Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Hệ đào tạo: Đại học

TRƯỜNG ĐH DUY TÂN


Môn: Nền tảng hệ thống máy tính
KHO CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Đề thi số: 01
Thời gian làm bài: 90’

A. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM (15 câu x 0.2 = 3 điểm)

Câu 1. Vi xử lý Intel 8085 là vi xử lý bao nhiêu bit


A. 4bit
B. 8bit
C. 16bit
D. 32bit

Câu 2. Vi xử lý intel 8086 có đặc điểm gì để tương thích với chương trình đã viết cho vi xử lý
8085
A. Sử dụng thanh ghi 16bit tương thích với thanh ghi 8bit
B. Sử dụng nguyên lý chia nhỏ bộ nhớ thành các đoạn 64Kbyte
C. Sử dụng giải pháp địa hóa thanh ghi đoạn và thanh ghi chỉ số
D. Cả ba phương pháp trên

Câu 3. BUS chia sẽ trong vi xử lý 8086 yêu cầu các thành phần ghép vào phải có đặc điểm
A. Là bộ nhớ chỉ đọc
B. Là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên
C. Là mạch giao tiếp ba trạng thái
D. Cả ba trường hợp trên

Câu 4. Đặc điểm của hàng đợi dạng vào trước ra trước – FIFO là
A. Dữ liệu ở đầu vào sẽ được chuyển hướng ra tức thời
B. Dữ liệu vào được chuyển ra sau khi có dữ liệu mới chuyển vào
C. Dữ liệu vào trước sẽ được chuyển ra sau cùng
D. Dữ liệu vào trước tiên sẽ được chuyển ra đầu tiên

Câu 5. Khi sử dụng ngắt 21h của DOS, hàm nào sau đây có chức năng xuất ký tự ra màn hình
A. Hàm 01H
B. Hàm 02H
C. Hàm 09H
D. Hàm 4CH

Câu 6. Gửi sử 8086 có AX = 030Ch, BX = 000Ah, CX=0000h và DX = 0421h. Nếu thực hiện
lệnh DIV BL thì nội dung các thanh ghi sẽ là
A. AX = 0201h, BX = 000Ah, CX=0000h và DX = 0421h
B. AX = 0001h, BX = 000Ah, CX=0000h và DX = 0421h
C. AX = 0201h, BX = 000Ah, CX=0000h và DX = 0002h
D. AX = 0001h, BX = 000Ah, CX=0002h và DX = 0421h

Câu 7. Khi VXL 8086 thực hiện lệnh ADD AL,ABh, và giá trị AX = E203h thì nội dung của các
thanh ghi cờ sẽ là
A. NV UP EI PL NZ NA PO NC
B. NV UP EI PL NZ NA PO NC
C. NV UP EI PL NZ NA PE CY
D. NV UP EI PL NZ NA PO NC
Câu 8. Hàng đợi lệnh trong vi xử lý 8086 là
A. 3byte để chứa nội dung mã lệnh đang thực hiện
B. 4byte để chứa nội dung dữ liệu cho lệnh đang thực hiện
C. 6byte chức nội dung lệnh tiếp theo sẽ thực thi
D. 6byte chứa nội dung lệnh đang thực hiện.

Câu 9. Trong tập lệnh của VXL 8086, các lệnh nhảy tuyệt đối gồm
A. CALL, JMP, JZ
B. CALL, JMP, RET
C. CALL, JMP, JC
D. CALL, JNZ, JA

Câu 10. Trong các ổ đĩa định dạng MBR sẽ có tối đa ba nhiêu phân vùng
A. Hai phân vùng đồng đều
B. Hai phân vùng tùy chọn
C. Bốn phân vùng tùy chọn
D. Tám phân vùng tùy chọn

Câu 11. Hệ điều hành là


A. Một chương trình rất lớn
B. Cung cấp giao diện người dùng và hệ thống
C. Quản lý và bảo vệ hệ thống phần cứng
D. Tất cả nội dung trên

Câu 12. Khái niệm process trong hệ điều hành là


A. Là một phần của chương trình đang thực thi trên CPU
B. Là một chương trình đang được thực thi
C. Là quá trình chuyển đổi dòng lệnh thành mã khả thi
D. Là quá trình trao đổi thông tin giữa CPU và thiết bị I/O

Câu 13. Khái niệm thread trong hệ điều hành


A. Là một phần của chương trình đang thực thi trên CPU
B. Là một chương trình đang được thực thi
C. Là quá trình chuyển đổi dòng lệnh thành mã khả thi
D. Là quá trình trao đổi thông tin giữa CPU và thiết bị I/O

Câu 14. Deadlock là hiện tượng


A. Các process vừa giữ tài nguyên và yêu cầu tài nguyên khác
B. Các process tác động thay đổi nội dung dùng chung
C. Các process không được cấp tài nguyên vì có process ưu tiên liên tục chiếm giữ
D. Cả ba trường hợp trên

Câu 15. Để loại bỏ deadlock trong hoạt động của hệ thống chúng ta cần
A. Bổ sung thêm bộ đệm ở các tài nguyên tốc độ chậm
B. Phân cấp ưu tiên cho các proccess để thu hồi tài nguyên
C. Đánh số và cấp phát không trùng lặp tài nguyên
D. Không thể loại bỏ hoàn toàn

Câu 16: Thuật toán banker kiểm soát hoạt động cấp phát tài nguyên của hệ thống dựa trên
nguyên lý
A. Chỉ cần hệ thống còn đủ tài nguyên cho yêu cầu của process
B. Bảo đảm hệ thống an toàn khi tất cả process có khả năng kết thúc khi đã cấp tài
nguyên theo yêu cầu phát sinh
C. Bảo đảm hệ thống an toàn khi tài nguyên đủ cấp cho bất kỳ process nào trong
hàng đợi
D. Bảo đảm hệ thống an toàn khi tài nguyên cấp theo thứ tự được tính toán.

Câu 17: Đoạn găng – Critical Sesion là


A. Là thread dùng chung của process
B. Là đoạn mã dùng chung giữa các process
C. Là đoạn mã của process tác động đến tài nguyên dùng chung
D. Là bộ nhớ dùng chung của các process

Câu 18: Giải pháp peterson trong đồng bộ quá trình sử dụng nguyên lý gì để đồng bộ process
vào critical section
A. Biến dùng chung để đánh dấu có process đã vào đoạn găng
B. Biến tại process để yêu cầu vào đoạn găng
C. Sử dụng kết hợp biến dùng chung và biến riêng
D. Sử dụng nguyên lý hàng đợi kết hợp với khả năng wake-up khi process ra khỏi
critial section

Câu 19: Giải pháp semaphore trong đồng bộ tiến trình sử dụng nguyên lý nào sau đây
A. Biến dùng chung và biến dùng riêng
B. Hàng đợi vào critical-section và wake-up khi process ra khỏi critical-section
C. Biến dùng chung để báo hiệu có process vào critical section
D. Cả ba trường hợp trên

Câu 20: Trong mô hình process nhiều hơn ba trạng thái, process sẽ chuyển khỏi trạng thái
“running state” khi
A. Kết thúc toàn bộ process
B. Hết time-slice/Timeout/Interrupt
C. Đợi đáp ứng từ thiết bị I/O
D. Cả ba trường hợp trên

Câu 21: Hiện tượng starvation trong hệ điều hành xảy ra khi
A. Các process giữ tài nguyên và không chia sẽ
B. Các process liên tục yêu cầu tài nguyên lẫn nhau và không thể hoàn tất
C. Các process có mức ưu tiên thấp chờ tài nguyên quá lâu mà không được đáp ứng
D. Các process cùng tác động vùng nhớ chung

Câu 22: Race-condition là hiện tượng xảy ra trong các hệ điều hành khi
A. Các process giữa tài nguyên và không chia sẽ
B. Các process liên tục yêu cầu tài nguyên lẫn nhau và không thể hoàn tất
C. Các process có mức ưu tiên thấp chờ tài nguyên quá lâu mà không được đáp ứng
D. Các process cùng tác động vùng nhớ chung
Câu 23: Swap là hoạt động của hệ điều hành khi
A. Process đang thực thi hoàn tất và trả lại tài nguyên cho hệ thống
B. Process đang thực thi và bị hoán chuyển vào hàng đợi cho một process khác vào CPU
C. Process đang thực thi và phải chờ đáp ứng từ thiết bị I/O
D. Process đang chờ thực thi ở hàng đợi sẵn sàng.

Câu 24: Bộ nhớ cấp phát cho process gồm các nội dung sau
A. statck, heap, data, text
B. argc, statck, heap, data, text
C. argv, statck, heap, data, text
D. argc, argv, statck, heap, data, text

Câu 25: PCB của mỗi process là


A. khối nhớ được cấp phát cho process
B. khối nhớ được cấp để lưu thông tin dữ liệu của process
C. khối dữ liệu của process để hệ điều hành quản lý và điều khiển hoạt động process
D. khối nhớ nội dung process bên trong hệ điều hành

Câu 26: Dựa trên nguyên lý hoạt động, hệ điều hành được phân thành
A. 3 loại: Batch OS, Time sharing OS, Real-time OS
B. 4 loại: Batch OS, Time sharing OS, Real-time OS, distributed OS
C. 5 loại: Batch OS, Time sharing OS, Real-time OS, distributed OS, multiprocessor OS
D. 6 loại: Batch OS, Time sharing OS, Real-time OS, distributed OS, multiprocessor OS,
monolithic OS

Câu 27: Trong các giải thuật lập lịch vi xử lý; giải thuật nào không sử dụng cơ chế process ưu
tiên:
A. Đến trước phục vụ trước - FCFS
B. Còn lại ngắn nhất phục vụ trước
C. Ngắn nhất trước – SJF
D. Đa hàng đợi

Câu 28: Trong hoạt động chuyển process ra khỏi hoạt động của CPU thì nhóm trường nào sau
đây là chuyển tự nguyện
A. Process hoàn thành
B. Process hoàn thành hoặc chờ thiết bị I/O
C. Hệ thống đáp ứng ngắt sự kiện
D. Hệ thống swap

Câu 29: Trong tổ chức bộ nhớ của hệ thống máy tính, cách sắp xếp bộ nhớ theo chiều tăng của
tốc độ truy xuất là
A. Bộ nhớ ngoài, ổ đĩa lắp cứng, RAM, thanh ghi, cache
B. Thanh ghi, cache, RAM, ổ cứng lắp trong, bộ nhớ ngoài
C. Bộ nhớ ngoài, đĩa cứng lắp trong, RAM, cache, thanh ghi
D. Ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, RAM, cache, thanh ghi

Câu 30: Bộ nhớ chỉ đọc – ROM được sử dụng trong hệ thống máy tính để
A. Chứa các dữ liệu cấu hình của hệ thống
B. Chức dữ liệu khởi động – bootstrap loader
C. Chứa dữ liệu người dùng
D. Cả A va B

B. CÂU TỰ LUẬN (7điểm)

Câu 31. Trình bày nguyên lý của giải pháp Perterson trong hoạt động điều độ process qua các
critical-section
Trả lời: Giải pháp Peterson đáp ứng cả ba điều kiện: Mutual Exclusion, Progress, Bounded
waiting
• Nhược điểm:
• Giải pháp này có hoạt động đợi
• Giới hạn hai process
• Không phù hợp với các kiến trúc mới
• Hạn chế:
• Các process cần chờ để vào critical-section
Câu 32: Cho đoạn mã assembly sau
mov dl,'>'
mov ah,02h
int 21h
mov dl,' '
int 21h
mov ah,01h
int 21h
Trình bày chức năng chính của đoạn mã và ý nghĩa các câu lệnh
Câu 33: Hãy cho biết trong các đồ hình phân phối tài nguyên sau những đồ hình nào bị
deadlock? Vì sao?

Câu 34: Giả thiết ‘var1’ là biến kiểu BYTE và đã được khai báo ở địa chỉ offset của vùng dữ liệu
là 000ah. Hãy cho biết ý nghĩa của đoạn mã nguồn assembly sau:
mov cx,0000h
mov ax,var1
loop: mov bl,0ah
div bl
cmp al,00h
je exit1
push ax
inc cl
mov ah,00h
jmp loop
exit1 ret
Cho biết ý nghĩa của giá trị CX sau khi kết thúc đoạn mã nguồn trên.
Câu 35: Cho một hệ thống ở thời điểm 𝑡 = 𝑡0 hệ thống ở trạng thái gồm 5 process và 4 loại tài
nguyên như sau

Process Allocation Maximunn demand

A B C D A B C D
P1 1 2 0 2 4 3 1 6

P2 0 1 1 2 2 4 2 4

P3 1 2 4 0 3 6 5 1

P4 1 2 0 1 2 6 2 3

P5 1 0 0 1 3 1 1 2

Hãy cho biết hệ thống có an toàn không khi available = {2,2,2,3}? Nếu an toàn thì chuỗi
an toàn sẽ là?

Câu 36: Hãy cho biết hệ thống có an toàn không khi available = {1,5,2,2}? Và có thể cấp được
khi 𝑃0 yêu cầu {1,0,1,1}
Câu 37: Một bộ cache chứa 128line, bộ nhớm chính chứ 16K block.

Chỉ rõ cấu trúc trường địa chỉ khi CPU phát ra.

Giảng viên ra đề
(ký và ghi rõ họ tên)

TS Lê Văn Thanh Vũ

You might also like