Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Mỗi một quốc gia , mỗi một d tộc trên thế giới đều mang 1 nền văn hóa

đặc sắc và những trang


phục truyền thống riêng . Nếu Hanbook là trang phục truyền thống của xứ sở Kim chi- Hàn
Quốc, Kimono là bộ quốc phục của đất nước mặt trời mọc Nhật Bản thì tại Việt Nam áo dài là bộ
quốc phục mang hơi thở văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc VN.của xứ sở Kim chi- Hàn Quốc,
Kimono là bộ quốc
Lơ thơ vạt áo bay trong gió
Lấp lóa quần thoa quyện nắng xa
Bản sắc hồn quê nơi xứ lạ
Áo dài đẹp dáng Việt Nam ta!

Theo các nhà nghiên cứu , áo dài có lẽ có nguồn gốc xa xưa, bởi bóng dáng của chiếc
áo dài đã xuất hiện qua những hình khắc người Việt cổ mặc áo xẻ hai tà tung bay trên
mặt trống đồng Ngọc Lũ cũng như các hiện vật khác thời Đông Sơn. Hình bóng chiếc áo
dài cũng có thể thấy trong trang phục của các Anh hùng liệt nữ Bà Trưng, Bà Triệu qua
các bức tranh dân gian Đông Hồ nổi tiếng. Sự xuất hiện của áo dài bắt nguồn từ áo giao
lĩnh (năm 1744) – là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam. Áo giao lĩnh còn được
gọi là áo đối lĩnh, được may rộng, xẻ hai bên hông, cổ tay rộng, thân dài chấm gót.
Thân áo được may bằng 4 tấm vải kết hợp mặc cùng thắt lưng màu và váy đen. Đây là
kiểu áo cổ chéo gần giống với áo tứ thân. Vào thời gian này, vua Nguyễn Phúc Khoát
đã lên ngôi và cai trị vùng đất phía Nam. Miền bắc được cai quản bởi chúa Trịnh ở Hà
Nội, người dân ở đây mặc áo giao lĩnh, trang phục mang nét tương đồng với người
Hán. Nhằm phân biệt giữa Nam và Bắc, vua Nguyễn Phúc Khoát đã yêu cầu tất cả phụ
tá của mình vận quần dài bên trong một chiếc áo lụa. Bộ váy này kết hợp giữa trang
phục người Hán và Chămpa. Có thể đây là hình ảnh của bộ áo dài đầu tiên.
Trải qua nhiều lần cải tiến khác nhau, tà áo dài ngày nay đã có kiểu dáng cố định và
được chọn làm quốc phục Việt Nam . khi thiết kế chỉ thay đổi một vài chi tiết nhỏ
nhưng không làm mất đi hình dạng vốn có của áo dài. về cơ bản áo dài vẫn giữ được
bản sắc dân tộc Việt Nam.
Mặc dù áo dài có nhiều kiểu khác nhau song chúng đều mang những đặc điểm, cấu tạo
giống nhau. Áo dài có cấu tạo gồm bốn phần: phần cổ áo, phần thân áo, phần tà áo và
quần trong. Phần cổ áo thường là loại cổ khoét tròn, ngoài ra còn có nhiều kiểu cổ như
cổ trái tim, cổ chữ U,… đa dạng hơn so với áo ngũ thân chỉ có kiểu cổ cao, kín và khó di
chuyển. Thân áo dài tính từ vai đến phần eo người mặc, tay áo may dài đến cổ tay hoặc
áo tay lỡ và bó sát vào người mặc, thân áo thường được thêu họa những hình thù tinh tế,
đẹp mắt. Từ phần eo trở đi, áo dài được chẻ làm hai tà gồm tà trước và tà sau, tà trước
có kích thước ngắn hơn tà sau, tà thường dài không quá bàn chân hoặc có tà thiết kế dài
chưa đến đầu gối, mép tà vuông vắn. Ngoài phần áo, người mặc cần kết hợp thêm quần
mặc bên trong, quần trong thường khá rộng và thoải mái, không bó sát vào chân gây bí
bức cho người mắc, áo dài cách tân hiện nay người mặc có thể kết hợp áo dài với váy
ngắn, quần trong kích thước vừa phải, qua đầu gối. Ngoài ra, áo dài cho nữ và áo dài cho
nam có sự khác biệt nhẹ, áo dài nam phần thân áo có thêm hàng cúc 5 chiếc được đính
chéo qua ngực, thân suông, không bó sát vào người mặc tạo sự đĩnh đạc, lịch lãm cho
phái nam.
có nhiều loại áo dài khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng và các ngành nghề . áo
dài trắng dành cho học sinh ,áo dài truyền thống cho các bà các mẹ được thêu những
hoa văn đính đá . áo dài dành cho trình diễn được may cầu kỳ ,...

Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mỹ miều nhưng đằm thắm, là một phần
tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu
thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng
nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn
biến của quá trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian,
vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống
mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.

Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm
kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu
tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống
không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.

thì tại Việt Nam áo dài là bộ quốc phục mang hơi thở văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc Việt
Nam.Nếu Hanbook là trang phục truyền thống của xứ sở Kim chi- Hàn Quốc, Kimono là bộ
quốc phục của đất nước mặt trời mọc Nhật Bản thì tại Việt Nam áo dài là bộ quốc phục mang
hơi thở văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Nếu nước tộc Việt Nam. 

You might also like