồng múi tối đa (LMTĐ) hài hòa với tương quan trung tâm; nghĩa là hai vị trí
trùng nhau hoặc LMTĐ ở khoảng (1 – 1.5 mm) trước vị trí tiếp xúc lui sau trên
mặt phẳng dọc giữa
QUAN NIỆM KHỚP CẮN LÝ TƯỞNG (tiếp)
Khớp cắn bảo vệ lẫn nhau và không có cản trở khớp cắn:
- Trong vận động trượt ra trước, răng sau nhả khớp
- Trong vận động trượt sang bên, các răng bên không làm việc nhả khớp
- Trong các vận động sang bên, có sự tiếp xúc giữa các răng nanh bên làm việc,
hoặc chỉ các răng nanh (hướng dẫn răng nanh) hoặc cùng với một hoặc nhiều cặp
răng khác (hướng dẫn nhóm)
Các vận động trượt từ LMTĐ hoặc từ TXLS, cần hoàn toàn tự do, trơn tru

Tất cả các tiếp xúc cho phép lực nhai được truyền theo trục răng
Vị trí nghỉ tạo một khoảng liên mặt nhai đủ

Ổn định về chức năng, tự duy trì để đạt được sự thích ứng về cấu trúc và chức
năng với tích tuổi và với các tình trạng thay đổi
KHỚP CẮN SINH LÝ (BÌNH THƯỜNG)

Khớp cắn sinh lý (KCSL) là KC mà BN hài lòng về thẩm mỹ, và không có biểu hiện
bệnh lý hay loạn năng. KCSL thể hiện trạng thái hài hòa và không cần can thiệp
điều trị. KCSL cũng cho thấy có sự thích ứng bình thường

KCSL liên quan đến sự sắp xếp các răng, tiếp xúc giữa hai hàm, độ cắn chìa, độ
cắn phủ, tình trạng mối liên hệ với nha chu và với khớp TDH…

Khớp cắn xấu: bất kỳ tình trạng KC nào vượt khỏi giới hạn được thiết lập cho KC lý
tưởng về đặc điểm cấu trúc hoặc bất kỳ sự chệch khỏi KCSL. Sự hiện diện một
khớp cắn xấu có thể vẫn là KCSL; “khớp cắn xấu” không hàm ý là một tình trạng có
chỉ định điều trị
KHỚP CẮN KHÔNG SINH LÝ

Khớp cắn không sinh lý: tình trạng có dấu hiệu hoặc triệu chứng bệnh lý, loạn
năng hoặc kém thích ứng của một hoặc nhiều thành phần của hệ thống nhai mà
điều đó có thể là do khiếm khuyết về quan hệ cấu trúc hoặc do chức năng hàm
dưới hoặc hoạt động cận chức năng; quan niệm khớp cắn không sinh lý cũng bao
gồm tình trạng bệnh nhân không hài lòng về thẩm mỹ hoặc chức năng nào đó
của hệ thống nhai

“Khớp cắn không sinh lý” không hàm ý chỉ nguyên nhân và hậu quả, mà chỉ gợi ý:
- Có vấn đề đang tồn tại
- Việc điều trị được chỉ định
KHỚP CẮN KHÔNG SINH LÝ (tiếp)

Lý do để điều trị khớp cắn

1- Các lý do chủ quan do người bệnh cung cấp: thẩm mỹ,


đau hoặc khó chịu…

2- Các lý do khách quan do thầy thuốc khám xét phát hiện:


- Tình trạng nha chu có thể do tải lực chức năng: chấn thương khớp cắn
nguyên phát hoặc thứ phát
- Tình trạng bệnh lý của răng đã góp phần gây rối loạn hoạt động hàm dưới hoặc
hoạt động cận chức năng
- Rối loạn thái dương hàm
CẢN TRỞ KHỚP CẮN
Cản trở khớp cắn: bất kỳ tiếp xúc răng gây cản trở hoặc gây trở ngại đối với vận
động (sự trượt) hài hoà của hàm dưới; hay tiếp xúc răng không mong muốn
Cản trở khớp cắn có thể do:
- Nguyên nhân “tự nhiên”: những thay đổi dần dần do mòn răng: trồi mặt nhai,
di gần…
- Do thầy thuốc gây ra: các phục hồi, nhổ răng, chỉnh hình…

You might also like