Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

BÀI DỰ THI

TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN DUY XUYÊN

GIAI ĐOẠN 1930 - 2015

Họ và tên: Lưu Thị Tú Trinh


Năm sinh: 3-2-2008
Chức vụ: học sinh lớp 8/3.
Nơi công tác: Trường THCS Phù Đổng, Duy Trinh, Duy
Xuyên, Quảng Nam
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU LỊCH SỬ ĐẢNG BỘ HUYỆN DUY XUYÊN GIAI ĐOẠN
1930-2015
Nội dung câu hỏi
Câu 1: Trình bày tóm tắt sự ra đời cùa chi bộ Tân Mỹ Đông - chi bộ đảng đầu tiên cùa Đảng
bộ huyên Duy Xuyên?
Câu 2: Nêu mốc thời gian, diễn biến và nội dung cơ bản các lần Đại hội Đảng bộ huyện Duy
Xuyên, đồng thời cho biết họ và tên các đ/c giữ chúc vụ Bí thư đảng bộ huyện giai đoạn từ
năm 1930 đến năm 2015?
Câu 3: Sự kiện nào nổi bật được nêu trong lich sử Đảng bộ huyện qua từng giai đoąn cách
mąng: 1930 - 1954; 1954 - 1975; 1975 - 2015 mà anh (chi) tåm đắc nhât? (Nêu rõ sự kien
nổi bật cúa từng giai đoąn đó và trình bày rõ lý do vì sao mà anh (chi) tâm đắc).
Câu 4. Kể tên các tập thể và cá nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang Nhân dân và Anh hùng lao đông trên địa bàn huyện trong giai đoạn tù năm
1930 đến năm 2015. Chọn trong số đó, anh (chi) hãy viết tóm tắt về thành tích cá nhân của
một anh hùng trong kháng chiến hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ sau năm 1975
đế năm 2015.
Câu 5: Hãy trình bày những thành tích nổi bật của quê hương Duy Xuyên qua 35 năm thực
hiện công cuộc đổi mới kể từ năm 1986 cho đến hôm nay. Cảm nghĩ cùa anh (chị) về sự đổi
thay, phát triển của quê hương. (đây là câu mở, yêu cầu câu này viết không quá 2.000 từ).

Bài làm
Câu 1. Sự ra đời cùa chi bộ Tân Mỹ Đông - chi bộ đảng đầu tiên cùa Đảng bộ huyên Duy
Xuyên.
         Năm 1927, Trung Kỳ đã thành lập Kỳ bộ Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. Đồng
chí Lê Quang Sung, thôn Gia Hòa, xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên là thành viên Ban Vận
động. Tháng 6 năm 1927, phong trào đấu tranh bãi khóa của học sinh tại Huế diễn ra. Số học
sinh Duy Xuyên tham gia bãi khóa gồm: Lê Quang Sung, Nguyễn Thụy, Trần An, Võ Đề,
Trương Kỉnh… đã trở về địa phương và mang theo những tài liệu, sách báo tiến bộ của Hội
Việt Nam cách mạng thanh niên để tuyên truyền, phát triển nên các nhóm đọc sách báo tiến
bộ ở khắp các vùng trong phủ. Thu Bồn có các nhóm của Lê Quang Sung, Bùi Ấm, Bùi
Thường. Trà Kiệu có nhóm của giáo Hiệp, giáo Liệu, giáo Tần, Võ Đề, Nguyễn Quang Liệu.
Thi Lai - Đông Yên có nhóm của giáo Thiều, Trợ Liễu, Trương Thắng, Nguyễn Nam, Trương
Thuần, Trương Kỉnh. Mã Châu - Phụng Tây có nhóm Hồ Duy Từ, Đoàn Kim, giáo Tuất, Trần
An, Nguyễn Thụy. La Tháp có nhóm Bùi Khắc Tục, Lê Tiến, Lê Huyền, Đội Hồng.  Nồi
Rang, Trà Nhiêu có nhóm Nguyễn Bội Liên. Ngày 28 tháng 3 năm 1930, Đảng bộ Đảng Cộng
sản Việt Nam tỉnh Quảng Nam được chính thức thành lập. Đồng chí Phạm Thâm - Phó Bí thư
về Duy Xuyên, trực tiếp kiểm tra các cơ sở cách mạng và nhận thấy đã hội đủ các điều kiện
để phát triển Đảng. Vào đêm 30 tháng 4 năm 1930, Lễ kết nạp đảng viên và thành lập chi bộ
Đảng đầu tiên ở Duy Xuyên được tiến hành trên một chiếc thuyền đậu trên sông Bà Rén, cạnh
làng Tân Mỹ Đông. Đồng chí Trần Đại Quả - Cán bộ Tổ chức của Tỉnh ủy đã thông qua
Quyết định kết nạp cho các đồng chí Lê Tuất, Nguyễn Thụy, Đặng Hoàng, Trần Cúc và
Nguyễn Hứa. Công bố Quyết định thành lập chi bộ Đảng mang tên Tân Mỹ Đông. Đồng chí
Lê Tuất được chỉ định làm Bí thư chi bộ. Sau đó, chi bộ đã kết nạp thêm 3 đồng chí: Nguyễn
Lượm, Nguyễn Phồn, Nguyễn Kim vào Đảng.
          Chi bộ Tân Mỹ Đông - Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên ở Duy Xuyên ra đời
chỉ sau hơn 1 tháng sau khi thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, là minh chứng cho tinh thần
yêu nước và cách mạng của các tầng lớp nhân dân trong phủ. Thành quả này đã đặt nền móng
khá vững chắc cho quá trình sự phát triển tổ chức Đảng cũng như sự nghiệp cách mạng ở phủ
Duy Xuyên sau này.

          Được sự cổ vũ của phong trào cách mạng trong nước, trong tỉnh, nhất là sự chỉ đạo trực
tiếp của Tỉnh ủy, các chi bộ Đảng trên địa bàn huyện lần lượt ra đời. Chi bộ Mã Châu gồm có
9 đảng viên: Hồ Duy Từ, Trần Hữu An, Trương Di, Trương Vọng, Trịnh Hưng, Phan Chuyển,
Trần Hiến, Trương Nhiết do đồng chí Hồ Duy Từ làm Bí thư. Chi bộ Trà Kiệu có 7 đảng
viên: Nguyễn Viết Phu, Nguyễn Thành Hãn, Nguyễn Liệu, Nguyễn Quang Tất, Nguyễn
Thông, Lưu Chí, Nguyễn Phước Tuân do đồng chí  Nguyễn Viết Phu làm Bí thư. Chi bộ Ngũ
Thôngồm có 4 đảng viên: Trần Yến, Trương Thắng, Phan Đán, Nguyễn Nhi do đồng chí
Trương Yến làm Bí thư. Chi bộ Đông Yên có các đồng chí Phạm Độ, Võ Quang Thiều do
đồng chí Phạm Độ làm Bí thư.

          Sự ra đời của phủ ủy Duy Xuyên chỉ sau 3 tháng kể từ khi thành lập chi bộ đầu tiên Tân
Mỹ Đông, một lần nữa minh chứng cho tinh thần yêu nước và cách mạng triệt để của nhân
dân Duy Xuyên. Đánh dấu bước ngoặc quan trọng trong phong trào cách mạng, đồng thời đáp
ứng nguyện vọng thiết tha của các tầng lớp nhân dân trước bối cảnh lịch sử lúc bây giờ. Từ
đây, Đảng bộ sẽ trực tiếp lãnh đạo nhân dân trong phủ vượt qua mọi khó khăn trở ngại, vững
bước tiến lên theo đường lối cách mạng để góp phần cùng với nhân dân cả nước thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh.

Câu 2. Nêu mốc thời gian, diễn biến và nội dung cơ bản các lần đại hôi Đảng bộ huyện
Duy Xuyên, đồng thời cho biết họ và tên các đồng chí giữ chức vụ Bí thư Đảng bộ huyện
Duy Xuyên giai đoạn từ năm 1930-2015.

Tháng 2 năm 1946 theo chủ trương chung, tất cả các phủ huyện đều thống nhất lấy tên
là huyện trực thuộc tỉnh, xã trực tiếp huyện, bỏ các cấp trung gian sau đó, Huyện ủy đã triệu
tập đại biểu hội nghị lần thứ nhất tại nhà ông Phụng xã Kiệu Phong, 22 đồng chí đại biểu cho
12 chi bộ đã về dự. Hội nghị đã nhận định và đánh giá tình hình lãnh đạo trong thời gian qua
bàn nhiệm vụ cấp bách thời gian đến. Hội nghị còn đi sâu kiểm điểm công tác xây dựng
Đảng, bầu ra ban chấp hành huyên Đảng bộ gồm 7 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Chiến được
bầu lại làm bí thư, đồng chí Lưu Thiều làm phó bí thư

Trước yêu cầu của tình hình mới, tháng 7 năm 1946, huyện ủy tiến hành triệu tập đại biểu hội
nghị lần thứ 2 tại nhà ông Hường Hồ (Thi Lai) có 42 đại biểu dự Hội nghị đã kiểm điểm toàn
bộ các chủ trương công tác của Đảng bộ từ đại biểu hội nghị lần thứ nhất. Hội nghị đánh giá
cao những thành tựu của toàn Đảng bộ và toàn dân trong huyện đã đạt được, đồng thời hội
nghị cũng nhìn nhận ưu khuyết nhược điểm, tồn tại trong các phong trào của quần chúng cũng
như công tác xây dựng Đảng. Hội nghị đã đề ra các nhiệm vụ lớn sau: Đẩy mạnh công tác
giáo dục chính trị tư tưởng trong Đảng cũng như trong các đoàn thể cứu quốc, tin tưởng vào
thắng lợi của cách mạng động viên tinh thần chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu chống giặc cứu
nước. - Ra sức xây dựng lực lượng vũ trang huyện - xã mạnh mẽ, thành lập các tổ chức để chỉ
đạo và phục vụ kháng chiến sau này.

Đại biểu hội nghị đã bầu ra ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ lần thứ 3 gồm 11 đ/c .
Đồng chí Nguyễn Chiến tiếp tục giữ chức vụ bí thư huyện ủy, đồng chí Hồ Nghinh phó bí thư
huyện ủy làm chủ tịch ủy ban kháng chiến hành chánh huyện. Đồng chí Hồ Liên phó bí thư
phụ trách Mặt trận.
Thi hành Nghị quyết của Tỉnh ủy Quảng Đà, Huyện ủy Duy Xuyên triệu tập Đại hội
đại biểu huyện Đảng bộ lần thứ IV gồm 60 đại biểu chính thức, trong đó có 4 đại biểu đại
diện các chi bộ hợp pháp. Đại hội khai mạc vào ngày 17 tháng 4 năm 1963 tại Bằng Cây Thị,
xã Xuyên Hiệp. Đây là lần Đại hội chính thức đầu tiên kể từ sau Hiệp định Giơ-ne-vơ. Đại hội
tổng kết thành quả của phong trào qua 2 năm đấu tranh chống chiến tranh đặc biệt của Mỹ -
Diệm, rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình vận dụng, tổ chức thực hiện đường
lối, phương châm của Đảng tại địa phương. 1 Duy Xuyên: Xuyên Thu, Xuyên Phú; Đại
Lộc:Lộc Sơn, Lộc Thành, Lộc Quí; Quế Sơn gồm 6 xã vùng Tây của huyện.

Tháng 4 năm 1965 Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ V tiến hành tại thôn Gia Hòa, xã Xuyên
Hòa có 63 đại biểu đại diện các tổ chức cơ sở Đảng về dự.

Đến giữa tháng 8 năm 1967, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Duy Xuyên lần thứ VI tiến hành
tại hố Đá Trắng xã Xuyên Hiệp, Đại hội có hơn 100 đại biểu thay mặt cho 800 đảng viên toàn
huyện về dự. Đại hội 150 quán triệt phương hướng chiến lược của Bộ Chính trị (7/1967):
“Gấp rút triển khai, chuẩn bị mọi mặt mở các đợt hoạt động... đẩy địch lún sâu hơn nữa vào
thế bị động, tạo ra thế và lực cho cách mạng miền Nam”1 . Đại hội đề ra các chỉ tiêu cụ thể về
xây dựng lực lượng và huy động cơ sở vật chất để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chiến lược đó.
Mở đợt động viên tư tưởng, xây dựng quyết tâm cao nhất trong toàn Đảng, toàn quân và toàn
dân trong huyện, biến quyết tâm thành hành động cách mạng. Đại hội bầu Ban Chấp hành
Đảng bộ gồm 23 đồng chí2 . Đồng chí Hoàng Văn Lai tiếp tục được bầu làm Bí thư, đồng chí
Lê Quân và đồng chí Võ Ca Sơn làm Phó Bí thư .

Tháng 11 năm 1967, bộ Ngày 27 tháng 12 năm 1969, tại núi Cầm Kè (Xuyên Trà) Đại hội đại
biểu huyện Đảng bộ lần thứ VII được khai mạc với 100 đại biểu tham dự.Đại hội bầu Ban
Chấp hành Đảng bộ huyện gồm 21 đồng chí, đồng chí Nguyễn Văn Dương được tiếp tục bầu
làm Bí thư.

Tháng 6 năm 1971, Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ VIII được tiến hành tổ chức tại
núi An Bằng (Đại Lộc) với 80 đại biểu về tham dự. Đồng chí Nguyễn Văn Dương tiếp tục
được bầu làm Bí thư Huyện ủy.

Từ ngày 23 đến ngày 29 tháng 10 năm 1976, Đảng bộ huyện Duy Xuyên đã tiến hành Đại hội
đại biểu lần thứ IX (10/1976 - 5/1979). Tham dự đại hội có 154 đại biểu thay mặt cho gần 650
đảng viên trong toàn huyện tham dự. Đại hội thảo luận và góp ý dự thảo Điều lệ Đảng sửa đổi
do Ban chấp hành Trung ương soạn thảo trình Đại hội IV của Đảng. Đại hội đã bầu Ban Chấp
hành Đảng bộ gồm 21 đồng chí Ủy viên chính thức và 2 đồng chí Ủy viên dự khuyết.
Đồngchí Nguyễn Quỳnh được bầu giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy; đồng chí Võ Tấn Bản giữ
chức vụ Phó Bí thư Huyện ủy.

Trong hai ngày 26 và 27 tháng 5 năm 1979, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Duy Xuyên lần
thứ X được tiến hành với 198 đại biểu tham dự. Đại hội đã thông qua các dự thảo báo cáo về
tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội nhiệm kỳ IX (1976 - 1979), báo cáo về công tác xây
dựng Đảng, báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ
IX và phương hướng, chỉ tiêu, nhiệm vụ nhiệm kỳ X (1979 - 1982).

Từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 10 năm 1982, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XI được
tiến hành. Trên cơ sở Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V, dự thảo văn kiện Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII và tình hình thực tế của huyện, Đại hội đề ra phương
hướng và nhiệm vụ chung trong nhiệm kỳ XI là: “Ra sức phát huy truyền thống cách mạng
kiên cường, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, phát huy tinh thần tự lực,
tự cường, dám nghĩ, dám làm, dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, nghiêm khắc sửa chữa
những thiếu sót và những mặt yếu kém, tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, động
viên sự nỗ lực cao nhất trong toàn Đảng bộ, toàn quân, toàn dân, dấy lên phong trào thi đua
sôi nổi, đều khắp và liên tục nhằm khai thác tài nguyên và cơ sở vật chất kĩ thuật sẵn có, đưa
kinh tế trong huyện phát triển toàn diện, vượt bậc và vững chắc, hình thành cơ cấu kinh tế
công- nông nghiệp, đảm bảo vững chắc nhu cầu lương thực trong mọi tình huống, tăng cường
sản phẩm hàng hóa xuất khẩu, giải quyết tốt hơn nhu cầu mặc của nhân dân, đáp ứng từng
bước nhu cầu nhà ở, đảm bảo đủ trường lớp cho con em học, chữa bệnh và đi lại, tăng cường
cơ sở vật chất kĩ thuật, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần cùng cả tỉnh
thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V và Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ tỉnh lần thứ XIII.”.

Từ ngày 26 đến ngày 30 tháng 9 năm 1986, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Duy Xuyên lần
thứ XII, nhiệm kì 1986 - 1988 đã diễn ra tại Hội trường cơ quan huyện ủy với 227 đại biểu
tham dự. Đại hội đã tổng kết tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện
lần thứ XI (1982-1986); đề ra phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ XII (1986 - 1988); thảo
luận, đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Tỉnh ủy trình Đại hội đại biểu lần thứ XIV
Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng và góp ý vào các văn kiện trình Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI của Đảng; Bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện lần thứ XII gồm 47 đồng chí,
trong đó có 36 Ủy viên chính thức và 11 Ủy viên dự khuyết(1). Kỳ họp thứ nhất, Ban Chấp
hành đã bầu ra Ban Thường vụ gồm 09 đồng chí, đồng chí Đoàn Văn Lộc được bầu làm Bí
thư Huyện ủy (đồng chí Võ Tấn Bản, nguyên Bí thư nghỉ hưu theo chế độ), các đồng chí Lê
Văn Huấn, Hoàng Châu Sinh được bầu vào chức vụ Phó Bí thư Đảng bộ.

Từ ngày 11 đến ngày 12 tháng 01 năm 1989, Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIII
nhiệm kỳ 1989 - 1990 được tổ chức với sự có mặt của 246 đại biểu thay mặt cho gần 2.000
đảng viên của 59 tổ chức cơ sở Đảng trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã tập trung đánh giá, kiểm
điểm tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng bộ, đề ra phương hướng nhiệm vụ
nhiệm kì XIII (1989 - 1990); Đại hội bầu Ban Chấp hành khóa mới gồm 33 đồng chí (có 03
nữ). Ban Chấp hành bầu Ban Thường vụ 09 đồng chí (có 1 nữ). Đồng chí Đoàn VănLộc tiếp
tục được bầu làm Bí thư Huyện ủy, các đồng Lê Văn Huấn và Hoàng Châu Sinh tiếp tục được
bầu làm PhóBí thư Huyện ủy.

Đại hội xác định phương hướng chung cho cả nhiệm kỳ 1989 - 1990 là: “Tiếp tục quán triệt
các quan điểm đổi mới của Đảng. Huy động mọi khả năng các thành phần kinh tế nhằm khai
thác tiềm năng và thế mạnh của huyện. Tập trung thực hiện 3 chương trình kinh tế, coi lương
thực là trọng tâm, xuất khẩu là mũi nhọn, phát triển mạnh ngành nghề, trong đó trồng dâu -
nuôi tằm - ươm tơ, dệt vải là khâu đột phá. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đẩy mạnh sản xuất
hàng hoá gắn sản xuất với kinh doanh và thị trường góp phần ổn định trật tự trên lĩnh vực
phân phối lưu thông. Thực hiện tốt chính sách xã hội, ổn định và cải thiện từng bước đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân. Củng cố an ninh, quốc phòng, tăng cường xây dựng Đảng,
chính quyền, Mặt trận và các tổ chức quần chúng vững mạnh. Thực hiện dân chủ hoá và công
khai hoá. Đẩy mạnh phong trào thi đua xã hội chủ nghĩa”.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện Duy Xuyên lần thứ XIV (vòng 1) được tổ chức tại Hội
trường cơ quan Huyện ủy từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 3 năm 1991, dự đại hội có 214 đại
biểu, đại diện cho 62 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc. Đại hội lần này đã thông qua tổng hợp
những nội dung góp ý từ Đại hội Đảng cấp cơ sở vào các văn kiện dự thảo của Ban Chấp
hành Trung ương trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII của Đảng, báo cáo chính trị của
Tỉnh ủy trình Đại hội đại biểu lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, đồng thời tiếp
tục thảo luận, góp ý và thông qua văn bản góp ý chính thức của Đảng bộ huyện. Bầu đoàn đại
biểu đại diện cho Đảng bộ huyện Duy Xuyên đi dự Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV
gồm 18 đồng chí.
Từ ngày 07 đến ngày 08 tháng 3 năm 1996, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV (1996 - 2000)
được tổ chức tại hội trường Huyện ủy với sự có mặt của 219 đại biểu, đại diện cho 46 chi,
Đảng bộ trực thuộc trong huyện. Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIV (1991 - 1995), Đại hội xác định phương hướng chung
cho nhiệm kỳ XV (1996 - 2000): “Quán triệt sâu sắc đường lối, chính sách đổi mới của Đảng
và Nhà nước; phát huy truyền thống đoàn kết, tự lực, tự cường; tập trung giữ vững ổn định
chính trị, khai thác thời cơ và thuận lợi mới; khai thác tiềm năng, lợi thế về quỹ đất, mặt nước,
vốn, ngành nghề truyền thống để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội theo cơ cấu kinh
tế nông - công - dịch vụ, đảm bảo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân”. Đại hội đã bầu
Ban Chấp hành mới gồm 35 đồng chí, bầu Ban Thường vụ gồm 11 đồng chí. Đồng chí
Nguyễn Văn Ngọc được bầu vào chức danh Bí thư, các đồng chí Lâm Xuân Đường, Nguyễn
Văn Hiến được bầu vào chức danh Phó Bíthư Huyện ủy.

Từ ngày 22 đến ngày 23 tháng 8 năm 1997, Đại hội Đảng bộ huyện Duy Xuyên lần thứ XVI
được tổ chức với sự có mặt của 150 đại biểu, đại diện cho 45 chi, Đảng bộ trực thuộc. Đại hội
đã bầu 17 đồng chí vào đoàn đại biểu dự Đại hội Đảng bộ tỉnhlần thứ XVII.

Thực hiện Chỉ đạo của Trung ương và Tỉnh ủy, từ ngày 08 đến ngày 10 tháng 11 năm 2000,
Đảng bộ huyện tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2000 - 2005. Đại hội diễn
ra tại hội trường Huyện ủy với sự tham gia của 176 đại biểu của 48 tổ chức cơ sở Đảng trực
thuộc. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành mới gồm 33 đồng chí, Ban Thườn vụ gồm 10 đồng
chí. Đồng chí Nguyễn Văn Hiến được bầu làm Bí thư, các đồng chí Nguyễn Tấn Lâm và Trần
Công Tám được bầu làm Phó Bí thư Huyện ủy

Từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 10 năm 2005,Đảng bộ huyện đã tiến hành Đại hội đại biểu lần
thứ XVIII,nhiệm kỳ 2005 - 2010 tại Hội trường Huyện ủy với sự tham dự của 200 đại biểu.
Đại hội tập trung đánh giá kết quả thựchiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII, đề ra
phương hướng chung cho cả nhiệm kỳ: “Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh
đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ ngang tầm với yêu
cầu,nhiệm vụ mới; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quảnlý, điều hành của các cơ quan
hành chính nhà nước; tăng cường công tác dân vận của Đảng, đồng thời phát huy vaitrò của
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể trong công tác vậnđộng quần chúng nhằm tập hợp sức mạnh
đại đoàn kết toàndân, thực hiện có chiều sâu các phong trào thi đua yêu nướcđể thúc đẩy quá
trình phát triển của huyện nhà. Tiếp tục đổi mới tư duy lãnh đạo, nhất là tư duy về kinh tế; đẩy
mạnh cảicách thủ tục hành chính gắn với vận dụng đúng đắn, hợp lýhệ thống cơ chế chính
sách để tạo môi trường thông thoángthu hút đầu tư; tạo bước đột phá trong chuyển dịch cơ
cấukinh tế theo hướng tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, từng bước phát triển kinh
tế hàng hóa trong nông nghiệp-nông thôn, nâng cao hiệu quả đầu tư và năng lực sản xuất kinh
doanh của các thành phần kinh tế. Tăng cường công ác quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định
chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Tập trung giải quyết tốt các vấn đề
văn hóa - xã hội, nhất là việc học hành, chữa bệnh, lao động - việc làm, giảm hộ nghèo, xóa
nhà tạm, bảo vệ môi trường sinh thái, nâng cao đời sống văn hóa cơ sở, đặc biệt là các vùng
khó khăn... nhằm tạo nên sự phát bền vững xã hội, đưa Duy Xuyên thành huyện công nghiệp
vào thời kỳ 2010 - 2015”.

Từ ngày 11 tháng 8 năm 2010 đến ngày 13 tháng 8 năm 2010, Đảng bộ huyện đã tiến hành
Đại hội Đại biểu lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2010 - 2015 tại hội trường Trung tâm Bồi dưỡng
chính trị huyện, với sự có mặt của 296 đại biểu, đại diện cho 2.963 đảng viên trong toàn
huyện ở 61 chi, Đảng bộ trực thuộc. Đại hội bầu ra Ban Chấp hành mới gồm 43 đồng chí, Ban
Thường vụ 13 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Văn Khương được bầu làm Bí thư, các đồng chí
Nguyễn Duy Quang, Nguyễn Công Dũng được bầu vào chức danh Phó Bí thư.
Trong 2 ngày 11 và 12/8, Đại hội Đảng bộ huyện Duy Xuyên (tỉnh Quảng Nam) lần thứ XX,
nhiệm kỳ 2015-2020 đã được diễn ra. Tham dự Đại hội có gần 300 đại biểu đại diện cho hơn
3.700 đảng viên đang sinh hoạt tại 73 tổ chức cơ sở đảng trong toàn Đảng bộ. Đại hội đã bầu
ra đồng chí Nguyễn Công Dũng giữ chức vụ bí thư huyện ủy.
Trong 3 ngày 21,22,3 Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện duy Xuyên lần thứ XX1 đã diễn ra
thành công tốt đẹp. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Duy Xuyên khóa XXI
(nhiệm kỳ 2020 - 2025) gồm 41 đồng chí. Tại hội nghị lần thứ nhất, Ban Chấp hành Đảng bộ
huyện khóa XXI đã bầu 12 đồng chí vào Ban Thường vụ Huyện ủy; bầu đồng chí Nguyễn
Công Dũng tái giữ chức danh Bí thư Huyện ủy; các đồng chí Nguyễn Quang Mạnh và Phan
Xuân Cảnh tái giữ chức danh Phó Bí thư Huyện ủy.
Đại hội đã thông qua Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Duy Xuyên lần thứ XXI với
sự thống nhất cao của đại biểu tham dự. Theo đó, trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, Duy Xuyên sẽ
tăng cường công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Giữ gìn và phát huy tốt truyền
thống văn hóa và cách mạng của quê hương, đất nước; phát huy dân chủ, tinh thần đoàn kết,
sáng tạo, tạo lập sự đồng thuận cao trong xã hội. Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực
cho đầu tư phát triển; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp
- nông nghiệp với 3 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá là đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng - đô
thị, phát triển du lịch và nguồn nhân lực. Chú trọng phát triển văn hóa - xã hội và giữ vững
quốc phòng - an ninh. Tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng các tiêu chí huyện nông
thôn mới, tạo lập sự phát triển ngày càng toàn diện và bền vững.

- Các đồng chí giữ chức vụ Bí thư Đảng bộ huyện Duy Xuyên giai đoạn từ năm 1930-2015:
Năm 1946-1947 : Đồng chí Nguyễn Chiến
1954 : Tháng 8/ : Đồng chí Nguyễn Văn Hà
Tháng 12/1954: Đồng chí Nguyễn Xuân Phương
1955: Đồng chí Trần Thận
1960: Đồng chí Lưu Thiều
1965- 1967 : Đồng chí Hoàng Văn Lai
1968 : Đồng chí Nguyễn Văn Dương
m 1975 : Đồng chí NGuyễn Văn Dương
Năm 175-1976: Đồng chí Nguyễn Quỳnh
Năm 1976-1980: Đồng chí Nguyễn Văn Dương
Năm 1980- 1982: Võ Tấn Bản
Năm 1982- 1990 : Đồng chí Đoàn Văn Lộc
Năm 19990- 1995: Đồng chí Hoàng Châu Sinh
Năm 1995-2000: Đồng chí Nguyễn Văn Ngọc
Năm 2000-2005 : Đồng chí Nguyễn Văn Hiến
Năm 2005-2010 : Đồng chí Nguyễn Tấn Lâm
Năm 2010-2015: Đồng chí Nguyễn Văn Khương
Năm 2015-2020: Đồng chí Nguyễn Công Dũng
Câu 3. Sự kiện nổi bật được nêu trong lịch sử Đảng bộ huyện qua các giai đoąn cách
mąng.
a) 1930 – 1954 là: CHIẾN CUỘC ĐÔNG XUÂN 1953 - 1954, kết thúc chiến tranh.
Bị thất bại liên tiếp trên khắp các chiến trường Đông Dương, tinh thần chiến đấu của
quân đội Pháp ngày càng sa sút; Phong trào chống chiến tranh lan rộng khắp nước Pháp và
các nước thuộc địa, đẩy thực dân Pháp vào con đường khủng hoảng trầm trọng.Trước tình thế
đó, đế quốc Mỹ tăng viện trợ lên gấp đôi cho Pháp để xoay chuyển tình thế. Thực dân Pháp
cử tướng Na-va, tổng tham mưu trưởng lục quân khối Bắc Đại Tây Dương sang làm tổng chỉ
huy quân Pháp ở Đông Dương, vạch kế hoạch cụ thể nhằm cố chuyển bại thành thắng, giành
thế chủ động trên chiến trường trong vòng 18 tháng.Đối với khu 5, Na-va thực hiện kế hoạch
“Ai Lăng” với âm mưu đánh chiếm toàn bộ vùng tự do, tiêu diệt quân chủ lực và cơ quan đầu
não kháng chiến của ta ở Liên khu 5.Trên chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng, thực dân Pháp
tích cực xây dựng địa phương quân, tổ chức dân vệ để đánh phá phong trào cách mạng và đề
phòng hoạt động Đông Xuân của ta. Mặt khác địch còn dùng lực lượng quân sự phối hợp vđi
bọn mật thám, gián điệp càn quét vào vùng giáp ranh.
Tại Duy Xuyên, sau thất bại nặng nề trong chiến dịch Hè Thu năm 1953 của ta, địch
co cụm về cố thủ ở phân khu Trà Kiệu, quân số được phân bổ cho các cứ điểm như sau :
Đồn Hòn Bằng có 1 đại đội và 1 trung đội pháo 105 ly, đồn Non Trượt, 1 trung đội,
bọn cảnh vệ đóng tại Nhà Đông (Trà Kiệu), Cầu Chìm, Câu Lâu, mỗi cứ điểm 1 trung đội
đóng giữ. Nam Bắc Cầu Bà Rén 1 đại đội bảo vệ. Với lực lượng này, bọn địch chủ yếu lùng
sục quanh đồn làm nhiệm vụ án ngữ là chính. Lúc nào có quân tăng viện chúng mới mở các
cuộc càn quét lớn.
Từ ngày 13 đến ngày 17 tháng 2 năm 1954, tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng họp Hội
nghị tỉnh ủy mở rộng. Trên cơ sở quán triệt Nghị quyết Bộ chính trị và Nghị quyết, liên khu
ủy. Hội nghị Tỉnh ủy đề ra chủ trương “đẩy mạnh du kích chiến tranh, tiêu hao tiêu diệt sinh
lực địch, phá âm mưu chiếm nống ra vùng tự do, mở rộng cơ sở, phá âm mưu bình định vùng
sau lưng địch” và đề ra nhiệm vụ cụ thể cho từng vùng.Du kích xã Duy Vinh phối hợp cùng
lực lượng Hội An liên tục bám đánh địch đi lại trên đoạn sông Hội An - Câu Lâu, bắn hỏng 4
ca-nô giặc, khống chế không cho địch tự do đi lại trên đoạn sông này. Cán bộ và du kích các
xã Duy Sơn, Duy Trung, Duy Trinh đẩy mạnh hoạt động, xây dựng cơ sở trong vùng sát nách
địch và cả vùng Long, Hoàng, Châu, Sơn ngoại vi của Kiệu Thượng. Lực lượng du kích các
xã Duy An, Duy Phước bao vây đồn Câu Lâu, Bà Rén, chặn đánh quân địch đi lùng sục, bảo
vệ đồng bào sản xuất. Trong đợt tiêu thụ thuế nông nghiệp năm 1954, Đảng kêu gọi nhân dân
tiết kiệm tiêu dùng đóng góp từ 1/2 trở lên tổng mức thuế trong năm để đáp ứng cho chiến
dịch đang triển khai. Bà con nông dân thì phấn khởi nên đã hưởng ứng nhiệt liệt; Riêng một
số phú nông, địa chủ khi nhận mức còn kêu ca, phải bình nghị nhiều lần.
Trước diễn biến của tình hình chung và tình hình địa phương trong 2 ngày 22 và 23
tháng 4 năm 1954, tỉnh ủy Quảng Nam Đà Nẵng lại triệu tập Hội nghị Tỉnh ủy mở rộng để
đánh giá tình hình 3 tháng qua và bàn nhiệm vụ tiếp theo, khẩn trương đẩy mạnh mọi mặt
hoạt động hơn nứa, nhất là đẩy mạnh hoạt động quân sự ở vùng bị chiếm, gấp rút tiến hành
các nhiệm vụ đánh giặc ở vùng tự do và quyết định chỉnh Đảng trong toàn Đảng bộ. Thực
hiện chủ trương của Hội nghị tỉnh ủy, Huyện ủy Duy Xuyên tổ chức nhiều lớp học tập chở
cán bộ chung quanh Huyện và cấp ủy các xã, nhằm nâng cao quan điểm lập trường, tư tưởng
cách mạng của giai cấp công nhân, nâng cao cảnh giác trước các âm mưu thủ đoạn của kẻ
địch, chống tư tưởng chủ quan, cầu an, giao động. Với phương châm học tập “lấy giáo dục, trị
bệnh cứu người làm chính”, mỗi cán bộ đảng viên tự kiểm điểm thật nghiêm túc và có sự
đóng góp ý kiến, giúp đỡ của tổ chức, tạo ra được không khí đoàn kết trong Đảng. Qua các
lớp học do Huyện ủy tổ chức, cán bộ được phân công về giúp các xã và các tổ chức cơ sở
Đảng trong huyện triển khai cuộc chỉnh huấn cho toàn Đảng bộ đạt kết quả tốt đẹp.
Trước thế tiến công mạnh mẽ, dồn dập trên khắp các chiến trường đã cổ vũ quân dân
trong Huyện ngày đêm bao vây, bắn trả khống chê bọn địch ở trong dồn, buộc chúng mỗi khi
đi tiếp tế cho các vị trí, phải huy động một lực lượng đông đảo mới dám tiến hành. Nắm được
qui luật đó, ngày 12 tháng 4 năm 1954, đại đội 28 của huyện phối hợp với lực lượng của Tỉnh
bố trí tại Xuyên Tây, chặn đánh bọn địch từ Trà Kiệu đi tiếp tế cho đồng bọn diệt 50 tên, bắt
sống 72 tên, thu 1 súng cối 60 ly, 31 trung liên, tiểu liên, và 32 súng trường các loại. Bọn địch
ở lô cốt Cây Bản nghe tin đã hoảng sợ bỏ đồn, tháo chạy thục mạng về Kiệu Thượng. Với
chiến thắng nói trên, đã tạo cho ta thế và lực mới mạnh mẽ hơn trước; lực lượng của ta càng
khép chặt vòng vây, rút ngắn tầm bắn bia, bắn tỉa, uy hiếp mạnh bọn địch ở Trà Kiệu, Bà Rén,
Câu Lâu, Cầu Chìm, làm cho toàn bộ hệ thống dồn bót của địch ở Duy Xuyên bị cô lập hoàn
toàn, quân lính ngày đêm chui rúc ở trong đồn. Để tiếp tế cho chúng, bọn địch phải dùng máy
bay từ Đà Nẵng đi thả dù, nhưng máy bay cũng bị du kích bắn trả quyết liệt, nhiều dù rơi
ngoài bờ rào, bọn trong đồn cũng đành chịu mất. Thậm chí khi đi lấy nước, chúng phải dùng
loa xin phép ta mới dám ra ngoài.
Thừa thắng xông lên, đêm 30 tháng 4 năm 1954, được cơ sở dẫn đường, đại đội 28
huyện cùng với Du kích xã Duy Trinh đã tấn công tiêu diệt đồn Non Trược và đòn cảnh vệ ở
Kiệu Thượng, diệt toàn bộ 2 trung đội địch gồm 60 tên, thu 2 trung liên, 2 tiểu liên, 8 súng
trường tự động và 1 máy điện thoại. Sáng hôm sau, chặn đánh 1 toán địch từ đồn Hòn Bằng
sục sạo qua xóm Đuổi (Thi Lai) diệt thêm một số tên địch, bọn sống sót tháo chạy về cố thủ ở
Hòn Bằng. Đêm ngày 2 tháng 7 năm 1954, 2 tổ đặc công của đại đội 28 huyện phối hợp cùng
tổ đặc công đại đội 11 của tỉnh đã đột nhập đánh sập lô cốt Câu Lâu, diệt 20 tên địch, và đánh
sập cầu Chợ Củi, cắt đứt đường số I, cô lập hoàn toàn bọn địch ở Duy Xuyên, quân địch ở
Nam Cầu Bà Rén đã bỏ đồn chạy sang Bắc Cầu Bà Rén để dựa thế Kiệu Thượng.
Đây là sự kiện tôi cho là tâm đắc nhất vì Trong lịch sử oai hùng 4000 năm dựng nước
và giữ nước của dân tộc, thì huyện Duy Xuyên kể từ ngày thành lập đến nay đã trải qua hơn
500 năm. Các thế hệ tổ tiên của chúng ta khi đặt chân lên mảnh đất này, họ là những tướng sĩ,
dân binh giàu lòng yêu nước, cần cù lao động, chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt, thú
rừng hung dữ, tạo ra mảnh đất có sông biển, ruộng vườn trù phú, có rừng núi hiểm trở, địa lợi,
nhân hòa, lưu lại cho các thế hệ mai sau được trường tồn và phát triển rực rỡ trên dãi đất này.
Từ khi thực dân Pháp đặt gót giày xâm lược lên tổ quốc thân yêu, theo tiếng gọi của
non sông đất nước, lớp lớp sĩ phu yêu nước cùng với toàn dân liên tục đứng lên, tham gia giết
giặc cứu nước. Khi chủ nghĩa Mác - Lênin được chủ tịch Hồ Chí Minh truyền bá về nước,
trên mảnh đất Duy Xuyên này đã có những người con người ưu tú tìm đến, và mang về gieo
mầm nảy hạt trên quê hương, mở ra trang sử mới hào hùng nhất.
Sau ngày Đảng cộng sản Đông dương thành lập (3.2.1930) chưa đầy 3 tháng, trên
mảnh đất này cũng đã có chi bộ Đảng cộng sản Việt Nam dầu tiên ra đời. Suốt trong thời kỳ
trước cách mạng tháng Tám năm 1945 cũng như 9 năm kháng chiến gian khổ, mặc dầu kẻ thù
đánh phá không từ một thủ đoạn thâm độc, tàn bạo nào, nhưng nhân dân Duy Xuyên đã đoàn
kết, đùm bọc, nuôi dưỡng vẫn một lòng, một dạ tin tưởng ở Đảng, đi theo Đảng, vào sanh ra
tử, không quản ngại gian khổ khó khăn, không tiếc máu xương, tiền của công sức để góp phần
cùng cả nước làm nên cách mạng tháng Tám oai hùng, và đánh bại thực dân Pháp xâm lược.
Có thể nói, bản sắc độc đáo của người dân Duy Xuyên cũng là bản sắc chung của dân
tộc Việt Nam là lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc, căm ghét bất công, cần cù
lao động, thông minh sáng tạo, đoàn kết thương yêu đùm bọc lẫn nhau, luôn vươn lên phía
trước. Đó là truyền thống vô cùng quí báu mà thế hệ này, kế tiếp thế hệ khác đều ra sức phát
huy, vun đắp cho Duy Xuyên luôn luôn có một vị trí xứng đáng, sánh vai cùng các huyện bạn
trong tỉnh.
Lịch sử đã sang trang, Đảng bộ và quân dân Huyện Duy Xuyên, cùng với toàn tỉnh và
cả nước bước vào cuộc chiến đấu mới, để hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp giải phóng dân tộc,
thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

b) Giai đoạn 1954-1975 Đảng bộ, quân và dân Duy Xuyên đấu tranh buộc địch thi hành
hiệp định Pari
Cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân ta ở miền Nam và trận Điện
Biên Phủ trên không ở miền Bắc đập tan cuộc tập kích bằng B52 của Mỹ vào Hà Nội đã
làm thay đổi cục diện cuộc chiến tranh.Chấp nhận thất bại, đế quốc Mỹ và chính quyền
tay sai buộc phải quay lại đàm phán với Chính phủ ta và ký Hiệp định Pari. Chấm dứt
chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam vào ngày 27 tháng 01 năm 1973.
Đây là sự kiện có ý nghĩa quốc tế và thời đại, là bước ngoặt quan trọng trong thúc
thắng lợi sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta. Mỹ và các nước chư
hầu của Mỹ phải công nhận độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước
Việt Nam. Sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ phải khuất phụctrước ý chí và khát vọng độc
lập, tự do của dân tộc ta.Theo nội dung của Hiệp định Pari, quân Mỹ và quân các nước
chư hầu của Mỹ phải rút khỏi miền Nam Việt Nam; lực lượng cách mạng vẫn ở nguyên tại
chỗ, tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của sự nghiệp giải phóng dântộc, thống nhất đất nước.
Tại Duy Xuyên, Hiệp định Pari có hiệu lực từ 0 giờ ngày 28 tháng 01 năm 1973. Bắt
đầu từ sáng sớm ngày28, trên chiến trường toàn huyện cả địch và ta đều im tiếng súng. Mọi
người có cảm tưởng như cả hai bên đều nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định. Vùng giải phóng
của huyện từ khu Tây, khu Trung đến khu Đông, ta đã hình thành nên những tuyến cờ
Mặt trận dân tộc giải phóng bao trùm toàn bộ các xã đã giải phóng trong toàn huyện. Cờ bay
khắp các khu vực từ xóm, thôn, đến gò, đồi... khẳng định vùng đất của giải phóng là bất
khả xâm phạm theo nội dung ghi trong Hiệp định Pari “ngừng bắn tại chỗ” và đã
được các bên ký kết. Cùng với các tuyến cờ, lực lượng của ta đã triển khai và xúc tiến việc
đào công sự, giao thông hào. Bố trí lực lượng chốt giữ vùng đất giải phóng với khẩu hiệu
“Một tấc đất, một tấc vàng”, “Một góc giang sơn một dòng máu đỏ”.Ở khu Đông, tiểu
đoàn biệt động quân, 2 đại đội bảo an, 1 đại đội thám báo, Giang thuyền 14 thuộc tiểu khu
Quảng Nam cùng lực lượng nghĩa quân, dân vệ tại chỗ đồng loạt ra quân đánh chiếm vùng
giải phóng các xã từ Xuyên Quang, Xuyên Thái, Xuyên An, Xuyên Long, Xuyên Tân và
3 xã vùng cát của huyện. Tại khu Trung tâm quận lỵ Duy Xuyên, Đại đội 2 của huyện cùng
du kích Xuyên Trường chiến đấu liên tục 20 ngày trên tuyến đường từ cụp Chiêm Sơn
đến Bắc quận lỵ Duy Xuyên. Ta làm chủ địa bàn, loại khỏi vòng chiến 140 tên địch. Nhiều
trận đánh xáp lá cà với địch tại Chiêm Sơn, Thi Lai, chùa Lầu, ta bắt sống hàng chục
tên địch, thu được nhiều vũ khí. Đến tháng 7 năm 1973, địch đã cơ bản hoàn thành bước I
“Tràn ngập lãnh thổ”, lấn chiếm vùng giải phóng đồng bằng của huyện. Chúng tự chia
huyện Duy Xuyên thành 2 vùng. Lấy ranh giới dọc theo núi từ Nam đập Thạch Bàn,
xuống Nam đập Vĩnh Trinh xuyên qua Bắc đập Duy Lộc, Nam đèo Đá Mái đến thôn
An Thành, Quế Cẩm của xã Xuyên Trà làm địa giới. Vùng phía Nam địa giới bao gồm
toàn bộ núi từ Mỹ Sơn xuống Kì Vĩ, Hòn Tàu, Mặt Rạng đến Cầm Kè, Ba Ao... Vùng
này, chúng cho là vùng của ta và không xâm phạm, dù chúng biết rõ trên địa bàn này có
Tổng Hành dinh của Đặc khu ủy Quảng Đà, Bộ Chỉ huy Mặt trận 4, các cơ quan và lực
lượng vũ trang của huyện Duy Xuyên, thị xã Hội An. Vùng phía Bắc, ranh giới bao gồm các
xã đồng bằng của huyện, chúng tiến hành lập hệ thống chốt điểm và đưa lực lượng bảo an,
nghĩa quân, dân vệ ra đóng giữ. Chúng lập tuyến chốt điểm kiên cố từ Hòn Nghệ, Đồi
45, Ao Vuông, Mũi Diết, Dương Thông, Dốc Dựng, Nỗng Đế, Đèo Thắm, Đá Đen, Nỗng
Bồ, Nỗng Gạch dọc theo các điểm caoven núi từ Mỹ Sơn đến thôn An Thành của xã
XuyênTrà, hình thành nên một vành đai ngăn chặn giữa vùng căn cứ của ta với vùng đồng
bằng của chúng lấn chiếmvà đưa lực lượng bảo an, biệt kích đóng giữ. Tại 19 xã đồng bằng
của huyện, địch lập ra hơn 50 chốt điểm.
Trải qua 21 năm kháng chiến chống Mỹ, quân dân huyện Duy Xuyên cùng với quân
dân cả nước giành được thắng lợi vẻ vang như ngày hôm nay là nhờ cóđường lối đúng
đắn, sáng suốt và sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng; có uy tín của lãnh tụ Hồ
Chí Minh, hình ảnh của Người luôn ở trong lòng dân; có sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp
của Khu ủy V, Tỉnh ủy Quảng Nam (1954 – 1962), Đặc khu ủy Quảng Đà (1963 –
1975). Bản thân Đảng bộ huyện đã được rèn luyện, trưởng thành trong cách mạng
tháng Tám và kháng chiến chống Pháp, biết dựa vào dân, được dân tin yêu, đùm bọc.
Nhân dân trong huyện vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, đã đoàn kết, chiến đấu dũng
cảm, ngoan cường, hơn 10 ngàn người con ưu tú đã trở thành liệt sĩ và trên một nghìn
người con của các tỉnh bạn cũng hy sinh anh dũng trên mảnh đất này. Nhà nước đã
phong tặng, truy tặng 1049 bà mẹ Việt Nam anh hùng, 16 tập thể và 20 cá nhân được tặng
danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”; trong đó có
hai đơn vị được tặng 2 lần danh hiệu anh hùng là: Lực lượng vũ trang nhân dân huyện Duy
Xuyên và xã DuyHòa.
c) Giai đoạn 1975-2015
Sau ngày giải phóng huyện Duy Xuyên (28/3/1975), trước muôn vàn khó khăn,
thách thức đặt ra khi bước vào mộtthời kỳ cách mạng mới, Đảng bộ và nhân dân Duy
Xuyên thể hiện rõ bản lĩnh chính trị, sự năng động, sáng tạo củamình trong việc đề ra những
nhiệm vụ chính trị trọng tâm,phù hợp với tình hình thực tế nhằm nhanh chóng ổn định
đờisống nhân dân, đẩy mạnh phát triển sản xuất, không ngừngcủng cố hệ thống chính trị
vững mạnh. Từ trong đống trotàn, đổ nát sau chiến tranh, Đảng bộ huyện đã tập trung
giảiquyết có hiệu quả nhiều vấn đề bức bách đặt ra trước mắt.Mặc dù phải đối đầu với biết
bao khó khăn nhưng Đảngbộ luôn bám sát các chủ trương, Nghị quyết của Đảng, bámsát sự
lãnh đạo, chỉ đạo của Đặc khu ủy Quảng Đà, Tỉnh ủy Quảng Nam - Đà Nẵng(1), đồng thời
vận dụng sáng tạo,phù hợp vào tình hình thực tế của huyện, động viên cán bộ,đảng viên,
quân dân toàn huyện khắc phục mọi khó khăn,tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng, đoàn
kết, giúp nhau ổn định cuộc sống, tích cực tham gia xây dựng quê hương.Công tác xây dựng
Đảng, xây dựng hệ thống chính trị luôn được quan tâm chú trọng làm cơ sở cho việc tổ
chức thực hiện mọi nhiệm vụ chính trị đặt ra. Đảng viên, cán bộ trong hệ thống chính trị từ
huyện đến xã luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong mọi hoạt động
được nhân dân tin yêu, từ đó tích cực hưởng ứng và thực hiện.Vừa chăm lo phát triển sản
xuất, ổn định đời sống nhân dân Đảng bộ luôn quan tâm đến việc xây dựng và củng cố quốc
phòng an ninh. Trong chiến tranh biên giới phía TâyNam (1977), chiến tranh biên giới
phía Bắc (1979), hàngnghìn con em của huyện đã hăng hái lên đường tham giachiến đấu
tại các chiến trường để bảo vệ Tổ quốc. Công tácxây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, Mặt
trận và các đoànthể không ngừng được củng cố và từng bước hoàn thiện. Cóthể nói, chỉ sau
một thời gian ngắn (3/1975 - 5/1979), Đảngbộ và quân dân toàn huyện đã thực hiện thắng lợi
các nhiệmvụ chính trị đặt ra, khắc phục nhanh chóng hậu quả sau chiếntranh, ổn định được
tình hình, tạo nền tảng vững chắc để đẩymạnh hơn nữa các phong trào hành động cách
mạng trongnhững năm tiếp theo.
Nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình kinh tế lớn: Lương thực thực
phẩm,hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu theo chủ trương chung củaĐảng, Đảng bộ đã lãnh
đạo, chỉ đạo Chính quyền, Mặt trậnvà các đoàn thể tăng cường vận động nhân dân đẩy
mạnhsản xuất, thực hiện tốt các chương trình, mục tiêu kinh tế theo Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ đặt ra. Nông nghiệp tiếp tục là mặt trận hàng đầu và được chú trọng phát triển
đều khắp ở các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy hải sản. Vấn đề áp dụng khoa
học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp được đẩy mạnh đã góp phần nâng cao năng suất, hiệu
quả các loại cây trồng, vật nuôi, khai thác và chế biến hải sản. Nhiều ngành nghề truyền
thống được khôi phục và phát triển đều khắp ở hầu hết các địa bàn. Phong trào trồng
tiêu,trồng điều… tạo nguồn hàng xuất khẩu được phát động thu hút đông đảo các tầng lớp
nhân dân trong huyện hưởng ứngvà thực hiện.Bước vào năm 1997, tỉnh Quảng Nam - Đà
Nẵng chiatách thành hai đơn vị hành chính, huyện Duy Xuyên trựcthuộc tỉnh Quảng Nam.
Một số đồng chí cán bộ chủ chốt củahuyện được điều động về công tác ở tỉnh. Đảng bộ đã
nhanhchóng củng cố bộ máy trong hệ thống chính trị, tiếp tục triểnkhai và tổ chức thực hiện
tốt các chương trình, mục tiêu,nhiệm vụ và giải pháp đề ra trong Nghị quyết Đại hội
Đảngbộ lần thứ XVI, nhiệm kỳ 1997 - 2000. Từ những kết quả đạtđược trong công tác xây
dựng Đảng, củng cố và hoàn thiệnhệ thống chính trị, xây dựng và phát huy sức mạnh của
khốiđại đoàn kết toàn dân, Đảng bộ tiếp tục lãnh đạo quân dântoàn huyện tiếp tục tháo gỡ
những khó khăn, trở ngại trongquá trình xây dựng và phát triển huyện.Với những kết quả
quan trọng đạt được qua 10 năm xâydựng và phát triển (2005 - 2015), huyện Duy Xuyên đã
tạođược nền tảng cơ bản để sớm trở thành huyện công nghiệp.Sự nghiệp xây dựng nông thôn
mới đã được hoàn thành ở 4xã: Duy Trinh, Duy Sơn, Duy Phước, Duy Hòa và được tiếptục
triển khai nhân rộng ra nhiều xã trong huyện. Điều nàyđã khẳng định năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu của Đảngbộ đã được nâng lên theo từng giai đoạn lịch sử. Công tácxây dựng
Đảng, xây dựng hệ thống chính trị theo tinh thầnNghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề
cấp bách trongcông tác xây dựng Đảng hiện nay” và việc học tập, làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 03 của BộChính trị đã tạo dựng nền tảng khá vững chắc
trong triểnkhai và tổ chức thực hiện chủ trương, Nghị quyết của Đảngbộ.
Câu 4. Kể tên các tập thể và cá nhân được phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng lực
lượng vũ trang Nhân dân và Anh hùng lao đông trên địa bàn huyện trong giai đoạn tù
năm 1930 đến năm 2015. Chọn trong số đó, anh (chi) hãy viết tóm tắt về thành tích cá
nhân của một anh hùng trong kháng chiến hoặc trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ
sau năm 1975 đế năm 2015.

A. Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

1. Xã Duy Hoà

2. Bộ đội huyện

3 .Lực lượng công an huyện

4. Huyện Duy Xuyên

5. Xã Xuyên Phú

6. Đội trinh sát

7. Xã Duy An

8. Huyện Duy Xuyên

9. Xã Duy Nghĩa

10. Xa Duy An

11. Xã Duy Châu

12. Xã Duy Phước

13 Lê Thạnh (TTNP) - AHLLVT Chống Mỹ 05/12/2007

14. Nguyễn Văn Tá (Duy Phú) - AHLLVT 05/12/2007

15. Hồ Huyến (Duy Tân) - AHLLVT Chống Mỹ 05/12/2007

16. Lê Cây (Duy Nghĩa) - AHLLVT Chống Mỹ 23/02/2010

17. Nguyễn Thị Chín (Duy Nghĩa) – AHLLVT Chống Mỹ


23/02/2010
18. Đào Tiến Mười (Duy Hòa) - AHLLVT Chống Mỹ
23/02/2010
19. Nguyễn Quang Thời (Duy Hòa) – AHLLVT Chống Mỹ
23/02/2010
20. Nguyễn Xuân Hòa (TTNP) – AHLLVT Chống Mỹ
23/02/2010
21. Nguyễn Văn Dương (Duy Tân)- AHLLVT Chống Mỹ 26/7/2012
22. Trần Đình Tẩn (Duy Thu)- AHLLVT Chống Mỹ 26/7/2012

23. Văn Thị Xoa (TTNP) - AHLLVT Chống Mỹ 16/12/2014

B. Anh hùng Lao động

I. Tập thể

01 Hợp tác xã Duy Sơn 2 07/11/2000

02 Hợp tác xã Dệt may Duy Trinh 20/11/2000

03 Trường phổ thông trung học Sào Nam 16/4/2007


II. Cá nhân
01 Lưu Ban (Duy Sơn)29/8/1985
Nhắc đến Hợp tác xã Duy Sơn II (huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam), người dân đất Quảng
nghĩ ngay đến ông Lưu Ban, người chủ nhiệm đầu tiên, người nông dân chân đất với tầm nhìn và
quyết tâm tiên phong đi làm thuỷ điện, bắt dòng nước sinh tiền cho người dân, bắt dòng nước
phải đẻ ra ánh sáng.
Ông không chỉ cơm đùm, cơm nắm đi làm thuỷ điện mà đã cơm đùm cơm nắm ngay từ khi “năm
lần bảy lượt” ra thủ đô thuyết trình dự án thuỷ điện với cơ quan chức năng. Nhiều người đã cho
rằng ông Lưu Ban viễn vông, mơ mộng nhưng cuối cùng ông vẫn thành công. Đầu năm 1984,
tuốc bin có công suất 400kW/giờ được ấn nút, khởi quay, dòng điện cháy bỏng trong ước mơ
nghìn đời của người dân nơi đây đã trở thành hiện thực. Duy Sơn II trở thành điểm sáng về làm
thuỷ điện của cả nước. Để quản lý điều hành tốt nhà máy thuỷ điện của hợp tác xã, ông cử cán bộ
đi học kỹ sư chuyên ngành để về phục vụ. Nhà máy thuỷ điện của ông Lưu Ban không chỉ đứng
vững mà tiếp tục nâng cao công suất lên 800kW, rồi 1.200kW. Song song với làm thuỷ điện,
Lưu Ban còn chứng tỏ tầm nhìn xa rộng của mình bằng chủ trương trồng rừng để gìn giữ môi
trường sinh thái, nguồn nước. Khu vực làm thuỷ điện nơi đây luôn là một vùng núi đồi xanh tốt.
Ngày 29-8-1985, Chủ tịch nước Trường Chinh đã ký quyết định phong tặng chủ nhiệm Hợp tác
xã Duy Sơn II danh hiệu Anh hùng lao động. Những năm về hưu, hàng tháng ông đi bộ hơn 2km
từ nhà đến Hợp tác xã Duy Sơn II lãnh lương hưu. Gặp những cán bộ hợp tác xã, những kỹ sư,
cán bộ quản lý hợp tác xã, nhà máy thuỷ điện... giỏi giang có tiếng ở Quảng Nam mà ông từng
đào tạo, ông lại ngồi nói chuyện không chán về những kỳ vọng, những ấp ủ của đời mình.
Các lớp cán bộ kế cận hôm nay cứ vậy mà tiếp bước truyền thống ông để lại. Kỹ sư Phạm Văn
Du, chủ nhiệm Hợp tác xã Duy Sơn II, tâm sự: “NhiỀu khi cũng khó khăn lắm, có nhiều cơ hội
khác, nhưng từng nhận tiền hợp tác xã do “bố” Lưu Ban cử đi học, trở lại quê nhà ai nỡ phụ
công”. Nguồn điện Duy Sơn II không chỉ đáp ứng nhu cầu cho các ngành nghề trên địa bàn xã
miền núi Duy Sơn mà còn vươn ra đến Hợp tác xã dệt may Duy Trinh, hoà vào điện lưới quốc
gia, mỗi năm thu về trên 2 tỷ đồng. Hợp tác xã Duy Sơn II đã duy trì và mở mang nghề dệt may
truyền thống trên quê hương dâu tằm, vươn đến thị trường các nước Đông Âu, giải quyết việc
làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Hiện tại, hợp tác xã đang chuyển hướng thu hút đầu tư
mạnh vào khu du lịch sinh thái thuỷ điện Duy Sơn II, biến nơi đây trở thành một điểm đến hấp
dẫn du khách xa gần trong hành trình tìm đến hai di sản văn hoá thế giới Hội An và Mỹ Sơn.

Câu 5. Hãy trình bày những thành tựu nổi bật của quê hương Duy Xuyên qua 35 năm xây
dựng công cuộc đổi mới kể từ năm 1986 đến nay. Cảm nghĩ của anh chị về sự đổi thay
phát triển của quê hương.
Những thành tựu nổi bật của quê hương Duy Xuyên qua 35 năm xây dựng công cuộc
đổi mới kể từ năm 1986 đến nay:
- Những năm đầu thực hiện việc đổi mới từ 1986 - 1996, với việc xóa bỏ cơ chế cũ,
lề lối làm ăn cũ tồn tại bao năm vô cùng khó khăn, bởi cũng đúng thời điểm mà đời sống
nhân dân chịu nhiều ảnh hưởng bởi biến động tài chính, nhất là tình trạng lạm phát, khủng
hoảng về hàng tiêu dùng,…Tuy vậy, với tinh thần đoàn kết dưới sự chỉ đạo của đảng bộ
huyện, toàn đảng toàn quân và toàn dân huyện nhà đã thống nhất và quyết tâm vượt khó,
Đảng bộ và nhân dân toàn huyện đã từng bước khắc phục khó khăn về kinh tế - xã hội.
- Năm 1997, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng chia cắt, huyện Duy Xuyên trực thuộc tỉnh
Quảng Nam , Một số đồng chí cán bộ chủ chốt được điều động về tỉnh. Xong không ngại khó
khăn, Đảng bộ huyện nhà đã tiếp tục lãnh đạo quân dân toàn huyện, tiếp tục tháo gỡ những
khó khăn, trở ngại trong quá trình xây dựng và phát triển. Vào những năm đầu của thế kỷ 21,
với quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa của Đảng. Đảng bộ và quân dân toàn huyện nhà đã nêu cao quyết tâm xây dựng và phát
triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội, phấn đấu xây dựng huyện cơ bản trở thành huyện công nghiệp
- Từ năm 2015 đến nay:
+ Kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng và đạt tăng trưởng khá cao, kết cấu hạ tầng
phát triển khá đồng bộ, hiệu quả, thu ngân sách tăng nhanh, chương trình nông thôn mới được
triển khai quyết liệt. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,56%/năm, vượt chỉ tiêu
1,56%, dịch vụ tăng 18,63%/năm vượt chỉ tiêu 1,63%. Cạnh đó, huyện Duy Xuyên tiếp tục
nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, tích cực thực hiện quy hoạch sản xuất, hình thành
các vùng chuyên canh, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông nghiệp. Kinh tế phát triển nên tỷ
lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện từ 5,17% năm 2015 nay giảm xuống còn 0,75% vào cuối năm
2019, thu nhập bình quân đầu người đến nay đạt gần 50 triệu đồng/người/năm.
+ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới: Đáng ghi nhận, đến nay
cả 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) của Duy Xuyên tiếp tục duy trì và nâng cao chất
lượng bộ 19 tiêu chí; trong đó, các xã Duy Hòa, Duy Trinh, Duy Phước đạt chuẩn xã NTM
nâng cao. Thị trấn Nam Phước đang triển khai chương trình phát triển đô thị loại IV; hai xã
Duy Hải - Duy Nghĩa, Kiểm Lâm (Duy Hòa) triển khai xây dựng để được công nhận đô thị
loại V.
+ Đặc biệt, trong giai những năm gần đây, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhưng
các cấp, các ngành của huyện Duy Xuyên đã thực hiện tốt “mục tiêu kép” vừa phòng chống
dịch Covid-19 hiệu quả, vừa đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội. Nhiều doanh
nghiệp trên địa bàn huyện không chỉ thay đổi mục tiêu, phương án sản xuất - kinh doanh mà
còn sắp xếp lại hoạt động, tăng cường đầu tư máy móc hiện đại để cạnh tranh thị trường, giữ
vững thương hiệu. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch thực hiện tốt, từng bước hoàn
thiện kết cấu hạ tầng các cụm công nghiệp, phát triển nhiều ngành nghề thủ công - mỹ nghệ
truyền thống.
Sinh ra và lớn lên tại huyện Duy Xuyên, tôi cảm nhận rõ sự chuyển biến tích cực của tỉnh,
nhất là cơ sở hạ tầng. Con đường đất nhỏ hẹp nay đã được cứng hóa và mở rộng để thuận tiện
cho việc đi lại và phát triển sản xuất. Kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn được đầu tư
đồng bộ giữa thành thị và nông thôn, dân sinh, kinh doanh, buôn bán thông suốt. Mô hình
phát triển kinh tế hiệu quả tạo điều kiện cho nhân dân tăng gia sản xuất, thu nhập ổn định đời
sống, vườn tược ngăn nắp ... Mấy năm trước đây, người dân thôn tôivẫn phải sống trong
những ngôi nhà vách đất, mái tranh, có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Mỗi khi trời mưa to, họ trốn
vào trung tâm văn hóa thôn, tôi chỉ mong mình có một ngôi nhà an toàn. Giờ đây, ước mơ đó
đã trở thành hiện thực. Không chỉ những ngôi nhà gạch, những con đường sỏi đá cũ gập
ghềnh cũng được đổ bê tông. Điện, đường, trường, trạm đủ cả. Mọi người có thể tự tin kinh
doanh và sống một cuộc sống giàu có hơn. Đối với học sinh chúng tôi, khi tiếp xúc với các
sinh viên ngoại tỉnh, chúng tôi luôn tự hào vì được học tập trong một môi trường giáo dục
toàn diện, chất lượng tốt. Trường không chỉ đầu tư mạnh về cơ sở vật chất mà còn có đội ngũ
giáo viên chất lượng cao, ngoài kiến thức phổ thông, trường và Hội đồng đội huyện còn tổ
chức nhiều hoạt động cho học sinh nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích.Bên cạnh đó, các
đồng chí lãnh đạo tỉnh, sở, ban, ngành cũng rất coi trọng, thường xuyên động viên khen
thưởng, giúp chúng tôi có thêm động lực để học tập và làm việc chăm chỉ hơn trong tương lai.
Để có được những điều như vậy cũng phải nhờ có công tác đào tạo nâng cao trình độ cho đội
ngũ cán bộ cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn trong những năm qua luôn được tỉnh quan
tâm. Nhờ vậy, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hiện nay đa số có trình độ năng lực cao,
có phẩm chất đạo đức tốt. Họ luôn năng động, sáng tạo, có nhiều sáng kiến tham mưu cho
tỉnh để đề ra những chủ trương, chính sách thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Tuy đã có nhiều sự thay đổi lớn lao nhưng cái tình yêu quê hương đất nước, sự chân thành,
chất phác và bình dị của những con người nơi đây vẫn còn đấy. Tôi vẫn thấy như mọi khi,
vẫn là cái giọng nói từ cánh đồng, vẫn là con người ấy. Có thể trở nên năng động và nhanh
nhẹn hơn là điều dễ hiểu bởi trong nhịp sống hối hả, họ cũng cần thích nghi để hòa nhập và
đưa đất nước tiến lên.Bên cạnh đó còn không thể thiếu đi sự đoàn kết của người dân trên toàn
huyện mình, cùng chung tay, giúp đỡ lẫn nhau vượt qua biết bao nhiêu khó khăn trong cuộc
sống. Trong đại dịch Covid hiện nay, lòng yêu thương con người, tinh thần “Lá lành đùm lá
rách” được thể hiện qua từng hành động nhỏ, tuy không lớn lao nhưng đem lại nhiều sự ấm
áp, lan tỏa tình yêu thương ra khắp muôn nơi. Các anh chị cán bộ Đảng, hội Chữ Thập Đỏ đã
luôn túc trực, sẵn sàng giúp đỡ những y bác sĩ chăm sóc, mang đồ ăn thức ăn cho những
người đang bị cách ly tập trung hay ở nhà. Từ đó, đã huy động được sức mạnh hưởng ứng,
chung tay của mỗi người dân, mỗi cá nhân trong phòng, chống dịch. Trong khó khăn, thử
thách, những phẩm chất tốt đẹp của người Việt càng tỏa sáng hơn bao giờ hết. Và những
phẩm chất ấy sẽ càng củng cố quyết tâm của chúng ta chiến đấu chiến thắng đại dịch.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các bộ Đảng đã luôn cố gắng, xây dựng và đưa huyện Duy
Xuyên mình ngày càng phát triển, giúp đỡ người dân có cái ăn cái mặc, có được cuộc sống ấm
no. Hạnh phúc là được sẻ chia những niềm vui và nỗi buồn, được quan tâm, được yêu thương,
được chăm sóc những người thân yêu. Được sống chan hòa, nhân ái trong cộng đồng.

You might also like