Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

BÀI TẬP KIỂM TRA SƠ BỘ 8

Lớp TCNH/KINH TẾ
Ngày 6/1/2023
Thời gian 48 giờ đồng hồ (hạn nộp 11h tối chủ nhật, ngày 8 tháng 1)
*Chú ý: Các em nộp File theo dạng [thứ tự - họ và tên - mã số sv]

1. Lợi ích được định nghĩa là:


a. Giá trị của hàng hóa
b. Sự hài lòng tăng thêm khi tiêu dùng thêm một đơn vị hàng hóa
c. Sự hài lòng hoặc thỏa mãn từ việc tiêu dùng hàng hóa
d. Bằng giá của hàng hóa

2. Tổng lợi ích luôn luôn:


a. Nhỏ hơn lợi ích cận biên
b. Giảm khi lợi ích cận biên giảm
c. Giảm khi lợi ích cận biên tăng
d. Tăng khi lợi ích cận biên dương

3. Tổng lợi ích bằng


a. Tổng lợi ích cận biên của các đơn vị hàng hóa được tiêu dùng
b. Phần diện tích dưới đường cầu và trên giá thị trường
c. Độ dốc của đường chi phí cận biên
d. Lợi ích cận biên của đơn vị tiêu dùng cuối cùng

4. Khi lợi ích cận biên dương thì tổng lợi ích
a. Tăng lên

1
b. Giảm xuống
c. Không đổi
d. Không điều nào ở trên

5. Theo quy luật lợi ích cận biên giảm dần, khi tiêu dùng thêm nhiều đơn vị của cùng một loại
hàng hóa, tổng lợi ích:
a. Giảm và cuối cùng là tăng lên
b. Giảm với tốc độ nhanh dần
c. Giảm với tốc độ chậm dần
d. Tăng với tốc độ chậm dần

6. Lợi ích tăng thêm từ tiêu dùng đơn vị hàng hóa cuối cùng gọi là:
a. Tổng lợi ích
b. Lợi ích cận biên
c. Lợi ích trung bình
d. Một đơn vị lợi ích

7. Theo lý thuyết về lợi ích, người tiêu dùng sẽ:


a. Tối đa hóa lợi ích và tối thiểu hóa lợi ích cận biên
b. Tối đa hóa lợi ích bằng việc cân bằng lợi ích cận biên trên một đồng của tất cả các hàng hóa
chi mua
c. Tiết kiệm một phần thu nhập của họ để chi tiêu trong tương lai
d. Tối đa hóa lợi ích bằng việc tiêu dùng số lượng hàng hóa xa xỉ nhiều nhất mà anh ta có thể
mua được

8. Có một thực tế rằng cốc nước cam thứ ba không mang lại sự thỏa mãn nhiều như cốc nước
cam thứ hai, đây là một ví dụ về:
a. Thặng dư tiêu dùng
b. Tổng lợi ích giảm dần
c. Lợi ích cận biên giảm dần

2
d. Nghịch lý về giá trị

9. Sự lựa chọn của người tiêu dùng dựa vào:


a. Giá của hàng hóa hoặc dịch vụ
b. Thu nhập
c. Sở thích
d. Tất cả các yếu tố trên

10. Thuật ngữ thặng dư tiêu dùng biểu hiện:


a. Sự chênh lệch giữa lợi ích thu được từ việc tiêu dùng hàng hóa với chi phí để mua hàng hóa đó
b. Tổng lợi ích thu được từ việc tiêu dùng hàng hóa
c. Lợi ích cận biên giảm dần khi tăng số lượng tiêu dùng
d. Diện tích nằm sâu dưới đường cầu

11. Cung của một hàng hóa tăng lên, các yếu tố khác không đổi thì
a. Thặng dư tiêu dùng tăng lên
b. Thặng dư tiêu dùng giảm xuống
c. Thặng dư tiêu dùng không đổi
d. Có ảnh hưởng đến thặng dư tiêu dùng nhưng không xác định được

12. Các yếu tố khác không đổi, khi thu nhập tăng lên, thặng dư tiêu dùng của hàng hóa thông
thường thay đổi như thế nào?
a. Phụ thuộc vào hàng hóa khác là thông thường hay thứ cấp
b. Sẽ giảm
c. Vẫn giữ nguyên
d. Sẽ tăng

13. Đường ngân sách biểu diễn:


a. Số lượng của mỗi hàng hóa một người tiêu dùng có thể mua
3
b. Các tập hợp hàng hóa khi người tiêu dùng chi hết ngân sách của mình
c. Mức tiêu dùng mong muốn đối với một người tiêu dùng
d. Các tập hợp hàng hóa được lựa chọn của một người tiêu dùng

14. Đường bàng quan là:


a. Đường giới hạn khả năng tiêu dùng
b. Tập hợp các giỏ hàng hóa mang lại cùng một mức thỏa mãn cho người tiêu dùng
c. Sự sắp xếp các giỏ hàng hóa được ưa thích
d. Tất cả đều đúng

15. Bản đồ đường bàng quan là:


a. Một đường bàng quan nào đó
b. Một tập hợp các đường bàng quan
c. Các kết hợp hàng hóa được ưa thích
d. Các tập hợp hàng hóa biểu diễn mức lợi ích giống nhau

16. Độ dốc của đường bàng quan được gọi là:


a. Tỷ lệ thay thế cận biên
b. Tỷ lệ chuyển đổi cận biên
c. Xu hướng cận biên trong tiêu dùng
d. Xu hướng cận biên trong sản xuất

17. Điều nào dưới đây không đúng


a. Các đường bàng quan có độ dốc âm
b. Các đường bàng quan không cắt nhau
c. Các đường bàng quan khác nhau biểu diễn lượng lợi ích giống nhau
d. Độ dốc của đường bàng quan minh họa tỷ lệ thay thế cận biên

4
18. Hình dáng của đường bàng quan phụ thuộc vào
a. Giá của hai hàng hóa
b. Thu nhập của người tiêu dùng
c. Sự thay thế giữa hai hàng hóa
d. Tất cả điều trên

19. Đối với hai hàng hóa thay thế hoàn hảo
a. Đường bàng quan là đường cong
b. Đường bàng quan là đường thẳng có độ dốc không đổi
c. Đường bàng quan có dạng chữ L
d. Đường bàng quan là đường thẳng đứng

20. Ảnh hưởng thay thế được định nghĩa là:


a. Sự thay đổi của lượng tiêu dùng khi giá thay đổi
b. Sự thay đổi của lượng tiêu dùng khi giá thay đổi và thu nhập giữ nguyên
c. Sự thay đổi của lượng hàng hóa tiêu dùng khi giá thay đổi nhưng lợi ích không thay đổi
d. Lượng tiêu dùng thay đổi khi thu nhập thay đổi

21. Một sự thay đổi của giá sẽ gây ra:


a. Ảnh hưởng thay thế và ảnh hưởng
b. Ảnh hưởng làm tăng tổng lợi ích
c. Ảnh hưởng làm giảm lượng hàng hóa tiêu dùng
d. Ảnh hưởng làm tăng lợi ích cận biên

22. Ảnh hưởng thu nhập


a. Luôn lấn át ảnh hưởng thay thế
b. Luôn lấn át ảnh hưởng giá
c. Cộng với ảnh hưởng giá thành ảnh hưởng thay thế

5
d. Cộng với ảnh hưởng thay thế thành ảnh hưởng giá

23. Khi giá hàng hóa tăng lên, ảnh hưởng thay thế:
a. Luôn làm tăng lượng hàng hóa được tiêu dùng
b. Chỉ làm giảm số lượng hàng hóa bình thường
c. Chỉ làm tăng số lượng hàng hóa cấp thấp
d. Không câu nào đúng

24. Nếu giá của một hàng hóa giảm, ảnh hưởng thay thế được minh họa bởi:
a. Vận động tới một đường bàng quan cao hơn
b. Vận động tới một đường bàng quan thấp hơn
c. Vận động tới phần thoải hơn của đường bàng quan ban đầu
d. Vận động tới phần dốc hơn của đường bàng quan đầu

25. Khi Ngô được coi là hàng hóa cấp thấp, điều nào là đúng:
a. Ảnh hưởng thay thế là dương; giá tăng thì tiêu dùng tăng
b. Ảnh hưởng thu nhập ngược chiều với ảnh hưởng thay thế
c. Không có ảnh hưởng thu nhập, khi thu nhập tăng tiêu dùng không đổi
d. Tất cả đều sai

26. Giả sử giá khoai lang giảm dẫn đến lượng tiêu thu khoai lang cũng giảm, chúng ta sẽ kết
luận:
a. Ảnh hưởng thu nhập là âm và lấn át ảnh hưởng thay thế
b. Ảnh hưởng thu nhập là dương và lấn át ảnh hưởng thay thế
c. Ảnh hưởng thu nhập bằng không và ảnh hưởng thay thế là dương
d. Tất cả đều đúng

27. Mục tiêu của người tiêu dùng là:


a. Tối đa hóa chi tiêu
6
b. Tối thiểu hóa chi phí
c. Tối đa hóa lợi ích
d. Tất cả đều đúng

28. Giả sử MUx và MUy là lợi ích cận biên của hai hàng hóa X và Y; Px và Py là giá của hai
hàng hóa đó. Công thức nào sau đây minh họa ở điểm cân bằng?
a. MUx = MUy
b. MUx = MUy và Px = Py
c. MUx/MUy = Px/Py
d. MUx/MUy = Py/Px

29. Thu đang tối đa hóa tổng lợi ích khi tiêu dùng hàng hóa X và Y. Nếu giá của X tăng gấp đôi,
mọi yếu tố khác không đổi, để tối đa hóa lợi ích, số lượng hàng hóa X mà Thu tiêu dùng phải:
a. Tăng cho đến khi lợi ích cận biên của X tăng gấp đôi
b. Giảm một nửa so với mức tiêu dùng trước đây
c. Giảm cho đến khi lợi ích cận biên của X tăng gấp đôi
d. Giảm cho đến khi lợi ích cận biên của X giảm bằng một nửa so với trước

30. Tỷ số giá giữa 2 hàng hóa X và Y là 2:1. Nếu Nga đang tiêu dùng số lượng hàng hóa X và Y
ở mức MUx/MUy = 1:2
Vậy để tối đa hóa tổng ích lợi, Nga phải:
a. Tăng X và giảm Y
b. không thay đổi quyết định tiêu dùng hiện tại
c. tăng Y và giảm X
d. tăng giá của X

7
BÀI TẬP
Bảng dưới đây minh họa tổng lợi ích và lợi ích cận biên của Ánh khi tiêu dùng hàng hóa X. Sử
dụng bảng này để trả lời các câu hỏi 52 đến 54
Số lượng Tổng lợi ích Lợi ích cận biên
0 0 0
1 20 20
2 A 18
3 B 15
4 63 C

31. Tính giá trị A?


32. Tính giá trị B?
33. Tính giá trị C?

Sử dụng bản số liệu dưới đây để trả lời các câu hỏi
Số túi bỏng ngô Lợi ích cận biên Số lon Coca Lợi ích cận biên
1 100 1 60
2 80 2 50
3 60 3 30
4 50 4 20

34. Tổng lợi ích của tiêu dùng 4 túi bỏng ngô là bao nhiêu
35. Tổng lợi ích của việc ăn 3 túi bỏng ngô và uống 2 lon Coca là bao nhiêu

8
36. Xác định thặng dư tiêu dùng là nếu giá là Po
37. Xác định thặng dư tiêu dùng là nếu giá là P1

38. Cho hàm cầu và hàm cung một hàng hóa như sau:
P = 100 – 2Q và P = 10 + Q
Xác định thặng dư tiêu dùng tại điểm cân bằng

39. Cho hàm cầu và hàm cung một hàng hóa như sau:
P = 100 – 2Q và P = 10 + Q
Nếu chính phủ ấn định giá 50, hãy xác định thặng dư tiêu dùng

Một người tiêu dùng có thu nhập I = 1,5 triệu đồng/tháng để mua 2 hàng hóa X và Y. Giá
của hàng hóa X là 15.000 đồng/kg và hàng hóa Y là 5000 đồng/kg. Hàm tổng ích lợi được
cho bởi TU = 2XY
40. Xác định số lượng hàng hóa X và Y được người tiêu dùng lựa chọn để tối đa hóa lợi ích
41. Xác định tổng ích lợi lớn nhất mà người này thu đượcc với thu nhập và giá của hàng hóa như
trên
42. Xác định số lượng hàng hóa X và Y được lựa chọn nếu thu nhập của người tiêu dùng này
tăng lên I = 3 triệu đồng/tháng

9
43. Xác định số lượng hàng hóa X và Y được lựa chọn nếu thu nhập của người tiêu dùng vẫn là I
= 1,5 triệu đồng/tháng nhưng giá của hàng hóa X giảm còn 10 nghìn đồng/kg.

10

You might also like