KTCT - tiểu luận

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN MÔN HỌC:


KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LENIN
Tên chủ đề:
TIỀM NĂNG, CƠ HỘI VÀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN
ĐỂ VIỆT NAM CÓ THỂ THỰC HIỆN THÀNH CÔNG
SẢN XUẤT TRÍ TUỆ THÔNG MINH NHÂN TẠO-AI
TRONG CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
LỚP HỌC PHẦN: LỚP D01

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 7


STT Họ và chữ lót Tên MSSV
1 Bùi Lê Việt An 030337210042
2 Đặng Trần Việt An 030337210043
3 Nguyễn Mẫn Bội 030337210003
4 Phạm Nguyễn Mai Chi 030337210062
5 Trần Bình Minh 030337210149
6 Nguyễn Văn Phi 030337210184
7 Trần Thị Ngọc Thắm 030337210219
8 Lê Hương Thảo 030337210212
9 Lê Thị Quế Trâm 030337210247
10 Hạ Vũ Trúc 030337210257

1
MỤC LỤC

A. LỜI MỞ ĐẦU.....................................................................................................6
B. NỘI DUNG..........................................................................................................7
PHẦN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
...................................................................................................................................7
1.1.  Về quá trình hình thành và phát triển (quá trình tiến hoá):.................7
1.2. Các quan điểm về cách mạng công nghiệp 4.0......................................10
1.2.1. Quan điểm của C.Mác về cách mạng công nghiệp 4.0:....................10
1.2.2. Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối
cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư.....................................................11
1.3. Vai trò và ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 lên Việt Nam và
thế giới............................................................................................................12
1.3.1. Đối với thế giới.................................................................................12
1.3.2. Đối với Việt Nam...............................................................................14
1.4. Những hạn chế của cách mạng công nghiệp 4.0..................................15
1.4.1. Phá vỡ cấu trúc thị trường lao động, khiến hàng triệu người mất việc
.....................................................................................................................15
1.4.2. Nguy cơ bảo mật cá nhân..................................................................16
1.4.3. Nguy cơ bị hacker can thiệp vào hệ thống sản xuất, điều hành........16
1.4.4. Bất ổn chính trị.................................................................................16
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Ở VIỆT
NAM TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0......................................17
2.1. Thực trạng về sản xuất trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam...........................17
2.1.1. Hiện trạng đầu tư và phát triển:.......................................................17
2.1.2. Thách thức:.......................................................................................18
2.2.  Xu hướng vận động và phát triển của ngành.......................................18
2.2.1. Cá nhân hóa hành trình chăm sóc khách hàng bằng AI...................18
2.2.2. Ứng dụng AI hỗ trợ phát triển bền vững...........................................18
2.2.3. Trí tuệ nhân tạo kết nối 5G...............................................................19
2.2.4. Tự động hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động Công nghệ thông tin 19
2
2.2.5. Lấy lòng tin và sự trung thành của khách hàng................................19
2.3. Những vấn đề đặt ra phải giải quyết để Việt Nam thực hiện thành công
.........................................................................................................................20
2.3.1. Nguồn nhân lực còn hạn chế, năng suất lao động còn thấp.............20
2.3.2. Vấn đề thiếu hụt kinh phí..................................................................21
2.3.3. Những vấn đề về xã hội, pháp lý được đặt ra...................................21
2.3.4. Hạ tầng dữ liệu ở Việt Nam còn ở mức sơ khai................................23
2.4.  Các giải pháp.........................................................................................24
2.4.1. Nâng cao công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu............................24
2.4.2. Chính sách hỗ trợ vốn.......................................................................25
2.4.3. Hành lang pháp lý:...........................................................................26
2.4.4. Hạ tầng dữ liệu:................................................................................26
C. KẾT LUẬN:.....................................................................................................27
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................27

3
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Ngân Hàng đã
đưa môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin  vào chương trình giảng dạy. Đặc biệt, chúng
em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn - thầy Nguyễn Thế Bính đã giảng
dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa
qua. Từ những kiến thức mà thầy đã dạy, chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức
đó cùng với những tài liệu bên ngoài để hoàn thành bài tiểu luận. Tuy nhiên, kiến thức về
bộ môn này của chúng em vẫn còn nhiều hạn chế. Do vậy, sẽ không tránh khỏi những
thiếu sót trong quá trình làm bài. Kính mong thầy xem xét và góp ý để bài tiểu luận của
chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!

4
BÀI LÀM
A. LỜI MỞ ĐẦU
Công nghiệp 4.0 là xu hướng hiện thời trong việc tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong
ngành công nghệ sản xuất. Đây là cuộc cách mạng có tốc độ diễn biến nhanh, tạo ra
những khả năng hoàn toàn mới, có những bước chuyển mình rõ rệt và có tác động sâu sắc
đối với các hệ thống chính trị, xã hội, kinh tế thế giới. Đó là sự ra đời của những phát
minh về xu hướng công nghệ: IoT, điện toán đám mây, Blockchains, công nghệ cảm biến,
thực tế ảo, trí tuệ nhân tạo,... Khoa học, công nghệ trở thành một phần thiết yếu không chỉ
trong hoạt động sản xuất mà trong cả đời sống của mỗi cá nhân. Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đã tác động mạnh mẽ đến mọi quốc gia, chính phủ, doanh nghiệp,
ngành nghề, tạo tiền đề cho sự khởi sắc của nền kinh tế số. Một trong những xu hướng
công nghệ mang tính đột phá nhất của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 chính là Trí tuệ
nhân tạo – Artificial Intelligence (viết tắt là AI). Chính phủ xác nhận công nghệ AI tại
Việt Nam là một sự phá cách, mũi nhọn cần được triển khai nghiên cứu. Nền công nghệ
AI tại Việt Nam đã và đang được ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực như trong y tế,
nông nghiệp, giáo dục, giao thông, thương mại điện tử… Ứng dụng công nghệ AI cũng
đã mang lại cho Việt Nam những sự phát triển vượt bậc thời gian qua. 
Nhận thấy được sự phát triển này, nhóm 7 đã quyết định chọn đề tài: “Tiềm năng, cơ
hội và những điều kiện để Việt Nam có thể thực hiện thành công sản xuất trí thông minh
nhân tạo-AI trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”. Qua đó, không chỉ để đánh giá nền
sản xuất mới lạ này, mà còn làm rõ vai trò quan trọng của nhà nước ta với sự đổi mới đầy
lạ lẫm này.

5
B. NỘI DUNG
PHẦN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
1.1.  Về quá trình hình thành và phát triển (quá trình tiến hoá):
Nói đến cách mạng công nghiệp là nói đến sự thay đổi lớn lao mà nó mang lại trong
các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, và xã hội. Nhìn lại lịch sử, con người đã trải qua nhiều cuộc
cách mạng khoa học kỹ thuật lớn. Mỗi cuộc cách mạng đều có một đặc trưng đó là về sự
thay đổi bản chất của sản xuất và những sự thay đổi này được tạo ra bởi các đột phá của
khoa học và công nghệ. 
Cách mạng Công nghiệp là những bước tiến nhảy vọt về trình độ tư liệu lao động dựa
trên cơ sở của những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát
triển của nhân loại, kéo theo đó là sự thay đổi căn bản về phân công lao động trong xã hội
cũng như đẩy mạnh phát triển năng suất lao động nhờ áp dụng một cách phổ biến những
tính năng mới trong kỹ thuật - công nghệ đó vào đời sống xã hội.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
 Cuộc CMCN lần đầu tiên bắt đầu
vào khoảng năm 1784. Đặc trưng của
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ
nhất này là việc sử dụng năng lượng
của nước, hơi nước và cơ giới hóa sản
xuất. Dấu mốc quan trọng nhất của
cuộc cách mạng công nghiệp này đó
chính là việc James Watt phát minh ra
động cơ hơi nước đầu tiên trên thế
giới vào năm 1784. Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của nền công
nghiệp thế kỷ 19, lan rộng từ Anh đến châu Âu và cả Hoa Kỳ.
Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra kỷ nguyên mới cho lịch sử của nhân
loại – chính là kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp lần
này đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ, truyền thống của thời đại nông nghiệp (kéo dài
trong vòng 17 thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công), sức
nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn lực từ máy

6
hơi nước, nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới ( sắt, than đá… ). Nó khiến
lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc
của nền công nghiệp và nền kinh tế. Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp
sang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học. Tiền đề kinh tế chính của sự quá độ này là
do chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là việc
tạo ra nền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách mạng khoa học vào thế kỷ
XVII.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai
Cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ 2 nổ ra trong
giai đoạn khoảng từ năm
1870 đến khi Thế Chiến I nổ
ra. Đặc trưng của cuộc cách
mạng công nghiệp lần này là
việc sử dụng năng lượng điện
và sự ra đời của các dây
chuyền sản xuất hàng loạt
trên quy mô lớn. Cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ hai
diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và đặc
biệt là hiện tượng
sản xuất và tiêu dùng hàng loạt. Cuộc CMCN lần thứ 2 đã tạo nên những tiền đề mới và
là cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa.
Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các lực
lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí bằng sự phát triển của khoa học trên
cơ sở kỹ thuật. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên
cơ sở điện - cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành
mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt.
Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của
điện và dây chuyền lắp ráp.        

7
Công nghiệp hóa thậm chí còn lan rộng hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị Duy Tân,
sau đó thâm nhập sâu vào nước Nga, nước đã phát triển bùng nổ vào đầu Thế Chiến I. Về
tư tưởng kinh tế - xã hội, cuộc cách mạng này tạo ra những tiền đề thắng lợi cho chủ
nghĩa xã hội ở quy mô thế giới.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 xuất hiện vào khoảng từ năm 1969, với sự ra
đời và lan tỏa của công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng điện tử và công nghệ thông tin
để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy
tính hay cách mạng số bởi vì nó được thúc đẩy bởi sự phát triển của chất bán dẫn, máy
tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980), siêu máy tính và Internet (thập niên 1990).
 Cuộc cách mạng này đã tạo điều kiện để tiết kiệm các tài nguyên thiên nhiên và các
nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương tiện sản xuất khác để tạo
ra cùng một khối lượng hàng hóa tiêu dùng. Kết quả là đã kéo theo sự thay đổi cơ cấu của
nền sản xuất xã hội cũng như những mối tương quan giữa các khu vực I (nông - lâm -
thủy sản), II (công nghiệp và xây dựng) và III (dịch vụ) của nền sản xuất xã hội. Làm
thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất, cuộc Cách mạng KH&CN hiện đại đã tác động
tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội loài người, nhất là ở các nước tư bản chủ nghĩa phát triển
vì đây chính là nơi “nổ súng” của cuộc cách mạng này.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4
Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư) xuất phát từ
khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của chính phủ Đức năm 2013 nhằm nói tới
chiến lược công nghệ cao, điện toán
hóa ngành sản xuất mà không cần sự
tham gia của con người. Dựa trên cơ
sở phát triển của cả ba cuộc cách
mạng khoa học – kỹ thuật trước đó,
đặc biệt là những thành tựu đột phá
của cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ ba. Công nghệ mạng Internet đã
làm biến đổi sâu sắc toàn bộ diện mạo

8
của đời sống xã hội cũng như nền kinh tế toàn cầu, không chỉ kết nối với máy tính điện tử
mà gần như tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người cùng các dây chuyền sản xuất;
nghiên cứu khoa học, giáo dục, y tế, dịch vụ, giải trí…đều được liên kết thành “mạng
thông minh” mở ra kỷ nguyên mạng Internet kết nối vạn vật. Đây được gọi là cuộc cách
mạng số, thông qua các công nghệ như Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực
tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân
tích dữ liệu lớn (SMAC)… để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số. 
1.2. Các quan điểm về cách mạng công nghiệp 4.0
1.2.1. Quan điểm của C.Mác về cách mạng công nghiệp 4.0:
“Sự phát triển của tư bản cố định là chỉ số cho thấy tri thức xã hội phổ biến đã chuyển
hóa đến mức độ nào đó thành lực lượng sản xuất trực tiếp”. Theo C.Mác, khoa học sẽ trực
tiếp tham gia vào việc sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, bởi vì khoa học là sản phẩm
sáng tạo của tư duy con người, khi được “vật chất hóa” thành công cụ sản xuất và được
con người sử dụng trong quá trình lao động để tạo ra của cải vật chất thì nó trở thành “lực
lượng sản xuất trực tiếp”. 
Đi sâu vào nghiên cứu nền sản xuất xã hội, C.Mác phát hiện ra quy luật về sự phù hợp
giữa quan hệ sản xuất với trình độ của lực lượng sản xuất. Trong lực lượng sản xuất, vai
trò của khoa học được thể hiện ở trình độ của người lao động và trình độ của công cụ lao
động, là sức mạnh của tri thức đã được “vật thể hóa”. Những quan hệ sản xuất hợp thành
cơ sở hạ tầng xã hội và đóng vai trò quyết định sự tồn tại, biến đổi của kiến trúc thượng
tầng xã hội. Theo C.Mác, tri thức (khoa học) đã làm cho tư bản cố định (nhà máy, máy
móc, công cụ,… được dùng trong sản xuất) chuyển hóa đến mức độ nhất định nào đó thì
sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Trong các  yếu  tố  cấu thành  lực  lượng  sản  xuất,  người  lao  động  giữ  vị  trí  quan
trọng nhất (sau đó là công cụ lao động), có vai trò quyết định đối với sự phát triển lực
lượng sản xuất cũng như phương thức sản xuất. Như vậy, C.Mác với bộ óc thiên tài đã
khẳng định, cùng với sự phát triển của khoa học cũng như sản xuất, xu thế nhất thể hóa
giữa khoa học với sản xuất sẽ trở thành điều tất yếu. Đồng thời, C.Mác (1844, tr.580)
cũng chỉ rõ ràng, tự bản thân khoa học không thể gây ra bất kỳ một tác động tích cực hay
tiêu cực nào đối với thế giới, mà phải thông qua sự vận dụng vào hoạt động thực tiễn của

9
con người thì nó mới phát sinh tác dụng. Từ chỗ là lực lượng sản xuất tiềm năng, khoa
học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Bước chuyển này không phải là ngẫu nhiên,
mà chỉ có thể diễn ra trong những điều kiện nhất định hay “một trình độ phát triển nào
đó” như C.Mác đã từng dự đoán. Theo C.Mác, những điều  kiện để “khoa học trở thành
lực lượng sản xuất trực tiếp” đó là: Nền sản xuất xã hội phải đạt đến một trình độ phát
triển cao, tạo cơ hội và địa bàn để KH&CN phát huy vai trò là lực lượng sản xuất trực
tiếp của mình. Khoa học phải đạt đến một trình độ phát triển cao đến mức đủ sức giải
quyết những vấn đề cấp thiết do thực tiễn xã hội đặt ra. Như vậy, quan niệm của C.Mác
về vai trò của khoa học trong sự phát triển lực lượng sản xuất hoàn toàn phù hợp với xu
hướng phát triển nền kinh tế tri thức, có ý nghĩa phương pháp luận cho nhận thức về cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay.
1.2.2. Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam trong bối cảnh
cách mạng công nghiệp lần thứ tư
 Đầu tiên, lý luận và thực tiễn cho thấy, công nghiệp hóa là quy luật phổ biến của sự
phát triển lực lượng sản xuất xã hội mà mọi quốc gia đều phải trải qua dù có là ở quốc gia
phát triển sớm hay các quốc gia đi sau. Công nghiệp hóa là quá trình tạo ra động lực
mạnh mẽ cho nền kinh tế, là đòn bẩy quan trọng tạo ra sự phát triển đột biến trong các
lĩnh vực hoạt động của con người. Thông qua công nghiệp hóa các ngành, các lĩnh vực
của nền kinh tế quốc dân được trang bị những tư liệu sản xuất, kỹ thuật công nghệ ngày
càng hiện đại, từ đó nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải vật chất, đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của con người.
Hai là, đối với các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội như
nước ta, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội phải được thực hiện từ
đầu thông qua công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mỗi bước tiến của quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa là một bước tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội,
phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất và góp phần hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa, trên cơ sở từng bước nâng tầm trình độ văn minh của xã hội. Công nghiệp hóa,
hiện đại hóa được thực hiện cũng sẽ tăng cường tiềm lực an ninh, quốc phòng góp phần
nâng cao sức mạnh của an ninh quốc phòng, đồng thời tạo điều kiện vật chất và tinh thần
để xây dựng nền văn minh mới - con người mới xã hội chủ nghĩa.

10
      1.3. Vai trò và ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 lên Việt Nam và thế
giới
1.3.1. Đối với thế giới
1.3.1.1. Về an ninh - chính trị
Các công nghệ đột phá do cuộc cách mạng 4.0 mang lại đã tạo điều kiện để các quốc
gia ứng phó và xử lý hiệu quả hơn với nhiều thách thức, rủi ro trong an ninh như dịch
bệnh, khủng bố quốc tế, thảm họa tự nhiên,... Điều đó được thể hiện rõ nét trong cuộc
chiến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong suốt thời gian qua. Có thể thấy, chính
nhờ sự phát triển của lĩnh vực công nghệ sinh học mà thế giới đã nhanh chóng nghiên
cứu, phát triển được các loại vắc-xin ngăn ngừa sự lây lan nhanh chóng của virus cũng
như các biến thể của virus, hạn chế tối đa những bất ổn ảnh hưởng đối với an ninh - chính
trị toàn cầu. Bên cạnh đó, những công nghệ đột phá trong lĩnh vực AI cùng với sự hỗ trợ
của mạng 5G cũng góp phần tạo ra những công cụ hiệu quả để nhận diện và ứng phó với
các rủi ro an ninh mạng toàn cầu, các thảm họa tự nhiên, như sóng thần, bão lũ, hạn
hán,... cùng với các vấn đề xuyên quốc gia khác như nguy cơ khủng bố

1.3.1.2. Về kinh tế
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư không chỉ làm thay đổi nền tảng mà còn thúc
đẩy các nền kinh tế truyền thống chuyển đổi sang kinh tế tri thức và không ngừng sáng
tạo. Không chỉ cuộc cách mạng 4.0 mà các cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trước
đều góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, đổi mới
công nghệ cũng làm gia tăng các yếu tố sản xuất - kinh doanh, kéo theo tăng thu nhập và
dẫn đến sự gia tăng tiêu dùng dân cư, tăng đầu tư cho cả nền kinh tế và tăng năng suất lao
động. Cùng với đó, nhờ ứng dụng công nghệ, chi phí giao thông vận tải và thông tin liên
lạc sẽ giảm xuống, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ trở nên hiệu quả hơn, các chi phí thương
mại được giảm bớt. Tất cả những yếu tố trên góp phần mở rộng thị trường, thúc đẩy hoạt
động thương mại và đầu tư toàn cầu.
1.3.1.3. Về xã hội
Cuộc cách mạng 4.0 hiện nay nói riêng và các cuộc cách mạng công nghiệp nói chung
đã tạo ra những xáo trộn và thay đổi về mặt xã hội trên quy mô toàn cầu, kết quả là làm
gia tăng năng suất lao động, của cải vật chất, cải thiện sức khỏe và đời sống tinh thần của
11
toàn dân,... hay nói cách khác, các cuộc cách mạng công nghiệp đều góp phần phát triển
phúc lợi xã hội cho nhân loại. Trong lịch sử, các cuộc cách mạng công nghiệp đều tạo ra
hàng loạt những cải cách, điều chỉnh lớn về chính trị cũng như thể chế xã hội, như cách
mạng dân chủ, quyền lợi công đoàn hay những thay đổi về luật thuế, an sinh xã hội... Với
những tiến bộ đột phá gần đây, thế giới đã có thể ứng phó tốt hơn với các thách thức toàn
cầu, đặc biệt trong lĩnh vực môi trường, công nghệ sinh học được ứng dụng vào xử lý ô
nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường... Trong lĩnh vực y dược, công nghệ sinh
học cũng được ứng dụng để nghiên cứu, phát triển sản xuất các vắc-xin thiết yếu, vắc-xin
thế hệ mới, chế phẩm chẩn đoán và thuốc chữa bệnh... Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh
COVID-19, việc sản xuất nhanh chóng các loại vắc-xin phòng, chống dịch bệnh cho thấy
rõ vai trò hết sức quan trọng của ngành công nghệ sinh học. Ngoài ra, cuộc Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư cũng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, tạo ra những
thay đổi về việc làm, cả về cơ cấu lẫn bản chất công việc với sự xuất hiện ngày càng đông
đảo các tầng lớp sáng tạo trong các lĩnh vực khoa học, thiết kế, văn hóa, nghệ thuật, giải
trí, truyền thông, giáo dục, y tế...
1.3.2. Đối với Việt Nam
1.3.2.1. Về an ninh - chính trị
  Nhờ sự chủ động tạo dựng môi trường phát triển công nghệ với nguồn nhân lực chất
lượng cao về ngành công nghệ mà Việt Nam được cho là một trong những quốc gia có
khả năng thích ứng tương đối tốt với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây là điều
kiện thuận lợi để Việt Nam chủ động khai thác các cơ hội mà cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư mang lại. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng đang
tạo ra nhiều thách thức đối với việc bảo đảm an ninh - chính trị của Việt Nam. Sự tăng
trưởng năng động của Việt Nam cùng với sự bùng nổ của công nghệ hiện đại khiến tỷ lệ
tham gia internet của các cơ quan chính phủ, tổ chức, doanh nghiệp và người dân ngày
càng nhiều. Và do đó, nó đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công mạng
1.3.2.2. Về kinh tế
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia biết
nắm bắt cơ hội và trong đó có Việt Nam. Nhờ tiềm năng của chuyển đổi số và sự cải thiện
đáng kể của các trụ cột chính đã tiếp cận hạ tầng công nghệ thông tin, nguồn nhân lực và

12
thể chế trong suốt thời gian diễn ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư chính là điều
kiện để Việt Nam có thể tận dụng tối đa các cơ hội mà cuộc Cách mạng 4.0 mang lại.
Nhiều lĩnh vực sẽ được hưởng lợi từ cuộc cách mạng này nếu có chiến lược phát triển
đúng hướng như: Thương mại điện tử, du lịch, công nghệ thông tin, tài chính - ngân hàng,
giáo dục, y tế, chính phủ điện tử... Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập vào
nền kinh tế thế giới, với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, quy
mô lớn và chất lượng cao, như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam
(EVFTA),... tạo cơ sở để Việt Nam có thể đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, tăng năng
suất lao động, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển giữa Việt Nam, các nước trong
khu vực và trên thế giới. Theo dự báo, tới năm 2030, cuộc Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư có thể thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam từ 28,5 tỷ USD - 62,1 tỷ USD,
tương đương 7% - 16% GDP.
1.3.2.4. Về xã hội
Đối với Việt Nam, 86% lao động trong các ngành dệt may và giày dép ở Việt Nam có
nguy cơ cao mất việc làm dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Con
số này sẽ còn lớn hơn vì dệt may và giày dép lại là các ngành đang tạo việc làm cho nhiều
lao động nhất (ngành dệt may khoảng gần 2,3 triệu người, trong đó 78% là lao động nữ;
ngành giày dép khoảng gần 0,98 triệu người, trong đó có khoảng 74% là lao động nữ).
Trong số đó, có nhiều lao động ít kỹ năng (với 17% và 26% lao động trong ngành dệt
may và giày dép chỉ có trình độ tiểu học) và một tỷ lệ đáng kể không còn trẻ, từ 36 tuổi
trở lên: 35,84% đối với ngành dệt may và 25,37% đối với ngành giày dép.
 1.4. Những hạn chế của cách mạng công nghiệp 4.0
Với ba cuộc cách mạng trước đó nhân loại đã từng trải qua, những thay đổi cực kì lớn
về mặt xã hội đã diễn ra qua từng cuộc cách mạng. Quá trình đô thị hóa và công nghiệp
hóa đã diễn ra một cách ngoạn mục và con người có thể sẽ không lường trước được mọi
thứ sẽ hình thành như thế nào trong tương lai sắp tới. Do đó, cuộc cách mạng công nghiệp
4.0 tuy đã giúp thế giới phát triển lên một tầm cao mới nhưng vẫn ẩn chứa một vài hạn
chế.

13
1.4.1. Phá vỡ cấu trúc thị trường lao động, khiến hàng triệu người mất việc
 Trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển, lao động tay chân sẽ từng bước bị
thay thế hoàn toàn bởi công nghệ và robot. Ngay đến cả những công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ
và phức tạp nhất thì robot vẫn có thể hoàn thành được, thậm chí với một tốc độ nhanh
chóng hơn. Vì vậy mà hiện sẽ có rất nhiều người lao động mất việc làm, bị cướp miếng
ăn. Quan trọng hơn, tình trạng này không diễn ra ở một nhà máy cụ thể nào mà là trên
quy mô toàn quốc, toàn thế giới.
   Hơn nữa, số lượng công việc con người có thể làm sẽ bị giới hạn lại, chỉ còn lại
những việc có yêu cầu khắt khe về chất lượng. Đó là những công việc sáng tạo, tốn nhiều
chất xám, tư duy và kiến thức. Lao động trình độ thấp hoặc không được đào tạo kỹ lưỡng
sẽ không còn chỗ đứng trong xã hội nữa.
 Ngoài ra, bộ phận công nghệ thông tin của công ty sẽ trở nên dư thừa nên do đó việc
áp dụng công nghiệp 4.0 là một mối đe dọa lớn đối với những nhân viên công nghệ thong
tin này.
1.4.2. Nguy cơ bảo mật cá nhân
 Để trí tuệ nhân tạo hoạt động một cách tốt và hiệu quả nhất, nó cần thu thập dữ liệu
người dùng nhiều nhất có thể. Chưa kể đến những lĩnh vực như điện toán đám mây (cloud
computing), big data… nói chung là mọi lĩnh vực đều cần đến dữ liệu người dùng.
 Thông tin cá nhân của chúng ta ngày càng có giá trị, vì thế sẽ trở thành mục tiêu cho
bọn tin tặc, hacker, và thậm chí là khủng bố. Chúng sẽ dùng mọi cách để tấn công các
máy chủ chứa dữ liệu hoặc máy tính cá nhân của chúng ta để có thể chiếm lấy các dữ liệu
đó. Vì thế trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, con người sẽ đối mặt với nguy cơ
bảo mật dữ liệu cá nhân vô cùng lớn.
1.4.3. Nguy cơ bị hacker can thiệp vào hệ thống sản xuất, điều hành
 Cách mạng công nghiệp 4.0 sử dụng công nghệ để kết nối mọi thứ, đây cũng chính là
điểm yếu dễ bị khai thác nhất. Các hacker có thể tấn công vào phần mềm, mạng lưới quản
lý để can thiệp vào hệ thống sản xuất, đánh cắp những dữ liệu bảo mật quan trọng mang
vị trí chiến lược. Thậm chí chúng có thể chiếm quyền điều khiển cả hệ thống công ty,
doanh nghiệp trước sự bất lực của chúng ta.

14
1.4.4. Bất ổn chính trị
Một trong những hệ lụy lớn nhất của cách mạng công nghiệp 4.0 chính là những bất ổn
chính trị mà nó có thể đem lại.
Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, hàng triệu người mất việc sẽ dẫn đến mất niềm tin vào cuộc
sống. Nếu chính phủ không đưa ra các biện pháp giải quyết kịp thời sẽ có thể dẫn đến bạo
loạn hoặc đụng độ vũ lực.
Ngoài ra, nếu chính phủ không nắm bắt được tình hình, thay đổi các chính sách hỗ trợ
để doanh nghiệp chuyển mình trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, có thể dẫn đến
sự bất công. Các doanh nghiệp chưa thích nghi với mô hình công nghiệp 4.0 sẽ gặp nhiều
khó khăn trong việc làm quen và phát triển với mô hình này. Dần dần, hiệu quả hoạt động
kinh doanh sẽ bị giảm sút, không tạo đủ doanh thu để duy trì doanh nghiệp và dẫn đến
phá sản. Từ đó, đất nước cũng mất đi nguồn lực kinh tế đáng kể, gây ra tụt hậu và nghèo
nàn.

15
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ SẢN XUẤT TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Ở VIỆT NAM
TRONG CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
2.1. Thực trạng về sản xuất trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam
Trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam xác định tập trung phát triển công nghệ AI -
một ngành mũi nhọn được dự báo sẽ trở nên đột phá nhất trong 10 năm tới.
Chính vì vậy, trong những năm gần đây, trí tuệ nhân tạo đang được hình thành và ngày
càng phát triển, đi sâu vào nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội như tài chính ngân hàng, thương
mại điện tử, giao thông vận tài, giáo dục, y tế... Cụ thể như sau:

2.1.1. Hiện trạng đầu tư và phát triển:


Chính phủ Việt Nam đã xác định AI là một ngành công nghệ đột phá, mũi nhọn nên đã
chú trọng triển khai các hoạt động đầu tư, phát triển, nghiên cứu kể từ năm 2014. Đến
năm 2020, Việt Nam được đánh giá ở vị trí thứ 76/172 quốc gia về chỉ số sẵn sàng cho
16
AI. Tiếp tục trên đà phát triển như vậy, đầu năm 2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 127/QĐ-TTg về Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng
Trí tuệ nhân tạo đến năm 2030. Chiến lược đưa ra nhằm đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển
và ứng dụng AI, đưa AI trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Việt Nam trong
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Chiến lược được ban hành với hy vọng tạo ra cú
huých cho sự phát triển AI của Việt nam, góp phần phát triển kinh tế xã hội và từng bước
đưa Việt Nam trở thành điểm sáng về AI trong khu vực và trên thế giới.
2.1.2. Thách thức:
Tuy nhiên, lĩnh vực AI của Việt Nam vẫn còn đối diện với nhiều thách thức như đầu tư
của nhà nước còn hạn chế, thiếu tập trung, hiệu quả chưa cao; đầu tư công của Việt Nam
vào KH&CN còn nhỏ (khoảng 0,4% GDP); chưa có chiến lược phát triển dữ liệu quốc
gia, chưa có chính sách quốc gia và lộ trình phát triển AI; chưa có khung pháp lý riêng
cho AI.
     2.2.  Xu hướng vận động và phát triển của ngành
   Đại dịch Covid-19 đã kìm hãm sự phát triển của rất nhiều lĩnh vực, nhưng lại là đòn
bẩy cho ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI - Artificial intelligence) trong rất nhiều ngành
nghề, lĩnh vực. Theo đó, năm 2022, IBM đã dự báo 5 xu hướng Trí tuệ nhân tạo hàng đầu
tại Việt Nam đang vận động và phát triển.
     2.2.1. Cá nhân hóa hành trình chăm sóc khách hàng bằng AI
Hiện nay, giữa khách hàng và doanh nghiệp ngày càng có khoảng cách về địa lý bởi
dịch bệnh đang hoành hành, thì nhiều công ty đã tích hợp Chatbot và trợ lý ảo trên ứng
dụng, website để cá nhân hóa hành trình chăm sóc khách hàng bằng AI. Cụ thể, là giải
đáp những thắc mắc thường gặp và đơn giản của khách hàng; giúp việc phản hồi trở nên
nhanh chóng (gần như ngay lập tức) mà không cần chờ đợi đến lượt xử lý như các tư vấn
viên.
 Ngoài ra, nó có thể hỗ trợ đặt hàng và thanh toán nhanh chóng, cá nhân hóa trải
nghiệm khách hàng bằng gợi ý trực tiếp sản phẩm theo thói quen tìm kiếm và mua
hàng,...
 AI đã giúp rút ngắn khoảng cách về dịa lý giữa các doanh nghiệp và khách hàng, tạo
nên sự tin tưởng và hài lòng từ phía khách hàng đối với doanh nghiệp.

17
      2.2.2. Ứng dụng AI hỗ trợ phát triển bền vững
       Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã gây ra không ít áp lực
cho chuỗi cung ứng và các hoạt động kinh doanh. Vì thế, AI sẽ đóng một vai trò quan
trọng trong việc mô hình hóa các hệ thống phức tạp thông qua việc đo lường, thu thập và
phân tích dữ liệu chính xác để dự báo các khả năng xấu có thể xảy ra. Qua đó,   giúp các
doanh nghiệp  đưa ra các giải pháp hiệu quả và có sự chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi
trong tương lai.
   2.2.3. Trí tuệ nhân tạo kết nối 5G
   5G và Trí tuệ nhân tạo được dự đoán sẽ mang đến tác động kinh tế to lớn đạt 17,9 tỷ
đô la trong GDP toàn cầu vào năm 2035. 
    AI trở thành công cụ hữu ích, kích hoạt nhanh chóng để tối ưu hóa hiệu suất và độ
tin cậy của mạng nhằm cải thiện quá trình kiểm soát và quản lý, giúp các tổ chức thiết lập
các mức dịch vụ cho từng thiết bị phù hợp, với độ trễ tối là thấp nhất.
 Ngược lại, 5G cũng tác động mạnh mẽ đến quá trình tự động hóa do AI và robot hỗ
trợ. Trong thời gian thực, thông qua kết nối mạng 5G với tốc độ cao, độ trễ thấp, con
người và máy sẽ tương tác với môi trường bằng cách sử dụng phản hồi trực quan và cảm
ứng.
2.2.4. Tự động hóa và nâng cao hiệu quả hoạt động Công nghệ thông tin
Do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19, trong những năm vừa qua, rất nhiều
doanh nghiệp đã phải dịch chuyển đội ngũ sang làm việc từ xa. Điều này gây nhiều nguy
cơ và thách thức đến khả năng bảo mật trong thời điểm bùng nổ dữ liệu. 
Đó là nguyên nhân hình thành lĩnh vực mới AIOps – nền tảng công nghệ nhiều lớp,
phân tích hoạt động CNTT thông qua dữ liệu và học máy (ML - Machine Learning). 
Năm 2022, AIOps có thể cho phép đội ngũ IT - Information Technology của các doanh
nghiệp chủ động quản lý môi trường làm việc phức tạp, đưa ra phán đoán nhanh nhạy để
chỉ ra các vấn đề hay rủi ro tiềm ẩn nhằm xử lý trước khi chúng xảy ra.
2.2.5. Lấy lòng tin và sự trung thành của khách hàng
Trí tuệ nhân tạo giúp giải quyết nhiều vấn đề mà con người đang phải “vật lộn” một
cách dễ dàng:

18
 Tự động hóa thu thập thông tin khách hàng: AI có thể truy cập hồ sơ, phân loại,
phân tích hành vi và đưa ra những thông tin có giá trị cho doanh nghiệp về khách hàng
tiềm năng.
 Dự đoán chính xác hành vi khách hàng: Thông qua các dữ liệu được cung cấp
như giới tính, độ tuổi, lịch sử đặt hàng, phương thức thanh toán, trang web hay xem,... AI
cung cấp những nội dung liên quan, cải thiện và nâng cao hành trình mua sắm của khách
hàng.
 Mang lại những trải nghiệm tương tác thực tế với khách hàng: Rất nhiều
doanh nghiệp đã tận dụng lợi thế của AI để xây dựng các ứng dụng phòng thử đồ online,
sắp xếp nội thất ảo,... để cung cấp những trải nghiệm cá nhân hóa, đi sâu vào đáp ứng
mong muốn của khách hàng.
 Giảm chi phí vận hành cho doanh nghiệp: Với khả năng tương tác tự nhiên và
thông minh, AI có khả năng thay thế con người trong việc giao tiếp với khách hàng. Từ
đó, doanh nghiệp sẽ cắt giảm chi phí được nhân sự, nhưng vẫn giữ được chất lượng chăm
sóc khách hàng.
Rất nhiều công ty hiện nay coi trí tuệ nhân tạo là nền tảng hữu ích cho trải nghiệm
khách hàng. Theo một báo cáo mới từ Forbes Insights, có khoảng 37% các công ty hiện
nay đang ứng dụng trí tuệ nhân tạo, trong đó, 47% đồng ý rằng những công ty không đầu
tư vào AI có nguy cơ bị các đối thủ cạnh tranh chiếm lợi thế
2.3. Những vấn đề đặt ra phải giải quyết để Việt Nam thực hiện thành công
AI phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng tại Việt Nam lĩnh vực
này vẫn còn khá mới mẻ. Khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, trí tuệ nhân tạo
đã và đang thay thế một phần công việc của con người, việc xây dựng cộng đồng trong
lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam phát triển vững mạnh là rất cần thiết.  Tiến bộ về AI
và tự động hóa đang tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp phát triển, giải quyết nhiều vấn
đề phức tạp toàn cầu và đem lại tăng trưởng kinh tế - xã hội trong kỷ nguyên cách mạng
công nghiệp 4.0. Tuy nhiên, trong sự phát triển này, cũng không thể tránh khỏi các vấn đề
khó khăn đặt ra cần phải giải quyết. Các nhà hoạch định chính sách, các công ty, cũng
như từng cá nhân cần phải đối diện và tìm ra giải pháp phù hợp cho các vấn đề đặt ra hiện
nay.

19
2.3.1. Nguồn nhân lực còn hạn chế, năng suất lao động còn thấp.
     Việc phát triển AI cần phải có một nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào. Nhưng
nguồn nhân lực công nghệ ở Việt Nam về cơ bản vẫn chưa sẵn sàng, chưa ngang tầm với
các nước trong cùng khu vực. 
Hiện tại, nhân lực AI cũng là những đối tượng được săn đón không chỉ bởi các doanh
nghiệp trong nước mà cũng đang là “hàng hot” đối với những tập đoàn nước ngoài. Tuy
nhiên, ở Việt Nam, nguồn cung nhân lực AI đang ở mức rất thấp, chỉ đáp ứng được 10%
nhu cầu tuyển dụng.
Trên thực tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 55.000 sinh viên công nghệ thông tin ra
trường, nhưng chỉ có 30% trong số này có thể làm các công việc liên quan tới AI. Và để
thực sự đáp ứng được cấp bậc chuyên gia trong AI, quá trình học tập và đào tạo chuyên
sâu còn phải kéo dài hơn nữa. Số nhân lực ra trường và có thể đi làm được luôn là rất
hiếm.
Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng trên vẫn là vấn đề muôn thuở của giáo dục trong
nước khi việc đào tạo tại trường khác xa so với ứng dụng thực tế, đặc biệt là ở lĩnh vực
cần thực hành và tiếp xúc công nghệ cao như AI. Hơn thế nữa, ngôn ngữ cũng là rào cản
lớn khiến sinh viên khó tiếp cận với những tài liệu AI vốn quá chuyên ngành, từ đó hạn
chế năng lực nghiên cứu.
    2.3.2. Vấn đề thiếu hụt kinh phí
      Một trong những vấn đề nan giải đặt ra cho Việt Nam trong quá trình phát triển ngành
trí tuệ nhân tạo trong thời kỳ 4.0 hiện nay phải kể đến đó là sự hạn chế về nguồn lực chi
phí. 
Để có được những sản phẩm chất lượng, ổn định, đáp ứng được nhu cầu của thị
trường trong thời kỳ mới đòi hỏi quá trình hoạt động vận hành phải được thực hiện một
cách chỉn chu, các loại máy móc cũng như thiết bị sản xuất cần được trang bị đầy đủ và
phải tiên tiến, hiện đại phục vụ cho công cuộc sáng tạo và nghiên cứu trong lĩnh vực AI.
Điều này đòi hỏi một lượng kinh phí khá lớn trong khi nguồn lực về chi phí ở nước ta thì
có hạn.
2.3.3. Những vấn đề về xã hội, pháp lý được đặt ra
2.3.3.1. Độ trễ của hệ thống pháp luật

20
   Trên góc nhìn quốc tế, thách thức pháp lý đối với AI luôn là vấn đề mà cả chính phủ
và người dân luôn quan tâm bên cạnh việc nghiên cứu phát triển và ứng dụng AI. Nhiều
nước trên thế giới đã bắt đầu tiến hành nghiên cứu và có những bước đi đáng kể trong
việc xây dựng khung pháp lý và điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến AI. Tuy
nhiên, vấn đề này lại chưa lấy được sự quan tâm lớn tại Việt Nam. 
Hệ thống pháp luật của nước ta hiện vẫn đang ở trong trạng thái điều chỉnh các quan hệ
xã hội liên quan đến thể nhân, pháp nhân, tổ chức. Không gian pháp lý dành cho các quan
hệ pháp luật có sự tham gia của “trí tuệ nhân tạo” còn hạn hẹp. Vì đó, nếu các vấn đề liên
quan đến AI xuất hiện, thì sự lúng túng trong việc điều chỉnh các vấn đề đó cũng sẽ bắt
đầu.
2.3.3.2. Tư cách pháp lý của AI và thực thể mang AI
 Ở Việt Nam, chưa có một cách tiếp cận nào rõ ràng cho AI hay những thực thể như
AI. Việc này có thể là một thách thức trong quá trình vận dụng pháp luật. Pháp luật Việt
Nam quy định chủ thể phải là cá nhân hoặc tổ chức, do vậy sẽ là không thể nếu chúng ta
xác định tư cách pháp lý của AI cũng như những thực thể mang AI là những chủ thể trong
hệ thống pháp luật, có quyền và nghĩa vụ như một con người.
2.3.3.3. Quyền sở hữu trí tuệ
Vấn đề về quyền sở hữu trí tuệ đối với những tác phẩm, sáng chế do AI tạo ra cũng tạo
nên những thách thức không hề đơn giản với hệ thống pháp lý truyền thống. Vấn đề AI có
thể xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cũng được WIPO đề nghị như một vấn đề pháp lý
quan trọng cần phải giải quyết. Pháp luật của đa số các quốc gia đều quy trách nhiệm
pháp lý của hành vi xâm phạm do AI gây ra cho cá nhân, tổ chức xác định là chủ của
những “trí tuệ nhân tạo” đó.
Ở Việt Nam, pháp luật về sở hữu trí tuệ dường như chưa điều chỉnh các vấn đề này.
Đây sẽ là một thách thức rất lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển trong hoạt động nghiên cứu
và ứng dụng AI tại Việt Nam trong thời gian tới.
2.3.3.4. Quyền về dữ liệu cá nhân, quyền riêng tư
    Những lợi ích tiện nghi mà AI mang lại cũng sẽ đi kèm với các nguy cơ, cụ thể là có
thể các dữ liệu cá nhân sẽ bị thu thập trái phép, xâm phạm đến quyền riêng tư nhằm vào
mục đích khai thác và trục lợi nếu bị xâm nhập.

21
Trước thách thức này, nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đã có những hành động cụ thể
để bảo vệ quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân trong thời đại công nghệ số ( Đạo luật bảo vệ
dữ liệu - Liên minh Châu Âu EU… )
Trong khi đó, các quy định bảo vệ quyền riêng tư, dữ liệu cá nhân ở Việt Nam vẫn còn
sơ sài và có tính truyền thống. Một số quy định có thể được bắt gặp tại Điều 21, Hiến
pháp 2013, Điều 31 Bộ luật Dân sự 2015 và trong các văn bản luật chuyên ngành khác.
Tuy nhiên các quy định này chưa quy định rõ các cơ chế để bảo vệ cũng như ngăn chặn
vấn đề vi phạm quyền riêng tư liên quan đến AI.
2.3.3.5. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên quan đến AI
Với khả năng tích lũy kinh nghiệm và học hỏi cũng như khả năng hành động độc lập
và đưa ra quyết định riêng lẻ, AI có thể sẽ là một đối tượng trực tiếp gây hại cho con
người hoặc những đối tượng khác. AI có thể trở thành một phương tiện để một chủ thể
nào đó dùng để gây hại, hoặc AI gây hại bằng hành động của mình ( xe tự hành gây tai
nạn cho con người vì một lỗi/lý do lập trình…)
Phần lớn hệ thống luật pháp của các quốc gia và trên toàn thế giới đều không công
nhận AI là một chủ thể của pháp luật, điều đó có nghĩa là AI không thể chịu trách nhiệm
cá nhân về những thiệt hại mà nó gây ra.
 Pháp luật Việt Nam hiện chưa có quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên
quan đến AI. Tuy nhiên có những quy định có thể điều chỉnh được vấn đề bồi thường
thiệt hại liên quan đến AI như Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007, sửa đổi bổ sung
2018, hay chế định bồi thường ngoài hợp đồng trong Bộ luật Dân sự 2015…
2.3.4. Hạ tầng dữ liệu ở Việt Nam còn ở mức sơ khai
Chất lượng dữ liệu là vấn đề then chốt trong nghiên cứu AI, bởi 80% công việc nghiên
cứu AI hiện nay là xử lý dữ liệu. Do vậy, bảo đảm chất lượng dữ liệu là rất quan trọng
trong bất kỳ ứng dụng nào của AI. Tuy nhiên, theo nhận định của PGS, TS Thoại Nam,
Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật điện toán, Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia
TP Hồ Chí Minh), hạ tầng dữ liệu hiện có của Việt Nam mới ở mức sơ khai so với một số
quốc gia khác, việc chia sẻ dữ liệu còn gặp nhiều thách thức. Nhiều nguồn dữ liệu chưa
được tập hợp, phân bố rời rạc. Tính bảo mật, riêng tư của việc chia sẻ dữ liệu trong một
số mô hình chưa được bảo đảm. Ngoài ra, doanh nghiệp, viện nghiên cứu còn hạn chế

22
trong việc tiếp cận nguồn dữ liệu mở để tạo điều kiện nghiên cứu và phát triển những sản
phẩm hữu ích.
2.4.  Các giải pháp
2.4.1. Nâng cao công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu
 Đầu tiên, cần khuyến khích đề ra các chương trình đào tạo chuyên nghiệp để tập
trung cho ra những kỹ sư chuyên về AI. Chương trình không chỉ cung cấp kiến thức mà
còn hình thành kỹ năng sáng tạo, cần đổi mới nội dung, phương thức đào tạo nhằm nâng
cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. 
Một minh chứng điển hình, như là: VinBigdata đã đầu tư xây dựng hẳn một chương
trình dành riêng cho sinh viên sắp ra trường nhằm đào tạo nhân sự AI chất lượng cao.
Chương trình chủ yếu tập trung vào các lý thuyết chuyên sâu cũng như ứng dụng thực
tiễn nhằm phát huy tối đa năng lực của các sinh viên tham gia. Bên cạnh đó người học
còn có cơ hội tiếp xúc với các dự án AI đang được Vingroup triển khai như:

Bên cạnh đó, việc xây dựng nền tảng liên kết nhà trường, nhà tuyển dụng và nhà
nước là một điều vô cùng cần thiết. Cụ thể như sau: Nhà trường tập trung phát triển hạ
tầng, đội ngũ chuyên gia, quan hệ hợp tác trong/ngoài nước và tăng chỉ tiêu đào tạo. Nhà
tuyển dụng mở rộng chế độ ưu đãi, mở kênh đối thoại, đầu tư vào giáo dục AI. Và nhà
nước sẽ định hướng chiến lược, chỉ tiêu; hoạch định chính sách, hành lang pháp lý; hỗ trợ
ngân sách.
Trong việc nâng cao, phát triển giáo dục đào tạo về lĩnh vực AI thì không thể thiếu
nguồn tài trợ nghiên cứu. Về điều này, TS. Bùi Hải Hưng, Viện trưởng Viện VinAI
Research nhấn mạnh, công tác đào tạo tại các trường đại học là mấu chốt để giải quyết
vấn đề nhân lực. Vì vậy, nhiều trường đại học, bao gồm cả Đại học Quốc Gia đã tích cực
tài trợ xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh đạt trình độ quốc tế. Thực tế đã minh

23
chứng cho điều này. Cụ thể: trường đại học FPT đã chi khoảng 300 tỷ đồng cho các hoạt
động nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo trong vòng 5 năm tới (kể từ năm 2021).
Đồng thời, còn tài trợ hợp tác quốc tế để mời các
chuyên gia đầu ngành AI về làm việc ngắn hạn - dài
hạn, tư vấn cho phát triển và ứng dụng AI đặc thù.
Không chỉ đầu tư cho cho việc nghiên cứu,  FPT còn
đẩy mạnh việc đào tạo nhân lực AI khi bắt tay hợp
tác với Viện nghiên cứu Mila - một đơn vị hàng đầu
thế giới về AI của Canada - nhằm đào tạo và trao
đổi nguồn nhân lực chất lượng về trí tuệ nhân tạo.
 Hình ảnh: Ông Trương Gia Bình - Chủ tịch
HĐQT FPT thực hiện việc ký kết với Mila
 Ngoài ra, để giải quyết bài toán thiếu kỹ sư AI, các doanh nghiệp đã và đang chiêu
mộ chuyên gia từ nước ngoài để về tự đào tạo lại nguồn nhân lực hiện có của mình hoặc
gửi nhân tài của mình đi đến các cơ sở đào tạo ở nước ngoài để lĩnh hội thêm nhiều kinh
nghiệm trong lĩnh vực này.
2.4.2. Chính sách hỗ trợ vốn
Nhà nước tích cực huy động nhiều nguồn vốn đầu tư và chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp nghiên cứu, sản xuất trí tuệ nhân tạo. 
Về điều này, Bộ KH&CN dưới sự bảo trợ của Chương trình Aus4 Innovation đã tổ
chức Chương trình “Thử thách sáng tạo cùng công nghệ trí tuệ nhân tạo - AI Accelerator
Challenge 2021” (AAC 2021) _ Ngày hội gọi vốn theo hình thức trực tuyến. Chương
trình này đã thu hút sự chú ý của hàng trăm quỹ đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài
nước.
Bên cạnh đó, cần có những chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, phát triển,
kinh doanh công nghệ mới. Để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp hoạt động thời cách mạng
4.0, đòi hỏi thị trường vốn, hoạt động quản lý ngoại hối phải cởi mở hơn và tạo thuận lợi
hơn cho dòng vốn đầu tư mạo hiểm. Điều này đòi hỏi cách ứng xử của các hệ thống pháp
lý, cơ quản lý phải có những thay đổi thì mới phù hợp với tính sáng tạo, thay đổi nhanh
trong kinh doanh thời 4.0.

24
2.4.3. Hành lang pháp lý:
Thứ nhất, cần nghiên cứu và xác định rõ tư cách pháp lý, bản chất pháp lý của AI
hướng đến việc xây dựng khung pháp lý điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật liên quan
đến AI như quan hệ về tài sản, quyền sở hữu, sở hữu trí tuệ, quan hệ lao động, bồi thường
thiệt hại…
Thứ hai, về quyền sở hữu trí tuệ, cần xây dựng hành lang pháp lý vững chắc cho việc
công nhận và bảo hộ đối với AI. Thêm vào đó, cần công nhận những sáng chế, tác phẩm
do AI tạo ra, sửa đổi các quy định về xác định tác giả của các tác phẩm, sáng chế để tạo
tiền đề cấp bản quyền và cấp bằng sáng chế.
Thứ ba, về quyền riêng tư và dữ liệu cá nhân, cần học hỏi kinh nghiệm pháp luật châu
Âu để đưa ra những quy định cụ thể về dữ liệu cá nhân, xử lý dữ liệu, bảo vệ dữ liệu cá
nhân và các quy định về quyền cá nhân liên quan đến dữ liệu trên không gian mạng.
 Thứ tư, về trách nhiệm bồi thường thiệt hại liên quan đến AI, ngoài áp dụng những
quy định hiện hành để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, các nhà lập pháp cần chuẩn
bị những quy định về việc xác định chủ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Cụ thể là
quy định về trách nhiệm bồi thường của nhà sản xuất, chủ sở hữu AI, người chiếm hữu
hợp pháp hoặc trái phép hệ thống AI và thực thể mang AI trong mối quan hệ không liên
đới và liên đới.
2.4.4. Hạ tầng dữ liệu:
Nhà nước cần đưa ra những quy định về vấn đề chia sẻ dữ liệu, như một trung tâm lưu
trữ dữ liệu dùng chung cần có các quy định chặt chẽ về vấn đề mở, chia sẻ dữ liệu như thế
nào để người dùng tiếp cận thông tin dễ dàng hơn. Mặt khác, với các nghiên cứu, đề tài
khoa học được cấp kinh phí từ ngân sách nhà nước nên công khai các nguồn dữ liệu để
các đề tài, nghiên cứu này được ứng dụng rộng rãi. 
Cần xác định được hướng nghiên cứu, tiến đến xây dựng dữ liệu hạ tầng để tạo ra kho
dữ liệu. Dữ liệu cũng cần phải đáp ứng mục tiêu chuyển đổi số của doanh nghiệp và phù
hợp với các mục tiêu kinh doanh, tạo ra sản phẩm mới, giúp dự báo cơ hội đối với doanh
nghiệp. Hiện Việt Nam đã có những bước đầu trong việc xây dựng dữ liệu mở, điển hình
như: Đề án Hệ tri thức Việt số hóa, Cổng dữ liệu quốc gia.

25
C. KẾT LUẬN:
Để đảm bảo tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội, đem lại thịnh vượng cho quốc gia, song
song với việc tận dụng những thành tựu phát triển công nghệ AI và tự động hóa hiệu quả,
các nhà hoạch định chính sách cần sớm xem xét các giải pháp cho những thách thức về xã
hội trong tiến trình chuyển đổi cách mạng công nghiệp 4.0 nhanh chóng và mạnh mẽ hiện
nay.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Thạch Huê: “Đo lường tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến kinh tế Việt
Nam”, Trang thông tin điện tử kinh tế của Thông tấn xã Việt Nam, https://bnews.vn/do-
luong-tac-dong-cua-cach-mang-cong-nghiep-4-0-den-kinh-te-viet-nam/144534.html,
ngày 8-1-2020
2. Nguyễn Thắng: “Tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập và
cách mạng công nghệ”, Trang thông tin điện tử Ban Kinh tế Trung ương,
https://kinhtetrunguong.vn/, ngày 28-11-2016
3. Lưu Minh Sang, Trần Đức Thành: “Trí tuệ nhân tạo và những thách thức pháp lý”,
Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, https://vjst.vn/vn/tin-tuc/3303/tri-tue-nhan-
tao-va-nhung-thach-thuc-phap, ngày 29/05/2020
4. Lưu Bảo Lộc: “Cách mạng công nghiệp 4.0 thực sự là gì? Lợi ích, hậu quả và giải
pháp”, https://mona.solutions/cach-mang-cong-nghiep-4-0-la-gi-loi-ich-hau-qua-va-giai-
phap/, ngày 11-03-2018
5. Ts. Lê Thị Chiên: “Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ
sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí cộng sản,

26
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/ /2018/821033/view_content,
ngày 14-1-20212.
6. Anh Hào: “Nghiên cứu ứng dụng AI, Big Data để dự báo khí hậu”,
https://ictnews.vietnamnet.vn/nghien-cuu-ung-dung-ai-big-data-de-du-bao-lu-lut-
400450.html, ngày 11/11/2021.
7. “Top 5 xu hướng Trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu Việt Nam năm 2022”,
https://www.elcom.com.vn/top-5-xu-huong-tri-tue-nhan-tao-ai-hang-dau-viet-nam-nam-
2022-1648205568, 25/3/2022.
8. TS. Lê Thị Chiên: “Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ
sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay”,
https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/nghien-cu/-/2018/821033/view_content,
ngày 14-1-20212021
9. La Duy, “Hạ tầng dữ liệu: Đòn bẩy để phát triển trí tuệ nhân tạo”, Báo quân
đội nhân dân, https://www.qdnd.vn/giao-duc-khoa-hoc/cac-van-de/ha-tang-du-lieu-
don-bay-de-phat-trien-tri-tue-nhan-tao-671472, 1/10/2022.
10. Lưu Minh Sang, Trần Đức Thành, “Trí tuệ nhân tạo và những thách thức
pháp lý”, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Luật Đại học Quốc gia TP Hồ Chí
Minh, https://vjst.vn/vn/tin-tuc/3303/tri-tue-nhan-tao-va-nhung-thach-thuc-phap-
ly.aspx, 1/10/2022.
11. “Phát triển trí tuệ nhân tạo: tầm nhìn và chiến lược ”,
https://docs.google.com/document/d/17k8MOROhe0bLy1ObvRaRmsHD7pIGF9lD
U_CjTN_v27k/edit?usp=sharing, 1/10/2022.

27

You might also like