Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN CHÍNH SÁCH CÔNG

1. Khái niệm về Chính sách công. Phân tích những đặc trưng cơ bản của Chính sách
công và cho ví dụ minh họa.
* K/n : CSC là những định hướng mục tiêu và biện pháp hành động, được NN lựa chọn
và ban hành như một công cụ quản lý của NN, nhằm giải quyết các vấn đề công cộng
được lựa chọn, và được bảo đảm thực thi bởi các chủ thế có thẩm quyền.
*Đặc trưng cơ bản CSC(7)
- Chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước: Nhà nước là các cơ quan có thẩm
quyền trong bộ máy Nhà nước(bao gồm Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, chính quyền địa
phương các cấp…)
- Chính sách công gồm nhiều quyết định có liên quan lẫn nhau: Chính sách là một
chuỗi hay một loạt các quyết định cùng hướng vào việc giải quyết một vấn đề chính
sách, do một hay nhiều cấp khác nhau trong bộ máy Nhà nước ban hành trong một thời
gian dài.
- Các quyết định chính sách công là những quyết định hành động: thể hiện dự định
của nhà hoạch định CS nhằm thay đổi hay duy trì một hiện trạng nào đó; song chỉ là
những dự định. CSC phải bao gồm các hành vi thực hiện nững dự định nói trên và đưa
lại những kq thực tế
- Chính sách công nhằm giải quyết vấn đề nảy sinh trong đời sống kinh tế xã hội.
- Chính sách công bao gốm những việc nhà nước định làm và không định làm
VD: Chính sách thả nổi giá cả: NN không can thiệp vào sự lên xuống của giá cả mà để
cho chúng biến động theo cơ chế thị trường.
- Chính sách công tác động đến các đối tượng của chính sách: đối tượng CS là những
người chịu sự tác động hay sự điều tiết của CS. Phạm vi tác động có thể rộng hay hẹp
tùy theo ND của từng CS
Vd: Chính sách xóa đói giảm nghèo; cấm hút thuốc lá nơi công cộng…
- Chính sách công phục vụ lợi ích chung của cộng đồng

1
Vd: Xây dựng bãi đỗ xe; chính sách về vành đai xanh tại các đô thị; chính sách cấm hút
thuốc lá nơi công cộng…
2. Phân tích cấu trúc cơ bản của Chính sách công?
*Cấu trúc cơ bản của một chính sách công
Chính sách công= Mục tiêu+ Biện pháp
- Mục tiêu : là mong muốn của chủ thể ban hành CS, phản ánh những giá trị hướng tới
phù hợp với yếu cầu phát triển chung của kinh tế - xã hội đất nước.

- Biện pháp: là cách thức mà chủ thể sử dụng trong quá trình hành động để tối đa hóa
kết quả về lượng và chất của mục tiêu chính sách.

*Ví dụ:
Chính sách bình đằng giới gồm 2 bộ phận sau:
CS đặt mục tiêu: Nam, nữ bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình.
Nam, nữ không bị phân biệt đối xử về giới.
CS đặt giải pháp: Bảo đảm bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực;hỗ trợ và tạo điều kiện
cho nam, nữ phát huy khả năng, có cơ hội như nhau để tham gia vào quá trình phát
triển.
9. Tư nhân hóa là gì? Ưu và nhược điểm của công cụ này?
*Tư nhân hóa:
- Dựa nhiều hơn vào các tổ chức trong xã hội, dựa ít hơn vào Nhà nước, trong việc thỏa
mãn nhu cầu của cộng đồng.
- Sự “dịch chuyển” của quyền sở hữu, Nhà nước hợp đồng với các doanh nghiệp tư nhân
để họ thực hiện các chức năng trước đây do Nhà nước kiểm soát hoặc sở hữu. Trong đó
một biện pháp điển hình là bán ra hơn 50% cổ phiếu, thậm chí bán toàn bộ doanh nghiệp
nhà nước cho tư nhân.

2
* Ưu và nhược điểm
- Ưu điểm: Có thể thúc đẩy các nhà quản lý giảm chi phí, nâng chất lượng.
- Nhược:
+ Chính quyền mất khả năng kiểm soát trực tiếp đối với việc thực thi chính sách và cung
cấp hàng hóa và dịch vụ công của Chính phủ;
+Hoạt động tư nhân hóa cũng khiến cho chức năng và vai trò phát triển kinh tế của Nhà
nước có phần sút giảm, việc kiểm soát khối tư nhân trong lĩnh vực này là không dễ dàng.
11. Khái niệm hoạch định CSC. Liệt kê yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định chính
sách công và nêu một ví dụ minh họa.
*Hoạch định CSC là toàn bộ quá trình nghiên cứu, xây dựng và ban hành đầy đủ một
chính sách.
* Các yếu tố ảnh hưởng: 5 yếu tố
- Quyền lực của chủ thể hoạch định chính sách và quan điểm định hướng của đảng
cầm quyền
- Năng lực thực tế của các cơ quan hoạch định chính sách như:
+ phân tích và phát hiện các vấn đề CS
+ xác định thức tự ưu tiên
+ lựa chọn và giải quyết các vấn đề CS
+ thiết kế và đề xuất các ý tưởng CS
+ phân tích và dự báo
+ ra quyết định CS và phản biện một vấn đề CS
+ quản lý, điều hành và sử dụng tốt các công cụ CS.
- Năng lực thực tế của các cơ quan thực thi chính sách
-Điều kiện kinh tế chính trị, văn hóa xã hội nơi chính sách được xây dựng.
-Môi trường thể chế, pháp luật

3
12.Liệt kê những nguyên tắc cần tuân thủ khi hoạch định chính sách công.
* Nguyên tắc cần tuân thủ khi hoạch định chính sách công:
- Nguyên tắc cơ bản (theo tiếp cận Chính trị học)(5)
+ NT vì lợi ích công cộng
VD: Lợi ích của giao thông công cộng:
+ Lợi ích cho cá nhân: tiết kiệm chi phí đi lại, hạn chế căng thẳng khi phải tự điều
khiển xe, hạn chế tác động thời tiết bên ngoài như nắng mưa gió, khoi bui
+ Lợi ích cho xã hội: Giảm ùn tắc giao thông, giảm lượng nhiên liệu tiêu thụ, giảm
thiểu ô nhiễm môi trường nhờ giảm lượng khí phát thải từ phương tiện cá nhân.
+ NT có tính hệ thống
+ NT hiện thực
+ NT quyết định đa số
+ NT dựa trên bằng chứng
- Ngoài các nguyên tắc cơ bản, theo tiếp cận chất lượng hành vi tổ chức có các nguyên
tắc sau(8):
+ Tăng cam kết chính trị;
+ Phù hợp/làm hoàn thiện khung pháp lý;
+ Tăng cơ chế trách nhiệm giải trình;
+ Hoàn thiện/củng cố các nguyên tắc ứng xử;
+ Tạo môi trường xã hội hóa chuyên nghiệp;
+ Tạo môi trường làm việc ưu việt;
+ Giám sát các giá trị đạo đức;
+ Phát triển xã hội dân sự.
13.Khái niệm vấn đề chính sách và nêu cách thức phân tích vấn đề trong quá trình
hoạch định chính sách.
*Khái niệm vấn đề chính sách
- Là những mâu thuẫn nảy sinh trong các lĩnh vực hoạt động cần được giải quyết bằng
chính sách để thỏa mãn những nhu cầu nhất định của xã hội
4
VD : hoạt động phân tích, đánh giá CSC còn ở trong tình trạng lẻ tẻ, rời rạc, hình thức;
không có nhiều những sản phẩm nghiên cứu có tầm cỡ về nội dung, chất lượng và quy
mô để có thể tạo ra được những đột phá về chính sách trong từng lĩnh vực.
* Cách thức phân tích vấn đề trong quá trình hoạch định chính sách.
- Mô tả vấn đề và thuyết phục về sự tồn tại thực tế, sự cấp bách của vấn đề.
- Nhận biết được bản chất của vấn đề và mục đích của đối tượng/tổ chức đề xuất và lựa
chọn chính sách.
Cần xác định xem vấn đề nằm ở mắt xích nào trong một chuỗi các vấn đề? Tầm ảnh
hưởng của vần đề này đối với những vấn đề khác như thế nào? Vấn đề thuộc tầm vĩ mô,
trung mô hay vi mô?. Điều gì sẽ xảy ra khi vấn đề được giải quyết trong ngắn hạn và dài
hạn, trong phạm vi một ngành và liên ngành?

17. Phân tích các giai đoạn trong thực thi chính sách công(7)
-Tuyên truyền chính sách
VD: Tuyên truyền bằng lời nói, Tạo áp phích về chính sách,Tuyên truyền trên mạng XH
Internet
-Lập kế hoạch
+ Là chức năng đầu tiên trong bốn chức năng của quản lý là: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh
đạo và kiểm tra.
+ Gắn liền với việc lựa chọn mục tiêu và chương trình hành động trong tương lai, giúp
nhà quản lý xác định được các chức năng khác còn lại nhằm đảm bảo đạt được các mục
tiêu đề ra.
-Chuẩn bị cơ sở vật chất
+ Điều kiện vật chất đáp ứng được yêu cầu =>tính khả thi của công tác tổ chức thực thi
chính sách luôn được tăng cường.
+ Nguồn tài chính là đòi hỏi không thể thiếu để thực thi bất kỳ một chính sách nào
-Chuẩn bị tổ chức
5
+ Xây dựng bộ máy tổ chức thực thi chính sách
+ Xây dựng chương trình hành động
+ Ra văn bản hướng dẫn
Vd: Nghị định 43/2014/ND-CP của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
luật đất đai.
+ Tổ chức tập huấn
-Thực nghiệm chính sách
Là việc làm nhằm thử nghiệm các tính năng của chính sách trong những điều kiện nhất
định để có thể đánh giá đầy đủ hơn về tính khả thi của chính sách theo yêu cầu quản lý
nhà nước.
-Triển khai toàn diện
+ Vận hành hệ thống thông tin truyền thông đại chúng để tuyên truyền chính sách;
+ Xây dựng, thẩm định, phê duyệt và quản lý các dự án của chính sách;
+ Tổ chức các nguồn quỹ và kiểm soát thu - chi;
+ Tiến hành phối hợp hoạt động của các ban ngành, địa phương, các tổ chức quần chúng
để có thể huy động tối đa sức mạnh của các lực lượng thực thi chính sách;
+ Xây dựng và phát triển một hệ thống các tổ chức sự nghiệp và dịch vụ.
-Điều phối và kiểm soát
+ Muốn tổ chức thực thi chính sách có hiệu quả cần có sự phân công, phối hợp giữa các
cơ quan quản lý ngành, các cấp chính quyền địa phương, các yếu tố tham gia thực thi
chính sách và các quá trình ảnh hưởng đến thực hiện mục tiêu chính sách.
+ Kiểm tra thường xuyên giúp cho nhà quản lý nắm được tình hình thực thi chính sách

6
19.Liệt kê các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả thực thi chính sách công.
*Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả thực thi của chính sách công(5)
- Nhân tố tự thân chính sách
VD: Chính sách kế hoạch hóa gia đình đối với đối tượng là cán bộ, công chức đơn giản
hơn là đối với công nhân và nông dân.
Nếu vấn đề CS là phức tạp. Ví dụ: CS tôn giáo, CS đất đai.
- Nguồn lực chính sách
VD: Nhà nước hỗ trợ gói 62 nghìn tỷ đồng cho người dân và các doanh nghiệp bị ảnh
hưởng sâu bởi dịch COVID -19
- Nhân tố chủ thể chính sách
- Đối tượng chính sách
VD: Sự đồng tình ủng hộ của người dân giúp chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình
ở VN đạt hiệu quả cao (tỉ lệ tăng dân số đã giảm)
- Biện pháp thực thi

20.Liệt kê các biện pháp thực thi chính sách cơ bản và phân tích so sánh ưu, nhược
điểm của chúng?
* Biện pháp cơ bản nào được sử dụng trong thực thi chính sách công(4)
- Biện pháp hành chính
- Biện pháp kinh tế
VD: Xử phạt tiền đối với người điều khiển phương tiện vi phạm những quy định an toàn
giao thông
- Biện pháp cưỡng chế
7
- Biện pháp thuyết phục
VD: Bộ Công an phát động phong trào quần chúng tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc.
Nhiều địa phương, quần chúng nhân dân đã có nhiều cách làm sáng tạo, nhiều mô hình
hay để lực lượng CA phòng chống tội phạm và tệ nạn XH

22. Đánh giá chính sách là gì? Phân tích các tiêu chí trong đánh giá chính sách
công.
* Đánh giá chính sách công là việc xem xét, nhận định về giá trị các kết quả thu được
từ một quá trình thực thi chính sách công (còn gọi là đánh giá thực thi chính sách) hoặc
ước lượng các giá trị kết quả, nhằm giúp nhà nước lựa chọn chính sách đạt hiệu quả cao
(còn gọi là đánh giá lựa chọn chính sách).
*Tiêu chí đánh giá(5):

- Tính hiệu quả: Theo nghĩa hẹp thì tính hiệu quả ám chỉ việc đạt được các mục đích và
mục tiêu đã được xác định. Đối với một chương trình đã hiện hữu, thì sự đánh giá về
tính hiệu quả thường phụ thuộc vào việc liệu chương trình này đã đạt được các kết quả
hay tác động chính sách được kỳ vọng chưa.

Tiêu chí đo lường được sử dụng phổ biến trong các phân tích chính sách mà Chính phủ
yêu cầu.
E= B – C ≥ O
Ví dụ: Đối với những chính sách điều tiết như sự kiểm soát đối với các nhà máy điện
gây ô nhiễm, thì xã hội lớn hơn nhận được các lợi ích, nhưng những người chủ sở hữu
của nhà máy và các cổ đông của công ty đó phải gánh chịu chi phí.

8
- Tính công bằng: nhằm trả lời câu hỏi: liệu trong quá trình hoạch định và thực thi chính
sách, các đối tượng lợi ích có được đối xử công bằng không?
+ Công bằng dọc
+ Công bằng ngang
VD: Năm 2013, nhằm tháo gỡ khó khăn thị trg bất động sản, CP đã ban hành gói tín
dụng 30 nghìn tỷ đồng, với lãi suất ưu đãi 60% dành cho công chức và viên chức mua
nhà ở XH, CP phải đảm bảo rằng người có mức thu nhập hoặc đk sẽ tiếp cận đc khoản
vay đó (tính công = ngang)
- Tính hữu hiệu: phản ánh sự đạt được các mục tiêu của chương trình hay những lợi ích
trong mối quan hệ với các chi phí.
- Tính khả thi về mặt chính trị: ở mức độ mà qua đó các nhà chính trị chấp nhận và
ủng hộ một đề xuất chính sách công. Ngoài ra, chính sách công còn được công chúng
chấp nhận, ủng hộ đề xuất chính sách và tham gia nhiệt tình vào quá trình xây dựng,
đánh giá chính sách.
VD: CP ban hành Nghị định số 71/2012/NĐ –CP sửa đổi 1 số điều của Nghị định
34/2010/NĐ – CP quy định của xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đg bộ.
Theo đó, sẽ tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm kể cả đối với chủ phương tiện
không chuyển quyền sở hữu.
+1 chính sách tốt, giúp cơ quan công an quản lý đc phương tiện giao thông, có thể dùng
camera xử phạt xe vi phạm.
+ Tuy nhiên chính sách gây tâm lý hoang mang, chưa nhận đc sự ủng hộ của người dân
Ví dụ: một sự gia tăng mạnh trong thuế xăng dầu liên bang ắt sẽ tỏ ra thiếu tính khả thi
khi đã biết về sự oán giận của dân chúng về những sự gia tăng thuế và sự nhạy cảm với
giá cả xăng dầu.
-Tính khả thi về mặt kỹ thuật: thể hiện ở mức sẵn có và mức độ tin cậy của công nghệ
cần thiết cho việc thực hiện chính sách công.
VD: Muốn xây dựng đường sắt Bắc – Nam giá trị 56 tỷ USD, VN phải nhập hầu hết các
công nghệ từ nước ngoài như: mua tàu Shinkase , công nghệ làm đường ray mới =>
9
quản lý vận hành tàu và trình độ thi công của VN còn yếu, cơ bản phải phụ thuộc vào nc
ngoài. => Phải lường trước mọi vấn đề công nghệ có thể áp dụng
*Tiêu chí tính hiệu quả quan trọng nhất vì 1 chính sách được lựa chọn khi nó phải
mang lại hiểu quả tốt trong phạm vi khu vực mà chính sách tác động. Tiêu chí về
tính hiệu quả là nền tảng để đánh giá, xem xét sự tác động của các tiêu chí còn lại

21.Tại sao phải tiến hành đánh giá chính sách công.
*Tác dụng đánh giá CSC:
- Nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển củaCS
- Cải tiến CS
- Tăng cường tính hiệu quả của CS
- Xác định đo lường các kq thực thi CS
- XĐ mức độ thỏa mãn các đối tượng CS
* Mục đích :
- Tìm những GTGT của CS.
- Tìm các pp, cách thức giải quyết vđề.
- Tìm những kq và những tác động.
→ Cung cấp thông tin đầu vào cho qtrinh ra qđ.
     Cung cấp các thông tin thực tế và có gtri về việc thực thi CS.
    >>> Nâng cao chất lượng của ctrinh or CS; Nâng cao hiệu quả quản lý NN.
22.Theo anh/ chị có những nguyên nhân cơ bản nào dẫn tới thất bại của chính sách.
Phân tích một thất bại chính sách trong thực tiễn.
 Nguyên nhân cơ bản nào dẫn tới thất bại của chính sách
- Đầu tư chính sách không thỏa đáng
- Các nhóm mục tiêu không hợp tác
10
- Vấn đề của bản thân chính sách:
+ Mục tiêu, nd và quản lý mâu thuẫn nhau
+ Một số vấn đề phức tạp, khó giải quyết
VD: CS vệ sinh an toàn thực phẩm trong giai đoạn tăng trưởng KT thị trường, đặt trong
thực tế người SX sẵn sàng “bán rẻ” an toàn sức khỏe thậm chí tính mạng người tiêu
dùng, trở nên khó giải quyết
+ Chính sách quá sớm hoặc quá muộn
+ Giá phải trả cho giải quyết vấn đề lớn hơn lợi ích thu đc
+ Ảnh hưởng (nhiễu) các yếu tố bên ngoài

11

You might also like