Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Mối quan hệ giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và dân tộc

của nhà nước theo tư tưởng HCM? Ý


nghĩa thực tiễn của luận điểm này trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta hiện nay

* Bản chất giai cấp công nhân thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của nhà nước.
- Tính nhân dân của nhà nước ta biểu hiện tập trung ở chỗ đó là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Tính
nhân dân biểu hiện cụ thể trong cơ cấu tham chính, với sự có mặt rộng rãi của mọi giai cấp, tầng lớp trong xã hội,
từ nông dân, công nhân, trí thức, phụ nữ, tôn giáo, dân tộc, kể cả công chức, quan lại cũ tiến bộ, không phân biệt
nguồn gốc, miễn là thành thật hợp tác, vì quyền lợi của dân tộc.
- Tính dân tộc của nhà nước ta được thể hiện trước hết ở chỗ Nhà nước thay mặt nhân dân thực thi chủ
quyền dân tộc, đấu tranh cho lợi ích của dân tộc, đấu tranh với mọi xu hướng đi ngược lại lợi ích của dân tộc.
Tính dân tộc còn thể hiện sâu sắc ở chỗ, nguồn gốc sức mạnh của Nhà nước ta là khối đại đoàn kết toàn
dân trong Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng; Nhà nước luôn hoạt động vì lợi ích quốc gia,
của dân tộc, kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và có chính sách đúng đắn để giải
quyết vấn đề dân tộc.
- Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân, tính dân tộc của nhà nước thể hiện như
sau:
+ Sự ra đời của nhà nước kiểu mới ở Việt Nam: là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ của rất
nhiều thế hệ người Việt Nam từ các phong trào Văn thân, cần Vương… đến cách mạng tháng Tám.
+ Nhà nước đó bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân làm nền tảng:
Bản chất của vấn đề này là ở chỗ, Hồ Chí Minh khẳng định lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, của nhân
dân lao động và của toàn dân tộc là thống nhất với nhau. Nhà nước ta không những thể hiện ý chí của giai cấp
công nhân mà còn thể hiện ý chí của nhân dân lao động và của toàn dân tộc.
+ Nhà nước đảm đương ngay nhiệm vụ lịch sử là tổ chức cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của dân tộc
để bảo vệ thành quả cách mạng.

Đại đoàn kết là tư tưởng xuyên suốt, nhất quán trong tư duy, lý luận của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có ý nghĩa chỉ đạo
hoạt động thực tiễn sâu sắc.Đó là sự đoàn kết giữa các dân tộc, các tầng lớp nhân dân trong đại gia đình các dân
tộc Việt Nam, với tinh thần: “Chúng ta phải đoàn kết rộng rãi và chặt chẽ. Đoàn kết giữa Chính phủ và nhân dân.
Đoàn kết giữa các tầng lớp trong nhân dân với nhau. Đoàn kết giữa đồng bào toàn quốc, từ Bắc chí Nam. Nói rộng
hơn nữa: Đoàn kết giữa nhân dân ta và nhân dân các nước bạn, nhân dân châu Á, nhân dân nước Pháp và nhân dân
yêu chuộng hòa bình thế giới”1.
đại đoàn kết dân tộc cũng tức là đại đoàn kết toàn dân, nghĩa là tập hợp mọi người dân vào một khối thống nhất
giữa ý chí và hành động trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân, v.v. Theo
Người: “Muốn đoàn kết toàn dân, cần phải có một đoàn thể rộng lớn, rất độ lượng thì mới có thể thu hút được mọi
đoàn thể và cá nhân có lòng thiết tha yêu nước, không phân biệt tuổi tác, gái trai, tôn giáo, nghề nghiệp, giai cấp,
đảng phái”
Từ đó Người khẳng định, đại đoàn kết dân tộc phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Bởi chỉ có Đảng của
giai cấp công nhân mới có mục đích tiêu biểu cho những yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân cả nước, được các tổ
chức, đảng phái và toàn dân tin tưởng, ủng hộ, để có thể “đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là
công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác”3, đồng thời có mối liên hệ với đông đảo bè bạn ở
ngoài nước. 
Với tư tưởng đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã xây dựng được một khối đại đoàn kết toàn dân tộc có sức
mạnh to lớn, góp phần quan trọng vào sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Ngày nay, Đảng ta tiếp
tục khẳng định, đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn
lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nước ta đang trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội nên cơ cấu
kinh tế và cơ cấu xã hội đa dạng, phức tạp với sự tồn tại khách quan của các thành phần kinh tế, các giai cấp, tầng
lớp xã hội khác nhau với những lợi ích cũng rất đa dạng, khác nhau. Sự phát triển của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế vừa
mở ra nhiều cơ hội nhưng vừa làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Để tập hợp, đoàn kết mọi người Việt Nam
trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, Đảng luôn coi trọng đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân nghĩa, khoan
dung và lấy mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” làm điểm tương đồng cho các tầng lớp nhân dân, tạo nên sự đồng
thuận xã hội; tôn trọng những điểm khác biệt không trái với lợi ích chung của quốc gia - dân tộc. Để khối vững
chắc, Đảng lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng. Bởi vì, họ là
các giai tầng cơ bản, chủ yếu trong cơ cấu xã hội - giai cấp, lại có lợi ích thống nhất với các tầng lớp nhân dân lao
động khác. Đồng thời, tiếp tục thể chế hóa và cụ thể hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách về đại
đoàn kết toàn dân tộc; quan tâm, giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho các thành phần của xã hội phát triển. Cùng với
đó, quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào định cư ở nước ngoài và có cơ chế, chính sách thu hút đồng bào hướng về
Tổ quốc, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Tên gọi Việt nam độc lập đồng minh hội 5/1941 là hình thức tồn tại của Mặt trận Việt Minh

Theo HCM, mô hình nhà nước VN là Nhà nước dân chủ. Quyền lực chính trị phải gắn với quyền lực kinh tế?
Đúng/sai ? vì sao?

Đúng vì
Quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước hiện đại không chỉ cần đến sức mạnh kinh tế, quân sự mà còn cần đến sức
mạnh của sự thu hút, hấp dẫn bởi các giá trị văn hóa, tư tưởng, năng lực lãnh đạo, quản lý, tham gia chính trị, chất
lượng của thể chế, sự ổn định và an toàn của môi trường (môi trường sống, môi trường xã hội, môi trường chính trị
– xã hội, môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh, v.v.). Trong hoạt động chính trị và nhà nước, người ta ngày
càng cần đến và sử dụng tính chính đáng, tính giá trị của quyền lực, sự ủng hộ của người dân đối với các thể chế
quyền lực và thực thi quyền lực
Quyền lực của một nhà lãnh đạo, quản lý sẽ lớn hơn nếu người đó có thể làm cho những người khác chia sẻ và
đóng góp vào hệ giá trị (quan niệm, định hướng, tầm nhìn, đạo đức, tính cách, v.v.). Trong xã hội hiện đại, cưỡng
bức không còn là sự lựa chọn ưu tiên. Với ưu thế tạo ra sự đồng thuận, việc huy động vốn xã hội với chi phí ít nhất
và đặc biệt là huy động được sự tham gia tự nguyện lớn nhất của xã hội, các mục tiêu thúc đẩy quyền làm chủ của
người dân đạt được nhanh hơn

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định:“Chế độ kinh tế xã hội của chúng ta nhằm thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của
nhân dân, trên cơ sở kinh tế XHCN ngày càng phát triển, cách bóc lột tư bản chủ nghĩa được xoá bỏ dần, đời sống
vật chất và văn hóa của nhân dân ngày càng được cải thiện. Do đó, nhân dân ta có điều kiện thực sự tham gia quản
lý nhà nước”(5). Và như thế, nhân dân ta, “từ làm chủ tư liệu sản xuất, họ phải được làm chủ việc quản lý kinh tế,
làm chủ việc phân phối sản phẩm lao động”
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh dân chủ XHCN là làm cho nhân dân thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công
ăn, việc làm, được ấm no và sống cuộc đời hạnh phúc. Người nhấn mạnh, cùng với thực hành tiết kiệm, tăng gia
sản xuất, là hai việc cần thiết nhất để phát triển chế độ dân chủ nhân dân tiến dần lên CNXH(7). Phải giải phóng
sức sản xuất, phát triển sản xuất, trong đó chú ý tăng cường các hình thức hợp tác phù hợp để mang lại no đủ, giàu
có, thịnh vượng, công bằng, tiến bộ, hạnh phúc cho đa số nhân dân lao động.
về mặt tổ chức, quản lý kinh tế, quản lý sản xuất phải có kế hoạch thống nhất, dân chủ và hợp lý. Chủ tịch Hồ Chí
Minh chỉ rõ: “kế hoạch sản xuất và tiết kiệm là kế hoạch dân chủ, nghĩa là từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên,
nghĩa là Chính phủ trung ương có kế hoạch cho toàn quốc, địa phương căn cứ vào kế hoạch toàn quốc mà đặt kế
hoạch thích hợp với địa phương, cho đến mỗi ngành, mỗi gia đình, mỗi người có kế hoạch riêng của mình, ăn khớp
với kế hoạch chung”(8). Cán bộ phải biết lao động và phải tham gia lao động; người lao động phải biết quản lý và
tham gia quản lý.
thực hiện nguyên tắc phân phối công bằng, hợp lý “làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không
hưởng, những người già yếu, tàn tật sẽ được nhà nước giúp đỡ chăm nom”(9). Các quan hệ lợi ích phải được giải
quyết hài hòa, cá nhân và tập thể, nhà nước và nhân dân… phải đều có lợi.

Với Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khóa X (01/2008) Về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định
hướng XHCN, nhận thức lý luận của Đảng về cơ sở, điều kiện kinh tế của dân chủ XHCN có những bước tiến mới,
mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Đảng ta nhấn mạnh: tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN;
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức; đẩy mạnh hoạt động kinh tế đối ngoại,
hội nhập sâu hơn và đầy đủ hơn với các thể chế kinh tế toàn cầu, khu vực và song phương, lấy phục vụ lợi ích đất
nước làm mục tiêu cao nhất; nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý kinh tế của Nhà nước bằng sự đồng bộ của hệ thống
pháp luật…

Đảng ta đã hình thành một hệ thống quan điểm lý luận mới về xây dựng điều kiện kinh tế để thực hiện dân chủ
XHCN trong lĩnh vực kinh tế của đất nước. Đó là, phát triển lực lượng sản xuất hiện đại thông qua đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường; thiết lập quan
hệ sản xuất tiến bộ phù hợp bằng cách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là cơ sở, điều kiện, nền
tảng kinh tế, là cơ chế, phương thức cơ bản và là con đường tất yếu để thực hiện dân chủ XHCN về kinh tế trong
thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta

You might also like