Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Ngày 18-6-1919, lấy tên 

Nguyễn Ái Quốc, thay mặt Hội những người yêu


nước Việt Nam ở Pháp, Người đã gửi tới hội nghị Véc-xây bản Yêu sách của
nhân dân Việt Nam đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do, dân chủ
và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. 

Bản Yêu sách gồm tám điểm:

- Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;


- Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được
quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa bỏ
hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ phận
trung thực nhất trong nhân dân An Nam;
- Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
- Tự do lập hội và hội họp;
- Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
- Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả các tỉnh
cho người bản xứ;
- Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
- Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại Nghị
viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của người bản
xứ.

Bản Yêu sách này đã được Nguyễn Ái Quốc tới lâu đài Versailles gửi cho văn phòng
Hội nghị, sau đó lần lượt gửi đến các đoàn đại biểu các nước Đồng minh dự hội nghị.
Tại Hội nghị, Bản yêu sách đã không được “đả động đến” dù hầu hết các đoàn đại
biểu và các nghị sĩ Pháp sau khi nhận được bản Yêu sách đều đã gửi thư trả lời
Nguyễn Ái Quốc, bởi mục đích của các nhà tư bản đến dự Hội nghị Versailles chỉ là
bàn việc chia lại thị trường và tranh giành lợi ích.

 Qua sự kiện này Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: “Chủ nghĩa Wilson chỉ là
một trò bịp lớn” và “Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy
vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình”.

Tháng 12-1920, Đảng Xã hội Pháp quyết định tổ chức Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XVIII ở thành phố Tours, Nguyễn Ái Quốc tham gia với tư cách là
đại biểu của nhóm các đảng viên Đảng Xã hội Pháp ở Đông Dương. Nguyễn Ái
Quốc phát biểu tại đại hội và kêu gọi: “Nhân danh nhân loại, nhân danh tất cả những
người xã hội chủ nghĩa, tả cũng như hữu, tôi kêu gọi tất cả các quý vị, các đồng chí,
hãy cứu chúng tôi với!”.
Ngày 27-12-1920, Nguyễn Ái Quốc ủng hộ Quốc tế thứ III. Để đi tới quyết định
cuối cùng, đại hội quyết định biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín, kết quả là hơn
70% đại biểu ủng hộ đề nghị của Marcel Cachin về việc Đảng Xã hội Pháp gia nhập
Quốc tế thứ III. Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và là
một trong những thành viên sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

Ngày 29-12-1920, cùng với đa số tuyệt đối đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp tại TP Tours, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu
tán thành tham gia Quốc tế thứ III, quyết định thành lập Đảng Cộng sản Pháp.

 Nguyễn Ái Quốc trở thành một trong những đảng viên sáng lập đảng. Sự kiện
này đánh dấu sự ra đời của Đảng Cộng sản Pháp, đồng thời cũng chính thức
ghi nhận việc Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên-
một dấu mốc lớn nhất, quan trọng nhất trên hành trình tìm đường cứu nước
của Người.

Hành động bỏ phiếu ủng hộ Quốc tế III là sự kiện đánh dấu bước nhảy vọt trong tư
tưởng chính trị của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường
cộng sản. Sự kiện đó cũng mở ra cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam một
giai đoạn phát triển mới “Giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với phong
trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã
trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác – Lênin”.

 Con đường đến với Chủ nghĩa Mác-Lênin, trở thành một đảng viên, một lãnh
tụ của phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam, của phong trào cộng sản
và công nhân quốc tế của Nguyễn Tất Thành-Nguyễn Ái Quốc trong khoảng
thời gian từ cuối năm 1917 đến cuối năm 1920 là một hành trình phức tạp, đầy
thú vị. Việc bỏ phiếu ủng hộ Quốc tế thứ III, tham gia thành lập Đảng Cộng
sản Pháp là dấu mốc quan trọng, chính thức của hành trình Người đi từ chủ
nghĩa yêu nước chân chính, trải qua lập trường dân chủ tư sản cấp tiến, tới lập
trường xã hội chủ nghĩa cánh tả và tiến tới lập trường cộng sản chủ nghĩa.

You might also like