Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CẢNH NGÀY HÈ

(Bảo kính cảnh giới – Bài 43) – Nguyễn Trãi

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

-Là anh hùng dân tộc- một nhân vật lịch sử toàn tài hiếm có.

- Là nhà văn, nhà thơ lớn, được UNESCO công nhận là danh nhân văn hóa thế giới.

2. Tác phẩm:

a. Giới thiệu về tập “Quốc âm thi tập”

- Là tập thơ viết bằng chữ Nôm, gồm 254 bài.

- Chia thành 4 phần:

+ Vô đề: Ngôn chí, Mạn thuật, Tự thán, Bảo kính cảnh giới,...

+ Môn thì lệnh: về thời tiết.

+ Môn hoa mộc: về cây cỏ.

+ Môn cầm thú: về thú vật.

- Nội dung: phản ánh vẻ đẹp con người Nguyễn Trãi: yêu nước, thương dân, yêu thiên
nhiên, con người, cuộc sống.

- Nghệ thuật: Việt hóa thể thơ Đường luật(Xen vào những câu thơ ngũ ngôn, với việc
ngắt nhịp linh hoạt)

b. Bài thơ “ Cảnh ngày hè”

- Xuất xứ : Thuộc phần vô đề, mục BKCG (gương báu răn mình- những bài học giáo
huấn), bài số 43/61.  Nhan đề do người biên soạn sách đặt.

- Hoàn cảnh sáng tác : Sáng tác trong thời kì NT về ở ẩn tại Côn Sơn (1438 đến 1439).

- Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật ( bài thơ có xen kẽ những câu thơ lục ngôn  thất
ngôn biến thể  Việt hóa thơ Đường luật).

- Cấu trúc:

+ Theo hình thức: Đề-thực-luận-kết

+ Theo nội dung:


 Phần 1 : Câu 1 : Hoàn cảnh của chủ thể trữ tình
 Phần 2: Câu 2,3,4,5,6 : Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống ngày hè.
 Phần 3: câu 7,8 : Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Hoàn cảnh của chủ thể trữ tình

“ Rồi hóng mát thuở ngày trường”

+ “Rồi” : rỗi rãi

+ “ngày trường” : ngày dài

- Nhịp điệu: 1/2/3 chậm rãi, câu thơ lục ngôn phá cách

- Câu thơ với nhiều thanh trầm, thể hiện sự thanh nhàn, tâm thế ung dung, thư thái
của con người.
 Hoàn cảnh rỗi rãi hiếm hoi với tâm thế nhàn nhã, thong dong nhưng thân nhàn mà tâm
không nhàn của nhà thơ.

2.Bức tranh thiên nhiên, cuộc sống ngày hè:

a. Bức tranh thiên nhiên ngày hè:

“Hoè lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

Cảnh vật Màu sắc Trạng thái Hương vị

Cây hòe, cây + “lục”: màu xanh của cây hòe


“đùn đùn”, Hương thơm ngát
lựu, hoa sen  “giương”, của sen “tiễn mùi
(đầu hè) “phun”, “tiễn” … hương”
cảnh vật đặc
 một loạt động
trưng của ngày + “thức đỏ” màu đỏ của hoa từ mạnh, từ láy 
hè. lựu ( giữa hè) diễn tả sức sống
thôi thúc từ bên
+ “hồng liên trì”: màu hồng trong, ứa căng, tràn
của hoa sen (cuối hè) đầy.
 Các cảnh vật mang màu sắc
hài hòa, tươi sáng, rực rỡ đồng
thời còn lột tả được những thời
điểm khác nhau của mùa hè.

- Kết hợp ngắt nhịp ¾ ( và sự phá cách về nhịp thơ cổ điển)

 Bức tranh thiên nhiên ngày hè rực rỡ, sống động, căng tràn sức sống đang trổ dáng,
khoe sắc và tỏa hương.

 Cảnh sắc thiên nhiên tựa như một bức họa đẹp thi trung hữu họa.

Qua bức tranh thiên nhiên sinh động và đầy sức sống, ta thấy được sự giao cảm mạnh mẽ
và tinh tế của nhà thơ đối với cảnh vật. Nhà thơ đã đón nhận cảnh vật bằng nhiều giác
quan: thị giác, thính giác, khứu giác và cả sự liên tưởng. Tất cả cho thấy tấm lòng yêu
thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, tinh tế của Ức Trai thi sĩ.

b. Bức tranh cuộc sống ngày hè:

“Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”

Bức tranh cuộc sống được cảm nhận qua thính giác

- Âm thanh:

+ Lao xao chợ cá: âm thanh cuộc sống

+ Dắng dỏi cầm ve: âm thanh tự nhiên

- Thời điểm: tịch dương- mặt trời lặn  ngày sắp hết nhưng cuộc sống con người được
miêu tả không ảm đạm

- Sử dụng phép đảo ngữ, đối, từ láy ... nhấn mạnh âm thanh sôi động và không khí rộn
ràng của chiều hè nơi làng quê..

 Thi trung hữu nhạc.

 Bức tranh cuộc sống thanh bình, rộn rã, nhiều niềm vui.
* Tiểu kết: Bức tranh ngày hè hiện ra tươi đẹp bởi sự kết hợp hài hòa cân đối giữa màu
sắc và âm thanh, giữa thiên nhiên và con người. Qua đó thấy được sự giao cảm mạnh mẽ,
tinh tế của nhà thơ với thiên nhiên, với cuộc sống.

3. Vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ.

“Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương”

- Tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống:

+ Tâm trạng thư thái khi đón nhận cảnh vật thiên nhiên.

+ Cảm nhận thiên nhiên bằng tất cả các giác quan. Thiên nhiên qua cảm xúc của nhà thơ
trở nên sinh động, đáng yêu và tràn đầy nhựa sống.

- Tấm lòng ưu ái với dân, với nước:

+ Ước có được chiếc đàn của vua Thuấn để gảy khúc Nam phong, ca ngợi cảnh thái bình.

+ Mong ước “dân giàu đủ khắp đòi phương”: mong mỏi về cuộc sống an lạc của người
dân ở mọi phương trời.

+ Tâm thế hướng về cảnh vật nhưng tâm hồn, tình cảm vẫn hướng về người dân lao động

+ Câu thơ 6 chữ dồn nén cảm xúc cả bài thơ  điểm kết tụ của hồn thơ Ức Trai không
phải ở thiên nhiên tạo vật mà chính ở cuộc sống con người, ở nhân dân.

*Yêu nước thương dân đó là điều thường trực trong con người Nguyễn Trãi. Chính lí
tưởng cao đẹp đó là mục đích mà ông đã theo đuổi suốt cuộc đời để đem lại nền độc lập
cho nước, hạnh phúc cho dân. Dù đã treo ấn từ quan, về quê ở ẩn, nhưng cũng không ít
lần thi nhân trằn trọc vì nước, vì dân:

“Còn có một lòng âu việc nước


Đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung”

Hay:

“Bui một tấc lòng ưu ái cũ

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”

III. Tổng kết

1. Nội dung:
- Bức tranh cảnh ngày hè tràn đầy sức sống, sinh động vừa giản dị, dân dã đời thường
vừa tinh tế, gợi cảm.

- Tình yêu thiên nhiên, yêu đời, yêu cuộc sống, tấm lòng vì dân, vì nước của tác giả.

2. Nghệ thuật:

- Cách ngắt nhịp đặc biệt: 3/4 ở câu 3 và câu 4  tập trung sự chú ý của người đọc,
làm nổi bật hơn cảnh vật trong ngày hè.

- Thể thơ: thất ngôn xen lục ngôn.

- Ngôn ngữ: giản dị mà tinh tế, biểu cảm

You might also like