CMMT-C4-CD4.5-Nhucauvanhoathethaodulichvatacdongdenmoitruong - 29.7

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

BÀI GIẢNG DẠNG VĂN BẢN (SCRIPT)

Môn học: CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG

Chương 4: NHU CẦU VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÁP ỨNG NHU CẦU CỦA CON
NGƯỜI

Chủ đề 4.5: Nhu cầu văn hóa, thể thao, du lịch và tác động đến môi trường

Slide Nội dung


Ở Chủ đề thứ 5 của chương 4, chúng ta sẽ tìm hiểu về mối quan
hệ và sự tác động đến môi trường của văn hoá, quan hệ xã hội và
nhu cầu thể thao, du lịch:
- Về Văn hoá: văn hoá một khi được hình thành sẽ đồng thời
đóng vai trò là môi trường sống của con người, tạo nên các
cách ứng xử của con người đối với tự nhiên và xã hội. Văn hoá,
trong một chừng mực nhất định có ảnh hưởng đáng kể tới ứng
xử, cách thức khai thác tài nguyên thiên nhiên, mức độ, phương
thức tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên, cách thức ứng xử với chất
thải của cộng đồng.
- Về quan hệ xã hội: quan hệ xã hội của con người luôn phát triển
và ngày càng đa dạng phức tạp. Con người có các nhu cầu và
quan hệ xã hội cơ bản như: 1- Quan hệ cùng dòng giống, đây
là quan hệ gia đình, bao gồm gia đình hạt nhân (vợ, chồng và
các con chưa trưởng thành) và gia đình mở rộng mà thường gọi
là họ hàng; 2- Quan hệ cùng nơi cư trú, thường gọi là quan hệ
xóm làng gồm các mối quan hệ xã hội của những người hàng
xóm hay những người cùng sống trong những địa bàn dân cư
nhất định như cùng khu nhà, đường phố, thôn xóm,... Mối quan
hệ này mang tính chất tương trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống;
3- Quan hệ cùng lợi ích gồm các mối quan hệ của những người
có chung mục đích nào đó. Thường là quan hệ giai cấp, quan
hệ nghề nghiệp, cùng giới tính,... Nhìn chung các mối quan hệ
giữa con người với nhau là rất đa dạng, phức tạp và ràng buộc.
Mỗi người đều có nghĩa vụ và quyền lợi nhất định và mỗi người
đều có trách nhiệm tôn trọng và thực hiện các mối quan hệ trong
cộng đồng.
- Quan hệ xã hội là cơ sở cho công tác tổ chức xã hội theo những
định hướng nhất định một cách mềm dẻo. Nó chi phối hệ xã hội
trong nhiều mối quan hệ, đặc biệt là trong hoạt động khai thác,
sử dụng tài nguyên thiên nhiên và tác động đến môi trường.
Quan hệ xã hội ràng buộc các cá nhân trong một định hướng
chung, như cách thức khai thác và sử dụng tài nguyên, cách
thức ứng xử với nhau và với các vấn đề môi trường vì những
lợi ích chung nhất định.
- Quan hệ xã hội có thể trở thành công cụ hữu hiệu cho công tác
bảo vệ môi trường.
- Du lịch là quá trình tạm di chuyển ra khỏi nơi cư trú để thoả
mãn các nhu cầu về văn hoá, nghỉ dưỡng, tâm linh, tình
cảm,….Du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong
cuộc sống của con người và hoạt động du lịch đang trở thành
một ngành kinh tế quan trọng ở nhiều nước.
- Du lịch thường mang lại hiệu quả kinh tế cao và thường được
mệnh danh là ngành “công nghiệp không khói”.
Du lịch có 4 chức năng chính:
- Chức năng xã hội: phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống
- Chức năng kinh tế: tạo ra công việc làm ăn mới, ...
- Chức năng sinh thái: tạo ra môi trường sống ổn định về mặt
sinh thái,...
- Chức năng chính trị: tăng cường hiểu biết, củng cố hòa bình và
tình đoàn kết của các dân tộc,...
Tác động tích cực của du lịch đến môi trường:
- Bảo tồn thiên nhiên: Du lịch góp phần khẳng định giá trị và góp
phần vào việc bảo tồn các diện tích tự nhiên quan trọng, phát
triển các khu bảo tồn, vườn quốc gia, …
- Tăng cường chất lượng môi trường: Du lịch có thể cung cấp
những sáng kiến cho việc làm sạch môi trường thông qua kiểm
soát chất lượng không khí, nước, đất, rác thải; các chương trình
quy hoạch cảnh quan, thiết kế xây dựng và duy tu bảo dưỡng
công trình….
- Đề cao môi trường: Việc phát triển các cơ sở du lịch được thiết
kế tốt có thể đề cao giá trị các cảnh quan. Cải thiện hạ tầng cơ
sở. Các cơ sở hạ tầng như sân bay, đường sá, hệ thống cấp thoát
nước, xử lý chất thải, thông tin liên lạc có thể được cải thiện
thông qua hoạt động du lịch.
- Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương
thông qua đề cao các giá trị văn hóa và thiên nhiên của các điểm
du lịch làm cho cộng đồng địa phương tự hào về di sản của họ
và gắn liền vào hoạt động bảo vệ các di sản văn hóa du lịch đó.
Tác động tiêu cực của du lịch đến môi trường bao gồm:
- Ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên: Hoạt động giải trí ở các
vùng biển như bơi lặn, câu cá thể thao có thể ảnh hưởng tới
các rạn san hô, nghề cá. Sử dụng năng lượng nhiều có thể ảnh
hưởng đến khí quyển. Các nhu cầu về năng lượng, thực phẩm
ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương.
Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch làm cho đất
bị thoái hóa, nơi ở của các loài hoang dã bị mất đi
- Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: du lịch là ngành
công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, nhiều hơn nhu cầu nước sinh
hoạt của người dân.
- Làm giảm tính đa dạng sinh học: do xáo trộn nơi ở của các loài
hoang dã, khai hoang để phát triển du lịch, gia tăng áp lực đối
với những loài bị đe dọa do các hoạt động buôn bán và săn bắt,
tăng nhu cầu về chất đốt, cháy rừng.
- Ảnh hưởng đến văn hóa xã hội của cộng đồng: các hoạt động
du lịch sẽ làm xáo trộn cuộc sống và cấu trúc xã hội của cộng
đồng địa phương và có thể có những tác động chống lại các
hoạt động truyền thống trong việc bảo tồn và phát triển bền
vững đa dạng sinh học.
- Nước thải: nếu không có hệ thống thu gom nước thải cho
khách sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống nước ngầm
hoặc các thủy vực lân cận, gây ô nhiễm và lan truyền nhiều
loai dịch bệnh.
- Rác thải: vứt rác bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch.
Bình quân một khách du lịch thải ra khoảng 1 kg rác thải một
ngày. Đây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh,
ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và nảy sinh xung đột xã
hội.
- Ở slide này cho chúng ta biết Du lịch sinh thái là một hình thức
du lịch mới, được phát triển trên cơ sở các nguyên tắc đạo đức
của phát triển bền vững.
- Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch về với thiên nhiên hoang
dã mà không gây ô nhiễm môi trường, không làm tổn thương
hệ tự nhiên và xã hội bản địa, hoạt động phục vụ du lịch có sự
tham gia tích cực của người địa phương để khai thác tối ưu các
giá trị văn hoá truyền thống và tạo cơ hội tăng thu nhập, phát
triển cho họ, lợi nhuận từ du lịch phải được sử dụng nhằm mục
tiêu bảo tồn, phát huy các giá trị địa phương truyền thống và
phục vụ cộng đồng tại chỗ.
Du lịch bền vững đòi hỏi hiểu biết và tôn trọng cơ sở nguồn tài
nguyên du lịch: 1- Khai thác trong khả năng cho phép của tài
nguyên thiên nhiên nhằm đảm bảo hiệu suất cũng như sự sinh tồn
của chúng trong tương lai, không tiêu hao chúng quá mức;
2- Nhìn nhận sự đóng góp của cộng đồng địa phương cùng với
các tập quán và lối sống của họ như là tài nguyên du lịch, đảm
bảo các nền văn hoá và các dân tộc được kính trọng, tuân thủ
nguyên tắc rằng, người địa phương phải được tham gia vào việc
ra kế hoạch và thực hiện hoạt động du lịch, hưởng các nguồn lợi
kinh tế từ hoạt động du lịch một cách công bằng.
Như vậy, trong chương 4 chúng ta đã cùng nhau phân tích
làm rõ các mối quan hệ, những tác động tích cực và tiêu cực
đến môi trường của các loại nhu cầu và các hoạt động đáp
ứng nhu cầu của con người

You might also like