Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II HÓA 9

I. TRẮC NGHIỆM (7 ĐIỂM)


Ôn tập lại các câu trong đề cương ôn tập giữa kì II
Câu 1. Người ta có thể sử dụng nhôm để làm dây dẫn điện, đó là do nhôm có tính:
A. dẻo. B. dẫn điện.
C. dẫn nhiệt. D. ánh kim.
Câu 2. Dãy kim loại tác dụng được với Cu(NO3)2 thu được sản phầm là kim loại Cu là:
A. Mg; Al; Zn; Fe. B. Hg; Mg; Al; Zn.
C. K; Al; Zn; Cu. D. Mg; Al; Cu; Ag.
Câu 3. Trong phòng thí nghiệm có thể thu khí CH4 bằng cách:
A. Đẩy không khí (ngửa bình)
B. Đẩy axit
C. Đẩy nước (úp bình)
D. Đẩy bazo
Câu 4. Kim loại nhôm có độ dẫn điện kém hơn kim loại:
A. Cu, Ag
B. Ag, O
C. Fe, Cu
D. Fe
Câu 5. Phương trình hóa học nào sau đây là đúng?
A. CH4 + Cl2 → CH2Cl2 + H2 (ánh sáng)
B. CH4 + Cl2 → CH2 + 2HCl (ánh sáng)
C. 2CH4 + Cl2 → 2CH3Cl + H2 (ánh sáng)
D. CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl (ánh sáng)
Câu 6. Khí etilen có lẫn khí cacbonic. Để thu được khí metan tinh khiết cần:
A. Dẫn hỗn hợp qua nước vôi trong dư.
B. Đốt cháy hỗn hợp rồi dẫn qua nước vôi trong.
C. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch H2SO4.
D. Dẫn hỗn hợp qua bình đựng dung dịch brom dư.
Câu 7. Thả một cây đinh sắt vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4. Xảy ra hiện tượng:
A. Không có dấu hiệu phản ứng.
B. Có chất rắn màu trắng bám ngoài cây đinh, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt
dần.
C. Có chất rắn màu đỏ bám ngoài cây đinh, màu xanh của dung dịch CuSO 4 nhạt
dần.
D. Có chất khí bay ra, dung dịch không đổi màu
Câu 8. Trái cây còn xanh chín nhanh hơn nhờ để chung với một loại trái cây đã chín
khác, khí sinh ra trong quá trình trên là:
A. H2 B. CH4 C. C2H4 D. C3H4
Câu 9. Khí CH4 và C2H4 có tính chất hóa học giống nhau là
A. tham gia phản ứng cộng với dung dịch brom.
B. tham gia phản ứng thế với brom khi chiếu sáng.
C. tham gia phản ứng trùng hợp.
D. tham gia phản ứng cháy với khí oxi sinh ra khí cacbonic và nước.
Câu 10. Tính chất vật lí cơ bản của metan là
A. chất lỏng, không màu, tan nhiều trong nước.
B. chất khí, màu vàng lục, tan nhiều trong nước.
C. chất khí, không màu, mùi xốc, nặng hơn không khí, ít tan trong nước.
D. chất khí, không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí, ít tan trong nước.
Câu 11. Cho các chất sau: H2O, HCl, Cl2, O2, CO2. Khí metan phản ứng được với
A. H2O, HCl. B. Cl2, O2.
C. HCl, Cl2. D. O2, CO2.
Câu 12. Trong phân tử etilen giữa hai nguyên tử cacbon có:
A. hai liên kết đôi.
B. một liên kết đôi.
C. một liên kết đơn.
D. một liên kết ba.
Câu 13. Trong phân tử metan giữa nguyên tử cacbon và hidro có:
A. nhiều liên kết đôi.
B. một liên kết đôi.
C. các liên kết đơn.
D. một liên kết ba.
Câu 14. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol etilen người ta thu được một lượng khí
CO2 (đktc) có thể tích là:
A. 5,6 lít. B. 11,2 lít.
  C. 22,4 lít. D. 8,96 lít.
Câu 15. Hoà tan 2,4g kim loại hoá trị II vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được
22,4 lít khí H2 (đktc). Kim loại đem hoà tan là: (sai đề *phải là 2,24 lít khí hidro)
A. Mg B. Zn
C. Pb D. Fe
Câu 16. Cấu tạo phân tử axetilen gồm
A. hai liên kết đơn và một liên kết ba.
B. hai liên kết đơn và một liên kết đôi.
C. một liên kết ba và một liên kết đôi.
D. hai liên kết đôi và một liên kết ba.
Câu 17. Axit H2SO4 loãng phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?
A. AlCl3, MgO, Cu, Ca(OH)2
B. KOH, MgO, Ag, Zn
C. Mg(OH)2, CaO, K2SO3, SO2
D. Zn, Al2O3, Fe(OH)3, BaCl2
Câu 18. Etilen có tính chất vật lý nào sau đây?
A. là chất khí không màu, không mùi, tan nhiều trong nước, nhẹ hơn không khí.
B. là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
C. là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
D. là chất khí không màu, mùi hắc, tan trong nước, nặng hơn không khí.
Câu 19. Những kim loại nào sau đây tác dụng được với dung dịch HCl?
A. Ag, Al B. Mg, Al
C. Cu, Ag D. Mg, Hg
Câu 20. Phản ứng hóa học đặc trưng của metan là:
A. phản ứng cộng. B. phản ứng thế.
C. phản ứng tách. D. phản ứng trùng hợp.
Câu 21. Phản ứng hóa học đặc trưng của etilen là:
A. phản ứng cộng. B. phản ứng thế.
C. phản ứng tách. D. phản ứng trùng hợp.
Câu 22. Cho bột sắt vào dung dịch axit HCl có dư thu được 3,36 lít khí hiđro (ở đktc).
Khối lượng sắt đã phản ứng là:
A. 1,8 g
B. 2,7 g
C. 8,4 g
D. 5,4 g
Câu 23. Khí metan có lẫn một lượng nhỏ khí etilen. Để thu được metan tinh khiết, ta
dẫn hỗn hợp khí qua
A. dung dịch brom.
B. dung dịch phenolphtalein.
C. dung dịch axit clohidric.
D. dung dịch nước vôi trong.
Câu 24. Đốt cháy hoàn toàn 2,7 g nhôm trong oxi. Khối lượng nhôm oxit tạo thành đã
tham gia phản ứng là:
A. 2,25 g
B. 5,1 g
C. 2,55 g
D. 2,7 g
Câu 25. Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố cacbon và hiđro trong
CH4 lần lượt là
A. 50% và 50%.
B. 75% và 25%.
C. 80% và 20%.
D. 40% và 60%.
Câu 26. Thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố cacbon và hiđro trong
C2H4 lần lượt là
A. 50% và 50%.
B. 75% và 25%.
C. 85,7% và 14,3%.
D. 40,1% và 59,9%.
Câu 27.  Tính chất vật lý của axetilen là
A. chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
B. chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
C. chất khí không màu, không mùi, tan tốt trong nước, nhẹ hơn không khí.
D. chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
Câu 28. Dẫn khí metan và khí clo vào ống nghiệm, đặt ngoài ánh sáng. Sau đó, đưa mảnh
giáy quỳ tím ẩm vào ống nghiệm. Hiện tượng quan sát được là:
A. Quỳ tím chuyển thành màu xanh
B. Quỳ tím bị mất màu
C. Quỳ tím chuyển thành màu đỏ
D. Quỳ tím không đổi màu
Câu 29. Tổng hệ số cân bằng trong phản ứng đốt cháy axetilen là: (các hệ số là những số
nguyên tối giản nhất)
A. 10
B. 11
C. 12
D. 13
Câu 30. Hệ số cân bằng trước O2 trong phản ứng đốt cháy etilen là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 31. Những phát biểu nào sau đây không đúng? 
1) Metan tác dụng với clo khi có ánh sáng. 
2) Metan là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí. 
3) Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên được dùng làm nhiên liệu trong đời sống và trong sản
xuất. 
4) Hỗn hợp giữa metan và clo là hỗn hợp nổ. 
5) Trong phân tử metan có bốn liên kết đơn C-H. 
6) Metan tác dụng với clo ở điều kiện thường.
A. 1, 3, 5.                B. 1, 2, 6.
C. 2, 4, 6.                D. 2, 4, 5
Câu 32. Tính chất hóa học chung của kim loại gồm:
A. Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit.
B. Tác dụng với phi kim, tác dụng với bazơ, tác dụng với muối.
C. Tác dụng với phi kim, tác dụng với axit, tác dụng với muối.
D. Tác dụng với oxit bazơ, tác dụng với axit.
Câu 33. Kim loại nhôm bị hòa tan bởi H2SO4 loãng, thu được muối sunfat và khí hiđro.
Phản ứng mô tả hiện tượng trên là
A. 2Al + H2SO4 → Al2(SO4)3 + H2
B. 2Al + H2SO4 → Al2SO4 + H2
C. Al + 3H2SO4 → Al(SO4)3 + H2
D. 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2
Câu 34. Ngâm một viên kẽm sạch trong dd CuSO4. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất
cho hiện tượng quan sát được?
A. Không có hiện tượng nào xảy ra.
B. Một phần viên kẽm bị hòa tan, có một lớp màu đỏ bám ngoài viên kẽm và màu xanh
lam của dung dịch nhạt dần.
C. Không có chất mới nào sinh ra, chỉ có một phần viên kẽm bị hòa tan.
D. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài viên kẽm, viên kẽm không bị hòa tan.
Câu 35. Thả một mảnh nhôm vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO 4. Xảy ra hiện
tượng:
A. Không có dấu hiệu phản ứng.
B. Có chất rắn màu trắng bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4 nhạt dần.
C. Có chất rắn màu đỏ bám ngoài lá nhôm, màu xanh của dung dịch CuSO4  nhạt dần.
D. Có chất khí bay ra, dung dịch không đổi mà
Câu 36. Axit H2SO4 loãng phản ứng với tất cả các chất trong dãy nào dưới đây?
A. FeCl3, MgO, Cu, Ca(OH)2
B. NaOH, CuO, Ag, Zn
C. Mg(OH)2, CaO, K2SO3, SO2
D. Al, Al2O3, Fe(OH)3, BaCl2
Câu 37. Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch HCl
A. Fe
B. Fe2O3
C. SO2
D. Mg(OH)2.
Câu 38. Axit sunfuric loãng tác dụng được với dãy chất nào sau đây?
A. Zn, CO2, NaOH
B. Zn, Cu, CaO
C. Zn, H2O, SO3
D. Zn, NaOH, Na2O
Câu 39. Cho các kim loại Fe, Cu, Ag, Al, Mg. Trong các kết luận sau đây, kết luận nào
sai ?
A. Kim loại tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng: Cu, Ag
B. Kim loại tác dụng với dung dịch CuSO4 : Fe, Al, Mg
C. Kim loại không tác dụng với H2SO4 đặc nguội: Al, Fe         
D. Kim loại không tan trong nước ở nhiệt độ thường: Tất cả các kim loại trên
Câu 40. Cho phản ứng: Zn + CuSO4 → muối X + kim loại Y. X là
A. ZnSO4
B. CuSO4
C. Cu
D. Zn
II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)
Ôn lại các bài tập đã sửa trên lớp
Bài 1. Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan (đktc). Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng và
thể tích khí cacbonic tạo thành. Biết thể tích các khí đo ở đktc.
Bài 2. Để đốt cháy 4,48 lít khí etilen cần phải dùng:
a) Bao nhiêu lít oxi?
b) Bao nhiêu lít không khí chứa 20% thể tích oxi? Biết thể tích các khí đo ở điều kiện
tiêu chuẩn.
Bài 3. Cho 0,56 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm C 2H4, C2H2 tác dụng hết với dung dịch brom
dư, lượng brom đã tham gia phản ứng là 5,6g
a) Hãy viết phương trình hóa học.
b) Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.
Bài 4. Hoàn thành chuỗi phản ứng

You might also like